Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Dân Chúa
CHƯƠNG TRÌNH
ÐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ÐỨC KỲ THỨ 45
tại Frankenstolz Arena, Seidelstr. 2, 63741 Aschaffenburg
Thứ Bảy 18.05.2024: Ngày khai mạc
13 giờ 00: Nhận phòng ngủ và phiếu ăn (kết thúc lúc 16 giờ 00).
15 giờ 00: Bí tích Hoà Giải.
17 giờ 00: Cơm tối (kết thúc lúc 18 giờ 00).
18 giờ 30: Nghi thức khai mạc Ðại Hội CGVN.
19 giờ 00: THÁNH LỄ KHAI MẠC ÐẠI HỘI, Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
21 giờ 30: Giờ sinh hoạt tâm linh cho giới trẻ (Hội trường lớn, TNCG).
21 giờ 00: Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu (phòng chầu Thánh Thể).
22 giờ 00: Bài 1: SỨC MẠNH CỦA LÒNG BIẾT ƠN, Sr Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP. (phòng chầu Thánh Thể).
24 giờ 00: Nghỉ đêm
Chúa Nhật 19.05.2024: Ðại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
06 giờ 00: Kinh sáng (phòng chầu Thánh thể)
07 giờ 00: Ðiểm tâm (kết thúc lúc 8 giờ 00) Hội Đồng Đại Biểu gặp gỡ Hội Đồng Tuyên Uý
08 giờ 30: Bài 2: HIỆP HÀNH TRONG GIA ĐÌNH, Sr Maria Hồng Quế, OP. (Hội trường lớn)
09 giờ 45: Giải lao – múa cộng đồng
10 giờ 00: Bài 3: HIỆP HÀNH TRONG GIÁO HỘI, Sr Maria Hồng Quế, OP.
10 giờ 50: Giải lao – múa cộng đồng
11 giờ 00: ÐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN (Hội trường lớn).
11 giờ 00: ÐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN dành cho thanh thiếu niên (phòng chầu Thánh Thể, TNCG).
11 giờ 00: ÐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN dành cho thiếu nhi (phòng ăn)
13 giờ 00: Cơm trưa (kết thúc lúc14 giờ 00).
14 giờ 30: Sinh hoạt thiếu nhi (do Quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá phụ trách).
15 giờ 00: Sinh hoạt thanh thiếu niên (TNCG).
14 giờ 30: Bài 4: ĐÂU LÀ GIÁ TRỊ CỦA BẠN? Sr Maria Hồng Quế, OP. (Hội trường lớn)
15 giờ 15: Bài 5: LẮNG NGHE và VÂNG PHỤC CHÚA THÁNH THẦN, Sr Maria Hồng Quế, OP.
16 giờ 00: Chầu Thánh thể (Hội trường lớn)
17 giờ 00: Cơm tối (kết thúc lúc 18 giờ 15)
18 giờ 30: Khai mạc chương trình văn nghệ
24 giờ 00: Nghỉ đêm.
Thứ Hai 20.05.2024: Ngày kính Đức Mẹ La vang
07 giờ 00: Kinh sáng (phòng chầu Thánh thể)
08 giờ 00: Ðiểm tâm (kết thúc lúc 8 giờ 30)
09 giờ 00: RƯỚC KIỆU ÐỨC MẸ LA VANG, THÁNH LỄ BẾ MẠC. (Hội trường lớn)
12 giờ 00: Cơm trưa.
13 giờ 00: Kết thúc Ðại Hội, dọn dẹp vệ sinh.
13 giờ 30: Chia tay.
- Viết bởi Dân Chúa
Bên vương quốc Bỉ có thánh địa Banneux, nơi là trung tâm hành hương kính viếng Đức mẹ Maria. So với các thánh địa trung tâm khác ở Âu châu và trên khắp thế giới, thánh địa Banneux còn trẻ, vì mới có từ năm 1933.
Bannuex là vùng thôn quên hẻo lánh lại trở thành trung tâm điểm thu hút mọi người không chỉ ở nước Bỉ, mà ngày nay còn trên khắp thế giới nữa. Banneux trở nên nổi danh là nhờ có Đức Mẹ Maria hiện ra tám lần với cô bé Mariette Beco từ tháng Một đến tháng Ba năm 1933.
Sự kiện Đức mẹ Maria hiện ra với Mariette Beco đã được Giáo quyền địa phương chú ý theo dõi kiểm tra, đức giám mục giáo phận Liege từ năm 1942 đến 1947 đã chính thức công nhận việc sùng kính Đức mẹ Maria là mẹ của người nghèo. Ngày 22.08.1949 sự kiện Đức mẹ hiện ra tám lần ở Banneux được công nhận là đúng cùng chân thật.
Từ đó những khách hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux hoặc cá nhân riêng lẻ hay đoàn từng đoàn thể hằng kéo đến đông đảo, nhất là vào thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười hằng năm. Họ đến nhúng đôi tay vào dòng suối nước ban ơn lành, họ đến đọc kinh cầu nguyện cho những ý chỉ ước nguyện riêng tư, họ đến để kín múc nguồn ơn cho nhu cầu chữa lành, an ủi bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn.
Ngày 21. 05.1985 đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị, bây giờ là Hiển Thánh trong Giáo hội, đã hành hương đến Banneux nơi dòng suối nước này, và Ngài đã nhúng đôi tay vào dòng nước đó đang khi cầu nguyện. Dịp này đã có 100.000 người cùng đến hành hương chung với ngài.
Và hằng năm có tổng số khoảng hơn kém bốn trăm ngàn người đến dòng suối nước Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ, chủ yếu vào thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười.
Ngày nay nơi thánh địa Banneux ngôi nhà của gia đình Beco còn được gìn giữ bảo trì, khu vườn sau nhà bây giờ là sân đốt nến cầu nguyện có một ngôi nhà nguyện nhỏ được xây dựng như ý Đức Mẹ mong muốn. Ngôi nhà nguyện được xây dựng khánh thành ngày 15.08.1933.
Trong nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra nơi Đức Mẹ đứng lúc hiện ra có lát đá hình kiểu Mosaic với dòng chữ „ HUC Velens, VoLUIt MatrIsr eCLUDere peCtus“ - Khi Đức mẹ hiện đến nơi đây, Đức mẹ muốn mở trái tim người mẹ ra.“.
Trên con đường đi đến dòng suối nước, Mariette đã ngã qùy xuống ba lần. Nơi những chỗ này còn ghi dấu lại với Logo có dòng nước và ngôi sao năm cánh của khắc ghi trên đó.
Ngôi nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ của người nghèo với hơn 5.000 chỗ cho khách hành hương được xây dựng năm 1984. Ngôi thánh đường này được xây dựng nhìn bên ngoài như một chiếc lều, mà trong Kinh thánh Cựu diễn tả chiếc lều đựng Hòm Bia lề luật Thiên Chúa nơi gặp gỡi Thiên Chúa với dân của Ngài đang trên đường di chuyển lữ hành từ Ai Cập trở về quê hương Chúa hứa.
Ngoài ra còn có hai ngôi nhà nguyện nhỏ. Nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra, và nhà nguyện Thánh Phanxico nằm song song hai bên công trường Esplana, mỗi nhà nguyện có hơn 400 chỗ ngồi.
Dòng suối nước là trạm cuối cùng nơi Đức Mẹ hiện ra dẫn Mariette Beco và mọi người đến đó. Bể chứa đựng nước chảy ra từ nguồn vách đá như hiện nay được xây dựng làm năm 1985 có khắc ghi dòng chữ „ Fons UnUS ChrIstUS JesUs hUnC aLMa reCLUDit - Chúa Giêsu Kit là nguồn dòng nước duy nhất, mà Đức mẹ dẫn chúng ta đến, luôn hằng rộng mở cho mọi người.“. Bên trên tường dòng suối nước tượng Đức Mẹ Banneux hai tay chắp trước ngực, đầu hơi nghiêng cúi xuống mắt hướng nhìn đoàn con bên dưới đang nhúng tay cầu khẩn xin ban ơn phù giúp.
Trong khu rừng thông thánh địa là con đường với 15 chặng đàng thánh gía. Rải rác bên vệ đường trong thánh địa có những ngôi nhà nguyện nhỏ, những trạm bàn thờ kính Đức Mẹ, kính các vị Thánh của những dân tộc đã đến đây hành hương. Đó là ước nguyện mong muốn của trung tâm hành hương Banneux như một dấu tích kỷ niệm để lại nơi đây. Dân Việt Nam Công giáo chúng ta có dựng trạm đài với tượng Đức Mẹ Lavang.
Những con đường trong khu rừng thánh địa nơi đây tỏa chiếu không khí linh thiêng rất thích hợp cho những nhóm đoàn thể tổ chức rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ từ quảng trường Esplana theo con đường đi qua dòng suối nước xuyên qua khu rừng có bóng râm mát tiến về nhà thờ dâng thánh lễ.
Từ 14 năm nay, các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở nước Đức, rồi từ các nước Âu Châu như Bỉ, Hòalan, Pháp, Anh, Lục xâm bảo đến đây hành hương cung nghinh rước Đức Mẹ Banneux chung trong khu thánh địa vào ngày Chúa nhật thứ hai tháng Năm hằng năm, ngày này theo phong tục nấp sống văn hóa Âu châu cũng là ngày nhớ ơn mẹ. Số người đi hành hương ngày càng đông lên tới hàng ngàn người.
Thánh địa Banneux không rộng lớn về diện tích cùng bề dày lịch sử so với Lourdes, và Fatima. Nhưng địa điểm Banneux thuận tiện đường giao thông đi lại gần cho người Công giáo Việt Nam sống ở chung quanh các nước vùng Trung Âu châu, Bỉ, Đức, Pháp, Hòalan,Luc-xam-bảo, Anh quốc. Và nhất là thánh địa Banneux có chỗ lý tưởng cho việc rước kiệu, vốn dĩ là phong tục nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam có từ thời các Vị Thừa Sai người tây phương sang truyền giáo cách đây gần bốn trăm năm.
Vậy đâu là hình ảnh ý nghĩa đạo đức thần học ẩn chứa qua biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Banneux?
Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà, và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường này Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu. Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Lần hiện ra thứ ba với Mariette Beco, Đức mẹ đã trả lời thắc mắc của Mariette: „ Ta là mẹ của người nghèo“. Với lời tự nhận đó, Đức Mẹ muốn mình ở giữa những người nghèo không chỉ về vật chất của cải tiền bạc, nhưng còn nghèo về đời sống tinh thần tâm linh nữa.
Chúa Giêsu trong bài giảng tám mối phúc thật đã ca tụng „những người có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ.“ (Mt 3,1). Họ nghèo về vật chất, nhưng lại giầu có tinh thần, vì tin tưởng vào Chúa.
Đức Mẹ dẫn Mariette từ vườn sau nhà đi đến dòng nước rồi chỉ cho nhúng tay vào đó, rồi Đức Mẹ biến đi. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Từ ngày đó biết bao nhiêu ngàn người lũ lượt hành hương đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước này cầu nguyện xin ơn chúc lành phù hộ của Đức Mẹ. Và nhiều người đã được ban ơn như lòng tin tưởng cầu xin.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người.
Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Đức Mẹ hiện ra đã dẫn Mariette ra đến dòng suối nước bốn lần nói lên: Trong đời sống con người chúng ta hầu như hằng ngày đều đi trên cùng một con đường. Rồi bước đi tới cũng như trở lại trên con đường hằng ngày là hình ảnh nói lên sự chuyển động, làm lại đổi mới đời sống
Những lần Mariette ngả té qùy gối xuống nền đường là hình ảnh những yếu đuối, những đau khổ thất vọng, những thử thách trải qua, những khiếm khuyết lỗi làm tinh thần chùng xuống, khiến ngã qụy trên đường đến nguồn nước ân đức Chúa Giêsu Kito.
Nhưng Đức mẹ Banneux lúc nào cũng nhìn Mariette cùng đoàn người đi theo với nụ cười trên môi. Như thế, Đức mẹ muốn nhắn gửi đi sứ điệp: Không có bình luận phê phán, chê trách lên án cùng đe dọa. Đức Mẹ Banneux luôn khuyến khích hãy can đảm lên và luôn vực nâng đứng dậy khi té ngã.
Đến thánh địa Banneux hành hương người ta sẽ không tìm thấy nơi đây những gì mang dấu vết văn hóa nghệ thuật thời xưa cũng như hiện đại. Không, đây là vùng thôn quê hẻo lánh, nên không có những điều đó.
Đến thánh địa Banneux người ta cũng không tìm thấy những vết tích của sự kiện lạ lùng hấp dẫn. Nhưng là để cầu nguyện xin ơn phù hộ an ủi từ nơi Đức mẹ Maria theo ý nguyện riêng tư.
Đến thánh địa Banneux người ta cũng không sống trải qua cảnh ồn ào nhộn nhịp của từng đoàn người hành hương nối dài đi ra, đi vào nơi này. Nhưng có được bầu không khí bình lặng thiêng liêng nơi đây của những người hành hương thanh thản đến cúi mình nhúng đôi tay vào dòng suối nước Đức mẹ, âm thầm đọc kinh hoặc nói lời tâm sự với Đức Mẹ, rồi họ lại thinh lặng ra đi vào khu rừng đọc kinh suy niệm đàng thánh gía, hay vào những nhà nguyện đốt thắp nến đọc kinh xem lễ.
Những ngôi nhà nguyện, kể cả ngôi thánh đường rộng lớn với 5.000 chỗ ngồi dành dâng kính Đức mẹ của người nghèo mới được xây dựng 1984, tuy chắc chắn bảo đảm an toàn, nhưng cũng làm bằng vật liệu đơn giản mộc mạc giữ nguyên mầu sắc thiên nhiên.
Rồi cung cách trang trí từ bên ngoài vào bên trong thánh đường cũng mang sâu đậm nét dáng tinh thần nghèo khó đơn giản như Đức mẹ đã nói: „ Ta là mẹ của người nghèo.“
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
- Viết bởi Dân Chúa
Bệnh viện Nhi đồng Caritas ở Bethlehem là bệnh viện duy nhất ở Westjordanland. Hàng năm, bất kể nguồn gốc và tôn giáo, hàng chục ngàn trẻ em dưới 18 tuổi bị bệnh được chăm sóc y tế, điều dưỡng và điều trị tại đây,.
Bệnh viện hòan toàn trông cậy vào sự giúp đỡ của các khoản đóng góp từ thiện và vẫn mở cửa kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza vào tháng 10, nhưng nhiều gia đình sống bên ngoài Bethlehem chỉ có thể đến bệnh viện trong điều kiện khó khăn do Westjordanland bị đóng cửa khẩu. Đó là lý do tại sao đường dây điện thoại hotline 24/24 tiếng được thiết lập. Ngoài ra, bệnh viện nhi đồng Caritas cùng với sự hợp tác của các nhà thuốc tây và bệnh viện bên ngoài Bethlehem còn tổ chức phân phát thuốc men, đặc biệt cho trẻ em mắc bệnh mãn tính.
Tổ chức "Cứu trợ trẻ em Bethlehem "thuộc Hiệp hội Caritas Đức viết về tình hình hiện nay: “Người dân ở Westjordanland sống trong nỗi sợ hãi về những bạo lực đang xảy ra và một tương lai chính trị mơ hồ”. Frank Polixa, Giám đốc điều hành Hiệp hội Caritas khu vực Mönchengladbach, đã chuyển tiếp các khoản quyên góp từ cộng đồng Vinzenz-von-Paul đến bệnh viện này. Hội trưởng Van Ri Nguyễn cùng với các đồng nghiệp trong Ban quản trị là Trần Lê Hoàng và Trần Trâm Anh cũng như mục sư Johannes van der Vorst, đã trao ông một tấm ngân phiếu tương trưng cho khoản cho quyên góp này. Thay mặt Children's Aid Bethlehem, ông Polixa nồng nhiệt cảm ơn sư, giúp đỡ này. Ông nói: “Với tấm lòng của các bạn, trẻ em ở Bethlehem và khu vực lân cận có thể nhận được trợ giúp y tế”.
Van Ri Nguyễn (71) cho biết: “Cộng đồng chúng tôi có khoảng 70 thành viên ở Mönchengladbach và khu vực lân cận. Chúng tôi họp nhóm hai lần một năm để cử hành thánh lễ cũng như cùng nhau mừng Năm Mới”. Vào những dịp này, tiền được quyên góp cho những người cần được hỗ trợ. Ngoài ra, ông Van Ri Nguyễn còn đích thân gọi điện thoại cho các thành viên để kêu gọi quyên góp. Kể từ khi cộng đồng được thành lập cách đây 20 năm, người Việt đã quyên góp được hơn 60.000 Euro. Hai phần ba trong số này được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Caritas ở Bethlehem.
Năm 1981, Văn Ri Nguyễn cùng vợ và bốn người con chạy trốn cộng sản Việt Nam. Họ và gần một trăm thuyền nhân khác được tàu Cap Anamur của Đức cứu. Kể từ đó, để tỏ lòng biết ơn, Văn Ri Nguyễn đã tận tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn. Ông nhận được một số giải thưởng cho những nỗ lực của mình, Huân chương Công trạng của Cộng hòa Liên ban Đức và huy chương “Pro Ecclesia et Pontifice” do Giáo hoàng John Paul II trao tặng.
Mehr als 2.500 Euro spendeten Vietnamesen aus Mönchengladbach und Umgebung für das Caritas Baby Hospital in Bethlehem. Auf dem Foto von links: Caritas-Geschäftsführer Frank Polixa, Tran Tram Anh, Van Ri Nguyen, Tran Le Hoang (alle Vinzenz-von-Paul-Gemeinschaft), Pfarrer Johannes van der Vorst.Caritas / Balsen
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
_________________________________________________________________________________________________________________________
- Viết bởi Dân Chúa
Năm nay, Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và tưởng niệm Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân lần thứ 60 và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận được tổ chức vào ngày 28.10.2023 tại Trung tâm Thánh Mẫu Banneux, Vương Quốc Bỉ. Đây cũng là lần đầu tiên Lễ Giỗ được tổ chức tại thánh địa Banneux.
Sáng sớm thứ Bảy 28.10.2023 vừa qua chúng tôi và một số anh chị em trong Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm dậy sớm để chuẩn bị cho ngày Lễ Giỗ.
Trước hết anh chị em chúng tôi tụ họp tại nhà anh Nguyễn Văn Rị để làm những phần ăn gồm bánh mì kẹp giò và thịt, nước giải khát, và trái cây để làm thức ăn lót lòng cho mọi người tham dự Lễ Giỗ. Sau khi làm xong các phần ăn, chúng tôi xếp vào các túi xách, đưa lên xe, rồi lên đường tiến tới Banneux.
Hôm nay rất may mắn là thời tiết đẹp sau những ngày dài mưa dầm. Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy một số đồng hương tụ tập trước Thánh Đường Saint Francois trong Trung tâm Thánh Mẫu Banneux..
Trong lúc nói chuyện hàn huyên tâm sự, chúng tôi mới biết là có người đến từ Paris Pháp quốc, Liège Vương Quốc Bỉ, Düsseldorf, Mönchengladbach, Frankfurt Đức Quốc và có đồng hương đến từ Basel Thụy Sĩ. trong số đó có Đại diện Tổ Chức Việt Tân, Đại diện Tổ chức Vinh Danh Cờ Vàng, Đại diện Nhóm Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Frankfurt, Đại diện Cộng Đồng Công Giáo tại Frankfurt, Đại diện Liên Hội Người Việt Nam Tị Nạn tại Đức.
Vào khoảng 14 giờ chương trình bắt đầu, Ông Bùi văn Toàn ngỏ lời chào Quan khách và thông báo ngắn gọn ý nghĩa của ngày Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ Gia-cô-bê Ngô Đình Nhu.
Tiếp theo Ông Nguyễn Tấn Năng, Trưởng Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc đọc bài Diễn văn nói về ý nghĩa của Lễ Giỗ Cố Tổng Thống cùng bào đệ của Ngài đại ý như sau:
“Cái chết tức tửi của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mang lại sự bất hạnh cho miền Nam Việt Nam, một xã hội thanh bình tốt đẹp đã bị phá vỡ, 60 năm ngậm ngùi mà cả dân tộc Việt Nam phải gánh chịu, bây giờ mọi người lại mơ ước được sống trong xã hội thời đó, ngày mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đất nước!”
Tiếp theo là bài thuyết trình của Cha Phêrô Nguyễn văn Khải có ý nghĩa như sau: ”Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà Lãnh đạo liêm khiết, thương dân, sống một đời sống đạm bạc, đơn giản mà không ai ngờ với một cương vị Tổng Thống của một nước! Ngài tha thứ cho những người đã từng làm hại mình, Ngài đã giúp các Tu sĩ Phật Giáo xây dựng chùa chiền, chùa chiền đã được xây dựng nhiều nhất vào thời đó, khác với sự tuyên truyền của những kẻ đã muốn ám hại ông và gán cho ông những chuyện mơ hồ sai sự thật!”
Lễ thắp nến được bắt đầu lúc 16 giờ, mỗi người thắp một cây nến để tưởng nhớ đến Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Bào đệ của Ngài cũng như Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân cùng Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận. Tiếp theo là Thánh Lễ do Cha Abbe ́ Jean Marie Bùi Phạm Tráng chủ tế.
Trong bài giảng Linh mục Tráng cũng nói về sự hy sinh của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm một Tổng Thống lãnh đạo rất trong sạch nhưng cuối cùng đã hy sinh một cách oan uổng.
Mọi người cùng trao đổi, chuyện trò thân mật và dùng món ăn nhẹ là bánh mì thịt giò và cùng nhau chụp những bức hình lưu niệm cho buổi gặp mặt ngày hôm nay.
Lễ giỗ của Cố Tổng Thống lần thứ 60 tại Trung tâm Thánh Mẫu Banneux đã qua, nhưng dư âm vẫn còn nằm trong trí nhớ mọi người, sự hy sinh cao cả và Tinh thần bất khuất của Ngài vẫn là một gương mẫu cho mọi thời đại.
Đặc biệt là anh chị em Việt Tân đã xin chữ ký cho Hoàng sa, Trường sa để nộp lên Tòa án Quốc tế tại Den Haag và được đồng hương hưởng ứng.
Buổi lễ kết thúc lúc 17 giờ cùng ngày.
Thành Viên Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm ghi lại.
- Viết bởi Truyền Thông Viet-Adelaide
Lúc 03 giờ 30 chiều thứ Bảy, ngày 04.11.2023. Nhóm Duy trì và Phát huy tinh thần Việt Nam Cộng Hòa- Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ Giỗ lần thứ 60 Cố TT Ngô Đình Diệm và Nghi thức Tưởng Niệm các: Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc, tại Hội trường Thánh GH John Paul II, giáo xứ Holy Family, thuộc TGP Adelaide, vùng Parafield Gardens, tiểu bang Nam Úc.
Chủ tế Thánh Lễ do Linh mục Phêrô Trần Trọng Mỹ phó xứ nhà thờ chính toà Saint Francis Xavier TGP Adelaide cử hành.
Đến tham dự có Đại Diện Hội Đồng Quản Trị CĐNV Tự Do Nam Úc, Đại diện các Tôn Giáo và các hội đoàn, đoàn thể trong Cộng Đồng.
Sau Thánh Lễ Giỗ. Các chiến hữu cựu QN/QLVNCH và quý phu nhân đã rước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm lên đặt trên bàn thờ hương án.
Nghi thức chào cờ VNCH & Úc và phút niệm cho các tử sĩ đã hy sinh trong chiến cuộc, bảo vệ độc lập, tư do, dân chủ VNCH, do các chiến hữu cựu Quân Nhân/QL/VNCH đảm trách.
XEM VIDEO
XEM PHOTOS
Kế đến là phần chiếu dương ảnh cuộc đời và sự nghiệp của Cố TT Ngô Đình Diệm, sau đó là phần dâng nhang cầu nguyện của đại diện các tôn giáo và mọi cùng sắp hàng thắp nến đi lên đặt trên bàn thờ hương án Cố TT Diệm một cách cung kính.
Trước khi kết thúc nghi lễ. Cả hội trường cùng đồng ca các bài hát hùng ca đấu tranh, được sáng tác trước 1975 ca tụng gương anh dũng hy sinh của các: Quân, dân, cán, chính VNCH đã cho lý tưởng: Độc lập, Tự Do, Dân Chủ.
Buổi lễ diễn tiến thật trang trọng và tốt đẹp, như ước muốn
Kết thúc, mọi người cùng tham dự tiệc giỗ, hưởng lộc của cố Tổng Thống, do BTC khoản đãi.
Truyền Thông Viet-Adelaide Tv
Nguồn: Vietcatholic News
- Viết bởi Dân Chúa
Fatima (21.10.2023) – „Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên nhà Chúa ta“…Đoàn con cái Việt Nam từ năm châu bốn bể tụ về hành hương Đức Mẹ Fatima đã tay bắt mặt mừng cùng hân hoan cất vang tiếng hát trong khuôn viên Nhà Mẹ Lavang-Fatima để chuẩn bị cho Đại lễ khánh thành Nhà Mẹ Lavang-Fatima và thánh hiến tượng đài Đức Mẹ Lavang sáng hôm thứ bẩy 14.10.2023.
Hơn bốn trăm con cái Việt Nam từ 4 phương: một đoàn hành hương đến từ lục địa Úc Châu xa xăm, một đoàn từ Canada và hai đoàn từ Hoa Kỳ, tổng cộng gần 250 người. Riêng các đoàn hành hương từ các nước châu Âu, đông nhất là hàng trăm anh chị em đến từ Đức quốc, một số khác đến từ Pháp, Bỉ và Thụy sĩ.
Có thể nói đây là một đại lễ khánh thành không phải chỉ một căn nhà hay một tượng đài, mà hơn thế nữa phải ghi nhận rằng đây là một thời điểm lịch sử nối kết hai giáo hội Bồ Đào Nha và giáo hội Việt Nam, vì biến cố này nhắc nhớ đến công lao truyền giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha trong mấy thế kỷ đầu tiên trong lịch sử truyền giáo tại Quê Hương đất Việt dấu yêu.
Vào đúng 10g sáng ngày thứ bẩy 14.10.2023, trước khi cử hành thánh lễ trọng thể, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng chủ tịch HĐGMVN đã chủ sự nghi thức làm phép tượng đài và thánh hiến thánh tượng Đức Mẹ Lavang, trước sự hiện diện của nhiều quan khách đạo đời Bồ -Việt.
Đáng chú ý nhất là sự hiện diện của Đức Hồng Y Antonio Marto, nguyên chủ chăn giáo phận Leiria-Fatima. Ngài đến tham dự nghi thức làm phép và thánh hóa tượng đài Đức Mẹ Lavang-Fatima thay mặt cho Đức Cha D. José Ornelas Carvalho, S.C.I. chủ tịch HĐGM Bồ Đào Nha, vì đang bận tham dự Đại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thứ XVI khai mạc vào ngày 04.10. tại Giáo đô Roma, nên không thể hiện diện trong đại lễ hôm nay …
Cộng đoàn phụng vụ còn được đón tiếp Đức Cha D. Manuel Linda chủ chăn giáo phận Porto hiện diện cùng với cha thư ký của Tòa Giám Mục. Linh mục Giám Đốc D. Carlos Manuel Pedrosa Cabecinhas của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima và cha Rui Marto, cha xứ giáo xứ Fatima địa phương và 4 nữ tu thuộc dòng Tiểu Muội Bồ Đào Nha đến hiệp thông cầu nguyện…
Về phía hàng giáo sĩ Việt Nam, có cha Ignatio Hồ Văn Xuân, linh mục tổng đại diện và linh mục Khoa, tân chưởng ấn tổng giáo phận Sài gòn. Cha Phaolo Chu Văn Chi, giám đốc cơ quan truyền thông quốc tế Vietcatholic. Cha Nguyễn Đức Vượng từ Canada. Cha Võ Tá Đề, SVD và cha Giuse Nguyễn Huyến từ Hoa Kỳ. Đặc biệt là phái đoàn các cha thuộc gia đình LTSVN tại Đức, với cha chủ tịch Antôn Đỗ Ngọc Hà, cha Giuse Nguyễn Trung Điểm, cha Giuse Huỳnh Công Hạnh, cha Dominik Trần Mạnh Nam, cha Lê Phan và cha Stephanô Bùi Thượng Lưu, hiện đang hưu trí tại Fatima.
Về phía các quan khách đời, Nhà Mẹ Lavang Fatima được hân hạnh đón tiếp các vị đại diện thành phố Fatima, phái đoàn đại diện của ông thị trưởng Luís Miguel Albuquerque thành phố Ourem (nơi ba em Mục Đồng xưa bị bắt giam vào tháng 8.1917 trước ngày Đức Mẹ hiện ra 13.08,1917 và cũng chính là ân nhân của Nhà Mẹ Lavang-Fatima vì đã giúp trải nhựa con đường dài hơn trăm mét dẫn đến Nhà Mẹ Lavang-Fatima vài ngày trước lễ khánh thành), đại diện thành phố Porto và Coimbra (nơi Đấng Đáng kính Nữ tu Maria Lucia của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội đã sống tại tu viện từ năm 1946 của các nữ tu Carmêlô ở Coimbra và qua đời vào ngày 20.02.2005)
Hãng thầu Divireis có ông giám đốc Vizente Reis và phó giám đốc là Dinis Reis, bà kiến trúc sư Filipa Ferreira, ông Filipe, ông Ivô và một số nhân viên đã tận tâm tận lực giúp trùng tu Nhà Mẹ Lavang-Fatima từ tháng Hoa Đức Mẹ năm 2022.
Số tín hữu Việt Nam tham dự là hơn 400 người, trong đó có sự hiện diện của ông Phạm Duy Vũ, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức, 4 nữ tu dòng Trinh Vương đến từ Pháp, các nữ tu và quý thầy thuộc gia đình LTS VN tại Đức. Ngoài các nữ tu Việt Nam hải ngoại, Nhà Mẹ Lavang-Fatima vui mừng đón tiếp sr. Maria Tuyệt dòng MTG Huế, đã đem theo nhiều món quà ý nghĩa từ Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, Việt Nam : các cỗ tràng hạt bằng gỗ trầm hương do các anh em Hướng Thiện (cai nghiện) ở Lavang sản xuất. Sr. cũng giúp đặt cho đại lễ khánh thành 500 cây quạt in 3 sứ điệp Fatima làm quà tặng cho mỗi tham dự viên, 500 áo thung và mũ in logo Nhà Mẹ Lavang mầu xanh thẫm của Nhà Mẹ Lavang-Fatima .
Sau nghi thức làm phép và thánh hiến tượng đài và thánh tượng Đức Mẹ Lavang, ĐHY Anoniô Marto, đại diện cho Giáo Hội Bồ Đào Nha, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch HĐGMVN, ông Cao Tiến Vị đại diện cho các ân nhân tượng đài của Mẹ và linh mục Stephanô Bùi Thượng Lưu, sáng lập Nhà Mẹ Lavang-Fatima đã kéo tấm khăn phủ thánh tượng Đức Mẹ xuống dưới tràng pháo tay tung hô ngợi khen Đức Mẹ Lavang diễm phúc và từ ái. Thánh tượng Mẹ Lavang cao ba mét được một nghệ nhân ẩn danh tạc từ khối đá cẩm thạch quý hiếm trong vùng núi Ngũ Hoành Sơn miền Trung, uy nghi ngự trên bệ khối đá trắng của vùng Fatima cao 1m30. Từ nay về sau, Mẹ hiện diện và đồng hành với đoàn con ngay tại Trung Tâm Thánh Mẫu quốc tế Fatima.
Đặc biệt trước bệ đá trắng có đặt tượng Đức Mẹ Lavang bằng gỗ PMU cao hơn một mét với nét trạm tinh khôi, nét mặt dịu hiền theo vân gỗ tự nhiên, tay Mẹ đang bồng Chúa Hài Đồng vô cùng đáng yêu đáng quý. Đây là món quà tặng quý giá và đầy ý nghĩa của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho Nhà Mẹ Lavang-Fatima. Nhắc nhở mối hiệp thông của Giáo Hội Mẹ Việt Nam với tất cả các cộng đồng CGVN hải ngoại.
Tiếp theo là nghi thức làm phép Nhà Mẹ Lavang-Fatima do đức Tổng Giám Mục Giuse chủ sự. Ngài đã rẩy nước thánh làm phép Cây Thánh Gía gắn trên tường cao và toàn thể ngôi nhà với tổng cộng 26 phòng ngủ và phòng họp. Cha Tổng Ignatiô Xuân làm phép pho tượng Thánh cả Giuse tạc trên gỗ PMU quý giá, là quà tặng của tổng giáo phận Sàigòn mến tặng Nhà Mẹ Lavang-Fatima. Cha Stephano Lưu làm phép bức ảnh Đức Mẹ Lavang cao gần hai mét của họa sĩ Bích Bình thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam giáo phận Rottenburg-Stuttgart bên Đức đã bỏ công sáng tác gần một năm trời với những nét vẽ tinh tế và mầu sắc tươi sáng và đã dâng tặng Nhà Mẹ Lavang-Fatima. Riêng tầng hầm có phòng ăn và nhà bếp lớn, phòng khách và phòng bán ảnh tượng cùng với một phòng dành cho nhân viên. Riêng Nhà nguyện khang trang chưa được thánh hiến vì chưa có phép chính thức của đấng bản quyền.
Đang khi Đức Tổng làm phép Nhà Mẹ Lavang-Fatima, một đoàn thánh vũ của đoàn hành hương Hoa Kỳ và Canada đã diễn lại thật sống động câu chuyện Đức Mẹ Lavang hiện ra vào năm 1798 trong thời vua Cảnh Thịnh bách đạo ngay trước thánh tượng Đức Mẹ Lavang, nhân dịp kỷ niệm 225 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.
Tiếp Sau đó là thánh lễ đại trào trước Thánh Tượng Mẹ Lavang trong khuôn viên Nhà Mẹ Lavang ở Fatima đã được long trọng cử hành do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, chủ tế và các linh mục Việt Nam hiện diện cùng đồng tế.
Trong lời chào mừng và dẫn nhập đầu lễ, Đức Tổng Giuse chủ tế đã dâng lời cám tạ ơn Chúa nhờ Mẹ với Mẹ và trong Mẹ về hồng ân Chúa Quan Phòng ban cho Nhà Mẹ Lavang-Fatima cho con cái Việt Nam hải ngoại và giáo hội Công Giáo tại Việt Nam để ghi nhớ công ơn của các Nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã đến rao giảng Tin Mừng trong các thế kỷ đầu, cách đây gần 500 năm và ghi tâm khắc cốt món quà văn hóa lớn lao « CHỮ QUỐC NGỮ » đã được các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha ra công gầy dựng và phát triển trong giai đoạn hình thành như công cụ truyền giảng TIN MỪNG và hội nhập văn hóa. Nhà Mẹ Lavang-Fatima, thể theo ý nguyện của đấng bản quyền và của HĐGMVN sẽ là Trung Tâm mục vụ, nhà hành hương, nhà tĩnh huấn, truyền bá ba mệnh lệnh Fatima cho các đoàn hành hương đến Fatima…
Tiếp đến trong bài giảng Đức cha chủ tế mời gọi cộng đoàn phụng vụ nghe theo và thực hành cách giáo dục hiền mẫu của Đức Mẹ : Mẹ là đấng bầu chữa cho con cái Mẹ trước tòa Chúa. Mẹ dậy con cái Mẹ như trong tiệc cưới Cana «Người bảo gì các con hãy làm như vậy», nghĩa là cần phải cải thiện đời sống, lắng nghe Lời Chúa và làm theo Thánh Ý Chúa. Đức Tổng nhắc đến công ơn của tất cả các công nhân, của các ân nhân xa gần khắp nơi và mọi bàn tay đã ra công góp sức góp của từ gần hai năm qua để tậu mua và trùng tu ngôi nhà dưỡng lão năm xưa thành ngôi nhà hiện đại và kỹ thuật như hiện nay. Ghi ơn cha Stephanô Lưu đã dành hết tâm lực trong những năm tháng hưu dưỡng tại Fatima và trong thời dịch bệnh Covít hoành hành, đã cưu mang, tậu mua và tìm hãng thầu trùng tu lại căn nhà đáng ghi nhớ này. Vạn sự khởi đầu nan, tạ ơn Chúa, nay công trình đang hoàn thành để trở thành nhịp cầu nối kết 2 GH Bồ Việt, nối kết lịch sử truyền giáo, nối kết con cái VN hành hương khắp năm châu… Đức TGM Giuse kêu gọi mọi người tiếp tục góp công góp sức, nhất là ra tay quảng đại góp những viên gạch vàng bằng tiền mặt hay « quẹt thẻ », để Nhà Mẹ Lavang- Fatima có thể trả món nợ « chúa chổm », vì nạn vật giá leo thang tăng vọt sau thời Covid và nhất là chiến tranh tại Ucraine.
Kết thúc Thánh Lễ, trước khi chính thức cắt băng khánh thành Nhà Mẹ Lavang-Fatima, lm. Staphanô Lưu đã dâng lời tạ ơn Chúa nhờ Mẹ với Mẹ và trong Mẹ. Ngài chào mừng và ghi ơn tất cả các quan khách đạo đời hiện diện trong đại lễ, đặc biệt là Đức TGM Giuse đã từ Sàigòn vượt hàng vạn cây số đến chủ tọa đại lễ hôm nay. Cha Stephanô cũng nhắc lại những mục đích chính yếu khi tạo dựng công trình Nhà Mẹ Lavang-Fatima cùng với tượng đài Đức Mẹ Lavang: Thứ nhất để ghi nhớ công ơn của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha trong các thế kỷ đầu kể từ năm 1533… Thứ hai ghi nhớ công ơn hình thành và phát triển CHỮ QUỐC NGỮ, món quà văn hóa vô giá. Thứ ba nối kết hai Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang-Fatima, truyền bá ba mệnh lệnh Fatima. Thứ tư Nhà Mẹ Lavang-Fatima là nhịp cầu nối kết giữa hai Giáo Hội Bồ -Việt để chuẩn bị biến cố 500 truyền giáo vào năm 2033. Sau cùng đây là món quà mà cha sáng lập cùng với tất cả các ân nhân các cộng đồng CGVN hải ngoại tặng dâng cho Giáo Hội Mẹ tại Việt Nam để trở thành trung tâm mục vụ cho giáo dân VN ở Bồ Đào Nha, nhà tĩnh huấn và hành hương cho các nhóm hành hương VN từ năm châu bốn bể.
Sau đó luật sư Jose Pedro de Sousa Viera, nhân danh Hiệp Hội Lavang-Fatima để chào mừng các quan khách Bồ và mời các vị sau đây cắt băng khánh thành Nhà Mẹ Lavang-Fatima : Đức TGM Giuse đại diện cho HĐGMVN, Đức Cha D. Manuel Linda (GM giáo phận Porto) đại diện cho GH Bồ, Lm. Stephano Lưu sáng lập Nhà Mẹ Lavang-Fatima, vị đại diện của thị trưởng Ourem và chính luật sư Jose đại diện cho Hiệp Hội Lavang-Fatima.
Kết thúc đại lễ là bữa tiệc mừng khoản đãi quan khách và hơn 400 tham dự trong phòng ăn khang trang và công viên rộng rãi phía sau ngôi nhà, được bao quanh bằng khu rừng thông, khuynh diệp… Sau khi Đức TGM Giuse làm phép bữa ăn, cha Stephano một lần nữa ghi ơn Đức Tổng Giám Mục Giuse và dâng tặng Ngài một áo lễ mầu trắng dâng kính Thánh Cả Giuse thêu may tại Fatima.
Sau bữa tiệc liên hoan, vào lúc 17g chiều, Đức TGM Giuse đã chủ sự chầu Thánh Thể tạ ơn ngoài công viên trước Thánh Tượng Mẹ sau khi đoàn con Việt hiện diện đã dâng Mẹ 50 chục kinh Mân Côi, theo mệnh lệnh của Đức Mẹ Fatima. Tất cả đều hiệp thông trong Lời Kinh Tạ Ơn, vì biết bao hồng ân trong ngày đại lễ. Dự báo thời tiết của Bồ Đào Nha tiên báo từ thứ sáu 13.10 đến Chúa Nhật 15.10 trời sẽ mưa tầm tã !… Nhưng nhờ ơn Mẹ yêu dấu, những áng mây đen đã trôi nhanh, dành cho bầu trời xanh và mây đen thi thoảng lại tụ về che nắng gắt cho đoàn con đang sum họp cử hành đại lễ dưới bóng Mẹ hiền.
Trước đó, trong hai ngày 12 và 13.10.2023, các phái đoàn Việt Nam đã sốt sắng cùng nhau tham dự các chương trình hành hương quốc tế của Đền Thánh Fatima với hàng trăm ngàn các tín hữu khắp năm châu hành hương về Fatima, với mấy trăm linh mục và giám mục cùng với 3 Hồng Y Bồ Đào Nha chủ sự. Trong buổi lần hạt Mân Côi quốc tế, đoàn hành hương Việt Nam đã dâng lên Mẹ Fatima 5 Kinh Kính Mừng và một lời nguyện bằng tiếng Việt cao quý trong đêm canh thức.
Đặc biệt vào lúc 15g30 chiều ngày hành hương quốc tế 12.10.2023, Đức Tổng Giám Mục Giuse đã chủ tọa thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi bằng tiếng Việt ngay tại nguyện đường Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cùng với tất cả các phái đoàn Việt Nam từ khắp năm châu. Những bài ca cùng với những lời kinh bằng âm thanh trầm bổng của CHỮ QUỐC NGỮ « tiếng nước tôi » vang vọng khắp bầu trời Fatima, để cầu cho Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam, để tạ ơn Chúa với Giáo Hội Mẹ Bồ Đào Nha, để cầu cho con cái Việt khắp năm châu bốn bể và cầu cho hòa bình thế giới, nhất là tại thánh địa Israel và nước Ucraine.
Hiện nay có ba nữ tu dòng TrinhVương đâng tập sự phục vụ tại Nhà Mẹ Lavang-Fatima từ tháng 8.2023. Trong tương lai, Nhà Mẹ Lavang-Fatima hy vọng được HĐGMVN thương gửi đến cho một linh mục để chăm sóc mục vụ cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nhỏ bé tại nước Bồ Đào Nha và các đoàn hành hương tới Fatima, cũng như chương trình sinh hoạt tĩnh tâm linh thao trong năm.
Bản tin của Hiệp hội Lavang-Fatima từ Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima
Thứ Bảy ngày 21.10.2023
- Viết bởi Dân Chúa
Dù đi bốn bể chân trời, cũng chẳng tìm thấy nơi đâu như Nhà Mẹ mình!
“Nhà Mẹ”! Đó là nơi duy nhất người ta tìm thấy được tình thương yêu, sự dịu dàng, vỗ về, chăm sóc, chở che... bàn tay “Mẹ” muôn đời vẫn là nơi vững chắc cho các con nương tựa, Mẹ luôn nắm chặt tay con, dắt đưa con đi những bước chập chững đầu đời, mãi mãi không rời, vẫn đưa con đi qua muôn gian khó khắp nẻo đường đời; Bàn Tay Mẹ Maria, Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam.
Đoàn Con Dân Việt thật vô cùng hạnh phúc! Giữa cơn gian nan khốn khó, từ La Vang, Mẹ đã hiện đến cứu giúp che chở hộ phù, cho Đoàn Con Dân Việt thoát cơn hiểm nghèo nguy khốn. Mẹ đã đỡ nâng để Đoàn Con Mẹ đủ sức mạnh làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô, dù phải đầu rơi máu đổ!
La Vang đã trở thành “Nhà Mẹ”, nơi mà chúng con, dù đi bốn bể chân trời, vẫn mãi mong ngóng ngày hạnh phúc được trở về bên Mẹ La Vang. Ngày hạnh phúc đã đến! Mẹ La Vang đã đến với Đoàn Con Việt tha hương, “Nhà Mẹ La Vang” đã đến với Đoàn Con ngay tại Thánh Địa Fatima, Bồ-Đào-Nha này. Còn hạnh phúc nào hơn cho Đoàn Con Dân Việt!
Lòng yêu mến Mẹ La Vang của Đoàn Con Việt từ bao đời, đã và mãi còn là một nét son trong lòng mỗi người. Không chỉ riêng tại Việt Nam, ngày nay khắp nơi trên thế giới, nơi đâu có người Việt là ở đó có Mẹ La Vang, có nhiều Giáo Xứ, Cộng Đoàn mang tên Mẹ La Vang, có tượng Đài Mẹ La Vang, có Đại Hội Đức Mẹ La Vang... Ngay trong Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Thủ Đô Hoa-Thịnh-Đốn, Hoa-Kỳ, Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang đã được khánh thành tháng 10 năm 2006 do nhiều công sức trên 10 năm vận động và xây dựng của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa-Kỳ. Những năm gần đây, Đại Hội Đức Mẹ La Vang được tổ chức khắp nơi: Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Houston, TX, Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Quận Cam, California, Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Las Vegas, rồi New York...và ngay tại Calgary Canada, Úc Châu...
Những nét son của lòng yêu mến Mẹ La Vang ngày càng được tô đậm hơn nơi những người Con Việt ở khắp nơi trên thế giới. Và hôm nay, ngày 12, 13, 14 tháng 10 năm 2023, với sự có mặt của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, Chủ Tịch HĐGMVN cùng Đoàn Con Dân Việt khắp nơi trên thế giới lại qui tụ về Thánh Địa Fatima Bồ-Đào-Nha trong Đại Lễ Làm Phép – Khánh Thành Tượng Đài Đức Mẹ La Vang và Nhà Mẹ La Vang.
Chương trình 3 ngày Đại Lễ sẽ được trực tiếp truyền hình trên Youtube:
Oct. 12 - Thánh Lễ 3:30pm
https://youtube.com/live/Ocn8hmbVT5k
Oct. 13 - Thánh Lễ 10:00am
https://youtube.com/live/JUdM2EcJO0E
Oct. 14 - Làm Phép Tượng Đài - Thánh Lễ: 10:00 am
https://youtube.com/live/IwgrSFAJ0lQ
Xin mời Qúy Vị tham dự Đại Lễ ngày 14 tháng 10 cùng mặc quốc phục và cùng tham gia phần thánh vũ:
-Quý Ông, Quý Anh: Áo thụng khăn đống.
-Quý Bà, Quý Chị: Áo dài màu xanh Đức Mẹ, khăn đống.
Cùng về bên Mẹ La Vang,
Vững lòng trông cậy Mẹ hằng chở che.
Vọng Sinh.- phóng viên ViệtCatholic có mặt tại Portugal
04.10.2023
- Viết bởi Dân Chúa
Mönchengladbach, vào chiều thứ Bảy 23.09. 2023 vừa qua, tại Thánh đường Heilig Geist, bầu trời có nắng nhạt với gió nhẹ chớm thu. Anh chị em Hội viên cùng với giáo dân vùng phụ cận từ Düsseldorf, Mönchengladbach, Neuss, Krefeld, Aachen và đặc biệt có những vị đã lặn lội từ vương quốc Bỉ với hơn 100 km đường dài để cùng hiệp thông mừng kính Thánh Vincent de Paul, Bổn mạng của Hội. Từ đó cho ta thấy âm hưởng của tình bác ái Vinh Sơn đệ Phaolô lớn lao tới chừng nào. Có vị đã ví von rằng: Kính mừng cha thánh Vinh Sơn, đoàn con nô nức bước theo chân Ngài.
Đúng 15 giờ Thánh lễ bắt đầu, Cha chủ tế tiến lên xông hương bàn thờ và ảnh thánh Vincent de Paul, kế đến anh Bùi Thanh Thụ mời mọi người lần lượt thắp 25 ngọn nến chiếu sáng thay cho hương trầm dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ đến các đấng bậc, các Cha cố linh mục, quí ân nhân, hội viên „Gia đình Bác ái“ đã về với trong Chúa trong suốt 19 năm qua
Cha chủ tế trong Thánh lễ hôm nay là một môn đệ của cha thánh Anol Jansen thuộc dòng truyền giáo Ngôi Lời Sankt Augustin, ngài là tân linh hướng của Giáo đoàn Đức Mẹ La Vang Köln – Aachen. Cha được sinh trưởng từ hòn ngọc viễn đông Sài Gòn, năm nay với hơn 40 xuân xanh lẻ. Cha linh hướng mới với phong cách mới. Chắc chắn ngài sẽ thổi một luồng gió mới
vào Hội Bác Ái Vinh Sơn chúng con, giúp cho Hội tiến xa, tiến mạnh, như tôn chỉ của Hội là: Cầu nguyện, yêu thương, hy sinh và phục vụ. Bài giảng của Cha cũng nhắc tới sự nghèo đói, bệnh tật, cô đơn về tinh thần và vật chất của biết bao nhiêu người cần sự giúp đỡ … . Đề nghị Hội bác ái Vinh Sơn hãy đến với các đối tượng này.
Sau bài giảng đến lời nguyện giáo dân. Cộng đoàn chúng con dâng lên Chúa những lời nguyện cầu tha thiết theo gương sáng của thánh Vinh Sơn, kính Chúa thương yêu tha nhân, cùng cầu cho các vị mục tử trong Giáo hội, các bạn trẻ. Xin Chúa an ủi xoa dịu nước mắt đau thương trong chiến tranh Ukraine, thiên tai, động đất, lũ lụt tại các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Syrien, Maroco, Libya… .
Phần dâng của lễ và thánh ca với anh Thanh Long đánh Organ và luôn có cô Thùy Châu bên cạnh xướng lên những bài hát quen thuộc, để cầu xin Chúa qua lời bầu cử của cha thánh Vinh Sơn. Xin cho chúng con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người, vì chúng con chẳng biết lấy gì cảm mến, chẳng biết lấy chi báo đền Hồng Ân Chúa lúc nào cũng cao vời vợi. Nhưng rất may chúng con đã có những người mẹ bằng xương bằng thịt bên cạnh lo lắng, dạy dỗ chúng con thật chu đáo. Từ đó chúng con hướng về Mẹ trên Trời để tán dương, cầu xin và tín thác nơi Mẹ, xin Mẹ dìu dắt chúng con trên nẻo đường trần, để chúng con khỏi lạc bước và luôn chu toàn sứ vụ làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ và làm những người con dân đất Việt, hầu xứng danh là con Hồng cháu Lạc nơi quê hương mới này.
Kết lễ, ông Hội trưởng Vincent Nguyễn Văn Rị chào mừng và cám ơn Cha Giuse và mọi người đã đến hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn Bổn Mạng của Hội. Hội Bác Ái Vinh Sơn vừa tròn 19 năm, Hội Bác Ái Vinh Sơn do Cha Cố Giuse Nguyễn Văn Tịnh, cựu linh hướng các Cộng đoàn công
giáo Việt Nam thuộc Giáo phận Aachen, Ngài đã cùng với anh chị em trong các Cộng đoàn sáng lập hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô, hiện ngài đang hưu dưỡng tại San Jose, Hoa kỳ; ngài vẫn thường xuyên nhắc nhở, thăm hỏi, cầu nguyện cho Hội được thăng tiến trong việc Bác ái tông đồ.
Ông Hội trưởng vui mừng thay lời cho Hội chúc mừng cha tân Quản nhiệm trước Giáo đoàn và tặng Cha cây hoa lan dâng lên Đức Mẹ vào ngày 15.10 tới đây, nhân ngày Cha dâng Thánh lễ nhận sứ vụ Quản nhiệm Giáo đoàn Đức Mẹ La Vang liên Giáo phận Köln - Aachen và linh hướng cho Hiệp Hội Bác ái Vinh Sơn Phaolô tại thánh đường Dòng Ngôi Lời Sankt Augustin.
Sau thánh lễ mọi người chụp chung tấm hình lưu niệm trước thánh đường, rồi cùng nhau vào hội trường nhà xứ để hàn huyên bên tách cà phê. ly trà nóng, ổ bánh và những món ăn thuần tuý thật đậm đà tình tự quê hương. Trước lúc chia tay, ông Hội trưởng đã công bố số tiền bà con đóng góp ủng hộ quỹ bác ái là: 379 €.
Chúng con rất cảm động với tình yêu thương mà mọi người đã dành cho Hội từ 19 năm qua. Từ các Thánh lễ, hành hương, truyền giáo, sinh hoạt xã hội, giúp đỡ từ thiện bác ái. Thật vậy, nhịp sống của Hội là dấn thân theo bước đường tương lai, là sẻ chia của tình bác ái trong tình người nghèo khổ khốn cùng ở Việt Nam cũng như các nơi khác trên thế giới.
Nguyện xin Cha thánh Vinh Sơn luôn dạy chúng con biết noi gương Ngài. Và lời cuối, chúng con chân thành cám ơn cha Giuse Hồ Anh Tuấn đã dành cho chúng con mối thâm tình quá đỗi đậm đà. Xin Chúa chúc lành và gìn giữ Cha luôn hăng say trong sứ vụ Chúa trao.
Kết thúc buổi họp mặt bên hội trường nhà xứ, mọi người ra về bình an trong Chúa Kitô và Mẹ Maria. Hẹn gặp lại trong các sinh hoạt và Thánh lễ của Hội sẽ được tổ chức trong tương lai.
Ghi vội và tri ân
Giuse Bùi thanh Thụ
.Cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta một tấm gương sáng trong việc phục vụ những người nghèo khó mà Chúa luôn yêu thương họ.
- Viết bởi Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chính phủ các quốc gia đất nước và cả Giáo hội Công giáo Vaticano xưa nay luôn sai gửi các vị Đại Sứ, các vị Sứ Thần đại diện đến các quốc gia đất nước thân hữu khác khắp nơi trên thế giới.
Trong đời sống đức tin tinh thần đạo giáo có những vị được sai gửi đi không?
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn và sai các Tông Đồ với sứ mệnh: ra đi đến với con người, rao giảng về nước Thiên Chúa và rộng tay chúc lành cho họ. (Lc 10,2-9).
Thánh giáo phụ Augustino có suy niệm: “ Niềm mong ước khao khát của Thiên Chúa là con người. Chính vì thế, Ngài không ở luôn trên trời cao xa. Nhưng muốn xuống với con người trên trần gian. Trong thư gửi Giáo đoàn Philiphe, Thánh Phaolô viết: Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống người phàm sống như mọi người giữa trần thế”.
Trong một mẩu chuyện dụ ngôn, Michael Ende đã kể lại đoạn chuyện hai chú bé Jim và Luca lái xe lửa đi xuyên trong sa mạc. Xe của họ chạy ngang qua những bãi cát hoang vu bát ngát, thình lình từ đàng xa phía chân trời trước mặt, họ nhìn thấy một bóng người khổng lồ xuất hiện đang tiến tới theo hướng ngược chiều xe đang chạy. Họ hoảng sợ toát mồ hôi và muốn nhảy xuống khỏi xe chạy trốn...
Bỗng có âm thanh như tiếng người nói nhỏ nhẹ phát ra: “Các Bạn đừng chạy trốn làm gì! Tôi biết mọi người đều hoảng sợ khi gặp tôi và đều muốn chạy trốn cả!”. Hai chú bé nghe thế liền đứng lại nhìn người khổng lồ tiến lại gần hơn.
Trước mắt hai chú bé một sự kinh ngạc xảy ra: Người khổng lồ càng đến gần bao nhiêu, người đó lại càng bé đi bấy nhiêu. Khi người khổng lồ sau cùng đến sát gần bên họ, người đó không to cao lớn hơn và cũng chẳng nhỏ hơn hai chú.
Ngạc nhiên hai chú hỏi người khổng lồ: Làm sao ông lại như thế này? Từ xa ông trông có hình dạng khổng lồ làm chúng tôi hoảng hốt sợ hãi toát mồ hôi ra. Nhưng bây giờ gần ông, ông lại cũng chỉ to lớn như chúng tôi thôi.
Người khổng lồ đáp lại: Mỗi con người có một bí mật. Nói đúng hơn mỗi người là một mầu nhiệm. Nơi những người khác như thế này: họ càng đi ra xa, hình bóng của họ càng nhỏ đi. Nơi tôi thì lại khác ngược lại: tôi càng đi ra xa, thân hình tôi càng chiếu tỏa to lớn ra. Tôi càng tới gần, người ta lại càng nhận ra thân thể hình dạng thật của tôi”...
Chúng ta tin nhận Thiên Chúa là Đấng vô hình ở tận nơi cao xa. Với con người chúng ta Ngài là Đấng to lớn cao cả khổng lồ vô tận. Vì thế có nhiều người sợ hãi trước Ngài.
Nhưng Thiên Chúa đã thành người ở trần gian qua Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa xuất hiện là Đấng cao cả, theo tầm nhìn từ xa, đã đến gần con người chúng ta trong bản thân Chúa Giêsu Kitô. Nhờ thế, con người chúng ta nhận ra thân thể hình dạng thật sự của Ngài.
Chúa Giêsu làm người sống ở giữa trần gian. Ngài đi đến với mọi người, dù họ là người bé nhỏ, yếu đuối bệnh tật, người bị hất hủi bỏ quên trong xã hội. Qua đó mọi người nhận ra hình dạng thật sự của Thiên Chúa: một Thiên Chúa gần gũi với con người, một Thiên Chúa tình yêu hằng muốn đem đến cho con người đời sống bình an hạnh phúc.
Chúa Giêsu sai các Tông đồ và những người làm sứ gỉa cho Ngài ra đi đến trong trần gian với sứ mệnh đến với con người, đến với gia đình con người sinh sống, đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Họ là những người bị lạc đường, bị thương tổn chịu đựng bệnh tật thể xác cũng như tinh thần, sống trong thất vọng lo âu, trong sợ hãi, mất niềm tin và cảm thấy cuộc đời mất ý nghĩa…
Ơn Kêu gọi theo Chúa làm Sứ gỉa cho Ngài là ơn kêu gọi ra đi đến với con người!
Qua những sứ gỉa của Chúa, hình dạng chân thật của Chúa được nhận ra: Hình dạng một Thiên Chúa gần gũi với con người.
Khi Sứ gỉa được sai đi đại diện tham dự hội nghị, họ phải trình bày sứ điệp được trao cho. Chúa Giêsu sai các Tông đồ ra đi đến với con người rao giảng cho họ: Nước Thiên Chúa đến gần anh em!
Người sứ gỉa rao gỉang chỉ một mình Thiên Chúa , Đấng là nguồn sự sống, ơn tha thứ cứu chuộc và nguồn bình an cho con người. Nhưng như thế vẫn chưa là tất cả. Rao giảng tin mừng về Thiên Chúa còn nhiều hơn thế nữa. Thánh phụ Đaminh, Đấng sáng lập Dòng thuyết giảng, đã nhắn nhủ, như một thứ hành trang trao vào tay những người đi rao giảng: “contemplata tradere”.
Qua đó Thánh nhân muốn nói: anh em phải sống những lời anh em rao giảng, qua học hỏi nghiên cứu, nhất là qua suy tư cầu nguyện trong tương quan sống động với Thiên Chúa.
Một đòi hỏi cao độ? Nhưng có thế mới phù hợp với sứ mệnh rao giảng về một Thiên Chúa vô hình là nguồn sự sống cùng tình yêu.
Văn hào B. Brecht đã có suy tư để lại: “ Không ai có thể mang lại niềm vui cho người nào đó, nếu bản thân họ không có niềm vui”. Có lẽ câu ngạn ngữ trong dân gian cũng diễn tả tâm trạng như thế: Trong lòng có đầy, mới tràn ra bên ngoài!
Người sứ gỉa Tông đồ của Chúa không chỉ rao giảng Thiên Chúa bằng ngôn ngữ tiếng nói, nhưng còn qua chính đời sống bản thân của mình nữa.
Trong Kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng: “ Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế”.
Thiên Chúa quan tâm ý thích tới con người. Còn ý thích quan tâm của con người với Thiên Chúa, nếu không phải là sự thành công trong đời sống. Đó là được cứu chữa an ủi, có niềm vui, niềm hy vọng cho đời sống.
Trong cuộc sống xã hội xưa nay có rất nhiều vết thương, những đau khổ: ngoài thân xác lẫn trong tâm hồn. Vết thương ngoài thân thể có thể chữa lành bằng thuốc men hay tập luyện thể thao, nghỉ dưỡng sức... Nhưng vết thương trong tâm hồn, nhiều khi còn sâu đậm đau đớn hơn vết thương nơi thân thể, đòi hỏi chữa trị kéo dài hằng năm trời, đôi khi suốt cả đời sống!
Sứ mệnh phục vụ của người sứ gỉa làm việc tinh thần đạo gíao là rộng tay chữa lành những vết thương đau khổ của con người qua Bí tích giải hòa giải, lời an ủi, tạo cơ hội giúp con người tập họp lại với nhau cùng chung sống trong cộng đoàn xã hội và Giáo Hội.
Lời nói, thái độ cử chỉ cùng sự an ủi thông cảm của vị sứ gỉa do Chúa kêu gọi sai đi là linh dược cho con người đang bị thương. Họ cần được rộng tay chữa lành.
Vị sứ gỉa của Chúa được sai đến với những con người đang đi tìm kiếm, đang có thắc mắc, đang gặp thất bại trong đời sống về hôn nhân, về gia đình con cái, về nghề nghiệp đang bị bỏ rơi khinh miệt, đang sống hoang mang hồ nghi bỏ rời xa Thiên Chúa và Giáo Hội. Họ là những người đang mang vết thương sâu đậm trong đời sống. Họ cần có được vòng tay rộng mở chữa lành của Giáo Hội.
Vị sứ gỉa người được Giáo hội Chúa sai đi, không chỉ là người của Chúa, nhưng còn đang là một con người sống giữa trần gian trong xã hội thời đại ngày hôm nay. Và để giữ quân bình cho đời sống làm sứ gỉa Tin mừng, có lẽ lời nhắn nhủ của Thánh phụ Đaminh” Comtemplata tradere - suy niệm tìm học nơi Thiên Chúa, hướng về tâm lý cùng hoàn cảnh đời sống con người, quan tâm đến những biến cố dấu chỉ thời đại trong đời sống là chỉ dẫn cụ thể thiết thực. Rồi từ nguồn cảm hứng hướng dẫn đó tìm ra cách thức đến với con người, rao giảng cho họ và rộng tay chữa lành cùng đồng hành với họ.
Cha Giuse Nguyễn Trung Điểm
Sơ Magareta Vũ thị Hiền
và cha Đan sĩ Raphael Mai Quang Khoa yêu qúi,
Từ 50 năm qua, theo ngôn ngữ văn chương thi ca diễn tả đó là thời gian nửa thế kỷ, Cha Giuse Trung Điểm được Thiên Chúa kêu gọi làm Sứ gỉa là Linh mục trong khu vườn Giáo hội Chúa ở trần gian
Từ 50 năm qua, theo ngôn ngữ văn chương thi ca diễn tả đó là thời gian nửa thế kỷ Sơ Magareta được Thiên Chúa kêu gọi sống đời tu trì tận hiến trong hội Dòng Mến Thánh làm Sứ gỉa cho tình yêu cùng nếp sống khiêm hạ của Thiên Chúa giữa lòng xã hội con người trên trần gian
Và từ 25 năm qua, theo ngôn ngữ văn chương thi ca diễn tả đó là thời gian một phần tư thế kỷ, Cha Rapharel được Thiên Chúa kêu gọi làm Sứ giả là đan sĩ Linh mục trong hội Dòng Xi Tô giữa dòng đời sống con người trần gian.
25 năm , 50 năm giai đoạn lịch sử không gian, từ Á châu sang Âu châu, đời linh mục của hai Cha và nếp sống nữ tu hy sinh dấn thân của Sơ Magareta ra đi đến với con người.
25 năm và 50 năm đoạn đường lịch sử đời Linh mục của hai Cha, đời tu trì của Sơ Magareta sống rao giảng cùng làm chứng cho Thiên Chúa giữa con người.
25 năm và 50 năm quãng thời gian lịch sử đời Linh mục của hai Cha rộng tay ban các Bí tích chữa lành mang niềm an ủi của Thiên Chúa cho con người, đời sống hy sinh từ bỏ sống nhiệm nhặt của Sơ Magareta qua lời cầu nguyện, nếp sống bàn tay sự hy sinh dấn thân mang sự an ủi đến cho những người cần được giúp đỡ ủi an.
Thiên Chúa đã kêu gọi hai Cha và Sơ vào làm thợ trong vườn nho của Ngài. Và hai Cha và Sơ từ 25 năm, từ 50 năm nay đã luôn nói với Ngài: Ad sum! Vâng, con xin đến để thực thi ý Chúa muốn!
Thực thi ý Chúa muốn giống như người bắc nhịp cầu ngang qua lạch nước hay chỗ đất trũng sâu, để con người bước qua sang bờ bên kia đi đến với Thiên Chúa. Một công cụ khiêm hạ. Nhưng lại rất cần thiết cùng hữu ích cho đời sống con người.
Xin dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban ân đức kêu gọi cùng gìn giữ hai Cha và Sơ suốt dọc thời gian một phần tư, và nửa thế kỷ qua trong nhiệm vụ là người sứ gỉa được sai đi làm việc trong cánh đồng truyền giáo nơi khu vườn Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Xin kéo giật chuông, rúc tù và, tấu vang điệu nhạc tiếng đàn, hân hoan cất cao lời kinh tiếng hát “Te Deum laudamus- Lòng hân hoan ca ngợi Thiên Chúa nhân từ ” và cùng nâng ly :
-chúc mừng Cha Giuse Nguyễn Trung Điểm dịp vui mừng kỷ niệm kim khánh chức Linh mục 1973-06.01.- 2023.
-chúc mừng Sơ Magareta Vũ Thị Hiền dịp vui mừng kỷ niệm kim khánh Khấn Dòng 1973-30.05.- 2023
-chúc mừng Cha Đan sĩ Raphael Mai Quang Khoa dịp vui mừng kỷ niệm ngân khánh chức Linh mục 1998-03.09.2023
-và chúc mừng Đan Viện Châu Sơn Việt Nam ở nước Đức dịp mừng kỷ niệm đệ nhất thập chu niên 2013- 09.-2023 thành lập cộng đoàn Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nothgottes, Ruedesheim.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
- Ðại Hội Công Giáo Việt Nam Tại Ðức Kỳ Thứ 44
- Hành hương Thánh Mẫu Âu Châu, 14. 05. 2023
- Dự án Nhà Mẹ Lavang – Fatima
- Văn thư chúc lành của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho dự án Nhà Mẹ Lavang-Fatima.
- Bản tin vui đặc biệt về dự án Nhà Mẹ Lavang-Fatima
- Mừng Xuân Quý Mão 2023 và 40 năm hội nhập của cộng đồng ngươì Việt tị nạn tại Mönchengladbach
- SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A (26/02/2023)
- Hiểu Thế Nào Cho Đúng Về Việc Hát Cộng Đồng?
- LIÊN GIÁO PHẬN MÜNSTER & OSNABRÜCK MỪNG LỄ GIÁNG SINH
- LỄ GIỖ ĐỨC CỐ HỒNG Y "BẬC ĐÁNG" KÍNH 20 NĂM 17:09:2022 TẠI TTHH. THÁNH MẪU BANNEUX BỈ QUỐC.