Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Tôi nhớ mãi dù chỉ đọc một lần, câu chuyện về phần quan trọng nhất trên cơ thể con người: đó là bờ vai. Bởi khi người ta cảm thấy yếu đuối và bất lực nhất, người ta cần một bờ vai để dựa vào, để biết rằng mình luôn được yêu thương…
Nhưng có đôi khi tôi nhận ra, phần quan trọng nhất trên cơ thể con người không phải bờ vai vững chắc, cũng chẳng phải đôi bàn tay ấm áp…Bởi chỉ đơn giản rằng, bất cứ bộ phận nào cũng gắn liền với ta, chúng đều mang giá trị như nhau! Thiếu một nghĩa là mất đi sự hoàn chỉnh và cuộc sống cũng vì thế thiếu đi một tấm lòng rộng mở…
Thiếu đi đôi mắt, con người không thể nhìn được muôn màu của thế giới quanh ta, cuộc đời mất đi một ánh mắt có thể sẻ san tình thương, sự thương cảm, lòng bao dung…
Thiếu đi đôi tai, người ta không thể lắng nghe những giai điệu cuộc sống, không nghe thấy tiếng yêu thương của bao người đang lặng lẽ mang tới…
Thiếu đi giọng nói nghĩa là thiếu đi thứ quan trọng để có thể truyền đạt yêu thương…
Thiếu bờ vai là thiếu một cách để chia sẻ biết bao chuyện buồn vui thường ngày…
Thiếu đôi bàn tay là mất đi những cái siết chặt ấm nồng thương yêu…
Và quan trọng nhất, thiếu đi trái tim là ta đang mất đi tất cả, vì một lẽ đơn giản: Mọi điều đều khởi nguồn từ trái tim và đi tới trái tim – sợi dây kết nối yêu thương tuyệt vời nhất của con người…
Có ai đó đã nói rằng: Cuộc sống quá ngắn cho những điều nhỏ nhen, vụn vặt và những màn kịch giả dối. Vì vậy, hãy sống thật chậm, cười thật tươi, yêu thật chân thành và tha thứ thật nhanh… bạn nhé!
@ 𝗦𝘂𝘆 𝗻𝗴𝗮̂̃𝗺
+ Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ gió mây sẽ bay
Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy.
+ Sống là san sẻ yêu thương
Sống đừng làm chuyện bất lương hại người
Sống là vun đắp cho đời
Sống đừng ganh ghét nói lời thị phi.
+ Hãy dành cho nhau sự yêu thương dịu dàng,
Vì cuộc đời này quá ngắn để hờn trách nhau.
@ 𝗖𝗮̂̀𝘂 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝘓𝘢̣𝘺 𝘔𝘦̣ 𝘔𝘢𝘳𝘪𝘢!
𝘊𝘶𝘰̣̂𝘤 đ𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘨𝘢̆́𝘯 𝘯𝘨𝘶̉𝘪 𝘭𝘢̆́𝘮 𝘵𝘩𝘢𝘺
𝘊𝘢̂̀𝘯 𝘯𝘦̂𝘯 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘢̣̂𝘮 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘴𝘢𝘺 𝘵𝘪̀𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪
𝘛𝘳𝘢𝘰 𝘯𝘩𝘢𝘶 𝘺𝘦̂𝘶 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘵 𝘭𝘰̀𝘯𝘨
𝘕𝘨𝘰̣𝘵 𝘯𝘨𝘢̀𝘰 𝘭𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘰́𝘪 đ𝘢̣̂𝘮 𝘮𝘢̀𝘶 𝘣𝘢𝘰 𝘥𝘶𝘯𝘨.
𝘟𝘪𝘯 𝘔𝘦̣ 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 đ𝘪 𝘣𝘦̂𝘯 𝘤𝘰𝘯
Đ𝘦̂̉ 𝘤𝘰𝘯 𝘷𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘣𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘴𝘢̆́𝘤 𝘴𝘰𝘯 𝘺𝘦̂𝘶 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪
𝘠𝘦̂𝘶 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘊𝘩𝘶́𝘢 𝘥𝘢̣𝘺 𝘤𝘰𝘯
“𝘕𝘩𝘶̛ 𝘛𝘩𝘢̂̀𝘺 𝘺𝘦̂𝘶 𝘮𝘦̂́𝘯” 𝘤𝘢́𝘤 𝘤𝘰𝘯 𝘮𝘰̂̃𝘪 𝘯𝘨𝘢̀𝘺. 𝘈𝘮𝘦𝘯.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐂𝐡𝐮́𝐚 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐗𝐈 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐍𝐢𝐞̂𝐧- 𝐁
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐄𝐝 𝟏𝟕, 𝟐𝟐-𝟐𝟒; 𝐈𝐈 𝐂𝐫 𝟓, 𝟔-𝟏𝟎; 𝐌𝐜 𝟒, 𝟐𝟔-𝟑𝟒.Trong đời sống, nhiều vấn đề ta không thể nào ngờ và hiểu được hết. Mắt thấy tai nghe, nhưng không hẳn là như vậy, huống hồ những chuyện lớn lao vượt tầm hiểu biết. Chẳng hạn, có những chuyện xui xẻo xẩy ra, ta cứ ngỡ cùng đường rồi, không ngờ trôi qua êm xuôi, bấy giờ nhìn lại mới thấy có bàn tay Chúa nâng đỡ chở che. Mọi sự nằm trong kế hoạch và quyền năng của Ngài. Trong bài đọc 1, Ê-dê-ki-en cho thấy Thiên Chúa đầy quyền năng, Ngài có thể cho cây non trở thành cây hương bá cao to và ngược lại, cây cao lờn trở nên thấp bé. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su ví Nước Trời như hạt giống và hạt cải, ban đầu nhỏ nhoi nhưng rồi sẽ phát triển lớn lao không ngờ.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng dụ ngôn này : “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh hoa kết quả : trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa.” Rồi Người lại nói : “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.” Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Nước Thiên Chúa là một thực tại siêu hình. Nghĩa là Nước Thiên Chúa có thật, chứ không phải trừu tượng viễn vong, nhưng ta không thể thấy bằng mắt xác thịt được. Cũng như không thể hình dung nó như thế nào? Rông, dài bao nhiêu, mấy cây số vuông… nhưng ta có thể cảm nghiệm được, vì khi ta biết yêu thương, tha thứ đó là Nước Thiên Chúa. Vì Nước Thiên Chúa là thực tại ‘siêu hình’, nên Đức Giê-su dùng hình ảnh hạt giống và hạt cải mô tả Nước Trời.
2.1- 𝐻𝑎̣𝑡 𝑔𝑖𝑜̂́𝑛𝑔
Hạt lúa nhỏ bé, bên trong có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. gặp môi trường khí hậu thuận lợi là nó mọc ngay. Đêm hay ngày, những gì xảy ra chung quanh, người ta ngủ hay thức, nó vẫn âm thầm thành cây và lớn lên, trổ đòng đòng, rồi sinh nhiều bông hạt. Đức Giê-su dùng hình ảnh nhà nông diễn tả Nước Trời rất thực tế. Như hạt giống nhỏ bé âm thầm lớn lên, Tin Mừng được gieo vào nhiều nền văn hóa khác nhau của mỗi dân tộc, rồi từ từ hình thành Giáo hội địa phương và phát triển.
Hoa trái không lệ thuộc người gieo giống, người rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống có trong mình được Thiên Chúa đặt vào. Không ai có thể kéo một cây con để làm cho nó mọc nhanh hơn được! Dụ ngôn dạy chúng ta đặt tin tưởng nơi Tin Mừng. Làm cho hạt giống- Lời Chúa lớn lên: đây không phải là công việc của chúng ta. Chúng ta chỉ có một việc phải làm đó là gieo Lời trên mảnh đất được giao cho chúng ta. Rồi sẽ đến lúc thu hoạch. Đức Giêsu cho các thính giả hiểu rằng thời gian Người hoạt động ở trần gian chính là giai đoạn cuối cùng của Lịch sử cứu độ, đi sát ngay trước cuộc can thiệp chung cuộc của Thiên Chúa. Ai có bổn phận cộng tác với Người để gieo hạt giống-Lời, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng tất cả mọi người đều đón nhận Lời, hãy làm sao để hạt giống có thể thật sự mọc lên và sinh hoa trái.
2.2- 𝐻𝑎̣𝑡 𝑐𝑎̉𝑖
Dụ ngôn thứ hai lại cho thấy một sự tương phản. Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu, vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây, và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ khác. Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất. Nước Trời khởi đầu bằng Ðức Giêsu và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới. Sau hai mươi thế kỷ,
Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc. Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.
Tiềm năng của sự sống không lệ thuộc vào hình dạng bên ngoài: Hạt cải là hạt bé nhỏ nhất nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn. Hạt cải bên Palestine là hạt có thể trở thành cây, chứ không phải chỉ trở thành rau như của chúng ta. Trong thế giới thời đó, các đế quốc thường được ví như cây, và các nước chư hầu được ví như cành. Chúa Giêsu có ý muốn nói: Nước Thiên Chúa bắt đầu với một nhóm người Do-Thái nhỏ; nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn, và tất cả con người thuộc mọi quốc gia đến tìm chỗ nương tựa. Điều này đã được chứng minh bằng con số hơn một nửa dân số của thế giới đã tin vào Ngài.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Chương trình cứu độ của Thiên Chúa luôn luôn tiệm tiến và khôn ngoan. Với quyền năng của Ngài, tất cả được diễn ra cách tốt đẹp. Ngài làm cái yếu đuối trở thành mạnh mẽ; cái nhỏ bé trở nên to lớn; thiểu số trở nên đa số. Bổn phận của chúng ta là cộng tác với Ngài làm tròn phận vụ mình trong việc loan báo Tin Mừng, xây dựng Giáo hội. Hãy tín thác và nhớ rằng: Thành công là bởi Chúa ban.
Lạy Chúa! Khi làm gì, chúng con đều nôn nóng muốn có kết quả ngay, Chúa dạy chúng con hãy từ từ và hy vọng. Chúng con thỏa mãn về tri thức hiểu biết; Chúa dạy chúng con cần đọc Lời Chúa. Xin ban cho chúng con lòng can đảm để làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙗𝙖𝙣 𝙨𝙪̛́𝙘 𝙢𝙖̣𝙣𝙝 𝙘𝙝𝙤 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙠𝙚̉ 𝙘𝙖̣̂𝙮 𝙩𝙧𝙤̂𝙣𝙜, 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙜𝙝𝙚 𝙡𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙠𝙝𝙖̂̉𝙣 : 𝙡𝙤𝙖̀𝙞 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙩𝙝𝙖̂𝙣 𝙥𝙝𝙖̣̂𝙣 𝙮𝙚̂́𝙪 𝙝𝙚̀𝙣, 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙡𝙖̀𝙢 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙘𝙝𝙞 𝙣𝙚̂́𝙪 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙣𝙖̂𝙣𝙜 đ𝙤̛̃. 𝙓𝙞𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙩𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̂̉ 𝙝𝙤̂̀𝙣𝙜 𝙖̂𝙣, 𝙜𝙞𝙪́𝙥 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙜𝙞𝙪̛̃ 𝙝𝙪𝙖̂́𝙣 𝙡𝙚̣̂𝙣𝙝 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙧𝙪𝙮𝙚̂̀𝙣, 𝙢𝙖̀ 𝙘𝙝𝙞̉ 𝙢𝙪𝙤̂́𝙣 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀𝙢 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 đ𝙞𝙚̂̀𝙪 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙪̛𝙖 𝙩𝙝𝙞́𝙘𝙝. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚̉𝐲 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐓𝐫𝐚́𝐢 𝐭𝐢𝐦 𝐕𝐨̂ 𝐍𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 Đ𝐮̛́𝐜 𝐌𝐞̣
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐈𝐬 𝟔𝟏, 𝟗-𝟏𝟏; 𝐋𝐜 𝟐, 𝟒𝟏-𝟓𝟏.Hôm qua, chúng ta kính trọng thể Trái Tim bị đâm thâu của Chúa Giê-su, nguồn sinh ơn cứu độ cho nhân loại. Hôm nay, Mẹ Giáo Hội hướng chúng ta về trái tim Vô Nhiễm của Đức Maria, trái tim của người Mẹ. Nếu như trái tim của Đức Giê-su là nguồn tình yêu; thì trái tim của Đức Maria như ‘máng chuyển ơn’ tình yêu ấy đến cho con người. Nếu trái tim của Chúa Giê-su tỏ bày lòng thương xót và bảo vệ con người; thì trái tim của Đức Maria như tình mẫu tử, cảm thông cho sự yếu đuối con người. Nếu trái tim của Chúa Giê-su bị lưỡi giáo đâm thủng làm máu và nước chảy ra; thì trái tim của Đức Maria cũng có lưỡi gươm đâm cách vô hình làm Mẹ phải đau đớn (lời cụ già Si-mê-ôn). Bài Tin Mừng hôm nay, câu cuối Luca viết: “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.” (Lc 2, 51) đáng cho chúng ta suy nghĩ.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các bậc thầy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người : “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế ? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con !” Người thưa : “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Vào đầu, thánh sử Luca cho chúng ta biết cả gia đình Thánh Gia: Chúa Giê-su, Đức Maria và thánh Giuse đếu lên Giê-ru-sa-lem dự lễ hàng năm. Chứng tỏ gia đình, cả 3 người, thật thánh thiện, luôn giữ Luật Chúa truyền. Hôm nay, lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria, chúng ta suy nghĩ về Mẹ.
2.1- Đ𝑢̛́𝑐 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑢̛̃ 𝑡𝑟𝑜̣𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝐿𝑒̂̀ 𝐿𝑢𝑎̣̂𝑡
Đức Maria cũng như bao người do thái, khát khao trông đợi Đấng Mê-si-a đến cứu độ cho toàn dân. Cô đã chu toàn Lề Luật, sống đẹp lòng Chúa, tâm hồn cô luôn hướng về Thiên Chúa cách sâu xa, đến nỗi khi Sứ Thần Gabriel truyền tin mở lời chào: “Hỡi Bà Đầy Ơn Phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà!”. Và khi đã trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ sống khiêm tốn, không khoe khoang, không tự đắc. Mẹ tiếp tục sống giữ Lề Luật trong đời. Bằng chứng hôm nay, Mẹ cùng gia đình đến Đền thờ dự Đại lễ. Mẹ luôn hằng ghi nhớ trong lòng những gì diễn ra ở Đền thờ.
2.2- Đ𝑢̛́𝑐 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑑𝑜̃𝑖 𝑡ℎ𝑒𝑜 Đ𝑢̛́𝑐 𝐺𝑖𝑒̂-𝑠𝑢
Chắc chắn trong đời, mỗi khi nhìn ngắm trẻ Giê-su, Mẹ luôn ý thức đây là Con Thiên Chúa. Mẹ tận tâm tập từng bước đi; dạy dỗ a,b,c; dạy lễ nghĩa gia phong; dạy cách ứng xử…Giờ đây, để lạc mất con, một thiếu sót quá lớn của một người mẹ. Mẹ vội vã đi tìm, dù mất thời gian bao nhiêu phải tìm cho bằng được. Khi tìm thấy con đang ngồi giữa các bậc thầy đối đáp khôn ngoan, chắc Mẹ vui thích lắm. Nhưng dẫu sao cũng trách yêu một tiếng: “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế ? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con !” Sau này, Mẹ cũng dõi theo Con trên bước đường rao giảng và ngay dưới chân thập giá để hiệp thông cùng Con. Mẹ hằng suy niệm từng sự kiện trong lòng qua cuộc đời của Con.
2.3- Đ𝑢̛́𝑐 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑒̂𝑚 𝑛𝑖𝑒̣̂𝑚
Không phải là Mẹ ít nói, nhưng Mẹ muốn để Chúa tùy nghi sử dụng những gì mình muốn. Vì Mẹ luôn biết rằng, tất cả những gì Chúa làm là tốt đẹp cả. Mẹ không muốn cản lối chương trình của Thiên Chúa. Mẹ chỉ biết ‘xin vâng’ và cộng tác vào để chương trình Chúa được thực hiện. Chỉ những ai biết thinh lặng mới khám phá thánh ý. Thinh lặng là mức độ tâm hồn đi vào chiều sâu. Càng thinh lặng chiêm niệm ta càng yêu mến Chúa nhiều hơn. Chính vì Mẹ hằng chiêm niệm trong lòng nên Mẹ là mẫu gương tuyệt vời cho người môn đệ Chúa Giê-su.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Trong một thế giới ồn ào, đầy tiếng âm thanh, làm đời sống bị cuốn hút như vũ bão. Tất cả như vội vàng, xáo trộn, không còn giờ để thinh lặng nhìn lại chính mình mà sửa đổi. Từ đó, cứ trách lỗi nhau rồi gây chiến tranh, hận thù. Đã đến lúc phải dừng lại, kiểm điểm đời sống, lắng nghe tiếng thổn thức của tâm hồn, biết được khát vọng của tâm hồn là muốn vươn cao để đáp ứng nó.
Lúc này đây, dịch covid-19 hoành hành cả thế giới mỗi ngày phức tạp hơn. Cũng là dịp, để chúng ta mở rộng con tim hiệp thông chia sẻ vật chất và tinh thần cho nhau; cũng là dịp, để chúng ta sống chậm lại, đi vào chiều sâu tâm hồn bằng lời cầu nguyện thống thiết đền tội và xin Chúa rũ thương tỏ lòng thương xót.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒊́ 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒉, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒓𝒂́𝒊 𝒕𝒊𝒎 Đ𝒖̛́𝒄 𝑻𝒓𝒊𝒏𝒉 𝑵𝒖̛̃ 𝑴𝒂-𝒓𝒊-𝒂 𝒏𝒆̂𝒏 𝒄𝒖𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒙𝒖̛́𝒏𝒈 đ𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏. 𝑽𝒊̀ 𝒍𝒐̛̀𝒊 Đ𝒖̛́𝒄 𝑻𝒓𝒊𝒏𝒉 𝑵𝒖̛̃ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂̉𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖, 𝒙𝒊𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐̛̉ 𝒏𝒆̂𝒏 đ𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒐̛̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒏𝒈𝒖̛̣. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐒𝐚́𝐮 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍-𝐋𝐞̉
𝐋𝐞̂̃ 𝐓𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐦 𝐂𝐡𝐮́𝐚 𝐆𝐢𝐞̂𝐬𝐮 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐁
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐬 𝟏𝟏, 𝟏. 𝟑-𝟒. 𝟖𝐜-𝟗; 𝐄𝐩 𝟑, 𝟖-𝟏𝟐. 𝟏𝟒-𝟏𝟗; 𝐆𝐚 𝟏𝟗, 𝟑𝟏-𝟑𝟕.Hình ảnh trái tim trong nghệ thuật biểu tượng cho tình yêu. Tim là ‘tâm’, ‘tâm’ là ỡ giữa. Nhờ có tâm mà ta vẽ được vòng tròn. Người có ‘tâm’ là người có tình yêu thương, có lương tâm ngay thẳng. Làm việc không ‘tâm’ là gian dối, sống sai sự thật. Kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta chiêm ngưỡng tình yêu của Ngài, để từ đó chúng ta biết cách đáp trả lại tình yêu tuyệt vời đó bằng ‘tâm’ đầy nghị lực của chúng ta. Vì thế, các bài đọc hôm nay hướng chúng ta hướng lên tình yêu Thiên Chúa. Trong bài đọc 1, ngôn sứ Hô-sê trình bày tình yêu Chúa đối với dân Ngài như tình yêu cha con. Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô nhắc nhở các tín hữu Ephesô về tình yêu của Thiên Chúa và Kế Hoạch Cứu Độ của Ngài. Theo Kế Hoạch này, Ngài chọn dân Do-thái làm dân riêng trước để yêu thương và dạy dỗ họ; nhưng khi Đức Kitô đến, tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ mở rộng đến tất cả mọi người. Trong Tin Mừng, thánh Gioan mô tả hình ảnh tuyệt vời trên đồi Golgotha, trái tim Chúa bị đâm thâu làm nước và máu chảy ra khơi nguồn các bí tích.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Hôm đó là ngày áp lễ Vượt Qua, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực ; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh : Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác : Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Thánh sử Gioan cho biết, Đức Giê-su bị đóng đinh vào ngày áp ngày Sa-bát. Nhưng năm đó, ngày sa-bát trùng hợp với ngày Đại Lễ Vượt Qua, rất long trọng. Theo luật người Do thái trong Đệ Nhị Luật xác tử tội không được phép để qua đêm trên cây (x.Đnl 21, 22-23); hơn nữa ngày sa-bát không được treo xác chết, huống chi đây lại là Đại Lễ Vượt Qua, nếu như tử tội chưa chết thì đánh giập ống xương chân rồi tháo xác xuống. Ở đây, thánh sử Gioan có nói đến điều đó: “Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.” Việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người bi đánh giập. Chi tiết này quan trọng, vì theo luật người Do thái chiên Vượt Qua được giết ngày hôm trước lễ Vượt Qua, và phải là chiên không tì vết nào, nghĩa là không bị thương hay gãy xương. Chúa Giê-su không bị đánh giập xương, nghĩa là Ngài chính là Chiên Vượt Qua được tế lễ cho Thiên Chúa. Một hình ảnh tuyệt vời tràn đầy ý nghĩa!
Khi thấy Chúa Giê-su đã tắt thở, Ngài không bị đánh giập xương, nhưng tên lính trong đội hành hình chứng tỏ lòng nhiệt tình lấy lưỡi giáo đâm vào cạnh sườn làm máu và nước chảy ra. Từ dinh Phi-la-tô đến đồi Golgotha, Chúa Giê-su phải chịu đòn, biết bao nhiêu giọt máu rảy khắp bước Người đi, giờ đã chết rồi lại bị lưỡi giáo đâm thâu cạnh sườn làm những giọt máu cuối cùng từ trái tim rộng mở trào ra. Một tình yêu hy sinh hết mình, hết máu vì người mình yêu. Anh lính nhiệt tình kia vô tình làm cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu (x.Dcr 12,10; Kh 1,7). Theo tương truyền: kẻ đâm ngọn giáo ấy tên là Longinô. Anh đã được biết Chúa và trở lại cùng Chúa. Khi chết đi, anh được chôn cất tại Pháp và trên phần mộ của anh còn ghi những chữ: “Đây là nơi an nghỉ của Longinô, người đã đâm cây đòng vào cạnh sườn Đấng Cứu thế (sưu tầm).
Hình ảnh máu và nước cắt nghĩa làm sao? Các thánh Giáo Phụ đã suy tư về biến cố này và cắt nghĩa:
+ Nước tượng trưng cho BT Rửa Tội và Máu tượng trưng cho BT Thánh Thể.
+ Nước tượng trưng cho sự thanh tẩy tội lỗi và Máu tượng trưng cho sự sống.
+ Nước tượng trưng cho sự sống và Máu tượng trưng cho Thánh Thần.
+ Như bà Evà được tạo từ cạnh sườn ông A-đam, Hội Thánh cũng được phát sinh từ cạnh sườn Chúa Giêsu.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Đọc bài Tin Mừng này và nhìn vào hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta được Ngài mời gọi chiêm ngưỡng tình yêu hy sinh của Ngài. Một tình yêu trao hết những giọt máu cuối cùng, một tình yêu rực cháy mãnh liệt. Phải nói là lò lửa yêu thương nun đốt, rửa sạch tội lỗi nhân gian vì yêu. Khi thấm sức nóng lửa tình yêu của Chúa rồi, đến lượt ta hãy trao lửa yêu thương đó cho anh chị em xung quanh mình.
Ngày nay, y học thay tim để duy trì sự sống, nhưng rồi cũng có giới hạn của nó, mọi người cũng phải chết. Chúng ta xin Chúa thay trái tim ta bằng trái tim mới mang sức nóng của trái tim Chúa để chúng ta được sống muôn đời. Sau Thánh Thề là Thánh Tâm Chúa, nguồn sức sống thần linh ban ơn thiêng. Hãy siêng năng chạy đến Thánh Thể và Thánh Tâm để được an ủi và bổ dưỡng trên đưỡng lữ hành về Quê Trời vĩnh cửu.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒂, 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒖̛̉ 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒍𝒆̂̃ 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒂̂𝒎 Đ𝒖̛́𝒄 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑴𝒐̣̂𝒕 𝑪𝒉𝒂 𝒚𝒆̂𝒖 𝒅𝒂̂́𝒖, 𝑪𝒉𝒂 𝒃𝒂𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒗𝒖𝒊 𝒎𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒏𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒌𝒚̀ 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̃ 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒊̀ 𝒚𝒆̂𝒖 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏. 𝑿𝒊𝒏 𝒅𝒂̣𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒕𝒊̀𝒎 đ𝒆̂́𝒏 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒂̂𝒎 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒎𝒂̀ 𝒉𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒕𝒂̣̂𝒏 𝒏𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒐̛𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 đ𝒐̣̂ 𝒕𝒓𝒂̀𝒐 𝒅𝒂̂𝒏𝒈. 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Năm học lớp 10.
Ngồi trong lớp học Anh văn, tôi chăm chú nhìn cô bé cạnh bên. Em là người mà tôi luôn gọi là BẠN TỐT NHẤT. Tôi chăm chú nhìn mái tóc dài và mượt của em và ước gì em là của tôi. Nhưng em không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Sau buổi học, em đến gần và hỏi mượn tôi bài học em nghỉ hôm trước. Em nói: “Cảm ơn anh!” và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.
Năm học lớp 11.
Chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là em. Em khóc và thút thít về cuộc tình vừa tan vỡ. Em muốn tôi đến với em, vì em không muốn ở một mình, và tôi đã đến. Khi ngồi cạnh em trên sofa, tôi chăm chú nhìn đôi mắt ướt nước của em và ước gì em là của tôi. Sau hai tiếng đồng hồ, cùng bộ phim của Drew Barrymore và ba túi khoai tây rán, em quyết định đi ngủ. Em nhìn tôi, nói: “Cảm ơn anh!” và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.
Năm cuối cấp.
Vào một ngày trước đêm khiêu vũ dạ hội mãn khóa, em bước đến tủ đựng đồ của tôi. “Bạn nhảy của em bị ốm”, em nói, “Anh ấy sẽ không khỏe sớm được và em không có ai để nhảy cùng. Năm lớp 7, chúng mình đã hứa với nhau là nếu cả hai đứa đều không có bạn nhảy, chúng mình sẽ đi cùng nhau như NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT.” Và chúng tôi đã làm như thế. Vào đêm dạ hội, sau khi tiệc tan, tôi đứng ở bậc tam cấp trước cửa phòng em. Tôi chăm chú nhìn em khi em mỉm cười và nhìn bóng tôi trong đôi mắt lấp lánh của em. Tôi muốn em là của tôi nhưng em không nghĩ về tôi như thế và tôi biết điều đó. Rồi sau, em nói: “Em đã có giờ phút vui vẻ nhất, cảm ơn anh!” và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.
Ngày tốt nghiệp.
Từng ngày trôi qua, rồi từng tuần, từng tháng. Chớp mắt đã là ngày tốt nghiệp. Tôi ngắm nhìn hình dáng tuyệt vời của em nổi lên như một thiên thần trên sân khấu khi nhận bằng tốt nghiệp. Tôi muốn em là của tôi nhưng em không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Trước khi mọi người trở về nhà, em tiến về phía tôi trong áo khoác và mũ, khóc khi tôi ôm em. Rồi sau, nhấc đầu lên khỏi vai tôi, em nói: “Anh là BẠN TỐT NHẤT của em, cảm ơn anh!” và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.
Vài năm sau.
Giờ đây, tôi đang ngồi trong băng ghế dài trong nhà thờ. Cô bé ấy đang làm lễ kết hôn. Tôi nhìn em khi em nói: “Tôi hứa!” và bắt đầu một cuộc sống mới, với một người đàn ông khác. Tôi muốn em là của tôi nhưng em không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Nhưng trước khi lên xe đi, em đến gần tôi và nói: “Anh đã đến, cảm ơn anh!” và hôn lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn cho em biết rằng tôi không muốn chỉ là bạn. Tôi yêu em nhưng tôi quá nhút nhát, tôi cũng không hiểu tại sao.
Lễ tang.
Đã nhiều năm trôi qua, tôi nhìn xuống chiếc quan tài chứa bên trong cô bé đã từng là BẠN TỐT NHẤT của mình. Trong buổi lễ, người ta đã tìm thấy quyển nhật ký của em trong suốt những năm trung học. Và đây là những gì em viết: “Tôi chăm chú nhìn anh và ước gì anh là của tôi nhưng anh không xem tôi như thế và tôi biết điều đó. Tôi ước anh nói với tôi rằng anh yêu tôi. Tôi ước mình cũng có thể làm được điều đó… Tôi chỉ nghĩ một mình và khóc.
Em yêu anh em yêu anh em yêu anh…
@ 𝐒𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦
+ Nắng không thể làm tan chảy một trái tim giá lạnh
Mưa không thể xóa đi những ký ức đau thương
Gió không thể cuốn trôi đi những nỗi nhớ cồn cào.
Chỉ có sự quan tâm và tình yêu chân thành
Mới có thể lấp đầy những khoảng trống trong tim.
+ Tình yêu không phải là tìm thấy một ai đó hoàn hảo,
Mà là học cách để nhìn thấy những điều tuyệt vời
Từ một người không hoàn hảo.
+ Người ta có thể quyến rũ trái tim bằng sự gian dối,
Nhưng chỉ có thể chinh phục nó bằng sự chân thành.
@ 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝐿𝑎̣𝑦 𝑀𝑒̣ 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎!
𝑁𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑎𝑦 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑣𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑎̀𝑛𝑔 𝑦𝑒̂𝑢
𝐿𝑜 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑒̂ 𝑑𝑢̣𝑐 𝑣𝑜̣𝑛𝑔
Đ𝑎́𝑚 𝑐𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑡𝑎𝑦 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 đ𝑎́𝑛𝑔 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛
𝑁𝑖𝑒̂̀𝑚 𝑡𝑖𝑛 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑣𝑜̛̣ 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑡𝑎𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛.
𝑇ℎ𝑎̉𝑚 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 ℎ𝑜̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑚𝑎̀𝑢 𝑡𝑖́𝑚 𝑠𝑎̂̀𝑢
𝑀𝑒̣ 𝑜̛𝑖 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑥𝑜́𝑡 𝑐𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ
𝑁𝑔𝑢𝑦 𝑛𝑎𝑛 𝑡𝑎𝑛 𝑟𝑎̃ 𝑣𝑖̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑎̂𝑢
𝐶ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑣𝑜̛̣ 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑠𝑢𝑦 𝑟𝑜̣̂𝑛𝑔 đ𝑜̣̂ 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔
𝑇ℎ𝑢̛́ 𝑡ℎ𝑎, 𝑔𝑖̀𝑛 𝑔𝑖𝑢̛̃ 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑎̂́𝑚
𝐵𝑖́ 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝐻𝑜̂𝑛 𝑁ℎ𝑎̂𝑛 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑣𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑏𝑒̂̀𝑛
𝑂̛𝑛 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑡𝑢𝑜̂𝑛 𝑡𝑟𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑎̂́𝑚 𝑡𝑜̂̉ 𝑎̂́𝑚
𝐺𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑣𝑢𝑖 𝑣𝑒̉ 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎𝑛 ℎ𝑜̀𝑎. 𝐴𝑚𝑒𝑛.
Lm. Mhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐍𝐚̆𝐦 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝟐 𝐂𝐫 𝟑, 𝟏𝟓-𝟏𝟖. 𝟒, 𝟏. 𝟑-𝟔; 𝐌𝐭 𝟓, 𝟐𝟎-𝟐𝟔.“Tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn năm”, đó là lời thánh vịnh 117, 2 ca ngợi tình yêu Thiên Chúa trải dài suốt bao thế hệ và cho đến muôn đời. Không có gì bền vững bằng tình thương của Chúa. Ngay trong bài đọc 1, thánh Phaolô xác nhận tình yêu Thiên Chúa, biểu tỏ cho con người qua Đức Kitô, có khả năng biến đổi con người thành tạo vật mới. Sau khi được thấm nhuần tình yêu này, con người sẽ biết cách đáp trả thích đáng tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, và biết yêu thương tha nhân như những người con của Chúa và như những chi thể của Nhiệm Thể Đức Kitô. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su dạy các môn đệ phải biết yêu thương, ngay cả không được giận dỗi anh em mình.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Chúng ta đang đọc một loạt bài giảng của Đức Giê-su trong chương 5 Tin Mừng Mat-thêu. Hôm nay, Đức Giê-su chỉ cho các môn đệ muốn vào Nước Trời phải ăn ở công chính hơn các Kinh sư và Biệt phái. Như thế, theo Đức Giê-su các Kinh sư và Biệt phái công chính, nên đòi hỏi các môn đệ phải hơn họ. Tại sao phải hơn? Trong khi trong Thánh Kinh xác định: trước mặt Thiên Chúa không ai là công chính. Ta phải hiểu thế nào đây? Đúng, trong tương quan với Chúa, không có ai trong loài người là công chính, vì con người là tội nhân; nhưng trong tương quan giữa người với người, có những chuẩn mực để đánh giá ai là người tốt, ai là người công chính. Cho nên, Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ phải hơn những Kinh sư và Biệt phái.
Để cho rõ hơn, Đức Giê-su minh họa cụ thể: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.” Những người Do thái, các Kinh sư và Biệt phái giữ luật này rất kỹ, vì thế họ tự cho mình là công chính. Đức Giê-su chỉ cho họ biết rằng: giết người không phải chỉ giết thân xác, nhưng khi hạ danh dự, nhục mạ cũng ác như giết thân xác, Vì thế, Ngài khẳng định: giận, mắng, chửi cũng là giết danh dự người khác rồi. Quá rõ ràng, không phải không giết người là công chính, mà còn không giận ai, mắng ai, chửi ai cũng là công chính. Như thế, Đức Giê-su kiện toàn luật Mô-sê ‘chớ giết người’ trên hai bình diện thể xác và tâm hồn, trong khi Lề Luật chỉ xét bình diện thể xác mà thôi.
Sau đó, Đức Giê-su nói đến mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Dường như Ngài chú trọng mối tương quan giữa người với nhau hơn là với Thiên Chúa khi Ngài nói: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ (tương quan với Chúa), mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh (tương quan giữa người với nhau), thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” Rõ ràng, Đức Giê-su muốn con người sống tương quan tốt với nhau rồi mới đến tương quan với Thiên Chúa. Điều chúng ta lưu ý câu nói của Đức Giê-su: “mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh”, nghĩa là trong vụ bất bình này không phải lỗi của mình, cần gì phải đi làm hòa, thế mà Ngài dạy chính ta phải đi làm hòa với người gây sự ta, thì việc dâng lễ mới đẹp lòng Chúa.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Qua Đức Giê-su, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa thật ca, sâu, rông, dài vô tận. Một tình yêu luôn rộng mở giải thoát con người. Một khi Ngài đóng cửa này, để bảo vệ con người, đồng thời Ngài mở một cửa khác cho con người. Ngài không dồn ép mà luôn mở, vì Thiên Chúa là Tình Yêu.
Một khi đã lãnh nhân tình yêu Chúa, bổn phận chúng ta phải sống tình yêu ấy cho nhau. Biết đón nhận anh em bằng chân tình yêu thương, tha thứ, biết làm hòa mỗi khi xung đột, biết lấy lòng yêu thương làm chuẩn mực cho đời sống. Như thế, ta đã thực thi lời Chúa dạy và trở nên người công chính.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒙𝒖̛𝒂 𝒗𝒂̀𝒐 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒏𝒂̀𝒚, đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒂́𝒄 𝑻𝒐̂𝒏𝒈 Đ𝒐̂̀ 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏, 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒏𝒈𝒖̛̣ 𝒙𝒖𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒂́𝒄 𝒏𝒈𝒂̀𝒊. 𝑮𝒊𝒐̛̀ đ𝒂̂𝒚, 𝒙𝒊𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒖̛̉ 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒆̂́𝒏, đ𝒆̂̉ 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒖𝒐̂́𝒕 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒉𝒐̂𝒎 𝒏𝒂𝒚. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐓𝐮̛ 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 - 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝟐 𝐂𝐫 𝟑, 𝟒-𝟏𝟏; 𝐌𝐭 𝟓, 𝟏𝟕-𝟏𝟗.Có một thành ngữ quen thuộc ta hay nghe: “Có mới nới cũ”, nghĩa là có mới rồi thì quên hay bỏ cái cũ đi. Đối với Lề Luật Chúa không như vậy, Lề Luật cũ đó là nền tảng, vì không có gì Chúa làm lại trở nên vô ích, đáp ứng cho dân lúc khởi đầu còn non trẻ. Như thánh Phao-lô nhận định về mình: "Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con" (I Cr 13,11). Đến thời Tân Ước, dân Chúa trưởng thành hơn, vì thế phải có Lề Luật thích hợp ghi vào tim, vào tâm hồn chứ không ghi vào đá như trước. Lề Luật mới kiện toàn Lề Luật cũ. Trong Bài Đọc I, khi thánh Phaolô bị chất vấn bởi những người Do-thái thủ cựu, Ngài so sánh cho họ thấy sự hoàn hảo của giao ước mới trên giao ước cũ, và kết luận: vì giao ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ; nên vinh quang có được do việc phục vụ giao ước mới cũng lớn hơn vinh quang có được do việc phục vụ giao ước cũ. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su cho mọi người biết: “Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn."
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Vào đầu Tin Mừng, Đức Giê-su nói ngay với các môn đệ: “Anh em đừng tưởng”. Chứng tỏ giữa các môn đệ có những ngộ nhận. Họ ngộ nhận những gì? Có 2 ngộ nhận:
+ Thứ nhất, đầu chương 5 này, Đức Giê-su đã công bố Hiến Chương Nước Trời (8 mối phúc), các ông đã nghe và không khỏi thắc mắc: Ngày xưa, qua ông Mô-sê, Thiên Chúa đã ban 10 điều răn (Thập giới) ghi khắc trong 2 tấm bia đá rồi, giờ 8 mối phúc này thì sao? Phải chăng phải quên Thập giới đi? Như đã nói nhiều lần, trước khi vào Nước Trời phải đi đến cửa Nước Trời. Con đường từ trần gian đến cửa Nước Trời nhờ vào giữ Thập giới. Muốn bước qua cửa mà vào Nước Trời phải có chìa khóa mở, đó chính là 8 mối phúc.
+ Thứ hai, các môn đệ đã từng chứng kiến Thầy tranh luận với Biệt phái, Kinh sư thường về những vấn đề Luật: thanh sạch, giữ ngày Sa-bát, ăn chay, cầu nguyện và những việc lành phúc đức. Họ nghĩ Thầy đả phá Lể Luật cũ.
Đức Giê-su đã khẳng định rõ ràng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.” Bãi bỏ và kiện toàn khác nhau hoàn toàn. Kiện toàn là dựa trên cái đã có sẵn nâng cấp lên tầm cao mới, tốt đẹp hơn; bãi bỏ là loại ra, hủy bỏ hoàn toàn, không giữ lại gì. Đức Giê-su chứng minh cho họ thấy: “Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.” Dấu chấm, dấu phết chỉ là phụ thôi không phải là nội dung chính trong một thông điệp. Nhưng thiếu nó không ai có thể hiểu thông điệp nói gì. Nhờ chấm phết đúng chỗ, nội dung thông điệp sẽ sáng và rõ nghĩa hơn. Dù chấm phết là phụ trong Lề Luật, nhưng cũng được giữ cho đến ‘được hoàn thành’, nghĩa là cho đến ngày tận thế. Như thế, chúng ta đã rõ, Lề Luật mới không hủy bỏ Lề Luật cũ mà kiện toàn Lề Luật cũ mãi cho đến khi trời đất qua đi.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Sau cùng, Đức Giê-su đưa ra thực hành: “Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.”
Luật Chúa như hành lang bảo vệ người lữ hành, giúp không đi trệch đường và đi đến nơi. Người Ki-tô hữu phải hãnh diện vì Chúa dùng những phương cách bảo vệ và hướng dẫn chúng ta. Bao lâu ta còn yêu mến Luật Chúa, bấy lâu ta còn đi trong đường lối của Ngài. Xin Chúa ban ơn khôn ngoan, để ta biết chọn con đường mà Chúa muốn ta đi.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒙𝒊𝒏 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 𝒓𝒐̣𝒊 𝒂́𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀𝒐 𝒕𝒂̂𝒎 𝒉𝒐̂̀𝒏 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, đ𝒆̂̉ 𝒌𝒉𝒊 𝒎𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒎𝒂̀𝒊 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒍𝒐̣̂, 𝒄𝒉𝒂̆̉𝒏𝒈 𝒃𝒂𝒐 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒔𝒐̛̣ 𝒍𝒂̣𝒄 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝟐 𝐂𝐫 𝟏, 𝟏𝟖-𝟐𝟐; 𝐌𝐭 𝟓, 𝟏𝟑-𝟏𝟔.Người ta thường nói: “Lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn”. Nghĩa là, lời nói đi vào lòng người thuyết phục được người nghe, nhưng cần phải thực hành những gì mình nói càng thuyết phục người nghe hơn nữa. Người môn đệ của Chúa, đã được Rửa Tội, cần thực hành trong cuộc sống phù hợp với đức tin mình lãnh nhận. Trong bài đọc 1, thánh Phao-lô xác nhận rõ ràng Đức Kitô đã làm cho tất cả những lời hứa của Thiên Chúa thành hiện thực. Phaolô và các môn đệ của ông noi gương Đức Kitô để sống và làm chứng cho sự thật này. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su mời gọi các tông đồ khi rao giảng cần trở nên như muối và ánh sáng cho trần gian.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Thánh sử Mat-thêu gom các bài giảng trong 3 năm của Chúa Giê-su vào các chương 5, 6, 7. Những bài giảng này cho nhiều đối tượng khác nhau, có khi cho quần chúng, như bài giảng 8 mối phúc (đọc hôm qua); có khi cho các tông đồ, như Tin Mừng hôm nay. Chúa Giê-su đến trần gian nhằm mạc khải về Chúa Cha, nói về Nước Trời, thi ân giáng phúc cho mọi người, thực hiện cứu chuộc con người và thiết lập Hội Thánh. Ngài mong muồn Hội Thánh tiếp nối sứ vụ của Ngài, sau khi Ngài về trời, trong thế giới này. Vì thế, Ngài mong muố những người rao giảng, những tông đồ, phải trở nên muối và ánh sáng giữa trần gian.
1/ 𝑀𝑈𝑂̂̀𝐼 (𝑇𝑖̀𝑛ℎ 𝑦𝑒̂𝑢)
Công dụng của muối:
+ Muối tượng trưng cho trong sạch tinh tuyền.
+ Muối dùng để ngăn ngừa đồ ăn cho khỏi hư.
+ Muối dùng để thêm gia vị cho thực phẩm.
Nếu sứ mạng của muối là giữ cho thức ăn khỏi hư thối và đem lại mùi vị thơm ngon cho thức ăn, thì sứ mạng của Kitô hữu phải có nhiệm vụ ướp đời, ướp người khỏi những băng hoại của dối trá, hận thù, ganh tị, lường gạt, bất trung…
Ngoài sứ mạng ngăn chặn cuộc sống khỏi những băng hoại, chúng ta còn phải là tác nhân đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc sống bằng những cử chỉ, lời nói, việc làm thắm đợm tình thương nhằm mang đến niềm vui, an bình và hạnh phúc cho tha nhân.
Bản chất của muối là phải mặn. Muối không mặn thì không còn là muối nữa, chỉ còn cách quăng xuống đường cho người ta giẫm đạp lên. Cũng vậy, bản chất của Kitô hữu phải mang đậm chất mặn của tình yêu. Nếu ta không có tình yêu thì không còn là Kitô hữu nữa, bởi lẽ “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,7). Ngài đã dựng nên chúng ta giống hình ảnh Ngài, nên tự bản chất nơi ta phải mang chất tình yêu. Dĩ nhiên tình yêu ấy phải đặt trên nền tảng Tình Yêu như Chúa: “Yêu như Thầy đã yêu” (Ga 15,12).
2/ 𝐴́𝑁𝐻 𝑆𝐴́𝑁𝐺 (Đ𝑢̛́𝑐 𝑡𝑖𝑛)
Công dụng của ánh sáng:
+ Ánh sáng dùng để soi sáng
+ Ánh sáng dùng để sưởi ấm
+ Ánh sáng bảo vệ con người khỏi nguy hiểm.
Nếu bản chất của chiếc đèn là để thắp sáng, thì đức tin chính là bản chất của Kitô hữu, vì chúng ta được gọi là “tín hữu”. Nếu sứ mạng của chiếc đèn là chiếu giải ánh sáng cho mọi người nhìn thấy, thì sứ mạng của Kitô hữu là chiếu tỏa ánh sáng đức tin ấy cho mọi người nhìn thấy bằng những việc làm cụ thể, vì “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. (Gc 2,17), mà những việc làm cụ thể ấy chính là những việc lành: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”. Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được Chúa trao ban cho ánh sáng Đức tin và kêu mời chúng ta chiếu tỏ ánh sáng đó cho trần gian.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Muối và ánh sáng là những hình ảnh quen thuộc trong đời sống. Chúa Giê-su dùng những hình ảnh này gợi ý cho những người có trách nhiệm rao giảng Nước Trời, qua đó cũng cho mọi Ki-tô hữu, thực hành lời rao giảng cụ thể bằng đời sống chứng nhân, chứ không nói suông, lý luận sắc bén, văn chương bóng bẩy. Có như thế, mới trở nên công cụ xứng đáng cho Thầy Chí Thánh và có hữu ích cho Giáo Hội và Xã hội.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần sáng soi cho chúng ta biết cách rao giảng và can đảm rao giảng Nước Trời cho mọi người trong mọi hoàn cảnh.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂ 𝒍𝒂̀ 𝒂́𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕 𝒔𝒐𝒊 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒕𝒊̀𝒎 𝒕𝒉𝒂̂́𝒚 𝒐̛𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 đ𝒐̣̂. 𝑿𝒊𝒏 𝒃𝒂𝒏 𝒔𝒖̛́𝒄 𝒎𝒂̣𝒏𝒉 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒍𝒚́ 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒐𝒂̀ 𝒃𝒊̀𝒏𝒉, đ𝒆̂̉ 𝒅𝒐̣𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒏𝒈𝒖̛̣ đ𝒆̂́𝒏. 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑪𝒉𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐇𝐚𝐢 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝟐 𝐂𝐫 𝟏, 𝟏-𝟕; 𝐌𝐭 𝟓, 𝟏-𝟏𝟐.Đau khổ mà con người phải chịu là do hậu quả của tội. Thiên Chúa yêu thương con người, sống kiếp người và dùng đau khổ, qua chết trên thập giá, để cứu chuộc con người. Vì thế, khi sống trong đau khổ con người hiệp thông với đau khổ của Chúa. Như thánh Phao-lô, trong bài đọc 1, giải thích cho chúng ta biết: Tại sao con người đau khổ? Con người đau khổ, là thứ nhất, để được Thiên Chúa an ủi; thứ hai, để chúng ta biết an ủi những ai lâm cảnh gian khổ. Trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su cho mọi người biết rằng, những cái sầu thương, đau khổ, nghèo… là những mối phúc dẫn con người vào Nước Trời ngày mai.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống,
các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng :
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng đã bị người ta bách hại như thế.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Có một điều người ta thắc mắc, tại sao đã có 10 điều răn (Thập giới) rồi lại thêm 8 mối phúc làm gì? Điều đơn giả dễ hiểu, Thập giới thuộc Cựu Ước, 8 mối phúc của Đức Giê-su, Tân Ước. Thập giới là lộ trình dẫn tới Nước Trời. Đến Nước Trời là một lẽ, vào trong cánh cửa Nước Trời là một lẽ khác. Vậy thì, 8 mối phúc là chìa khóa mở cánh cửa Nước Trời để bước vào. Điều này chúng ta hiểu ngay khi mừng lễ các Thánh Nam Nữ (1/11), Giáo hội cho đọc bài Tin Mừng này muốn nói rằng các Ngài là những người giữ 10 điều răn Chúa cách trung thành và thực hiện 8 mối phúc của Chúa Giê-su cách khôn ngoan. Ở đây xin dừng lại mối phúc thứ nhất.
Mối phúc đầu tiên nói về nghèo khó. Điều này đụng đến sự giàu có, của cải, tiền bạc. Ngày nay người ta quá đề cao vai trò tiền bạc, và coi nó như là chìa khóa để giải quyết tất cả, có tiền là có tất cả. Nhưng thật ra, tiền bạc không có nghĩa gì trước những giá trị tinh thần hay giá trị siêu nhiên. Người ta thường nói:
“Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.
Tiền có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Tiền có thể mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Tiền có thể mua được máu, nhưng không mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua được thuốc, nhưng không mua được sự sống.
Tiền có thể mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Tiền có thể mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa.”
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Thế giới ngày nay có biết bao lời mời gọi con người đi vào giàu sang phú quý và hưởng thụ. Nhiều cách làm ăn lợi nhuận hấp dẫn, bất chấp luật pháp, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Những cơn cám dỗ mãnh liệt tấn công và thu hút nhiều người. Và rồi, các mối phúc của Chúa Giê-su mời gọi con người biết khôn ngoan dừng lại, kiểm điểm cách sống của một ki-tô hữu. Thay vì ham giàu có, hảy mặc lấy tình thần nghèo khó để sẵn sàng cho người túng thiếu; thay ham quyền thế ngồi trên, hãy sống khiêm nhường và hiền hậu; thay vì ham muốn dục vọng thỏa mãn thân xác, hãy sống cho trong sạch tâm hồn và yêu thương người.
Xin Tình Yêu Chúa luôn đốt cháy trong chúng ta, tẩy sạch đi những gì làm hoen ố trí khôn và tâm hồn; xin làm nóng lên lòng say mê Chúa đề mỗi ngày siêng năng luyện tập các nhân đức phát triển nhân cách của người con Chúa; xin làm nóng lên lòng say mê tha nhân để đồng cảm, chia sẻ nỗi khổ đau của họ, cùng nhau hướng về Nước Trời.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒏𝒂̆𝒏𝒈, 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒗𝒖̛̀𝒂 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒔𝒂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒎𝒐̛́𝒊. 𝑿𝒊𝒏 𝒈𝒊̀𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃ 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒉𝒐̂𝒎 𝒏𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐̉𝒊 𝒔𝒂 𝒑𝒉𝒂̣𝒎 𝒕𝒐̣̂𝒊, 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒊 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒚́ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒐̣𝒊 𝒕𝒖̛ 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈, 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒏𝒐́𝒊, 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒍𝒂̀𝒎. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
Lại một cha nữa trong Dòng ra đi. Lần này là cha Giuse Trần Ngọc Thao. Một tuần mà ba cha về với Chúa là quá nhiều!
Thật là buồn! Tôi buồn ngây người ra! Những người tôi kính trọng, những người thương yêu tôi cứ lần lượt ra đi.
Tôi ngồi viết những dòng này mà nước mắt chảy dài. Vì tôi biết ngài là một trong những người yêu thương tôi nhất và nâng đỡ tôi nhiều nhất.
Vì trong Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ngài là một trong những người tôi kính yêu nhất, là một trong những cha có đời sống tu hành mẫu mực nhất, có đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Nhà Dòng và Giáo Hội.
Thánh Alfonso nói rằng nếu viết đúng thì tiểu sử của mỗi vị thánh phải dầy ít nhất gấp đôi.
Viết đúng là viết cả những giới hạn, yếu đuối và tội lỗi mà con người ai cũng có. Ai bảo mình không có thì đấy là người nói dối. Thánh Gioan nói vậy.
Nhưng thật ra với cha Giuse Trần Ngọc Thao, trong mắt tôi ngài có quá nhiều nhân đức và công trạng mà tôi khó có thể kể hết.
Tôi kể một số điều liên quan đến ngài, với tư cách là chứng nhân. Vì 6 năm ngài làm Bề trên Giám tỉnh của tôi, gần 7 năm làm Giám đốc Học viện và giáo sư của tôi, 3 năm làm Bề trên Cộng đoàn của tôi và 6 năm phòng tôi và phòng ngài ở cạnh nhau vì thế ngài và tôi thường trò chuyện và chia sẻ với nhau.
Ngài kể ngài sinh ra ở Bên Thôn, Thạch Thất, Sơn Tây, nhưng ông cố của ngài là thầy giáo và từ lúc ngài còn rất nhỏ cả nhà đã chuyển xuống sống ở ngõ nhà giáo, phố Nam Đồng, gần nhà thờ Thái Hà, tức ngõ 85 Nguyễn Lương Bằng nay, vì vậy ngài nói giọng Hà Nội chứ không nói giọng líu lo khó nghe của người Bến Thôn thời trước.
Ngài sinh hoạt Hùng Tâm Dũng Chí ở Nhà thờ Thái Hà và gia nhập Đệ Tử viện DCCT ở đây.
NGÀI LÀ MỘT NGƯỜI LỊCH SỰ, NHÃ NHẶN VÀ CHUẨN MỰC TRONG LỐI SỐNG NÓI CHUNG, ĐẶC BIỆT TRONG ĂN MẶC, TRONG ĂN NÓI, TRONG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ.
Không bao giờ thấy ngài mặc quần short hay maillot, lúc nào cũng áo sơ mi bỏ trong quần, đi giầy tây hoặc sandales, đầu tóc chải chuốt đâu vào đó.
Anh em trong Dòng nói vui đố ai biết đùi cha Thao thế nào! Vì ngay khi ra khỏi phòng tắm về phòng riêng thì đã thấy ngài ăn mặc chỉnh tề rồi.
Ngài ăn nói từ tốn. Chăm chú lắng nghe và tôn trọng người đối thoại. Dù không bằng lòng điều gì thì ngài cũng không bao giờ lớn tiếng.
Ngài gọi chúng tôi, bằng tên riêng hoặc bằng anh và xưng là mình hoặc tôi. Nhưng khi chúng tôi đã làm linh mục, thì ngài gọi là cha dù chúng tôi chỉ là học trò và bề dưới của ngài, chỉ đáng tuổi con cháu ngài.
Khi phải nhắc bảo ai cái gì thì ngài đắn đo, cẩn trọng và nhắc nhở cách tế nhị vô cùng.
Ngài duy trì một thời gian biểu rất khoa học. Giờ nào ngày nào với ai ở đâu việc gì đều rất rõ ràng và chính xác. Chính xác đến từng phút từng giây một.
Thí dụ, 6:30 sáng ngài đi dạy học, nhưng nếu dắt xe máy ra sân mà còn thiếu một hai phút thì ngài cứ ngồi đợi; ngài căn khi nào kim đồng hồ chỉ đúng 6: 30 thì ngài mới khởi hành.
Tôi chưa thấy ai ứng xử theo sát các phép nhân bản Tây và Ta chu đáo và toàn diện hơn ngài.
NGÀI LÀ NGƯỜI HIỀN LÀNH, BIẾT THÔNG CẢM VÀ LUÔN TÌM CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC.
Thần sắc ngài trên thực tế trông tốt đẹp và phúc hậu hơn trên các ảnh chụp. Ngài không phải là người "ăn ảnh."
Dung nhan ngài, nhất là ánh mắt và cái miệng lúc nào cũng như đang mỉm cười với người khác. Chưa cần phải sống với ngài, chỉ cần nói chuyện với ngài ta thể cảm nhận được sự nhân từ và độ lượng của ngài.
Cha Trần Thế Phiệt, năm nay 74 tuổi, thuộc lớp học trò và bề dưới đầu tiên của ngài, có dịp nói với anh em trong Dòng rằng các anh em sinh viên thế hệ ngài gọi Cha Giuse Trần Ngọc Thao là “Trần Được Anh”, vì đến trình bày và xin phép ngài điều gì ngài cũng nói “Được anh!”
Đến năm 1999, khi Tuân em tôi mới xong Trung học và vào Sài Gòn, tôi xin phép ngài ngày Chúa nhật dẫn em đi công viên Đầm Sen chơi và trưa không ăn cơm ở nhà. Ngài bảo tôi làm bề trên bao nhiêu năm giờ mới lần đầu thấy có người xin phép đi công viên. Ngài phì cười và rồi cũng nói “Được Khải” và cho tôi 10 nghìn như tôi xin và chúc anh em tôi đi chơi bình an vui vẻ.
Những năm 90 chúng tôi ở Học viện, một số anh em vẫn còn hút thuốc. Có cha thấy anh em hút thuốc thì làm um lên. Mấy hôm sau, đến giờ gặp chúng tôi, ngài nói: “Tôi thông cảm với anh em! Nếu anh em chưa bỏ ngay được và nếu thèm thuốc quá, có hút thì cũng hút cách nào đó để tránh gây cớ vấp phạm cho người khác!”
Ngài khuyên anh em bỏ thuốc lá, nhưng ngài không lấy việc này để làm áp lực trên đời tu của chúng tôi.
Ngài không ác cảm người có ý kiến khác mình. Tôi là bề dưới của ngài, nhiều lần tôi có ý kiến khác ngài, thế nhưng ngài vẫn yêu thương và tôn trọng tôi, hơn nữa còn khích lệ tôi bằng lời nói và việc làm.
Ngài luôn cố gắng giúp đỡ chúng tôi hết sức và mong muốn cho chúng tôi trở nên hoàn thiện hơn trong mọi việc.
Bao nhiêu bài viết, bài dịch của tôi lúc còn trong Học viện cũng như khi đã làm linh mục và sống bên cạnh ngài đã được sửa chữa và góp ý. Dù chỉ là một mảnh giấy nhắn tin, nếu tôi viết sai chính tả hay ngữ pháp thì ngài cũng sửa bằng bút đỏ hết sức cẩn thận và gửi lại cho tôi.
Ngài quảng đại và thông cảm trong lối sống bao nhiêu thì khắt khe và đòi hỏi trong công việc chuyên môn bấy nhiêu. Tôi biết mình viết chẳng dễ dàng gì, nếu bây giờ tôi viết bớt sai, thì có hai người đã sửa tôi nhiều nhất là ngài và trước đó là cha Vũ Ngọc Bích ở Hà Nội.
Tôi đặc biệt cảm nhận được tình yêu thương và sự giúp đỡ của ngài trong cái chết của cậu tôi năm 1998 ở Biên Hòa. Ngài đã cùng các cha trong Dòng sắp xếp để tôi đưa cậu từ Biên Hòa về làm đám tang tại Học viện và chính ngài cử hành lễ an táng cho cậu tôi tại nhà thờ Kỳ Đồng.
NGÀI LÀ NGƯỜI CỞI MỞ, KHIÊM TỐN VÀ BIẾT LẮNG NGHE Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC.
Ngài dạy chúng tôi, nhưng đọc bài viết của chúng tôi thấy có vấn đề gì hoặc không hiểu thì ngài ân cần trao đổi chứ không khẳng định ý của mình là tuyệt đối duy nhất đúng. Nếu thấy anh em có lý ngài tiếp thu.
Dù có bằng Tiến sĩ Thần học Kinh Thánh, biết 6 thứ tiếng, nói được tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ý và tiếng Latin, nhưng không bao giờ trong câu chuyện ngài tỏ ra hiểu biết hơn người khác về bất cứ lãnh vực gì. Ngài không tranh giành hơn thua với ai. Chỉ chăm chú hoàn thành bổn phận và đào sâu lãnh vực chuyên môn của mình.
Tôi nhớ khi lần đầu in Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ ngài có tặng chúng tôi mỗi người một bản. Cha Hiện lúc đấy còn đang làm thầy nói với chúng tôi câu 1Pr 1,8 các tác giả dịch và diễn đạt chưa đúng mấy vì thế đọc nghe trúc trắc khó hiểu.
Cha Hiện đã đi góp ý với ngài. Sau đó cha Hiện nói với chúng tôi rằng ngài lấy làm vui mừng và cám ơn cha Hiện nhiều lắm và trong những lần xuất bản tiếp theo, câu đó đã được sửa cho sáng sủa và rõ nghĩa như hiện nay.
Tôi nhớ hồi năm 1998, có anh em trong Học viện chia sẻ với tôi anh bị đau dạ dày thường xuyên. Sau khi nghe câu chuyện của anh tôi biết nguyên do là anh và người anh em cùng phòng sống không hợp nhau. Hồi đấy tu viện thiếu chỗ, mỗi phòng ngăn thành 2 ô và mỗi ô 2 anh em.
Thấy vậy tôi đã đến gặp ngài và đề nghị chuyển phòng tất cả các anh em cho khỏi ai bị tổn thương, vì cho đến lúc đấy, tôi thấy anh em Học viện chưa bao giờ chuyển phòng. Tôi nghĩ các anh em sống chung với nhau 6-7 năm trong một ô hay một phòng thì hợp nhau hay không hợp nhau đều không tốt. Ngay hôm sau ngài đã cho anh em bắt thăm để nhận phòng mới người mới.
Hồi năm 2000, trong tư cách là Trưởng Ban Đào tạo, ngài phải ra đề thi Việt văn cho anh em vào Tiền tập. Không biết trình độ Việt văn của các bạn trẻ ngày nay thế nào và các bạn được dạy những gì ở Trung học và Đại học, ngài đã hỏi chuyện tôi và cuối cùng xin tôi giúp ngài chọn mấy đề tài cùng đưa ra yêu cầu của mỗi đề tài để ngài cho anh em thi và làm căn cứ chấm bài cho phù hợp.
Tôi cảm phục thái độ khiêm tốn của ngài. Vì lợi ích của các anh em trẻ mới vào tu, ngài cất công tìm hiểu và hạ mình vậy! Không làm liều! Tất cả cũng vì yêu thương và tôn trọng những người trẻ đang bắt đầu bước vào đời tu trong Dòng.
NGÀI LÀ NGƯỜI SỐNG NGHÈO KHÓ, GIẢN DỊ VÀ LÀNH MẠNH
Ngài ở trong cái phòng bé tý của ngôi nhà ván gỗ và mái tôn thấp lẹ thẹ của Tu viện Mai Thôn. Chỉ đủ kê cái giường nhỏ, cái bàn nhỏ và cái tủ nhỏ. Gia sản đáng giá nhất của ngài là cái xe máy CD 90 và cái Radio.
Khi ở Kỳ Đồng, phòng ngài cạnh phòng tôi, tôi thấy lúc này ngài có thêm cái máy tính để bàn. Đồ đạc trong phòng ngài vào đầu những năm 2000 còn đơn giản hơn nhiều phòng của các anh em sinh viên Học viện.
Ngài rất chăm chút quần áo mặc, nhưng phòng ở thì rất bụi bặm. Tôi thấy mỗi năm ngài chỉ quét vài lần. Trong khi quần áo thì ngài tự giặt lấy và tự ủi lấy. Ngài không quan tâm đến tiện nghi, đến hưởng thụ. Không đam mê ăn uống, không đam mê âm nhạc, không đam mê thể thao.
Chỉ đọc báo và coi ti vi nhưng coi gọi là. Ngài thường coi ti vi vào giờ khuya, khi các anh em khác đã đi ngủ. Ngài bật ti vi lên và ngồi đối diện trong khi đọc sách vở hay viết gì đó. Có khi ngài ngủ lúc nào ngay tại ghế ngồi. Có khi có anh em đi qua tắt ti vi và tắt điện trêu ngài.
Ngài rất chăm chút sức khỏe. Tuy không tập thể dục thể thao hay làm việc tay chân nhưng ngài cũng đi bộ lần hạt ở hành lang. Cứ sáu tháng ngài đi khám tổng quát một lần xem sức khỏe thế nào, đường, mỡ men gan ra sao rồi về điều chỉnh bằng chế độ ăn uống.
Ngài đặc biệt cẩn thận trong việc ăn uống. Ăn vừa đủ. Uống vừa đủ. Rất điều độ! Không ai có thể mời ngài hay ép ngài ăn uống cái gì mà ngài xét là không tốt cho sức khỏe. Về điểm này ngài sánh được với thầy Placido ở Roma.
Chính vì vậy trong khi các cha khác cùng thế hệ bị đủ các chứng bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bao tử…thì ngài vẫn khỏe mạnh và chẳng bị bất cứ bệnh gì. Đấy là điều tôi thấy ở ngài cho đến khi tôi rời Sài Gòn năm 2006.
NGÀI LÀ MỘT NHÀ ĐÀO TẠO MẪU MỰC
Ngài giảng dạy không hấp dẫn, độc đáo, nhưng tận tụy, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Ngài cho thi cử nhẹ nhàng, nhưng nghiêm túc. Bài thi thường yêu cầu không quá 2 trang A5 hoặc 1 trang A4. Ai viết thêm cắt bỏ hoặc gạch bỏ phần dư và chỉ chấm nội dung trong phần giấy ngài đã quy định.
Không cha thầy nào trong DCCT tận tâm tận lực lo việc đào tạo anh em tu sĩ trẻ bằng ngài. Mấy chục năm ngài làm Giám đốc và làm Giáo sư Học viện DCCT. Phần lớn các linh mục DCCT tuổi từ cỡ trên dưới 75 trở xuống đều là những người được ngài hướng dẫn hoặc dạy dỗ ít nhiều.
Trong việc đào tạo, tôi thấy không khi nào ngài tỏ ra có tình cảm với một số anh em này hơn những anh em khác. Không khi nào ngài có ý theo dõi hay dò xét anh em nào. Không khi nào ngài có ác cảm với anh em nào. Ngài giao tiếp và ứng xử quân bình và công bằng với mọi kẻ thuộc quyền.
Ngài sống nghiêm khắc với chính mình nhưng nhân từ với các anh em. Nghiêm khắc và đòi hỏi trong lối sống và trong việc viết lách của các anh em, nhưng rất nhân từ và độ lượng trong việc đánh giá và quyết định cho các anh em khấn dòng hay tiến chức. Trừ việc giân lận thi cử!
Ngài nói các anh em khi đi học ở trong Dòng hay ngoài Dòng, cần trung thực. Không làm bài được thì thôi, đừng gian lận thi cử. Nếu không làm bài được ngài vẫn có cách “cứu” được anh em. Nhưng nếu ai cố tình gian lận thi cử ngài sẽ đề nghị loại ra khỏi Dòng.
Ngài không có những kế hoạch, những dự án tri thức và tâm linh này nọ, không can thiệp nhiều vào đời sống của các anh em. Không bám sát anh em khiến anh em ngạt thở hay sống mất tự nhiên. Anh nào cần đến trình bày ngài nghe và giúp đỡ. Còn gặp gỡ chính thức thì rất hiếm và rất ngắn.
Cả đời Học viện của tôi gần 7 năm, gặp gỡ chính thức chỉ 3 lần, mỗi lần không quá 5 phút. Lần khấn lại. Lần khấn trọn. Lần chịu chức phó tế. Lần nào ngài cũng hỏi mấy câu này: Khải sống trong Học viện có cảm thấy thoải mái không? Khải có cần giúp đỡ gì không? Khải có kinh nghiệm gì cụ thể về Chúa Thánh Thần không? Chỉ có vậy!
Tôi có cảm giác cái triết lý giáo dục của ngài chỉ cốt ở hai điểm này. Một là để cho Thánh Thần hướng dẫn và thánh hóa anh em. Hai là dùng tình thương và gương mẫu để các học trò tin tưởng, yêu mến và tự giác sống theo.
Lão Tử nói bậc thánh nhân không làm gì mà việc gì cũng thành. Cái lối đào tạo của ngài có lẽ là như là vậy. Ngài không can thiệp nhiều, không cậy sức cậy tài để ép bề dưới theo ý mình, nhưng kết quả là các anh em sống bình an, hiệp nhất, có ý thức dấn thân học tập và phục vụ rất cao.
NGÀI LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRÍ THỨC CÁCH MẪU MỰC VÀ CHUYÊN CẦN.
Ngài học Thần học Kinh Thánh và ngoài việc bổn phận trong tư cách là Bề trên và Giám đốc, thì thời gian và tâm sức còn lại ngài đặt vào việc nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Kinh Thánh.
Ngày nay người ta coi trọng và đề cao người biết làm việc chung theo đội nhóm. Ngài là người như vậy. Ngài làm việc chung theo nhóm rất giỏi. Cái điểm yếu chung của người Việt trong Đạo ngoài đời đối với ngài lại là điểm mạnh.
Ngài đã gia nhập Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ năm 1972 và ngài coi đó như gia đình thứ hai của mình sau Nhà Dòng. Ngài là một trong những thành viên kỳ cựu nhất của Nhóm trong suốt gần 50 năm và vì là ngời hiền hòa, dễ thương và làm việc nghiêm túc nên trong nhiều thập niên ngài được bầu làm Trưởng Nhóm.
Tôi đã từng nói rằng Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một nhóm các nhà trí thức Công giáo tồn tại lâu nhất, làm việc khoa học nhất, tạo ra những sản phẩm tri thức có phấm chất tốt nhất trong lãnh vực Kinh Thánh và Phụng Vụ, có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong Giáo Hội Việt Nam.
Nhóm đã in và phổ biến hơn 2 triệu bản Tân ước, hàng trăm nghìn bản Kinh Thánh trọn bộ, hàng chục nghìn bản Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, hàng nghìn bản Sách Lễ Roma, các nghi thức Phụng Vụ, các sách chú giải Kinh Thánh... Đấy là chưa kể bản văn Kinh Thánh kèm theo chú giải được hàng trăm nghìn người sử dụng online.
Ngày nay, những ai có đọc Kinh Thánh và đọc Kinh Phụng Vụ và tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt, những ai học Kinh Thánh, đều đang ít nhiều hưởng nhờ thành quả lao động trí thức của Nhóm CGKPV mà trong đó có phần đóng góp quan trọng của Cha Giuse Trần Ngọc Thao.
Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh thường nói “Nhóm chúng tôi là một đội banh” và tôi tin cũng như các thành viên khác, Cha Giuse Trần Ngọc Thao là một cầu thủ kỳ cựu và quan trọng. Ngài là Đội trưởng của đội banh kia trong nhiều thập niên .
NGÀI LÀ VỊ BỀ TRÊN GIÁM TỈNH KHÔN NGOAN ĐÃ LÀNH ĐẠO TỈNH DÒNG TRONG GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHẤT
Ngài là một trong những Bề trên Giám tỉnh lâu nhất trong DCCT Việt Nam.
Ngài làm 4 khóa liên tiếp, từ năm 1981-1993. Đấy là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của Nhà Dòng và Giáo Hội Việt Nam. Vì những năm cuối thập niên 1970 Miền Nam còn thừa hưởng được một chút tự do rơi rớt lại từ thời VNCH mà nhà cầm quyền cộng sản chưa kịp tước đoạt.
Các tu viện của Dòng bị nhà cầm quyền cướp đoạt nhà cửa, trường học, thư viện, đất đai, nhà máy, cơ sở chăn nuôi…Cướp một phần hay toàn bộ. Nhiều anh em bị bắt đi tù. Rất nhiều anh em bị mất chỗ ở khi tu viện bị giải tán và phải về sống với gia đình và phải tự lạo động kiếm sống.
Bản thân ngài, dù là Bề trên Giám tỉnh cũng không được sống trong Tu viện Kỳ Đồng mà vẫn phải ở trong căn nhà lụp xụp bên Tu viện Mai Thôn. Mãi đến năm 1993 khi hết làm Giám Tỉnh và nhà nước bớt căng thẳng chuyện hộ khẩu, ngài mới được chuyển về tu viện Kỳ Đồng.
Nhà cầm quyền bấy giờ còn cấm các anh em ở các tỉnh về Sài Gòn tĩnh tâm chung hằng năm. Tệ nhất là cấm thuyên chuyển, cấm bổ nhiệm, cấm nhận người đào tạo, cấm khấn dòng, cấm chịu chức linh mục, cấm dạy thần học…
Thiếu thốn, khó khăn, nguy hiểm mọi đàng. Dẫn dắt một Tỉnh Dòng mà thời điểm bấy giờ là dòng tu duy nhất hiện diện cả ba miền Bắc-Trung-Nam và duy trì được tinh thần tu trì của các anh em trong giai đoạn khắc nghiệt ấy quả thật không đơn giản. Thế mà ngài đã làm được!
Ngài đã giúp được các anh em gắn bó hiệp nhất với nhau để cùng nhau phục vụ Chúa nơi người nghèo. DCCT ở Việt Nam hiếm có giai đoạn nào anh em đoàn kết và hiệp nhất như thời kỳ 12 năm ngài làm Bề trên Giám Tỉnh.
Ngài đã thành công trong việc tìm kiếm một mô hình thích hợp để cổ vũ và nâng đỡ việc tu, việc học và việc phục vụ của từng anh em trẻ đang thuộc diện đào tạo mà không được sống trong tu viện.
Ngài đã đưa ra các quyết định bí mật nhận ơn gọi, bí mật mở Tập viện, bí mật khấn Dòng, bí mật cho các anh em học triết học và thần học với các giáo sư riêng lẻ, bí mật cho anh em truyền chức linh mục, bất chấm lệnh cấm cản và trừng phạt của nhà cầm quyền.
Năm 1990 ngài còn quyết định mở Học viện tập trung tại Tu viện Kỳ Đồng khi ngài vừa là Bề trên Giám tỉnh, vừa là giám đốc Học viện trong khi cha Vũ Khởi Phụng làm Giám học.
Vì chỉ có như vậy các anh em trẻ mới có thể có cơ may được đào tạo bài bản và mau chóng. Từ đó ban ngày anh em đến Tu viện học tập. Tối ra ngoài nhà giáo dân ngủ để tránh sự khám xét, bắt bớ của nhà cầm quyền.
Cũng từ năm 1990, ngài đã quyết định cho các anh em đã học xong thần học được chịu chức linh mục bí mật nếu muốn. Trong số đó Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích và Vinhsơn Phạm Trung Thành là những người đầu tiên và cả hai về sau đều đã được bầu làm Bề trên Giám tỉnh như ngài.
Tôi tin rằng nếu không có đường hướng khôn ngoan và quyết định can đảm của ngài vào thời điểm đó thì DCCT đã không có nhiều ơn gọi như hôm nay, bản thân tôi chưa chắc đã được nhận vào dự tu năm 1987 ở Tu viện Thái Hà và năm 1989 ở Tu viện Kỳ Đồng.
Tôi tin ngài là một trong những vị Bề trên Giám tỉnh tuyệt vời nhất của chúng tôi. Ngài là một trong vài người đã góp đắc lực nhất và to lớn nhất trong việc làm nên một DCCT Việt Nam như chúng ta thấy hôm nay.
***
Còn nhiều chuyện để nói về ngài nhưng tôi tạm dừng ở đây.
Trong mắt tôi ngài là một con người nhân bản, một tu sĩ mẫu mực, một thừa sai nhiệt thành, một trí thức cần mẫn, một bề trên khôn ngoan , can đảm và đầy lòng bao dung.
Ngài đã theo sát Chúa Kitô và là một hình ảnh sống động của Chúa Kitô. Ngài đã đóng góp hết mình trong việc xây dựng Giáo Hội và loan báo Tin mừng cho người nghèo, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn.
Hồi nhỏ khi còn sống ở gia đình, tôi thường nghe bố mẹ hỏi các cặp vợ chồng trẻ có “tin mừng”chưa, nghĩa là đã có thai chưa. Khi ai sinh nở mẹ tròn con vuông thì bố mẹ tôi cũng nói nhà đấy có “tin mừng” rồi.
Dần dần tôi hiểu bên cạnh Tin mừng tuyệt đối là Chúa Kitô, là lời rao giảng của Ngài, thì “tin mừng” còn là sự ra đời của một con người. Tuy nhiên, mỗi người có thật sự là "tin mừng" cho thế giới hay không, chỉ khi sống và nhất là khi hoàn tất cuộc đời mới biết được.
Chiêm ngưỡng cuộc đời của Cha Giuse Trần Ngọc Thao, tôi thấy ngài thực sự là tin mừng cho tôi, cho các anh em trong DCCT Việt Nam chúng tôi và trong chừng mực nào đó nhiều người Việt Nam.
Tôi tin ngài là quà tặng, là ân huệ Chúa ban cho tôi, cho DCCT và cho Giáo hội Việt Nam.
Xin tạm biệt ngài. Xin Chúa cho ngài được nghỉ yên trong Chúa và mong ngày được gặp lại ngài trong Nước Trời.
Roma 05.06.2021
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT.CHA GIUSE TRẦN NGỌC THAO TRONG MẮT TÔI
Lại một cha nữa trong Dòng ra đi. Lần này là cha Giuse Trần Ngọc Thao. Một tuần mà ba cha về với Chúa là quá nhiều!
Thật là buồn! Tôi buồn ngây người ra! Những người tôi kính trọng, những người thương yêu tôi cứ lần lượt ra đi.
Tôi ngồi viết những dòng này mà nước mắt chảy dài. Vì tôi biết ngài là một trong những người yêu thương tôi nhất và nâng đỡ tôi nhiều nhất.
Vì trong Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ngài là một trong những người tôi kính yêu nhất, là một trong những cha có đời sống tu hành mẫu mực nhất, có đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Nhà Dòng và Giáo Hội.
Thánh Alfonso nói rằng nếu viết đúng thì tiểu sử của mỗi vị thánh phải dầy ít nhất gấp đôi.
Viết đúng là viết cả những giới hạn, yếu đuối và tội lỗi mà con người ai cũng có. Ai bảo mình không có thì đấy là người nói dối. Thánh Gioan nói vậy.
Nhưng thật ra với cha Giuse Trần Ngọc Thao, trong mắt tôi ngài có quá nhiều nhân đức và công trạng mà tôi khó có thể kể hết.
Tôi kể một số điều liên quan đến ngài, với tư cách là chứng nhân. Vì 6 năm ngài làm Bề trên Giám tỉnh của tôi, gần 7 năm làm Giám đốc Học viện và giáo sư của tôi, 3 năm làm Bề trên Cộng đoàn của tôi và 6 năm phòng tôi và phòng ngài ở cạnh nhau vì thế ngài và tôi thường trò chuyện và chia sẻ với nhau.
Ngài kể ngài sinh ra ở Bên Thôn, Thạch Thất, Sơn Tây, nhưng ông cố của ngài là thầy giáo và từ lúc ngài còn rất nhỏ cả nhà đã chuyển xuống sống ở ngõ nhà giáo, phố Nam Đồng, gần nhà thờ Thái Hà, tức ngõ 85 Nguyễn Lương Bằng nay, vì vậy ngài nói giọng Hà Nội chứ không nói giọng líu lo khó nghe của người Bến Thôn thời trước.
Ngài sinh hoạt Hùng Tâm Dũng Chí ở Nhà thờ Thái Hà và gia nhập Đệ Tử viện DCCT ở đây.
NGÀI LÀ MỘT NGƯỜI LỊCH SỰ, NHÃ NHẶN VÀ CHUẨN MỰC TRONG LỐI SỐNG NÓI CHUNG, ĐẶC BIỆT TRONG ĂN MẶC, TRONG ĂN NÓI, TRONG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ.
Không bao giờ thấy ngài mặc quần short hay maillot, lúc nào cũng áo sơ mi bỏ trong quần, đi giầy tây hoặc sandales, đầu tóc chải chuốt đâu vào đó.
Anh em trong Dòng nói vui đố ai biết đùi cha Thao thế nào! Vì ngay khi ra khỏi phòng tắm về phòng riêng thì đã thấy ngài ăn mặc chỉnh tề rồi.
Ngài ăn nói từ tốn. Chăm chú lắng nghe và tôn trọng người đối thoại. Dù không bằng lòng điều gì thì ngài cũng không bao giờ lớn tiếng.
Ngài gọi chúng tôi, bằng tên riêng hoặc bằng anh và xưng là mình hoặc tôi. Nhưng khi chúng tôi đã làm linh mục, thì ngài gọi là cha dù chúng tôi chỉ là học trò và bề dưới của ngài, chỉ đáng tuổi con cháu ngài.
Khi phải nhắc bảo ai cái gì thì ngài đắn đo, cẩn trọng và nhắc nhở cách tế nhị vô cùng.
Ngài duy trì một thời gian biểu rất khoa học. Giờ nào ngày nào với ai ở đâu việc gì đều rất rõ ràng và chính xác. Chính xác đến từng phút từng giây một.
Thí dụ, 6:30 sáng ngài đi dạy học, nhưng nếu dắt xe máy ra sân mà còn thiếu một hai phút thì ngài cứ ngồi đợi; ngài căn khi nào kim đồng hồ chỉ đúng 6: 30 thì ngài mới khởi hành.
Tôi chưa thấy ai ứng xử theo sát các phép nhân bản Tây và Ta chu đáo và toàn diện hơn ngài.
NGÀI LÀ NGƯỜI HIỀN LÀNH, BIẾT THÔNG CẢM VÀ LUÔN TÌM CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC.
Thần sắc ngài trên thực tế trông tốt đẹp và phúc hậu hơn trên các ảnh chụp. Ngài không phải là người "ăn ảnh."
Dung nhan ngài, nhất là ánh mắt và cái miệng lúc nào cũng như đang mỉm cười với người khác. Chưa cần phải sống với ngài, chỉ cần nói chuyện với ngài ta thể cảm nhận được sự nhân từ và độ lượng của ngài.
Cha Trần Thế Phiệt, năm nay 74 tuổi, thuộc lớp học trò và bề dưới đầu tiên của ngài, có dịp nói với anh em trong Dòng rằng các anh em sinh viên thế hệ ngài gọi Cha Giuse Trần Ngọc Thao là “Trần Được Anh”, vì đến trình bày và xin phép ngài điều gì ngài cũng nói “Được anh!”
Đến năm 1999, khi Tuân em tôi mới xong Trung học và vào Sài Gòn, tôi xin phép ngài ngày Chúa nhật dẫn em đi công viên Đầm Sen chơi và trưa không ăn cơm ở nhà. Ngài bảo tôi làm bề trên bao nhiêu năm giờ mới lần đầu thấy có người xin phép đi công viên. Ngài phì cười và rồi cũng nói “Được Khải” và cho tôi 10 nghìn như tôi xin và chúc anh em tôi đi chơi bình an vui vẻ.
Những năm 90 chúng tôi ở Học viện, một số anh em vẫn còn hút thuốc. Có cha thấy anh em hút thuốc thì làm um lên. Mấy hôm sau, đến giờ gặp chúng tôi, ngài nói: “Tôi thông cảm với anh em! Nếu anh em chưa bỏ ngay được và nếu thèm thuốc quá, có hút thì cũng hút cách nào đó để tránh gây cớ vấp phạm cho người khác!”
Ngài khuyên anh em bỏ thuốc lá, nhưng ngài không lấy việc này để làm áp lực trên đời tu của chúng tôi.
Ngài không ác cảm người có ý kiến khác mình. Tôi là bề dưới của ngài, nhiều lần tôi có ý kiến khác ngài, thế nhưng ngài vẫn yêu thương và tôn trọng tôi, hơn nữa còn khích lệ tôi bằng lời nói và việc làm.
Ngài luôn cố gắng giúp đỡ chúng tôi hết sức và mong muốn cho chúng tôi trở nên hoàn thiện hơn trong mọi việc.
Bao nhiêu bài viết, bài dịch của tôi lúc còn trong Học viện cũng như khi đã làm linh mục và sống bên cạnh ngài đã được sửa chữa và góp ý. Dù chỉ là một mảnh giấy nhắn tin, nếu tôi viết sai chính tả hay ngữ pháp thì ngài cũng sửa bằng bút đỏ hết sức cẩn thận và gửi lại cho tôi.
Ngài quảng đại và thông cảm trong lối sống bao nhiêu thì khắt khe và đòi hỏi trong công việc chuyên môn bấy nhiêu. Tôi biết mình viết chẳng dễ dàng gì, nếu bây giờ tôi viết bớt sai, thì có hai người đã sửa tôi nhiều nhất là ngài và trước đó là cha Vũ Ngọc Bích ở Hà Nội.
Tôi đặc biệt cảm nhận được tình yêu thương và sự giúp đỡ của ngài trong cái chết của cậu tôi năm 1998 ở Biên Hòa. Ngài đã cùng các cha trong Dòng sắp xếp để tôi đưa cậu từ Biên Hòa về làm đám tang tại Học viện và chính ngài cử hành lễ an táng cho cậu tôi tại nhà thờ Kỳ Đồng.
NGÀI LÀ NGƯỜI CỞI MỞ, KHIÊM TỐN VÀ BIẾT LẮNG NGHE Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC.
Ngài dạy chúng tôi, nhưng đọc bài viết của chúng tôi thấy có vấn đề gì hoặc không hiểu thì ngài ân cần trao đổi chứ không khẳng định ý của mình là tuyệt đối duy nhất đúng. Nếu thấy anh em có lý ngài tiếp thu.
Dù có bằng Tiến sĩ Thần học Kinh Thánh, biết 6 thứ tiếng, nói được tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ý và tiếng Latin, nhưng không bao giờ trong câu chuyện ngài tỏ ra hiểu biết hơn người khác về bất cứ lãnh vực gì. Ngài không tranh giành hơn thua với ai. Chỉ chăm chú hoàn thành bổn phận và đào sâu lãnh vực chuyên môn của mình.
Tôi nhớ khi lần đầu in Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ ngài có tặng chúng tôi mỗi người một bản. Cha Hiện lúc đấy còn đang làm thầy nói với chúng tôi câu 1Pr 1,8 các tác giả dịch và diễn đạt chưa đúng mấy vì thế đọc nghe trúc trắc khó hiểu.
Cha Hiện đã đi góp ý với ngài. Sau đó cha Hiện nói với chúng tôi rằng ngài lấy làm vui mừng và cám ơn cha Hiện nhiều lắm và trong những lần xuất bản tiếp theo, câu đó đã được sửa cho sáng sủa và rõ nghĩa như hiện nay.
Tôi nhớ hồi năm 1998, có anh em trong Học viện chia sẻ với tôi anh bị đau dạ dày thường xuyên. Sau khi nghe câu chuyện của anh tôi biết nguyên do là anh và người anh em cùng phòng sống không hợp nhau. Hồi đấy tu viện thiếu chỗ, mỗi phòng ngăn thành 2 ô và mỗi ô 2 anh em.
Thấy vậy tôi đã đến gặp ngài và đề nghị chuyển phòng tất cả các anh em cho khỏi ai bị tổn thương, vì cho đến lúc đấy, tôi thấy anh em Học viện chưa bao giờ chuyển phòng. Tôi nghĩ các anh em sống chung với nhau 6-7 năm trong một ô hay một phòng thì hợp nhau hay không hợp nhau đều không tốt. Ngay hôm sau ngài đã cho anh em bắt thăm để nhận phòng mới người mới.
Hồi năm 2000, trong tư cách là Trưởng Ban Đào tạo, ngài phải ra đề thi Việt văn cho anh em vào Tiền tập. Không biết trình độ Việt văn của các bạn trẻ ngày nay thế nào và các bạn được dạy những gì ở Trung học và Đại học, ngài đã hỏi chuyện tôi và cuối cùng xin tôi giúp ngài chọn mấy đề tài cùng đưa ra yêu cầu của mỗi đề tài để ngài cho anh em thi và làm căn cứ chấm bài cho phù hợp.
Tôi cảm phục thái độ khiêm tốn của ngài. Vì lợi ích của các anh em trẻ mới vào tu, ngài cất công tìm hiểu và hạ mình vậy! Không làm liều! Tất cả cũng vì yêu thương và tôn trọng những người trẻ đang bắt đầu bước vào đời tu trong Dòng.
NGÀI LÀ NGƯỜI SỐNG NGHÈO KHÓ, GIẢN DỊ VÀ LÀNH MẠNH
Ngài ở trong cái phòng bé tý của ngôi nhà ván gỗ và mái tôn thấp lẹ thẹ của Tu viện Mai Thôn. Chỉ đủ kê cái giường nhỏ, cái bàn nhỏ và cái tủ nhỏ. Gia sản đáng giá nhất của ngài là cái xe máy CD 90 và cái Radio.
Khi ở Kỳ Đồng, phòng ngài cạnh phòng tôi, tôi thấy lúc này ngài có thêm cái máy tính để bàn. Đồ đạc trong phòng ngài vào đầu những năm 2000 còn đơn giản hơn nhiều phòng của các anh em sinh viên Học viện.
Ngài rất chăm chút quần áo mặc, nhưng phòng ở thì rất bụi bặm. Tôi thấy mỗi năm ngài chỉ quét vài lần. Trong khi quần áo thì ngài tự giặt lấy và tự ủi lấy. Ngài không quan tâm đến tiện nghi, đến hưởng thụ. Không đam mê ăn uống, không đam mê âm nhạc, không đam mê thể thao.
Chỉ đọc báo và coi ti vi nhưng coi gọi là. Ngài thường coi ti vi vào giờ khuya, khi các anh em khác đã đi ngủ. Ngài bật ti vi lên và ngồi đối diện trong khi đọc sách vở hay viết gì đó. Có khi ngài ngủ lúc nào ngay tại ghế ngồi. Có khi có anh em đi qua tắt ti vi và tắt điện trêu ngài.
Ngài rất chăm chút sức khỏe. Tuy không tập thể dục thể thao hay làm việc tay chân nhưng ngài cũng đi bộ lần hạt ở hành lang. Cứ sáu tháng ngài đi khám tổng quát một lần xem sức khỏe thế nào, đường, mỡ men gan ra sao rồi về điều chỉnh bằng chế độ ăn uống.
Ngài đặc biệt cẩn thận trong việc ăn uống. Ăn vừa đủ. Uống vừa đủ. Rất điều độ! Không ai có thể mời ngài hay ép ngài ăn uống cái gì mà ngài xét là không tốt cho sức khỏe. Về điểm này ngài sánh được với thầy Placido ở Roma.
Chính vì vậy trong khi các cha khác cùng thế hệ bị đủ các chứng bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bao tử…thì ngài vẫn khỏe mạnh và chẳng bị bất cứ bệnh gì. Đấy là điều tôi thấy ở ngài cho đến khi tôi rời Sài Gòn năm 2006.
NGÀI LÀ MỘT NHÀ ĐÀO TẠO MẪU MỰC
Ngài giảng dạy không hấp dẫn, độc đáo, nhưng tận tụy, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Ngài cho thi cử nhẹ nhàng, nhưng nghiêm túc. Bài thi thường yêu cầu không quá 2 trang A5 hoặc 1 trang A4. Ai viết thêm cắt bỏ hoặc gạch bỏ phần dư và chỉ chấm nội dung trong phần giấy ngài đã quy định.
Không cha thầy nào trong DCCT tận tâm tận lực lo việc đào tạo anh em tu sĩ trẻ bằng ngài. Mấy chục năm ngài làm Giám đốc và làm Giáo sư Học viện DCCT. Phần lớn các linh mục DCCT tuổi từ cỡ trên dưới 75 trở xuống đều là những người được ngài hướng dẫn hoặc dạy dỗ ít nhiều.
Trong việc đào tạo, tôi thấy không khi nào ngài tỏ ra có tình cảm với một số anh em này hơn những anh em khác. Không khi nào ngài có ý theo dõi hay dò xét anh em nào. Không khi nào ngài có ác cảm với anh em nào. Ngài giao tiếp và ứng xử quân bình và công bằng với mọi kẻ thuộc quyền.
Ngài sống nghiêm khắc với chính mình nhưng nhân từ với các anh em. Nghiêm khắc và đòi hỏi trong lối sống và trong việc viết lách của các anh em, nhưng rất nhân từ và độ lượng trong việc đánh giá và quyết định cho các anh em khấn dòng hay tiến chức. Trừ việc giân lận thi cử!
Ngài nói các anh em khi đi học ở trong Dòng hay ngoài Dòng, cần trung thực. Không làm bài được thì thôi, đừng gian lận thi cử. Nếu không làm bài được ngài vẫn có cách “cứu” được anh em. Nhưng nếu ai cố tình gian lận thi cử ngài sẽ đề nghị loại ra khỏi Dòng.
Ngài không có những kế hoạch, những dự án tri thức và tâm linh này nọ, không can thiệp nhiều vào đời sống của các anh em. Không bám sát anh em khiến anh em ngạt thở hay sống mất tự nhiên. Anh nào cần đến trình bày ngài nghe và giúp đỡ. Còn gặp gỡ chính thức thì rất hiếm và rất ngắn.
Cả đời Học viện của tôi gần 7 năm, gặp gỡ chính thức chỉ 3 lần, mỗi lần không quá 5 phút. Lần khấn lại. Lần khấn trọn. Lần chịu chức phó tế. Lần nào ngài cũng hỏi mấy câu này: Khải sống trong Học viện có cảm thấy thoải mái không? Khải có cần giúp đỡ gì không? Khải có kinh nghiệm gì cụ thể về Chúa Thánh Thần không? Chỉ có vậy!
Tôi có cảm giác cái triết lý giáo dục của ngài chỉ cốt ở hai điểm này. Một là để cho Thánh Thần hướng dẫn và thánh hóa anh em. Hai là dùng tình thương và gương mẫu để các học trò tin tưởng, yêu mến và tự giác sống theo.
Lão Tử nói bậc thánh nhân không làm gì mà việc gì cũng thành. Cái lối đào tạo của ngài có lẽ là như là vậy. Ngài không can thiệp nhiều, không cậy sức cậy tài để ép bề dưới theo ý mình, nhưng kết quả là các anh em sống bình an, hiệp nhất, có ý thức dấn thân học tập và phục vụ rất cao.
NGÀI LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRÍ THỨC CÁCH MẪU MỰC VÀ CHUYÊN CẦN.
Ngài học Thần học Kinh Thánh và ngoài việc bổn phận trong tư cách là Bề trên và Giám đốc, thì thời gian và tâm sức còn lại ngài đặt vào việc nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Kinh Thánh.
Ngày nay người ta coi trọng và đề cao người biết làm việc chung theo đội nhóm. Ngài là người như vậy. Ngài làm việc chung theo nhóm rất giỏi. Cái điểm yếu chung của người Việt trong Đạo ngoài đời đối với ngài lại là điểm mạnh.
Ngài đã gia nhập Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ năm 1972 và ngài coi đó như gia đình thứ hai của mình sau Nhà Dòng. Ngài là một trong những thành viên kỳ cựu nhất của Nhóm trong suốt gần 50 năm và vì là ngời hiền hòa, dễ thương và làm việc nghiêm túc nên trong nhiều thập niên ngài được bầu làm Trưởng Nhóm.
Tôi đã từng nói rằng Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một nhóm các nhà trí thức Công giáo tồn tại lâu nhất, làm việc khoa học nhất, tạo ra những sản phẩm tri thức có phấm chất tốt nhất trong lãnh vực Kinh Thánh và Phụng Vụ, có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong Giáo Hội Việt Nam.
Nhóm đã in và phổ biến hơn 2 triệu bản Tân ước, hàng trăm nghìn bản Kinh Thánh trọn bộ, hàng chục nghìn bản Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, hàng nghìn bản Sách Lễ Roma, các nghi thức Phụng Vụ, các sách chú giải Kinh Thánh... Đấy là chưa kể bản văn Kinh Thánh kèm theo chú giải được hàng trăm nghìn người sử dụng online.
Ngày nay, những ai có đọc Kinh Thánh và đọc Kinh Phụng Vụ và tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt, những ai học Kinh Thánh, đều đang ít nhiều hưởng nhờ thành quả lao động trí thức của Nhóm CGKPV mà trong đó có phần đóng góp quan trọng của Cha Giuse Trần Ngọc Thao.
Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh thường nói “Nhóm chúng tôi là một đội banh” và tôi tin cũng như các thành viên khác, Cha Giuse Trần Ngọc Thao là một cầu thủ kỳ cựu và quan trọng. Ngài là Đội trưởng của đội banh kia trong nhiều thập niên .
NGÀI LÀ VỊ BỀ TRÊN GIÁM TỈNH KHÔN NGOAN ĐÃ LÀNH ĐẠO TỈNH DÒNG TRONG GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHẤT
Ngài là một trong những Bề trên Giám tỉnh lâu nhất trong DCCT Việt Nam.
Ngài làm 4 khóa liên tiếp, từ năm 1981-1993. Đấy là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của Nhà Dòng và Giáo Hội Việt Nam. Vì những năm cuối thập niên 1970 Miền Nam còn thừa hưởng được một chút tự do rơi rớt lại từ thời VNCH mà nhà cầm quyền cộng sản chưa kịp tước đoạt.
Các tu viện của Dòng bị nhà cầm quyền cướp đoạt nhà cửa, trường học, thư viện, đất đai, nhà máy, cơ sở chăn nuôi…Cướp một phần hay toàn bộ. Nhiều anh em bị bắt đi tù. Rất nhiều anh em bị mất chỗ ở khi tu viện bị giải tán và phải về sống với gia đình và phải tự lạo động kiếm sống.
Bản thân ngài, dù là Bề trên Giám tỉnh cũng không được sống trong Tu viện Kỳ Đồng mà vẫn phải ở trong căn nhà lụp xụp bên Tu viện Mai Thôn. Mãi đến năm 1993 khi hết làm Giám Tỉnh và nhà nước bớt căng thẳng chuyện hộ khẩu, ngài mới được chuyển về tu viện Kỳ Đồng.
Nhà cầm quyền bấy giờ còn cấm các anh em ở các tỉnh về Sài Gòn tĩnh tâm chung hằng năm. Tệ nhất là cấm thuyên chuyển, cấm bổ nhiệm, cấm nhận người đào tạo, cấm khấn dòng, cấm chịu chức linh mục, cấm dạy thần học…
Thiếu thốn, khó khăn, nguy hiểm mọi đàng. Dẫn dắt một Tỉnh Dòng mà thời điểm bấy giờ là dòng tu duy nhất hiện diện cả ba miền Bắc-Trung-Nam và duy trì được tinh thần tu trì của các anh em trong giai đoạn khắc nghiệt ấy quả thật không đơn giản. Thế mà ngài đã làm được!
Ngài đã giúp được các anh em gắn bó hiệp nhất với nhau để cùng nhau phục vụ Chúa nơi người nghèo. DCCT ở Việt Nam hiếm có giai đoạn nào anh em đoàn kết và hiệp nhất như thời kỳ 12 năm ngài làm Bề trên Giám Tỉnh.
Ngài đã thành công trong việc tìm kiếm một mô hình thích hợp để cổ vũ và nâng đỡ việc tu, việc học và việc phục vụ của từng anh em trẻ đang thuộc diện đào tạo mà không được sống trong tu viện.
Ngài đã đưa ra các quyết định bí mật nhận ơn gọi, bí mật mở Tập viện, bí mật khấn Dòng, bí mật cho các anh em học triết học và thần học với các giáo sư riêng lẻ, bí mật cho anh em truyền chức linh mục, bất chấm lệnh cấm cản và trừng phạt của nhà cầm quyền.
Năm 1990 ngài còn quyết định mở Học viện tập trung tại Tu viện Kỳ Đồng khi ngài vừa là Bề trên Giám tỉnh, vừa là giám đốc Học viện trong khi cha Vũ Khởi Phụng làm Giám học.
Vì chỉ có như vậy các anh em trẻ mới có thể có cơ may được đào tạo bài bản và mau chóng. Từ đó ban ngày anh em đến Tu viện học tập. Tối ra ngoài nhà giáo dân ngủ để tránh sự khám xét, bắt bớ của nhà cầm quyền.
Cũng từ năm 1990, ngài đã quyết định cho các anh em đã học xong thần học được chịu chức linh mục bí mật nếu muốn. Trong số đó Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích và Vinhsơn Phạm Trung Thành là những người đầu tiên và cả hai về sau đều đã được bầu làm Bề trên Giám tỉnh như ngài.
Tôi tin rằng nếu không có đường hướng khôn ngoan và quyết định can đảm của ngài vào thời điểm đó thì DCCT đã không có nhiều ơn gọi như hôm nay, bản thân tôi chưa chắc đã được nhận vào dự tu năm 1987 ở Tu viện Thái Hà và năm 1989 ở Tu viện Kỳ Đồng.
Tôi tin ngài là một trong những vị Bề trên Giám tỉnh tuyệt vời nhất của chúng tôi. Ngài là một trong vài người đã góp đắc lực nhất và to lớn nhất trong việc làm nên một DCCT Việt Nam như chúng ta thấy hôm nay.
***
Còn nhiều chuyện để nói về ngài nhưng tôi tạm dừng ở đây.
Trong mắt tôi ngài là một con người nhân bản, một tu sĩ mẫu mực, một thừa sai nhiệt thành, một trí thức cần mẫn, một bề trên khôn ngoan , can đảm và đầy lòng bao dung.
Ngài đã theo sát Chúa Kitô và là một hình ảnh sống động của Chúa Kitô. Ngài đã đóng góp hết mình trong việc xây dựng Giáo Hội và loan báo Tin mừng cho người nghèo, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn.
Hồi nhỏ khi còn sống ở gia đình, tôi thường nghe bố mẹ hỏi các cặp vợ chồng trẻ có “tin mừng”chưa, nghĩa là đã có thai chưa. Khi ai sinh nở mẹ tròn con vuông thì bố mẹ tôi cũng nói nhà đấy có “tin mừng” rồi.
Dần dần tôi hiểu bên cạnh Tin mừng tuyệt đối là Chúa Kitô, là lời rao giảng của Ngài, thì “tin mừng” còn là sự ra đời của một con người. Tuy nhiên, mỗi người có thật sự là "tin mừng" cho thế giới hay không, chỉ khi sống và nhất là khi hoàn tất cuộc đời mới biết được.
Chiêm ngưỡng cuộc đời của Cha Giuse Trần Ngọc Thao, tôi thấy ngài thực sự là tin mừng cho tôi, cho các anh em trong DCCT Việt Nam chúng tôi và trong chừng mực nào đó nhiều người Việt Nam.
Tôi tin ngài là quà tặng, là ân huệ Chúa ban cho tôi, cho DCCT và cho Giáo hội Việt Nam.
Xin tạm biệt ngài. Xin Chúa cho ngài được nghỉ yên trong Chúa và mong ngày được gặp lại ngài trong Nước Trời.
Roma 05.06.2021
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT.
- Mình và Máu Chúa Kitô Lương thực bổ dưỡng Linh hồn
- Sống tương quan với Chúa
- Cánh cửa mới
- Chúa huấn luyện con người với thời gian
- Yêu Chúa và yêu Tha nhân
- Sự sống lại
- Đừng vượt quá giới hạn mà chất vấn Thiên Chúa
- Những món quà vô giá
- Nguời khiêm nhường được nâng cao
- Sống khôn ngoan, Sống theo sự thật