Dân Chúa Âu Châu

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐍𝐚̆𝐦 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝟐 𝐂𝐫 𝟑, 𝟏𝟓-𝟏𝟖. 𝟒, 𝟏. 𝟑-𝟔; 𝐌𝐭 𝟓, 𝟐𝟎-𝟐𝟔.
197644966 4379447938752409 5393068469483217130 n 1“Tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn năm”, đó là lời thánh vịnh 117, 2 ca ngợi tình yêu Thiên Chúa trải dài suốt bao thế hệ và cho đến muôn đời. Không có gì bền vững bằng tình thương của Chúa. Ngay trong bài đọc 1, thánh Phaolô xác nhận tình yêu Thiên Chúa, biểu tỏ cho con người qua Đức Kitô, có khả năng biến đổi con người thành tạo vật mới. Sau khi được thấm nhuần tình yêu này, con người sẽ biết cách đáp trả thích đáng tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, và biết yêu thương tha nhân như những người con của Chúa và như những chi thể của Nhiệm Thể Đức Kitô. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su dạy các môn đệ phải biết yêu thương, ngay cả không được giận dỗi anh em mình.

𝟏. 𝐗𝐞𝐦

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”

𝟐. 𝐗𝐞́𝐭

Chúng ta đang đọc một loạt bài giảng của Đức Giê-su trong chương 5 Tin Mừng Mat-thêu. Hôm nay, Đức Giê-su chỉ cho các môn đệ muốn vào Nước Trời phải ăn ở công chính hơn các Kinh sư và Biệt phái. Như thế, theo Đức Giê-su các Kinh sư và Biệt phái công chính, nên đòi hỏi các môn đệ phải hơn họ. Tại sao phải hơn? Trong khi trong Thánh Kinh xác định: trước mặt Thiên Chúa không ai là công chính. Ta phải hiểu thế nào đây? Đúng, trong tương quan với Chúa, không có ai trong loài người là công chính, vì con người là tội nhân; nhưng trong tương quan giữa người với người, có những chuẩn mực để đánh giá ai là người tốt, ai là người công chính. Cho nên, Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ phải hơn những Kinh sư và Biệt phái.

Để cho rõ hơn, Đức Giê-su minh họa cụ thể: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.” Những người Do thái, các Kinh sư và Biệt phái giữ luật này rất kỹ, vì thế họ tự cho mình là công chính. Đức Giê-su chỉ cho họ biết rằng: giết người không phải chỉ giết thân xác, nhưng khi hạ danh dự, nhục mạ cũng ác như giết thân xác, Vì thế, Ngài khẳng định: giận, mắng, chửi cũng là giết danh dự người khác rồi. Quá rõ ràng, không phải không giết người là công chính, mà còn không giận ai, mắng ai, chửi ai cũng là công chính. Như thế, Đức Giê-su kiện toàn luật Mô-sê ‘chớ giết người’ trên hai bình diện thể xác và tâm hồn, trong khi Lề Luật chỉ xét bình diện thể xác mà thôi.

Sau đó, Đức Giê-su nói đến mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Dường như Ngài chú trọng mối tương quan giữa người với nhau hơn là với Thiên Chúa khi Ngài nói: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ (tương quan với Chúa), mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh (tương quan giữa người với nhau), thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” Rõ ràng, Đức Giê-su muốn con người sống tương quan tốt với nhau rồi mới đến tương quan với Thiên Chúa. Điều chúng ta lưu ý câu nói của Đức Giê-su: “mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh”, nghĩa là trong vụ bất bình này không phải lỗi của mình, cần gì phải đi làm hòa, thế mà Ngài dạy chính ta phải đi làm hòa với người gây sự ta, thì việc dâng lễ mới đẹp lòng Chúa.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦

Qua Đức Giê-su, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa thật ca, sâu, rông, dài vô tận. Một tình yêu luôn rộng mở giải thoát con người. Một khi Ngài đóng cửa này, để bảo vệ con người, đồng thời Ngài mở một cửa khác cho con người. Ngài không dồn ép mà luôn mở, vì Thiên Chúa là Tình Yêu.

Một khi đã lãnh nhân tình yêu Chúa, bổn phận chúng ta phải sống tình yêu ấy cho nhau. Biết đón nhận anh em bằng chân tình yêu thương, tha thứ, biết làm hòa mỗi khi xung đột, biết lấy lòng yêu thương làm chuẩn mực cho đời sống. Như thế, ta đã thực thi lời Chúa dạy và trở nên người công chính.

@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧

𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒙𝒖̛𝒂 𝒗𝒂̀𝒐 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒏𝒂̀𝒚, đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒂́𝒄 𝑻𝒐̂𝒏𝒈 Đ𝒐̂̀ 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏, 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒏𝒈𝒖̛̣ 𝒙𝒖𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒂́𝒄 𝒏𝒈𝒂̀𝒊. 𝑮𝒊𝒐̛̀ đ𝒂̂𝒚, 𝒙𝒊𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒖̛̉ 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒆̂́𝒏, đ𝒆̂̉ 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒖𝒐̂́𝒕 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒉𝒐̂𝒎 𝒏𝒂𝒚. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.

Lm. Nhan Quang