Dân Chúa Âu Châu

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚̉𝐲 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟓𝟏, 𝟏𝟐𝐜-𝟐𝟎; 𝐌𝐜 𝟏𝟏, 𝟐𝟕-𝟑𝟑.
186506335 4343567692340434 1184050210284406986 nKhôn ngoan là một nhân đức trong 7 ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận trong hai bì tích Rửa Tội và Thêm Sức. Là ơn Chúa ban, nên cần gìn giữ và thực hành, nếu không sẽ mất đi. Nhân đức Khôn ngoan giúp chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng Chân Thật Hằng Hữu Đời Đời. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca cho độc giả những cái nhìn rất thâm sâu về Đức Khôn Ngoan: nó là một tiến trình của cả đời người, con người phải cầu nguyện mới có, con người phải thực hành những gì học được, giữ luật Thiên Chúa, và nhất là phải biết giữ tâm hồn trong sạch mới sở hữu được Đức Khôn Ngoan. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su Đấng đầy Khôn ngoan sống cho sự thật, bảo vệ Đền thờ nơi thờ phượng Thiên Chúa.

𝟏. 𝐗𝐞𝐦

Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ lại vào Giê-ru-sa-lem. Đang khi Người đi đi lại lại trong Đền Thờ, thì các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến cùng Người và hỏi : “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy ?” Đức Giê-su đáp : “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của ông Gio-an là do Trời hay do người ta ? Các ông trả lời cho tôi đi !” Họ bàn với nhau : “Nếu mình nói : ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại : ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?’ Nhưng chẳng lẽ mình nói : ‘Do người ta’ ?” Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức Giê-su : “Chúng tôi không biết.” Đức Giê-su liền bảo họ : “Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”

𝟐. 𝐗𝐞́𝐭

Bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giê-su vào thanh tẩy Đền thờ, Ngài lật đổ bàn đổi tiền, xua đuổi những con buôn súc vật ra khỏi, trả lại sự yên tĩnh cho Đền Thờ. Việc làm này là đụng chạm đến các Thượng tế, Kinh sư, vì những người buôn bán không phải tự nhiên vào đó buôn bán, nếu không có được phép của họ. Thậm chí họ còn thu tiền chỗ thật cao trục lợi. Sở dĩ hôm qua họ không ra mặt, giữ im lặng là vì có thể Đức Giê-su làm thanh tẩy cách đột ngột họ không ra tay kịp, hoặc họ sợ vì dân chúng hôm ấy quá đông mà Đức Giê-su được nhiều người hâm mộ. Bằng chứng trước đó, khi Ngài vào thành dân chúng cầm lá tung hô vang dậy, lấy áo lót đường cho Ngài đi qua.

Hôm nay, nhất quyết họ gặp Đức Giê-su chất vấn: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy ?” Hai câu hỏi hốc búa không dễ trả lời. Về quyền, thật ra Đức Giê-su không có quyền gì cả. Mọi chuyện tổ chức lễ nghi trong Đền thờ là do các Thượng tế, Tư tế, Luật sĩ…Đức Giê-su đâu có chức quyền gì. Về ai là người cho quyền đó? Đây là cái bẫy, trả lời thế nào cũng có tội. Nếu nói là bở Trời, thì họ sẽ cho ông này phạm thượng; nếu nói bởi Tôi, thì rõ ràng chính Ngài phá hủy Đền thờ. Đường nào cũng thua, vì Đức Giê-su đầy khôn ngoan và chân thật, nên thay vì trả lời câu hỏi cho các ông, Ngài đặt một câu hỏi khác cho các ông. Nếu các ông trả lời được, Ngài sẽ nói cho các ông biết Ngài dùng quyền nào mà thanh tẩy Đền thờ. Câu hỏi đó là: “Vậy, phép rửa của ông Gio-an là do Trời hay do người ta ?” Các ông suy nghĩ và bàn tán với nhau: “Nếu mình nói : ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại : ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?’ Nhưng chẳng lẽ mình nói : ‘Do người ta’ ?” Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức Giê-su : “Chúng tôi không biết.” Thế là Chúa Giê-su không cần thiết trả lời hai câu hỏi các ông chất vấn Ngài. Đây chính là dụng ý của Chúa Giêsu khi đặt cho họ câu hỏi về Phép rửa của Gioan, đó là Ngài muốn mời gọi họ sám hối và trở về với Thiên Chúa.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦

Thế là Chúa Giêsu đã thoát cãi bẫy của họ quá dễ dàng. Chính vì họ không trả lời câu hỏi của Ngài đặt ra, họ cũng không xứng đáng để nghe câu trả lời của Ngài. Một lần nữa, họ phải nuốt cục giận xuống để tìm cơ hội khác. Nhưng vô tình nó đã đẩy sự căm ghét của các Thượng tế với Chúa Giêsu lên đến cực điểm và chính tại Giêrusalem này, họ đã đóng đinh Ngài.

Khi đứng trước một chân lý, khi phải đối đầu một chân lý, mọi con người trong chúng ta cần phải cúi đầu vâng phục điều đó và phải xem điều đó là cần thiết không những mang lại lợi ích riêng cho mình và còn là một mối lợi cho nhiều người khác nữa. Nếu chúng ta chối từ, hoặc bẻ cong chân lý ấy thì chính mình đã nhận lấy một sự xấu hổ ê chề mà không có lối chạy trốn vào đâu nữa; chính sự bẻ cong chân lý sẽ nhấn chìm bản thân mình và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn; sẽ đưa chúng ta đến tuyệt vọng.

@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧

𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖, 𝒉𝒐̂𝒎 𝒏𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒂̃ 𝒌𝒊́𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒐̛́ Đ𝒖̛́𝒄 𝑻𝒓𝒊𝒏𝒉 𝑵𝒖̛̃ 𝑴𝒂-𝒓𝒊-𝒂, 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒂̂𝒏𝒈 𝒍𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒂 𝒏𝒈𝒐̛̣𝒊 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉, 𝒙𝒊𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒎𝒂̀ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒏𝒉𝒖̛ 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊, 𝒍𝒂̀ 𝒙𝒖̛́𝒏𝒈 đ𝒂́𝒏𝒈 𝒍𝒂̃𝒏𝒉 𝒍𝒂̂́𝒚 𝒐̛𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒐̣̂𝒄 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒃𝒂𝒏. 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑪𝒉𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏. 

Lm. Nhan Quang