Tin Thế Giới
Tin Thế Giới
- Viết bởi Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Hình cô Ksenia Karelina trong một đám cưới
parismatch.com, Jeanne Le Borgne, 2024-08-15
Cô Ksenia Karelina, người Mỹ gốc Nga 33 tuổi đã bị kết án 12 năm tù vì tội “phản quốc” sau khi cô chuyển khoản 50 âu kim cho Quỹ Razom for Ukraine qua điện thoại di động của cô.
Một ác mộng
Cô Ksenia Karelina, 33 tuổi, diễn viên ballet sinh ở Nga, nhập tịch Mỹ sau khi kết hôn và sống ở Los Angeles. Ngày 27 tháng 1 cô đến Yekaterinburg, để thăm gia đình và bà ngoại 80 tuổi. Nhưng khi đến sân bay Nga Koltsovo, cảnh sát kiểm tra điện thoại di động của cô khi gõ từ khóa “Ukraine”, họ thấy cô chuyển khoản 51,80 đô la đến một tổ chức thân Ukraine ở Mỹ. Theo tin của BBC, ngày 15 tháng 8 cô Ksenia Karelina bị bắt vì “tội phản quốc” và bị kết án 12 năm tù. Một bản án cô phải chấp hành ở vùng đất của “chế độ chung”. Luật sư của cô cho biết cô sẽ kháng cáo.
Tổ chức từ thiện Razom for Ukraine ‘thất vọng’
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraine cô Ksenia Karelina đã gởi tiền quyên góp cho Razom for Ukraine, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại New York cung cấp viện trợ nhân đạo cho trẻ em và người già ở Ukraine. Cơ quan Razom for Ukraine cho biết họ “thất vọng” trước vụ này.
Gia đình cô không hiểu vì sao cô không được chọn trong vụ trao đổi tù binh giữa Nga và Phương Tây trong thời gian gần đây.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Có 45.000 thiện nguyện viên cho Thế vận hội, trong đó có 9.000 thiện nguyện viên nước ngoài. Trăm năm mới có một lần, các thiện nguyện viên này không thể bỏ qua dịp này. Luôn vui vẻ năng động, họ là tâm hồn của Thế vận hội. Hình Pascal Sonnet / Hans Lucas / AFP
la-croix.com, Benjamin Bousquet, 2024-08-02
“Cho tôi xin 5 phút để phỏng vấn cô được không? Được, 5 phút thôi!” Laetitia, 43 tuổi vui vẻ trả lời, cô rất bận rộn. Dưới ánh nắt gay gắt mùa hè ở Công viên Concorde, Paris, nơi thi trượt ván và bóng rổ, các thiện nguyện viên muốn được nghỉ một chút trước vô số yêu cầu của khán giả.
Cầm trên tay kem chống nắng, cô nói vài câu tiếng nước ngoài để hướng dẫn du khách, cô luôn vui vẻ giúp đỡ họ, mang nước uống đến cho họ. Cô cho biết: “Khi ghi tên làm thiện nguyện viên, có câu hỏi ‘bạn biết tiếng Anh không’?, tôi phịa một chút: Có. Nhưng giữa các thiện nguyện viên nước ngoài, rồi chúng tôi cũng hiểu nhau.”
Mọi người đều đồng ý, ngôi sao của Thế vận là các thiện nguyện viên mặc đồng phục màu xanh, màu của Thế vận hội Paris. Tất cả đều dễ chịu, rất vui, rất giỏi.
Cô Christine ở gần khu dành cho người khuyết tật nói: “Ngay khi du khách thấy chúng tôi đến gần, họ xin giúp đỡ, xin nước uống.”
Cô Laetitia nói: “Tôi không buộc phải mỉm cười, nhưng mỉm cười làm dễ dàng mọi việc, ai cũng vui với Thế vận nên mỉm cười là chuyện tự nhiên.”
Cô Élodie, 18 tuổi, tuổi được nhận làm thiện nguyện viên nói trên loa ở cổng vào Thế vận: “Xin chào mọi người đến công viên Concorde, xin chào quý du khách đến với Thế vận Paris 2024?” Cô lặp lại câu chào cả ngàn lần trong ngày. Cô nói: “Tôi vẫn còn sức. Ai cũng nghĩ chúng tôi mệt rồi, chúng tôi làm việc chậm lại nhưng không đúng!”
Trước đó vài ngày, tại sân bóng chuyền bãi biển dưới chân tháp Eiffel, dưới cái nóng ngột ngạt của mùa hè, đội tuyển nữ Ai Cập và Ý đã chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ. Một tình nguyện viên cầm vòi phun sương phun lên một trong những khán đài đông đúc khi nhiệt độ lên khoảng 36 độ làm cho những người ngồi khán đài khác phải ghen tị.
Thể hiện gương mặt của Thế vận
Ông Alexandre Morenon-Condé, phó giám đốc phụ trách tuyển dụng tình nguyện viên cho biết: “Paris đã chờ đợi Thế vận này cả trăm năm. Mấy tháng nay chúng tôi làm việc để huy động các tình nguyện viên, để họ là gương mặt của Thế vận hội, để đề cao các giá trị Thế vận. Những gì chúng ta thấy hôm nay là tinh thần tận tâm, nhiệt tình của họ. Chúng tôi rất tự hào khi thấy các thiện nguyện viên nhất quán với cái nhìn chúng tôi đặt ra cho sự kiện này.”
Sau vài ngày thi đấu, Ban tổ chức ghi nhận: đã có rất nhiều phản hồi tốt đẹp của công chúng với những bàn tay nhỏ bé này. Giám khảo Alexandre Morenon-Conde cũng công nhận: “Những gì khán giả ghi nhớ là những màn trình diễn thể thao, nhưng cũng là cách họ được đón tiếp. Họ sẽ nhớ mãi hình ảnh và bầu khí của Thế vận, đó là hình ảnh các tình nguyện viên thể hiện linh hồn của Paris 2024.”
Cách thủ đô Paris 270 cây số, ở lối vào bãi đậu xe của Trung tâm Bắn súng Quốc gia Châteauroux, chỉ vài ngày trước đây hai thiện nguyện viên Serge và Mustapha còn xa lạ với nhau. Ông Serge, 61 tuổi cho biết: “Tôi hiếm khi thấy có nhiều nụ cười như vậy. Họ hạnh phúc khi đến, họ vui vẻ khi đi.” Ông Mustapha, 43 tuổi nói: “Tôi không hối tiếc một giây khi tham dự sự kiện này.”
Các con số
Trong số 45.000 tình nguyện viên tham dự Thế vận, có 20% là người nước ngoài, gần 9.000 người. Một truyền thống bắt đầu từ Thế vận hội Olympic 1948 ở London.
Các tình nguyện viên nước ngoài đến từ hơn 150 quốc gia. Một số là sinh viên được mạng lưới của các sứ quán Pháp tuyển chọn.
Phải trên 18 tuổi, nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và có mặt ít nhất 10 ngày trong thời gian diễn ra Thế vận. Họ phải trả chi phí cho chỗ ở của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Theo Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, số người tị nạn trên thế giới đã tăng gần gấp đôi trong vòng mười năm qua: từ 59,2 triệu trong năm 2014 lên 117,3 triệu trong năm 2023.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Ngày 20 tháng Sáu này là Ngày Thế giới về người Tị nạn, do Liên Hiệp Quốc ấn định từ năm 2001 để nhắc nhớ tất cả những người đã và đang trốn chạy các cuộc xung đột võ trang, bách hại, các vụ vi phạm hàng loạt các quyền con người.
Năm vừa qua, có 68,3 triệu người tản cư và 31,6 triệu người tị nạn, 5,8 triệu người khác được sự bảo vệ quốc tế, cho dù họ không có qui chế pháp lý của người tị nạn. Sau cùng, có 6,9 triệu người đang xin tị nạn. Ngoài ra, có hơn sáu triệu người tị nạn Palestine. Những người này được tổ chức Liên Hiệp Quốc trợ giúp người tị nạn Palestine, gọi tắt là Unrwa, săn sóc. Cơ quan này được thành lập năm 1949 để săn sóc họ.
Một dữ kiện tích cực trong phúc trình mới nhất của Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, đó là trong năm qua (2023), có một triệu người tị nạn và hơn năm triệu người tị nạn nội địa có thể trở về nhà, vì đã có những điều kiện an ninh cần thiết và cuộc khủng hoảng khiến họ phải bỏ chạy đã được giải quyết.
Trong năm ngoái, đã nảy sinh và gia tăng cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất trong lịch sử, do cuộc nội chiến bùng nổ tại Sudan hồi tháng Tư năm 2023 giữa hai tướng lãnh: họ tranh giành kiểm soát đất nước, khiến cho mười triệu tám trăm ngàn người phải bỏ gia cư đi lánh nạn, trong đó có hơn một triệu phải chạy sang các nước láng giềng của Sudan.
Quốc gia thứ hai có tình trạng trầm trọng về con số người tản cư là Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà bảy triệu người đã phải di tản từ nhiều năm mà không có hy vọng hồi hương, vì tình trạng bất an kéo dài ở miền đông nước này.
Đức Thánh cha đã nhiều lần nhắc nhở và kêu gọi các tín hữu quảng đại đón tiếp và giúp đỡ người tị nạn, lần mới nhất là vào cuối buổi Tiếp kiến chung, hôm thứ Tư, ngày 19 tháng Sáu vừa qua. Ngài nói: “Hôm nay là áp ngày Thế giới về người Tị nạn, ngày 20 tháng Sáu do Liên Hiệp Quốc đề xướng. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi đón nhận, thăng tiến và đồng hành, hội nhập những người đến gõ cửa chúng ta. Tôi cầu nguyện để các nước nỗ lực đảm bảo cho những người tị nạn những điều kiện nhân đạo và tạo dễ dàng cho tiến trình hội nhập”.
(Sala Stampa 19-6-2024; La Bussola quotidiana 20-6-2024)
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Tổ chức Nhi đồng quốc tế, Unicef, báo động rằng 53% các trẻ em nước này có những lối cư xử rủi ro nguy hiểm đối với các mìn và những bom đạn chưa nổ, mặc dù đã được thông báo về những nơi có những thứ nguy hiểm ấy.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Trên đây là nội dung một nghiên cứu do một toán chuyên gia Unicef thực hiện nơi các trẻ em Ucraina, từ 10 đến 17 tuổi. Phúc trình của tổ chức Nhi đồng quốc tế này cho biết 62% người trẻ từ 14 đến 17 tuổi và các thiếu niên đến từ các vùng nông thôn cũng như từ các gia đình nghèo có những lối cư xử nhiều rủi ro nhất. Mặc dù 97% các em được phỏng vấn đều tuyên bố là đã biết về những quy luật an ninh liên quan đến mình, nhưng lối cư xử của các em vẫn có nhiều rủi ro nguy hiểm.
Các thiếu niên ở các vùng Zaporizhzhia, Kharkiv, Kherson, và Donetsk, và một phần miền Sumy, là những nơi đang xảy ra chiến tranh với Nga, chứng tỏ mức độ ý thức cao về vấn đề an ninh đối với mìn. Trái lại, các thiếu niên ở các vùng bị nhiễm mìn như Chernihov, Kiev và Zhytomyr tỏ ra ít biết hơn về những nguy hiểm ấy, giống như tại những vùng không bị chiến tranh.
(Sir 17-6-2024)
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Khi Đức Thánh cha Phanxicô đến viếng thăm Singapore, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng Chín năm nay, một vị thủ tướng mới tại nước này sẽ đón tiếp ngài. Đó là ông Lawrence Wong, mới tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Tư, ngày 15 tháng Năm vừa qua.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Ông Lawrence Wong, hay tên tiếng Hoa đầy đủ của ông là Hoàng Tuần Tài (Shyun Tsai), 51 tuổi, Thủ tướng thứ tư của Singapore. Cho đến nay, ông là Phó Thủ tướng, dưới thời ông Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), 72 tuổi, con của Thủ tướng Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yeu), người lập quốc và cai quản đất nước này trong 31 năm trời.
Singapore là một nước đa tôn giáo và chủng tộc. Tôn giáo lớn nhất tại đây là Phật giáo, tiếp đó là Ấn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Tỷ lệ tín hữu Kitô tại nước này gia tăng từ 9,9% hồi năm 1980 và lên 18,9% trong năm 2020, sự tăng trưởng này do việc xin nhập đạo và số sinh trong các gia đình Kitô.
Thủ tướng Hoàng Tuần Tài là một chuyên gia thực tiễn, đã từng đứng đầu nhiều bộ trưởng. Trong những tháng tới đây, ông sẽ triển khai quan niệm của ông về tương lai của Singapore và có thể trong năm nay, ông sẽ triệu tập một cuộc bầu cử mới.
Tuy có bầu cử, nhưng trong thực tế, Singapore vẫn là một nước độc đảng. Một hệ thống bầu cử được thiết kế để đảm bảo cho quyền hành của Đảng Hành động nhân dân trong nhiều thập niên qua. Vị lập quốc Lý Quang Diệu chịu ảnh hưởng mạnh của các giá trị Phật giáo. Với việc hợp pháp hóa các sòng bạc và đồng tính luyến ái trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Thủ tướng Lý Hiển Long đã phá vỡ các nguyên tắc luân lý sắt đá của thân phụ.
Singapore là chặng chót trong chuyến tông du dài 11 ngày của Đức Thánh cha tại bốn quốc gia: Indonesia, Papua New Guinea và Đông Timor, sau cùng là Singapore, từ ngày 03 tháng Chín đến ngày 13 tháng Chín.
Singapore là một Tổng giáo phận trực thuộc Tòa Thánh, do Đức Hồng y William Ngô Thành Tài (Goh Seng Chye) cai quản. Theo Niên giám năm 2023 của Tòa Thánh, tại đây có 170.000 tín hữu Công giáo trên tổng số hơn năm triệu 450.000 dân cư, thuộc 29 giáo xứ với 79 linh mục giáo phận và 82 linh mục dòng, 160 nữ tu. Đức Hồng y cho biết phần lớn các thánh lễ bằng tiếng Anh, nhưng cũng có tiếng quan thoại, Tamil và các ngôn ngữ khác ở miền Đông nam Á và Âu châu cho các cộng đoàn tín hữu nhập cư.
(Tổng hợp KAP 15-5-2024)
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Tổ chức Nhi đồng Quốc tế, Unicef, báo động rằng “tám phần mười các trường học tại Gaza bị tàn phá hoặc bị hư hại, như trường tại Khan Younis này. Cần thời gian dài trước khi các trường này có thể được tái thiết và các trẻ em có thể đi học lại. Trong khi đó, kết toán thật đơn sơ. Chỉ có một câu trả lời cho vấn đề này là hãy ngưng chiến”.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Trên đây là lời khẳng định của Unicef trong một Video được Văn phòng Trung Đông và Bắc Phi của Unicef, bàn về ảnh hưởng của cuộc xung đột hiện nay đối với sự giáo dục các trẻ em. “Các trẻ em ở Gaza không được đến trường học từ sáu tháng nay. Điều này có nghĩa là các em không được học, chơi đùa, không có thầy cô, không có các cơ cấu. Tình trạng này đặt các em nguy cơ lớn, dễ bị bóc lột và lạm dụng, lao động trẻ em, hôn nhân sớm và một loại những nguy hiểm khác”.
Nhân viên của Unicef cũng kể rằng: “Tôi đã gặp nhiều trẻ em ở Gaza, các em kể với tôi là muốn trở lại trường học, các em thiếu bạn bè... Còn các cha mẹ thì kể với tôi về ảnh hưởng của sự thiếu trường học trên sức khỏe tâm thần của các trẻ em thật là trầm trọng, trong khả năng học hỏi và trong sự phát triển”.
(Sir 20-5-2025)
- Viết bởi Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Tuần hành vì Sự sống ở Washington (March for Life 2015, Washington D.C.)| ©American Life League
cath.ch, Maurice Page, 2024-05-03
Ngày 1 tháng 5 năm 2024, lệnh cấm phá thai sau sáu tuần có hiệu lực tại Florida, tiểu bang trong số các bang nghiêm ngặt nhất về việc cấm phá thai ở Mỹ. Nhưng cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11 có nguy cơ làm thay đổi tình hình.
Với lệnh cấm phá thai sau sáu tuần, Florida ở trong các bang hạn chế phá thai nhất ở Mỹ. Vì việc phá thai không còn được phép khi nhịp tim của em bé được ghi nhận, nên người ta nói đến “luật của nhịp tim” (Heartbeat bills). Lệnh này cũng bị cấm ở Georgia, Nam Carolina.
Các trường hợp ngoại lệ duy nhất trong luật này liên quan đến việc mang thai do lạm dụng tình dục, loạn luân hoặc trường hợp cấp cứu y khoa nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Tháng 4 năm 2023, thống đốc Đảng Cộng hòa Florida Ron DeSantis đã ký luật, nhưng bị các nhóm ủng hộ phá thai phản đối trước Tòa án Tối cao Florida ở Tallahassee. Tòa án đã bác bỏ các kháng cáo này và cho phép thực hiện kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2024.
Nhà Trắng chỉ trích: “Lệnh cấm cực đoan”
Những người ủng hộ sự sống ca ngợi đạo luật mới, cho đây là “lý do để ăn mừng”, trong khi những người ủng hộ phá thai gọi đạo luật này là “hạn chế khủng khiếp quyền sinh sản của phụ nữ”.
Nhà Trắng phản ứng gay gắt: Bà Karine Jean-Pierre, phát ngôn viên của Tổng thống Joe Biden nói đây là “lệnh cấm cực đoan”, bà lưu ý, nhiều phụ nữ còn không biết mình có thai sau 6 tuần.
Cho đến nay, Florida được cho là căn cứ của phụ nữ của một số bang lân cận phía nam, nơi lệnh cấm phá thai đã có hiệu lực. Hơn 6.000 phụ nữ từ Alabama và Georgia đến Florida mỗi năm để phá thai. Các phòng khám phá thai của bang cho biết ít nhất 40.000 người hiện nay có thể sẽ bị từ chối phá thai mỗi năm.
Trưng cầu dân ý có thể dẫn tới thay đổi Hiến pháp
Tuy nhiên, tình trạng này không phải là dứt khoát. Tháng 11, người dân của Bang sẽ quyết định trưng cầu dân ý về tính khả thi của việc đưa vào Hiến pháp quyền phá thai cho đến khi thai nhi có thể sống sót, tức là tuần thứ 24 của thai kỳ (12 đến 14 ở các quốc gia châu Âu). Để thành công, cuộc trưng cầu dân ý này phải có đa số đủ điều kiện là 60% số phiếu bầu. Tuy nhiên, mức này được cho là cao nhưng không phải là không thể vượt qua. Nỗ lực ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý đã thất bại tại tòa án. Kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vô hiệu hóa quyết định của Roe vs. Wade năm 1973 cho phép quyền phá thai trên khắp Hoa Kỳ, một số bang đã bỏ phiếu đưa quyền phá thai vào hiến pháp của họ (Roe kiện Wade: quyết định năm 1973, Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do của một phụ nữ mang thai được chọn phá thai mà không bị chính phủ hạn chế quá đáng). Những người ủng hộ việc phá thai luôn chiếm ưu thế, ngay cả ở những bang bảo thủ như Ohio. Trong hầu hết các trường hợp, không có giới hạn thời gian hoặc điều kiện cho việc phá thai.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Chi phí quân sự trên hoàn cầu đã đạt tới mức kỷ lục: thế giới ngày càng võ trang thêm, theo phúc trình mới nhất của Viện quốc tế nghiên cứu về hòa bình, gọi tắt là SIPRI, ở Stockholm, thủ đô Thụy Điển.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Chiến tranh nay được liệt kê vào doanh vụ mang lại nhiều lợi tức nhất trên thế giới, với những chi phí khổng lồ ở các miền trên trái đất. Thực vậy, chi phí cho võ trang đã leo thang liên tiếp trong chín năm nay, và nay lên tới đỉnh cao 2.443 tỷ Mỹ kim, trong đó 55% do Mỹ và khối NATO. Con số này tương đương với 2,3% tổng sản lượng thế giới.
Viện SIPRI nhấn mạnh rằng từ năm 2009, các cuộc đầu tư về quân sự đều gia tăng tại năm châu. Một trong số những động lực đẩy mạnh sự leo thang đặc biệt này phải kể đến chiến tranh tại Ucraina, một nhân tố đã hoàn toàn đảo lộn những viễn tượng của các nước Âu châu về an ninh. Sự thay đổi này được phản ánh qua việc ngày càng gia tăng tỷ lệ tổng sản lượng quốc gia cho chi phí quân sự.
Sự gia tăng ấy cũng diễn ra tại Á, Úc châu và Trung Đông. Rất tiếc là không có miền nào trên thế giới có sự cải tiến trong lãnh vực này.
Nga và Ucraina
Đặc biệt trong lãnh vực chi phí quân sự, Nga đứng thứ ba trên thế giới: nước này dành ngân khoản tương đương với 102 tỷ Euro, tức là 4,5% trên bình diện thế giới và mỗi năm tăng 24%, tức là 5,9% tổng sản lượng quốc gia. Ucraina đứng thứ tám trên thế giới về đầu tư trong lãnh vực võ khí. Nước này đã gia tăng chi phí lên 51%, tương đương với hơn 60 tỷ Euro, tức là bằng một phần ba tổng sản lượng quốc gia. Với gần 32 tỷ Euro viện trợ quân sự nhận được, Ucraina đã thu hẹp khoảng cách với Nga: tổng chi phí quân sự của Ucraina bằng 91% chi phí của Nga.
Mỹ và NATO
Trong bối cảnh thế giới trên đây, theo phúc trình của viện SIPRI, đứng đầu chính là Mỹ, với mức đầu tư là 2,3% tổng sản lượng quốc gia, tức là 860 tỷ Euro, và chiếm 37% chi phí quân sự của thế giới, và 68% chi phí quân sự của 31 nước thành viên khối NATO.
Trung Đông cũng gia tăng chi phí quân sự trong một thập niên, tức là tăng 9%, đứng đầu là Arập Saudi, tiếp đến là Israel gia tăng 24%, vì cuộc tấn công tại Gaza, sau cuộc khủng bố của Hamas, ngày 07 tháng Mười năm 2023.
Tại Viễn Đông, theo SIPRI, Trung Quốc chi gần 278 tỷ Ero, tức là tăng 6%, Nhật Bản chi 50,2% cho quân sự trong năm ngoái (2023), tức là tăng 11% so với năm 2022 trước đó. Cả chi phí của Đài Loan cũng tăng 11% trong năm ngoái, với 16,6 tỷ Mỹ kim.
Theo ông Maurizio Simonelli, Phó Giám đốc viện Nghiên cứu Quốc tế giải trừ võ trang, các dữ kiện trên đây cho thấy các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan đang gia tăng võ trang, và Trung Quốc vẫn là nước đứng thứ hai trên hoàn cầu về chi phí quân sự, sau Mỹ. Thái Bình Dương tiếp tục là vùng căng thẳng cao: “Trung Quốc là nước cạnh tranh lớn với Mỹ. Nhưng chi phí quân sự của Trung Quốc chỉ bằng một phần ba so với Mỹ”.
Tại Liên Hiệp Âu châu, năm ngoái (2023), tất cả 27 nước đều gia tăng chi phí quân sự. Cuộc xung đột tại Ucraina càng làm cho quan hệ quốc tế căng thẳng, và hiện nay giữa Nga và các nước Tây phương không có chỗ cho đối thoại, và người ta chỉ nghĩ đến việc gia tăng ngân sách quân sự. Điều này bao hàm việc trở về thời chiến tranh lạnh hoàn toàn trong ngàn năm mới”.
Ông Simoncelli cũng nhận định rằng: “Thật là một ảo tưởng hoàn toàn khi nghĩ rằng các vấn đề quốc tế có thể được giải quyết bằng võ lực. Chúng ta đã thấy điều đó trong lịch sử: mỗi khi con người tìm cách giải quyết các vấn đề bằng bạo lực, thì lại tạo nên những tiền đề cho các cuộc chiến tranh mới và những oán ghét kéo dài trong nhiều thập niên”.
(Vatican News 22-4-2024)
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Tòa án Tối cao Phần Lan chấp nhận xét xử vụ kiện một cựu Bộ trưởng nước này bị cáo buộc về tội “xách động oán ghét”, vì truyền đi một tin nhắn, tweet, trưng dẫn Kinh thánh.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Đó là bà Paivi Rasanen, 63 tuổi, nguyên là Bộ trưởng Nội vụ, Chủ tịch đảng Dân chủ Kitô và đại biểu quốc hội từ năm 1995, và nữ giám mục Tin lành Luther là bà Juhana Pohjola, cùng bị cáo về tội đó và đã được hai tòa án cấp dưới tha bổng hồi năm 2022 và 2023. Nay công tố viện kháng án lên tòa tối cao.
Hôm 19 tháng Tư vừa qua, Tổ chức nhân quyền quốc tế ADF ở Vienne, thủ đô Áo, cho biết các quan tòa của tòa án cao nhất ở Phần Lan đã chấp nhận xét xử vụ này.
Trong tuyên ngôn do tổ chức ADF phổ biến, bà Paivi Rasanen nói rằng: “Tôi vẫn an bình và sẵn sàng bảo vệ tự do ngôn luận và tôn giáo trước tòa án tối cao”. Bà cũng cho biết sẵn sàng nại tới tòa án nhân quyền của Âu châu nếu cần.”
Bà Rasanen bị cáo về tội tuyên truyền tín ngưỡng tôn giáo bảo thủ về hôn nhân và luân lý tính dục. Từ giữa năm 2019, bà đã bị cảnh sát Phần Lan điều tra. Trong tư cách là thành viên Giáo hội Tin lành Luther Phần Lan, bà đã tiếp tục với các vị lãnh đạo Giáo hội qua diễn đàn trực tuyến Twitter, và chất vấn phúc trình chính thức của Giáo hội về sự ủng hộ biến cố “Pride 2019” ủng hộ đồng tính luyến ái, chuyển giống và lưỡng tính, gọi là LGBT. Bà cũng đăng một hình với những câu trích từ thư thánh Phaolô gửi dân thành Roma. Những câu đó bị điều tra và đi tới tập tài liệu quảng cáo của bà Rasanen hồi năm 2014.
Hồi tháng Tư năm 2021, Tổng kiểm sát Phần Lan đã cáo bà Rasanen về tội “xách động chống một thiểu số”.
(KAP 20-4-2024)
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Tổ chức Nhi đồng Quốc tế UNICEF cho biết trong gần 70 ngày chiến tranh Israel chống Hamas, ở Gaza, cứ mười phút thì có một trẻ em bị giết, hơn 12.000 em bị thương và chỉ có khoảng 3.500 người, nhất là các trẻ em được di tản ra nước ngoài.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Những con số và tình trạng trên đây do bà Tess Ingram, chuyên gia truyền thông của tổ chức UNICEF, báo cáo sau sứ vụ thứ hai, dài hai tuần lễ tại Gaza. Bà đã được hướng dẫn tới các nhà thương, qua các đường phố, những nơi trú ẩn tạm bợ của dân chúng. Bà nói về con số rất cao các trẻ em bị thương trong cuộc xung đột, theo các dữ kiện từ các văn kiện của Bộ y tế Palestine, con số đó lên tới 12.000 em. Nhiều trẻ em bị giết, bị thương, bị cắt bỏ chân tay mà không có thuốc gây mê và đang chờ đợi các phẫu thuật để phục hồi. Các trẻ em mang một phần lớn những vết thương, vết sẹo của chiến tranh hiện nay ở Gaza. Bà Ingram kể rằng: các vị giám đốc một số trong mười một nhà thương ở Gaza còn hoạt động, nói với tôi là thiếu nhân viên y tế và vật dụng, kim chích, mũi khâu, thuốc mê... Sự thiếu thốn này ảnh hưởng tiêu cực đến sự chữa trị và săn sóc, nhất là những cuộc phẫu thuật.
Theo tổ chức Sức khỏe Thế giới, OMS, thật là khó xin được sự di tản y tế. Chỉ có một nửa số bệnh nhân đã làm đơn xin được di tản được chấp thuận: chỉ có 3.500 em được chấp thuận ra nước ngoài chữa trị, trong thời gian gần 20 ngày. “Những trường hợp y khoa khẩn cấp ở Gaza, các em bệnh nhân phải có thể được hưởng các dịch vụ y tế thiết yếu hoặc được phép di tản đi nơi khác. Các em bệnh nhân hoặc bị thương được di tản phải có một người thân trong gia đình cùng đi. Mỗi ngày, có ít nhất 70 em bị thương, cần làm sao để con số các cuộc di tản y tế cho các em bệnh nhân được gia tăng để các em có thể được chữa trị. Trước tình trạng cứ mười phút có một em bị giết hoặc bị thương, cần phải ngưng chiến, đó là cách thức duy nhất để ngăn chặn sự sát hại và gây thương tích cho các trẻ em.
(Sir 16-4-2024)
- Thủ tướng Ý ủng hộ lệnh cấm mang thai hộ
- Bà Françoise Combes, nhà vật lý thiên văn: “Tôi nghĩ chúng ta không đơn độc trong Vũ trụ”
- Sáu tháng chiến tranh Gaza: 35.000 người chết và 9.100 tên lửa được phóng đi
- Trung Đông: 7 nhân viên nhân đạo thiệt mạng trong cuộc đột kích
- Tình hình bất ổn nghiêm trọng ở Haiti
- Thảm trạng nhân đạo bi thảm tại Ucraina
- Hãng tin Asia New: Tại Hong Kong có 1.788 Navalny
- Chào đón người nhập cư của gia đình Calo ở Ý
- Thế giới có thêm 66 triệu dân cư
- Gaza: 22 ngàn người Palestine thiệt mạng từ khi bắt đầu cuộc chiến