Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐒𝐚́𝐮 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 - 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟒𝟒, 𝟏. 𝟗-𝟏𝟑; 𝐌𝐜 𝟏𝟏, 𝟏𝟏-𝟐𝟔.Thiên Chúa tạo thành mọi sự tốt đẹp. Tất cả đều có mục đích nhắm tới và theo ý Ngài. Chẳng hạn, cỏ cây là để làm lương thực cho trâu bò… Trâu bò giúp con người cày bừa ruộng nương và cũng là lương thực cho con người. Con người phát triển giúp cho tha nhân hay rao truyền Tin Mừng cho họ nhận biết Thiên Chúa. Tất cả nằm trong tiến trình có mục đích theo sự quan phòng của Chúa. Như Trong bài đọc 1, tác giả Sách Huấn Ca so sánh giữa hai dòng dõi: Một bên là dòng dõi vô danh, chẳng để lại gì cho hậu thế, họ qua đi như chẳng bao giờ có mặt trong cuộc đời, và con cháu họ cũng sống cuộc đời vô nghĩa như họ vậy. Một bên là dòng dõi của những người công chính, họ biết sống theo mục đích mà Thiên Chúa đã tiền định cho họ, con cháu họ cũng biết noi gương sống cuộc đời công chính và ngay lành như họ; và cứ thế dòng dõi họ sẽ tồn tại đến muôn đời. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su cho mọi người biết rõ mục đích của Đền thờ được xây là để cầu nguyện chứ không phải trao đổi giao dịch.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Đang khi đám đông reo hò vang dậy, Đức Giê-su tiến vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai. Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bê-ta-ni-a, thì Đức Giê-su cảm thấy đói. Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả : “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa !” Các môn đệ đã nghe Người nói thế. Thầy trò đến Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc, và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Người không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Người giảng dạy và nói với họ : “Nào đã chẳng có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao ? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp !” Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giê-su. Quả thế, họ sợ Người, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người. Chiều đến, Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi thành. Sáng sớm, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. Ông Phê-rô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giê-su : “Kìa Thầy xem : cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi !” Đức Giê-su nói với các ông : “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em : nếu có ai nói với núi này : ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển !’, mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em : tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. [Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em].”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Hôm nay chúng ta bắt đầu đọc chương 11 của Tin Mừng Mác-cô. Chương này trình bày Chúa Giê-su thực hiện sứ vụ tại Giê-ru-sa-lem. Ngài đến Giê-ru-sa-lem lần này là để chị Khổ Nạn ban ơn cứu độ. Khi gần đến thành, Ngài vào làng Bê-ta-ni-a, quê hương 3 chị em Matta, ở đây Ngài sai 2 môn đệ đến làng trước mặt kia dẫn con lừa về để Ngài cỡi lên và tiến vào thành. Người ta tung hô Ngài “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!”. Vào trong thành Ngài rảo mắt nhìn xem. Chắc chắn Ngài đã thấy cảnh bát nháo trong Đền thờ, nhưng Marcô viết: “và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai”. Như vậy Chúa Giêsu lại ra khỏi thành Giêrusalem, về lại Bêtania để hôm sau Ngài mới thực hiện sứ vụ. Đêm ấy, chắc chắn Thầy trò ở nhà của 3 chị em Matta, những người thân của Chúa, được tiếp đãi nồng hậu.
Bài Tin mừng hôm nay (Mc 11, 11-26) bao gồm 2 trình thuật:
+ Trình thuật cây vả bị chúc dữ
+ Trình thuật Thanh tảy Đền thờ.
Cả hai trình thuật đều nói về sự nổi giận của Chúa Giêsu làm cho các môn đệ phải sửng sốt. Vì các ông chưa bao giờ thấy Ngài giận dữ như vậy. Trình thuật Thanh tảy Đền thờ được đặt xen kẽ trong trình thuật cây vả bị chúc dữ.
Điều chúng ta thắc mắc, tại sao Đức Giê-su chúc dữ cho cây vả? Ngài thừa biết chưa tới mùa trổ hoa trái làm gì có cái mà ăn. Chúa thiết định luật tự nhiên tới mùa có trái thì chắc chắn Chúa không hủy bỏ luật đó. Nhưng khi ta thấy Chúa thực hiện cuộc thanh tẩy Đền thờ ta mới hiểu tại sao Chúa chúc dữ cây vả không trổ trái trái mùa. Cây trổ trái theo mùa là đúng luật tự nhiên, còn ‘hoa trái thiêng liêng’ không chỉ theo mùa mà còn phải xuyên suốt trổ sinh. Như mạch nước từ Đền thờ chảy lai láng không dừng, nước chảy đến đâu cây cối xanh tươi, trổ hoa trái đến đó. Đền thờ là nơi cầu nguyện sinh hoa trái thiêng liêng, không phải là nơi giao dịch trao đổi buôn bán làm hoen ố Đền thờ. Điều này nhắc cho chúng ta hiểu rằng, việc sinh hoa trái thiêng liêng phải làm xuyên suốt chứ đừng theo mùa. Cứ mùa Giáng Sinh, Phục Sinh đến là lo xưng tội, tham dự thánh lễ, còn những ngày khác bỏ bê không gì cả.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Sau khi thanh tẩy Đền thờ xong, Đức Giê-su cùng các tông đồ ra khỏi thành và trở về Bê-ta-ni-a. Như vậy, những ngày này Thầy trò ra vào thành liên tục. Sáng hôm sau, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. Ông Phê-rô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giê-su : “Kìa Thầy xem : cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi !”. Cây vả trước đó sum xuê, tươi tốt, đầy sức sống mà giờ nó chết tận rễ. Thật khủng khiếp! Chỉ một lời của Chúa Giê-su mà thành hiện thực. Các tông đồ ngạc nhiên hết sức. Trước thái độ sửng sốt của các môn đệ, Chúa Giêsu đã ban ra lời giáo huấn cho các ông. Ngài dạy các ông: “Hãy tin vào Thiên Chúa”, tin tưởng một cách tuyệt đối. Nếu ai đã có niềm tin vững mạnh như vậy, họ có thể làm được những việc vĩ đại, ngay cả bảo một ngọn núi dời đi và gieo mình xuống biển, nó cũng làm theo. Nhưng Marcô nhấn mạnh: “Mà trong lòng không hồ nghi”, có nghĩa phải tin một cách tuyệt đối. Ngay cả trong việc cầu xin, nếu ai tin tưởng vào Thiên Chúa một cách tuyệt đối, thì họ sẽ được Thiên Chúa ban cho.
Chúng ta nên nhớ rằng, cuộc sống làm con Chúa phải luôn biết gắn bó với Chúa, làm sinh hoa trái thiêng liêng xuyên suốt không ngừng nghỉ. Đừng sống đạo theo mùa, nhưng hãy gắn bó mật thiết với Chúa từng ngày qua lời kinh, cầu nguyện, tham dự các bí tích, đặc biệt là thánh lễ để nghe Lời Chúa và đón nhận chính Chúa làm trổ hoa thiêng liêng tốt đẹp.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝒙𝒊𝒏 𝒔𝒐𝒊 𝒕𝒓𝒊́ 𝒎𝒐̛̉ 𝒍𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒂𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝑲𝒊𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉, 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒗𝒂̣̂𝒚, 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝑪𝒐𝒏 𝑴𝒐̣̂𝒕 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ Đ𝒂̂́𝒏𝒈 đ𝒂̃ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒗𝒊̀ 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊.
Lm.Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Một người đàn ông đi vào tiệm hớt tóc quen thuộc để cắt tóc và cạo râu như thường lệ. Ông ta bắt đầu buôn chuyện với người thợ phục vụ cho mình. Họ nói đủ thứ chuyện trên đời, rồi vô tình họ đụng đến đề tài Chúa trời. Người thợ cắt tóc nói:
“Tôi chẳng tin trên đời này có Thượng Đế như ông đã nói”.
Người khách: “Sao ông lại nói thế?”.
“Chuyện đó cũng dễ thôi, chỉ cần ông bước ra đường là thấy ngay trên đời này chẳng có Chúa trời gì ráo. Nếu thực sự Ngài có tồn tại thì tại sao trên đời này lại có nhiều người bệnh tật như vậy? Sao còn rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi. Nếu có Chúa, trên đời này sẽ chẳng có đau khổ. Tôi không thể nghĩ nỗi là Chúa nào lại chấp nhận nhìn những cảnh đó xảy ra”.
Người khách lặng im suy nghĩ nhưng rồi ông không nói gì vì không muốn câu chuyện trở thành cuộc khẩu chiến. Người thợ cắt tóc làm xong công việc của mình và vị khách hàng bước ra khỏi tiệm. Vừa ra ngoài ông liền nhìn thấy một người đàn ông trên đường tóc tai râu ria bù xù (như thể đã lâu lắm rồi ông ta không cắt tóc cạo râu vậy, trông rất bê bối).
Người khách liền quay lại cửa tiệm và nói với người thợ cắt tóc:
“Ông biết gì không? Trên đời này làm gì có thợ cắt tóc”.
“Sao lại không? Tôi đang ở đây và tôi là thợ cắt tóc”.
“Không hề”, vị khách trả lời: “Nếu có thợ cắt tóc thì sao vẫn còn những người tóc tai, râu ria bù xù như người đàn ông đang đi trên đường kia?”.
“À, thợ cắt tóc thì có chứ, chỉ tại những người kia không chịu đến tiệm cắt tóc mà thôi”.
“Chính xác!”. Vị khách như chỉ đợi câu nói đó. “Đó là điều mà tôi muốn nói. Thượng Đế có tồn tại, chỉ là người ta không tin và không tìm đến Ngài mà thôi. Đó là lí do vì sao trên đời này lại có nhiều khổ đau đến như vậy”.
@ 𝐒𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦
+ Cành nghiên cứu khoa học
Tôi càng tin vào Thượng Đế.
-Albert Einstein-
+ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng
Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
¬-Albert Einstein-
+ Người suy nghĩ nửa với sẽ không tin vào Chúa,
Nhưng những người suy nghĩ thấu đáo sẽ phải tin vào Chúa.
-Isaac Newton-
@ 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝐿𝑎̣𝑦 𝑀𝑒̣ 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎!
𝐶𝑜𝑛 𝑡𝑖𝑛 𝑐𝑜́ 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑐𝑎𝑜
𝐵𝑎 𝑁𝑔𝑜̂𝑖 𝐶ℎ𝑖́ 𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑐𝑎𝑜 𝑛𝑔ℎ𝑖̀𝑛 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔
𝐴𝑛ℎ 𝑚𝑖𝑛ℎ 𝑠𝑎̆́𝑝 đ𝑎̣̆𝑡 𝑎𝑛 𝑏𝑎̀𝑖
𝑀𝑜̣𝑖 𝑙𝑜𝑎̀𝑖 𝑛𝑔𝑎̆𝑛 𝑛𝑎̆́𝑝 𝑡𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡 𝑣𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎𝑜!
𝑀𝑒̣ 𝑜̛𝑖 𝑑𝑎̣𝑦 𝑐𝑜𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐𝑎
𝑇𝑢̣𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑒𝑛 𝐷𝑎𝑛ℎ 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝐵𝑎 𝑁𝑔𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜̣𝑛 đ𝑜̛̀𝑖
𝐿𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑎 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ đ𝑜̛𝑛 𝑠𝑜̛
Đ𝑒𝑚 𝑜̛𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 đ𝑜̣̂ 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜𝑛 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 đ𝑜̛̀𝑖. 𝐴𝑚𝑒𝑛.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐍𝐚̆𝐦 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 - 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟒𝟐, 𝟏𝟓-𝟐𝟓; 𝐌𝐜 𝟏𝟎, 𝟒𝟔-𝟓𝟐.Trong năm giác quan, đôi mắt là quan trọng nhất vì nó cung cấp cho trí khôn hình ảnh bên ngoài để suy luận. Đôi mắt dùng để thấy và đọc. Con người thấy những quang cảnh đẹp, những kỳ quan của vũ trụ mà ca ngợi Thiên Chúa. Như trong bài đọc 1, tác giả sách Huấn Ca dùng con mắt để chiêm ngưỡng những kỳ công Thiên Chúa tạo dựng, và dùng trí khôn để suy niệm sự quan phòng của Thiên Chúa, trước khi ông có thể tường thuật lại những gì Ngài làm để cho thế hệ tương lai được biết. Trong Tin Mừng, anh mù Bartimê đã cảm nghiệm được sự đau khổ của việc mù lòa, nên khi biết Đức Kitô đi ngang qua, anh nhất định la to lên xin chữa lành, và Ngài đã cho anh nhìn thấy.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, anh ta tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng : “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng : “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” Đức Giê-su đứng lại và nói : “Gọi anh ta lại đây !” Người ta gọi anh mù và bảo : “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi : “Anh muốn tôi làm gì cho anh ?” Anh mù đáp : “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Người nói : “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Đức Giê-su đang tiến về gần Giê-ru-sa-lem để chịu Khổ Nạn. Ngài phải đi qua thành Giê-ri-khô, quê hương của chà là, cách Giê-ru-sa-lem 23km phía Đông Bắc. Vừa ra khỏi Giê-ri-khô có một người mù tên Ba-ti-mê, con ông Ti-mê, chắc trước đây anh cũng thuộc cộng đoàn nào đó, nên Mác-cô biết tên anh rõ ràng và biết cả ba của anh nữa. Có tên gọi, anh ta còn hạnh phúc hơn ông phú hộ trong câu truyện Phú hộ và Ladarô. Ông Phú hộ giàu có thật đấy, ngày ngày yến tiệc linh đình, nhưng ông không có cái mà ai cũng có, đó là cái tên gọi, như vậy ông vẫn là một người nghèo.
Chúng ta biết người mù có đôi tai rất thính. Họ có thể rót nước hay đong xăng không bao giờ để tràn ra ngoài. Anh mù Ba-ti-mê này ngồi bên vệ đường, ngoài thành Giê-ri-khô, nghe người qua lại ồn ào và anh biết Đức Giê-su đang đi ngang qua đây. Đây là cơ hội mà anh hằng mong đợi để được chữa lành. Anh biết và tin chỉ có Đức Giê-su mới chữa được chứ không ai khác. Anh liền thốt lên: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” Anh kêu tên Giê-su và còn tuyên xưng niềm tin của mình vào Ngài “Con vua Đa-vít”, một danh xưng mà trong Kinh Thánh đã nói đến: ‘Đấng Mê-si-a sẽ đến và xuất thân từ dòng dõi Đa-vít’. Ở đó có nhiều người bắt anh phải im đi. Họ ngăn cản anh không được phép lớn tiếng. Thời nào cũng có những hàng rào ngăn cản lối đi của người nghèo, bệnh tật cả. Đây cũng là điều thử thách đức tin của anh mù Ba-ti-mê này. Anh không chùn bước, không im lặng, anh lớn tiếng hơn “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !”
Đức Giê-su dừng lại. Ngài cắt bước tiến cùng với mọi người trên một con đường tiến về Giê-ru-sa-lem, để quan tâm phục vụ người khổ hạnh. Ngài bảo các môn đệ dẫn anh mù đến, thực hành bác ái cho người khổ đau ngay lúc đang tiến về Giê-ru-sa-lem thực hiện ơn cứu chuộc. Thật là ý nghĩa và là bài học sâu xa cho các môn đệ.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Chúa Giê-su biết anh mù cần gì, nhưng Ngài vẫn hỏi anh”Anh muốn tôi làm gì cho anh?”, nghĩa là Chúa Giê-su muốn anh nói lên điều mình muốn, nói lên suy nghĩ của mình. Ngài không cấm anh nói, không cản bước anh. Sau khi anh mù nói lên điều ước muốn “Thưa Thầy, xin cho tôi được thấy” và Chúa cho anh thấy mà không đụng chạm đến anh, vì lòng tin của anh vào Chúa rất tuyệt đối. Thế rồi, khi được sáng mắt, anh đi theo Đức Giê-su trên đường Người đi. Từ nay, anh luôn hằng ca tụng Chúa.
Câu nói của anh mù “Thưa Thầy, xin cho tôi thấy được” đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Đó cũng là lời nguyện xin của chúng ta mỗi ngày. Xin Chúa mở mắt cho chúng ta thấy những vẻ đẹp của thiên nhiên mà ca tụng Chúa; thấy được những yếu đuối mỏng giòn của kiếp người mà biết chạy đến cùng Chúa van xin phù trợ; thấy được những điều hạnh phúc mà Chúa quan phòng cho mình.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒙𝒊𝒏 𝒕𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̂̉ 𝒉𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒂̂𝒏 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒆̂𝒖 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝑪𝒉𝒖́𝒂. 𝑵𝒉𝒐̛̀ 𝒐̛𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒓𝒐̛̣ 𝒍𝒖̛̣𝒄, 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒆̃ 𝒕𝒖𝒂̂𝒏 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒎𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒍𝒆̣̂𝒏𝒉 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒃𝒂𝒏, đ𝒆̂̉ 𝒏𝒉𝒐̛̀ đ𝒐́ 𝒎𝒂̀ 𝒕𝒊̀𝒎 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒉𝒂̣𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖́𝒄 𝒐̛̉ đ𝒐̛̀𝒊 𝒏𝒂̀𝒚, 𝒗𝒂̀ đ𝒐̛̀𝒊 𝒔𝒂𝒖 𝒍𝒂̣𝒊 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒉𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒏𝒊𝒆̂̀𝒎 𝒗𝒖𝒊 𝒃𝒂̂́𝒕 𝒕𝒂̣̂𝒏. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐓𝐮̛ 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 - 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟑𝟔, 𝟏, 𝟒-𝟓𝐚. 𝟏𝟎-𝟏𝟕; 𝐌𝐜 𝟏𝟎, 𝟑𝟐-𝟒𝟓.Không thể nào so sánh giữa tình yêu Chúa và tình yêu con người được. Vì tình yêu Chúa vô biên, lai láng tràn đầy, vô vị lợi; trong khi tình yêu con người ích kỷ, có ngần có hạn, yêu bản thân nhiều hơn. Thực tế, chúng ta thấy con người được nhận biết bao hồng ân của Chúa qua sáng tạo, quan phòng, cứu chuộc. Tình yêu Chúa bao phủ con người và vũ trụ vạn vật. Trong bài đọc 1, tác giả sách Huấn Ca nhìn nhận tình yêu lớn lao của Chúa, không có Chúa nào khác, đã làm cho Dân Chúa lớn lên mỗi ngày. Tác giả van xin Chúa tiếp tục trãi rộng tình yêu trên Dân mãm mãi. Trong Tin Mừng, hai con ông Dê-bê-đê phũ phàng không nhận ra tình yêu của Thầy, cảm thông với Thầy, mà còn xin Thầy được ở những vị trí cao trong Nước Thầy.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình : “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người, và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.” Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói : “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây.” Người hỏi : “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì ?” Các ông thưa : “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” Đức Giê-su bảo : “Các anh không biết các anh xin gì ! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?” Các ông đáp : “Thưa được.” Đức Giê-su bảo : “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống ; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được.” Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. Đức Giê-su gọi các ông lại và nói : “Anh em biết : những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy : ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em ; ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến, không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Chúa Giê-su và các môn đệ đang tiến về Giê-ru-sa-lem chịu Khổ Nạn. Mác-cô viết rõ: Đức Giê-su đi đầu, mọi người theo sau trong tâm trạng kinh hoàng và sợ hãi. Chắc có lẽ khi viết bài Tin Mừng này, Mác-cô chứng kiến cảnh bách hại đạo của đế quốc La Mã bấy giờ. Ông cảm thấy Đức Giê-su vẫn đi đầu, còn mọi tín hữu sợ hãi.
Trên đường đi, Đức Giê-su kéo nhóm Mười Hai riêng ra và báo lần thứ ba cho các ông biết về cuộc Khổ Nạn của mình: “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người, và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.”
Đức Giê-su cho các ông biết trước cuộc Khổ Nạn sẽ qua hai bước: bước thứ nhất, Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người. Như thế cái chế của Đức Giê-su là do chính người Do thái gây ra chứ không ai khác. Họ đồng tâm hiệp lực loại trừ Đức Giê-su bằng kết án tử; bước thứ hai, họ giao nộp Đức Giê-su cho dân ngoại, ở đây chính là tổng trấn Phi-la-tô đại diện cho hoàng đế Rô-ma cai trị đất nước Do thái. Người Do thái không có quyền ra lệnh tử hình cho bất cứ ai, chỉ có người Rô-ma có quyền đó. Vì vậy Thượng Hội Đồng Do thái đưa Đức Giê-su đến Phi-la-tô quyết định. Cả 3 lần loan báo về cuộc Khổ Nạn, Đức Giê-su cũng đều kết thúc “Ba ngày sau, Người sẽ sống lại”. Đây là niềm vui chiến thắng sự chết và tội lỗi của Chúa Giê-su. Cái chết của Ngài không phải là một thất bại hoàn toàn, Ngài sẽ Phục Sinh và làm cho những kẻ tin vào Ngài tràn đầy hy vọng.
Sau lời loan báo lần thứ ba về cuộc Khổ Nạn, bầu khí buồn đau chưa hết lại xảy ra chuyện vô duyên là hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gioan xin Đức Giê-su ngồi bên tả bên hữu Thầy trong Nước Thầy. Đức Giê-su chắc chắn buồn vì các ông chẳng hiểu vấn đề gì cả. Nếu hai ông xin đi theo Thầy để cảm thông chia sẻ cuộc Thương Khó với Thầy thì hay quá, đàng này giành chức giành ghế, chứng tỏ hai ông quá tham vọng’. Đâu phải chỉ có hai ông mà cả 10 người còn lại cũng đầy tính ‘tham-sân-si’ ganh tức.
Thấy vậy, Đức Giê-su vẫn điềm tĩnh dạy cho các ông bài học khiêm nhường phục vụ “Anh em biết : những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy : ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em ; ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ mọi người.” Trong Nước Chúa, không có chức quyền gì cả, nếu có là để phục vụ chứ không thống trị. Và Đức Giê-su lấy chính mình làm gương cho các ông “Vì Con Người đến, không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Tình yêu của Chúa thật lớn lao, trãi dài trãi rộng, cao vút và thẳm sâu, luôn tuôn đổ trên con người và các thụ tạo. Tình yêu của Chúa luôn phong phú và tiến triển không ngừng để đem hạnh phúc cho mọi loài thọ tạo. Vì vậy, chúng ta đừng đòi hỏi Ngài điều gì, ngoài cố gắng cảm nghiệm được tình yêu của Ngài và sống trọn vai trò môn đệ.
“Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ.” Đó là tiêu chí của người môn đệ đích thực, không có con đường nào khác! Phải quyết định lựa chọn dứt khoát: “có” hoặc “không”, không được phép “hồi có – hồi không” hoặc thỏa hiệp bắt cá hai tay. Phục vụ không phải là những mỹ từ để hô hào, quảng cáo mà phải là cuộc sống thực như Chúa đã giảng dạy phải “rửa chân cho nhau”, và đã thực hiện bằng việc “chịu đóng đinh thập giá”; có thế mới cứu độ được thế giới. Chúa cũng hỏi chúng ta: “Con có uống nổi chén đắng mà Thầy sắp uống đây không?” Bạn hãy trả lời cho Chúa đi.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒂 𝒄𝒉𝒊́ 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒉, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒈𝒊𝒖̛̃ 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒖̛́𝒂 𝒎𝒂̀ 𝒔𝒂𝒊 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒒𝒖𝒚 𝒕𝒖̣ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̃ 𝒃𝒊̣ 𝒕𝒐̣̂𝒊 𝒍𝒐̂̃𝒊 𝒍𝒂̀𝒎 𝒍𝒚 𝒕𝒂́𝒏, 𝒙𝒊𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 đ𝒐̂̉𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒊𝒆̂́𝒏 𝒕𝒂̣𝒐 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒐𝒂̀ 𝒃𝒊̀𝒏𝒉. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà.”Tránh ra chỗ khác”- tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.
Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.
Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: ”Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.
Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?
FAMILY = Father And Mother, I Love You!
@ 𝐒𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦
+ Gia đình là nơi tốt nhất mà bạn tìm về với bình yên,
Là nơi có thể giúp bạn nghỉ ngơi khi vấp ngã,
Là nơi yêu thương mà không cần điều kiện,
Là nơi có cuộc sống tốt nhất để tạo nên vỏ bọc bảo vệ.
+ Không gia đình nào hoàn hảo…
Vẫn có cải vã, vẫn có chiến tranh,
Thậm chí là một sự lạnh lùng trong một thời gian dài,
Nhưng cho đến cuối cùng gia đình vẫn là gia đình…
Nơi tình yêu luôn luôn hiện hữu.
Hãy lấp đầy một ngôi nhà bằng tình yêu
Nó sẽ trở thành gia đình.
+ Có một nơi để về, đó là nhà.
Có những người để yêu thương, đó là gia đình.
Có được cả hai, đó là hạnh phúc.
@ 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝐿𝑎̣𝑦 𝑀𝑒̣ 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎!
𝑋𝑖𝑛 𝑀𝑒̣ 𝑐ℎ𝑢́𝑐 𝑙𝑎̀𝑛ℎ 𝑡𝑜̂̉ 𝑎̂́𝑚 𝑐𝑜𝑛
𝐺𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ đ𝑢̀𝑚 𝑏𝑜̣𝑐 𝑚𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎𝑢
𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑡𝑎𝑦 𝑛𝑎̆́𝑚 𝑡𝑟𝑜̣𝑛 đ𝑜̛̀𝑖 đ𝑖
𝐷𝑢̀ 𝑐𝑜́ 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑛𝑎𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̣𝑖 𝑔𝑖̀.
𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑏𝑎𝑛 𝑜̛𝑛 𝑀𝑒̣ 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑠𝑢̛́𝑐
𝑇ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑦𝑒̂𝑢 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̆𝑚 𝑠𝑜́𝑐 𝑛ℎ𝑎𝑢
𝑉𝑢𝑖 𝑣𝑒̉ ℎ𝑎̂𝑛 ℎ𝑜𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑐𝑎̂̀𝑢
𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑎̂𝑛 𝑝ℎ𝑢̉ 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑝ℎ𝑢́𝑐 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ. 𝐴𝑚𝑒𝑛.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 - 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟑𝟓, 𝟏-𝟏𝟐; 𝐌𝐜 𝟏𝟎, 𝟐𝟖-𝟑𝟏.Người ta hay nói: “Bánh ít đi bánh quy lại”. “Có qua có lại mới toại lòng nhau”. Anh đi đám cưới con tôi 500.000đ, mai mốt tôi sẽ đi đám cưới con anh 500.000đ. Như vậy mới là tốt của nhau. Con người nhiều khi cũng cư xử với Chúa giống vậy, nếu như Chúa ban cho con thế này con sẽ dâng Chúa thế này, thế kia…Thật sai lầm! Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài lúc nào cũng muốn tốt cho con người và làm cho hạnh phúc viên mãn. Ngài mong con người đừng ứng xử sòng phẳng với Ngài như thế, nhưng muốn con người có một cách ứng xử tốt, như biết lắng nghe và giữ luật Ngài hơn là lễ vật đắc giá; biết cám ơn những gì Ngài ban chp; biết giúp người nghèo; biết từ bỏ gian tà, bất công (trong sách huấn ca, bài đọc 1). Bài Tin Mừng, Phê-rô hỏi thẳng Chúa Giêsu ông sẽ nhận được gì, sau khi ông đã bỏ tất cả để đi theo làm môn đệ của Ngài?
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, ông Phê-rô lên tiếng thưa với Đức Giê-su rằng : “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” Đức Giê-su đáp : “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con, hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau. Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Trước bài Tin Mừng này là câu chuyện người thanh niên giàu có đến gặp Đức Giê-su và hỏi: làm cách nào để hưởng sự sống đời đời? Đức Giê-su bảo anh hãy giữ 10 điều răn và bán hết gia tài bố thí cho người nghèo và theo Chúa. Anh giữ điều răn tốt, nhưng bỏ tài sản thì không thể. Anh có quan tâm đến sự sống đời đời, nhưng anh không khát khao nó.
Khi người thanh niên giàu có đi khỏi, Phê-rô mới thưa thẳng với Đức Giê-su: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” Thật ra, ông muốn thắc mắc với Đức Giê-su: chúng con được gì? Nhưng không dám nói trọn câu vì sợ Thầy rầy la ham hố quyền lợi. Đức Giê-su chẳng giấu giếm gì, Ngài nói thẳng: “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con, hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” Nghĩa là, ai từ bỏ tài sản, những cái thuộc về mình, và ngay cả tình cảm thiêng liêng cao quý nhất như gia đình, cha mẹ, vợ con, anh chị em sẽ được lại gấp trăm. Từ bỏ sẽ được nhiều hơn, mất thì còn giữ lại sẽ mất. Nghịch lý ấy ai cũng cảm nhận được trong cuộc sống. Một điều chúng ta đừng quên rằng, nếu ta từ bỏ mọi sự vì Chúa và vì Tin Mừng thì mới được gấp trăm, bằng không chẳng được gì. Nếu ta từ bỏ vì mình, vì cho mọi người biết danh tiếng mình, chẳng ai ủng hộ kết thân với mình, họ sẽ loại trừ mình và chẳng muốn giao kết với mình làm gì.
Đức Giê-su cũng thật lòng nói thẳng thắn: “Cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” Theo làm môn đệ Chúa chắn chắn sẽ được lời gấp trăm nhưng kèm theo là bị ngược đãi, khó khăn. Điều này cho chúng ta thấy, Đức Giê-su không quảng cáo, thêu dệt con đường làm môn đệ Ngài. Ngài báo trước cho chúng ta lựa chọn cách tự do, Ngài không ép buộc cũng không quyến dụ, Ngài muốn chúng ta trưởng thành trong quyết định của mình. Chắc chắn phần thưởng quý trọng nhất là sự sống đời đời. Như thế, một khi ta lựa chọn theo Chúa làm môn đệ được lợi nhiều hơn là thua thiệt. Được tài sản, gia đình, cha mẹ, anh chị em gấp trăm lần và lại được sự sống đời đời mai sau. Quả là lời hơn là thiệt thòi!
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Cuối bài Tin Mừng, Đức Giê-su nhắc cho Phê-rô cùng các tông đồ biết rằng: “Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.” Điều này là một thực tế, vì biết đâu Phê-rô và các tông đồ bỏ mọi sự theo Chúa rốt cuộc mất hết chẳng được gì (theo Chúa vì mình chứ không phải vì Chúa và vì Tin Mừng); trong khi anh thanh niên giàu có kia đã bỏ đi ngay lú ấy nhưng biết đâu sau này anh lại trở thành môn đệ Chúa Giê-su thì sao?
Vì thế, chúng ta phải cẩn trọng, khiêm nhường trong cách ứng xử để vừa làm đẹp lòng Chúa và đẹp lòng mọi người. Đừng kênh kiệu, khinh dẽ mọi người. Mọi người đều là bài học cho chúng ta lĩnh hội và xây đắp nên con người mình. Xin Chúa uốn nắn lòng trí chúng ta mỗi ngày, biến chúng ta thành khí cụ bình an và xây dựng nếp sống văn minh hữu ích cho cuộc đời.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒉𝒂𝒏 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒙𝒊𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒍𝒐̀𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒙𝒖̛𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒎𝒊𝒆̣̂𝒏𝒈. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐇𝐚𝐢 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 𝐓𝐍, 𝐧𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
Đ𝐮̛́𝐜 𝐭𝐫𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐮̛̃ 𝐌𝐚𝐫𝐢𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐌𝐞̣ 𝐆𝐢𝐚́𝐨 𝐡𝐨̣̂𝐢
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜 : 𝐒𝐭 𝟑, 𝟗-𝟏𝟓, 𝟐𝟎; 𝐆𝐚 𝟏𝟗, 𝟐𝟓-𝟑𝟒Thánh lễ này được Đức Thánh Cha Phan-xi-cô thiết lập vào thứ hai sau lễ Thánh Thần Hiện Xuống. Trong sắc lệnh công bố hôm 03-3-2018, ĐHY Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích cho biết ĐTC đưa ra quyết định trên đây xét vì việc thăng tiến lòng sùng kính này có thể giúp gia tăng cảm thức của các vị mục tử, các tu sĩ và tín hữu về Mẹ Giáo Hội, cũng như lòng kính mến chân thành đối với Đức Mẹ. Chúng ta biết Lễ Hiện Xuống đánh dấu sự sinh ra chính thức của Giáo Hội. Giáo Hội này có liên quan đến A-đam và Evà. Chúng ta thấy được sự liên quan này trong chương 5 của Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma: Bởi tội của một người mà loài người phải chết thì cũng bởi sự vâng phục của một người mà loài người được cứu độ. A-đam phạm tội là do sự xui giục của Bà E-va; Chúa Giêsu được sinh là do lời thưa “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria. Maria, E-va mới, Mẹ của Giáo hội.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan mô tả quang cảnh thật bi thảm của đồi Gôn-gô-tha năm ấy. Các tông đồ của Chúa Giê-su bỏ trốn cứu lấy thân mình, chỉ trừ có Gioan. 72 môn đệ cũng đâu rồi, không có ai bên Thầy lúc Khổ Nạn. Chỉ có Mẹ Chúa Giê-su và một số ít quý bà cùng Gioan, người tông đồ Chúa yêu, đứng kề dưới chân thập giá Chúa. Thôi thì còn Mẹ còn người môn đệ mình thương cũng là niềm an ủi trong giờ phút này! Chắc chắn lúc này, Chúa Giê-su nghĩ cho thân phận của Mẹ ra sao, ai sẽ thay mặt mình chăm sóc cho Mẹ lúc về sau. Thấy Gioan trẻ trung, đầy lòng trung thành, Chúa Giê-su liền nói với Mẹ: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”
Nghe cách xưng hô của Chúa Giê-su, ta cảm thấy như Người thiếu tôn trọng Mẹ mình thì phải? Thưa, không phải vậy đâu. Lời của Chúa Giê-su muốn nhắc đến hình ảnh trong sách Sáng thế, trong bài đọc 1 hôm nay, Đức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn : “Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy ; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” Như thế, người ‘đàn bà’ trong sách Sáng thế được được báo trước về Đức Maria, người đàn bà có dòng giống chiến thắng Sa-tan, chính Đức Giê-su Ki-tô.
Liền sau đó, Chúa Giê-su cũng ngỏ lới với Gioan: “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Từ nay Gioan có trách nhiệm thay Chúa Giê-su chăm sóc Mẹ cho đến chết; còn Mẹ Maria có trách nhiệm dạy dỗ Gioan. Xa hơn nữa, Gioan đại diện cho các tông đồ cũng là hình ảnh Giáo hội, đón nhận Mẹ Maria là Mẹ Giáo hội. Thật vậy, Đức Maria là Mẹ của Đầu, là Đức Giê-su, thì cũng là Mẹ của Thân Thể nhiệm mầu là Giáo hội Chúa Ki-tô.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Đức Maria có 2 tước hiệu: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Đức Maria, Mẹ Giáo Hội. Nếu đem ra so sánh, tước hiệu ‘Mẹ Thiên Chúa’ dường như xa vời chúng ta trên chín tầng mây, còn tước hiệu ‘Mẹ Giáo Hội’ thật gần gũi thân thương. Chúng ta không cảm thấy đơn coi trong cuộc lữ hành về Nước Trời, bởi luôn có Mẹ cùng đi và hướng dẫn chúng ta.
Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo hội, cho chúng ta luôn ở trong Giáo hội Chúa Giê-su. Có Mẹ chúng con không sợ lạc đường, vì Mẹ luôn yêu mến Chúa Giê-su đến tận cuối con đường thập giá, thì Mẹ luôn không cho chúng con lạc đường. Mẹ luôn nhắc nhở và ủi an chúng con luôn.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒂 𝒓𝒂̂́𝒕 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒉𝒂̣̂𝒖, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒕𝒓𝒂́𝒊 đ𝒂̂́𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒍𝒐𝒂̀𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒓𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒊 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒉𝒂𝒊 𝒕𝒉𝒂́𝒄, đ𝒆̂̉ 𝒂𝒊 𝒏𝒂̂́𝒚 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒏𝒉𝒂𝒖 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏 𝒃𝒐̣̂ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛̀𝒏𝒈, 𝒙𝒊𝒏 𝒅𝒂̣𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒉𝒐𝒂̀𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒎𝒐̣𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 𝒕𝒉𝒂̉𝒐 đ𝒐̂́𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒖𝒚𝒏𝒉 đ𝒆̣̂ đ𝒐̂́𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
@ 𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐬𝐮̛̉
𝑇𝑢̛𝑜̛́𝑐 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑀𝑒̣ 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑑𝑎̀𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 Đ𝑢̛́𝑐 𝑇𝑟𝑖𝑛ℎ 𝑁𝑢̛̃ 𝑀𝑎-𝑟𝑖-𝑎 𝑣𝑖̀ 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑀𝑒̣ đ𝑎̃ 𝑠𝑖𝑛ℎ ℎ𝑎̣ Đ𝑢̛́𝑐 𝐾𝑖-𝑡𝑜̂ 𝑙𝑎̀ Đ𝑎̂̀𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖 𝐶𝑜𝑛 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑀𝑒̣ 𝑡𝑟𝑢́𝑡 ℎ𝑜̛𝑖 𝑡ℎ𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑝 𝑔𝑖𝑎́, 𝑀𝑒̣ 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑛𝑒̂𝑛 𝐻𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑀𝑎̂̃𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑘𝑒̉ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐. Đ𝑢̛́𝑐 𝑃ℎ𝑎𝑜-𝑙𝑜̂ 𝑉𝐼 đ𝑎̃ 𝑙𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 𝑥𝑎́𝑐 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑑𝑎𝑛ℎ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑑𝑖𝑒̂̃𝑛 𝑡𝑢̛̀ đ𝑜̣𝑐 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐𝑎́𝑐 𝑛𝑔ℎ𝑖̣ 𝑝ℎ𝑢̣ 𝐶𝑜̂𝑛𝑔 Đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑉𝑎-𝑡𝑖-𝑐𝑎-𝑛𝑜̂ 𝐼𝐼 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 21-11-1964, 𝑣𝑎̀ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 đ𝑖̣𝑛ℎ : “𝑇𝑜𝑎̀𝑛 𝑑𝑎̂𝑛 𝐾𝑖-𝑡𝑜̂ 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑥𝑢̛𝑎 𝑛𝑎𝑦 đ𝑎̃ 𝑡𝑜̂𝑛 𝑘𝑖́𝑛ℎ 𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑀𝑎̂̃𝑢 𝑇ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑑𝑎𝑛ℎ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛𝑔𝑜̣𝑡 𝑛𝑔𝑎̀𝑜 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑛𝑎𝑦 𝑐𝑜̀𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑜̂𝑛 𝑘𝑖́𝑛ℎ ℎ𝑜̛𝑛 𝑛𝑢̛̃𝑎.”
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Chúa Nhật lễ Hiện Xuống
Bài đọc: Cv 2, 1-11; I Cr 12, 3-7, 12-13; Ga 20, 19-23.Sứ vụ rao giảng Nước Trời của Chúa Giê-su được kết thúc qua cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Ngài. Sứ vụ đó được nối tiếp bởi Chúa Thánh Thần đến soi sáng cho các tông đồ, qua các tông đồ là Giáo hội, ra đi loan báo những gì Chúa Giê-su đã nói và thực hiện. Ngay khi Chúa Giê-su Phục Sinh, Ngài đã ban Thánh Thần cho các ông với quyền Cầm buộc và Tháo cởi, đầy Bình an của Thiên Chúa Ba Ngôi mà ban phát cho mọi người từ Giê-ru-sa-lem đến tận cùng thế giới.
1. Xem
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
2. Xét
Cụm từ ‘ngày thứ nhất trong tuần’ rất ý nghĩa trong Ki-tô giáo, ngày Chúa đã sống lại khải hoàn. Ngày làm đảo lộn trong Giê-ru-sa-lem và cả thế giới. Cứ tưởng rằng, những nhà lãnh đạo Do thái, nhất là Thượng Hội Đồng, hả hê chiến thắng vì đã loại trừ một đối thủ là Đức Giê-su, nào ngờ 3 ngày sau Ngài đã sống lại. Kẻ xem là chiến thắng trở nên lo sợ, người thất bại lại trở nên chiến thắng khải hoàn. ‘Ngày thứ nhất trong tuần’ còn là ngày Chúa hiện ra với bà Maria Madalena, với 2 môn đệ trên đường Emmaus và với 11 tông đồ trong phòng đóng kín (bài Tin Mừng hôm nay).
Chúa Phục Sinh xuất hiện trước các ông làm gì? Ngài ban Bình an của Ngài, thứ bình an không phải kiểu thế gian. Ngài ban Bình an đến hai lần:
+ Lần thứ 1: “Bình an cho anh em!”, nói xong Người cho anh em xem tay và cạnh sườn. Những vết tích còn in dấu trên một thân xác phục sinh như một dấu chứng của một tình yêu dâng hiến. Các tông đồ thấy Thầy làm tâm hồn bình an đâm sâu, vì từ nay không u sấu buồn bã nữa. Thầy đã sống lại thật rồi!
+ Lần thứ 2: “Bình an cho anh em!” Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. Rồi Người thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông. Thánh Thần là hơi thở và sự sống của Thiên Chúa. Chúa Phục Sinh đã ban cho các tông đồ sự sống thần linh Thiên Chúa. Sự sống ấy thật mãnh liệt, có thể biến đổi mọi sự.
Chúa Thánh Thần như làn gió, như Chúa Giê-su diễn tả bằng thổi hơi trên các tông đồ. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Ngài như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá, nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Ngài mạnh mẽ, Ngài len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài, Ngài sẽ bẻ gãy, Ngài nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Ngài cũng làm cho các con tim nên dồi dào phong phú. Ngài liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6).
3. Làm
Chúa Ki-tô mà chúng ta gặp trong Thánh Kinh, tôn vinh trong phụng vụ và những buổi cầu nguyện, chính là Chúa Ki-tô Phục Sinh ban cho chúng ta Bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, của những sai lầm, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. Ga 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
Nếu chúng ta chờ đợi một sự biến đổi đột ngột, tức khắc và lạ lùng sau khi được rửa tội, chắc chắn chúng ta phải thất vọng. Thánh Thần triển khai các hành động của Ngài như một hạt giống nhỏ bé trong tim chúng ta. Hạt giống ấy sẽ lớn lên dần dần trong âm thầm thinh lặng, nhưng chắc chắn sẽ kết quả. Việc Chúa Thánh Thần làm tiệm tiến, từ từ, khiêm tốn. Mong sao mỗi chúng ta cộng tác với Ngài cách tích cực và hiệu quả!
@ Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã cử Thánh Thần đến thánh hoá Giáo Hội ngay từ buổi sơ khai, và sai Giáo Hội đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Hôm nay khi mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng con nài xin Chúa tiếp tục công trình Chúa đã thực hiện mà tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần cho mọi tín hữu trên khắp cùng thế giới. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Con Chúa, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi chunglien
Làm nghề dạy học đã nhiều năm, tôi nghĩ mình nếu như chưa nói là hiểu hết thì cũng hiểu gần đủ về tâm lý của sinh viên.
Một lần tôi nhận được một mảnh giấy. Nhìn nét chữ tôi biết đó là của một nữ sinh. Cách viết của một người bướng bỉnh đầy cá tính. Lối hành văn thì sắc sảo và có phần hơi hỗn: “Thầy có nghĩ rằng có những lúc chúng em nghe mà không hiểu thầy đang nói gì cả? Đôi khi em cho rằng thầy đang nói với chính mình chứ không phải là đang giảng bài. Một bài giảng sẽ trở nên ít ý nghĩa biết bao nếu như nó không có sự đồng cảm giữa thầy và trò”. Đọc mảnh giấy tôi bị sốc thật sự. Gần như là cảm giác bị ai đó tát vào mặt.
Đêm đó tôi trằn trọc không ngủ nổi. Đầu tiên là cảm giác bị xúc phạm bởi một kẻ hỗn xược không biết điều. Sau đó là ý định thôi thúc phải tìm cho được “cô ả” lếu láo đó rồi cho cô ta một bài học. Hôm sau lên lớp, tôi “đọc lệnh” cho cả lớp làm bài kiểm tra 15 phút. Cả lớp ngơ ngác nhưng phải chấp hành. Tôi ra một đề thi thật dễ trong môn lịch sử Trung Hoa. Tôi tin bằng cách đó người viết sẽ viết nhanh và quả quyết. Vì thế tôi sẽ dễ dàng tìm ra tác giả của mảnh giấy “bố láo” kia.
Sau buổi học, tôi đem bày cả 60 bài kiểm tra lên bàn để chuẩn bị đảm trách vai trò của một cảnh sát hình sự. Đúng vào lúc ấy, hình như từ tiềm thức của một con người đã mách bảo rằng tôi đang phạm phải một sai lầm khó có thể chấp nhận. Tôi đang hành động như một kẻ tiểu nhân chứ không phải là hợp lẽ cao thượng cần có của một người thầy.
Tại sao tôi không nghĩ là cô nữ sinh ấy đúng, còn tôi thì đã sai? Nhất định có không ít bài giảng mà tôi đã không làm chủ giáo án. Cái quan trọng nhất là với một nhân cách như cô gái ấy, tôi không hề bộc lộ một chút trân trọng mà chỉ nghĩ đến cách “trị” – một kiểu nói thật là hay ho của sự trả thù.
Những trăn trở đã buộc tôi phải dừng lại. Mấy ngày sau đó là những ngày mà tôi thật sự cảm thấy khó sống nhất trong cuộc đời dạy học. Cuộc đấu tranh giữa điều muốn biết và lẽ không cần biết; giữa bản năng và lương tâm đã làm tôi nhiều lúc thấy khó thở. Thế rồi tôi đã chọn cách có lẽ là tốt nhất: tôi đốt cả tập bài kiểm tra, cả mảnh giấy. Hôm sau trở lại lớp tôi thản nhiên thông báo rằng vì bài làm quá kém nên tôi không chấm nữa.
Nhiều năm sau, vào ngày 20-11, tôi nhận được một tấm thiệp chúc mừng và một bức thư ngắn với nét chữ rất quen:
“Có lẽ cho đến tận lúc này thầy vẫn chưa biết em là ai. Em tin chắc vào điều em nghĩ vì hồi đó khi thi vấn đáp thầy đã không đọc bất kỳ phần chuẩn bị nào của sinh viên nữ. Em hiểu thầy không muốn biết ai là kẻ đã hỗn xược dám viết những dòng chữ ấy. Thầy ơi, lần đó em “vượt” qua môn học của thầy với điểm 9. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều quan trọng nhất.
Từ sau khi em viết để bày tỏ ý kiến của mình, những bài giảng của thầy đã hay và dễ hiểu hơn rất nhiều. Vẫn chưa hết thầy ạ: thầy đã dạy cho em một bài học về sự cần thiết của cái đúng mức, về giá trị của lẽ phải, về lương tâm trong sáng của con người…”.
@ 𝐒𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦
+ Mai xa rồi gởi lại trường xưa
Ơn Thầy Cô với bao điều thầm lặng
Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết
Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin.
+ Nhà giáo
không phải là người nhồi nhét kiến thức
Mà đó là công việc
của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.
-Uyliam Bato Dit-
+ Thầy giáo bình thường giải thích những rắc rối,
thầy giáo có năng khiếu tiết lộ sự đơn giản.
(Robert Brault)
@ 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝐿𝑎̣𝑦 𝑀𝑒̣ 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎!
𝐺𝑖𝑒̂-𝑠𝑢, 𝑇ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑑𝑎̣𝑦 𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 𝑛ℎ𝑎̂𝑛
𝑇𝑜̉ 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑥𝑜́𝑡 𝑡𝑢̛̀ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 ℎ𝑒̂́𝑡 𝑙𝑜̀𝑛𝑔
𝐶𝑜𝑛 𝑛𝑎𝑦 𝑠𝑎́𝑚 ℎ𝑜̂́𝑖 𝑡𝑜̣̂𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ
𝑇𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑦𝑒̂𝑢 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔.
𝑀𝑒̣ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑏𝑎𝑛 𝑜̛𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑐𝑜̂
𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑐𝑜𝑛 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑔𝑖𝑢́𝑝 đ𝑜̛̀𝑖
𝑃ℎ𝑢̣𝑐 𝑣𝑢̣ 𝑟𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑎̉𝑛𝑔 𝑇𝑖𝑛 𝑀𝑢̛̀𝑛𝑔
𝐿𝑜̛̀𝑖 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑎̂̉𝑛 𝑠𝑎̂𝑢 𝑡𝑎̂𝑚 ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑡𝑟𝑜̂̉ ℎ𝑜𝑎.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Thứ Bảy tuần VII - PS
Bài đọc: Cv 28, 16-20. 30-31; Ga 21, 20-25.“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 20, 18). Đây là lệnh truyền của Chúa Giê-su cho 11 tông đồ trước khi về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Lệnh truyền này đã được thực hiện năng nổ và hiệu quả, dù gặp bao khó khăn tù đày. Trong bài đọc 1, Phao-lô đến Rô-ma rao giảng Nước Chúa. Rô-ma là biểu tượng cho toàn thế giới, Phao-lô đến đây là Tin Mừng Chúa đến lúc lan tỏa khắp thế gian. Trong Tin Mừng, Chúa Giê-su muốn Gioan làm chứng cho Ngài bằng việc viết sách.
1. Xem
Khi ấy, ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau ; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi : “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy ?” Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, còn anh này thì sao ?” Đức Giê-su đáp : “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy.” Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là : “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói : “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ?” Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ : cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.
2. Xét
Hết ngày hôm nay là chấm dứt mùa Phục Sinh. Ngày mai, sau lễ Hiện Xuống là chúng ta bước vào tuần VIII Thường niên. Vì thế, Mẹ Giáo hội cho chúng ta đọc bài Tin Mừng cuối cùng của Tin Mừng Gioan.
Hôm qua, sau khi Chúa Giê-su trắc nghiệm Phê-rô về lòng mến, rối trao sứ vụ lãnh đạo cho ông, và Ngài mời gọi: “Hãy theo Thầy”. Hôm nay, tiếp theo câu chuyện, Phê-rô lòng chan chứa niềm vui vì Thầy không trách việc ông chối Thầy, mà còn trao nhiệm vụ lãnh đạo chiên mẹ (hành Giám mục) và chiên con (các tín hữu) nữa. Làm sao không vui được chứ! Khi nhìn thấy Gioan, ông liền hỏi số phận đồng môn mình: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao ?” Phê-rô thắc mắc cũng đúng, nhưng Chúa Giê-su không ưng câu hỏi đó và Ngài trả lời: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy.” Chúa Giêsu biết rằng câu trả lời của Ngài sẽ khiến cho Phêrô và các môn đệ buồn về cách đối xử phân biệt, có thể sẽ kéo theo sự chia rẽ giữa các ông. Chúa đã cho Phêrô và các môn đệ một bài học: “việc gì đến con”. Có nghĩa đừng nên tò mò, quan tâm, thắc mắc làm gì?” vì đó không phải việc của mình; “phần con, cứ theo Thầy”. Đây mới là việc các ông cần quan tâm, đó là cứ theo Ngài. Việc Chúa gọi ai, chọn ai, ban ơn gì choa ai là tùy ở Chúa, Chúa có quyền tự do của Ngài, chúng ta đừng thắc mắc, tò mò, ganh tỵ làm chi. Hãy chu toàn bổn phận của riêng mình cái đã.
“Giá như Thầy muốn anh ấy ở lại cho tới khi Thầy đến” . Câu trả lời này của Chúa Giê-su làm nhiều người hiểu nhầm rằng: môn đệ ấy sẽ không chết. Thật ra, Chúa Giê-su hiểu lòng mến yêu của Gioan đối với mình, nên Ngài bảo: Giá như Thầy muốn anh ấy ở lại. Phải hiểu chữ “ở lại” này theo nghĩa của Tin Mừng thứ tư: ở lại là tồn tại mãi trong tình yêu mến, trong sự thân thiết. Dù sau này Gioan sẽ chết đi theo quy luật tự nhiên, nhưng Chúa Giêsu muốn hình mẫu của Gioan như một môn đệ trung thành đi theo Thầy, như một môn đệ thường suy gẫm về Thầy tiếp tục tồn tại mãi trong Giáo Hội.
3. Làm
Phêrô và Gioan là hai môn đệ thân tín của Chúa Giêsu, yêu mến Thầy sâu đậm, gắn bó với Thầy sâu sắc. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại giao cho hai người hai sứ vụ khác nhau:
+ Phêrô lãnh sứ mạng coi sóc đoàn chiên và đổ máu đào để làm chứng;
+ Người môn đệ Chúa yêu, tức là Gioan, là chứng nhân sống cho Chúa, kể lại câu chuyện về Chúa và sống đời chứng tá cho đến tuổi già.
Cả hai đều nói với người khác rằng“Chúng tôi biết Đức Giêsu, chúng tôi đã sống với Ngài, chúng tôi đã gặp Ngài sống lại.”Tuy nhiên, mỗi người phụng sự Chúa tuỳ theo công tác và số phận Ngài giao phó. Vinh quang, danh giá của người môn đệ không nằm nơi việc hơn thua với người khác, nhưng là tận tình phụng sự Chúa trong sứ vụ mình.
Chúng ta rất hãnh diện là môn đệ Chúa Giê-su. Mỗi là một chân giá trị riêng biệt cho Chúa. Vì thế, đừng khích bác nhau trong đời sống, đừng bỏ mặc ai ra ngoài cuộc sống của mình. Hãy yêu thương quan tâm cùng đi về Nước Trời, hãy đùm bọc, nâng đỡ trong nghĩa vụ làm chứng cho Chúa mỗi ngày tốt đẹp hơn.
@ Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã cho chúng con được hoan hỷ sống trong Mùa Phục Sinh này, xin Chúa cũng ban ơn giúp chúng con biết ăn ở thế nào để chứng tỏ Đức Ki-tô đã đổi mới chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Con Chúa, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
Lm. Nhan Quang