Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Lm. Joseph Martin Quốc Vinh
HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ VIỆC HÁT CỘNG ĐỒNG?Trong đời sống phụng vụ thực tế của Giáo Hội, chúng ta thường hay thấy hai thái độ chủ trương hai thái cực trái ngược nhau: hoặc là đề cao ca đoàn đến mức chỉ có ca đoàn độc diễn phần âm nhạc trong phụng vụ, hoặc là đề cao cộng đồng đến mức cho rằng không cần đến ca đoàn, chỉ cần hát cộng đồng là được. Có những thánh lễ, chỉ có ca đoàn hát vì chọn các bài hát đều mới lạ với cộng đoàn, thêm bộ lễ cũng lạ. Nó làm giảm thiểu khả năng tham dự hiệu quả của cộng đoàn. Ngược lại, có những nơi vì nhiều lý do, chỉ có cộng đoàn hát mà không có ca đoàn. Việc hát cộng đồng được đề cao tới mức xóa bỏ vai trò của ca đoàn. Hai thái cực đó, cái nào là đúng?
1. Trong phụng vụ, việc hát cộng đồng được đề cao và ưu tiên:
Giáo Hội luôn đề cao việc hát cộng đồng trong Thánh Lễ. Trước Công Đồng Vatican II, người ta có thể cảm nhận nét thiêng thánh của Phụng Vụ trong khi sử dụng tiếng latin và các cử chỉ nghiêm trang kính cẩn của phụng vụ thánh, nhưng cũng chính việc sử dụng latin - thứ ngôn ngữ mà chỉ một số thành phần như giáo sĩ hay tu sĩ có thể hiểu được còn đại đa số giáo dân lại chẳng hiểu gì - lại dễ dẫn tới thái độ thụ động, thậm chí thờ ơ của người tham dự nếu không biết tiếng Latin. Chính vì vậy, việc cải cách và canh tân phụng vụ của công đồng Vatican II, cụ thể là việc cho sử dụng tiếng bản xứ trong phụng vụ đã cho phép toàn thể dân Chúa tham dự “cách trọn vẹn, có ý thức và tích cực”. Chính vì thế, việc tham gia bằng việc ca hát trong phụng vụ của toàn thể cộng đoàn không gì khác hơn là một diễn tả chân thực, sống động và rõ ràng nhất của một niềm vui của toàn thể dân Thiên Chúa đang cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa luôn ở với mình trên đường lữ hành, niềm vui ấy không thể giữ nổi trong lòng mà bật lên thành lời ca tiếng hát, ngay cả khi hân hoan lẫn khi phải gặp gian nan trong đời.
Hướng dẫn Mục vụ Thánh Nhạc của Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN nói về việc hát cộng đồng ở nhiều nơi, cụ thể nơi số 29: "Công đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng phải luôn cổ vũ các ca đoàn, đồng thời bảo đảm sao cho “tất cả cộng đoàn tín hữu đều có thể tích cực tham dự với những phần dành riêng cho họ…” Ca đoàn không được phép giảm thiểu việc tham gia ca hát của cộng đoàn tín hữu. Thông thường, cộng đoàn hát những giai điệu chỉ có một bè vốn dĩ thích hợp với việc hát cộng đồng không cần phải tập dượt. Hát cộng đồng là ưu tiên trong phụng vụ. Trái lại, ca đoàn bao gồm những người được chọn ra từ cộng đoàn, vừa có khả năng âm nhạc cần thiết vừa biết hy sinh tập dượt theo thời khóa biểu cố định và sẵn sàng có mặt trong những cử hành phụng vụ. Vì vậy, họ có thể làm cho việc cử hành phụng vụ thêm phong phú bằng cách đóng góp những yếu tố âm nhạc mà khả năng của cộng đoàn chưa vươn tới được."
Thật là hạnh phúc và xúc động vì cả cộng đoàn cùng vang tiếng ngợi khen Chúa khi cùng nhau hát trong Thánh Lễ. Tâm tình của người nhạc sĩ không còn đơn thuần là tiếng lòng của cá nhân nữa, nhưng đã trở thành tâm tình của toàn thể cộng đoàn. Lòng sốt sắng của cộng đoàn đã nâng đỡ đức tin của rất nhiều thế hệ Kitô hữu, và cảm xúc của rất nhiều người khi nghĩ về đức tin rất thường là khung cảnh của một cộng đoàn với những bài thánh ca quen thuộc đã nuôi dưỡng đời sống đức tin của họ. Cách cụ thể, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma đề nghị những lúc này cần phải hát cộng đồng: phần đáp của Thánh vịnh đáp ca (số 61), câu Alleluia trước Tin Mừng (số 131), Kinh Tin Kính (số 68), Kinh Thánh Thánh Thánh (số 79), Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (số 83), Ca Hiệp Lễ (số 178 HDMVTN) và bài ca sau Hiệp Lễ (số 88).
Dầu vậy, việc gây ý thức cho cộng đoàn phụng vụ cùng góp lời ca tiếng hát không phải là chuyện dễ dàng. Rất nhiều nơi đã xúc tiến và duy trì việc tập hát cộng đồng với những bài hát rất quen thuộc nhưng dễ nản lòng hay thậm chí phải bỏ dần vì đại đa số sự thờ ơ lạnh nhạt của những người tham dự Thánh Lễ không buồn mở miệng để hát. Cuộc sống cuốn quay và việc mưu sinh đã làm họ mệt nhoài, nếu không có một đức tin sống động, thì nhiều người tín hữu chỉ đến nhà thờ vì thói quen, để khỏi lỗi luật rồi phải đi xưng tội mà thôi, chứ họ không thấy được sự cần thiết của việc tham gia vào một cộng đoàn một cách tích cực, trọn vẹn và hữu hiệu. Có những người khác thì vì tính tình, tâm tình của họ, họ thích hiện diện một cách lặng lẽ và trầm mặc trong cử hành phụng vụ hơn, trái ngược với một số người khác rất nhiệt tình trong việc đóng góp khả năng ca hát của mình cho cộng đoàn. Các ca đoàn cũng cần chọn bài làm sao để cộng đoàn quen thuộc thì việc hát cộng đồng mới thực hiện được. Trong một Thánh Lễ mà tất cả đều lạ hết thì sao người ta hát được! Cần phải nhớ rằng, dù sao, việc cổ võ hát cộng đồng vẫn là điều Giáo Hội luôn đề cao và ưu tiên.
2. Tuy nhiên, hát cộng đồng không phải là cách hát duy nhất trong phụng vụ:
Dầu hát cộng đồng là một việc rất đáng khuyến khích và được ưu tiên, nhưng nó không phải là cách hát duy nhất trong phụng vụ. Một số người có quan điểm là chỉ cần cộng đoàn hát, không cần ca đoàn. Trừ trường hợp một cộng đoàn không thể thành lập một ca đoàn, thiếu nhân sự (ca trưởng, ca viên...), hay có vấn đề gì trục trặc đặc biệt liên quan tới việc tổ chức một ca đoàn, thì việc hát cộng đồng mà thôi là một chuyện bất đắc dĩ. Cần phải có ca đoàn, vì một ca đoàn với những người có chuyên môn đặc biệt về mặt âm nhạc và ca hát, sẽ hỗ trợ rất tốt cho cộng đoàn.
Quy chế Tổng quát Sách Lễ Roma nói ở số 103 và 104 rằng: “Trong hàng tín hữu, ca đoàn có phận vụ của họ trong phụng vụ, họ phải lo chu toàn cách thích đáng các phận vụ riêng của mình, tùy theo các loại ca khúc khác nhau; họ lại phải lo giúp tín hữu tham dự cách linh động vào việc ca hát. Những điều nói về ca đoàn cũng có giá trị đối với các nhạc công khác, nhất là đối với người sử dụng phong cầm, trừ những gì phải giữ riêng. Nên có ca viên hay ca trưởng để điều khiển và trợ giúp cộng đoàn khi họ hát. Hơn nữa, nếu không có ca đoàn, ca viên sẽ điều khiển các bài hát, còn cộng đoàn sẽ tham dự hát phần dành cho họ.”
Cụ thể, có những phần mà Giáo Hội cho phép ca đoàn có thể hát riêng theo Hướng dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc: Bài ca trước Ca Nhập Lễ (số 31), Ca nhập lễ (số 48), Kinh Vinh Danh (số 53), câu Tung Hô Tin Mừng (số 62), Ca Tiến Lễ (số 74), Ca Hiệp Lễ (số 31).
Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc nói rõ hơn về vai trò của ca đoàn:
"30. Ca đoàn phục vụ bằng nhiều cách khác nhau. Việc phục vụ quan trọng của ca đoàn trong Thánh lễ là chia hai bè hát đối đáp với nhau hoặc với cộng đoàn. Nhiều phần trong Thánh lễ có tính đối đáp, như Kinh Thương xót và Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa. Rõ ràng Hội Thánh muốn những phần này được hát theo cung cách đối đáp. Những phần khác của Thánh lễ cũng có thể được hát bằng cách ca đoàn tự đối đáp hoặc ca đoàn đối đáp với cộng đoàn, nhất là Kinh Vinh danh, Kinh Tin Kính, và ba bài ca: Ca nhập lễ, Ca tiến lễ và Ca hiệp lễ. Cách hát này thường như sau: cộng đoàn hát điệp khúc, ca đoàn hát câu riêng (phiên khúc). Ca đoàn cũng có thể hát thêm bè hòa âm để làm phong phú tiếng hát của cộng đoàn.
31. Có khi ca đoàn hát riêng một mình. Trong kho tàng thánh nhạc, ca đoàn có thể chọn ra những tác phẩm do các nhạc sĩ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau sáng tác theo nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. Cũng có thể chọn những bài diễn tả đức tin của nhiều nền văn hóa khác nhau vốn là nét đa dạng phong phú của Hội Thánh. Những lúc thích hợp cho ca đoàn hát riêng là: bài ca trước Ca nhập lễ, Ca hiệp lễ. Phần hát riêng của ca đoàn phải luôn hợp với phụng vụ; hoặc hát bản văn phụng vụ của đúng ngày lễ, hoặc hát bài có chủ đề sát với phụng vụ của ngày hôm ấy.
32. Khi không hát riêng, ca đoàn cùng hát với cộng đoàn. Trong trường hợp này vai trò của ca đoàn không phải là hướng dẫn cộng đoàn hát, nhưng là cùng hát với cộng đoàn đang tự hát hoặc đang hát nương theo tiếng đàn."
3. Một vài đề nghị thực tiễn:
Chúng ta đã thấy, Giáo Hội đề cao và ưu tiên việc hát cộng đồng. Giáo Hội cũng cho phép có những lúc ca đoàn hát riêng. Như vậy, những lúc ấy (cụ thể rõ nhất là bài ca trước Ca Nhập Lễ và bài Ca Hiệp Lễ), nếu ca đoàn có chọn một bài thánh ca hợp xướng, thánh ca đa âm, hay một bài thánh ca không quen thuộc với cộng đoàn thì vẫn được phép. Thêm vào đó, tâm lý chung của cộng đoàn sau khi rước lễ là không muốn hát cho bằng thinh lặng cám ơn Chúa Giêsu Thánh Thể đang ngự trong lòng mình. Tránh dựa vào việc ưu tiên hát cộng đồng để luôn bắt họ không được hát bài hát mới và lạ so với cộng đoàn, miễn là những tác phẩm ấy phù hợp với bầu khí của phụng vụ và giúp người nghe nâng tâm hồn lên để cầu nguyện. Nhiều người dựa vào lý do cộng đoàn sẽ bị cản trở không được tham gia ca hát để phản đối việc ca đoàn chọn bài mới và lạ để hát, nhưng chúng ta cần nhớ rằng có nhiều cách tham gia và cầu nguyện trong phụng vụ. Nếu mở miệng cùng ca ngợi Chúa là tham gia rất rõ ràng vào việc cầu nguyện trong phụng vụ, thì thinh lặng lắng nghe và suy ngẫm bài ca mà ca đoàn đang hát lên cũng là một cách để cộng đoàn tham gia và cầu nguyện thôi. Có lúc hát, có lúc thinh lặng, tất cả đều là cầu nguyện. Thêm vào đó, bài nào cũ mà trước đó đã không mới? Ngược lại, tránh thái cực lúc nào cũng hát bài mới. Trong một Thánh Lễ mà tất cả các bài hát đều mới lạ, họ sẽ không thể tham gia vào việc ca hát chung được. Vậy, cần phải hát bài cũ để cộng đoàn hát nhuần nhuyễn, nhưng cũng cần bài mới để tránh cho phụng vụ trở nên một kiểu nhai lại mỏi mệt và cộng đoàn lắng nghe nhiều tâm tình khác lạ và mới mẻ. Tránh lúc nào cũng tập bài mới vì cộng đoàn sẽ khó cảm, và cũng tránh lúc nào cũng hát bài cũ sẽ nhàm chán. Tuy nhiên, ngay cả những lúc Giáo Hội cho phép ca đoàn hát riêng, vẫn có thể hát cộng đồng nếu muốn. Cách chung, trong buổi cử hành, ca đoàn không được lấn át cộng đoàn trong những phần thuộc về họ. Nhưng nếu có dịp (“làm được” và “được làm”), ca đoàn hoàn toàn có thể chọn hát riêng những bài thánh ca theo khả năng và sự tập dượt của mình.
Con Chiên Nhỏ
01/02/2023
- Viết bởi Dân Chúa
Vâng chúng con đã cùng nhau hợp với thế trần để hòa ca bài "Mùa Đông Năm Ấy" để đón quý Linh mục đồng tế và đoàn giúp lễ tiến vào Thánh cung, lời bài ca thật hay với những cung nhạc êm ái thánh thót. Đầu lễ, Linh mục Tuyên úy Phêrô Nguyễn Quân, SVD có đôi lời chào mừng Linh Mục Gioan Baotixita Vũ Chí Thiện đến từ Dortmund, Linh mục Martino Nguyễn Thế Hải đến từ Vechta, quý tu sỹ cùng quan khách và anh chị em giáo dân từ mọi nơi đã về tham dự Thánh lễ.
Sau Phúc âm, hai vị Linh mục Gioan Baotixita Vũ Chí Thiện và Martino Nguyễn Thế Hải cùng chia sẻ Lời Chúa Việt và Đức. Hai bài chia sẻ thật hấp dẫn và lôi cuốn xoay quanh chủ đề chính yếu của sứ điệp Giáng sinh, đó là niềm vui và nguồn an bình: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế trần để trao ban niềm vui và an bình cho nhân loại. Cho nên trong dù bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ mất niềm hy vọng vào nơi Ngài.
Ngôi Lời là ánh sáng đã đến thế gian, Ngài đã đem theo suối nguồn bình an cho nhân loại. Ánh sáng đã chiếu vào đêm tối để con người từ tối tăm trở về ánh sáng. Qua đó, mỗi chúng ta khi mừng Lễ Giáng sinh cũng được mời gọi để trở thành sứ giả của "Niềm Vui và Bình An", chúng ta cũng là ánh sáng Tin mừng để dẫn đưa anh chị em đến cùng Ánh Sáng chân thật là chính Đức Kitô. Ngài luôn là sự bình an và là nguồn hy vọng của chúng ta.
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
Ơn Thánh Chúa giúp con người minh định
Thắng ác thần, quyền bính, của gian tham
"Đường Hy Vọng" ngay thẳng chúng ta làm
Theo chân Ngài huy hoàng trong ơn Chúa.
Hôm nay lúc 15 giờ ngày 17 tháng chín năm 2022, ngày tưởng nhớ "Bậc Đáng Kính" Đức Hồng Y PX. nguyễn văn Thuận tại Trung Tâm hành hương Thánh Mẫu Banneux Vương Quốc Bỉ đã được cử hành rất long trọng và tốt lành với 8 vị Linh Mục đồng tế. Thay mặt ban tổ chức là Ông Vĩnh Tiến người em họ của Đức Hồng Y chào mừng qúy vị Linh Mục và tất cả những người đã về đầy hành hương hôm nay và để cầu nguyện và tưởng nhớ đến Đức Hồng Y. Mong rằng mọi người cùng ngài cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành xuống cho quê hương và giáo hội Việt Nam mau được tự do và bình an hạnh phúc.
Thánh lễ đồng tế hôm nay với tám Linh mục, tất cả đều qúy mến nên cùng hành hương về đây để hiệp dâng thánh lễ trước linh ảnh của ngài trang trọng bên bàn thờ gồm có:
- Cuối thánh lễ Lm. Lecleir Stefaan đã chia sẻ và kể rất nhiều những câu chuyện về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Lm. Lecleir Stefaan nói: Tôi măy mắn được quen biết ngài lấu lắm rồi , từ ngày tôi con khá trẻ, chúng tôi đã ở chung trong một nhà dòng, tôi đã được học hỏi những nhân Đức và sự hiểu biết thông thái của ngài. Ngài đúng là một con người đầy đức độ thật sự. Sự đức độ của ngài đã đánh động tôi rất nhiều. Cuộc đời tôi rất qúy mến và cảm phục ngài. Tôi đã viết một cuối sách về Đức Hồng Y bằng tiếng Pháp và đang được dịch ra tiếng Việt. Hy vọng một ngày gần sẽ ra mắt độc giả bản tiếng Việt, còn hôm nay thì tôi chỉ có sách bằng tiếng Pháp thôi. Tôi cũng mới từ Sudan bên Phi Châu nơi tôi đang phục vụ về đây để hiệp dâng thánh lễ giỗi ngai tròng 20 năm đã ra đi mà nay giáo hội đã nâng ngài lên bậc "Đáng Kính" mong rằng ngày không xa nữa Giáo Hội sẽ nâng ngài lên bậc "Hiển Thánh".
- Gia đình thay mặt ban tổ chức trân trọng cảm ơn qúy cha và mọi người cũng như xin gửi tất cả mỗi người phật phần ăn lót dạ và nước uống trên đường về bằng an.
- Hôm nay đối với tôi là một ngày thật trọn vẹn và ý nghĩa vì được về bên Mẹ Banneux hiệp dâng thánh lễ giỗ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Đấng đáng kính mà tôi rất yêu qúy.
- Xin được kết với bài thơ dưới đây kính dâng ngài và tạ ơn Đức Mẹ Maria Banneux cùng kính tạ ơn Thiên Chúa.
- Viết bởi Dân Chúa
- Viết bởi Dân Chúa

- Viết bởi Dân Chúa
Cầu Nguyện cho Linh Mục Cựu Giám Đốc VietCatholic
GIOAN TRẦN CÔNG NGHỊ.
(1945-2021)
Sáng Lập Viên VietCatholic Toàn Cầu
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh
VietCatholic và Gia đình chúng con,
Trân Trọng Kính Mời Quý Vị Thành Viên và Đọc Giả VietCatholic,
cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa,
Đến hiệp dâng Thánh Lễ Đồng Tế do Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn,
Phó Giám Đốc VietCatholic Chủ Tế, để cầu nguyện cho
Cha Cố Gioan Trần Công Nghị
Trong ngày Giỗ Giáp Năm
Vào lúc 6:30 chiều Thứ Bảy 23 tháng 4 năm 2022
Tại Thánh Đường Giáo Xứ St. Columban
10801 Stanford Ave, Garden Grove, CA 92840, USA
Sự hiện diện của Quý Cha và Quý Vị
Nói lên sự hiệp thông và lòng yêu mến với Cha Cố Gioan,
Và là niềm an ủi lớn lao cho VietCatholic và toàn thể gia đình chúng con.
VietCatholic và Gia đình,.
Trân Trọng Kính Mời.
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
- Viết bởi Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đại dịch vi trùng Corona đang hoành hành đe dọa sức khoẻ đời sống nhân loại trên toàn thế giới từ hơn hai năm nay.
Cũng từ ngày 24.02.2022, chiến tranh bùng phát xảy ra bên đất nước Ukraina. Chiến tranh gây ra thảm cảnh nhà cửa đường xá bị bom đạn phá hủy, đời sống gặp khủng hoảng dẫn đến thảm họa loạn lạc chạy trốn tìm nơi trú ẩn tránh bom đạn cho hàng trăm ngàn con người bên đất nước đó, và nhiều người tử vong... Nền hòa bình trên thế giới vì thế trở nên bấp bênh bị lâm nguy đe dọa.
Và ngày thứ bẩy 05.03.2022 cha Franz Nguyễn ngọc Thủy đã được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa vũ trụ và con người, gọi trở về quê hương trên trời, nơi là nguồn bình an, sau hơn 63 năm hành trình trên trần gian (* 30.08.1958 - + 05.03.2022), và sau gần 24 năm là linh mục trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Cha Franz Nguyễn ngọc Thủy là tu sĩ Dòng Vincenz Pallotiner. Nhưng từ 2001 cha được cắt cử làm nhiệm vụ lo việc mục vụ cho người Công giáo Việt Nam thuộc hai giáo phận Paderborn - Essen.
Cha Franz Nguyễn ngọc Thủy đã luôn sống lòng yêu mến trung thành với ơn gọi là Tu sĩ Dòng, là linh mục của Chúa, là vị Tuyên úy mẫn cán nhiệt thành lo việc mục vụ ban các Bí Tích cho giáo dân cho đến ngày cuối cùng nghe theo tiếng Chúa kêu gọi ra đi khỏi cuộc sống trần gian.
Cha Franz đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian. Nhưng những hình ảnh kỷ niệm ngày xưa với cha Thủy như cuốn phim giờ đây quay hiện ra lại trong trí khôn tâm hồn những người giáo dân Công giáo Việt Nam ở vùng Cộng Đồng mục vụ Paderborn-Essen với lòng nhớ nhung và biết ơn.
Họ trong dòng nước ngậm ngùi đau buồn tang tóc chia ly từ biệt người cha tinh thần của mình, mà từ hơn hai thập niên qua cha con đã cùng chung sống thực hành con đường sống đạo gìn giữ phát triển nếp sống đức tin vào Thiên Chúa nguồn tình yêu thương.
Vùng Cộng Đồng mục vụ Thánh Micae trên địa bàn hai giáo phận Paderborn-Essen là quê hương, là gia đình tinh thần đức tin của Cha Franz Thủy,
nơi đây cha cùng với những người giáo dân đã sống gắn bó trải qua những bước đường đời sống đạo, cũng như tình người với những buồn vui thăng trầm,
nơi đây cha con đã cùng nhau trải qua những giờ phút căng thẳng lo âu, cũng như niềm vui mừng hạnh phúc trong nụ cười tình thân ái,
nơi đây cha con đã gặt hái thu lượm được bao kinh nghiệm qúi báu cho đời sống đạo, dù có những khác biệt trong suy nghĩ, trong hành động và trong lời nói trao đổi với nhau.
Và trong không khí gia đình thiêng liêng đức tin đó, cha con trong suốt hành trình hơn 20 năm đã cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, cử hành các nghi lễ Bí tích thờ phượng Thiên Chúa tình yêu.
Cha Franz Thủy vào những năm tháng cuối cho tới ngày qua đời sức khoẻ trở nên yếu kém dần. Vì bệnh nạn làm cho sức lực thân thể bị ảnh hưởng hao mòn. Nhưng cha luôn bình tĩnh cố gắng chịu đựng vượt qua mong chu toàn việc bổn phận với lòng nhiệt thành của một người có trách nhiệm lo việc tinh thần đạo đức mục vụ cho giáo dân.
Có lẽ trong thời gian chịu đựng bệnh nạn, cha Franz Thủy đã suy nghĩ nhớ đến những đôi bàn tay trong đời mình.
Cha nhớ đến đôi bàn tay chan chứa tình yêu thương của cha mẹ ngày xưa đã sinh thành, nuôi dưỡng săn sóc dẫn dắt cha lớn lên đi vào đời, mà giờ đây các ngài đã qúa vãng thành người thiên cổ từ lâu nay, với lòng biết ơn sâu thẳm.
Cha nhớ đến đôi bàn tay Giáo Hội đã phong chức cho trở thành linh mục của Chúa cách đây gần 24 năm. Đôi bàn tay ân đức của Chúa ban cho cha chức thánh trở thành hiện thân của Chúa Kitô để ban các Bí Tích trong Giáo Hội. Nhớ đến trong niềm vui mừng biết ơn cùng lòng khiêm nhường, vì được Chúa kêu gọi sai đi làm việc phục vụ cho dân Chúa.
Cha nhớ đến những đôi bàn tay của những người giáo dân trong Cộng Đồng Thánh Micae vùng Paderborn-Essen đã cùng hằng đồng hành cộng tác lo việc sinh hoạt mục vụ sống đạo. Nghĩ nhớ tới đó với niềm vui mừng hãnh diện cùng lòng cảm kích cám ơn. Chính nhờ có những đôi bàn tay cùng cộng tác đó, công việc nếp sống mục vụ mới trôi chảy phát triển có kết qủa tốt đẹp.
Là con người trong lúc đau bệnh phải cố gắng trong âm thầm chịu đựng, cha nhiều lúc như chới với không biết bám vào đâu, nhưng có tiếng thầm thĩ an ủi nhắn nhủ vang lên trong tâm hồn: „Con hãy nắm lấy tay Ta. Ta là Đấng sinh thành ra con, đã nuôi sống đời con, đã kêu gọi con trở thành linh mục cho Ta. Ta sẽ cứu giúp con, sẽ dẫn đưa con đến bờ bến bình an vĩnh cửu…“
Có lẽ trong tâm hồn Cha Franz Thủy nhiều khi cũng đã nghe tiếng Thiên Chúa nói điều gì đó với mình… Và cha hằng cầu khấn kêu xin Thiên Chúa tình yêu nhờ lời bầu cử của Thánh Franz, bổn mạng của cha, xin Thiên Chúa ban ơn chúc lành trợ giúp cho chính bản thân mình, cho nhà Dòng Pallotiner, cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Thánh Micae vùng Paderborn-Essen, cho anh chị em con cháu gia đình mình, cho bạn bè cùng những người đã làm ơn cho mình trong đời sống.
Như thuật kể lại, không thấy cha đến dâng lễ như đã hẹn ấn định, người giáo dân sốt ruột đi tìm cha. Và khi đến nhà cha, mở cửa vào thấy cha ngã gục dưới nền nhà nằm ngồi bất tỉnh từ lúc nào rồi …Họ lúng túng hối hả gọi xe y tế cấp cứu đến đưa cha vào nhà thương. Nhưng những phương pháp y tế trị liệu cấp cứu đã không giúp cho cha hồi sinh trở lại được...
Cha Franz Thủy đã yên nghỉ ra đi về đời sau. Về phần thân xác cha trở thành người thiên cổ. Nhưng linh hồn được Thiên Thần Chúa dẫn đưa vào quê hương nguồn đời sống trên trời cao, trở về với Thiên Chúa, Đấng sinh thành, nuôi dưỡng và kêu gọi cha trở thành người thợ phục vụ trong khu vườn Giáo Hội Chúa trên trần gian.
Ngày xưa cách đây gần 24 năm trong vui mừng rộn rã hân hoan, cha đã cầm ngọn nến cháy sáng bước tiến lên bàn thờ Chúa nhận lãnh chức thánh Linh mục với tâm nguyện lòng khiêm nhượng:“ Lạy Chúa, này con đây. Này con xin đến để thi hành thánh ý Cha!”
Bây giờ sau hơn 63 năm lữ hành trên trần gian cha nằm xuôi hai tay chân bất động, không còn hơi thở nhịp tim đập trên giường bệnh, rồi được bao bọc trong cỗ áo quan đóng kín... Thảm cảnh u buồn này gây ra không khí đau buồn tang tóc cho người còn đang sống trên trần gian. Nhưng lại truyền đi sứ điệp tràn đầy lòng tin tưởng cậy trông của cha “ Trong tay ngài, lạy Chúa con xin phó thác hồn con!”
Có lẽ trong lúc ngã gục, có thể cha Franz Thủy trong tâm hồn nhận biết mình đang tiến gần tới ngưỡng cửa sự sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa, nguồn đời sống, và có thể cha cũng có tâm tình: „Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa đã kêu gọi con trở thành linh mục cho Chúa ở trần gian. Con xin phó dâng những người thân yêu trong gia đình con, trong các nơi con được phục vụ là linh mục trong bàn tay chan chứa tình yêu thương của Chúa, những người đã làm ơn cho con trong đời sống, cho nhà Dòng Palottiner của con, cho Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Thánh Micae ở hai giáo phận Paderborn-Essen…
Đến đây con không còn có thể tiếp tục được nữa. Xin Chúa hoàn tất những gì Chúa đã khởi sự ngày con lãnh nhận làn nước Bí Tích rửa tội đức tin vào Chúa năm xưa, ngày con được nhận chức thánh Linh mục năm xưa cách đây hơn 23 năm.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, con xin trao gửi đời con trong đôi bàn tay nhân lành của Chúa, cùng tất cả những gì con đã lãnh nhận, những gì con có. Ngày xưa từ cung lòng mẹ con đi vào đời sống trên trần gian với hai bàn tay không. Bây giờ nghe tiếng Chúa kêu gọi, con trở về bên Chúa cũng với hai bàn tay không. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm khiếm khuyết tội lỗi con đã vấp phạm, và xin đón nhận con. Con là con của Chúa. Con là đứa đầy tớ vô dụng…“
Và trong thâm tâm lúc cuối cùng nằm gục ngã có lẽ Cha Thủy cũng đã có suy niệm tâm tình:
Tôi xin cám ơn sự nâng đỡ cùng tấm lòng yêu thương qúi mến, sự nâng đỡ mọi người đã dành cho tôi trong suốt dọc đời sống của tôi trên trần gian.
Tôi vui mừng hạnh phúc được phục vụ cùng sống đạo đức tin Công giáo với anh chị em giáo dân Việt Nam ở cộng đồng Thánh Micae vùng Paderborn-Essen từ hơn 20 năm qua.
Tôi cũng vui mừng từ hơn hai chục năm nay được cùng đồng hành sống tình nghĩa gia đình anh chị em linh mục tu sĩ nam nữ Việt Nam ở nước Đức. Đức tin vào Thiên Chúa, ơn kêu gọi nếp sống tu trì liên kết chúng ta lại với nhau, thật đẹp tuyệt vời và cao cả!
Tôi xin mọi người tha thứ cho tôi, vì những lỗi lầm khiếm khuyết qua lời nói cũng như qua hành động việc làm, mà tôi đã vô tình vấp phạm gây ra sự xích mích hay hiểu nhầm làm phiền lòng mọi người.
Xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn tôi được Thiên Chúa ban ơn tha thứ, cứu chuộc cho về sống trên nước Chúa hằng sống!
Vâng, xin cám ơn Cha Franz Thủy. Xin cúi đầu trong dòng nước mắt nghẹn ngào từ gĩa chào biệt Cha, cùng dâng lời kinh vực sâu nguyện cầu nhớ về Cha.
Bên ngai Thiên Chúa xin cha là trạng sư cầu nguyện cho chúng tôi, những người còn đang trên đường lữ hành ở trần gian.
Xin thành kính phân ưu cùng thân nhân gia đình Cha qúa cố Franz Nguyễn ngọc Thủy, cùng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Thánh Micae vùng Paderborn-Essen.
„Nhục thể ly trần lưu cát bụi
Hồn thiêng thoát tục nhập thiên cung."
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người bạn của cha Franz Thủy
- Viết bởi Dân Chúa
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô đã chết và phục sinh,
gia đình chúng con xin kính báo:
Lm. Phanxicô Xaviê NGUYỄN NGỌC THỦY
Đã được Chúa thương gọi về Nhà Cha trên Trời lúc 15g Thứ bảy ngày 05 tháng 03 năm 2022
tại Bệnh viện Marien Hospital, Herne - Đức Quốc. Hưởng Thọ 64 tuổi
Chương trình thăm viếng từ 15g - 16g30 ngày thứ năm 10.03.2022
tại Nhà quàn, Am Trimbuschhof 1 - 44628 Herne
Thánh lễ an táng sẽ được cử hành lúc 15g thứ bảy ngày 12.03.2022
tại Thánh Đường St. Bonitafius - Glocken str. 7, 44623 Herne
Nghi thức hạ huyệt sẽ được cử hành tại Thánh địa nhà dòng Mẹ - Limburg vào một ngày khác.
Chúng con kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ,
và toàn thể Quý Cộng đoàn Giáo dân, thân bằng quyến thuộc, bạn hữu xa gần cùng hiệp dâng lời cầu nguyện cho
Lm. Phanxicô Xaviê NGUYỄN NGỌC THỦY
sớm được về hưởng dung nhan Thánh Chúa.
TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
- Chị: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, chồng và các con, cháu (Việt Nam)
- Em: Nguyễn Thị Ngọc Hồng, chồng và các con, cháu (Việt Nam)
- Em: Nguyễn Ngọc Thao, vợ và các con (Đức Quốc)
- Em: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, chồng và các con, cháu (Việt Nam)
- Em: Nguyễn Thị Ngọc Oanh, và các con, (Việt Nam)
- Em: Nguyễn Ngọc Thịnh, vợ và các con (Việt Nam)
- Con đỡ đầu: Lưu Hồng Ân, vợ và các con (Đức Quốc)
TÓM TẮT TIỂU SỬ
Lm. Phanxicô Xaviê NGUYỄN NGỌC THỦY
Sinh ngày 30.08.1958 tại Saigon, Việt Nam
- 1973 - 1975: Theo học chương trình bán trú tìm hiểu ơn gọi tại Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse, Saigon
- Từ năm 1980: Định cư tại Hamburg - Đức Quốc và tiếp tục theo đuổi ơn gọi dưới sự linh hướng của
Cha Giuse Nguyễn Trung Điểm.
- 1983 - 1985: Theo học Triết Học tại Roma
- 1985: Thần Học tại Frankfurt.
- 1992 - 1998: Gia nhập dòng Pallottiner, Limburg - Đức Quốc
- 14.06.1998: Thụ Phong linh mục tại Vallendar (thuộc dòng Pallottiner)
- 1998 - 2001: Cha Phó ở Friedberg
- Từ tháng 09.2001: Nhận nhiệm vụ chăm sóc mục vụ cho người Việt Nam tại 2 Địa Phận Paderborn và Essen.
- 05.03.2022 Về nhà Cha trên trời lúc 15g tại Bệnh viện Marien Hospital, Herne - Đức Quốc.
Xin Dâng Lời Cảm Tạ và Chúc Tụng Thiên Chúa đến muôn ngàn đời, và Xin Thiên Chúa là Cha rất nhân từ trả công bội hậu cho những ai đã nâng đỡ, góp công sức và cầu nguyện cho cả một cuộc đời Dâng Hiến cho Chúa và Giáo Hội của Lm. Phanxicô Xaviê NGUYỄN NGỌC THỦY được trọn vẹn đến cùng trong Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa.
- Cáo phó này thay thế thiệp tang. Xin miễn phúng điếu cũng như vòng hoa. Chân thành đa tạ.
- Thông Báo Thánh Lễ Tiễn Biệt
- Ai Tín
- Biến cố Cha Giuse Thanh: Thế giới Công Giáo liên đới với GH Việt Nam, hoài nghi câu chuyện tâm thần
- Khác biệt giữa Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo
- Ý nghĩa ngày tết Việt Nam
- ĐGM. CHÍNH TÒA GP. MÜNSTER VÀ ĐGM. PHỤ TÁ THĂM CĐCGVN. TẠI TTMV. VÀ DÂNG THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ
- Ba người thấy vĩ đại
- Bánh nào ngon
- Cái nút áo
- CHIẾN DỊCH HÁT BA VUA Ở ĐỨC (DREIKÖNIGSIGEN AKTION )