Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗡𝗮̆𝗺 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜𝗜 𝗧𝗡, 𝗻𝗮̆𝗺 𝗟𝗲̉
𝗟𝗲̂̃ 𝗦𝗶𝗻𝗵 𝗡𝗵𝗮̣̂𝘁 𝗧𝗵𝗮́𝗻𝗵 𝗚𝗶𝗼𝗮𝗻 𝗧𝗮̂̉𝘆 𝗚𝗶𝗮̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗜𝘀 𝟰𝟵, 𝟭-𝟲, 𝗖𝘃 𝟭𝟯, 𝟮𝟮-𝟮𝟲; 𝗟𝗰 𝟭, 𝟱𝟳-𝟲𝟲. 𝟴𝟬.Nhìn vào vũ trụ vạn vật ta thấy mọi sự được vận hành hòa điệu, ăn khớp nhau nhờ sự quan phòng khôn ngoan của Đấng sáng tạo nên nó. Ngay cả nơi con người, mọi bộ phận trong thân thể cũng hoạt động kỳ diệu mà chính Phao-lô hãnh diện chủ trương ‘thần học thân thể’ để triển khai giáo huấn của mình. Trong kế hoạch cứu độ cũng thế, để chuẩn bị cho Ngôi Hai xuống thế làm người Thiên Chúa sắp đặt trước đó (có tổ phụ Abrahan, vua Đa-vít, tiên tri Isaia…), rồi đương thời có người dọn đường cho Đức Ki-tô đến là Gioan Tẩy Giả và sau này có các tông đồ và các thánh tử đạo loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô, tất cả được diễn ra từng bước. Hôm nay, chúng ta chiêm ngắm sứ vụ của Gioan Tẩy Giả, vị Tiền Hô phải đi trước Đấng Cứu Thế.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã rộng lòng thương xót bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : “Không được ! Phải đặt tên cháu là Gio-an.” Họ bảo bà : “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.” Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : “Tên cháu là Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Những gì sứ thần Gabriel báo cho ông Da-ca-ri-a (cha của Gioan Tẩy Giả) đều được thực hiện theo thời gian. Và nay, đến lúc mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai trong lúc tuổi già. Bà tin những gì sứ thần đã truyền cho chồng bà, và rất là vui mừng vì được Chúa cất đi nỗi nhục trước người đời (người Do thái quan niệm phụ nữ có chồng mà không con là nỗi nhục, vì không được phúc lành của Chúa). Hàng xóm và những người thân đến chúc mừng bà. Chắc chắn những người này luôn kính trọng bà, dù bà không có con đi nữa, vì Bà và Chồng là những người công chính trước mặt Chúa. Giờ đã sinh nở mẹ tròn con vuông họ nên họ tỏ lòng chung vui.
Theo tục lệ Do thái, các trẻ trai sau 8 ngày sinh phải thực hiện nghi thức cắt bì theo lệnh Chúa truyền (Gs 5,2). Đây là một dấu chỉ hữu hình của Giao ước giữa Thiên Chúa với dân Do thái mà mọi bé trai đều phải mang trên da thịt mình (Xh 4,26). Tuy nhiên, Ngôn sứ Giê-rê-mi-a lại cho thấy cắt bì trong tâm hồn mới là điều quan trọng (Gr 9,24; 4,4). Cũng như Gioan, Đức Giêsu cũng đã chịu nghi lễ cắt bì và đặt tên (Lc 2,21). Về sau, trong thời Giáo hội sơ khai: Theo đề nghị của thánh Phao-lô, các Ki-tô hữu gốc lương dân khỏi chịu đựng cái ách nặng nề của Luật Mô-sê (cắt bì) mà họ không chu toàn được (Gl 6, 12.15), Công Đồng Giê-ru-sa-lem đã quyết định như sau: Không buộc lương dân muốn gia nhập đạo phải chịu phép cắt bì của đạo Do thái trước khi được lãnh bí tích Rửa tội (Cv 15,5-6.10-11.28-29), mà chỉ đòi họ có một đức tin hành động nhờ đức ái trong Chúa Ki-tô là đủ (Gl 5,6).
Trở lại 8 ngày sau ngày sinh của Gioan, chúng ta thấy có những sự kiện đáng chú ý:
𝘢/ 𝘕𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘴𝘶̛̣ 𝘭𝘢̣ 𝘭𝘶̀𝘯𝘨:
- Cha mẹ đã cao niên mà vẫn sinh được con. Theo tự nhiên, con người chỉ sinh nở trong độ tuổi nào đó thôi. Đằng này vợ chồng đã cao niên rồi, được Thiên Chúa can thiệp tất cả đều có thể. Chúng ta thấy trong Cựu Ước có nhiều cặp vợ chồng cao niên được như vậy: Abraham và Sa-ra sinh Isaac; cha mẹ củ anh hùng Sam-son; cha mẹ của tiên tri Samuel; hôm nay là Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét, cha mẹ của Gioan Tẩy Giả.
- Ông Da-ca-ri-a nói được sau khi đặt tên cho con là Gioan (theo sứ thần đã báo) làm cho mọi người ngỡ ngàng và ông Da-ca-ri-a liền chúc tụng Chúa.
𝘣/ 𝘚𝘶̛́ 𝘷𝘶̣ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘎𝘪𝘰𝘢𝘯
Gioan được Thiên Chúa sai đến trước Đấng Cứu Thế, để chuẩn bị tâm hồn của mọi người đón ơn cứu độ. Chúng ta thấy Ông đã thể hiện qua 4 việc:
-Sẵn sàng hy sinh mọi thú vui thế gian để chu toàn sứ vụ của mình: ông sống trong sa mạc, mặc áo da thú, ăn chấu chấu và mật ong rừng.
- Chuẩn bị tâm hồn cho dân đón nhận Đấng Cứu Thế bằng cách rao giảng để dân ăn năn thống hối trước khi ông làm phép rửa cho họ.
- Sống rất thành thực và không vị nể bất cứ người nào: khi được hỏi ông có phải là Đấng Thiên Sai, ông trả lời ông chỉ là tiếng người hô trong sa mạc, và ông không xứng đáng cởi quai dép cho Đấng Thiên Sai.
- Sẵn sàng đổ máu làm chứng cho sự thật. Ông bị vua Herode chém đầu vì ông dám ngăn cản cuộc hôn nhân bất hợp pháp của Nhà Vua.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Những sự kiện xảy ra trong ngày sinh nhật của Gioan, nhất là 8 ngày sau trong nghi thức cắt bì và đặt tên, làm cho mọi người xóm giềng và thân thuộc ngỡ ngàng trước những dấu lạ lùng là mọi người không khỏi thắc mắc: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” Thánh Luca trả lời ngay “Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh.” Chắn chắn những người xóm giềng hôm ấy sẽ hưởng ứng lời mời gọi của Gioan trong hoang địa sau này “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” (Lc 3, 4).
Con người không phải là một con số vô danh giữa đám đông loài người. Khi sinh ra, mỗi người đều được Chúa trao cho một sứ mạng, một ơn gọi, một ý nghĩa cho cuộc đời người đó sẽ sống. Ơn gọi, sứ mạng và ý nghĩa cuộc đời của Gioan là làm tiền hô cho Chúa Cứu thế. Còn ơn gọi, sứ mạng và ý nghĩa đời ta là gì?
Chúng ta sẽ sống thế nào với sứ mạng đó. Nên nhớ chúng ta không bao giờ hiện hữu trong cuộc đời này một cách ngẫu nhiên vô tình, mà đó chính là Kế hoạch của Thiên Chúa. Chúa dựng nên ta với một chủ đích rõ rệt, một sứ mạng cụ thể, đó là làm chứng cho Chúa giữa dòng đời này.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙨𝙖𝙞 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙂𝙞𝙤-𝙖𝙣 𝙏𝙖̂̉𝙮 𝙂𝙞𝙖̉ đ𝙚̂́𝙣 𝙘𝙝𝙪𝙖̂̉𝙣 𝙗𝙞̣ 𝙘𝙝𝙤 𝙙𝙖̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙨𝙖̆̃𝙣 𝙨𝙖̀𝙣𝙜 đ𝙤́𝙣 Đ𝙪̛́𝙘 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂. 𝙓𝙞𝙣 𝙧𝙤̣̂𝙣𝙜 𝙗𝙖𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙖́𝙘 𝙩𝙞́𝙣 𝙝𝙪̛̃𝙪 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 đ𝙖̂̀𝙮 𝙩𝙧𝙖̀𝙣 𝙣𝙞𝙚̂̀𝙢 𝙫𝙪𝙞 𝙘𝙪̉𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣, 𝙫𝙖̀ 𝙭𝙞𝙣 𝙝𝙪̛𝙤̛́𝙣𝙜 𝙙𝙖̂̃𝙣 𝙝𝙤̣ 𝙗𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙫𝙖̀𝙤 𝙘𝙤𝙣 đ𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜 𝙘𝙪̛́𝙪 đ𝙤̣̂ 𝙫𝙖̀ 𝙗𝙞̀𝙣𝙝 𝙖𝙣. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
@ 𝗧𝗶𝗲̂̉𝘂 𝘀𝘂̛̉
𝘏𝘰̣̂𝘪 𝘛𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘩𝘢̂𝘯 𝘩𝘰𝘢𝘯 𝘮𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘵𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘎𝘪𝘰-𝘢𝘯 𝘛𝘢̂̉𝘺 𝘎𝘪𝘢̉ 𝘤𝘩𝘢̀𝘰 đ𝘰̛̀𝘪. 𝘚𝘶̛́ 𝘮𝘢̣𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘭𝘢̀ “𝘭𝘢̀𝘮 𝘤𝘩𝘶̛́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘢́𝘯𝘩 𝘴𝘢́𝘯𝘨” đ𝘢𝘯𝘨 đ𝘦̂́𝘯 𝘬𝘩𝘢𝘪 𝘮𝘢̣𝘤 𝘵𝘩𝘰̛̀𝘪 đ𝘢̣𝘪 𝘮𝘰̛́𝘪 : đ𝘰́ 𝘭𝘢̀ Đ𝘶̛́𝘤 𝘎𝘪𝘦̂-𝘴𝘶 𝘒𝘪-𝘵𝘰̂. 𝘒𝘩𝘪 đ𝘦̂̀ 𝘤𝘢̣̂𝘱 đ𝘦̂́𝘯 𝘷𝘢𝘪 𝘵𝘳𝘰̀ 𝘤𝘰́ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘩𝘢𝘪 𝘤𝘶̉𝘢 𝘷𝘪̣ 𝘵𝘪𝘦̂̀𝘯 𝘩𝘰̂, 𝘤𝘩𝘪́𝘯𝘩 Đ𝘶̛́𝘤 𝘎𝘪𝘦̂-𝘴𝘶 đ𝘢̃ 𝘯𝘰́𝘪 : “𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘴𝘰̂́ 𝘱𝘩𝘢̀𝘮 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 đ𝘢̃ 𝘭𝘰̣𝘵 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝘮𝘦̣, 𝘤𝘩𝘶̛𝘢 𝘵𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘢𝘪 𝘤𝘢𝘰 𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨 𝘩𝘰̛𝘯 𝘰̂𝘯𝘨 𝘎𝘪𝘰-𝘢𝘯 𝘛𝘢̂̉𝘺 𝘎𝘪𝘢̉.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗧𝘂̛ 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗟𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗦𝘁 𝟭𝟱, 𝟭-𝟭𝟮. 𝟭𝟳-𝟭𝟴; 𝗠𝘁 𝟳, 𝟭𝟱-𝟮𝟬.Có những ngưởi có đạo sống đạo thật tốt, nêu gương tốt lành cho những người khác, họ là những Ki-tô hữu hữu danh hữu thực; trái lại, có những người có đạo thật đó nhưng chẳng bao giờ đến nhà thờ, chẳng bao giờ sống đạo, họ là những Ki-tô hựu hữu danh vô thực. Theo thuyết Chính Danh của Khổng Tử, làm vua cho ra làm vua, phải tận tụy lo cho dân; làm dân phải tùng phục mệnh lệnh của vua. Mỗi người phải sống đúng vai trò của mình. Trong bài đọc 1, ông Abram (sau này được đổi tên thành Abraham) tin tuyệt đối vào 2 lời Chúa hứa: nếu ông chấp nhận rời quê hương xứ sở Urs thì ông sẽ đươc dòng dõi đông đúc và được miền đất Canaan trù phú, mặc dù ông không thấy dấu hiệu nào rõ ràng. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su cảnh báo các môn đệ hãy coi chừng những ngôn sứ giả, họ sống sai với vai trò ngôn sứ của mình.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em ; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Có người nào lại hái nho ở bụi gai hay là hái vả trên cây găng ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây sâu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây sâu không thể sinh quả tốt. Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.”
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Thời nào cũng có thật – giả. Văn minh tiến bộ lại càng giả tinh vi hơn. Hàng giả bên ngoài như thật, không phân biệt được, nhưng khi sử dụng mới biết chất lượng kém, gây độc hại. Hôm nay Đức Giê-su cảnh báo các môn đệ: “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em”. Ngài không nói đến đồ vật giả, hàng giả mà là con người giả. Và người giả ở đây lại mang phong cách của một vị tiên tri: tiên tri giả. Tức những người ngoài miệng nói lời Thiên Chúa nhưng tâm địa lại rất hung ác, nham hiểm. Điều này chúng ta thấy ngày nay có những người giả linh mục và giả soeur (linh mục giả, sơ giả) để lợi dụng kiếm tiền, trục lợi cho bản thân. Thật là kinh khủng! Đức Giê-su dùng hình ảnh thật sâu sắc để áp dụng cho các ngôn sứ giả: “Họ đội lốt chiên mà đến với anh em, nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi”. Vì họ đội lốt chiên hiền lành dễ thương nên rất dễ tiếp cận ‘con mồi’ là chiên thật. Họ tấn công bằng những chiêu trò nhẹ nhàng, hấp dẫn, rồi dẫn chiên đi mà giết. Nếu để nguyên hình con sói, chắc chắn ai cũng phải xa chạy.
“Hãy coi chừng các tiên tri giả!” Lời cảnh báo của Đức Giê-su cho chúng ta hiểu rằng: mọi Ki-tô hữu phải biết nhận xét và đáng giá rõ ràng, nghĩa là phải biết phân định, đúng thực trạng, đừng vì lối sống của các tiên tri giả đó mà mình ngã lòng. Niềm tin của mình là của mình, đừng vì họ mà cha đảo niềm tin, đâm ra nản chí và bỏ cuộc. Sau khi cảnh báo các môn đệ, Đức Giê-su liền chỉ cho các môn đệ, cũng là cho chúng ta, biết cách phân biệt đâu là tiên tri thật, đâu là tiên tri giả. Đó là hãy nhìn cách sống của các tiên tri đó, chứ đừng dựa vào lời nói của họ, vì họ nói không bao giờ sai bài bản. Đức Giê-su còn minh họa bằng hình ảnh cụ thể: “Có người nào lại hái nho ở bụi gai hay là hái vả trên cây găng? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây sâu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây sâu không thể sinh quả tốt.” Cây tốt sinh trái tốt, Đức Giê-su áp dụng quy tắc vàng này để phân định hành vi tốt xấu của con người. Và hậu quả cây tốt không sinh trái tốt, Đức Giê-su cũng cho biết: “Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.” Cây không sinh trái tốt sẽ chẳng còn có ích cho ai nữa, để nó lại chỉ thêm tốn đất và hút hết nhựa sống của các cây khác, chỉ còn cách chặt đi và ném vào lửa.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Khi nhận bí tích Rửa tội, chúng ta lãnh nhận 3 sứ vụ của Chúa Ki-tô: Tư tế, tiên tri và vương đế. Nghĩa là người Ki-tô hữu phải thờ phương Chúa, loan báo Tin Mừng và phục vụ. Việc loan báo Tin Mừng phải đi đôi với sống Tin Mừng để lời loan báo đi vào lòng người nghe. Và điều đó chứng minh cách hùng hồn rằng: Là Ki-tô hữu phải là ‘hữu danh hữu thực’. Xứng đáng là môn đệ Đức Ki-tô.
Thời đại văn minh, khoa học tiến triển hôm nay, nhiều cạm bẫy giăng ra, làm chúng ta uể oải trong việc loan báo và sống Tin Mừng. Hơn bao giờ hết, ngay lúc này người Ki-tô hữu phải thức tĩnh, phân định rõ đâu là lợi ích cho phần rỗi linh hồn, đâu là mối nguy cho đời sống tâm linh? Chúng ta nên nhớ: con người là một tổng thể duy nhất gồm có xác và hồn. Trong đó linh hồn là bất tử, quý nhất, cần ưu tiên hơn; tuy nhiên, thân xác cũng không kém quý giá, vì chính nó sẽ được phục sinh sau này như Chúa đã hứa cho những ai trung thành với Ngài. Vì thế hãy sống tốt vai trò làm con Chúa, sống đúng là một Ki-tô hữu ‘hữu danh hữu thực’.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙭𝙪̛𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙩𝙝𝙞𝙚̂́𝙩 𝙡𝙖̣̂𝙥 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙢𝙤̛́𝙞 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙡𝙤𝙖̀𝙞 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞, 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙪̛𝙤̛́𝙘 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙠𝙮́ 𝙠𝙚̂́𝙩 𝙗𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙢𝙖́𝙪 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 Đ𝙪̛́𝙘 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝙭𝙞𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 đ𝙪̛̀𝙣𝙜 𝙦𝙪𝙚̂𝙣 𝙡𝙖̃𝙣𝙜 𝙤̛𝙣 𝙩𝙝𝙖 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙧𝙤̣̂𝙣𝙜 𝙗𝙖𝙣, 𝙫𝙖̀ 𝙭𝙞𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙫𝙪𝙞 𝙢𝙪̛̀𝙣𝙜 𝙫𝙞̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙘𝙪̛́𝙪 đ𝙤̣̂. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Ngày xưa, có một vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm người nối dõi. Một hôm, ông bảo hai đệ tử rằng: “Các con hãy ra ngoài và chọn về đây cho ta một chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất.”
Hai đệ tử vâng lời thầy đi tìm lá. Thoáng chốc, người anh quay về và trình cho đại sư một chiếc lá không được đẹp lắm: “Thưa thầy, tuy chiếc lá này không phải là hoàn mỹ nhất nhưng nó là chiếc lá hoàn mỹ nhất mà con thấy”.
Người em đi cả ngày trời và quay về với 2 bàn tay trắng, người em nói với vị đại sư: “Thưa thầy, con đã tìm và thấy rất nhiều lá đẹp, nhưng con không thể nào chọn được chiếc lá hoàn mỹ nhất.” Cuối cùng, vị đại sư đã chọn người anh.
“Tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất”, chúng ta vẫn cứ luôn nghĩ đến việc “hoàn mỹ nhất” nhưng nếu bạn cứ một mực đi tìm mà không nhìn vào thực tế, không so sánh với thực tế thì bạn cứ phải vất vả để rồi… trắng tay. Cho đến một ngày nào đó, bạn mới phát hiện rằng: Chỉ vì mãi đi tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất mà bạn đã bỏ qua biết bao cơ hội lớn một cách đáng tiếc!
Hơn nữa, thứ hoàn mỹ nhất của con người cuối cùng có được bao nhiêu? Trên đời này đã xảy ra không ít chuyện đáng tiếc, đó cũng do một số người xa rời thực tế đi tìm “chiếc lá hoàn mỹ nhất”, coi thường cuộc sống đạm bạc. Nhưng chính trong cuộc sống đạm bạc, vô vị đó mới chất chứa những điều kỳ diệu và to lớn. Điều quan trọng là thái độ của bạn như thế nào khi đối diện với nó.
@ 𝗦𝘂𝘆 𝗻𝗴𝗮̂̃𝗺
+ Trong cuộc sống chúng ta, không nhất thiết cứ phải theo đuổi những thứ hoàn mỹ mà chỉ cần bình tâm lại, từng bước từng bước tìm chiếc lá mà bạn cho rằng là hoàn mỹ nhất.
+ Con người thật đáng sợ
Họ luôn đòi hỏi người khác phải hoàn hảo đúng ý họ
Trong khi họ chưa một lần nhìn lại chính mình.
@ 𝗖𝗮̂̀𝘂 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝘓𝘢̣𝘺 𝘔𝘦̣ 𝘔𝘢𝘳𝘪𝘢!
𝘒𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘢𝘪 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘱𝘩𝘢̂𝘯 𝘷𝘦̣𝘯 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪
𝘠́ 𝘊𝘩𝘶́𝘢 𝘮𝘶𝘰̂́𝘯 𝘵𝘩𝘦̂́ đ𝘦̂̉ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢𝘶
𝘊𝘢̉𝘮 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘺𝘦̂́𝘶 𝘩𝘦̀𝘯
𝘛𝘪̀𝘮 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘯𝘢̂𝘯𝘨 đ𝘰̛̃ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘶́𝘱 𝘯𝘩𝘢𝘶.
𝘕𝘨𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘹𝘪𝘯 𝘔𝘦̣ 𝘴𝘢́𝘯𝘨 𝘴𝘰𝘪 𝘤𝘰𝘯
Đ𝘶̛̀𝘯𝘨 đ𝘰̀𝘪 𝘩𝘰𝘢̀𝘯 𝘩𝘢̉𝘰 𝘴𝘢̆́𝘤 𝘴𝘰𝘯 𝘰̛̉ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪
𝘊𝘩𝘢𝘯 𝘩𝘰̀𝘢 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘷𝘶𝘪 𝘰̛̉ đ𝘰̛̀𝘪
𝘏𝘪𝘦̣̂𝘱 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘢̂̀𝘶 𝘯𝘨𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘩𝘢̆́𝘮 𝘵𝘶̛𝘰̛𝘪. 𝘈𝘮𝘦𝘯.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Nguyễn đình Diễn












- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗛𝗮𝗶 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗧𝗵𝗮́𝗻𝗵 𝗟𝗼𝘂𝗶𝘀 𝗚𝗼𝗻𝘇𝗮𝗴𝗮
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗦𝘁 𝟭𝟮, 𝟭-𝟵; 𝗠𝘁 𝟳, 𝟭-𝟱.Theo tâm lý học, khi xét đoán ai là mình tự đề cao mình. Chê bai ai đó, là muốn nói với mọi người tôi không như vậy đâu, tôi tốt hơn nhiều. Người ta hay hành xử nhau như vậy, muốn dìm người kia xuống; trong khi ai cũng muốn người khác thông cảm cho mình, tha thứ cho mình, mình lại ứng xử tệ với mọi người. Bởi thế, tin tuyệt đối vào Chúa phải thực thi lời Chúa dạy, như Abraham thực hiện Lời Chúa, rời bỏ quê hương xứ sở Urs để đến nơi Chúa chỉ định, một vùng đất đầy sửa và mật (bài đọc 1). Trong Tin Mừng, Đức Giê-su giảng những lời khôn ngoan “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy ; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới ? Sao anh lại nói với người anh em : ‘Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn’, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh ? Hỡi kẻ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.”
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Hôm nay chúng ta bước vào chương 7 của Tin Mừng Mat-thêu, tiếp tục những bài giảng của Đức Giê-su (các bài giảng được Mat-thêu ghi lại trong 3 chương: 4,6,7). Khởi đầu bài giảng trong chương 7 là “Đừng xét đoán người khác”.
Xét đoán là hành vi đánh giá về người hay sự việc nào đó. Trong bài Tin Mừng này, Đức Giê-su muốn nói xét đoán về người. Khi nhìn về một người, ta có 3 cái nhìn:
+ Cái nhìn khách quan về ta.
+ Cái nhìn chủ quan về ta.
+ Cái nhìn của Thiên Chúa về ta.
Cái nhìn khách quan là cái nhìn của người khác về ta, họ nhìn từ bên ngoài vào ta. Nhưng cái nhìn này cũng thường sai lầm, vì người khác không thể nhìn vào bên trong con người của ta mà chỉ dựa vào những gì hời hợt bên ngoài, nó cũng bị chi phối bởi những tình cảm yêu thương giận ghét chứ khó mà trung thực.
Cái nhìn chủ quan là cái nhìn của ta về ta. Cái nhìn này lại dễ không chính xác, vì ai cũng thương tội nghiệp mình hết. Cái nhìn này rất phiếm diện, vì nó thường bị bị chi phối bởi những cảm tính nhất thời, và bởi những tình cảm yêu thương giận ghét.
Đó là những lý do mà Chúa dạy: “Các con đừng đoán xét” Lời Chúa dạy rất xác đáng vì cho dù chủ quan hay khách quan ta đều dễ mắc vào sai lầm. Người khác nhìn ta từ bên ngoài, nên không thấy rõ mọi ngóc ngách trong tâm hồn ta. Cái nhìn chủ quan của ta về mình cũng có thể sai lạc vì ta thường nghĩ tốt về mình. Chỉ có mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán. Vì Chúa nhìn ta không những từ bên ngoài mà Ngài còn nhìn thấu suốt bên trong con người. Chúa biết ta còn hơn ta biết ta. Vì vậy chỉ mình Chúa mới có đủ khả năng và thẩm quyền xét đoán. Khi chúng ta xét đoán anh em là chúng ta chiếm quyền của Thiên Chúa. Trước lời dạy của Chúa Giêsu, Thái độ cần có khi đứng trước sai sót của tha nhân là thông cảm và nâng đỡ để người anh em chúng ta biết đứng lên và tiến bước.Và thái độ khôn ngoan là hãy luôn nhìn lại mình để nhận ra những khuyết điểm mà sửa chữa để mỗi ngày nên hoàn thiện hơn.
Có những trường hợp con người buộc phải xét xử như: bề trên, quan tòa, cha mẹ … Trong những trường hợp buộc phải xét xử, hãy xét xử cách rộng lượng, phải có đầy đủ các dữ kiện, và theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, vì theo Lời Chúa cảnh cáo: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.”
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Đức Giê-su lại còn bảo: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới ?” Cái lỗi nhỏ của người anh em (cái rác) chúng ta thấy rất rõ còn cái lỗi lớn của mình (cái xà-cái đà nhà) mình lại không thấy. Đức Giê-su muốn mỗi người hãy thấy lỗi của mình và tự sửa cái đã, rồi mới sửa lỗi anh em trong tình bác ái.
Lời Chúa hôm nay rất thực tế và thâm thúy trong đời sống. Chúng ta cần áp dụng trong đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn, để tạo bầu khí hòa nhã yêu thương, cùng xây dựng tình huynh đệ đầm thắm hòng Tin Mừng Chúa được loan truyền qua bác ái yêu thương của chúng ta.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ Đ𝙖̂́𝙣𝙜 𝙗𝙖𝙣 𝙥𝙝𝙖́𝙩 𝙢𝙤̣𝙞 𝙤̛𝙣 𝙩𝙝𝙞𝙚̂𝙣𝙜, 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙘𝙝𝙤 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙇𝙪-𝙮 𝙂𝙤𝙣-𝙙𝙖-𝙜𝙖 𝙫𝙪̛̀𝙖 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙢𝙤̣̂𝙩 𝙘𝙪𝙤̣̂𝙘 đ𝙤̛̀𝙞 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙖̆́𝙣𝙜, 𝙡𝙖̣𝙞 𝙫𝙪̛̀𝙖 𝙗𝙞𝙚̂́𝙩 𝙝𝙮 𝙨𝙞𝙣𝙝 𝙝𝙖̃𝙢 𝙢𝙞̀𝙣𝙝. 𝙑𝙞̀ 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 đ𝙪̛́𝙘 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙝𝙪𝙮𝙚̂̉𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙘𝙪̉𝙖 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙣𝙝𝙖̂𝙣, 𝙭𝙞𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙧𝙪̉ 𝙡𝙤̀𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙣𝙖̂𝙣𝙜 đ𝙤̛̃, đ𝙚̂̉ 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙙𝙖̂̀𝙪 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙖̆́𝙣𝙜 𝙣𝙝𝙪̛ 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞, 𝙩𝙝𝙞̀ 𝙘𝙪̃𝙣𝙜 𝙗𝙞𝙚̂́𝙩 𝙣𝙤𝙞 𝙜𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙢𝙖̀ 𝙝𝙖̃𝙢 𝙢𝙞̀𝙣𝙝 đ𝙚̂̀𝙣 𝙩𝙤̣̂𝙞. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
@ 𝗧𝗶𝗲̂̉𝘂 𝘀𝘂̛̉
𝘚𝘪𝘯𝘩 𝘯𝘢̆𝘮 1568, 𝘨𝘢̂̀𝘯 𝘔𝘢𝘯-𝘵𝘶-𝘢 𝘮𝘪𝘦̂̀𝘯 𝘓𝘰𝘮-𝘣𝘢́𝘤-đ𝘪-𝘢, 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘨𝘪𝘢 đ𝘪̀𝘯𝘩 𝘊𝘢́𝘵-𝘵𝘪-𝘥𝘪-𝘰̂-𝘯𝘦̂ 𝘲𝘶𝘺𝘦̂̀𝘯 𝘲𝘶𝘺́, 𝘩𝘢̂́𝘱 𝘵𝘩𝘶̣ 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 đ𝘢̣𝘰 đ𝘶̛́𝘤 𝘤𝘶̉𝘢 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝘮𝘢̂̃𝘶, 𝘓𝘶-𝘺 𝘴𝘰̛́𝘮 𝘤𝘰́ 𝘬𝘩𝘶𝘺𝘯𝘩 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘶. 𝘚𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘪 𝘵𝘳𝘢𝘰 𝘭𝘢̣𝘪 𝘤𝘩𝘰 𝘢𝘯𝘩 (𝘦𝘮) 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯 đ𝘢̂́𝘵 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘰̂̉ 𝘵𝘪𝘦̂𝘯 𝘨𝘪𝘢𝘰 𝘤𝘩𝘰 đ𝘦̂̉ 𝘤𝘢𝘪 𝘲𝘶𝘢̉𝘯, 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘢 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘱 𝘥𝘰̀𝘯𝘨 𝘊𝘩𝘶́𝘢 𝘎𝘪𝘦̂-𝘴𝘶. 𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪 𝘱𝘩𝘶̣𝘤 𝘷𝘶̣ 𝘣𝘦̣̂𝘯𝘩 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 đ𝘢𝘯𝘨 𝘬𝘺̀ 𝘥𝘪̣𝘤𝘩, 𝘵𝘩𝘢́𝘯𝘩 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘣𝘪̣ 𝘭𝘢̂𝘺 𝘷𝘢̀ 𝘲𝘶𝘢 đ𝘰̛̀𝘪 𝘭𝘶́𝘤 𝘮𝘰̛́𝘪 𝘩𝘢𝘪 𝘮𝘶̛𝘰̛𝘪 𝘣𝘢 𝘵𝘶𝘰̂̉𝘪 (𝘯𝘢̆𝘮 1591).
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗕𝗮̉𝘆 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜 𝗧𝗡 – 𝗻𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝟮 𝗖𝗿 𝟭𝟮, 𝟭-𝟭𝟬; 𝗠𝘁 𝟲, 𝟮𝟰-𝟯𝟰.Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, vạn vật và con người đều tốt đẹp. Ngài không bỏ mặc tự chúng vận hành ra sao thì ra, mà Ngài luôn gìn giữ và điều khiển chúng đi trong kế hoạch của Ngài. Điều đó được gọi là Chúa Quan Phòng trong chương trình khôn ngoan của Ngài. Như thánh Phao-lô hôm nay, trong bài đọc 1, ông đã bày tỏ cho dân Cô-rin-tô biết kế hoạch quan phòng của Chúa cho ông gặp nhiều đau khổ là để ông đừng tư kiêu; đồng thời, ông có sức mạnh chịu đựng được là nhờ ơn từ Thiên Chúa. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su cho các môn đệ biết, họ phải lực chọn hoặc Thiên Chúa hoặc Tiền Của, chứ không thể bắt cá hai tay được,
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo lắng cho mạng sống : lấy gì mà ăn ; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời : chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho ; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay ? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào : chúng không làm lụng, không kéo sợi ; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết : ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin ! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi : ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai : ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Con người hay so sánh giữa người này với người kia rồi vội vàng đưa ra kết luận mất công bằng. Biết thế, Đức Giê-su cảnh báo các môn đệ đừng như vậy, đừng làm tôi hai chủ, “đừng vừa là tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” Ở đây, Tiền Của được viết hoa, ngụ ý đó là một thứ ‘tà thần’. Thật vậy, tiền của có sức “ám” người ta rất mạnh và có sức phá hoại mọi giá trị đạo đức. Đừng bao giờ coi thường sự nguy hiểm của nó. Trong Cựu Ước (Sách Đệ Nhị Luật), Thiên Chúa dạy cho dân Ít-ra-en: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta”.(Đnl 5,7).; Trong Tân Ước, Đức Giêsu đã chọn lựa dứt khoát, khi Ngài bị ma quỷ cám dỗ: “Quỷ đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi’ Đức Giêsu liền nói: ‘Xa-tan kia xéo đi! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,8-10). Hôm nay Chúa Giêsu dạy ta phải biết chọn lựa dứt khoát giữa Thiên Chúa và Tiền Của, để được sống hay phải chết.
Trong thực tế, nhiều người mang danh là Ki-tô hữu mà trong nhà vẫn để thần tài, hay có dịp đi chùa bái lạy, để nếu như Chúa không ban cho thì những thần ấy ban cho. Theo đạo kiểu đó là vụ lợi, chối bỏ niềm tin mình. Thật là xáu hổ! Phải chăng đó là sự yếu đuối của con người? Cần phải nhìn lại thái độ niềm tin của mình, vì Chúa không bao giờ quên lãng con người “Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo lắng cho mạng sống : lấy gì mà ăn ; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc. Sau đó Đức Giê-su lấy hình ảnh chim trời và bông huệ ngoài đồng, chúng có công trồng, gieo, gặt lao gì đâu; thế mà Thiên Chúa vẫn lo cho chúng tất cả, huống chi là con người mang hình ảnh Thiên Chúa. Điều quan trọng là ‘lo tìm kiếm Nước Trời’, tìm kiếm những chân giá trị cao đẹp vượt trội vật chất nhu cầu của cuộc sống mà gắn bó với Thiên Chúa, nguồn cội hồng phúc, đạt lấy ơn cứu độ. Khi chọn lựa làm như thế, đương nhiên những thứ kia, cơm áo gạo tiền, Chúa sẽ ban theo sau. Đó là chân lý mà mỗi Ki-tô hữu phải biết và sống. Đừng dại khờ từ chối Chúa mà theo các tà thần khác.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Đời người Ki-tô hữu gắn liền với cuộc sống trần thế. Cho nên nỗi lo lắng tìm miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình là việc đương nhiên, nhưng lo lắng điều đó quá sức đến nỗi quên Chúa là điều không nên. Vì thế, Chúa Giê-su chỉ bảo: “Tiên vàn, hãy lo tìm kiếm Nước Trời! Còn những thứ kia (cơm, áo. gạo, tiền) Chúa sẽ thêm cho sau”. Hãy tin tưởng và phó thác vào Chúa! Người sẽ nâng đỡ và ban phát mọi ơn lành.
Mong rằng, từ nay đời sống đức tin của mỗi chúng ta mạnh mẽ, biết loại trừ đi những hành vi không phù hợp với người môn đệ Chúa. Dù Chúa có muốn chúng ta như thế nào, chúng ta đón nhận điều đó như hồng ân Chúa ban, để một khi chấp nhận lòng trí chúng ta thanh thản và bình an trong tâm hồn. Đời Ki-tô hữu hạnh phúc là khi thuộc trọn vẹn về Chúa, chấp nhận và làm theo ý Chúa.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ 𝙣𝙜𝙪𝙤̂̀𝙣 𝙤̛𝙣 𝙘𝙪̛́𝙪 đ𝙤̣̂, 𝙭𝙞𝙣 𝙙𝙖̣𝙮 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙠𝙝𝙞 𝙘𝙤̀𝙣 𝙤̛̉ 𝙙𝙪̛𝙤̛́𝙞 𝙩𝙝𝙚̂́, 𝙗𝙞𝙚̂́𝙩 𝙙𝙪̀𝙣𝙜 𝙘𝙖̉ 𝙘𝙪𝙤̣̂𝙘 đ𝙤̛̀𝙞 𝙢𝙖̀ 𝙘𝙖 𝙩𝙪̣𝙣𝙜 𝙫𝙞𝙣𝙝 𝙦𝙪𝙖𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, đ𝙚̂̉ 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙪̃𝙣𝙜 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙣𝙜𝙤̛̣𝙞 𝙠𝙝𝙚𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙧𝙚̂𝙣 𝙩𝙧𝙤̛̀𝙞. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗦𝗮́𝘂 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝟮 𝗖𝗿 𝟭𝟭, 𝟭𝟴. 𝟮𝟭-𝟯𝟬; 𝗠𝘁 𝟲, 𝟭𝟵-𝟮𝟯.Mắt giúp ta đón nhận thế giới bên ngoài, thêm kiến thức cho ta về mọi mặt. Tuy nhiên, có khi thấy mà vẫn sai lầm vì thiếu khôn ngoan. Cho nên, ta không lấy làm lạ gì nhiều người mù lòa mắt thể lý, nhưng đôi mắt tâm thức họ sáng tỏ, thấy tường tận vấn đề cuộc sống. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu khuyên các môn đệ phải dùng mắt sáng và trí khôn ngoan để nhận ra đâu là những giá trị vĩnh cửu nên theo đuổi, và đâu là những giá trị hào nhoáng cần phải gạt đi.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó. “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh tốt, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào !”
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
“Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất… Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời”. Đó là lời khuyên của Đức Giê-su đối với các môn đệ. Lời khuyên thật khó nghe, nhưng đầy khôn ngoan. Khó nghe bởi vì nó nghịch lại với đời sống tư nhiên của con người. Con người ai cũng thích kiếm tiền, sắm của cải. Có rồi lại muốn có nhiều hơn. Có khi gởi ngân hàng sinh lời, có khi cho vay lấy lãi, có khi cất giấu kỹ để sau này khi về già có cái mà dùng. Nhưng rồi, như Đức Giê-su đã nói, kho tàng tích trữ dưới đất sẽ bị mối mọt đục khoét và kẻ trộm cướp mất đi. Mối mọt, kẻ trộm đó không ai khác chính là những đối thủ trong thương trường làm ăn, những nhân viên thân thiết và những con cháu mình.
Vì thế, phải sáng suốt khôn ngoan. Người khôn ngoan là người thấy xa trông rộng; người luôn nghĩ đến cùng đích đời người ra sao; người luôn làm việc hiện tại vì mưu sinh cuộc sống nhưng luôn hướng đến hậu vận cuộc đời. Đức Giê-su mời gọi “Anh em hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời”. Kho tàng trên trời luôn là nơi an toàn tuyệt đối. Vì trời là nơi sống vĩnh hằng, bất diệt thì làm gì có sự hư nát. Trời cũng là nơi dành cho người công chính thì làm gì có kẻ trộm. Nhưng vấn đề làm sao khi còn sống ta có thể chuyển kho tàng của mình lên trời để cất giữ? Kho tàng nói đến ở đây chắc chắn không phải là vàng bạc, châu báu, kim cương, đá quý. Mà là những gì thuộc về những giá trị thần linh, ta mới có thể chuyển nó lên trời cất giữ được. Đó là những việc lành phúc đức ta đã thực hiện, đó sẽ là những việc bác ái yêu thương mà ta đã làm cho người nghèo khổ bất hạnh khi còn sống. Những việc đó sẽ đi cùng với ta vào đời sau, và nó sẽ là kho tàng của ta trên trời.
Đức Giê-su lại khẳng định: “Kho tàng ở đâu lòng trí ở đó”. Kho tàng được tích trữ dưới đát, lòng ta hướng về đất để cố chiếm đoạt, giữ lấy, ích kỷ…; một khi kho tàng được chuyển lên trời, lòng ta thấy an toàn và luôn hướng về Thiên Chúa Tối Cao.
Để minh họa cho bài giáo huấn, Đức Giê-su dùng hình ảnh ‘đèn của thân thể’ là đôi mắt tâm hồn phải sáng. Với con mắt tâm hồn trong sáng sẽ thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn của anh em mình; ngược lại, ta sẽ thấy u tối xung quanh và không khám phá nét đẹp của tha nhân.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Chúng ta phải biết dùng con mắt để quan sát cẩn thận những việc xảy ra trong trời đất. Một sự quan sát cẩu thả sẽ dẫn tới việc không đủ chất liệu để làm một kết luận khôn ngoan. Chúng ta phải dùng trí tuệ (ánh sáng tâm hồn), nhất là việc học hỏi Kinh Thánh, để biết nhận rõ sự thật đang diễn ra trong thế giới chúng ta.
Xin Thánh Thần Chúa, Đấng luôn chiếu giãi ánh sáng vào nơi tối tăm, bật sáng tâm trí chúng ta để chúng ta biết hướng về Thiên Chúa mà tôn vinh ca tụng; hướng về Chúa để đưa dẫn mọi người đến cùng Ngài lãnh nhận ơn cứu độ.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙖 𝙘𝙝𝙞́ 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝, 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙢𝙪𝙤̂́𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝘾𝙤𝙣 𝙈𝙤̣̂𝙩 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̂́𝙮 𝙢𝙖́𝙪 𝙢𝙞̀𝙣𝙝 𝙡𝙖̀𝙢 𝙜𝙞𝙖́ 𝙘𝙝𝙪𝙤̣̂𝙘 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 ; 𝙭𝙞𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙢𝙤̣̂𝙩 𝙡𝙤̀𝙣𝙜 𝙜𝙖̆́𝙣 𝙗𝙤́ 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞, đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙩𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙥𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙖𝙪 𝙠𝙝𝙤̂̉ 𝙩𝙝𝙖̣̂𝙥 𝙜𝙞𝙖́, đ𝙚̂̉ đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙡𝙖̣𝙞 𝙫𝙞𝙣𝙝 𝙦𝙪𝙖𝙣𝙜. 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙤̛́𝙞 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 𝙩𝙝𝙪𝙤̛̉ 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗡𝗮̆𝗺 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝟮 𝗖𝗿 𝟭𝟭, 𝟭-𝟭𝟭; 𝗠𝘁 𝟲, 𝟳-𝟭𝟱.
Con người thường có khuynh hướng nhìn những lợi lộc vật chất trước tiên, còn những gì hậu quả sau đó mặc kệ. Bằng chứng, ngày nay có nhiều hàng giả, hàng chế, ngay cả thực phẩm kém chất lương cũng tung ra thị trường, ai mắc bệnh mặc kệ, miễn sao có lợi nhuận là được. Với cái nhìn bổng lộc như thế, trong bài đọc 1, thánh Phaolô cho các tín hữu Corintô biết ông đã lo lắng mọi cách để chuẩn bị cho họ sống mối liên hệ với Đức Kitô; chứ không quan tâm đến việc đáp trả lợi lộc vật chất của họ, như kẻ thù tố cáo. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu muốn các môn đệ ưu tiên cho Thiên Chúa trước, sau đó lo việc có lương thực hằng ngày và các nhu cầu khác.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: ‘Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày ; xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con ;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.’ “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Vào đầu Đức Giê-su cảnh cáo các môn đệ ngay về việc cầu nguyện: đừng lải nhải như dân ngoại, họ cứ tưởng nói nhiều là sẽ được. Dân ngoại cũng tin có Chúa, nhưng Chúa của họ ở xa tít mấy từng mây cao, cách xa dân chúng, vì thế phải kêu cầu lớn tiếng, nói nhiều lần mới thấu đến Ngài. Trong khi Đức Giê-su mạc khải cho mọi người biết Thiên Chúa là người Cha gần gũi, hiểu biết con người cần gì, muốn gì… Ngài dạy chúng ta gọi Thiên Chúa “Abba!” nghĩa là “Ba ơi!”, nghe rất ngọ ngào và dễ thương làm sao!
Tại sao khi cầu nguyện, người ta hay lải nhải như dân ngoại? Là vì ta không biết cầu nguyện thế nào để Chúa nhậm lời, vì thế cứ nói cho nhiều. Hôm nay, Đức Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện cách xứng đáng. Đây là bài cầu nguyện mẫu, ta thường gọi là ‘kinh Lạy Cha’, giúp ta phải biết ưu tiên Thiên Chúa trước rồi mới đến nhu cầu con người, bản thân chúng ta. Như thế rõ ràng, kinh Lạy Cha có 2 phần:
+ 𝘘𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘨𝘪̀ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘷𝘦̂̀ 𝘊𝘩𝘶́𝘢.
Trước tiên Đức Giê-su hướng chúng ta nhìn lên Chúa Cha, ý thức Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt. “Lạy Cha chúng con”, tức là Cha của mọi người, không phân biệt người có đạo hay không có đạo, Ngài là Cha của mọi người. Người Cha đó đang tỏ vinh quang ngự trên trời cao. Sau đó, Đức Giê-su dạy ta dâng lên 3 lời nguyện ưu tiên cho Chúa trước: Danh Cha cả sáng; Nước Cha mau đến; Ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cầu cho tất cả mọi sự tốt đẹp ở Chúa. Phải ưu tiên cho Chúa, dành cho Chúa tất cả là ở đây. Rồi sau đó mới quan tâm đến nhu cầu chúng ta.
+ 𝘘𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 đ𝘦̂́𝘯 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢.
“Con người là một tổng thể duy nhất có xác và hồn”. Vì thế, 2 nhu cầu cho thể xác và linh hồn thật cần thiết. Trước tiên, về thể xác cần có lương thực để nuôi sống. Có thực mới vực được đạo, có của ăn ta mới vững bụng sống cho Chúa. Chúng ta chỉ xin Cha ban lương thực hằng ngày dùng đủ, chứ không cần phải tích trữ làm giàu; Thứ đến, của ăn nuôi hồn, tinh thần là Lời Chúa và Mình Máu Thánh nuôi dưỡng làm phát triển tâm linh. Mấy ngày dịch bệnh này, chắc chúng ta cảm nghiệm thiếu thốn lương thực này rồi. Nhu cầu tinh thần của con người cũng quan trọng, đó là cần được tha thứ; cần chiến thắng mọi mưu mô cám dỗ của Sa-tan; cần được bình an thoát khỏi sự dữ. Đức Giê-su dạy ta 4 lời cầu cho những nhu cầu đời sống con người rất thực tế và ý nghĩa.
Nhiều nhà chú giải nghĩ rằng đây là sự cám dỗ lớn nhất! Cơn cám dỗ rất đáng sợ ấy: là “đánh mất Đức tin”, “bỏ rời Đức Giêsu”. Thử thách to lớn ấy đã khiến Chúa Giêsu phải nói: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Và khi kể lại cơn hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani, Luca đã hai lần nhắc lại lời Chúa Giêsu khuyến cáo các bạn hữu của Ngài (22,40 và 22,46): Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dữ… Phải, cơn cám dỗ lớn nhất chính là bỏ rơi Chúa.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Bài cầu nguyện duy nhất của Đức Giê-su, ta quen gọi là ‘Kinh Lạy Cha’, đã để lại cho trần gian như bài cầu nguyện mẫu cho nhân loại. Thế mà, bấy lâu nay chúng ta dường như cầu nguyện đảo lộn trật tự: thay vì chúc tụng, ca ngợi Chúa trước rồi mới xin những ơn cần thiết cho mình, nhưng chúng ta lại làm ngược lại. Thế mới hỏi sao lời cầu nguyện của tôi không được Chúa chấp nhận?
Mong rằng từ nay, mỗi chúng ta ý thức hơn khi cầu nguyện làm vinh danh Chúa trước các nhu cầu cho bản thân. Rồi đây, chúng ta sẽ khám phá sự huyền nhiệm của lời cầu nguyện, và tất nhiên làm đời sống tương quan giữa mình với Chúa thăng hoa cao hơn, đem lại phần cứu rỗi cho mình và cho những ai ta tiếp xúc.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙤𝙖̀𝙣 𝙣𝙖̆𝙣𝙜 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙝𝙪̛̃𝙪, 𝙖́𝙣𝙝 𝙨𝙖́𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝙩𝙪̛̣𝙖 𝙫𝙖̂̀𝙣𝙜 đ𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙪̛̀ 𝙩𝙧𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙖𝙤 𝙩𝙝𝙖̆̉𝙢, đ𝙖̃ 𝙫𝙞𝙚̂́𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙖̆𝙢 𝙘𝙪̛́𝙪 𝙘𝙝𝙪𝙤̣̂𝙘 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣. 𝙉𝙜𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙭𝙞𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙧𝙤̣𝙞 𝙝𝙖̀𝙤 𝙦𝙪𝙖𝙣𝙜 𝙧𝙪̛̣𝙘 𝙧𝙤̛̃ 𝙖̂́𝙮 𝙘𝙝𝙤 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙙𝙖̂𝙣 𝙘𝙤̀𝙣 𝙣𝙜𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙗𝙤́𝙣𝙜 𝙩𝙤̂́𝙞 𝙩𝙪̛̉ 𝙩𝙝𝙖̂̀𝙣. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhận ra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bài học, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con người mà bạn từng mơ ước. Có lẽ bạn sẽ không biết được những con người này từ đâu đến ( bạn cùng phòng, người hàng xóm, vị giáo sư, người bạn mất liên lạc từ lâu hay thậm chí là một người hoàn toàn xa lạ ). Nhưng khi bạn thờ ơ với họ, hãy nhớ rằng trong từng khoảnh khắc họ sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc đời bạn.
Ban đầu sự việc xảy ra trông có vẻ kinh khủng, đau khổ và bất công, nhưng khi lấy tấm gương của cuộc đời ra để đối chiếu, bạn sẽ hiểu được là nếu không có những giây phút ấy để bạn vượt qua mọi khó khăn thì bạn khó có thể thấy được tài năng, sức mạnh, ý chí và tấm lòng của bạn. Mọi việc đều diễn ra có chủ đích mà không có gì gọi là tình cờ hay may rủi cả. Bệnh tật, tổn thương trong tình yêu, giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống bị đánh cắp hoặc mọi thứ ngu ngốc khác đã xảy đến với bạn, hãy nhớ rằng đó là bài học quý giá. Nếu không có nó cuộc đời này chỉ là một lối đi thẳng tắp, một con đường mà không hề có đích đến cũng như bạn sống từng ngày mà không hề ước mơ. Thật sự con đường đó rất an toàn và dễ chịu, nhưng sẽ rất nhàm chán và vô nghĩa.
Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nhĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu .
@ 𝗦𝘂𝘆 𝗻𝗴𝗮̂̃𝗺
Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình :”Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy ?”.
Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.
@ 𝗖𝗮̂̀𝘂 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝘓𝘢̣𝘺 𝘔𝘦̣ 𝘔𝘢𝘳𝘪𝘢!
𝘔𝘰̂̃𝘪 𝘬𝘩𝘰𝘢̉𝘯𝘩 𝘬𝘩𝘢̆́𝘤 đ𝘰̛̀𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘺̉ 𝘯𝘪𝘦̣̂𝘮
𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘣𝘢̀𝘪 𝘩𝘰̣𝘤 𝘲𝘶𝘺́ 𝘨𝘪𝘢́ đ𝘰̛̀𝘪 𝘤𝘰𝘯
𝘊𝘢́𝘪 đ𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘰𝘢̉𝘯𝘩 𝘬𝘩𝘢̆́𝘤 𝘤𝘩𝘰 𝘬𝘪𝘯𝘩 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮
𝘏𝘢̣𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘶́𝘤 𝘬𝘩𝘰𝘢̉𝘯𝘩 𝘬𝘩𝘢̆́𝘤 𝘤𝘩𝘰 𝘯𝘢̆𝘯𝘨 𝘭𝘶̛𝘰̛̣𝘯𝘨.
𝘏𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘢̂𝘯 𝘊𝘩𝘶́𝘢 𝘱𝘩𝘶̉ 𝘭𝘢̆́𝘱 đ𝘰̛̀𝘪 𝘤𝘰𝘯
𝘊𝘶̀𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘔𝘦̣ 𝘤𝘰𝘯 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘦̂́𝘵 𝘣𝘶𝘰̂̀𝘯
𝘟𝘢́𝘤 𝘵𝘪́𝘯 𝘯𝘪𝘦̂̀𝘮 𝘵𝘪𝘯 𝘭𝘰̀𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̂́𝘯 𝘤𝘩𝘢̂́𝘯
𝘉𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘤𝘩𝘢̂𝘯 𝘬𝘪𝘦̂𝘯 𝘷𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘮𝘪𝘦̣̂𝘯𝘨 𝘷𝘶𝘪 𝘤𝘢.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗕𝗮 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝟮 𝗖𝗿 𝟴, 𝟭-𝟵; 𝗠𝘁 𝟱, 𝟰𝟯-𝟰𝟴.“Anh em hãy trở nên hoàn thiện”, đó là lời mời gọi của Đức Giê-su cho những ai làm môn đệ Ngài. Đó là tiêu chí của người Ki-tô hữu trong mọi thời đại. Thật vậy, Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ phải có suy nghĩ và lối sống hơn những gì là tự nhiên bình thường, hơn các Kinh sư và Biệt phái, hơn những người thu thuế và ngoại giáo. Trong bài đọc 1, thánh Phao-lô đòi hỏi mọi người phải có lòng quảng đại như Thiên Chúa, hòng giúp đỡ giáo hội mẹ ở Giê-ru-sa-lem. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ “trở nên hoàn thiện” như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
𝟭. 𝗫𝗲𝗺
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
𝟮. 𝗫𝗲́𝘁
Hôm qua, Đức Giê-su kiện toàn luật ‘chớ trả thù’ “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.”(Mt 5, 38-39). Hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục kiện toàn luật yêu thương, Ngài đẩy luật yêu thương lên tầm cao đó là ‘yêu thương kẻ thù’. Đây là một đòi hỏi quá sức đối với con người vốn mỏng giòn yếu đuối. Nếu bảo hãy làm hòa với kẻ thù, điều này có thể chấp nhận được vì bớt kẻ thù sẽ bớt trả thù, bớt căng thẳng trong cuộc sống; Còn việc phải yêu thương kẻ thù thì nó trái với luật tự nhiên, ngược lại những cảm tính bình thường của con người, hầu như không thể thực hiện được. Chúng ta nhớ ngay trong Cựu Ước đã dạy “Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù”, thật rõ ràng. Điều này dễ hiểu, vì sau khi ra khỏi Ai Cập để tiến vào đất Hứa. Họ phải đối mặt với biết bao dân tộc hùng mạnh hơn họ gấp bội. Họ phải chiến đấu, phải tiêu diệt mới mong có thước đất để cắm dùi. Muốn cho dân tộc được tồn tại, họ phải đánh chiếm các dân tộc khác. Như vậy Môsê đưa ra Luật: “Yêu thân nhân, và ghét địch thù” rất thích hợp trong bối cảnh lịch sử lúc đó. Nhưng sau khi dân Do Thái lập quốc và trở thành quốc gia hùng mạnh, thì Luật đó đã ăn sâu vào tâm khảm con người, vô tình nó là mối hại gây ra biết bao cảnh chiến tranh chết chóc. Ngay như trong đời sống cá nhân, người ta cũng khó lòng yêu thương và tha thứ cho nhau. Lòng thù hận đã bén rễ sâu vào đời sống con người, làm cho xã hội hỗn loạn.
Sang đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu phải chấn chỉnh lại luật này. Ngài bảo rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” Đây là 2 cách yêu thương kẻ thù: Nếu yêu thương không nỗi thì ít ra cầu nguyện cho họ. Hôm nay yêu hơn ngày hôm qua, ngày mai yêu hơn ngày hôm nay. Bằng việc cầu nguyện cho họ, dần dần ta sẽ kính trọng và mến yêu họ. Trong tiếng Hy-Lạp, có 3 động từ diễn tả yêu:
+ Erein: Yêu người mình yêu. Tình yêu tự nhiên.
+ Philein: Yêu người thân trong gia đình. Tình yêu tự nhiên.
+ Agapan: Tình yêu Thiên Chúa. Chỉ dành cho Ki-tô giáo.
Như vậy, từ xưa đến nay, người ta chỉ dùng một trong hai động từ: “Erein” và “Philein”, tức chỉ yêu bằng với tình yêu tự nhiên, yêu người mình thích và yêu người thân trong gia đình. Còn kẻ thù không thể yêu bằng tình yêu tự nhiên được. Khi Đức Giêsu dạy các môn đệ của Ngài phải yêu thương kẻ thù, Chúa Giêsu không dạy chúng ta yêu kẻ thù bằng một tình yêu tự nhiên, tức dùng trái tim yêu người mình yêu, nhưng Ngài dạy chúng ta phải yêu kẻ thù bằng với Tình yêu Thiên Chúa, tức con người phải dùng tới ý muốn của mình, nó là một thỏa thuận giữa lý trí và lòng muốn (ý chí).
Tại sao phải yêu kẻ thù? Đức Giê-su đứa ra những lý do:
+ Trở nên con cái Thiên Chúa. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình Yêu, vì thế con người phải biết yêu thương, ngay cả kẻ thù mình.
+ Người môn đệ Đức Giê-su phải khác người thường. “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?”.
+ Người có đạo phải khác người không đạo. “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? “.
+ Để hoàn thiện như Đức Giê-su mời gọi.
𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺
Mỗi người cần ý thức nhiều hơn vai trò làm con Chúa tại trần gian. Nghĩa là mỗi ngày phấn đấu hoàn thiện chính mình hơn, trở nên khí cụ yêu thương của Chúa, luôn sống thi hành mệnh lệnh Chúa ban:”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Tình yêu ấy bao hàm yêu cả kẻ thù của mình.
Bằng sức tự nhiên của con người, không thể nào yêu kẻ đối nghịch mình được. Phải dựa vào tình yêu Thiên Chúa, ta mới có thể mở cõi lòng đón kẻ ta không thích. Nói nom na, chúng ta yêu thương kẻ ta không thích vì Chúa, chứ không vì ai cả, vì Chúa bảo ta yêu thì ta cứ yêu. Làm theo Chúa dạy, bắt chước Chúa Giê-su yêu, Chúa Cha luôn chúc lành cho ta.
@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙪̛̀𝙣𝙜 𝙨𝙖́𝙣𝙜 𝙩𝙖̣𝙤 𝙫𝙪̃ 𝙩𝙧𝙪̣ 𝙘𝙖̀𝙣 𝙠𝙝𝙤̂𝙣, 𝙫𝙖̀ 𝙢𝙪𝙤̂́𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙤𝙣 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙤̣̂𝙣𝙜 𝙩𝙖́𝙘 𝙫𝙖̀𝙤 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙧𝙞̀𝙣𝙝 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙭𝙞𝙣 đ𝙪̛𝙖 𝙢𝙖̆́𝙩 𝙣𝙝𝙞̀𝙣 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙘 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙥𝙝𝙖̉𝙞 𝙡𝙖̀𝙢 : 𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙜𝙞̀ 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙘 đ𝙤́ 𝙫𝙪̛̀𝙖 𝙣𝙪𝙤̂𝙞 𝙙𝙪̛𝙤̛̃𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙫𝙪̛̀𝙖 𝙢𝙪̛𝙪 𝙞́𝙘𝙝 𝙘𝙝𝙤 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙤́ 𝙩𝙧𝙖́𝙘𝙝 𝙣𝙝𝙞𝙚̣̂𝙢, 𝙡𝙖̣𝙞 𝙫𝙪̛̀𝙖 𝙡𝙖̀𝙢 𝙘𝙝𝙤 𝙩𝙧𝙞𝙚̂̀𝙪 đ𝙖̣𝙞 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙢𝙖𝙪 đ𝙚̂́𝙣. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
Lm. Nhan Quang