Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Đó là một buổi sáng sương mù phủ kín, ngày 4-7-1952 khi Florence Chadwick bước xuống nước bơi vượt eo biển từ đảo Catalina đến bờ biển California. Bơi đường trường không phải là một điều mới lạ đối với Florence, bởi cô từng vượt biển Manche (giữa nước Anh và Pháp) ở cả hai chiều.
Buổi sáng hôm đó nước lạnh cóng, còn sương mù thì dày đến nỗi cô khó có thể nhìn thấy chiếc thuyền trong đoàn. Sau khi đã bơi hơn 15 tiếng đồng hồ, cô yêu cầu mọi người kéo cô lên thuyền. Huấn luyện viên của Florence ráng hết sức để động viên cô bởi họ đã rất gần bờ, nhưng cô chỉ nhìn thấy sương mù và sương mù. Vì thế cô bỏ cuộc… khi cách đích không tới nửa dặm.
Sau đó cô tâm sự: “Không phải tôi biện hộ cho mình, nhưng nếu tôi nhìn thấy bờ, tôi đã có thể bơi đến đích”. Không phải cái lạnh hay sự sợ hãi, hay sự kiệt sức đã khiến cho Florence Chadwick thất bại, mà chính là sương mù.
Hai tháng sau cũng chính tại eo biển đó, cũng là khoảng cách đó, Florence Chadwick đã lập một kỷ lục mới, bởi vì giờ đây cô có thể nhìn thấy đất liền.
@ Suy ngẫm
Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy đích đến của mình.
+ “Tôi đã chiến đấu trong trận đấu cao đẹp,
đã chạy hết chặn đường, đã giữ vững niềm tin” (Tm 4,7)
+ Cùng đích của đời sống Ki-tô hữu là được chính Chúa.
@ Cầu nguyện
Lạy Mẹ Maria!
Thiên Chúa Nguyên Thủy và Cùng Đích
Tác sinh vạn vật và con người
Sau cùng tất cả được quy tụ
Cùng Đích là Ngài ban hạnh phúc
Đời con rong ruổi bao thời gian
Nếu lạc hướng tiêu mất đích điểm
Lạc lõng giữa đời trăm khổ đau
Tựa vào Mẹ con được bình an. Amen.
Lm. Nhân Quang
- Viết bởi Lm. Nhân Quang
Mr.Thomas là một chủ nông trại giàu có. Ông và vợ mình đối xử rất thân thiện với mọi người nên ai cũng yêu mến họ cả.
Một hôm ông thấy vợ mình, bà Thomas sai người giúp việc đến cuối làng, nhà bà John – một tá điền của ông – để mượn một cái bào rau củ. Sau khi người này đi khỏi, ông hỏi vợ :
– Anh không nghĩ rằng nhà ta lại không có một cái bào hay không đủ khả năng mua mà em lại sai người đi mượn cho thêm phiền phức như thế.
Bà Thomas từ tốn trả lời :
– Đây, anh xem, cái bào của nhà ta vẫn còn rất tốt. Em biết mọi người ở vùng này đều yêu quí chúng ta vì chúng ta đem lại nhiều vật chất cho họ hơn các ông chủ khác; nhưng em không muốn như vậy. Em muốn được yêu mến bằng một thứ tình cảm cao hơn, tình làng xóm. Mà điều đó chỉ có thể khi nào chúng ta và họ không có khoảng cách giữa chủ và tớ, giữa giàu và nghèo. Như vậy chuyện cái bào rau củ chỉ là cái cớ để anh và em đến gần với mọi người hơn mà thôi.
@ Suy ngẫm
+ Anh em trong họ rất gần,
Nhưng không đi lại dân dần thành xa.
Người ngoài lui tới vào ra,
Buồn vui chia sẻ cùng ta thành gần.
+ Chỉ nghĩ đến bản thân mà phớt lờ người khác,
Chỉ yêu bản thân mà thờ ơ với người xung quanh,
Đó là sự ích kỷ ngu si.
Việc này không chỉ hại chết người khác
Mà còn hại chến chính bản thân mình.
@ Cầu nguyện
Lạy Mẹ Maria!
Tình làng nghĩa xóm diệu vời thay!
Tình cảm có nhau lúc khó khăn
Hơi ấm bàn tay sưởi ấm lòng
Ngọt ngào lời nói lòng an ủi.
Đâu có yêu thương có Chúa cùng
Tình thương nhân rộng đầy hồng phúc
Ơn lành Chúa xuống trổ hoa thiêng
Làng xóm an bình phúc triền miên. Amen.
Lm. Nhân Quang
- Viết bởi Dân Chúa
Ngày 21.8. 2021, tại nhà thờ chính tòa Tours Thánh Étienne, Đức Cha Jordy, TGM Tours
chủ lễ an táng trực tuyến Linh Mục Giuse Vũ Văn Thơ khi sáng tác nhạc cha lấy tên Vũ Mộng Thơ, sinh 6.11.1953 tại Ninh Bình, VN và qua đời tại Pháp, 11.8. 2021, 67 tuổi, sau 35 năm linh mục. Đồng tế có Cha Tổng Đại Diện Raimbault, một số linh mục Pháp, 10 linh mục VN, phụ lễ có 4 Phó Tế, 2 VN và 2 Pháp
==> Đọc tiếp
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Khi tôi chỉ mới chập chững biết đi, gia đình tôi đã gặp phải sóng gió, ba mẹ quyết định chia tay bởi tình cảm cả hai dành cho nhau đã hết. Tôi sống cùng mẹ và mỗi năm chỉ được gặp cha hai lần. Đó là những khoảng thời gian hạnh phúc nhất của tôi. Cha đã dạy tôi biết bơi, biết chèo thuyền đi khắp các đảo và lênh đênh trên mặt biển yên bình…Cha cố thực hiện tất cả những gì tôi muốn, dường như đó là cách ông bù đắp tình cảm cho đứa con bé bỏng.
Từ khi lên 12 tuổi, tôi không được đi chơi với cha lần nào nữa. Đến năm tôi 14, mẹ tôi tái giá và sau đó là những chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh của hai mẹ con. Mẹ thường xuyên bị cha dượng đánh, có lần phải đi bệnh viện cấp cứu.
Vào một ngày nọ, tôi nghe có tiếng loảng xoảng của bát đĩa, cửa kính vỡ, rồi tiếng dượng mắng chửi và đánh mẹ tôi…Tôi chạy xuống cầu thang và thấy ông đang say rượu, ngồi ngả nghiêng trên ghế, còn mẹ tôi nằm sụp trên ghế dài. Dượng nhìn thấy tôi, và tôi biết mình là người tiếp theo phải chịu trận đòn kinh khủng ấy. Thế nên tôi cố chạy thật nhanh ra cửa để thoát khỏi căn nhà u ám đó.
Tôi đến buồng điện thoại công cộng và gọi cho cha tôi:
– Cha ơi, hãy giúp con và mẹ với, con không biết phải làm gì vào lúc này cả!
Tôi khẩn thiết cầu cứu trong điện thoại, và mong chờ câu nói của cha rằng: “Con gái ơi, hãy đợi cha. Cha sẽ đến ngay”
Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng, cha xin lỗi vì không thể đến được. Lòng tôi nặng trĩu và rất giận cha. Dù không có tiền, không có người thân và cũng không biết nhờ ai giúp đỡ, nhưng tôi quyết không bao giờ quay về căn nhà đó nữa. Trong cơn tuyệt vọng, tôi chợt nhớ đến người bạn của mẹ và chạy đến nhờ cô ấy tìm giúp một công việc nuôi sống bản thân. Cuộc đời tự lập của tôi bắt đầu từ đấy.
Ba tháng sau, tôi vẫn không liên lạc với cha, mỗi lần nghĩ đến ông là tim tôi nhức nhối. Hình ảnh ông bỏ rơi mẹ con tôi trong lúc tôi sợ hãi nhất vẫn còn ám ảnh.
Cho đến một ngày tôi nhận được tin cha đang hấp hối và ông muốn gặp tôi. Tôi đến thăm và gặp cha đang nằm trên giường bệnh, thân hình gầy gò, ốm yếu. Nhìn cha như thế, tôi không cầm được nước mắt. Thì ra, cha tôi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo và nó đang bào mòn sức sống của ông từng giờ. Do đó, ông không thể đến với tôi trong lúc tôi cần sự giúp đỡ. Tôi thật sự hối hận vì đã không quan tâm đến cha mình trong suốt thời gian qua. Tôi chỉ cần cha lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của tôi, mà không biết rằng người cũng rất cần tôi săn sóc, an ủi. Cha áp tay tôi vào má và nói:
– “Cha biết con đã đau khổ rất nhiều nhưng cha…cha không thể giúp con được. Lúc đó, cha chỉ muốn nói rằng: Con gái ơi, hãy đợi cha. Cha sẽ đến ngay… nhưng cha không nói được…”. Hai hàng nước mắt lên dài trên má ông.
Tôi oà khóc nức nở. Cha lùa đôi tay gầy guộc vào tóc tôi và an ủi tôi. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm nhận được tình thương của cha với tôi vẫn vẹn nguyên như ngày tôi còn thơ bé.
Thế đấy các bạn, tình thương của đấng sinh thành với con cái luôn vô bờ và trường tồn mãi mãi. Thế nhưng, không phải lúc nào ta cũng hiểu hết được. Sẽ có lúc ta hờn giận, trách móc vì mẹ cha chẳng thể đáp ứng được điều ta mong muốn, nhưng đằng sau đó có thể là những câu chuyện cảm động như chúng ta vừa nghe. Hãy luôn yêu thương và quan tâm đến cha mẹ, bởi dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa, tình yêu thương họ dành cho bạn vẫn là bất biến.
@ Suy ngẫm
+ Cha là bóng cả cây cao
Chở cha con những lao đao cuộc đời.
+ Chỉ có cha mẹ mới yêu con vô điều kiện,
Cả thế giới này phải có điều kiện mới yêu con.
+ Một người cha nghiêm khắc
luôn nặng lời khi khiển trách con cái,
nhưng vẫn là người cha tốt trong mọi hành động.
@ Cầu nguyện
Lạy Mẹ Maria!
Tình cha thương mến các con
Diễn tả tình Chúa yêu thương con người
Chúa yêu chăm sóc đoàn chiên
Tình cha mục tử chăm con từng ngày.
Mẹ ơi chúc phúc người cha
Còn sống trần thế hay đã qua đời
Luôn ơn nghĩa Chúa dạt dào
Hưởng ấm tình Chúa gia đình ấm vui. Amen.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Trầm Hương Thơ

- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Đứa con đầu lòng của tôi, một cháu gái, ra đời ngày 27-7-2002. Tôi cứ tưởng rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh cháu. Tôi đọc sách và các bài báo viết về việc sinh con và chăm sóc trẻ. Phòng dành riêng cho cháu đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi cũng đã chuẩn bị đèn ngủ, tã lót, núm vú cao su, thau chậu và mọi thứ cần thiết khác. Cảm giác của tôi lúc đó là không còn có thể chuẩn bị gì thêm.
Điều mà tôi chưa hề chuẩn bị là cái cách mà toàn thể thế giới này thay đổi ngay từ giây phút cháu bé được sinh ra. Tình yêu tuyệt đối mà tôi dành cho cháu bé có thể làm tôi rơi lệ. Tôi đâu ngờ rằng tôi không thể hát hết câu hát ru đầu tiên vì không cầm được nước mắt.
Tôi chẳng có khái niệm gì là mình sẽ cảm thấy thế nào khi cô y tá trao cháu bé cho tôi rồi bảo: “Cháu đang tìm chị đây này!”, và hình ảnh đôi mắt xanh sâu thẳm của cháu nhìn tôi sẽ in đậm dấu ấn trong lòng tôi mãi.
Tôi hoàn toàn không biết rằng vì một ai đó mà mình có thể dễ dàng tổn thương đến thế. Lần đầu tiên mang cháu đi siêu thị làm cho tôi có cảm giác như gấu mẹ bảo vệ gấu con. Ra khỏi cửa mà không mang cháu bé theo cũng làm tôi lo lắng đến thót tim.
Tôi cũng không biết rằng sự xuất hiện của cháu bé đã thay đổi hẳn cách nhìn của tôi và chồng tôi đối với nhau. Hạ sinh một đứa trẻ và quá trình cho bú mớm cho tôi thấy rõ giá trị bản thân mình. Ai đó sao không cho tôi biết rằng tôi chẳng còn có thể xem bản tin buổi tối vì tất cả những tin tức về trẻ em bị ngược đãi đều làm tôi mường tượng đến khuôn mặt của con gái tôi.
Tại sao chẳng ai nói cho tôi biết về những chuyện như thế? Tôi thật sự bị choáng ngợp. Tôi chưa lần nào xa cháu bé mà lại không luôn nghĩ về nó, hay mỗi lần thấy một vết đỏ trên da nó mà lại không làm tôi lo lắng. Liệu tôi có thể trở thành một người mẹ thật sự như tôi mong muốn cho con gái tôi?
Tôi thường nghe nói, và giờ đây tôi biết đó là sự thật, rằng khi một phụ nữ sinh đứa con đầu tiên là có hai sự ra đời. Trước hết là sự ra đời của đứa trẻ, thứ đến là sự ra đời của bà mẹ. Có lẽ sự ra đời này là sự ra đời không thể chuẩn bị được.
@ Suy ngẫm
+ “Mẹ chỉ ôm ấp chúng ta trong một thời gian nhưng trái tim mẹ thì đi theo ta mãi mãi”
– Dorothy-
+ “Mẹ có thể hiểu cả những điều con chưa nói” ¬
– Jewish Proverb-
+ “Đằng sau mỗi câu chuyện của bạn đều có hình bóng người mẹ”
– Mitch Albom-
+ “Mẹ là người có thể thay thế mọi người nhưng trái lại, không ai có thể thay thế mẹ”
– Cardinal Mermillod-
@ Cầu nguyện
Lạy Mẹ Maria!
Thiên chức làm mẹ cao vời
Diễn tả tình Chúa phủ đầy nhân gian
Yêu con dõi theo một đời
Khi đau lúc khỏe tảo tần sớm hôm.
Xin Mẹ thương ban mẹ con
Sức khỏe, bình an, đức tin tuyệt vời
Giúp con ngày tháng làm người
Tỏ lòng hiếu kính một đời làm con. Amen.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Một giả định để ai đó chợt nhận ra những gì đã, đang và sẽ xảy ra xung quanh mình với cái nhìn khác, cái nhìn của mình nhưng không hẳn cho mình, để hiểu rõ hơn những người bạn, dẫu cho mọi người vẫn thường thốt lên “giá mà…” khi thứ gì đó qua đi.
Còn tôi và bạn, ngày hôm qua vẫn có thể là ngày hôm nay hoặc ngày mai bởi đơn giản chúng ta là bạn. Và nếu tôi không phải là tôi, nếu tôi là bạn… thì liệu tôi có hành động như bạn không? Chắc cũng vậy thôi, nhưng sao không thử một lần giả định nhỉ?
Những gì đã xảy ra cho bạn, cho tôi hay bất kỳ ai khác, tất cả giờ đã là quá khứ. Một quá khứ không bao giờ tìm lại được, một tương lai không thể nào xác định được. Nhưng hiện tại thì bắt đầu từ quá khứ và là cầu nối đến tương lai.
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ cố giấu hay kìm nén những cảm xúc đối với ai đó để rồi suốt ngày phải chạy trốn chính bản thân mình, cùng hàng trăm, hàng nghìn sự lựa chọn mà trong đó không có sự lựa chọn nào dành cho riêng bạn. Còn nếu vì lý do nào đó, thì tôi cũng sẽ đặt nó ở vị trí sâu kín nhất trong tâm hồn để thoải mái hơn mỗi khi đương đầu với bản thân mình.
Nếu tôi là bạn, tôi đã không bao giờ trách bạn mình là “đồ tồi” chỉ bởi lý do mà… chỉ bạn mới biết. Dẫu rằng nó sẽ được bỏ qua nhưng dường như một hố sâu vô hình được dựng lên mà không cách nào vượt qua được. Một chiếc cốc thuỷ tinh đã vỡ làm sao có thể hàn gắn nguyên vẹn như lúc ban đầu, dù người thợ có khéo léo đến cỡ nào.
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không suốt ngày ấp ủ những ảo tường mà chỉ có mỗi bạn vẽ ra. Tôi sẽ chia sẻ nó cho mọi người đặc biệt là những người bạn, kể cả khi tôi có thể nhận về những điều không thực sự mong đợi. Khi bạn mở lòng mình, bạn sẽ có được nhiều hơn thế từ người khác.
Nếu tôi là bạn, tôi đã không giận người bạn thân bởi hình ảnh một người thứ ba xa lạ, để rồi đánh mất mãi mãi những gì đã vun đắp bằng tình bạn chân thành. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ ngay suy nghĩ người khác phải làm điều này cho mình trước khi mình làm điều kia cho họ.
Nếu tôi là bạn, tôi đã không vì chút lòng ích kỷ, ghen tị với mọi người mà bỏ quên bản thân mình, để rồi cứ phải dằn vặt trong những tháng ngày đơn độc. Bạn không muốn ai ở bên bạn cũng bởi bạn quá yêu bản thân mình, hơn bao giờ hết.
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ luôn nghĩ ngày mai tươi sáng hơn ngày hôm qua chứ không bi quan cho một ngày mới dù vì bất cứ lý do gì.
Nếu tôi là bạn, tôi đã không chạy đi tìm một bến đỗ mới cho bản thân khi bến đỗ cũ chưa được xây dựng vững chắc. Đôi lúc đó là xu hướng, nhưng khi làm người khác mất niềm tin thì cũng thật khó để làm tốt công việc dù bạn có thực sự muốn như vậy…
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ cố loại bỏ những suy nghĩ nhạy cảm không đáng có về một ai đó để rồi sinh ra ngớ ngẩn. Tất cả chỉ để chứng minh bạn “ngưỡng mộ” người đó.
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không giành quá nhiều thời gian vào 4 bức tường và màn hình Internet để tách biệt với thế giới. Cuộc sống ngoài kia có nhiều thứ tươi đẹp để khám phá.
Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không lôi khiếm khuyết của người khác ra để bàn luận dẫu cho đó chỉ là trò đùa. Nếu tôi là bạn, tôi cũng sẽ không nghĩ ranh giới giữa tình bạn và tình yêu mong manh đến thế.
Nếu tôi là bạn, tôi không nghĩ về ngày mai (tương lai) khi hôm nay (hiện tại) tôi không biết phải làm gì. Có thể ngày mai sẽ không bao giờ đến hoặc sẽ đến nhưng bạn có nghĩ mình sẽ ra sao khi ngày mai thực sự đến.
Nếu tôi là bạn… nếu… tất cả cũng chỉ là giả định. Những thứ đã qua đi và để lại chút gì đó cho bạn, cho tôi và những người bạn của chúng ta đôi lúc khiến tất cả trưởng thành hơn. Có thể tôi không thành công như bạn, không hành động được như bạn ở một khía cạnh nào đó nhưng tôi giả định mình là bạn để hiểu hơn tính cách những người bạn của mình, để trải nghiệm thêm cuộc sống từ những gì mình từng nhận được.
Vậy có khi nào bạn không phải là bạn, bạn là tôi hay ai đó không nhỉ? Tại sao lại không kia chứ!
@ 𝗦𝘂𝘆 𝗻𝗴𝗮̂̃𝗺
+ Khi mà bạn biết quý trọng quá khứ của mình,
Hài lòng với thực tại, lạc quan với tương lai,
Khi đó bạn đã đứng trên đỉnh cao nhất của cuộc sống này.
+ Sông càng sâu càng tĩnh lặng.
Lúa càng chín càng cúi đầu.
Người giỏi thật sự luôn khiêm tốn,
Kẻ thiếu năng lực thường ba hoa.
@ 𝗖𝗮̂̀𝘂 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝘓𝘢̣𝘺 𝘔𝘦̣ 𝘔𝘢𝘳𝘪𝘢!
𝘛𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘯𝘢̀𝘰 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘲𝘶𝘢́ 𝘬𝘩𝘶̛́
𝘛𝘰̣̂𝘪 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘯𝘢̀𝘰 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘵𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘭𝘢𝘪
𝘛𝘩𝘪𝘦̂𝘯 𝘊𝘩𝘶́𝘢 𝘮𝘰̛̉ đ𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘣𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘵𝘰̛́𝘪
𝘝𝘶̛𝘰̛̣𝘵 𝘲𝘶𝘢 𝘲𝘶𝘢́ 𝘬𝘩𝘶̛́ 𝘵𝘳𝘢̉𝘪 𝘬𝘪𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮.
𝘏𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘵𝘢̣𝘪 𝘤𝘢̂̀𝘶 𝘯𝘰̂́𝘪 đ𝘦̂́𝘯 𝘵𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘭𝘢𝘪
𝘊𝘰𝘯 𝘯𝘢̀𝘪 𝘹𝘪𝘯 𝘔𝘦̣ 𝘤𝘶̀𝘯𝘨 𝘤𝘰𝘯 𝘣𝘶̛𝘰̛́𝘤
𝘋𝘢̆́𝘵 𝘥𝘪̀𝘶 𝘱𝘩𝘶̀ 𝘨𝘪𝘶́𝘱 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘺𝘦̂𝘶 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨
𝘋𝘢̂𝘯𝘨 𝘩𝘪𝘦̂́𝘯 𝘮𝘰̣̂𝘵 đ𝘰̛̀𝘪 𝘱𝘩𝘶̣𝘤 𝘷𝘶̣ 𝘭𝘶𝘰̂𝘯. 𝘈𝘮𝘦𝘯.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
Cử chỉ Bác Ái trong thời gian đại nạn dịch cúm Corona toàn cầu Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô Đức Quốc đã quyên góp khẩn cấp với số tiền là 3.020 euro (Ba ngàn không trăm hai mươi Âu Kim) để giúp đỡ cho chương trình máy trợ thở cho những bệnh nhân Ân Độ.
Hôm nay tại Mönchengladbach và nhiều tờ báo Đức đã đăng bản tin như trên: Ông Hội Trưởng Nguyễn Văn Rị thay mặt Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô Đức Quốc cùng với vị linh mục khả kính Johannes van der Vorst đến trao tấm Ngân Phiếu với số tiền là 3.020 Euro cho vị trưởng văn phòng Caritas là ông Polixa. Ông Polixa đã đón nhận với lòng trân trọng và sẽ chuyển số tiền trên về trung ương Caritas ở Freiburg của Đức. Việc Bắc Ái này không phải là lần đầu tiên, nhưng mà Hội đã và vẫn đang làm thường xuyên trong nhiều năm qua với nhiều chương trình khác nhau. Lần này là theo chương trình quyên góp khẩn cấp Caritas để đóng góp cho Ấn Độ vì trong những tháng ngày qua đất nước với tỷ người này đã bị dịch cúm Corona hoành hành khủng khiếp.
Theo lời ông Hội Trưởng kêu gọi thì số tiền này là do những người Hội Viên và những người quen biết và cả con cháu ông đã đóng góp của ít lòng nhiều như những năm qua ông và Hội vẫn thường làm. Đây cũng chính là mục đích của Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô.
Cũng cần phải nói thêm: Trong nhiều năm qua Ông Nguyễn Văn Rị và Hội đã đã tận tâm giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Một phần luôn thôi thúc nhắc nhớ về lòng biết ơn Nước Đức đã cứu giúp chính bản thân Ông và nhiều người.
Năm 1981 gia đình đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn cộng sản bằng một con tàu nhỏ trải qua sáu ngày lênh đênh về nơi vô định trên một chiếc thuyền nhỏ với 95 người tị nạn khác trên biển. Lúc đó cô con gái út Kim Ngân vừa chào đời mấy ngày. Ông nói: “Lúc đó chúng tôi hầu như không có bất kỳ nguồn cung cấp nào trên tàu. nên chỉ kéo dài thêm một ngày nữa chắc là chúng tôi có thể đã chết khát, nhưng thật là tạ ơn Chúa trong giờ phút “Cửu tử nhất sinh” thì chúng tôi đã được con tàu Cap Anamur của Đức cứu sống và đưa về đất nước Đức cho định cư sinh sống và giúp đỡ vào năm 1981.
Từ dạo ấy gia đình chúng tôi đến thành phố Mönchengladbach đầy tình người này định cư. Tại đây chúng tôi được học tiếng Đức và sau đó học nghề, được đào tạo thành thợ khóa, và làm việc được 34 năm tại hãng Voith Paper Krieger cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2019.
Chúng tôi đã được cảm nhận tình người và đã được sống trong ngôi nhà tự do ở Đức. Tôi và những đồng bào tị nạn cộng sản luôn rất biết ơn vì điều nhân bản đó. Ttừ ngày đó ông luôn dấn thân phục vụ những công việc thiện nguyện không ngưng nghỉ. Đã dấn thân phục vụ ở Đức trong rất nhiều công việc chẳng hạn như là Cộng Đoàn trưởng người Công giáo Việt Nam ở Mönchengladbach và vùng phụ cận. Chủ tịch hội người Việt Nam Mönchengladbach và vùng phụ cận nhiều năm. Phó chủ tịch liên đoàn Công giáo Việt Nam Đức Quốc v.v…
Ông đã được trao tặng nhiều bằng khen giải thưởng và huy chương của Tổng Thống Liên bang Đức trao tặng.
Huân chương hiệp sỹ "Pro Ecclesia et Pontifice" do Giáo hoàng John Paul II trao tặng.
Huân chương Công trạng của Bang North Rhine-Westphalia và Giải thưởng Công dân của Thành phố Mönchengladbach. V. v…
Ông Polixa rất vui mừng và nói: Chúng tôi luôn dành sự trân trọng đối với Ông Nguyễn Văn Rị. Vì người đàn ông 67 tuổi này đã luôn hăng say dấn thân không ngưng nghỉ trong những công việc tốt lành.
Trầm Hương Thơ
20.07.202
Lược dịch theo nhiều tờ báo Đức.
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗡𝗮̆𝗺 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜𝗜𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗦𝘁 𝟮𝟮, 𝟭-𝟭𝟵; 𝗠𝘁 𝟵, 𝟭-𝟴.Đức tin hết sức cần thiết cho con người, bởi lẽ nhờ đức tin con người quy phục và phó thác cho Chúa cả đời mình, dù gặp gian nan khốn khó, cũng để Ngài định liệu quan phòng và chắc chắn sẽ có lợi ích cho phần rỗi của mình. Có người quan niệm rằng: tôi tin khi nào tôi hiểu được. Nếu hiểu được thì đâu còn gọi là tin nữa, lúc đó mọi điều là hiển nhiên rồi. Trong bài đọc 1, tác giả Sách Sáng Thế tường thuật đức tin sắt đá của Abraham vào Thiên Chúa, qua việc sẵn sàng sát tế người con duy nhất cho Ngài. Ông không hiểu vì sao Chúa cho ông có một đứa con duy nhất trong lúc tuổi già mà giờ phải sát tế cho Chúa? Nhưng ông vẫn thi hành và Chúa biết tấm lòng tin tưởng của ông nơi Chúa. Trong Tin Mừng, người bại liệt và những người khiêng có lòng tin mãnh liệt vào Đức Giê-su, nên Ngài chữa lành cho anh bại liệt đó.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt : “Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi !” Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng : “Ông này nói phạm thượng.” Nhưng Đức Giê-su biết ý nghĩ của họ, liền nói : “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy ? Trong hai điều : một là bảo : “Tội con được tha rồi”, hai là bảo : “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn ? Vậy, để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt : “Đứng dậy, vác giường mà đi về nhà !” Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Hôm qua, dân làng Ga-đa-ra mời Đức Giê-su ra khỏi vùng của họ, vì Ngài cho phép ma quỷ nhập vào bầy heo và chúng nhào xuống biển chết đuối hết thảy, làm mất lợi nhuận kinh tế của dân làng. Theo thánh sử Mác-cô, Đức Giê-su không đi Ca-phác-na-um liền nhưng nán lại vài hôm “Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um” (Mc, 2,1); trong khi theo thánh sử Mat-thêu, Đức Giê-su đi liền: “Khi ấy, Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình.” (Mt 9,1). ‘Thành của mình’ là thành nào? Đó là Ca-phác-na-um. Đức Giê-su khi giảng dạy tại miền Ga-li-lê, Ngài thường về đây. Ngài đã từng tuyên bố: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt 8, 20). Nhưng tại Ca-phác-na-um này, Đức Giê-su được một ‘đại gia’ nào đó tặng cho Ngài một ngôi nhà để Ngài và các tông đồ có chỗ nghỉ ngơi, nên Mat-thêu gọi là ‘Thành của mình’ là vậy.
Như thế, lúc này Đức Giê-su đang giảng dạy tại nhà mình, người ta đến rất đông đến nỗi không có lối vào. Lúc bấy giờ, người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường, Mat-thêu chỉ viết đơn giản như thế; trong khi Mác-cô viết chi tiết hơn: “Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống” (Mc 2, 1 – 4). Hành động này chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ nơi những người khiêng người bất toại và của cả anh bất toại. Nếu họ không tin Ngài có thể chữa lành và nếu họ không tin Đức Giêsu có lòng thương xót vô biên đối với người bệnh thì họ đã không làm như vậy. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt : “Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi !” Một câu nói làm cho những người nghe, có cả các Kinh sư, đều ngạc nhiên vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội thôi. Đức Giê-su biết thâm tâm họ đang nghĩ gì nên Ngài lên tiếng, đặc biệt cho các Kinh sư nghe: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy ? Trong hai điều : một là bảo : “Tội con được tha rồi”, hai là bảo : “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn ?”. Dĩ nhiên, câu nói tha tội là dễ rồi, vì có ai kiểm chứng được; còn nói: đứng dậy vác giường mà đi là câu khó, vì kiểm chứng được người đang đau yếu lại trở nên khỏe mạnh liền. Đức Giê-su nói cả 2 câu dễ và khó để chứng minh Ngài có quyền tha tội, vì Ngài là Thiên Chúa chữa lành tâm hồn, và có quyền năng chữa lành thân xác.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Người Do thái quan niệm bệnh tật, đau khổ là do tội mà ra, vì thế mà Đức Giê-su công bố với anh bất toại: “Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi!” Đúng như thế, vì tội của Tổ Tông mà sự dữ, đau khổ, bệnh tật lan vào trần gian, con người hứng chịu. Đó là nguyên nhân xa; còn nguyên nhân gần, đó là do uống rượu, hút, chích, chơi bời… gây ra bao đau khổ, bệnh tật. Nhìn chung, mọi đau khổ là do tội mà ra. Vì loài người yếu đuối tội lỗi, nên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc. Ngài luôn mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài bằng cả lòng tin để được chữa lành.
Ơn thánh của Chúa luôn đủ bảo trợ chúng ta, chỉ còn ở phần chúng ta có nổ lực phấn đấu hay không? Con người chúng ta đôi lúc gục ngã nhưng không tháo lui; đôi lúc nản lòng nhưng không thất vọng; đôi lúc chùn bước nhưng không ngừng tiến tới. Chúng con xin tín thác nơi Chúa!
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻:
𝙇𝙖̣𝙮 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙤𝙖̀𝙣 𝙣𝙖̆𝙣𝙜 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙝𝙪̛̃𝙪, 𝙨𝙖́𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙪̛𝙖 𝙘𝙝𝙞𝙚̂̀𝙪, 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙣𝙖̀𝙞 𝙭𝙞𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙪𝙮 𝙡𝙞𝙣𝙝 𝙭𝙪𝙖 đ𝙪𝙤̂̉𝙞 𝙢𝙤̣𝙞 𝙗𝙤́𝙣𝙜 đ𝙚̂𝙢 𝙩𝙤̣̂𝙞 𝙡𝙤̂̃𝙞 𝙫𝙖̀ 𝙙𝙖̂̃𝙣 đ𝙪̛𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙩𝙤̛́𝙞 𝙖́𝙣𝙝 𝙨𝙖́𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙖̣̂𝙩, 𝙡𝙖̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂. 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙤̛́𝙞 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 𝙩𝙝𝙪𝙤̛̉ 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗦𝗮́𝘂 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗦𝘁 𝟭𝟳, 𝟭, 𝟵-𝟭𝟬. 𝟭𝟱-𝟮𝟮; 𝗠𝘁 𝟴, 𝟭- 𝟰.Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Trí vô song. Sự khôn ngoan của Ngài vượt bậc trên tất cả, như Ngài đã tuyên bố qua môi miệng Isaia : “Trời cao hơn đất bao nhiêu, tư tưởng Ta cao hơn tư tưởng các ngươi bấy nhiêu”. Con người có giới hạn, chỉ làm được những gì theo khả năng và hiểu biết của mình. Trái lại, Thiên Chúa làm nên tất cả, Ngài cho có mưa có nắng, ban cho vợ chồng cao niên được sinh con khống chế thiên nhiên biển cả, chữa lành bệnh tật mà con người phải bó tay. Trong bài đọc 1, Abraham (99 tuổi) và Xa-ra (90 tuổi) đã cao niên mà Thiên Chúa cho có mụn con là Isaac và lập giao ước với ông. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su dùng quyền năng chữa trị cho anh mắc bệnh phong được khỏi.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi Đức Giê-su ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Bỗng có một người mắc bệnh phong tiến lại, bái lạy Người và nói : “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Lập tức, anh được sạch bệnh phong. Rồi Đức Giê-su bảo anh : “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Sau khi chấm dứt một loạt các bài giảng trên núi (các chương 5,6,7), Đức Giê-su cùng các tông đồ và đoàn người lũ lượt xuống núi (bắt đầu chương . Đây là một hình ảnh đẹp, hết sức thành công vì những bài giảng nói về Nước Trời thật cụ thể, sinh động, kèm theo những phép lạ chữa lành, làm mọi người cảm kích hăng hái cùng Đức Giê-su xuống núi. Sứ vụ loan báo Tin Mừng phải được thực hiện dưới núi chứ không thể trên núi được. Ngài phải đi vào xã hội con người để cùng đồng hành, để cùng chia vui sẻ buồn với họ. Chúa Giêsu phải mang vào mình bao thao thức, bao trăn trở, bao niềm vui cũng như nỗi bất hạnh của con người để có thể cứu độ họ. Vì Chúa Giêsu cũng là một con người thật sự, nên không thể tách ra khỏi đời sống con người. Kitô hữu chúng ta cũng thế, có thể có một lúc nào đó ta mang tư tưởng bi quan yếm thế, muốn chạy trốn tất cả, muốn sống ở một nơi hoang đảo không một ai biết đến. Muốn một mình trên núi cao, trong rừng sâu vì ta đã quá chán ngán các trò lừa đảo, gian dối của con người.
Người đầu tiên đón Đức Giê-su từ trên núi xuống không phải là nhân viên cao cấp trong xã hội hay một tư tế được người ta trọng vọng, nhưng là một người mắc bệnh phong. Bệnh phong thời Đức Giê-su là một loại bệnh nan y không chữa trị được, ngày nay căn bệnh này đã được khống chế dễ dàng, người mang bệnh này vừa đau đớn thể lý vừa đau khổ tinh thần. Họ chỉ sống trong mồ mả hay cách ly ở khu riêng biệt xa dân cư. Khi ra đường phải lắc chuông hay la lớn tiếng để người ta biết mà tránh đi lối khác (Lv 13). Đó là nỗi nhục niềm đau của họ. Theo dõi người mắc phong đón Đức Giê-su từ núi xuống ta thấy gì? Anh vui mừng hớn hở, biết chắc chỉ có mình Người này mới có khả năng chữa lành mình bằng quyền năng. Trước nay, anh đã từng nguyện xin cùng Thiên Chúa chữa lành anh rất nhiều lần rồi. nhưng vẫn chưa được. Lần này, dường như anh cảm nghiệm rằng: Bấy lâu nay, mình chỉ mong Chúa làm theo ý muốn của mình. Sao mình không làm theo ý Chúa muốn? Vì thế, lần này gặp được Đức Giê-su anh sửa lại lời nguyện xin: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đây là một lời cầu đầy niềm tin vào Chúa. Nếu Chúa muốn con mang căn bệnh đó có ảnh hưởng gì ơn cứu độ đâu. Nhưng Chúa làm sao thấy vui khi con người đau khổ! Cho nên, anh đặt trọn lời cầu vào tình yêu Chúa, Chúa muốn sao con cũng đón nhận. Ngay lúc đó, Đức Giê-su giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Đức Giê-su trả lời ngay câu đặt điều kiện của anh “Nếu Ngài muốn”, Ngài bảo “Tôi muốn, anh hãy được sạch”. Ở đây, ta thấy Thiên Chúa là Tình Yêu, một tình yêu cúi xuống con người và chạm đến, thịt đụng thịt mà không sợ vi phạm luật (Lv 14). Đáng lý Ngài chỉ dùng lời phán thôi cũng đủ chữa lành cho anh rồi, nhưng vì Ngài muốn chia sẻ nỗi đau của con người, Ngài dùng tay chạm đến anh.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Với quyền năng Thiên Chúa, anh mắc phong được khỏi bệnh và được Ngài căn dặn: “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Tại sao Đức Giê-su căn dặn anh đừng nói với ai mà hãy đi trình diện với tư tế? Trong khi biết bao người chứng kiến hôm ấy cũng sẽ có bấy nhiêu cái miệng loan truyền tin vui này. Đó là vì Đức Giê-su muốn người thụ ơn hãy thinh lặng, lắng động tâm hồn mà cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho mình. Trình diện với Tư tế, vì lúc bấy giờ chỉ có Tư tế mới có đủ tư cách tuyên bố ai khỏi bệnh phong trước cộng đoàn.
Phần chúng ta, nên ghi nhận hai điều này: thứ nhất, bắt chước lời cầu nguyện đầy niềm tin của anh mắc phong trong Tin Mừng. Đừng buộc Chúa phải làm theo ý mình, mà mình phải làm theo ý Chúa. Nghĩa là sau lời nguyện nên thêm câu này “Nếu Chúa muốn”. Đó là lời cầu khôn ngoan sẵn sàng theo ý Chúa chứ không theo ý mình; Thứ đến, Khi ta được thụ ơn Chúa, cần đi vào trong cõi thinh lặng để cảm nghiệm tình thương Chúa và âm thầm cảm tạ Chúa muôn đời.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙭𝙞𝙣 𝙨𝙤𝙞 𝙩𝙧𝙞́ 𝙢𝙤̛̉ 𝙡𝙤̀𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙖𝙢 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙪 𝙆𝙞𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝, 𝙣𝙝𝙪̛ 𝙫𝙖̣̂𝙮, 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙨𝙚̃ 𝙘𝙤́ 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙡𝙖̀𝙢 𝙘𝙝𝙪̛́𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙤 𝘾𝙤𝙣 𝙈𝙤̣̂𝙩 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ Đ𝙖̂́𝙣𝙜 đ𝙖̃ 𝙘𝙝𝙚̂́𝙩 𝙫𝙞̀ 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙤̛́𝙞 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 𝙩𝙝𝙪𝙤̛̉ 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang