Việt Sử Bằng Tranh
1. Ngày xưa, đã mấy nghìn năm rồi, Kinh -dương -vương, vua nước Xích-quỷ, lấy Long-nữ là con gái thần Động-đình-hồ. Hai người sinh được một con trai đặt tên là Sùng-Lãm, hiệu Lạc-long-quân. Lạc-long-quân nòi rồng, thích bơi lội ở dưới nước, lại rất khỏe mạnh. Lạc-long-quân nối nghiệp cha, cai quản đất Lạc-Việt.
1) Once upon time, many thousand years ago, Kinh Dương Vương, King of Xích Quỷ, married Long Nữ, daughter of the genie of the lake Động Đình. They had a son named Sùng Lãm who took the title of Lạc Long Quân. Lạc Long Quân descended from the line of the Dragons; he had superhuman strength, and he liked to swim in the water. He succeeded his father and governed the Lạc Việt people.
2. Đất nước Lạc-Việt lúc này còn hoang vu, nhiều nơi có ma quỷ hiện ra làm hại dân. Ở vùng biển Đông có con cá lớn, sống đã lâu đời gọi là Ngư-tinh. Ngư-tinh thường há miệng thật lớn nuốt gọn cả một chiếc thuyền đánh cá cùng nhiều người cùng một lúc. Việc này làm cho dân ven biển làm nghề đánh cá rất lo sợ.
2) During that time, the Lạc Việt kingdom was still isolated and undeveloped. Monsters and demons often appeared to harass the people. There was a giant fish called Ngư Tinh, who lived for hundreds of years in the East Sea. Ngư Tinh often swallowed up big fishing boats with their whole crew terrifying the local fishermen.
3.Được tin này, Lạc-long-quan đứng trên thuyền lớn, tay cầm cây đinh-ba nhọn, ra biển tìm cách trừ Ngư-tinh. Gặp con cá quái ác, Lac-long-quân dùng hết sức mạnh, phóng ngọn đinh-ba vào mồm nó. Ngư-tinh bị đau, cố sức vùng-vẫy làm nước biển b¡n tung-tóe. Tiện tay Lạc-long-quân dùng gươm chặt luôn đầu Ngư-tinh để trừ họa cho dân.
3) Hearing the news, Lạc Long Quân took his trident and sailed out to the sea looking for Ngư Tinh. When he saw the Ngư Tinh, he launched the sharp trident into the giant fish's mouth. Ngư Tinh struggled mightily creating huge waves in the Lạc Long Quân cut off Ngư Tinh head with his sword and saved the people from the peril.
4. Đến miền Long-biên lại gặp con cáo chín đuôi, gọi là Hồ-tinh. Con cáo này ban đêm thường ở trong hang bò ra đi b¡t trẻ con về ăn thịt. Lạc-long-quân liền dùng chỉ ngũ s¡c (năm màu) bện lại thành dây thòng-lọng, đem đặt ở cửa hang. Khi Hồ-tinh bò ra liền bị dây xiết chặt vào cổ. Hồ-tinh vùng-vẫy cố thoát ra không được, đành chịu chết.
4) At Long Biên province, there was an evil fox with nine tails called Hồ Tinh lived in a deep cave and got out at nights to prey on the children. Lạc Long Quân weaved five-color threads into a big lasso and set up a trap at the entrance to the cave. When Hồ tinh left his cave that night, he was caught in the noose. Hồ tinh fought hard to escape but to no avail, and it eventually died.
5. Rời Long-biên lên Phong-châu là miền núi, Lạc-long-quân lại gặp một cây thông rất lớn. Vì đã sống trên một nghìn năm, nên cây thông này đã hóa ra Mộc-tinh. Đêm tối, Mộc-tinh thường biến hình thành người vào các thôn-xóm, b¡t trâu bò, gà vịt về ăn. Lạc-long-quân dùng rìu thật lớn, tự tay chặt cây. Cây đổ, Mộc-tinh cũng chết theo.
5) Leaving Long Biên, on his way to the highlands of Phong Châu, Lạc Long Quân saw a giant fur tree. The tree was more than one thousand years old and has become a demon in the woods called Mộc Tinh. He often transformed himself into a human being and went to the villages to capture cattle and fowl from the farmers to feed himself. Lạc Long Quân cut the tree down with a big ax and Mộc tinh died with the tree.
6. Trừ xong ba loài yêu-quái này, Lạc-long-quân lại dạy dân cách cấy lúa nếp. Lúa chín gặt về, được đem xay, giã thành gạo. Gạo được đổ vào ống nứa lẫn với nước lã. Sau lấy lá chuối nút chặt ống nứa lại rồi hơ nướng trên đống lửa. Một lúc sau, đem chẻ ống nứa ra là sẽ có cơm ăn rất ngon. Cơm nếp nấu theo kiểu này gọi là cơm lam.
6) Eliminating the three demons, Lạc Long Quân taught the people how to sow sweet rice seeds, how to harvest and prepare the grain. Sweet rice grain was to be placed in a bamboo tube with some water. The tube should be plugged with a rolled up banana leaf and broiled over the fire. When the cooking was done, one could split the bamboo tube open and the sweet rice was ready to eat. The rice cooked in such a way was called "cơm lam".
7. Thuyền đi đánh cá đều được vẽ hai con m¡t lớn ở hai bên mũi. Người đi đánh cá lại được vẽ trên lưng hình một con vật rất hung dữ đang nhe răng, giơ vuốt ra. Lạc-long-quân bảo rằng làm như thế để khi lặn xuống dưới nước, các con vật khác e sợ mà không dám tấn-công. Nhờ thế mà dân-chúng kh¡p nơi đã biết làm ruộng và đánh cá để sống.
7) The fishing boats should have two big eyes painted on both sides of their bow. Fishermen should have tattoos with designs of ferocious animals showing their claws and teeth. Lạc Long Quân taught that the designs on the fishermen would scare off other marine animals and protect the fishermen when they dive in the water. Since then the people could feed themselves by working the land and fishing in the ocean.
8. Lúc bấy giờ vua Đế-Lai cùng con gái là Âu-cơ từ phương B¡c xuống chơi thăm phương Nam. Thấy Lạc-long-quân khỏe mạnh lại giỏi bơi lội, Đế-Lai liền gả con gái cho chàng. Đôi trai tài, gái s¡c làm lễ thành hôn. Dân chúng trong vùng rất vui mừng. Họ nhảy, múa, ca hát để chúc mừng cặp vợ chồng trẻ. Cuộc vui chơi kéo dài tới ba ngày...
8) At that time, King Đế Lai was traveling south from his northern kingdom with his daughter Âu Cơ. The king liked Lạc Long Quân respecting his strength and his swimming skill. He married his daughter Âu Cơ to him. The union of the talented groom and the beautiful bride was celebrated by the whole population. They feasted and danced, they sang and showered them with wishes of happiness. The ceremony lasted for three days.
9. Lạc-long-quân lấy Âu-cơ được một năm thì có mang (có bầu). Đến ngày sinh, dân chúng kéo đến nhà Lạc-long-quân làm giúp. Người đun nước, người may áo, may tã (lót). Nhưng khi bà đỡ đem ở phòng ra thì chỉ là một bọc lớn chứ không phải là em bé.
9) Âu Cơ became pregnant after one year. When the due date arrived, the people gathered at Lạc Long Quân house to help Âu Cơ prepare for the birth: some boiled water, others sewed clothes and diapers. But Âu Cơ gave birth to a big membranous sac instead of a baby.
10. TCái bọc ấy cứ lớn dần...lớn dần. Bảy ngày sau thì bọc tự nhiên nứt ra thành một trăm trứng. Tiếp theo đó mỗi trứng nở thành một chú bé trai rất xinh đẹp. Lạ nhất là một trăm chú bé trai này đã biết đi ngay và chạy lại bên mẹ.
10) The sac grew bigger and bigger, and on the seventh day it suddenly burst; inside there were one hundred eggs. Each egg hatched into a handsome little boy. The boys could walk up right away and they all ran to their mother.
11. Âu-cơ và Lạc-long-quân đêm ngày săn sóc cho một đàn một trăm con mà không biết mệt. Dân chúng trong vùng thay nhau đem trái cây và cơm lam đến cho lũ trẻ. Chúng hay ăn, chóng lớn như thổi. Chẳng mấy chốc, một trăm chú bé đó lớn bằng cha.
11) Âu Cơ and Lạc Long quân spent all days and nights taking care of their one hundred children. The people brought fruits and rice to the boys. They ate and grew up rapidly. In no time, they were as tall as their father.
12. Tuy đã có vợ con nhưng Lạc-long-quân lúc này thường v¡ng nhà luôn. Chàng hay xuống thủy cung (cung điện ở dưới nước) để thăm mẹ là Long nữ. Âu-cơ ở nhà mãi cũng buồn. Nàng thường trách chồng là không để ý săn sóc các con.
12) Even though Lạc Long Quân had a family of his own, he was often away visiting his mother Long Nữ at her palace in the ocean; Âu Cơ was sad. She reproached her husband for his lack of attention and involvement in the upbringing of the children.
13. Lạc-long-quân nói: "Ta thuộc nòi giống rồng, thích ở dưới nước, còn nàng thuộc giống tiên nên thích ở trên cạn. Như vậy không thể ở với nhau lâu được. Bây giờ ta chia nhau, nàng đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển là tốt cả.."
13) Lạc Long Quân told her: "I came from the line of the Dragon. I like to live in the water. You are from the line of the Fairy, you like to be on the highlands. We cannot live together. It is better that we separate. You take fifty children to the highlands and I take fifty children to the Coast."
14. Từ đó, Lạc-long-quân và Âu-cơ chia tay nhau, kẻ lên sinh sống ở miền rừng núi, người xuống miền ven biển để làm ăn, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương. Do đó, người Việt đều là con rồng cháu tiên.
14) Since then, Lạc Long Quân and Âu Cơ separated; one went to the highlands and the other to the Coast. The children of Lạc Long Quân and Âu Cơ were the ancestors of the Lạc Việt. The eldest son remained at Phong Châu and became King of Văn Lang, taking the title of Hùng VÜÖng. That is the reason why the Vietnamese call themselves "the descendants of the Dragon and the Fairy."
1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá...Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm.
1) During the reign of King Hùng Vương, there was an orphan boy who lived in a distant countryside, far away from the capital Phong Châu. The boy often follow the adults in the village to hunt and fish. When he was eight years old, he went to the capital and by chance met King Hùng. The king liked the bright young boy. He adopted him and named him Mai An Tiêm.
2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho.
2) Mai An Tiêm grew up to be a strong young man and a very hard worker. King Hùng was pleased. He gave An Tiêm a lovely wife and told them to go clear the forests and cultivate the land. Within a short period of time, An Tiêm built himself a beautiful house, he had bountiful harvest and barns full of grain.
3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng : "An-Tiêm coi thường ơn Vua . Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con". Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao.
3) People were envious of An Tiêm's success. They reported to the King that An Tiêm was very haughty with his success, attributing it all to God's grace and to his and his family hard work, giving no credit to the King. King Hùng became angry without trying to find the truth.
4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi.
4) The King exiled An Tiêm and his family to an isolated island in the East Sea. Besides some dry food enough to feed them for a few months, An Tiêm was not allowed to bring anything else. King Hùng wanted An Tiêm to see whether god's grace would save his family. Thus, An Tiêm and his family wandered for many days on the sea.
5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An-Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: "Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!..."
5) Finally, they came ashore to an isolated island which had nothing but white sand. Besides some dry food, they had neither knife nor seeds or plant. An Tiêm's wife cried. He consoled her, saying: "We have a brain and two hands, we will overcome any hardship."
6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm.
6) On the following day, An Tiêm found a pointed stick and dug a well. He found fresh water for his family. Then he told his children to gather branches and stones to build a shelter for the family. His wife prepared the meals with the small snails and crabs that she caught at the shore.
7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An-Tiêm liền đem hạt này trồng thử.
7) An Tiêm found large flint stones and built fires by striking them together. They were able to cook the crab and the shell-fish. One day, An Tiêm saw a white bird drop some black seeds on the white sand. He gathered these seeds and tried to grow them.
8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu canh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa.
8) A few months later, those seeds grew into young plants creeping on the sand. The plants produced round dark green fruits the size of an adult head . An Tiêm picked one and brought it home for his family to taste. They found that inside, the fruit was red, sweet and juicy. Before long An Tiêm grew them all over the island.
9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, "tức quả dưa đỏ".
9) When the crop became abundant, An Tiêm collected the fruit, engraved the direction to the island on the fruit skin and floated them down the ocean. The crew of the merchant ships that frequented the water found these fruits and picked them. They liked the taste of the fruits and came to the island to trade their goods like fabric and rice for them and sell them everywhere. An Tiêm called those fruits "watermelon".
10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đìng An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An-Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán.
10) King Hùng heard about the story. He recognized An Tiêm's talents. He allowed his family to come back to the mainland. This time he rewarded An Tiêm handsomely and asked him to teach the people how to grow watermelon. Since then, the Văn Lang nation had a new kind of fruit, the watermelon, to eat and to trade.
1) Ngày xưa, Hùng Vương có rất nhiều con trai, tất cả đều gọi là hoàng tử. Trong số những người này, có người thích theo học văn chương, lại có những người ưa luyện tập võ nghệ. Riêng Tiết Liêu, vị hoàng tử trẻ nhất, lại thích nghề canh nông. Cùng với và các con, chàng chăm lo cày cấy ruộng đất ở miền đồng quê.
1) King Hùng Vương had many sons; they were called Princes. Some liked literary careers. Others excelled in martial arts. The youngest prince named Tiết Liêu, however, loved neither. Instead, he and his wife and their children chose the countryside where they farmed the land.
2) Gần cuối năm, Hùng Vương cho họp các hoàng tử lại mà truyền rằng: "Vào dịp đầu năm sắp tới, người nào trong bọn các con, đem dâng ta một món ăn đặc biệt và có nhiều ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền lại ngôi báu này cho..."
2) One day, toward the end of the year, the king met with all his sons. He told them whoever brought him the most special, most meaningful food would be made the new king.
3) Nhận được lệnh này, các hoàng tử đều trở về nhà riêng. Rồi những người này đã cùng gia nhân lên rừng săn bắn. Họ bẫy chim, bắt thú, với ý định là đem các loài vật đã săn được về chế biến, nấu nướng thành những món ăn đặc biệt, để sẽ dâng lên vua cha.
3) Almost immediately, the princes left for their homes and started looking for the most special food to offer the king. Some went hunting in the forests and brought home birds and animals which they prepared into the most delicious dishes.
4) Những người khác lại chèo thuyền, dong buồm ra khơi. Họ dùng lưới để bắt cá, tôm, cua, sò, ốc và những sản vật khác lạ của biển khơi. Với loại hải sản bắt được này đem về, họ sẽ xào nấu làm thành những món ăn ngon để dâng vua. Vì thế, họ đã không quản ngại gì sóng to, gió lớn ở ngoài biển khơi.
4) Some others sailed out to the open sea, trying to catch fish, shrimp, crab, shellfish, lobsters and other much loved seafood. Neither the rough sea nor the violent weather could stop them from looking for the best gifts to please the king.
5) Còn Tiết Liêu, chàng định sẽ chọn trong các nông phẩm, rồi lựa lấy những thứ gì quý nhất để chế biến ra các món ăn. Ngoài cánh đồng lúa đã chín vàng, tới một thửa ruộng lúa nếp, chàng ngắt một bông lúa mới chín tỏa hương thơm nhè nhẹ.
5) In his search, Tiết Liêu went back to the countryside. He saw that the rice in his paddy fields was ripe and ready to be harvested. Walking by a glutinous rice field, he picked some golden grains on a long stalk. He brought them close to his nose, and he could smell a delicate aroma.
6) Cầm bông lúa nếp trở về nhà, Tiết Liêu bảo vợ: "Chúng ta đã có sẵn lúa chín vàng. Vậy chả cần phải tìm kiếm đâu xa nữa. Chúng ta sẽ xay lúa, giã gạo nếp để làm mấy loại bánh thơm, ngon rồi đem dâng lên vua cha. Lễ vật đó chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn cả".
6) Hurriedly, Tiết Liêu went home with the rice stalk. He sat down and talked to his wife. He told her that since they were farmers living off the land, they should not look anywhere else for the gifts. He said they should use glutinous rice which they had grown with their own hands to make some cakes for the king. "The use of glutinous rice", he said, "would add more meaning to the gifts".
7) Sau đó, tất cả mọi ngưởi cùng ra đồng, gặt lúa mới chín gánh về nhà. Rồi chồng xay thóc, giã gạo thành bột, vợ nhào bột làm bánh, các con nhóm lửa, nấu bánh. Họ vui vẻ làm việc suốt ngày mà không thấy mệt. Chẳng bao lâu họ đã làm được hai thứ bánh: một bánh hình tròn, một bánh hình vuông.
7) His entire family then set out to harvest the rice. Tiết Liêu himself ground the glutinous rice grains into fine flour. His wife mixed it with water into a soft paste. His children helped by building a fire and wrapping the cakes with leaves. In no time, they finished, and in front of them lay two kinds of cakes: one was round and the other was square in shape.
8) Bánh hình tròn gọi là bánh dày, được làm bằng gạo nếp thổi thành xôi, rồi giả xôi cho thật nhuyễn mà làm thành bánh. Bánh chưng hình vuông, cũng gói bằng gạo nếp, bên trong có nhân thịt lợn (heo), hành và đậu. Phía ngoài bánh được bọc bằng những tấm lá dong màu xanh. Bánh chưng gói rồi đem nấu kỹ cho thật chín.
8) The round cake was made with glutinous rice dough and was called "Bánh Dày" by Tiết Liêu. He named the square shaped cake "Bánh Chưng" which he made with rice, green beans wrapped in green leaves. Everybody was extremely happy with the new kind of cakes.
9) Ngày đầu năm đã tới. Các vị hoàng tử, người nào cũng tự tay bưng các món ăn vừa ngon, vừa quý tới dâng lên vua cha. Người này dâng món cá nhồi nấm hương, hấp cách thủy, mùi thơm ngào ngạt. Người kia dâng món chim công quay, tôm hùm nướng... Những món ăn này đều có thêm nhiều gia vị và được trình bày thật đẹp mắt.
9) On the first day of Spring, the princes took the gifts of their labor and love to the king. One carried a delicious dish of steamed fish and mushrooms. Another brought with him a roasted peacock and some lobsters. All the food was carefully cooked and beautifully presented.
10) Bây giờ đến lượt Tiết Liêu. Chồng bưng "Bánh chưng", vợ bưng "Bánh dày" vào dâng vua. Thấy bề ngoài những loại bánh này quá tầm thường, các vị hoàng tử khác có ý khinh bỉ và tìm lời diễu cợt người em nhỏ. Điều lạ lùng và bất ngờ nhất là, sau khi nếm thử, nhà vua đã chấm cho hai thứ bánh của Tiết Liêu đoạt giải nhất.
10) When it was Tiết Liêu's turn to present his gifts, he carried the "Bánh Chưng" and his wife carried the "Bánh Dày" to the king. Seeing Tiết Liêu's simple offerings, other princes sneered at them. But after tasting all the food brought to Court by his sons, the king decided that the first prize should be awarded to Tiết Liêu.
11) Hùng vương còn giải thích cho sự chọn lựa của mình rằng: "Bánh của Tiết Liêu thật là tinh khiết và ngon lành. Ngoài ra, hai thứ bánh này đều làm bằng lúa gạo là thức ăn hàng ngày của toàn dân ta. Đó mới là có ý nghĩa nhất!". Sau đó, vua cha nhường ngôi cho Tiết Liêu. Các vị hoàng tử khác đều chắp tay, cúi đầu chúc mừng vị vua mới được truyền ngôi.
11) The king Hùng Vương then said that his youngest son's gifts were not only the purest and the best, but also the most meaningful because Tiết Liêu had used nothing except rice which was the basic foodstuff of the people to make them. The king gave up the throne and make Tiết Liêu the new king. All the other princes bowed to show respect and congratulated the new king.
1. Về đời Hùng-vương, họ Cao sinh được hai trai giống nhau như đúc tên là Tân và Lang. Người ngoài không biết ai là anh, ai là em. Thầy đồ họ Lưu cho đem bát cơm, đôi đũa ra. Lang nhường cho Tân ăn trước. Thầy đồ biết Tân là anh nên đem con gái gả cho Tân, thật là đẹp đôi!
1) During the reign of King Hùng, the Cao family had two sons named Tân and Lang who looked so much alike that no one could tell whose is the older and who is the younger brother. Their wise teacher Lưu asked his servants to bring a bowl of rice and a pair of chopsticks and called both of them to the table. Lang ceded the meal to his brother. Thus, Mr. Lưu knew that Tân was the older brother. He married his daughter to Tân. They formed a well matched couple
2. Sau khi lấy vợ, Tân đối với em không được thân thiết như trước. Lang buồn giận, bỏ nhà ra đi. Lang thang mãi, chàng đi tới bờ sông mà lại không có thuyền đò sang ngang. Lang ngồi ôm mặt khóc rồi chết mà hóa thành một cây cau.
2) After the marriage, Tân was not as close to Lang as before. Lang was saddened; he left home and wandered around. One day, he came to a river but there was no boat to cross it. He waited and cried. At the end he died and transformed into an areca nut tree.
3. Đến khi Tân, người anh, biết em bỏ đi không về, liền vội lên đường đi tìm em. Tân đi khắp mọi nơi, hỏi thăm rất nhiều người mà vẫn không thấy Lang. Sau Tân lại đến bờ sông và biết em đã chết. Tân thương khóc em, đập đầu vào gốc cây mà chết rồi hóa thành tảng đá vôi.
3) When Tân learned that his younger brother had left home, he went out looking for Lang. He wandered around, asking everybody for Lang's whereabouts. Finally, he arrived at the riverbank and learned of his brother's death. He hit his head against the areca nut tree. He died and turned into a limestone.
4. Người vợ ở nhà, thấy chồng không về, liền chạy đi tìm. Nàng cũng lại tới bờ sông thì được biết là em và chồng đã chết. Nàng thương xót, khóc lóc, ôm tảng đá vôi mà chết theo. Thế rồi thi hài nàng hóa thành dây trầu leo quanh tảng đá vôi.
4) Tân's wife went out searching for her husband. When she got to the riverbank, she was told that both her husband and her brother-in-law died there. She cried clinging herself to the limestone. She died and became a betel plant creeping around the limestone.
5. Ít năm sau, Hùng-vương qua đó, biết chuyện, liền sai lấy lá trầu và cây nhai thử thì thấy mùi thơm. Khi nhổ nước trầu trên đá vôi lại thấy màu đỏ tươi. Hùng-vương cho rằng đó là mối tình thắm thiết giữa anh em, vợ chồng mà ra. Vua cho lập đền thờ ba người.
5) A few years later, King Hùng passed by that riverbank. He was told about the two brothers and the wife legend. He chewed some betel leaves with a piece of areca nut and thought it tasted good. He spitted on the limestone and noticed that it turned into a deep red color. King Hùng thought that the color derived from the deep love between the two brothers and between the husband and his wife. He ordered the people to build a shrine for the three of them.
6.Từ đó về sau, dân chúng biết ăn trầu cho môi thêm đỏ. Rồi ở các đám cưới, người ta thường thấy nhà trai mang lễ vật chính là trầu cau. Khi khách tới tới nhà chơi, người ta cũng đem trầu ra mời khách. Vì thế tục ngữ có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện"
6) From that time on, the people knew how to chew betel leaves with areca nut to redden their lips. At wedding celebrations, betel leaves and areca nut become the customary present brought to the bride's family. Betel leaves and areca nut were also used as snacks for the guests. This is why there was a Vietnamese sayings: A betel leaf is the start of a conversation.
[Hết]
1) Hùng Vương thứ ba có một cô công chúa rất đẹp tên là Tiên Dung. Nàng chỉ thích dùng thuyền buồm đi chơi trên sông biển. Lúc bấy giờ ở ven sông kia, có hai cha con Chử Vy Vân và Chử Đồng Tử sinh sống. Họ rất nghèo nên chỉ có năm vuông vải để thay nhau đóng khố, khi đi ra chợ mua bán.
1) King Hùng Vương III had a beautiful daughter named Tiên Dung. The princess liked to travel the rivers and the sea in her sailboat. At that time, a father and son family, Chử Vy Vân and Chử Đồng Tử lived by a river bank. They were very poor; they had only one piece of loincloth which they shared whenever one of them had to go to the market.
2) Trước khi chết, Chử Vy Vân dặn con giữ lại cái khố để che thân. Chử Đồng Tử thương cha, không nỡ giữ khố lại mà đem chôn theo cha. Từ đó chàng sống trần truồng, thường ngâm mình dưới nước để câu cá hoặc đổi cá lấy gạo ở các thuyền buôn qua lại trên sông.
2) Before he died, the father told his son to bury him naked and keep the loincloth. But Chử Đồng Tử loved his father so much; he could not keep the loincloth for himself. So he buried his father with the cloth. From that time on, he had nothing to cover his body. He hid himself in the water catching fishes and bartering for rice with the merchant ships that passed by.
3) Đến khi thấy thuyền công chúa Tiên Dung sắp tới, Chử Đồng Tử liền chạy vào cạnh bụi cây, lấy cát phủ lên, che kín người để trốn. Nào ngờ Tiên Dung thấy phong cảnh nơi này đẹp, liền cho thuyền đậu lại. Rồi nàng truyền lệnh vây màn chung quanh để tắm mát.
3) One day, seeing the approaching ship of Princess Tiên Dung, Chử Đồng Tử ran into a bush and covered himself with sand. But Tiên Dung loved the scenery and decided to anchor her boat. She asked her maids to circle the area with silk curtains so she could take a bath.
4) Nào ngờ khi dội nước tắm, Tiên Dung thấy thân hình Chử Đồng Tử lộ ra. Chàng sợ hãi toan chạy thì Tiên Dung gọi lại, cho là số trời mà ra. Nàng bảo chàng mặc áo quần và lấy làm chồng. Hùng Vương biết tin, giận lắm, truyền lệnh cấm cửa, không cho công chúa vào cung nữa.
4) As she poured the water on the ground, the sand ran off; Tiên Dung was startled when she found the naked young man. Chử Đồng Tử was so frightened; he tried to run away. Princess Tiên Dung thought that their fortuitous encounter was God's idea. She gave Chử Đồng Tử clothes and got married to him. King Hùng Vương was very angry. He forbid the princess from returning to the royal castle.
5) Tiên Dung và Chử Đồng Tử đi khắp đó đây và được nhà sư Pháp Quang tặng cho một cây gậy và một cái nón. Tối đến nơi nào, cắm gậy và che nón lên, là có thành quách, cung điện hiện ra để ở. Sáng dậy, nhổ gậy lên thì nhà cửa đều bay lên trời, đem theo cả Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
5) Tiên Dung and Chử Đồng Tử traveled the world together. A Buddhist monk named Pháp Quang gave them a cane and a hat. He told them to fix the cane on the ground and put the hat on its end wherever they stopped and a palace will appear for them. Tiên Dung and Chử Đồng Tử followed the monk's instructions. When they got up the next morning, they pulled the cane out of the ground and the whole palace flew to heaven taking Tiên Dung, Chử Đồng Tử with it.
1.Cuối đời Hùng-vương, ở huyện Từ-liêm, quận Giao-chỉ có một người tên là Lý-Thân, thân hình to lớn và mạnh khỏe khác thường. Có lần thấy hai con trâu đực đang húc nhau, Lý-Thân nhảy vào giữa. Chàng dùng hai tay, mỗi tay n¡m một sừng con trâu mà kéo ra thật xa ...
1) At the end of the reign of King Hùng vương, there was an extraordinarily strong man in the town of Từ Liêm, district of Giao Chỉ. His name was Lý Thân. One day, he saw two bulls fighting each others; Lý Thân jumped in between of the two bulls, unlocked their horns with his bare hands, and pushed them away
2. Đến đời An-dương-vương, Tần Thủy-Hoàng muốn xâm chiếm nước Âu-lạc. An-dương-vương phải cho Lý-Thân sang Tàu cầu hòa. Thấy Lý-Thân to lớn khỏe mạnh, lại giỏi võ, Vua Tần cho đấu với các vệ-sĩ thì Lý-Thân đã lần lượt vật ngã mọi người .....
2) In the time of King An Dương Vương, Văn Lang was changed to Âu Lạc. When Emperor Tần Thủy Hoàng from China wanted to invade Âu Lạc, An Dương Vương sent Lý Thân to China to negotiate. Impressed by Lý's huge figure, Emperor Tần asked his guards to fight with Lý Thân. But Lý Thân knocked down all of his opponents.
3. Tần Thủy-Hoàng mừng lắm, giữ Lý-Thân lại để cho ra trấn giữ vùng đất Lâm-thao. Nhờ sức mạnh và thân hình cao lớn , Lý-Thân đã khiến cho bọn Hung-nô phương Bắc khiếp sợ không dám quấy nhiễu. Vua Tần phong cho Lý-Thân làm Vạn-tín-hầu.
3) Tần Thủy Hoàng was very pleased with Lý's strength. He wanted Lý Thân to defend Lâm Thao province from the Hung Nô, barbarians from the North. Lý Thân pacified the lands and frightened the barbarians who stop harassing the country. Emperor Tần appointed him Vạn Tín Hầu, the prince Vạn Tín
4. Sau đó Lý-Thân nhớ nhà nên xin trở về nước Âu-lạc. V¡ng bóng Lý-Thân, Hung-nô lại kéo đến quấy nhiễu bờ cõi nhà Tần. Tần Thủy-Hoàng liền cho người sang mời Lý-Thân nhưng kỳ này Lý-Thân không mốn sang Tàu nữa. An-Dương-vương phải trả lời là Lý-Thân đã chết.
4) Some time later, Lý Thân felt homesick and came back to Âu Lạc. Because of his absence, the Hung Nô barbarians started to revolt again. Emperor Tần asked for Lý, but Lý Thân did not want to come to China again. An Dương Vương lied, saying that Lý Thân had died.
5. Vua Tần thương tiếc, cho đúc tượng Lý-Thân bằng đồng và ban hiệu là Lý-Ông-Trọng. Khi đẩy tượng này ra biên-ải, Hung-nô trông thấy tượng, cho là Lý-Thân còn sống nên rút quân về ... Thế là tượng của Lý-Ông-Trọng đã giúp Vua Tần đuổi được Hung-nô cho tới khi nhà Tần bị nhà Hán chấm dứt...
5) Emperor Tần was saddened; He had a copper statue of Lý Thân built and and gave him the title of Lý Ông Trọng. When the statue of Lý Thân was set at the border, the Hung Nô barbarians thinking that Lý was still alive withdrew their troop. The statue of Lý Ông Trọng kept the Hung Nô barbarians out of the borders of China until the Tần dynasty was defeated and replaced by the Hán's dynasty.
1) Gần nước Văn Lang của vua Hùng, về phương Bắc có nước Thục. Vua Thục nghe đồn là Mỵ Nương, con gái vua Hùng rất đẹp. Vua Thục cho người sang hỏi cưới Mỵ Nương làm vợ. Vua Hùng không bằng lòng gả con gái cho vua Thục.
1) Toward the North of the kingdom of Văn Lang reigned by King Hùng, there lay the neighboring country Thục. The rumor came upon King Thục that Mỵ Nương was a pretty princess of Văn Lang. King Thục sent an ambassador to Văn Lang to ask for Mỵ Nương's hand. But King Hùng refused.
2) Vua Thục giận lắm, cho gọi các cháu lại bảo rằng: "Các cháu phải báo thù này cho ta! Ngay từ bây giờ, phải tìm cách đánh chiếm lấy nước Văn Lang. Ai làm xong được việc này sẽ được thay ta làm vua nước Thục".
2) Being very angry, King Thục summoned his nephews and said: "You should take revenge for me! Think of ways to take over Văn Lang right now. Whoever can succeed first will be able to ascend to my throne!".
3) Ít lâu sau, cháu vua Thục là Thục Phán đem quân đi đánh Hùng Vương. Vì ham mê rượu chè, vua Hùng không chăm lo việc nước. Đến khi quân của Thục Phán đánh tới Phong Châu thì vua Hùng không kịp trở tay chống lại. Thua chạy, vua Hùng thứ 18 đành phải tự tử chết.
3) Soon Thục Phán, King Thục's nephew invaded Văn Lang. Having enjoyed excessive drinking, King Hùng neglected the administration of his country. When Thục Phán's army reached Phong Châu, King Hùng and his troops did not have time to counterattack. King Hùng XVIII lost the battle and committed suicide.
4) Chiếm được nước Văn Lang rồi, Thục Phán lên ngôi làm vua, hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay thuộc huyện Đông Anh, Phúc Yên). Tên nước được đổi là Âu Lạc, gồm cả nước Văn Lang và nước Thục. An Dương Vương sửa sang lại mọi việc trong nước.
4) Having occupied Văn Lang, Thục Phán proclaimed himself King, with reign name An Dương Vương, and set up his capital at Phong Khê (Đông Anh prefecture, Phúc Yên province nowadays). Our country was then renamed to Âu Lạc, including Văn Lang and Thục. An Dương Vương made quite a few administrative changes during his rule.
5) Hai năm sau là năm Bính Ngọ (255 năm trước Tây lịch), An Dương Vương cho xây thành để chống ngoại xâm. Quân lính, dân phu cùng nhau đào móng, gánh đất để xây Loa thành. Thành xây ngày một cao dần, hình xoáy trôn ốc.
5) Two years later, in the year of the horse (255 B.C.), An Dương Vương ordered his subjects to build a fortress to defend against foreign invasion. Soldiers as well as civilians dug the soil and carried away to build the foundation of Loa Thành citadel. The fortress grew higher and higher and formed a spiral maze.
6) Nhưng chỉ qua một đêm, sáng hôm sau dậy, An Dương Vương đã thấy tường xây hôm qua đổ nát hết. An Dương Vương cho xây lại, nhưng chỉ mấy hôm sau thành lại đổ nữa. Vua cho gọi dân chúng ở gần thành tới để hỏi xem tại sao?
6) However, it lasted only overnight. The following morning, when the King woke up, he saw that the lofty walls had fallen into pieces. An Dương Vương then had the walls rebuilt, but they again collapsed in a few days. He summoned the people living near the citadel to ask what had happened.
7) Một cụ già tâu: "Đêm qua chúng tôi thấy từng đoàn ma quỷ kéo đến phá thành. Vậy xin vua hãy cầu Trời Đất dẹp lũ ma quỷ đi! Nếu không trừ bỏ bọn chúng, thì không thể nào xây được thành theo ý nhà vua". An Dương Vương nghe lời.
7) An elder said: "Last night, we saw flocks of ghosts and devils appearing to destroy the citadel. Thus, Your Majesty should pray for divine intervention to help chase them away. Otherwise, we can never built the fortress according to your wish". An Dương Vương listened to him.
8) Nhà vua cho lập đàn tế Trời Đất. Chính An Dương Vương đứng ra làm chủ lễ để cầu xin cho xây được Loa Thành. Trong làn khói hương nghi ngút, một vị Thần hiện ra bảo: "Nhà vua đừng lo. Ngày mai ra bờ Thanh Giang đón sứ giả của Trời tới giúp sức."
8) The King ordered that an altar be set up to pray Heaven and Earth. An Dương Vương himself was the chief of the solemn ceremony to pray for the successful construction of the citadel. Amidst the fume of incense, a Genie appeared and said: "Don't you worry, Your Majesty! Go to Thanh Giang river bank tomorrow and the Jade Emperor's (i.e. God) ambassador will come to your help!"
9) Sáng sớm hôm sau, An Dương Vương ra bờ Thanh Giang chờ đợi... Khi sương vừa tan hết thì đã thấy một con rùa vàng thật lớn nổi lên ở trên mặt sông. Rồi con rùa này bơi vào bờ, đến gần nhà vua. Gặp vua, rùa vàng biến thành hình người và tự xưng là thần Kim Quy.
9) The following morning, An Dương Vương went to Thanh Giang river and waited... As soon as the morning dew had dispersed, an enormous golden tortoise emerged on the river surface. Then this tortoise swam toward the shore to approach the King. Upon seeing the King, the golden tortoise transformed himself into a man and introduced himself as "The Golden Tortoise Genie."
10) Thần Kim Quy nói: "Bọn ma quỷ này theo lệnh con gà trống trắng đến phá thành. Vậy phải trừ con gà trống trắng này trước đã." An Dương Vương hỏi: "Biết nó ở đâu?". Thần Kim Quy trả lời: "Nó hiện ẩn núp trong cái quán nước gần đây. Chúng ta phải đi tìm nó."
10) Kim Quy said: "The ghosts and devils were led by a white rooster to destroy the citadel. Let's get rid of this white rooster first!". An Dương Vương asked: "But where can we find him?". The Genie replied: "He is now hiding in an inn nearby. Let's go in search of him!"
11) Theo lời thần Kim Quy, An Dương Vương liền cùng thần ăn mặc giả làm dân quê cày ruộng. Họ tìm đến cái quán nước ở ven đường. Tới nơi, hai người vào quán uống nước. Sau khi hỏi thăm, chủ quán cho biết: "Hồi gần đây, thường có một chàng áo trắng đến xin ngủ trọ."
11) Following the Genie's advice, An Dương Vương and the Genie both disguised themselves as peasants. They went to look for the roadside inn. After they found the inn, they came in to get refreshment. When inquired, the innkeeper said: "Recently, a young man dressed in white has often spent the night here."
12) Biết vậy, An Dương Vương trở về cung, ra lệnh cho mọi người tiếp tục xây thành. Đêm đến, nhà vua cùng thần Kim Quy đem quân lính ra núp ở chung quanh quán nước. Quả nhiên, đúng nửa đêm, đã thấy con gà trống trắng bay ra, dẫn đoàn ma quỷ đi phá thành mới xây.
12) Knowing that, An Dương Vương returned to the capital and ordered everyone to resume building the citadel. At nightfall, the King and the Genie led his soldiers in an ambush around the inn. Evidently, at midnight, they saw the white rooster fly out, leading the ghosts to go destroy the newly built citadel.
13) Không chậm trễ, thần Kim Quy múa cây kiếm thần, xông ra chém chết con gà trống trắng. Bị đánh bất ngờ, lại mất chủ tướng, đoàn quân ma quỷ rối loạn chạy trốn. Thần Kim Quy sai quân lính đem vôi bột ném theo, ngăn chặn không cho chúng trở lại nữa.
13) Without delay, the Genie raised his magic sword and rushed up to slay the white rooster. Being attacked unexpectedly, the ghosts fled away in disorder as soon as they lost their leader. The Genie ordered his soldiers to throw lime powder at them to prevent them from coming back.
14) Ngày hôm sau, An Dương Vương lại cho quân lính và dân phu tiếp tục xây thành. Thần Kim Quy ra tận nơi chỉ cho mọi người đào nền móng, rồi nện đất thật kỹ. Chả mấy lúc thành đã lên cao dần, từ ngoài vào trong, xoáy tròn như hình trôn ốc.
14) The following day, An Dương Vương sent his soldiers and workmen out to rebuild the citadel. The Genie himself showed everyone how to lay deep foundation, and they rammed the soil carefully. Soon the citadel grew higher and higher, from the exterior to the interior, into a spiral.
15) Đêm không bị phá, ngày lại xây tiếp, chẳng mấy chốc Loa Thành đã xây xong. An Dương Vương rất vui, cho mọi người mở hội, đấu vật, đánh đu để ăn mừng. Đèn treo, cờ kéo khắp nơi, người người đi lại cười nói, ồn ào...
15) Without being demolished at night, and the work being continued during daytime, the citadel was soon complete. Being in an extremely cheerful mood, the King let everyone organize festivals in which wrestling, swinging, and other games were celebrated. Lanterns were hung, flags were hoisted everywhere, people went to and fro, chatting merrily.
16) An Dương Vương đặt tiệc thết đãi thần Kim Quy. Nhà vua đem vàng bạc châu báu ra tặng nhưng thần đều không nhận. Trước khi chia tay, thần rút một móng chân tặng vua và nói: "Móng này mà dùng làm lẫy nỏ thì sẽ thành nỏ thần, bắn một phát sẽ có ngàn vạn mũi tên bay ra diệt giặc..."
16) An Dương Vương opened a banquet to treat the Genie. The King bestowed him a lot of jewelry, but he refused. Before leaving, the Genie took out one of his claws, gave it to the King and said: "With this claw of mine, use it to make the trigger of a magic crossbow that can send out thousands of arrows at one shot to kill the enemy..."
17) Thần còn nói tiếp: "Có nỏ thần đề phòng giặc rồi, bệ hạ cần phải yên tâm làm việc, để lo cho dân mạnh, nước giàu mới được." Rồi thần Kim Quy hiện lại nguyên hình thành con rùa vàng lớn, bò trở ra sông. An Dương Vương cùng quân lính theo tiễn, đều chắp tay, cúi đầu cảm tạ.
17) The Genie continued: "Now that the magic crossbow has been in Your Majesty's hand to prevent foreign invasion, you should now take care of your people and country!". Then he transformed into a great golden tortoise and crawled back to the river. An Dương Vương and his men accompanied him, extending their hands and bowing down as a token of gratitude.
18) Trong nước Âu Lạc có một người thợ làm cung nỏ rất giỏi, tên là Cao Lỗ. An Dương Vương cho tìm Cao Lỗ vào chầu rồi giao cho việc chế nỏ thần. Cao Lỗ cưa cây, bào gỗ, bện dây làm thành một cây nỏ thật đẹp. Xong rồi chàng lấy móng rùa thần đặt vào làm lẫy nỏ.
18) In the kingdom of Âu Lạc, there was a man named Cao Lỗ. He was very good at making bows and crossbows. An Dương Vương summoned Cao Lỗ to the Court, entrusting him with the task of making the magic crossbow. Cao Lỗ sawed pieces of wood, planed them smoothly and twisted strings to make a beautiful crossbow. Then he used the magic claw as a trigger.
19) Chiếc nỏ được chế xong, vua muốn tự tay mình bắn thử. Chỉ cần đưa nhẹ tay đã có thể giương dây nỏ lên. An Dương Vương đặt một mũi tên vào rồi khẽ bật lẫy nỏ. Lạ thay chỉ một mũi tên mà khi bắn ra, đã biến thành muôn ngàn mũi tên khác nhắm bắn thẳng vào quân địch.
19) Upon completion, the King wanted to try out the first shot himself. Only moving his arm slightly could he strain the string. An Dương Vương then put an arrow in and gingerly pulled the trigger. To his surprise, only one shot turned into thousands of arrows aiming at the enemy.
20) An Dương Vương mừng lắm vì từ nay đã có nỏ thần để chống giặc. Vua tự tay mình, đem cây nỏ treo giấu lên tường, bên cạnh long sàng (giường nằm của vua) mà không cho ai được biết. Ngoài vua ra, chỉ có con gái yêu của vua là Mỵ Châu, mới được tới gần cây nỏ.
20) An Dương Vương was very pleased because from now on, he owned the magic crossbow in defense against the enemy. The King himself hid the crossbow on the wall next to his royal bed without letting anyone know. Besides the King, only Mỵ Châu, his beloved daughter could come near the crossbow.
21) Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải ở cạnh nước Âu Lạc. Nhiều lần Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc nhưng đều bị thua to vì cây nỏ thần của An Dương Vương. Quân lính bị thương và chết nhiều quá nên Triệu Đà phải rút quân về Nam Hải.
21) Triệu Đà was then Lord of Nam Hải, a neighboring country of Âu Lạc. Several times, Triệu Đà led his troops to invade Âu Lạc, but he lost the battles due to An Dương Vương's magic crossbow. Suffering heavy casualties, Triệu Đà and his men had to retreat to Nam Hải.
22) Thấy dùng binh không lợi, Triệu Đà liền sai con là Trọng Thủy sang Âu Lạc, xin hòa với Thục An Dương Vương. Trọng Thủy là một thanh niên tuấn tú, ăn nói lễ phép nên Thục Phán bằng lòng cho giảng hòa. Nhà vua còn đặt tiệc lớn thết đãi sứ giả Nam Hải là Trọng Thủy.
22) Realizing that it would not be advantageous to use military forces, Triệu Đà sent his son Trọng Thủy to Âu Lạc to negotiate peace with An Dương Vương. Seeing that Trọng Thủy was a handsome and polite young man, Thục Phán approved his peace negotiations. Furthermore, the King opened a banquet to welcome the ambassador of Nam Hải, Trọng Thủy.
23) Trong khi lưu lại ở Phong Khê (kinh đô Âu Lạc) Trọng Thủy được hướng dẫn đi xem hoa ở vườn hoa Thượng uyển. Tình cờ, Trọng Thủy đã gặp công chúa Mỵ Châu cùng đoàn cung nữ đi hái hoa về. Đôi trai tài, gái sắc gặp nhau, tuy là lần đầu mà đã có cảm tình với nhau ngay…
23) During his stay at Phong Khê (capital of Âu Lạc), Trọng Thủy was invited to visit the Royal Garden. By chance, he met princess Mỵ Châu and her maids coming home after having picked flowers. At first sight, the talented young man and the beautiful girl fell in love with each other at once.
24) Hai người còn gặp lại nhau trong bữa tiệc tiễn hành do vua Thục thết, khi Trọng Thủy xin trở về Nam Hải. Về tới nhà, Trọng Thủy đem mọi việc cầu hòa trình lại với cha. Triệu Đà bàn với Trọng Thủy là phải lợi dụng mối tình với Mỵ Châu để phá hủy nỏ thần và cướp nước Âu Lạc.
24) Both of them saw each other again during the farewell party treated by King Thục, when Trọng Thủy planned to return to Nam Hải. Reaching home, Trọng Thủy reported the peace negotiations to his father. Triệu Đà advised Trọng Thủy to take advantage of his love with Mỵ Châu and find ways to destroy the magic crossbow and seize Âu Lạc.
25) Triệu Đà liền cho sắm lễ vật để Trọng Thủy lại sang Âu Lạc xin cưới Mỵ Châu. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, Thục An Dương Vương cũng bằng lòng. Vì chỉ có một con gái, nên vua Thục đòi Trọng Thủy phải ở lại gửi rể. Thế là một đám cưới linh đình được tổ chức ngay tại Phong Khê, kinh đô nước Âu Lạc.
25) Triệu Đà immediately ordered Trọng Thủy to get back to Âu Lạc, bringing with him precious gifts, to ask for Mỵ Châu's hand. Realizing that his daughter and Trọng Thủy were in love, An Dương Vương quickly agreed. Because Mỵ châu was his only daughter, King Thục insisted that Trọng Thủy, his son-in-law to remain in Âu Lạc with him. Then a luxurious wedding was held right in Phong Khê, the capital of Âu Lạc.
26) Trong thời kỳ trăng mật, Mỵ Châu đưa chồng đi thăm khắp mọi danh lam, thắng cảnh, miếu mạo, đền chùa ở kinh đô. Không nơi nào mà không có dấu chân của công chúa Mỵ Châu và phò mã Trọng Thủy. Hai người còn lên mặt Loa Thành để ngắm cảnh.
26) During the honeymoon, Mỵ Châu and her husband visited all the famous scenery, temples, pagodas in the capital. There was not a spot that they did not set foot. They even climbed up the tower of Loa Thành citadel to view the scenery.
27) Một đêm trăng thanh gió mát, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, nói chuyện. Trọng Thủy hỏi vợ: "Công chúa có biết tại sao mà quân lính của phụ hoàng đánh giặc giỏi như thế không?". Mỵ Châu thật thà đáp: "Giỏi gì! Chỉ nhờ chiếc nỏ thần bắn ra ngàn vạn mũi tên mà thôi!"
27) On a cool moonlit night, Mỵ Châu and Trọng Thủy sat on a white rock amidst the garden to chat. Trọng Thủy asked his wife: "Do you know why our Dad's soldiers are such good fighters?". Mỵ Châu sincerely replied: "Not true! It is merely thanks to the magic crossbow that shots out thousands and thousands of arrows!"
28) Rồi Mỵ Châu rón rén đi vào phòng của vua cha, lấy chiếc nỏ thần, đem ra cho chồng xem. Mỵ Châu còn chỉ cho Trọng Thủy biết là chiếc nỏ này không có gì là đặc biệt. Chỉ riêng cái lẫy nỏ làm bằng móng chân của thần Kim Quy mới quý. Cái lẫy nỏ đó đã biến một mũi tên ra thành ngàn vạn mũi tên khác để giết giặc.
28) Then Mỵ Châu sneaked into her father's bedroom, brought the magic crossbow out to show her husband. Mỵ Châu also showed Trọng Thủy that there was nothing special about this crossbow except for the precious trigger made of the claw of the Golden Tortoise. That very trigger could transform one arrow into thousands and thousands of other arrows to kill the enemy.
29) Trọng Thủy cẩn thận cầm chiếc nỏ thần lên xem. Chàng ngắm nghía rất kỹ và chăm chú nhìn cái lẫy nỏ làm bằng móng chân của thần Kim Quy. Chàng luôn mồm khen ngợi làm cho Mỵ Châu rất thích. Rồi chàng đưa trả lại chiếc nỏ thần cho Mỵ Châu cất đi.
29) Trọng Thủy held up the magic crossbow carefully. He examined it thoroughly and paid special attention to the trigger made of the Golden Tortoise Genie's claw. He kept praising it so much that Mỵ Châu was very pleased. Then he gave it back to Mỵ Châu so she could put it back.
30) Một hôm, có vẻ buồn buồn, Trọng Thủy nói với Mỵ Châu là chàng rất nhớ nhà. Trọng Thủy nhờ vợ xin phép với cha cho mình về Nam Hải ít ngày rồi lại sang. Ngay tình, An Dương Vương cũng bằng lòng. Nhà vua lại còn cho người đi theo Trọng Thủy và mang lễ vật sang biếu Triệu Đà để tỏ tình thân mật.
30) One day, as he was feeling sad, Trọng Thủy told Mỵ Châu that he was so homesick! He then asked his wife to beg the King for his permission to return to Nam Hải for a few days and to come back right away. Without any doubt, An Dương Vương agreed. Moreover, the King sent some people to escort Trọng Thủy home and to bring along precious gifts for Triệu Đà as an act
31) Về nhà, Trọng Thủy thuật lại mọi chuyện về chiếc nỏ thần cho Triệu Đà nghe. Triệu Đà liền bí mật cho chế một chiếc lẫy nỏ giả, giống hệt chiếc lẫy nỏ thần mà Trọng Thủy đã xem. Sau đó, Trọng Thủy giấu chiếc lẫy nỏ giả này vào trong túi áo, rồi lại trở sang Âu Lạc. Mỵ Châu vui sướng ra đón chồng ở ngoài Loa Thành.
31) Back home, Trọng Thủy told his father all about the magic crossbow. Triệu Đà secretly ordered an expert to make a fake trigger exactly like the magic trigger Trọng Thủy had seen. Trọng Thủy hid the fake trigger under his robe, then returned to Âu Lạc. Mỵ Châu cheerfully went out of the citadel to welcome her husband.
32) An Dương Vương cho đặt tiệc ở ngoài vườn để ba cha con cùng uống rượu, thưởng hoa. Trọng Thủy chỉ uống rất ít cầm chừng, còn Mỵ Châu và vua cha uống nhiều, say quá, nằm gục xuống bàn. Thừa dịp này, Trọng Thủy lẻn vào phòng của An Dương Vương tháo lấy cái lẫy nỏ thật và thay vào đó bằng chiếc lẫy nỏ giả. Rồi chàng lại trở ra bàn tiệc như không có việc gì xảy ra.
32) An Dương Vương threw a party in the Royal Garden so the three of them could drink wine and admire flowers at the same time. Trọng Thủy drank very little, but Mỵ châu and the King were so drunk that they fell asleep on the table. Taking this chance, Trọng Thủy sneaked into An Dương Vương's room, removed the real trigger and replaced it with the fake one. Then he got back to the party as if nothing unusual had happened.
33) Ít lâu sau, ở Nam Hải đưa tin sang là Triệu Đà đau nặng. Trọng Thủy lại vào xin phép Thục Vương để về thăm cha. Trước khi chia tay, Trọng Thủy bảo vợ: "Sau này, nếu có chuyện binh đao thì ta tìm công chúa ở đâu?". Mỵ Châu ngay tình bảo: "Thiếp có cái áo lông ngỗng này. Đi đâu thiếp sẽ tháo từng chiếc lông ra, rắc ở dọc đường. Phò mã cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm thiếp."
33) Later, news from Nam Hải informed that Triệu Đà was seriously ill. Trọng Thủy asked King Thục again to let him get back home to visit his father. Before taking leave, Trọng Thủy told his wife: "Later on, where can I find you, in case of war?". Mỵ Châu replied innocently: "With this goose feathered coat of mine, wherever I go, I will pluck the feathers off one by one to scatter along the road. Just follow the feathers to find me!"
34) Trọng Thủy vừa về đến Nam Hải thì Triệu Đà liền đem quân sang vây Loa Thành. An Dương Vương cậy có chiếc nỏ thần nên không phòng bị gì cả. Đến khi quân Triệu Đà đến sát chân thành, nhà vua mới đem nỏ ra bắn. Không ngờ lần này nỏ thần không còn hiệu nghiệm như xưa nữa.
34) No sooner had Trọng Thủy got back to Nam Hải than Triệu Đà led his army to besiege the Loa Thành citadel. Relying on the magic crossbow, An Dương Vương did not care for any prevention. It was not until the Triệu army approached the citadel that the King attempted to use his crossbow. To his surprise, the magic crossbow did not work like before! 34) À peine Trọng Thủy fut-il de retour que Triệu Đà conduisit ses troupes faire le siège de la citadelle Loa Thành. An dương vương trop confiant en la puissance de son arbalète magique n'avait rien fait pour la défense de son pays. Quand l'armée de Triệu Đà arriva au pied de la citadelle, le roi sortit son arme pour tirer sur l'ennemi. Il fut surpris de voir que l'arbalète magique n'eut plus aucune efficacité.
35) An Dương Vương sợ quá, lẩn ra phía sau thành, nhảy lên ngựa chạy trốn. Nhà vua không quên kéo Mỵ Châu lên ngồi phía sau lưng mình. Trong khi An Dương Vương thúc ngựa chạy thì Mỵ Châu tách ở áo ra, lấy từng chiếc lông ngỗng để rắc xuống những đoạn đường mà ngựa chạy qua.
35) Terrified, An Dương Vương slipped to the rear of the citadel, mounted on his horse and fled away. However, the King did not forget to let Mỵ Châu riding on the back with him. While An Dương Vương was galloping away, Mỵ Châu plucked off one feather after another and spread them along the road.
36) Ngựa của An Dương Vương chạy đến chân núi Mộ Dạ (tỉnh Nghệ An) thì gặp bờ biển. Đằng sau quân Triệu Đà vẫn đuổi theo sát. Thấy nguy quá An Dương Vương lại khấn thần Kim Quy lên giúp. Thần hiện ra ở trên mây, bảo: "Giặc ngồi sau lưng vua đấy !"
36) An Dương Vương's horse galloped to Mộ Dạ mountain (Nghệ An province) when it reached the beach. The enemy were on hot pursuit. Being in danger, An Dương Vương prayed the Golden Tortoise Genie to come for help. The Genie appeared among the clouds and said: "The enemy is sitting right behind you, Your Majesty!"
37) An Dương Vương nghe lời thần Kim Quy, quay lại phía sau, nhìn thì chả thấy ai cả ngoài Mỵ Châu. Nhà vua chợt hiểu khi thấy Mỵ Châu còn đang rắc lông ngỗng xuống đường. "Quân khốn kiếp!" hét xong ba tiếng, An Dương Vương rút gươm ra chém Mỵ Châu rồi đâm cổ tự tử.
37) Upon hearing that warning, An Dương Vương turned around and saw no one but Mỵ Châu. The King suddenly understood when he discovered Mỵ châu was still scattering goose feathers along the road. "Damn you!". After shouting those two words, An Dương Vương drew his sword to kill Mỵ Châu, then he stabbed himself to death.
38) Trọng Thủy nhìn dấu những chiếc lông ngỗng để đuổi theo, tới chân núi Mộ Dạ thì đã thấy xác Mỵ Châu cùng xác An Dương Vương chết nằm trên bãi cát. Trọng Thủy ôm xác Mỵ Châu than khóc, xót thương vô cùng. Chàng tìm cách chôn cất cho hai người rồi trở lại Loa Thành.
38) Following the traces of goose feathers, Trọng Thủy got on the chase toward the foot of Mộ Dạ mountain when he found the bodies of Mỵ Châu and An Dương Vương lying on the sand. Cradling the body of Mỵ Châu in his arms, Trọng Thủy cried bitterly. He buried both bodies, then returned to Loa Thành citadel. 38) En suivant la trace des plumes d'oie,Trọng Thủy arriva au pied du mont Mộ dạ et trouva les corps de Mỵ Châu et d'An dương vương gisant sur le sable. Trọng Thủy serra Mỵ Châu dans ses bras et ne put retenir ses pleurs. Il fit enterrer les deux cadavres et revint au Loa Thành.
39) Thương tiếc Mỵ Châu vì mình mà chết, Trọng Thủy liền đâm đầu xuống giếng ở cạnh Loa Thành mà tự tử. Còn máu ở xác chết của Mỵ Châu, khi chảy xuống biển, thì thành thức ăn cho các loài trai sò. Loài trai này sau đó có ngọc, gọi là ngọc trai. Tương truyền rằng: ngọc trai mà được rửa bằng nước giếng, nơi Trọng Thủy tự tử, thì sẽ rất sáng bóng và đẹp hơn trước nhiều.
39) Feeling sorrow for Mỵ Châu who died because of him, Trọng Thủy plunged head down into a well near the citadel to commit suicide. As for Mỵ Châu, her blood poured into the sea; the seashells consumed it and produced precious pearls. According to the legend, the pearls would become shiny and gorgeous if they were washed off by the well's water where Trọng Thủy died.
40) Ngày nay, ở thành Cổ Loa còn có đền thờ Thục An Dương Vương. Trên núi Mộ Dạ (Nghệ an) cũng có đền thờ vua Thục. Chung quanh đền này, phong cảnh rất đẹp, lại có nhiều cây cao, bóng mát nên loài công kéo tới ở từng đàn. Do đó, người ta còn gọi đền này là đền Công hay đền Cuông...
40) Nowadays, at Cổ Loa (or Loa Thành citadel), people still finds a temple in commemoration of King Thục. Another temple of An Dương Vương is located on Mộ Dạ mountain (Nghệ An province). There, the scenery is picturesque, and there are lofty trees that unveil pleasant shades, swarms of peacocks often resort. Hence, the name Công (Peacock) Temple.
1) Về đời Hùng Vương thứ sáu, dân chúng khắp đất nước Văn Lang đang sống trong cảnh thái bình, thịnh vượng. Núi Tản Viên vươn cao ngọn lên tận mây xanh. Sông Hồng cuồn cuộn chảy không ngừng ra biển. Thuyền bè buôn bán ngược xuôi đi khắp mọi nơi. Những cánh đồng lúa xanh non trải dài ra đến tận chân trời.
1) In the reign of King Hùng Vương the Sixth, Văn Lang was a peaceful and prosperous country. The Tản Viên mountain rose high up to the cloud. The Hồng river flowed continuously to the ocean. Boats was carrying goods to everywhere. Paddy fields extended to the horizon. People were happy.
2) Bỗng nhiên bọn giặc Ân từ phương Bắc tràn xuống. Chúng cướp của, đốt làng, chém giết thanh niên trai tráng cùng các cụ già và trẻ nhỏ. Đi tới đâu là chúng gieo rắc tội ác dã man tới đó. Toàn thể đất nước bị lâm vào cảnh đổ nát, điêu tàn, hoang vắng. Dân chúng khổ sở vô cùng.
2) Then suddenly, from the North came the Ân invaders. On their war paths, they burned down cities, murdered innocent people and committed all kinds of cruel acts. They destroyed most of the country and made life miserable for the people.
3) Quân lính của nhà vua không sao chống nổi giặc. Hùng Vương cho sứ giả mang loa đi khắp mọi nơi để kêu gọi dân chúng và tìm người tài giỏi ra giúp nước. Thanh niên trai tráng tụ tập lại thành từng bọn để nghe lời kêu gọi của vua. Tuy nhiên người anh hùng cứu nước mà toàn dân mong đ(r)i vẫn chưa thấy đâu...
3) The army of the king could not stop the enemy. King Hùng Vương sent messengers everywhere, trying to find someone who could drive the Ân invaders out. Young men gathered around those messengers, and listened to the appeal of the king. But the hero who could save the country was nowhere to be seen.
4) Trong khi đó ở làng Phù Đổng, có một cặp vợ chồng già hiếm muộn, cầu xin mãi mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé này được đặt tên là Gióng. Ngay sau khi lọt lòng mẹ ra, Gióng chỉ nằm thẳng ở trên giường. Đã ba năm rồi mà Gióng vẫn nằm không cười, không nói và cũng không hề cử động được chân tay.
4) At the time, in the village of Phù Đổng, lived an old couple who were childless. After much praying, they finally had a baby son named Gióng. After birth, Gióng just lay there on the bed. For over three years, he still lay there. He would neither move, smile nor say a word.
5) Một hôm sứ giả của nhà vua tới làng, tuyên đọc lời kêu gọi. Vừa nghe tiếng sứ giả, Gióng bỗng bò trộc dậy, bật nói thành tiếng và gọi: "Bố ơi! Mẹ ơi! Hãy ra mời sứ giả vào đây! Con muốn thưa chuyện cùng ông ấy!"
Dù kinh ngạc vô cùng, cụ già, cha cậu bé, cũng chạy ra đường mời sứ giả vào nhà, để gặp con mình.
5) One day the king's messenger came to the village. He started to read the appeal out loud. Hearing the messenger voice, Gióng sat up immediately. He said to his parents: "Dad! Mom! Please invite the messenger to come inside. I would like to talk to him." Although the father was very surprised at his son's sudden ability to talk, he rushed out to ask the messenger to come inside.
6) Khi vừa thấy sứ giả đến, cậu bé đã nói ngay: "Xin ông hãy về tâu vua đúc cho tôi một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt cùng với một ngọn roi sắt. Có Những thứ đó, tôi sẽ dẹp tan bọn giặc Ân." Sứ giả nghe thấy cậu bé nói rõ ràng, to tát, liền vâng lời ngay và cúi đầu chào cậu bé rồi quay về kinh đô.
6) Seeing the messenger, Gióng told him: "Please return to the capital and tell the king to build for me an iron horse, an armor and an iron rod. With those things, I will defeat the Ân invaders." The words from the little boy sounded so clear and so powerful that the messenger quickly obeyed and went back to the capital.
7) Theo lời tâu bày của sứ giả, nhà vua ra lệnh cho lấy hết số sắt trong kho ra, rồi truyền gọi Những người thợ rèn giỏi ở khắp mọi nơi phải về kinh đô làm việc. Mọi người thay phiên nhau đốt lò, thổi lửa, kéo bể, rèn sắt, suốt mấy ngày đêm để sớm có khí giới cần thiết cho việc dẹp giặc.
7) At the request of the messenger, the king ordered that all iron from the royal warehouse be made available. He called in all good blacksmiths in the country to the capital. There, they worked day and night casting the iron. Then they made a huge horse, a large armor and a long rod of iron.
8) Trong thời gian đó, ở làng Phù Đổng, cậu bé Gióng càng ngày, càng ăn nhiều hơn. Dân chúng trong làng phải cùng nhau đem thêm cơm, thêm gạo tới giúp. Cậu bé ăn hết nồi cơm này tới nồi cơm khác, nên thân hình cao lớn lên như thổi. Chả mấy chốc cậu đã thành một chàng thanh niên khổng lồ...
8) During this time, at the village of Phù Đổng, Gióng started to eat. He ate more and more each day and he grew up very fast. People in the village had to bring more rice to feed Gióng who finished one large pot of rice after another. He finally grew up to be a giant.
9) Đến ngày đã hẹn, khí giới đúc xong được chở tới nhà Gióng. Bấy giờ cậu bé đã là một thanh niên khổng lồ vươn vai đứng thẳng người lên. Chàng mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa sắt. Quân lính nhà vua và trai tráng trong làng ùa chạy theo tới bên, reo hò ầm ỹ. Nhiều người xin với chàng để được cùng theo ra bãi chiến trường giết giặc.
9) Then came the day when the royal guards brought the iron horse, the armor and the rod to Phù Đổng. Gióng stood up, stretched his arms and put on the armor. He seized the rod and quickly mounted the iron horse. Soldiers and young men from village cheered loudly and followed him to the front.
10) Bị giật dây cương, con ngựa sắt khổng lồ chồm lên, lao mình về phía trước, miệng phun ra lửa và hí vang lừng. Từng đoàn quân lính và thanh niên chạy theo sau chàng kỵ sĩ. Họ vác cờ, cầm giáo. Họ vung gươm lên, thề quyết tiêu diệt quân thù.
10) Gióng rode off on his horse. The iron horse roared like thunders and breathed fire from its nostrils. Behind Gióng were soldiers and young men carrying swords and lances vowing to fight the enemies.
11) Vừa gặp giặc Ân, chàng kỵ sĩ đã xông vào chém giết. Ngựa sắt hí vang trời rồi phun lửa đốt cháy thành than mấy toán lính giặc. Gióng dùng roi sắt quật ngã từng đoàn quân địch khiến chúng bỏ chạy tán loạn. Thây giặc chết, nằm ngổn ngang trên khắp cánh đồng.
11) When he saw the enemies, Gióng sped forward, charging straight into to the Ân invaders. The fire from the nostrils of the iron horse burned many enemy soldiers to death. Gióng struck at the enemies with his iron rod. The enemy soldiers soon broke ranks and fled, leaving behind their dead and wounded.
12) Giặc gọi thêm viện binh tới. Chúng đưa Những viên tướng giỏi nhất ra để chống với chàng kỵ sĩ khổng lồ. Một mình trên lưng ngựa sắt, Gióng đã chiến đấu dũng mãnh lạ thường. Do đó mà ngọn roi sắt của chàng đang cầm ở trên tay để giết giặc, đã bị gãy.
12) The enemies called for more troops. They send their best warriors into the battle to fight off Gióng, the giant knight. On the horseback by himself, Gióng fought bravely and boldly. Thus, the iron rod in his hand broke and became useless.
13) Tới một rừng tre, Gióng lấy tay nhổ từng cụm tre lên để quật vào đầu giặc. Tên tướng giặc cuối cùng đã bị giết, cả bọn giặc Ân đều trừ xong. Theo truyền thuyết, thì sau này, từ Những bụi tre được Gióng nhổ lên để đánh giặc, đã mọc lên một loại tre mới, màu vàng vừa đẹp, vừa quý, gọi là tre Đằng Ngà.
13) Gióng pulled scores of bamboo trees from a nearby forest and used them to fight the enemies. When the trees broke, he pulled up others along the way. The last enemy was killed with those bamboo trees. The Ân invaders were finally defeated. According to legend from the bamboo tree that Gióng used to fight the enemy, there grew a new type of bamboo tree with the amber (yellow) color, very beautiful and precious. It is called Đằng Ngà bamboo.
14) Sau khi dẹp xong giặc Ân, Gióng ra lệnh cho quân lính trở về kinh đô báo tin mừng thắng trận lên Hùng Vương. Rồi chàng, một mình cưỡi ngựa sắt, nhằm ngọn Sóc Sơn cao vút mà phi lên tận đỉnh núi. Theo lời truyền lại thì ở đó, chàng cởi bỏ áo giáp sắt lại, rồi cưỡi ngựa sắt mà bay thẳng tuốt lên trời.
14) Gióng ordered his soldiers to return to the capital to bring the news of the victory to the king. Then Gióng rode his iron horse up Sóc Sơn mountain. People said that he left his armor there and rode the iron horse up to the heaven.
15) Giặc Ân đã trừ xong, Hùng Vương cho rằng cậu bé Gióng là thần, do trời sai xuống để cứu giúp dân chúng nước Văn Lang. Vua cho dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn dẹp giặc, và phong cho cậu bé Gióng là "Phù Đổng Thiên Vương". Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn ngôi đền thờ và hàng năm dân chúng thường mở hội vào ngày 9 tháng Tư Âm lịch, gọi là hội Gióng.
15) King Hùng thought it was God who had sent Gióng down to save the country of Văn Lang. He built a memorial for Gióng and bestowed him the title "Phù Đổng Thiên Vương" (The Heavenly King from Phù Đổng). His memorial can still be found in the Phù Đổng village and every year there is a festival to honor him, on the ninth of April (lunar calendar).
1) Hùng Vương thứ 18 có người con gái rất đẹp tên là Mỵ Nương. Ngày ngày công chúa Mỵ Nương thường ra chơi ở lầu Thủy tạ, để vừa ngắm cảnh nước, mây, vừa ngâm thơ, đọc sách. Chim, bướm, hoa, lá đều là bạn thân của nàng công chúa ngây thơ và duyên dáng...
1) King Hùng vương 18 had a beautiful daughter whom he named Mỵ nương. Princess Mỵ nương often spent her time reciting poetry, reading the classics or watching the clouds reflected in the water from the palace balcony built in the middle of a lake. The birds, the butterflies and the flowers were the best friends of the charming princess.
2) Tin Hùng Vương kén chồng cho công chúa Mỵ Nương vừa được loan ra thì thanh niên ở khắp mọi nơi trong nước đều hân hoan mong ước được tuyển làm phò mã. Một hôm có một tráng sĩ từ biển Đông (tức là Thủy Tinh) cưỡi thuyền rồng tới kinh đô để xin cưới công chúa.
2) From the capital came an announcement that the king will select a husband for Princess Mỵ Nương. Every young man in the country wished to win the heart of the beautiful princess. One day, from the sea came a young man (who was Thủy Tinh) riding on a dragon shaped boat to ask for the princess' hand.
3) Cùng lúc đó lại có một văn nhân (tức Sơn Tinh) ở núi Tản Viên, ngồi trên lưng ngựa bạch, đến xin cưới Mỵ Nương về làm vợ. Cả hai người đã tới kinh đô cùng một lúc và cùng được dẫn vào triều để làm lễ ra mắt Hùng Vương.
3) Almost at the same time, there was a young man named Sơn Tinh from Tản Viên mountain. Riding on a white horse, he came to the capital to ask to marry Mỵ Nương. Both Sơn Tinh and Thủy Tinh arrived to the capital at the same time and were taken to the royal court to meet the king.
4) Vào tới sân rồng, cả hai người cùng chắp tay vái chào Hùng Vương. Rồi Sơn Tinh cũng như Thủy Tinh đều xin được tuyển làm phò mã. Cứ trông bề ngoài, thì Sơn Tinh là một văn nhân phong nhã, đẹp trai. Còn Thủy Tinh lại là một tráng sĩ hiên ngang, dũng mãnh khác thường...
4) At the royal court, the two young men bowed to the king. Then they both asked to marry the princess. Sơn tinh was a refined and handsome young man while Thủy tinh was a ruggedly strong looking youth.
5) Hùng Vương rất phân vân, chưa biết chọn ai? Nhà vua liền cho họp các quan văn võ trong triều lại để hỏi ý kiến. Mọi người đều nhận thấy rằng cả hai thanh niên, Sơn Tinh và Thủy Tinh, mỗi người có một vẻ riêng, đều rất xứng đáng với ngôi phò mã. Sau đó các quan bàn với nhau là: nên để cho cả hai chàng này cùng phô bày tài nghệ riêng của mình ra xem sao.
5) Since they were both fine young men, King Hùng could not decide which one to choose for the princess. The king wanted the opinions of his mandarins. But they, too, found that both Sơn Tinh and Thủy Tinh were perfect for the princess, they could not decide either. The mandarins concluded that the two suitors should take part in a competition.
6) Sau khi hội ý với mọi người, quan Tể Tướng liền tâu vua xin ra lệnh cho Sơn Tinh và Thủy Tinh phải tới trước sân rồng để thi tài. Ai có khả năng gì đặc biệt thì hãy phô diễn ra cho vua, hoàng hậu, công chúa và văn võ bá quan cùng xem. Như vậy, việc tuyển lựa sẽ công bằng và dễ dàng hơn.
6) The Court minister asked King Hùng to allow the two young men to compete in the royal courtyard. They were ordered to show the king, the queen, the princess and the court their special talent. This would make the selection fair and easier.
7) Sơn Tinh tiến lên trước. Chàng lấy bút mực viết ngay lên giấy một bài thơ ca ngợi công đức của các vị vua Hùng đã dựng ra nước Văn Lang và khiến cho nước giàu, dân mạnh. Sau đó chàng cất cao giọng lên để ngâm lại toàn thể bài thơ, nghe vừa thanh tao, vừa hùng tráng.
7) Sơn Tinh stepped forward. With a brush dipped in black ink, he quickly composed a poem praising the Hùng kings, founders of Văn Lang, who had made the country strong and the people prosperous. Then he recited the poem in his deep, strong voice.
8) Thủy Tinh cũng xách cung ra, lắp tên vào, nhằm đàn hồng nhạn đang bay, bắn luôn ba phát. Tức thì ba con chim bị trúng tên, rớt xuống giữa sân, mà con chim nào cũng bị mũi tên xuyên qua hai mắt. Tài làm thơ cũng như tài bắn cung của hai người lại càng làm cho Hùng Vương khó quyết định! Sau cùng, nhà vua đành phải hẹn rằng: "Ngày mai, ai đem lễ vật tới sớm nhất, thì sẽ cưới được công chúa".
8) In his turn, quicker than a wink, Thủy Tinh shot three arrows at a wild geese flock flying overhead. Three birds fell to the ground, each with an arrow pierced through the eyes. His marksmanship and Sơn Tinh's beautiful poem made it even more difficult for the king to decide. So the king told them whoever came first the following day with his betrothal (wedding) gifts would marry the princess.
9) Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã cưỡi voi trắng từ núi Tản Viên tới thẳng kinh đô. Theo sau là quân lính của Sơn Tinh gồm có: hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò, tê giác v.v... Chúng vác cờ, đeo gươm, khiêng các lễ vật đến để dâng lên vua Hùng và xin cưới công chúa Mỵ Nương.
9) The following day, at daybreak, Sơn Tinh was the first to reach the capital on the back of a white elephant from Tản Viên mountain. He was accompanied by hundreds of tigers, leopards, antelopes, buffaloes, bulls and rhinoceros carrying flags, arms and the wedding gifts for the king and the princess.
10) Vâng theo lời hứa của vua cha, Mỵ Nương đã ăn mặc chỉnh tề và sẵn sàng tiếp đón vị phò mã nào mang sính lễ tới trước nhất. Khi Sơn Tinh tới, công chúa liền cùng chàng vào lạy tạ vua cha và hoàng hậu để rồi xin phép được theo chồng về núi Tản Viên.
10) At the court, Mỵ Nương was ready. She was dressed in her most beautiful clothes, waiting for her future husband. When Sơn Tinh arrived, she and he came to bid farewell to the king and the queen and asked permission to leave for the Tản Viên mountain, Sơn Tinh's home.
11) Trước khi rời cung điện, xa vua cha cùng hoàng hậu, cũng như nhiều thiếu nữ khác, Mỵ Nương không khỏi bùi ngùi, xúc động. Nàng thấy buồn vui lẫn lộn, nên bưng mặt khóc. Hoàng hậu lựa lời khuyên dỗ con và dặn nàng phải làm tròn bổn phận của một người vợ sau này.
11) Like other young women, Mỵ Nương was moved to tears as she bade farewell to her parents. Feeling sad and happy at the same time, she cried. The queen comforted her and told her to try her best to be a good wife to Sơn Tinh.
12) Khi Sơn Tinh đã rước dâu ra về rồi thì Thủy Tinh mới cùng đoàn tùy tùng ào ào kéo tới. Đứng trên thuyền rồng, Thủy Tinh thúc giục cho các loài thủy tộc như: cá voi, cá mập, tôm, cua, rùa, ốc... khiêng đồ sính lễ đến để xin cưới công chúa Mỵ nương... Tiếc thay! Lúc đó mọi việc đã quá trễ mất rồi!
12) After Sơn Tinh and Mỵ Nương had gone, Thủy Tinh now arrived. Standing on his dragon shaped boat, Thủy Tinh led his company of sea creatures, among them were whales, sharks, crabs, lobsters and tortoises carrying his presents for the imperial family. But it was already too late!
13) Giận lắm! Thủy Tinh xua quân đuổi theo. Chàng làm phép cho mưa tuôn, gió thổi, sấm chớp đùng đùng rồi lại dâng nước lên cao để đòi lại Mỵ Nương. Nhưng nước càng dâng lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi cao lên bấy nhiêu. Rốt cuộc thấy không thắng nổi, Thủy Tinh đành rút quân về biển.
13) Thủy Tinh became mad with anger, he ordered his army of sea creatures to chase after Sơn Tinh. He struck down with storms and thunders and raised the water in the river in an effort to win back Princess Mỵ Nương. But as the water rose, Sơn Tinh raised the mountain even higher and faster. Finally, Thủy Tinh lost the battle and had to return to the sea.
14) Từ đó trở đi, hàng năm ở miền Bắc Việt Nam thường có những vụ nước sông lên cao làm cho ruộng đồng dễ bị ngập lụt. Dân chúng phải cùng nhau đắp đê ở ven sông để đề phòng lụt. Người ta cho rằng nước sông lên cao là vì Thủy Tinh vẫn còn nhớ mối thù xưa, nên mỗi năm lại muốn đánh nhau với Sơn Tinh một lần, mặc cho dân chúng sống ở vùng đồng bằng bị khổ sở vì nạn lụt...
14) From then on, every year around June or July, the rivers in North Vietnam would threaten to flood the low lands. People have to build dikes to stop the flood. It is believed that Thủy Tinh is still angry and wants to take revenge on Sơn Tinh one more time despite the misery inflicted upon the people living in the delta.
1) Nhà Thục làm vua ở Cổ Loa được 50 năm thì bị Triệu Đà đánh chiếm lấy nước. Triệu Đà là người Tàu, liền đem sát nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, để lập ra nước Nam Việt. Sau đó, Triệu Đà tự xưng làm vua, hiệu là Triệu Vũ Vương (207 trước Tây lịch).
1) King Thục governed the country for fifty years before he was defeated by Triệu Đà. Triệu Đà, who was Chinese, then merged Âu Lạc country to Nam Hải province to form a new nation called Nam Việt. He crowned himself king, with the title Triệu Vũ Vương (207 B.C.)
2) Triệu Vũ Vương đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông) chia nước Âu Lạc chiếm được thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân rồi cử người xuống cai trị. Lưu Bang (vua Cao Tổ nhà Hán) sai sứ là Lục Giả sang phong cho Triệu Đà làm Nam Việt Vương.
2) King Triệu set up his capital at Phiên Ngung (of Quảng Đông) and divided Nam Việt into two provinces: Giao Chỉ and Cửu Chân. He sent officials to govern each province. King Lưu Bang (King Cao Tổ, founder of the Hán dynasty in China) sent ambassador Lục Giả to Nam Việt and bestowed the title Nam Việt Vương (king of Nam Việt) to Triệu Đà.
3) Đến đời Triệu Ai Vương, vua nhà Hán lại cho sứ giả là An Quốc Thiếu Quý sang dụ Ai Vương về hàng và đem nước Nam Việt dâng cho nhà Hán. Triệu Ai Vương cùng vợ là Cù Thị (vốn là người Tàu) sửa soạn sang chầu vua Hán, để dâng nộp đất đai.
3) Triệu Ai Vương succeeded Triệu Vũ Vương. King of the Hán in China again sent his ambassador An Quốc Thiếu Quý Nam Việt to persuade King Ai Vương to surrender. King Ai Vương and his wife Cù (who was Chinese) then prepared for a trip to China, paying tribute to the Hán king and offering the country of Nam Việt to him.
4) Được tin này, dân chúng các quận Giao Chỉ và Cửu Chân đều không bằng lòng. Tể Tướng Lữ Gia cùng mấy vị trung thần liền vào tận cung của Ai Vương và Cù Thị để tâu bày mọi lẽ và can ngăn vua đừng dâng đất cho nhà Hán. Ai Vương trả lời: "Ý Trẫm đã quyết như thế rồi! Đừng nói nhiều nữa."
4) When the news broke out, the people of Giao Chỉ and Cửu Chân provinces were very upset. Prime Minister Lữ Gia and the other patriotic generals went to see the King and Queen and tried to convince them not to offer Nam Việt to the Hán. However, King Triệu would not listen, and said to them: "I have made up my mind, please don't say any more of the matter."
5) Về nhà, Lữ Gia viết hịch, kể tội bán nước của Triệu Ai Vương rồi cho đem dán ở khắp mọi nơi. Sau đó Lữ Gia đem quân vào cung, giết Ai Vương, Cù Thị cùng sứ giả An Quốc Thiếu Quý... Rồi ông lập Kiến Đức (có mẹ là người Việt) lên làm vua, hiệu là Triệu Dương Vương.
5) Lữ Gia went home and wrote up a proclamation, denouncing Triệu Ai Vương as a traitor to the country. The proclamation was posted everywhere for all to know. After that, Lữ Gia brought his troops to the royal palace and killed King Triệu, his queen Cù, as well as the Chinese ambassador An Quốc Thiếu Quý. Lữ Gia then supported Prince Kiến Đức (who had a Vietnamese mother) to the throne. Kiến Đức became king of Nam Việt with the title Triệu Dương Vương.
6) Lúc này, tướng nhà Hán là Hàn Thiên Thu đã đem quân tiến vào Nam Việt. Lữ Gia đem binh ra chống cự, giết được Hàn Thiên Thu ngay tại trận. Sau đó, Lữ Gia cho gói lá cờ lệnh của Hàn Thiên Thu lại, và sai người đem gửi trả nhà Hán.
6) At that time, the Hán general Hàn Thiên Thu and his troops were already crossed the border and entered Nam Việt. Lữ Gia brought his army to crush down the Hán invaders; Hàn Thiên Thu was killed in battle, and Lữ Gia sent Hàn's commanding flag (a flag that is used)
7) Vua Hán tức giận lắm, liền cử Dương Bộc, Lộ Bác Đức đem quân sang đánh báo thù. Lữ Gia chống cự không nổi phải đem Triệu Dương Vương chạy trốn. Quân nhà Hán đuổi theo rất gắt... Sau đó, Triệu Dương Vương với Lữ Gia đều bị bắt rồi cùng bị giết.
7) The Hán king was very angry; he ordered general Dương Bộc, Lộ Bác Đức to bring their armies to take revenge on Nam Việt. Lữ Gia was unable to fight off Hán's powerful armies. He and King Triệu fled to the South. They were later captured and killed by the enemy.
8) Hai viên quan ở các quận Giao Chỉ và Cửu Chân liền đem 100 con trâu cùng gạo, rượu ra nộp quân nhà Hán để xin đầu hàng. Kể từ đó (111 trước Tây lịch) nước Nam Việt bị nhà Hán chiếm luôn và đổi tên là Giao Chỉ Bộ rồi đặt quan Tàu cai trị.
8) Hearing the news, the two governors at Giao Chỉ and Cửu Chân provinces offered one hundred buffaloes, along with rice and wine, to the Hán generals and surrendered. Since then, in 111 B.C. the country of Nam Việt was under the Chinese ruling. The Hán king changed Nam Việt to Giao Chỉ Bộ and put Chinese officials in charge.
1) Giao Chỉ Bộ được đặt dưới quyền cai trị của một viên Thứ Sử. Dưới bộ là quận, đứng đầu mỗi quận là một viên Thái Thú. Thứ Sử và Thái Thú đều là người Tàu, được vua nhà Hán cử sang. Dưới quận nữa là huyện.
1) Giao Chỉ Bộ was place under the administration of Thứ Sử, a Chinese administrator. Giao Chỉ Bộ was divided into counties. The head counties was Thái Thú, a mandarin from China. And each county was sub-divided into towns.
2) Giao Chỉ Bộ có tất cả 9 quận. Trừ 6 quận thuộc về vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Tàu, còn ba quận sau là nước Việt Nam hiện nay. Đó là các quận Giao Chỉ (Bắc Việt), quận Cửu Chân (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào đến đèo Hải Vân).
2) Giao Chỉ Bộ was composed of nine counties. Six of them belonged to Quảng Đông and Quảng Tây provinces of China. The rest belonged to the Việt country. They were Giao Chỉ county (now Northern Vietnam), Cửu Chân county (now Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh provinces) and Nhật Nam county (from Hoành Sơn mountain to Hải Vân nowadays).
3) Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam là những quận thuộc về lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Dân số của ba quận lúc đó gồm độ một triệu rưỡi người, sinh sống ở trong gần 200 ngàn nóc nhà... Viên Thứ Sử đầu tiên tên là Thạch Đái.
3) The three Giao Chỉ, Cửu Chân, and Nhật Nam counties later belonged to Việt Nam territory. At that time, the total population of the three counties was around one and a half million, lived in two hundred thousand households. The first Thứ Sử was Thạch Đái.
4) Các viên Thái Thú Tàu sang cai trị phần nhiều đều tham lam, độc ác. Chúng chỉ tìm cách vơ vét vàng bạc của dân chúng. Ai chống lại là chúng chém, chúng giết thẳng tay. Tuy nhiên cũng có vài người khá tốt là Tích Quang và Nhâm Diên.
4) Most of the Thái Thú from China were cruel and greedy. They were all interested in collecting people's precious belongings such as gold and silver. Whoever tried to stand up for their rights were brutally killed. However, some Thái Thú were also kind, such as Tích Quang and Nhâm Diên.
5) Tích Quang làm Thái Thú ở quận Giao Chỉ vào đầu Thế kỷ thứ nhất. Ông là người hiền hậu, lại học rất giỏi. Ông đã đem những điều lễ nghĩa ra giảng dạy cho người dân trong quận.
5) Tích Quang was the Thái Thú of Giao Chỉ county during the beginning of the First century. He was a benign and literary man. He taught people civility and righteousness.
6) Thường thì ít khi Tích Quang dùng đến hình phạt. Những người có lỗi đều được ông chỉ cho biết rõ lỗi lầm và khuyên bảo lần sau đừng làm như thế. Rồi ông tha cho họ về nhà. Do đó, Tích Quang được dân trong quận rất mến phục.
6) Generally, Tích Quang rarely used punishment. He usually talked to criminals, advised them not to do so again, and then released them. Thus, he was greatly admired by everyone.
7) Người thứ hai là Nhâm Diên làm Thái Thú ở quận Cửu Chân trong vòng 4 năm. Trong quãng thời gian này, người dân Việt còn sống bằng nghề săn bắn, hoặc đánh cá. Hàng năm họ phải đem các thứ đã săn bắn được, sang quận Giao Chỉ đổi lấy thóc gạo để đem về ăn.
7) The second Thái Thú was Nhâm Diên. He was Thái Thú of Cửu Chân county for four years. During that time, the Việt people still hunted and fished for a living. Every year, they trade their catch for rice from Giao Chỉ county.
8) Nhâm Diên dạy cho dân chúng biết cách đúc rèn lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng sắt để làm ruộng, phá rẫy, khai khẩn đất hoang... Trâu bò trước chỉ nuôi để ăn thịt. Bây giờ Nhâm Diên dạy cho người làm ruộng biết cách dùng trâu, bò để kéo cày, vỡ đất.
8) Nhâm Diên taught people to forge iron hoes, plowshares. He also encouraged people to deforest to make fields for farming. Prior to this, buffaloes and cows were primarily raised for meat. Now, Nhâm Diên taught people how to use buffaloes and cows to pull the plowshares to till the soil.
9) Ruộng nương mỗi ngày một mở rộng. Dân chúng vui vẻ cày ruộng, cấy lúa. Đến mùa gặt, lúa chín đầy đồng, mọi người ra gặt lúa về để dành ăn quanh năm. Do đó mà thóc gạo luôn luôn đầy đủ, không phải lo thiếu ăn như trước nữa.
9) Fields were expanding and people were cheerful at harvest time: they collected their fields full of ripening rice. Unlike years before, hunger was no longer a problem during those years since rice were not so scarce.
10) Nhâm Diên còn gửi giấy tờ đi các nơi, bắt đàn ông từ 20 đến 50 tuổi, đàn bà, con gái từ 15 đến 40 tuổi, bằng đôi phải lứa, phải lấy nhau, kết hợp thành vợ, thành chồng. Người nào nghèo quá, các quan ở địa phương phải rút bớt lương bổng của mình để giúp họ làm đám cưới...
10) Nhâm Diên also ordered matching men between the age of twenty to fifty and women between the age of fifteen to forty to get married. He then ordered the local heads to donate part of their salaries to couples who were too poor to afford a wedding ceremony.
11) Thời kỳ Bắc thuộc (bị người Tàu cai trị) kéo dài hơn một ngàn năm (từ năm 111 trước Tây lịch đến năm 939 sau Tây lịch) mới chấm dứt. Đó là nhờ công ơn Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang để mở đầu cho thời kỳ độc lập ở nước Nam.
11) The Chinese domination period lasted for more than one thousand years (111 B.C. to 939 A.D.). The independence era was marked by King Ngô Quyền's victory over the Nam Hán's at Bạch Đằng river.
12) Trong quãng thời gian hơn một ngàn năm bị người Tàu cai trị, người Việt cũng đã nổi lên chống lại người Tàu nhiều lần. Đó là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Hắc đế, Bố Cái Đại Vương, Khúc Thừa Dụ, Dương Diên Nghệ v.v... rồi sau mới tới Ngô Quyền...
12) During the period of over one thousand years under the Chinese domination, the Việt people attempted to revolt against the Chinese several times. Those were the revolutions of the Trưng's sisters, Lady Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương, Khúc Thừa Dụ,
1. Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang rồi họp cùng nước Thục mà thành lập nước Âu Lạc. Thục Phán tự xưng là Thục An Dương Vương. Con cháu vua Hùng sợ bị Thục Phán giết hại nên cùng rời bỏ Phing Châu. Mọi người đổi họ tên, rồi trốn đi khắp bốn phương để tránh tai họa.
1) A long time ago, the small country of Văn Lang was invaded by Thục Phán. He united the countries of Thục and Văn Lang to found a new country, called Âu Lạc. Thục Phán claimed himself King of Thục An Dương. King Hùng's descendants left Phong Châu for fear of being killed by Thục Phán.
Một chi họ Hùng làm Lạc tướng đã đổi là họ Trưng rồi tìm về sinh sống ở Thiên Sớ (Thái Nguyên). Đến đời Hùng Định (tức là Trưng Định) thì lại rời Thiên Sớ mà chuyển về thôn Hạ Lôi, thuộc huyện Mê Linh (Vĩnh Yên). Ông Trưng Định làm thầy đồ dạy trẻ con trong thôn học chữ nho.
2) One of King Hùng's clan, a royal general, changed his last name to Trưng and moved to live in Thiên Sớ (Thái Nguyên) until the Hùng Định (or Trưng Định) generation. Then, they moved again to the village of Hạ Lôi in the Mê Linh District. There, Trưng Định was a scholar teaching Chinese characters to children in the village
3. Năm Quý Dậu (năm thứ 13 dương lịch) ông Trưng Định lấy bà Trần Thị Đoan ở thôn Cổ lai gần đó. Bà Đoan là một cô gái quê rất hiền lành. Quanh năm, bà trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa để sinh sống trong gia đình.
3) In the year Quý Dậu (13 A.D.), Trưng Định married Trần Thị Đoan, a sweet countrygirl in neighboring Cổ Lai village. All the year round Mrs. Trưng (Trần Thị Đoan) worked hard with planting and weaving silk.
4. Sang năm Giáp Tuất (năm thứ 14 dương lịch) bà Trần Thị Đoan sinh đôi, được hai cô con gái. Hôm đó là ngày mồng 01 tháng tám. Hai cô bé sinh đôi trông rất dễ thương. Hàng xóm kéo nhau đến mừng đầy nhà. Ai cũng khen hai cô gái nhỏ nằm trên tay mẹ.
4) One year later, in the year of Giáp Tuất (14 A.D.), Mrs. Trần Thị Đoan gave birth to twin girls. It was on the first of the eighth month in the year of the Dog. The twins were so cute and lovely. Everyone in the village came to congratulate Mr. and Mrs. Trưng Định on the birth of the beautiful twins.
5. Ông bà đặc tên cho hai con gái là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trưng Trắc, Trưng Nhị càng lớn càng xinh đẹp. Hai cô không thích chăn tằm, hái dâu như mẹ. Chiều chiều hai chị em lại ra vườn tập múa gươm, bắn cung, chả khác gì con trai...
5) The twins were named Trưng Trắc and Trưng Nhị who later grew up into beautiful ladies. Unlike their mother, they did not like to do the planting, farming or weaving. Instead, they practiced with swords and arrows every afternoon in the yard, just like the boys.
6. Thời đó nhà Hán cai trị nước ta. Tô Định làm thái thú ở Giao Chỉ rất tham lam, tàn ác. Hắn sai Ngụy Húc và quân lính về thôn xóm, vơ vét thóc lúa, gà vịt của dân. Mọi người quỳ lạy, van xin nhưng Ngụy Thúc vẫn không tha.
6) At that time, our country was ruled by the Chinese under the Hán dynasty. They called our country Giao Chỉ. The Governor of Giao Chỉ was Tô Định, a greedy and brutal man who gave order to Ngụy Húc and his soldiers to go into the villages to take rice and poultry away from people. The village pleaded to be spared, but it was hopeless.
7. Ngụy Húc cho lính trói dân ngèo lại rồi đánh đập rất dã man. Chúng lấy dùi nung đỏ rồi áp vào má các cụ già để hỏi nơi dấu thóc lúa. Chúng treo ngược trẻ con lên trên cành cây để bắt chỉ nơi ẩn trốn của bố mẹ.
7) Ngụy Húc had the villagers tied with ropes and beaten brutally. He tortured the old people with hot iron rods to ask about the hidden warehouses of rice. Children were hanged upside down on the trees and asked to show the places where their parents were hiding themselves.
8. Nghe tin này, Trưng Trắc và Trưng Nhị rất tức giận. Hai chị em vội lấy gươm cất giấu ở mái nhà xuống. Rồi cả hai cùng chạy ra đầu làng, nơi Ngụy Húc đang tra khảo dân. Từ xa đã vươn lên những tiếng kêu rên và khóc lóc, van lạy...
8) Hearing that the Hán soldiers were in the village, the Trưng sisters were very angry. Hurriedly they took their swords from the roof, then ran to where the people were being tortured by Ngụy Húc. The cries and laments could be heard from the distance.
9. Chạy tới nơi, Trưng Nhị quát to: „Ngừng tay! Quân khốn kiếp! Tại sao chúng mày lại độc ác, dã man đến thế!“ Quay lại chỉ thấy hai cô gái xinh đẹp, Ngụy Húc và mấy tên lính cùng nhe răng ra cười. Không ngờ, tên lính cầm roi đã bị Trưng Trắc đá ngã lăn xuống ruộng.
9) Upon arriving, Trưng Nhị shouted loudly: "Stop! Rascals! How can you be so cruel and barbarous?" Turning back, Ngụy Húc and the soldiers saw two pretty young ladies, they all grinned. Quickly and unexpectedly, the soldier with the rod in his hand was kicked by Trưng Trắc and fell down into the rice field.
10. Cùng lúc đó, Trưng Nhị đưa nhẹ lưỡi kiếm, cắt đứt tai bên phải của của Ngụy Húc. Trước cảnh chớp nhoáng đó. Ngụy Húc và mấy tên lính bàng hoàng, lo sợ... Chúng vất cả gươm giáo mà ù té chạy thẳng về Luy Lâu. Hai chị em liền cởi trói cho mọi người...
10) At the same time, Ngụy Húc's right ear was cut by Trưng Nhị's sword. It happened so quick that Ngụy Húc and his soldiers were stunned with fear. They all threw away their weapons and ran back to Luy Lâu. Trưng sisters quickly untied everyone.
11. Ngụy Húc ôm tai cụt chạy về thành Luy Lâu để trình mọi việc với Tô Định. Tô Định nổi giận bắt chém Ngụy Húc rồi phái Tích Lâm đem 100 quân đến vây thôn Hạ Lôi. Chúng bắc loa ra lệnh cho hai cô gái họ Trưng phải nộp mạng. Nếu không chúng sẽ đốt cháy mọi nhà.
11) With his ear cut off, Ngụy Húc ran back to Luy Lâu and reported everything to governor Tô Định. Tô Định was furious that he ordered Ngụy Húc beheaded. Then he sent Tích Lâm with 100 soldiers to the village of Hạ Lôi. They ordered that the Trưng sisters surrender or they would set all houses on fire.
12. Nghe lời quát tháo, Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng chạy ra. Thấy hai cô gái bé nhỏ, xinh đẹp, Tích Lâm coi thường và buông lời trọc ghẹo. Tức thì Tích Lâm đã bị Trưng Nhị chém làm ba đoạn. Bọn lính Tàu mất chủ tướng, bỏ chạy thoát thân. Được tin này, Tô Định giận lắm nhưng chưa dám ra tay ngay...
12) Hearing such insolent words, the Trưng sisters came out immediately. Seeing the two lovely young ladies, Tích Lâm was off his guard and began his flirtation. Right away, Tích Lâm was cut into three pieces by Trưng Nhị. Without a leader, the Chinese soldiers ran away in chaos. Tô Định was very angry at this news but did not dare to do anything yet.
13. Trong khi ấy dân chúng họp lại để hoan hô hai vị nữ anh hùng đã bênh vực họ. Họ đem trái cây như chuối, cam, đến biếu. Trưng Trắc, Trưng Nhị cười cảm ơn mọi người rồi dặn rằng: „Bọn giặc nếu còn đến nữa, thì cứ đánh trống đánh mõ lên, chúng tôi sẽ ra giúp...“
13) All the people in the village gather around the Trưng sisters to praise the two heroines. The Trưng sisters only smiled and said: "If the invaders come again, beat the drums and we will come to help at once."
14. Một cụ già nói: „Hay là chúng ta chạy vào vùng núi để tránh sự trả thù của Tô Định.“ Trưng Nhị trả lời: „Xin cụ và mọi người đừng sợ! Nếu chúng ta cùng họp nhau lại bênh vực lẫn nhau thì mười Tô Định cũng không dám làm gì! Hợp quần thành sức mạnh.“
14) One old man asked: "Shall we move to the mountain to avoid Tô Định's revenge?" Trưng Nhị answered: "Everyone should not worry. If we are united to defend one another, then ten Tô Định won't dare harming us.. Unity makes strength."
15. Phải đấy! Có hai cô nương đây giúp sức, chúng ta quyết giết hết bọn quân lính nhà Hán!“ Mọi người cùng hô lớn... Trưng Trắc, Trưng Nhị rất vui mừng thấy lòng dân đều căm thù quân cướp nước. bây giờ chỉ cần có người đứng lên là dân sẽ ùa theo.
15) All the villagers shouted: "That's right! With help from both of you, we will destroy all the Hán's soldiers." The Trưng sister was pleased to with the people's hatred for the invaders. If there were a leader, everyone would follow at once.
16. Huyện Chu Diên lúc đó có gia đình ông Đặng Tập là dòng dõi Lạc tướng. Con trai ông tức Đặng Thi Sách, là một thanh niên khỏe mạnh, rất yêu nước, thương dân. Liền mấy năm, Thi Sách đi khắp nơi để tìm kết bạn với những người cùng chí hướng với mình.
16) In the meantime, in the Chu Diên district, there lived a family of Đặng Tập, a descendant of a royal general (Lạc Tướng). He had a son whose name was Đặng Thi Sách, a strong and brave young man with a deep love for his country and people. He traveled all over the country in quest of comrades to fight the Chinese.
17. Một hôm Thi Sách tới thôn Cổ Lai, Mê Linh, thì nghe thấy chuyện hai cô con gái họ Trưng giết quan quân của Tô Định để bảo vệ dân làng. Thi sách cảm phục lắm. Chàng liền viết một lá thư gửi đến Trưng Trắc và Trưng Nhị để xin được gặp mặt. Thư Viết xong, chàng nhờ một cụ già chuyển giúp tới gia đình họ Trưng.
17) When Thi Sách arrived at Cổ Lai village in Mê Linh, he heard about the Trưng sisters, who killed the Hán's soldiers to protect the people. He admired them very much. He wrote a letter to request an appointment. Then he asked an old man in the village to bring the letter to the Trưng family.
18. Nhận được tin này, Trưng Nhị bàn với chị nên mời Đặng Thi Sách đến chơi. Thi Sách liền cùng cụ già đưa thư hôm trước tới. Trong khi trò chuyện, hai bên đều vạch rõ sự tàn ác của Tô Định. Và muốn cứu dân chúng chỉ còn cách đánh đuổi bọn quan quân nhà Hán ra khỏi đất Giao Chỉ. Thật là cùng hợp ý nhau.
18) Received the letter, Trưng Nhị suggested to her sister invite Đặng Thi Sách to their home. Soon, Thi Sách came with the old man. During their conversation they agreed with each other on almost everything. They also agreed that only by resisting the Hán invaders and expelling them from the country could they save the people.
19. Sau nhiều lần gặp mặt, bàn chuyện cứu dân, cứu nước, Trưng Trắc đã nhận lời cầu hôn của Thi Sách. Đám cưới tuy đơn giản nhưng rất trang nghiêm giữa hai đám trai tráng ở Mê Linh. Những người này rất sung sướng được làm gia nhân của cặp vợ chồng tài giỏi, có chí lớn là Trưng Trắc và Thi Sách.
19) After many meetings to discuss the ways to save the country and the people, Trưng Trắc accepted Thi Sách's marriage proposal. A simple but stately wedding ceremony was held in presence of all the young people of Mê Linh who were very glad to be the supporters of the great couple, Trưng Trắc and Thi Sách.
20. Trong tuần trăng mật, Thi Sách được tin một con hổ thọt ở rừng Thanh Lâm thường về làng bắt trâu bò và giết hại người. Chàng liền bàn cùng vợ quyết tìm cách trừ án thú, cứu dân. Cả hai người nai nịt cẩn thận, theo dấu chân hổ thọt vào khu rừng rậm. Sau mấy ngày theo dõi, Thi Sách bỗng thấy con hổ ra bờ suối uống nước.
20) While on their honeymoon, they heard about a limp tiger in Thanh Lâm jungle that had frequently killed a lot of people and cattle in the village. The couple discussed how to destroy the beast to save the lives of villagers. They followed the foot prints of the tiger deep into the dense jungle. After a few days, one morning Thi Sách saw the tiger drinking on the bank of a brook.
21. Nhanh như chớp, Thi sách phóng người ra đấm mạnh vào đầu ác thú. Con hổ này gầm gừ lên rồi quay phắt lại vồ Thi Sách. Thế là người và thú cùng vật lộn, đánh đấm, cấu xé lẫn nhau, thật dữ dội. Sẵn cái rìu trong tay, Trưng Trắc chạy lại bổ mạnh vào đầu hổ thọt. Con này gầm lên rồi nhảy qua suối chạy trốn...
21) As fast as lightning, Thi Sách lunged at the tiger with a strong punch at its head. The tiger roared loudly and turned quickly to pounce on Thi Sách. A terrific wrestle between the man and animal followed. With a hack in hand, Trưng Trắc run to the tiger and struck at its head. The tiger roared and jumped across the brook to escape.
22. Nhưng vì máu ra nhiều quá, con hổ thọt đuối sức ngã vật xuống bờ suối, giãy giụa mấy cái rồi chết. Dân làng được tin, vui mừng kéo nhau đến khiêng xác hổ về. Họ khoanh tay làm kiệu, khiêng anh hùng giết hổ vừa đi vừa nhảy múa, reo hò. Trưng Trắc cũng được các thôn nữ vây quanh, hoan hô nhiệt liệt...
22) But the tiger was exhausted from many bleeding wounds. It fell down by the bank of the brook and died. The villagers were so happy at the news, they ran into the jungle to carry the dead tiger to the village. They were shouting and dancing excitedly while carrying Thi Sách, the hero, on their arms and shoulders. Trưng Trắc was also surrounded and cheered by the country girls.
23. Tin này được loan truyền ra rất mau. Ở đâu người ta cũng bàn về chuyện giết hổ, cứu dân của vợ chồng Thi Sách. Họ nói thêm rằng hai người này còn nuôi chí lớn khác thường. Do đó, anh hùng, nữ kiệt ở các nơi kéo về Mê Linh mỗi ngày một đông, để gặp Thi Sách.
23) The news of how the tiger was killed reached far and wide. People also recounted the couple's patriotic ideal. Therefore, more and more heroes and heroines from everywhere came to Mê Linh to meet Thi Sách
24. Để che mắt Tô Định, Trưng Nhị dẫn những người này về Yên Lãng (Phúc Yên) để phá rừng, lập ấp. Họ âm thầm đắp thành Tam Kha (tục gọi là thành Dền) để làm nơi luyện tập võ nghệ và rèn đúc khí giới. Ngoài ra, họ còn cấy lúa trồng khoai, nuôi trâu bò để có sẵn lương thực, phòng khi cần dùng tới.
24) To avoid Tô Định, Trưng Nhị took these people to Yên Lập (Phúc Yên) to clear the forest and establish new hamlets. They also secretly built the Tam Kha fortress (it was also called the Dền fortress) where they practiced martial arts and made weapons. Moreover, they also farmed and raised cattle so that the food supply would be always ready whenever needed.
25. Biết được tin này, Tô Định cho mời vợ chồng Thi Sách lên thành Luy Lâu để hỏi rõ thực hư. Thi Sách muốn một mình ra đi để gặp Tô Định. Chàng dặn cứ ở nhà theo dõi tình hình, để kịp thời đối phó. Trưng Trắc vẫn sợ Tô Định bày mưu hãm hại chồng. bà cho bốn gia nhân giỏi võ đi theo để bảo vệ chồng.
25) When informed of this news, Tô Định invited Thi Sách to the Luy Lâu citadel to ask them whether the stories were true. Thi Sách wanted to go alone to see Tô Định. He asked his wife to observe the situation closely to be able to respond when the situation demanded. Yet Trưng Trắc was afraid that Tô Định would harm Thi Sách, so she ordered four of the best boxers to escort Thi Sách.
26. Tới thành Luy Lâu, Tô Định cho bày tiệc rượu để khoản đãi Thi Sách. Sau vài tuần rượu, Tô Định hỏi: "Ta nghe nói vợ chồng ông thường luyện tập võ để chống lại ta phải không?" Thi Sách đáp liền: "Nếu quan thái thú biết thương yêu, giúp đỡ dân thì không ai chống lại cả! Còn nếu tàn ác, hại dân thì dân không chịu nổi mà chẳng dung tha!"
26) At Luy Lâu, Thi Sách was treated with an extravagant banquet. After a few drinks, Tô Định asked: "I am told that you and your wife have been practicing martial arts to resist me, is that true?" "If you love and help the people, no one will resist you, sir. If you are cruel they will stand up against you" answered Thi Sách
27. "Như vậy, ông cho ta tàn ác hay sao?" Tô Định giận dữ quát. Thi Sách bình tĩnh trả lời: "Quan thái thú thử nghĩ xem! Bắt dân lên rừng lấy ngà voi, kiếm sừng tê giác, xuống biển mò ngọc trai" Nếu không nộp đủ là đánh đập, chém giết. Làm như thế có phải là dã man, tàn ác không?
27) "So you think that I am cruel! " yelled Tô Định angrily. Thi Sách calmly said: "You can think it over, sir. Isn't it cruel that our people were forced to go deep into forests to look for elephant tusks and rhinoceros horns; to dive to the bottom of the sea to look for pearls; then they are beaten brutally or killed if they can't meet your demands." Tô Định angrily threw his wine cup on the floor and gave order to the guards to arrest Thi Sách.
28. Bốn gia nhân đi theo Thi Sách vộ nhảy ra chống đỡ. Thi Sách cũng rút gươm ra chém Tô Định. Một trận ác chiến xảy ra ngay cạnh bàn tiệc. Vì quân lính của Tô Định quá đông, lại đầy đủ vũ khí giới nên lần lượt những người bảo vệ Thi Sách đều bị hạ. Sau cùng Thi Sách cũng bị giặc dùng giáo dài đâm chết.
28) Thi Sách drew his sword to kill Tô Định. His four bodyguards also fought bravely. The banquet became a terrible battle. As there were too many of Tô Định's soldier with weapons. Thi Sách's bodyguards were killed first. Thi Sách was also killed by the enemy.
29. Tô Định cho đem treo cổ Thi Sách lên cành cây cao ở trước cổng thành. Y lại cho dán một tờ yết thị lớn cạnh đó. Trong tờ yết thị này, Tô Định kể tội Thi Sách đã làm loạn, chống lại nhà Hán nên bị trừng phạt để làm gương cho mọi người. Tô Định nghĩ rằng làm như thế, dân chúng sẽ run sợ, không dám nổi lên nữa.
29) Tô Định ordered Thi Sách's body be hung on a tree at the gate of the Citadel with a notice posted beside it. In the notice was Tô Định accused Thi Sách of rebelling against the Hán's authorities. His death punishment was an example to everyone. Tô Định thought the people would be terrified by this and would not dare to rebel again.
30. Được tin dữ này, Trưng Trắc làm lễ để tang chồng. Rồi bà thảo tờ hịch truyền đi dán ở khắp nơi. Trong tờ hịch, bà nhắc lại những tội ác của bọn quan quân nhà Hán. Hai bà hô hào dân chúng ở khắp nơi nổi dậy đánh đuổi quân cướp nước. Già trẻ, trai gái xúm lại đọc tờ hịch và bàn nhau kéo về Mê Linh, dựng cờ khởi nghĩa giết giặc.
30) Hearing this bad news, Trưng Trắc held a mourning ceremony for her husband. Then she drafted a proclamation in which she related the crimes of the Hán government and soldiers. The proclamation was passed from one village to the next. The Trưng sisters called on people to stand up to resist the Ha'n invaders. All people, old and young, men and women gather to read the proclamation and to discuss about going to Mê Linh to raise the flag of resistance.
31. Thanh niên thiếu nữ ở khắp bốn phương ùn ùn kéo về. Trưng Nhị cũng đem đoàn trai tráng đang luyện tập võ nghệ ở thành Dền tới. Xuân Nương, Thiều Hoa, Bát Nạn, lê Chân,... những nữ kiệt xa gần đều nổi lên theo tờ hịch của Trưng Trắc. Thời cơ đã đến, Trưng Trắc làm lễ tế Trời, Đất, Tổ Tiên rồi đem quân tiến về thành Luy Lâu đánh Tô Định.
31) Young people, men and women, crowded in Mê Linh from all corners of the country. Trưng Nhị also brought the troops from Dền fortress. Heroines from everywhere like Xuân Nương, Thiều Hoa, Bát Nạn, Lê Chân, etc... all came in response to Trưng Trắc's proclamation. Trưng Trắc prayed to the God of The Heaven, God of The Earth and The Ancestors before she led the troops to attack the Chinese in the Luy Lâu citadel.
32. Tô Định đem quân ra chống cự nhưng bị thua to, liền bỏ chạy trốn về Tàu. Quân lính của hai bà Trưng đại thắng, tiến vào thành Luy Lâu, nơi đồn trú của thái thú gian ác nhà Hán. Dân chúng trong thành kéo ra đón mừng. Rồi chỉ trong một thời gian ngắn, 65 thành trì ở các nơi, do giặc Hán đóng giữ, đều bị các nữ tướng của hai bà đánh hạ. Đất Giao Chỉ đã sạch bóng dáng quân thù.
32) Tô Định and his soldiers fought back but were defeated decisively. They escape back to China. The Trưng sisters soldiers triumphed and advanced into the Luy Lâu citadel. The people inside the citadel poured out into streets to hail and welcome the victorious troops. In a short time, a total of 65 fortresses occupied by the Hán invaders were captured. All of the enemies were swept away.
33. Khắp nơi dân chúng vui mừng, reo múa, ca hát. Hai bà Trưng cho quân mở hội ăn mừng. Trong lúc hân hoan, các tướng và quân sĩ đồng thanh suy tôn bà Trưng Trắc lên làm vua. Từ chối không được, bà Trưng Trắc lên làm vua. Từ chối không được, bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Vương phong cho Trưng Nhị làm Bình Khôi công chúa. Các tướng tá, quân lính khác đều được gia phong chức tước.
33) People all over the country were so happy. Everyone sang, danced with joy. Festivals were held everywhere to celebrate the victory. All the generals, officers and soldiers beseeched Trưng Trắc to be their Queen. It was impossible for her to refuse, so Trưng Trắc was crowned Queen of Giao Chỉ. She chose Mê Linh as the capital. Trưng Nhị was bestowed the title of Princess of Bình Khôi by Queen Trưng Trắc and all the other generals, officers and soldiers were offered titles, too.
34. Dân chúng khắp nơi được miễn làm xâu, nộp thuế trong hai năm liền. Đất nước được hoàn toàn độc lập. Trong khi ấy thì vua Quang Võ nhà Hán bắt Tô Định trị tội. Để báo thù, Quang Võ phong cho tướng già Mã Viện làm phục ba tướng quân, đem đại binh sang tái chiếm Giao Chỉ. Phó tướng Lưu Long được cử đi giúp Mã Viện...
34) People across the land were exempted from paying taxes for two years. The country was completely independent and free. At that time, King Quang Võ of the Hán ordered Tô Định be punished, and designated the old general Mã Viện to be Phục Ba Commander with the goal of leading a big army to invade Giao Chỉ again in revenge. Vice general Lưu Long was assigned to support Mã Viện.
35. Cậy thế đông người, Mã Viện xua quân vượt biên giới tiến đánh đất Giao Chỉ. Thánh Thiên, Bát Nạn, Lê Chân, Thiều Hoa, Xuân Nương, Thục Nương, Vinh Hoa v.v... các nữ tướng của hai bà, chia nhau ngăn chặn quân Mã Viện. Mã Viện lại xin thêm quân và Quang Võ cho thêm hai chục vạn quân nữa sang tiếp ứng. Có viện binh tới Mã Viện mở trận đánh lớn ở vùng Lãng bạc...
35) Taking advantage of having a large force, Mã Viện swiftly led the troops across the border advancing into Giao Chỉ to attack. The Trưng sisters ordered Thánh Thiên, Bát Nạn, Lê Chân, Thiều Hoa, Xuân Nương, Thục Nương, Vinh Hoa, etc... to stop Mã Viện's advance. They succeeded. Mã Viện had to ask for more soldiers. King Quang Võ provided 200,000 more soldiers as reinforcements. With fresh troops, Mã Viện headed a fierce attack at Lãng Bạc.
36. Hai bà Trưng rút quân về Cẩm Khê để chống lại quân Hán. Một hôm đang ngồi trong trướng, tự nhiên ngọn cờ lớn ở giữa sân bị gẫy làm hai. Quân sĩ cho là điềm không lành sắp xẩy ra. Quả nhiên, Mã Viện chia quân làm nhiều mặt tiến đánh Cẩm Khê. Quân của hai bà chống cự không lại, phải rời bỏ thành.
36) The Trưng sisters withdrew their troops to Cẩm Khê to fight against the Hán's soldiers. One day the flag pole in their military headquarters suddenly broke into two halves. The Trưngs' soldiers considered it a bad omen. It was true! Cẩm Khê was soon besieged by Mã Viện. The Trưng sister and her soldiers fled from Cẩm Khê.
37. Quân Mã Viện đuổi theo. Chạy tới Hát Giang, hai bà cùng từ mình voi, nhảy xuống sông tự tử. Hôm đó là ngày mồng 8 tháng 5 năm Quý Mão (tức năm thứ 44 sau Thiên Chúa giáng sinh). Hai bà Trưng đều thọ 29 tuổi và làm vua được hơn hai năm, sau khi đuổi được Tô Định.
37) Pursued by Mã Viện, Queen Trưng and her sister jumped into the river from their elephants to drown themselves. It was on the eighth of the third month, the year of the Cat (44 AD). The Trưng sisters lived for 29 years, and were in reign for over two years after having expelled Tô Định from the country.
38. Hai bà mất rồi, quân sĩ tan vỡ. Tu nhiên ở các nơi, các tướng tá của hai bà vẫn tiếp tục chống lại Mã Viện trong nhiều năm nữa. Vinh Hoa công chúa đã một mình một ngựa, xông vào trại giặc, chém giết lung tung. Rồi Vinh Hoa chạy tới bờ sông Nguyệt Đức tự tử.
38) After Queen Trưng and her sister died, their army was dispersed. However, many of their commanders still continued the resistance for many years. Princess Vinh Hoa, alone on her horse, ran into the enemy camp to kill as many enemies as she can then committed suicide at Nguyệt Đức river.
39. Tương truyền sau khi mất thì hai bà biến thành hai pho tượng đá. Hai pho tượng này theo dòng nước trôi về làng Đông Nhân (gần Hà Nội) thì dạt vào bờ. Dân chúng liền rước tượng vào lập đền thờ. Ngày nay, ở hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên còn nhiều đền thờ hai bà. Riêng tại xã Mê Linh, thuộc huyện Yên Lãng, còn đền thờ hai vị nữ anh hùng dân tộc.
39) According to legends, the Trưng sisters' bodies turned into statues after death. These statues were washed down the river and drifted on shore at Đồng Nhân village (near Hà Nội). People of the village held a ceremony to receive the statues and built a temple to honor Queen Trưng and her sister. Nowadays, people still can find many Queen Trưng temples in the provinces of Vĩnh Yên and Phúc Yên. Particularly in Mê Linh, in the village of Yên Lãng district, there has been still the Queen Trưng temple to honor the two national heroines.
40. Sau khi đắc thắng, Mã Viện cho dựng một cột đồng có ghi sáu chữ là "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (nghĩa là: cột đồng gẫy, Giao Chỉ chết). để đe dọa mọi người. Dân ta oán hận, khi đi ngang qua đấy, mỗi người ném một hòn đá vào cột đồng. Lâu dần đá nhiều quá, xếp lên như núi khiến ngày nay, không còn dấu vết cột đồng Mã Viện nữa...
40) After the victory, Mã Viện had a brass pillar built, on which was engraved a phrase "If the brass pillar breaks, Giao Chỉ country is ended" to threaten the people. Our people were resentful, each person threw a stone at the pillar when they passed by. Gradually, the stones piled up as high as a mountain, and Mã Viện's pillar can no longer be seen.
[Hết]
1) Đã mấy đời họ Triệu là người giàu có ở vùng Nưa (Thanh Hóa) thuộc quận Cửu Chân. Triệu Quốc Thái sinh được một trai đặt tên là Triệu Quốc Đạt. Hai năm sau (229) trong khi Triệu Ông cùng gia nhân đi săn được con beo gấm thì ở nhà, Triệu bà sinh được một cô con gái rất xinh, đặt tên là Triệu Thị Trinh. Ai cũng cho đó là một điềm lành.
1) The Triệu family had been wealthy for many generations at Nưa mountain (Cửu Chân district, Thanh Hóa province). Triệu Quốc Thái had a son named Triệu Quốc Đạt. Two years later (229), while Sir Triệu and his servants went hunting and caught a precious panther, at home his wife gave birth to a pretty girl named Triệu Thị Trinh. Everyone considered it a good sign.
2) Cô bé Triệu Thị Trinh hay ăn, chóng lớn rất khỏe mạnh, không quấy khóc như nhiều trẻ khác. Mới 8 tuổi mà Triệu Thị Trinh đã lớn bằng các cô gái khác 12, 13. Cô thích chạy nhảy, chơi đùa như con trai. Hàng ngày, Triệu Thị Trinh đánh khăng, đá cầu, thả diều cùng anh ruột là Triệu Quốc Đạt.
2) Unlike the other babies who often cried, the little girl had a good appetite, grew up very fast, and was healthy. At the age of eight, she was as tall as other twelve or thirteen year old girls. She was fond of running, jumping and playing like a boy. Everyday, Triệu Thị Trinh used to play games of sticks, shuttlecock, flying kite together with her brother Triệu Quốc Đạt.
3) Triệu Bà muốn cho con gái học may vá, thêu thùa, nhưng Triệu Thị Trinh không ưa thích nữ công. Nàng thường theo cha ra vườn sau nhà, tập múa gươm, cưỡi ngựa, bắn cung. Chiều con, Triệu Quốc Thái mời thầy về nhà dạy cho hai con, sáng học văn, chiều học võ. Triệu Thị Trinh và Triệu Quốc Đạt học tập chăm chỉ nên rất tấn tới.
3) Her mother, Mrs. Triệu, would like her to learn sewing and embroidery, but she was not interested in arts of homemaking. She used to follow her father to the backyard to practice fencing, horseback riding, and archery. To please their children, Triệu Quốc Thái invited teachers home to teach them literature in the morning and martial arts in the afternoon. Triệu Thị Trinh and Triệu Quốc Đạt studied hard and made great progress.
4) Lúc đó quận Cửu Chân (một phần đất nước ta bây giờ) đang bị nhà Ngô đời Tam Quốc bên Tàu cai trị. Bọn quan lại nhà Ngô đều tham lam, tàn ác. Chúng bắt dân vùng biển lặn xuống đáy biển để mò trai, lấy ngọc. Nhiều người mới lặn xuống đã bị cá mập đớp cụt chân, thủng ruột chết. Chúng vẫn không xót thương lại bắt người khác nhảy xuống biển, tiếp tục mò ngọc trai.
4) By that time, the district of Cửu Chân (part of our country nowadays) was ruled by the Ngô (the period of Three Nations in China). All the Ngô mandarins were greedy and cruel. They forced people living by the seacoast to dive for pearls. Some divers had lost limbs or were disemboweled by sharks. Without compassion, they ordered others to dive down to keep looking for pearls.
5) Dân chúng ở miền núi rừng thì phải đi săn voi để lấy ngà, săn hổ để lấy da, săn tê giác để lấy sừng về nộp cho bọn quan lại nhà Ngô. Những người này, khi vào rừng, không may đã bị hổ hoặc voi quật chết. Có khi họ còn bị rắn trăn rất lớn quấn cho nghẹt thở rồi nuốt sống. Nhiều gia đình vì thế mà con thơ mất cha, vợ dại mất chồng.
5) People living in mountainous regions must hunt elephants for their tusks, tigers for hides, rhinoceros for horns to submit to the Ngô mandarins. These hunters were unfortunately killed by tigers, elephants or other wild animals when going into the jungle. Sometimes, they were squeezed, choked to death, and swallowed up by big reptiles. In many families, children lost their fathers, wives lost their husbands.
6) Tại miền đồng bằng, quanh năm dân quê làm ruộng rất là vất vả, cực nhọc. Thế mà gặt được lúa về là bọn quan lại nhà Ngô đã tới tận nơi, thu vét gần hết. Những thanh niên trai tráng bị lùa đi làm xâu, xây thành, đắp lũy, cất doanh trại cho quân lính của chúng ở. Chính bọn quân lính nhà Ngô này thường đi mọi nơi chém giết dân lành.
6) In the plains, people worked very hard all year round. However, the Ngô mandarins exploited them without mercy by collecting almost of their rice harvest. Young men were rounded up to go build fortresses, citadels, and barracks for them. These Ngô soldiers used to make raids everywhere and killed innocent people.
7) Trước những cảnh khổ cực đó, Triệu Thị Trinh rất uất ức, căm thù bọn quan lại nhà Ngô. Nàng bàn với Triệu Quốc Đạt là phải tìm cách nào để cứu dân, cứu nước. Triệu Quốc Đạt bảo em: "Bây giờ cha mẹ đã mất, em nên lánh về quê ngoại ít lâu. Ở đó xa xôi, vắng vẻ, em hãy gây dựng một đội quân thật mạnh để sẽ đánh bọn thái thú nhà Ngô. Còn anh ở ngoài vận động thêm."
7) Witnessing those miserable acts, Triệu Thị Trinh was infuriated and vengeful towards the Ngô mandarins. She planned with her brother of ways to save their people and their country. Triệu Quốc Đạt told his sister, "Now that our parents have passed away, you should go back to our mother's village for some time. In that deserted and far-away land, you should build up a strong force ready to fight the Ngô. As for me, I will go around to look for more help."
8) Triệu Thị Trinh nghe lời anh, về quê ngoại ở gần chân núi Tùng, thuộc Hậu Lộc (Thanh Hóa). Tại đây, nhờ gia đình bên ngoại giàu có, nàng tụ tập trai tráng lại, thành lập một phường săn để vào rừng săn thú. Nhưng khi vào đến giữa rừng thì họ dừng lại để tập luyện võ nghệ. Những người biết nghề rèn, lo rèn sắt thành những mũi giáo nhọn, lưỡi kiếm sắc.
8) Listened to her brother, Triệu Thị Trinh returned to her mother's hometown near the foot of Tùng mountain at Hậu Lộc (Thanh Hóa province). Thanks to the wealth of her mother's family, she assembled all the local youth into a group of hunters to go hunting for wild animals in the forest. However, when reaching the heart of the forest, they stopped there to practice martial arts. Those who knew about blacksmith's crafts forged bars of iron into sharp lances and swords.
9) trong khi Triệu Ông cùng gia nhân đi săn được con beo gấm thì ở nhà, Triệu bà sinh được một cô con gái rất xinh, đặt tên là Triệu Thị Trinh. Ai cũng cho đó là một điềm lành.
9), while Sir Triệu and his servants went hunting and caught a precious panther, at home his wife gave birth to a pretty girl named Triệu Thị Trinh. Everyone considered it a good sign.
10) Để có nhiều lương thực, những thanh niên trong phường săn, còn phá rừng làm rẫy cấy lúa, trồng bắp, nuôi trâu, bò, gà, vịt... Lúa bắp dư thừa được cất kỹ trong các hang đá. Nhờ vậy, những người ở các nơi khác kéo đến, mỗi ngày một đông, mà không bao giờ bị thiếu gạo ăn...
10) To have plenty of food, young men belonging to the hunting group also cleared out the forest for cultivation, planted rice and maize, raised cattle and poultry. Extra rice and corn were hidden away in the caves. Therefore, although more and more people came to join Lady Triệu every day, they were never short of food.
11) Triệu Thị Trinh còn liên lạc kết giao với ba anh em họ Lý là Lý Hoàng, Lý Mỹ và Lý Thành ở làng bên cạnh. Ba người này có tiếng là giỏi võ nghệ mà nhà lại giàu có. Họ thường bỏ tiền gạo ra giúp đỡ những người nghèo đói nên được dân chúng mến phục. Do đó, mà họ được nhiều người theo xin làm gia nhân.
11) Triệu Thị Trinh extended her friendship with the three Lý brothers named Lý Hoàng, Lý Mỹ and Lý Thành living in the neighboring village. These three men were well known for their martial arts skills and their family wealth. They often gave the poor rice and money. People admired them for these kind acts. Thus, they attracted a lot of followers who volunteered to be their servants.
12) Trong khi ấy thì Triệu Quốc Đạt ngược dòng sông Mã, lên mạn Hòa Bình. Tại vùng núi non này, Triệu Quốc Đạt làm quen với Quách Sơn, một quan Lang đứng đầu nhóm người Mường. Sau khi hiểu rõ mục đích của Triệu Quốc Đạt là sẽ nổi dậy đánh đuổi giặc Ngô, Quách Sơn vui lòng theo ngay.
12) During that time, Triệu Quốc Đạt went upstream Mã river to reach Hòa Bình. In this mountainous region, Triệu Quốc Đạt made the acquaintance of Quách Sơn, a chieftain of the Muong's tribe. Having known Triệu Quốc Đạt's goal of uprising and chasing away the Ngô's, Quách Sơn gladly agreed to join him.
13) Một hôm, ruộng rẫy của Triệu Thị Trinh bị đàn voi rừng tới phá. Chúng xéo nát những luống bắp mới trồng. Cây cối chung quanh bị nhổ lên và vất ngổn ngang. Trước cảnh tàn phá, tan hoang đó, Triệu Thị Trinh họp những phường săn lại, bàn cách đối phó với đàn voi to lớn và hung dữ.
13) One day, Triệu Thị Trinh's rice field were devastated by a herd of wild elephants. They destroyed the newly planted beds of corns by stomping on them. The trees all around were uprooted and thrown about in disorder. Facing such devastated destruction, Triệu Thị Trinh held a meeting among the hunting groups to find ways to deal with these big and wild elephants.
14) Có người đề nghị dùng tên tẩm thuốc độc để lừa bắn chết dần từng con một. Có người bàn nên đánh bẫy để bắt sống. Sau cùng mọi người đồng ý là nên bắt sống voi để sau này còn dùng vào việc chiến tranh với nhà Ngô. Thế rồi kế hoạch bắt sống voi được giao cho cụ Bảy
14) Someone suggested using poisonous arrows to kill off the elephants one by one. Others proposed to use traps to capture them alive. Finally, everybody agreed to catch the elephants alive to be used in the war with the Ngô later on. Then, Elder Bảy was assigned the task of coming up with a plan to catch the elephants.
15) Cụ Bảy năm nay đã gần 70 tuổi. Thuở nhỏ, cụ đã từng sinh sống ở bên Lào. Xứ Lào là xứ có nhiều voi được nuôi để kéo gỗ, chuyên chở. Do đó, cụ Bảy đã biết tính tình và cách sinh sống của loài voi. Cụ đã nhiều lần được đi theo dân Lào bẫy voi. Nay cụ về giúp Triệu cô nương và rất sung sướng được giao cho nhiệm vụ bắt voi rừng.
15) Elder Bảy was then almost seventy. In his youth, he used to live in Laos. Laos is a country having a lot of elephants domesticated for transportation of logs and goods. Therefore, Elder Bảy knew all about the elephants' behavior and habitat. On many occasions, he had accompanied the Laotian hunters to go trap elephants. Now he joined Lady Triệu and was glad to be assigned the task of trapping elephants.
16) Theo lệnh cụ Bảy, đám thanh niên đào nhiều hố sâu ở gần các nương rẫy trồng bắp chưa bị phá. Trên mặt hố, họ đặt những lớp phên nứa, được trải một lớp cỏ xanh tươi. Vì thế miệng hố đã bị che kín. Nếu không để ý thì không ai biết là phía dưới có hố sâu.
16) Following Elder Bảy's order, the young men dug many pits near the untouched beds of maize. On top of the pits, they laid bamboo wattles on which was spread a fresh layer of green grass. Therefore, the pits were completely covered. Without paying too much attention, no one would realize that there were deep trenches below.
17) Một buổi chiều, đàn voi lại từ trong rừng rậm kéo ra. Đi đầu là một con voi rất lớn có cặp ngà dài và cong lên. Theo sau có tới bảy tám con voi khác vừa lớn, vừa nhỏ. Vừa đi, chúng vừa gầm rít lên. Cát bụi tung bay mù mịt... Đàn voi xông vào nương bắp chưa bị phá...
17) One evening, the herd of elephants came out from the jungle again. The leader of the herd was a huge elephant with long and curved tusks. He was followed by seven or eight other elephants, big and small. They kept moving and bellowing, sending out clusters of dust. The elephants proceeded toward the untouched beds of maze...
18) "Ầm... ầm... ầm..." liên tiếp mấy tiếng thật to, vang lên. Ba con voi lớn đã rớt xuống hố sâu. Đàn voi còn lại hoảng sợ chạy mất hút về phía rừng rậm. Thanh niên trong phường săn ở các nơi ẩn núp, chạy ùa ra. Họ thấy mấy con voi bị sa xuống dưới hố đang quật vòi, đập chân, tìm lối thoát lên... một cách tuyệt vọng.
18) "Bang... bang... bang..". All of a sudden, three big elephants fell into the pits with a big noise. Terrified, the remaining elephants ran back to the jungle. The young men in the hunting group who were hiding all around, rushed out. They saw the elephants being trapped in the trenches. The wild animals flailed their trunks and stomped their legs looking desperately for a way out.
19) Cụ Bảy bảo: "Hãy để mặc chúng ở đó cho chúng bị đói và bớt hung dữ đi!." Sáu bảy ngày sau, mấy con voi ở dưới hố có vẻ ủ rũ, vừa đói khát, vừa mệt. Lúc đó cụ Bảy mới cho vất xuống hố vài cây mía. Được ăn, dù chỉ rất ít, voi tỉnh táo hơn. Rồi mỗi ngày, cụ Bảy lại tự tay đem mía tới cho voi ăn thêm.
19) Elder Bảy said, "Leave them alone in the trenches until they feel terribly hungry and become less ferocious!". After six or seven days, the elephants looked sullen because they were both hungry and weary. It was not until then that Elder Bảy ordered to feed them with some sugar canes. Having something to eat, though little, the elephants seemed more lively. Then Elder Bảy himself fed the elephants with more sugar canes daily.
20) Sau hàng tháng được cụ Bảy cho ăn, voi đã quen người. Mỗi khi thấy bóng cụ Bảy vác mía ra, là chúng gục gặc đầu rối rít lên, tỏ vẻ biết ơn. Cụ Bảy dùng cây chổi dài đứng trên bờ hố, xua ruồi, đuổi muỗi cho voi. Dần dà cụ leo xuống hố, vỗ về thân mật với mấy chú voi. Chúng ngoan ngoãn yên lặng để cụ dùng dây xích sắt, buộc vào chân chúng.
20) After being fed by Elder Bảy for several months, the elephants became familiar with human. Whenever they saw Elder Bảy carrying the sugar canes to them, they nodded their heads approvingly as if they wanted to show their gratitude to him. Standing on the edge of the pit, Elder Bảy used a long broom to chase away flies and mosquitoes for the elephants. Gradually, he went down the pit and patted the animals in a friendly manner. They quietly and obediently let him tie their legs with iron chains.
21) Biết voi đã thuần thục, cụ Bảy cho người đào đất ở miệng hố thoai thoải xuống đáy hố. Rồi cụ Bảy dẫn mấy con voi bị sa hố, theo đường thoai thoải đi lên mặt đất... Từ đó trở đi, phường săn của Triệu cô nương lại có thêm ba con voi giúp việc. Triệu Thị Trinh thường cưỡi trên đầu con voi lớn nhất để luyện võ nghệ... và tập trận giả
21) Now that the elephants had become tame, Elder Bảy ordered his men to dug a slope from the edge of the pit downward. Then he led the trapped animals up the slope to the surface. From then on, Lady Triệu's hunting group had three more elephants as helpers. Triệu Thị Trinh used to ride on the head of the biggest elephant to practice the martial arts and staged war games.
22) Tiếng Triệu Thị Trinh đi săn và bắt được voi rừng lan truyền rất mau. Hào kiệt khắp nơi lại ùn ùn kéo tới núi Tùng, xin làm quân lính để đánh giặc Ngô. Được tin này, vợ Triệu Quốc Đạt là Chu Thị Lan rất lo ngại. Mụ khuyên chồng không nên qua lại thăm em gái nữa. Mụ sợ rằng bọn quan lại nhà Ngô biết thì bị vạ lây.
22) Rumors that Triệu Thị Trinh went hunting and catching elephants soon spread far and wide. Patriots from everywhere came to Tùng mountain and asked to become soldiers to fight against the Ngô's. Hearing of this news, Chu Thị Lan, Triệu Quốc Đạt's wife, was very uneasy. She advised her husband not to visit his sister any more. She was afraid that the Ngô mandarins would find out about their involvement.
23) Khuyên can chồng không được, mụ Chu Thị Lan lại ngầm liên lạc với bọn hầu cận viên thái thú Đông Ngô để tố cáo việc làm của em chồng là Triệu Thị Trinh. Bọn này liền bày kế cho viên thái thú tìm Triệu Quốc Đạt lên trình diện. Rồi nhân dịp đó chúng sẽ tìm cách phá vỡ âm mưu nổi dậy của Triệu Thị Trinh.
23) Failed to convince her husband, Chu Thị Lan secretly contacted and informed the aides of the Chinese chief about the activities of her husband's sister. These aides planned with the chief to summon Triệu Quốc Đạt to present himself. Then, they would take this chance to break up Triệu Thị Trinh's uprising plan.
24) Tới dinh thái thú, Triệu Quốc Đạt được bọn lính hầu dẫn vào gặp viên thái thú nhà Đông Ngô. Tên này giận dữ đập bàn hăm dọa: "Ta đã biết rõ âm mưu làm loạn của anh em người. Các ngươi to gan, dám chống lại Thiên Triều, tội thật đáng chết. Nếu muốn yên thân thì phải đem Triệu Thị Trinh dâng cho ta làm vợ nhỏ và giải tán ngay bọn phường săn. Trái lệnh, trong năm ngày ta sẽ cho lính về làm cỏ, giết hết."
24) Arriving to the palace, Triệu Quốc Đạt was escorted in by the guards to see the Đông Ngô chief. He angrily pounded his fists and threatened Đạt, "I have known of you and your sister's intention to rebel. How dare you to revolt against the Son of Heaven (as the Chinese Emperor was called)? You should be punished by death. If you want to live, offer Triệu Thị Trinh to be my concubine and disband the so-called hunting group right away. If you don't follow my order, five days later I will order my soldiers to kill all of you."
25) Triệu Quốc Đạt giận lắm. Chàng đi thẳng tới núi Tùng, gặp Triệu Thị Trinh. Chàng thuật lại rõ ràng cho em nghe mọi việc xảy ra tại dinh thái thú. Triệu Thị Trinh cau mày, khảng khái đáp: "Em chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc nước, giành lại giang san, chứ có lẽ nào lại cúi mình làm vợ tướng giặc Đông Ngô!"
25) Infuriated, Triệu Quốc Đạt went straight to Tùng mountain to see his sister. He told her everything that happened at the chief's palace. Triệu Thị Trinh frowned and steadfastly responded, "I just want to ride the strong wind, to tread on the rough wave, to slay the whale in the Eastern Sea, to chase away the invaders and restore our nation. There is no reason why I should humble myself by becoming that Đông Ngô chief's concubine!"
26) Triệu Quốc Đạt đồng ý với em là ở tình thế này, không thể làm gì khác nữa. Một mặt chàng cho người lên nói khéo là đang thu xếp việc theo lệnh viên thái thú. Một mặt hai anh em tổ chức gấp rút việc khởi nghĩa. Mọi người trong trại được tụ tập lại để nghe Triệu Thị Trinh và Triệu Quốc Đạt nói rõ về việc nổi dậy đánh đuổi giặc Đông Ngô.
26) Triệu Quốc Đạt agreed with his sister that under these circumstances, they could not do anything else. On one hand, he sent someone to the Ngô's assure them that that he was making arrangements according to the chief's order. On the other hand, Lady Triệu and her brother hurriedly prepared for the uprising. Everyone in the camp assembled to hear Triệu Thị Trinh and Triệu Quốc Đạt talk about the uprising plan to drive away the Đông Ngô.
27) Sau khi nghe xong, mọi người đều giơ cao gươm đao, cung tên, giáo mác lên trời, tỏ lòng quyết chiến. Khí thế bừng bừng, ai nấy hăng hái muốn tiến thẳng ngay lên dinh thái thú, giết hết bọn quan lại nhà Ngô. Triệu Thị Trinh nói tiếp: "Chúng tôi rất cảm phục lòng yêu nước của anh chị em. Bây giờ ta hãy chia nhau ra đóng giữ ở các nơi hiểm yếu. Khi nào có lệnh của chúng tôi, anh chị em hãy ra quân..."
27) After the speech, everyone raised their swords, lances, bows and arrows to show their resolution to fight. Filled with fervor, everybody eagerly wanted to go to the chief's palace to kill all the Ngô mandarins. Triệu Thị Trinh continued: "We greatly admire your patriotism. Let us go and take hold of the strategic spots first. Do not start the fighting until you receive our order."
28) Triệu Thị Trinh nói tới đây, mọi người theo lệnh, phân chia đi các ngả. Trong khi ấy thì từ đằng xa, Chu Thị Lan cùng mấy người tùy tùng tiến tới. Triệu Thị Trinh mời chị dâu vào trong nhà để bàn chuyện. Nàng tưởng là Chu Thị Lan tới giúp mình. Thực ra thì Chu Thị Lan được lệnh của thái thú Đông Ngô tới gặp em chồng với mục đích là khuyên nàng về đầu hàng Đông Ngô để được sung sướng trọn đời.
28) When Triệu Thị Trinh finished her talk, everyone followed her order and went different ways. Right then, Chu Thị Lan and her attendants showed up. Triệu Thị Trinh invited her sister-in-law in to chat. At first, she thought Chu Thị Lan came to help her. It turned out that Chu Thị Lan followed the order of the Đông Ngô chief to persuade Triệu Thị Trinh to surrender in exchange for a happy life.
29) trong khi Triệu Ông cùng gia nhân đi săn được con beo gấm thì ở nhà, Triệu bà sinh được một cô con gái rất xinh, đặt tên là Triệu Thị Trinh. Ai cũng cho đó là một điềm lành.
29), while Sir Triệu and his servants went hunting and caught a precious panther, at home his wife gave birth to a pretty girl named Triệu Thị Trinh. Everyone considered it a good sign.
30) Lủi thủi ra về, Chu Thị Lan còn quay lại dọa: "Thiên Triều tới, chúng bay sẽ chết hết. Ta sẽ lên trình thái thú việc này!" Giận quá, Triệu Thị Trinh phóng kiếm ra, trúng giữa ngực Chu Thị Lan. Chu Thị Lan ngã gục xuống đất, làm rớt ra lá thư của tên thái thú gửi mụ. Trong lá thư này, viên thái thú cảm ơn mụ đã nhiều lần báo cáo cho biết về việc chiêu tập binh mã của Triệu Thị Trinh.
30) Walking away alone, Chu Thị Lan turned her head and threatened: "When the Emperor troops come, all of you shall die! I'll report the matter to the chief!" So angry, Triệu Thị Trinh hurled her sword at Chu Thị Lan and struck her chest. When Chu Thị Lan fell to the ground, a letter written to her by the Ngô chief fell out. In this letter, the Ngô chief expressed his thanks to Chu Thị Lan for her many reports of Triệu Thị Trinh's activities.
31) Lúc bấy giờ Triệu Thị Trinh mới biết chị dâu mình đã từng liên lạc từ lâu với giặc. Nàng lại càng không hối hận về việc giết chị dâu nữa. Rồi mặc giáp vàng, cưỡi trên đầu voi, Triệu Thị Trinh ra lệnh cho nghĩa quân tiến về Cửu chân. Được tin này, thái thú và đô úy Cửu Chân họp quân lính lại để chống giữ.
31) It was then that Triệu Thị Trinh realized her sister-in-law had been in contact with the enemies for a long time. Thus she did not regretted at all for having killed her sister-in-law. Then, dressed in her golden armor, Triệu Thị Trinh rode on the elephant's head and ordered her troops to march toward Cửu Chân citadel. Upon hearing this, the Đông Ngô mandarins of Cửu Chân assembled their soldiers to defend the citadel.
32) Tới gần thành, Triệu Quốc Đạt xông ra trước, lớn tiếng kể tội quân cướp nước Đông Ngô đã đàn áp, chém giết dân Việt từ bấy lâu nay. Rồi Triệu Quốc Đạt gọi tên thái thú ra đầu hàng để được tha tội chết. Bấy giờ, hàng ngàn mũi tên ở trên thành bắn xuống. Không may, mấy mũi tên đã trúng Triệu Quốc Đạt, khiến chàng ngã chết liền dưới chân ngựa.
32) Near the citadel, Triệu Quốc Đạt stepped out in front, raised his voice to accuse the Ngô invaders' crime of oppression and killing the Vietnamese people. Then Triệu Quốc Đạt called for the Ngô chief to surrender so his life could be spared. At that time, thousand of arrows were shot down from the citadel. Unfortunately, some arrows struck Triệu Quốc Đạt and killed him.
33) Được tin dữ, anh ruột tử trận, Triệu Thị Trinh sôi sục căm thù. Bà ra lệnh cho quân sĩ đội khăn trắng để tang, rồi ra sức đánh thành báo thù. Họ dùng mộc chắn tên và bắc thang leo lên thành Cửu Chân. Người này ngã, người khác xông lên, khiến giặc Đông Ngô không chống đỡ nổi. Thành bị vỡ, bọn thái thú, đô úy, kẻ chết, người trốn về Tàu.
33) Receiving the bad news of her brother's death, Triệu Thị Trinh was filled with hatred. She ordered all soldiers to wear white headbands in mourning and to attack the citadel for revenge. They used shields and ladders to scale Cửu Chân citadel. One person fell down, the other rushed up right away, and the Ngô enemy was unable to resist. The citadel was finally captured by Lay Triệu's force. The Chinese mandarins was either killed or fled back to China.
34) Nghĩa quân bắt sống được mấy viên tướng nhà Đông Ngô như Lữ Thông, La Viên, Đông Ky, vì chúng chạy trốn không kịp. Nhụy Kiều tướng quân (tên hiệu của Triệu Thị Trinh lúc cầm quân) liền ra lệnh chém đầu giặc đế tế các tướng sĩ đã hy sinh vì nước. Sau đó, bà chia quân đi đánh quận Giao chỉ và quận Nhật Nam...
34) Đông Ngô generals such as Lữ Thông, La Viên, Đông Kỵ who failed to escape were captured alive. General Nhụy Kiều (Triệu Thị Trinh's title in battle) then ordered them beheaded in a sacrifice ceremony to honor the falling patriots. After that, she divided up her troops to attack Giao Chỉ and Nhật Nam provinces.
35) Thanh thế của bà Triệu lừng lẫy khắp bốn quận ở đất Giao Châu. Nhiều đồn của quân Đông Ngô không bị nghĩa quân tới đánh mà cũng tan rã. Dân chúng đã có câu ca dao: "Muốn coi lên núi mà coi. Sẽ thấy bà Triệu cưỡi voi, đánh cồng." Nhà Đông Ngô liền phái Lục Dận đem đại quân sang đánh dẹp.
35) Lady Triệu's reputation was widely known throughout the land of Giao Châu. Many Đông Ngô outposts were disbanded without even being attacked by Lady Triệu's force. A popular folk verse was heard among the people, literally, "Whoever wants to witness should go up to the mountain. And they will see Lady Triệu riding an elephant while beating a gong." The Ngô imperial court then ordered Lục Dận to lead a great army to quell the rebellion.
36) Nhụy Kiều tướng quân đóng giữ trên dãy lũy thiên nhiên là 99 chỏm núi đá ở Hàm Rồng. Hai bên đánh nhau nhiều trận ác liệt. Tướng Quách Sơn từ Hòa bình cũng đem đoàn quân Mường tới hợp sức chống giặc... Lục Dận cho đem thuốc độc rắc xuống suối. Quân bà Triệu không biết uống phải nước suối đó nên nhiều người bị bịnh chết.
36) General Nhụy Kiều established a defense on a natural fortification, the ninety nine mountain peaks at Hàm Rồng. Both sides fought many fierce battles. General Quách Sơn came all the way from Hòa Bình with his Mường troops to join forces with Lady Triệu. Lục Dận ordered his men to scatter poison in the streams. Unaware, many Triệu's soldiers fell ill and died after drinking the stream water.
37) Thừa lúc tối trời, Lục Dận cho người lẻn sang phía sau chiến lũy đốt cháy kho lương. Lửa cháy rực trời, quân của Bà Triệu kéo ra chữa lửa, lại bị quân mai phục của Lục Dận đánh úp. Quách Sơn tử trận. Mất chủ tướng, đoàn quân Mường cũng tan rã trong đêm tối.
37) Under the cover of the night, Lục Dận ordered some of his men to sneak into the rear of the fortification and set fire to the food storage. Lady Triệu's troops rushed out to extinguish the fire, but they were ambushed by Lục Dận's soldiers. Quách Sơn died in the battle. Lost their commander, the Mường troops fled in the darkness.
38) Bà Triệu rút quân về núi Tùng. Lục Dận cho quân vây khắp bốn phía. Sau nhiều ngày cầm cự, vừa thiếu lương thực, vừa thiếu nước uống, nghĩa quân đau yếu, không còn đủ sức để chống giặc. Bà Triệu biết thế đã cùng, liền ra lệnh cho mọi người, thừa lúc đêm tối, rời bỏ hàng ngũ, trở về với gia đình.
38) Lady Triệu withdrew her troops to Tùng mountain. Lục Dận ordered to surround and besieged it in all directions. After many days of resistance, lacking both food and water, Lady Triệu's troops became too weak and weary to continue the fight against the enemy. Lady Triệu knew the battle was lost. She ordered her troops to disband quietly in the night and go home.
39) Sáng hôm sau, bà Triệu dậy thật sớm, đứng trên đỉnh núi quan sát tình hình quân Lục Dận. Bà không muốn bị sa vào tay giặc. Sau khi lễ tạ Trời Đất và Tổ Tiên, bà rút kiếm tự vẫn. Cụ Bảy thấy thế cũng gieo mình từ đầu voi xuống vực sâu, chết theo. Ba con voi trận hí lên nhiều tiếng rồi bỏ chạy vào rừng sâu. Hôm đó là ngày hai mươi bốn tháng hai năm 248 sau Thiên Chúa giáng sinh.
39) The next morning Lady Triệu woke up early and stood on the summit of the mountain to observe the situation of Lục Dận army. She did not want to be captured by the enemy. After paying last respect to Heaven and Earth, and the ancestors, she used her sword to take her own life. Witnessed that scene, Elder Bảy jumped off the elephant's head to deep abyss down below... followed her death. The three battle elephants bellowed out many times, then ran away into the jungle. It was the 24th of February, in the year 248 A.D.
40) Bà Triệu mất, nước ta lại rơi vào vòng đô hộ của nhà Đông Ngô. Mặc dầu cuộc khởi nghĩa của bà Triệu không được bao lâu đã bị dập tắt, nhưng tinh thần quật khởi và yêu nước vẫn sáng ngời với sử xanh. Dân chúng đã lập đền thờ và xây lăng của bà trên đỉnh núi Tùng. Đời sau tôn bà là Lệ Hải Bà Vương và nhớ mãi hai câu: "Tùng Sơn nắng quyện mây trời. Công ơn bà Triệu sáng ngời sử xanh"
40) With the death of Lady Triệu, our country fell into the domination of the Đông Ngô again. Although the uprising of Lady Triệu did not last long, her revolutionary spirit and patriotism still shined brightly in our history. The people built a temple and mausoleum in her honor on the summit of Tùng mountain. Later generations idolized her as Lệ Hải Bà Vương (Queen Lady Lệ Hải) and handed down these two verses: "At Tùng mountain, the sunshine is mixed to the clouds high above, And Lady Triệu's good deeds always remained gloriously in our history."
1) Sau khi bà Triệu mất thì nhà Ngô bên Tàu lại cai trị đất Giao Châu. Tiếp theo là nhà Ngụy, nhà Tấn, nhà Tống, nhà Lương. Bọn quan lại Tàu đều ác như nhau... Dân chúng đói rách, làm việc vất vả lại còn bị đánh đập rất khổ sở. Bao nhiêu tiền của đều phải đem nộp cho chúng chở hết về Tàu.
1) After Lady Triệu's death, the Ngô in China conquered and ruled Giao Châu again. Following them were the Ngụy, the Tấn, the Tống and the Lương dynasties. The Chinese rulers were altogether brutal and oppressive ... The people lived in poverty; they had to work very hard and were often beaten brutally by the Chinese. The Chinese rulers took all the money and goods from the people to bring back to China.
2) Đến năm 541, đời nhà Lương, ở huyện Thái Bình (Sơn Tây) lại có cuộc khởi nghĩa nhằm đánh đuổi các quan lại người Tàu. Đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là Lý Bôn. Lý Bôn còn gọi là Lý Bí, là một thanh niên khỏe mạnh giỏi văn thơ và cưỡi ngựa, bắn cung.
2) In 541, during the Lương reign, in the district of Thái Bình (Sơn Tây) there was a revolt against the Chinese rulers. The leader of the revolt was Lý Bôn, nicknamed Lý Bí. Lý Bôn was a young, strong man. He was good in literary skill, horse riding and archery.
3) Lý Bôn nhờ tài kiêm văn võ được cử làm quan coi đạo quân ở Cửu Đức. Khi nhận thấy sự tàn bạo của tên thứ sứ Tiêu Tư, ông bỏ quan đi vận động mọi người chống lại hắn. Trong số những người hưởng ứng có Tinh Thiều, Triệu Túc cùng nhiều dũng sĩ khác.
3) With his literary and military skills, Lý Bôn was promoted commander in charge of the troops stationed in Cửu Đức. Seeing Governor Tiêu Tư was a brutal man, he quit his post and went everywhere encouraging people to stand up against the Chinese ruler. Among those who followed Lý Bôn were Tinh Thiều, Triệu Túc and many other fine young men.
4) Tinh Thiều là một thư sinh nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Từ thuở nhỏ đã phải đi ở chăn trâu cho một nhà giàu ở trong làng. Khi thả trâu rồi, Tinh Thiều không chơi đánh đáo, đánh khăng với các trẻ khác. Cậu bé thường đến gần nhà thầy đồ để nghe giảng sách.
4) Tinh Thiều was a student born in a poor family, but very fond of learning. In his boyhood he had to work for a rich man in the village, taking care of water buffaloes. Everyday, after bringing these animals to the fields, he would not play games with other boys, but often came to the teacher's house. There he listened to the words of teaching.
5) Thầy đồ thấy Tinh Thiều ngày nào cũng đứng ở bên song cửa, liền gọi vào hỏi chuyện. Cậu bé trả lời trôi chảy. Thầy đồ liền cho Tinh Thiều vào ngồi học không mất tiền. Nhờ đó mà Tinh Thiều học rất giỏi. Mấy năm sau, chàng nổi tiếng là người hay chữ nhất ở Giao Châu.
5) Seeing Tinh Thiều standing by the window everyday, one day the teacher asked him inside for a talk. The youth answered fluently every question. Impressed, the teacher allowed Tinh Thiều to came to class without paying school fee. Thanks to this generosity, Tinh Thiều learned quickly and made great progress in his study. Some years later, he was reputed to be the best scholar in Giao Châu.
6) Còn Triệu Túc là tù trưởng (người đứng đầu một bộ lạc) người Mường. Dưới quyền ông có rất nhiều thanh niên, thiếu nữ khỏe mạnh. Họ thường tập bắn cung, bắn nỏ để vào rừng săn thú. Mỗi khi Triệu Túc bảo gì là mọi người đều đồng lòng vâng theo một cách vui vẻ.
6) Triệu Túc was the leader of a Mường tribe. Under him there were a lot of talented young men and women. They frequently practiced archery for hunting in the forest. They would obey happily Triệu Túc's command.
7) Thế lực của Lý Bôn vì thế càng ngày càng lớn mạnh. Ông liền cùng Tinh Thiều, Triệu Túc đem quân lên hỏi tội Tiêu Tư. Mặc dầu nổi tiếng về tàn bạo nhưng Tiêu Tư lại rất nhút nhát. Gặp lúc bên Tàu, nhà Lương có loạn, lại thấy uy lực của Lý Bôn nên Tiêu Tư không dám chống cự.
7) As time passed, Lý Bôn's power and influence increased stronger and larger than ever. Together with Tinh Thiều and Triệu Túc, he led the army to overthrow Tiêu Tư. Despite his reputation of brutality, Tiêu Tư actually was a coward. Moreover, in China at that time the Lương dynasty was full of crises, together with the power of Lý Bôn, Tiêu Tư dared not to resist.
8) Tiêu Tư bằng lòng giao cả quyền hành cho Lý Bôn, chỉ xin tha tội chết và cho được chạy về Quảng Châu. Lý Bôn do đó đã làm chủ được thành Long Biên một cách dễ dàng mà không phải đổ máu... Nhưng ngay lúc ấy, bọn giặc người Lâm Ấp lại kéo tới đánh phá.
8) Tiêu Tư agreed to surrender and to transfer power to Lý Bôn. He begged for his life to go back to Quảng Châu. Thus, Lý Bôn took control of Long Biên city easily without bloodshed... But then the Lâm Ấp invaders again came to plunder our land.
9) Vừa đuổi được Tiêu Tư đi rồi, Lý Bôn lại phải đối phó với giặc ngoại xâm. Triệu Túc bàn nên cử tướng Phạm Tu đem nghĩa quân đi đánh dẹp. Phạm Tu vào nhận ấn soái rồi ra duyệt đoàn nghĩa quân đã xếp hàng sẵn ở ngoài cổng thành Long Biên.
9) After getting rid of Tiêu Tư, Lý Bôn had to face another foreign aggressors. Triệu Túc suggested sending General Phạm Tu to lead the troops to fight the invaders. Phạm Tu received the royal seal and orders then came out to inspect the waiting troops outside the citadel gate.
10) Đoàn quân của Phạm Tu đi tới đâu cũng được dân chúng chào đón nồng nhiệt. Họ mang rượu thịt ra để khao quân, Phạm Tu chỉ vui vẻ cám ơn mà không nhận. Viên tướng trẻ tuổi này nói: "Chúng tôi vì dân đánh giặc, lẽ nào lại lấy của dân như bọn giặc!"
10) Phạm Tu's troops were welcome by the people everywhere they went. The people brought food and wine to treat the soldiers. The young commander, however, warmly thanked them and declined the offers. He said: "We fight for the people, therefore we could not take from the people like the invaders!"
11) Đi suốt ngày đêm, chả mấy chốc mà đoàn nghĩa quân đã tới Cửu Đức (là vùng Hà Tĩnh bây giờ). Phạm Tu đặt quân mai phục ở khe núi rồi tự mình ra khiêu chiến. Giặc Lâm Ấp đem đại quân ra đánh. Phạm Tu chống đỡ yếu ớt rồi giả thua chạy.
11) The troops walked day and night to reach Cửu Đức (nowadays, it's Hà Tĩnh province). Phạm Tu set up an ambush at the mountain pass then came out in the battlefield himself to provoke the enemies. The Lâm Ấp invaders brought out all of their force to fight. Phạm Tu resisted halfheartedly and pretended loosing then ran away.
12) Giặc Lâm Ấp ùa ra đuổi theo, quyết bắt sống Phạm Tu. Đuổi tới giữa khe núi thì có tiếng pháo nổ ran. Đá, gỗ ở bên sườn núi lăn xuống, chặn cả lối vào và lối ra. Quân Phạm Tu reo hò vang trời, ném mồi lửa và tên xuống. Giặc bị lửa cháy, tên bắn, chết gần hết...
12) The invaders chased after Phạm Tu, trying to catch him alive. At midway in the mountain pass there was loud noise of exploding fire-crackers. Stone, logs from both sides fell down blocking both exits. Phạm Tu's troops shouted with glee, throwing fire torches, shooting arrows down at the enemies. Soon, most of the invaders were burned, shot to death...
13) Còn sót tên nào đều chạy trốn, không dám quay đầu nhìn lại nữa. Đem quân chiến thắng trở về, Phạm Tu được Lý Bôn trọng thưởng. Nhân dịp này, Lý Bôn lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế, đổi tên nước là Vạn Xuân. Triệu Túc được làm thái phó, Tinh Thiều làm văn quan.
13) The surviving invaders ran away dare not looking back. Leading the victorious soldiers back to the Royal Palace, Phạm Tu was praised and awarded by Lý Bôn. On this glorious occasion, Lý Bôn proclaimed himself King Lý Nam Đế, changed the country name to Vạn Xuân. Triệu Túc was promoted to Thái Phó (vice-premier). Tinh Thiều was made civil official.
14) Năm 545 nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem quân sang đánh báo thù. Quân của hai bên đánh nhau ở Châu Diên và cửa sông Tô Lịch. Lý Nam Đế bị thua phải bỏ Long Biên chạy về Gia Minh (Phúc Yên) rồi Khuất Liêu (Hưng Hóa). Trần Bá Tiên vây hãm rất gấp.
14) In 545, the Lương dynasty sent Trần Bá Tiên to bring troops crossing the southern border for a revenge. The two sides met and fought at Châu Diên and at the mouth of Tô Lịch river. Defeated, King Lý Nam Đế had to leave Long Biên citadel and retreated to Gia Minh (Phúc Yên), then Khuất Liêu (Hưng Hóa). Trần Bá Tiên surrounded King Lý Nam Đế tightly.
15) Ở động Khuất Liêu, Lý Nam Đế tự thấy không thể nào đánh lại quân nhà Lương. Hơn thế nữa vì phải vất vả, chạy giặc, Lý Nam Đế mắc bệnh nặng, chắc không còn sống lâu nữa. Trước khi chết, Lý Nam Đế giao hết binh quyền lại cho tả tướng quân Triệu Quang Phục.
15) In Khuất Liêu cave, Lý Nam Đế realized that he could not resist the Lương soldiers. Moreover, exhausted during the strenuous retreat he fell ill critically. Before his death, he asked General Triệu Quang Phục to take command of the fighting force.
16) Triệu Quang Phục là con trai của quan Thái phó Triệu Túc. Lúc còn ít tuổi, Triệu Quang Phục thường cùng thanh niên trong bộ lạc luyện tập võ nghệ. Chàng lại bơi rất giỏi, nhiều khi lặn xuống đáy vực nước sâu để bắt cá. Lớn lên, chàng theo cha giúp Lý Nam Đế.
16) Triệu Quang Phục was the son of vice-premier Triệu Túc. In his boyhood, he followed other young men in the tribe to practice martial arts. He was also a very good swimmer. He would dive to great depth to catch good fishes. When grown up, he followed his father to support King Lý Nam Đế.
17) Bây giờ được Lý Nam Đế giao lại binh quyền, Triệu Quang Phục vẫn không ngại khó khăn mà can đảm nhận. Liệu thế chưa thể đánh thẳng vào quân nhà Lương, ông ra lệnh cho mọi người, đang tối trời, lặng lẽ rút ra khỏi động Khuất Liêu, không cho giặc biết.
17) When Lý Nam Đế gave him command of the fighting force, Triệu Quang Phục courageously accepted despite the hardship and difficulty. Knowing that it was not the right time to fight the Lương soldiers, he ordered everyone quietly to move out of Khuất Liêu cave at night. The Chinese soldier did not know a thing.
18) Hôm sau Triệu Quang Phục đem số quân còn lại về cố thủ ở đầm Dạ Trạch (bây giờ thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Đây là một bãi đồng lầy, chung quanh lau sậy mọc cao như rừng. Rắn, rết, muỗi, đỉa, cá sấu sinh sống đầy rẫy ở các vũng nước này.
18) Next day, Triệu Quang Phục brought the remaining soldiers back to Dạ Trạch lagoon (nowaday it's Khoái Châu district, Hưng Yên province). The area was a large swamp. All around were big, high bushes of reed. There were also snakes, mosquitoes, leeches, centipedes and alligators in deep water.
19) Ở giữa đầm, lại nổi lên một bãi đất trống rất rộng. Triệu Quang Phục cho quân lính chặt cây làm cột, dựng từng dãy nhà dài làm nơi ăn, chốn ở. Chung quanh còn đắp thành lũy bằng đất bùn, cứ mỗi ngày một cao hơn, để chống lại giặc ở ngoài đánh vào.
19) In the middle of the lagoon, there was a large clearing. Triệu Quang Phục ordered the soldiers cutting trees down to build houses for them to live in. Around the place they began building high walls and thick fortresses with mud in order to resist the enemies' sudden attacks.
20) Triệu Quang Phục cho lấy cả thân cây gỗ, khoét trống ở giữa làm thành những chiếc thuyền độc mộc để chở quân lính ra vào căn cứ. Thuyền lớn không đi được nhưng thuyền độc mộc có thể lướt trên vũng nước cạn hoặc trên bùn rất đễ dàng.
20) Triệu Quang Phục also asked his men to cut tree trunks into logs, then carved them into small canoes for transporting troops in and out of the camp. Big boats could not move but the small canoes could move easily on shallow water or on mud.
21) Ban ngày thì quân lính của Triệu Quang Phục lẩn tránh ở các căn cứ giữa đầm khiến quân nhà Lương không vào được. Ban đêm, họ dùng thuyền độc mộc ra đánh úp các trại quân của Trần Bá Tiên. Vừa giết giặc, họ vừa cướp được khí giới, lương thực.
21) During the day, Triệu Quang Phục's soldiers hid inside their bases located in the lagoon which the Chinese could not access. At night, they used canoes to go out to attack the enemy camps. They could kill the enemy and take away food and weapon.
22) Trần Bá Tiên vây hãm đầm Dạ Trạch lâu ngày mà không sao tiêu diệt được nghĩa quân. Năm 549, khi được tin Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục tự xưng làm vua, hiệu là Triệu Việt Vương. Dân chúng còn gọi Triệu Việt Vương là Dạ Trạch Vương.
22) Trần Bá Tiên had surrounded Dạ Trạch lagoon for a long time, but he could not defeat the insurgent troops. In 549, after the death of Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục proclaimed himself king, with the title Triệu Việt Vương. The people also called him Dạ Trạch Vương (King of Dạ Trạch).
23) Lúc đó ở bên Tàu lại có loạn. Trần Bá Tiên được lệnh gọi về Tàu. Tỳ Tướng Dương Sàn được cử lên thay thế. Lợi dụng cơ hội này, Triệu Việt Vương đem toàn lực lượng ở đầm Dạ Trạch ra đánh giết được Dương Sàn. Quân nhà Lương tan vỡ chạy như chuột.
23) At that time there was crisis in China. Trần Bá Tiên was called back home. His assistant, Dương Sàn, was made the commander of the Chinese troops. Seizing this opportunity, Triệu Việt Vương moved all his forces in Dạ Trạch lagoon to attack. Dương Sàn was killed; his soldiers were defeated completely and ran away.
24) Quân của Triệu Việt Vương đại thắng quân nhà Lương, ùn ùn kéo vào thành Long Biên. Dân chúng vui mừng, đón rước nghĩa quân. Họ bày hương án, tàn, lọng cùng đồ bát bửu ra hai bên đường để nghênh đón Triệu Việt Vương, người anh hùng cứu dân, giúp nước.
24) Defeated the Lương's force, Triệu Việt Vương's troop marched into Long Biên citadel. The people happily came out to welcome the troops. They even placed altars, tables, parasols ... on the sidewalks to welcome Triệu Việt Vương, the hero who saved the country and its people.
25) Triệu Việt Vương rất cảm động khi thấy một đoàn bô lão bưng rượu đón đường, dâng lên nhà vua. Triệu Việt Vương phải xuống ngựa đón lấy chén rượu mừng và cám ơn các bô lão. Dân chúng vây quanh vỗ tay reo mừng vì đã được thấy tận mắt Dạ Trạch Vương.
25) Triệu Việt Vương was very touched when he saw the elders offering wine. He dismounted, took the glass and thanked them sincerely. People around clapped their hands and cheered, because they could now see the King of Dạ Trạch with their own eyes.
26) Vào thành Long Biên, Triệu Việt Vương ngồi trên ngai rồng để cho các quan văn võ làm lễ triều kiến. Nhà vua sửa sang lại việc nước, tổ chức việc cai trị, đặt ra các quan lại thay thế cho bọn quan lại nhà Lương đã trốn về Tàu. Mọi người vui vẻ làm ăn sinh sống.
26) In Long Biên city, Triệu Việt Vương sat on the throne. Civil and military officials came to show their respect to their new king according to the royal ceremony. The king reorganized the national affairs, putting Vietnamese officials in places of the Chinese officials who had run back to China. Peace now reigned over the country and people were happy to make their living.
27) Triệu Việt Vương lo cho dân chúng khắp nơi được cơm no, áo ấm. Những luật lệ khắc nghiệt do bọn quan lại nhà Lương đặt ra đều bị bãi bỏ. Vua cho người dạy dân cách cày ruộng, cấy lúa, trồng khoai, trồng bắp, không để ruộng hoang.
27) Triệu Việt Vương made sure that the people welfare was taken care of. Oppressive laws imposed by the Chinese were taken away. He sent experts to teach people to farm, to cultivate the land, and to avoid abandoning the field.
28) Ngài còn khuyến khích việc trồng dâu ở các vùng đất cao. Chiều chiều các cô thôn nữ ra hái lá dâu về nuôi tằm... Khi tằm chín, tằm nhả tơ làm tổ kén. Tổ kén được bỏ vào nồi nước sôi, rồi rút ra những sợi tơ vàng, óng chuốt...
28) In addition, he encouraged people to grow mulberry in the highlands. In the evening, village girls went out to pick mulberry leaves to feed silk worms... When matured, silkworms spun dense silken cocoons; these put in hot water would yield threads of golden silk...
29) Nhiều nơi còn trồng bông đầy ruộng. Khi quả bông đã già nứt ra, người ta lấy về cán bỏ hạt đi. Còn lại bông trắng nuốt, ta đem se thành những sợi bông dài. Sợi tơ và sợi bông được dùng để dệt thành lụa hoặc vải.
29) Other places grew cotton plants. When the cotton were ripe, people threw away the seeds, then spun the soft fiber into thread. Silk and cotton threads were used to make fabrics.
30) Những nhà có khung cửi mua tơ hoặc bông về để dệt. Tơ thì dệt thành những tấm lụa mỏng rất đẹp. Bông thì dệt thành những tấm vải trắng rồi đem nhuộm nâu hoặc nhuộm đen. Vải nâu hoặc đen dùng để may quần áo cho dân quê.
30) People who have looms would buy silk or cotton to weave into new, fresh materials. Silk could be made into beautiful, graceful cloths. Cotton would also be woven into attractive, white cloths which in turn could be dyed brown or black. Brown and black materials were often used to make clothes for country folks.
31) Ngoài ra, nhà nào cũng nuôi thêm gà, vịt, heo, thỏ... để bán hoặc giết thịt ăn. Chỉ nhìn đàn gà ngoài sân, hoặc đàn heo trong chuồng, cũng đủ biết là dân chúng được ấm no rồi. Họ không lo sợ bị bọn quan lại Tàu bóc lột nữa.
31) In addition, people raised chickens, ducks, pigs and rabbits for food or for sale at the market. Taking one look at the flocks of chicken in the yard, or those pigs in the pigsties, one would know for sure that the people were well off. They no longer worried about the Chinese exploitation anymore.
32) Ở vùng biển, hoặc cạnh sông ngòi, người ta buông câu, thả lưới để bắt tôm, cua, cá, ốc. Gần rừng núi thì người ta săn thú, lấy củi, hoặc chặt măng, hái nấm làm kế sinh nhai. Tóm lại, nhờ Triệu Việt Vương mà dân nước Vạn Xuân sống rất sung sướng.
32) At the riverside, or seaside, people set their nets to catch shrimps, crabs, fish, mollusks and mussels. Near the mountains and forests they hunted wild animals, cut wood, chopped bamboo shoots or picked mushrooms to make a living. In short, thanks to Triệu Việt Vương, the people of Vạn Xuân lived prosperously and happily.
33) Khi Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Liêu thì người anh ruột là Lý Thiên Bảo và một người trong họ là Lý Phật Tử rút vào Cửu Chân. Bị Trần Bá Tiên đánh đuổi, hai người này lại chạy tới biên giới Ai Lao. Thấy vùng này đất tốt, Lý Thiên Bảo cho quân lính xây đắp thành trì để cố thủ.
33) When Lý Nam Đế retreated into Khuất Liêu cave, his older brother Lý Thiên Bảo and one person in his family named Lý Phật Tử withdrew to Cửu Chân. Attacked by Trần Bá Tiên, both ran to Laotian border. Seeing that the area had plenty of arable land, Lý Thiên Bảo let soldiers to build fortresses to defend themselves.
34) Không bị Trần Bá Tiên đánh đuổi nữa, Lý Thiên Bảo lên làm vua, tự xưng là Đào Lang Vương. Đào Lang Vương ham mê tửu sắc nên chỉ ít năm sau bị bệnh mà chết (năm 555). Nhận thấy con vua còn bé, Lý Phật Tử bèn cướp ngôi vua và nắm giữ mọi quyền hành.
34) No longer pursued by Trần Bá Tiến, Lý Thiên Bảo proclaimed himself king, with title Đào Lang Vương. Indulging in wining and womanizing, Đào Lang Vương fell ill and died (555). Since the prince was too young, Lý Phật Tử took over the throne and held absolute power.
35) Lý Phật Tử là người nhỏ nhen, nham hiểm. Từ năm 557 Lý Phật Tử đã năm lần kéo quân ra đánh Triệu Việt Vương nhưng đều thất bại, phải lui binh, y liền cho người ra Long Biên xin giảng hòa. Nghĩ tình của Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương cũng ưng thuận.
35) Lý Phật Tử was a sly, wicked person. Since 557 he attacked Triệu Việt Vương five times but failed every time. He then sent an envoy to Long Biên to negotiate peace. Remembering Lý Nam Đế's kindness and since Lý Phật Tử was Lý Nam Đế's relative, Triệu Việt Vương accepted the peace negotiation.
36) Hai bên lấy bãi Quân Thần (nay thuộc Từ Liêm, Hà Đông) làm ranh giới. Nhờ đó Lý Phật Tử đem quân ra đóng ở Ô Diên (thuộc làng Đại Mỗ, Hà Đông) để dòm ngó thành Long Biên. Vô tình, không biết mưu gian, Triệu Việt Vương còn vui lòng chia đất cho họ Lý.
36) Both sides agreed to take Quân Thần stretch of land (now Từ Liêm, Hà Đông) as border. Upon this, Lý Phật Tử had reason to station his army at Ô Diên (now Đại Mỗ village, Hà Đông). From there, he could observe his adversary's activities in Long Biên city. Unmindful and neglectful of his opponent's plan, Triệu Việt Vương willingly cut and ceded the land to Lý Phật Tử.
37) Đế tỏ tình hòa hiếu, Triệu Việt Vương lại gả công chúa Triệu Cảo Nương cho con trai Lý Phật Tử là Nhã Lang ở lại gửi rể tại kinh đô vua Triệu. Trong thời gian này y dò xét mọi việc ở trong thành.
37) To show his goodwill, Triệu Việt Vương married Princess Triệu Cảo Nương to Lý Nhã Lang, Lý Phật Tử's son. Lý Nhã Lang stayed in the capital after the wedding. During this time, he observed discreetly every activities in the citadel.
38) Nhã Lang để ý biết rõ nơi nào chứa khí giới, nơi nào cất lương thực, nơi nào canh giữ trễ nải v.v... Nhân ngày Tết, Nhã Lang xin về thăm nhà. Chàng đem mọi việc trình với cha. Lý Phật Tử mừng lắm, nhân lúc bất ngờ, đem đại quân đánh thành Long Biên.
38) Nhã Lang knew exactly where weapon, food were stored; which place was not well guarded ... On the New Year day, Nhã Lang asked for permission to visit home. On his return, he told his father everything. Lý Phật Tử were very pleased. He staged a surprise attack on Long Biên city.
39) Cửa thành phía Tây bị phá ngay vì quân lính canh phòng mải đánh bài ăn Tết. Kho lương thực và khí giới bị đốt cháy rực trời. Triệu Việt Vương không kịp chống cự, vội vàng bỏ chạy. Quân của Lý Phật Tử đuổi sát sau lưng. Tới sông Đại Nha (Nam Định) Triệu Việt Vương nhảy xuống sông tự tử (571).
39) The west side was broken immediately because the soldiers who were on guards neglected their duty. Instead, they played cards and drank. Fire broke out in the food and arms store rooms, the sky was ablaze with light. Having no time for defense, Triệu Việt Vương had to run away hastily. Lý Phật Tử's troops followed right behind. When reaching Đại Nha river (Nam Định), he jumped into the river to commit suicide (571).
40) Diệt được Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử lên ngôi vua, lấy hiệu là Hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu. Lúc này ở bên Tàu nhà Tùy đã thay nhà Lương và cho Lưu Phương sang đánh Lý Phật Tử. Không chống nổi, Lý Phật Tử phải xin hàng và bị giải về Tàu (602). Từ đó, nước ta lại bị người Tàu cai trị...
40) Finally defeated Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử proclaimed himself king, with the title Hậu Lý Nam Đế (post-Lý Nam Đế), making Phong Châu capital. In China at this time, the Tùy dynasty had replaced the Lương dynasty. The King of Tùy sent Lưu Phương to attack Lý Phật Tử. Unable to resist, Lý Phật Tử surrendered and was marched off to China (602). Since then, our country was under the Chinese domination again.
1) Tại làng Mai Phụ (Nghệ Tĩnh) có hai mẹ con họ Mai, nhà nghèo, phải đi làm thuê để kiếm ăn. Người con tên là Mai Thúc Loan, nước da đen xạm, xấu xí vì phải cởi trần đi chăn trâu, cắt cỏ suốt ngày ở ngoài nắng. Tuy sống vất vả, khổ sở, mà hai mẹ con lại rất thương yêu nhau.
1) In Mai Phụ village (Nghệ Tĩnh) lived a mother and son of the Mai family. At that time, very poor families, such as the Mai's, had to work for other people to earn their living. The son, Mai Thúc Loan, had very dark, rough skin because he had to be outdoor all day looking after the buffaloes or cutting grass. Despite the difficult life, the mother and son loved each other very much.
2) Lớn lên, Mai Thúc Loan thường theo mẹ vào rừng, chặt cây, lấy củi đem ra chợ bán lấy tiền đong gạo... Chàng thanh niên này càng ngày càng to lớn, khỏe mạnh. Tuy không được đi học, song buổi chiều ở rừng về, Mai Thúc Loan vẫn dừng chân ở ngoài cổng nhà thầy đồ để nghe thầy giảng sách.
2) When he was older, Mai Thúc Loan would follow his mother to the forest to gather wood to trade for rice. Gradually, the young Mai Thúc Loan became a big, strong man. Although Mai could not afford to attend school, he often lingered in front of the schoolroom and listened to the teacher after his day of work in the woods.
3) Một hôm, ở trong rừng rậm đang khiêng củi, Mai Thúc Loan bỗng nghe tiếng mẹ kêu. Chàng vất rìu, vội chạy tới nơi thì thấy một con hổ thật lớn đang cắn gáy mẹ chàng để lôi đi. Nhanh như chớp, Mai Thúc Loan hét lớn và nhảy xổ vào, hai tay đấm thật mạnh lên đầu hổ.
3) One day, while gathering woods in the forest, he heard his mother crying for help. He immediately threw down his ax and ran to her. When he got there, he saw a large tiger pulling his mother away by the back of her neck. Mai Thúc Loan screamed loudly. Like a flash, he jumped on the tiger and pounded its head repeatedly with both arms.
4) Bị đánh bất ngờ, hổ dữ gầm lên rồi nhảy trốn vào rừng. Mai Thúc Loan quỳ xuống, ôm xác mẹ khóc rất thảm thiết. Mãi đến xế chiều chàng mới cõng xác mẹ lên vai, ra khỏi rừng, để về căn nhà lá nghèo nàn ở đầu làng Mai Phụ. Ngày hôm sau, chàng lo chôn cất cho mẹ.
4) Upon being struck suddenly, the tiger roared and ran away. Mai Thúc Loan then knelt down to pick up his mother's body. He held her body in his arms and cried despondently until dusk. He then carried her on his back to their ragged hut. Mai Thúc Loan buried his beloved mother the next day.
5) Từ đó Mai Thúc Loan buồn rầu, lủi thủi một mình, không vào rừng kiếm củi nữa. Lúc này nhà Đường bên Tàu đang cai trị và đè đầu, cỡi cổ dân ta. Cứ đến mùa trái vải chín, là bọn quan cai trị lại bắt dân chúng từng đoàn, gánh những sọt đầy trái vải tươi, đi suốt ngày đêm, sang Tàu, dâng cho Dương Quý Phi (vợ của Đường).
5) From then on, Mai Thúc Loan lived alone in sorrow. He stopped going to the forest to gather wood. Meanwhile, An Nam was under the tyranny rule of the Đường dynasty from China. Every year, at the lychee harvest time, the Chinese officials forced our people to walk day and night carrying heavy baskets of lychees to China for Dương Quí Phi, King Đường's most favorite concubine, to eat.
6) Mai Thúc Loan cũng bị bắt làm dân phu đi gánh vải tiến cống. Nửa đường mệt quá, lại khát nước, đoàn dân phu đặt gánh nặng xuống, ngồi nghỉ. Một người lấy trộm một trái vải, bóc vỏ định ăn cho đỡ khát. Lập tức bọn lính Tàu chạy lại, dùng roi đánh tới tấp lên đầu, lên mặt người dân phu này...
6) That year Mai Thúc Loan was chosen for this forced labor also. Half way to China, the laborers stopped to rest because they were very tired and thirsty. One man was so thirsty he took a lychee from the basket to eat. When the Chinese officials saw that, they repeatedly beat him with their rods.
7) Tức giận quá, Mai Thúc Loan rút luôn đòn gánh ra, giáng thật mạnh vào đầu mấy tên lính Tàu. Bọn này lấy mã tấu (loại dao lớn to bản) ra chém lại. Thế là cả đoàn người dân bị bắt đi gánh đánh vải, vùng dậy dùng đòn gánh nhau với bọn lính Tàu. Chúng thấy yếu thế liền bỏ chạy về báo với cấp trên.
7) Angered by the cruel treatment, Mai Thúc Loan took his shoulder pole to strike back at the Chinese guards. The guards then raised their scimitars to fight with Mai Thúc Loan. Then, all of the laborers joined in with Mai Thúc Loan to fight with the guards. The Chinese guards soon realized that they could not fight against all of the laborers and they ran away to report to their officers.
8) Trước sự việc này, Mai Thúc Loan liền hô hào mọi người nổi dậy chống lại bọn quan cai trị độc ác nhà Đường. Ông truyền hịch kể tội người Tàu rồi xây thành Vạn An, lập căn cứ tại Hùng Sơn. Dân chúng ở mọi nơi theo về rất đông. Họ tôn ông lên làm vua và gọi ông là Mai Hắc Đế tức "ông Vua mặt đen, họ Mai."
8) After that incident, Mai Thúc Loan urged our people to stand up against the cruel Chinese Mandarins. He handed out pamphlets listing all of the crimes that the Chinese had committed. He went on to build the Vạn An citadel as the military base at Hùng Sơn. People from everywhere followed him in the revolution. People made him the King of An Nam, and called him Mai Hắc Đế, the Dark King Mai, because of his dark skin.
9) Sau đó Mai Hắc Đế đánh chiếm được Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Viên quan nhà Đường là Quang Sở Khách cùng bọn thân tín vội bỏ chạy về nước. Quân của Mai Hắc Đế đuổi theo đến tận biên giới mới quay về. Dân chúng cả nước mở hội ăn mừng đã đánh đuổi được giặc.
9) Later, Mai Hắc Đế seized Tống Bình (Hà Nội nowadays). The Đường mandarin, Quang Sở Khách, and his officers fled back to China in great fear. Mai Hắc Đế's soldiers chased the Chinese all the way to the border. The entire country celebrated the victorious expulsion of the Chinese.
10) Vua Đường Huyền Tông sai tướng Dương Tư Húc đem quân sang đánh trả thù. Bị đánh bất ngờ, nghĩa quân của Mai Hắc Đế tan vỡ. Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, ít lâu sau bị bệnh mà chết. Hiện nay ở xã Hương Lãm, tỉnh Nghệ An còn đền thờ vị Vua mặt đen tức Mai Hắc Đế.
10) King Đường Huyền Tông appointed general Dương Tư Húc to bring a big army to conquer An Nam again. Not prepared for the sudden attack, Mai Hắc Đế's army was completely destroyed. Mai Hắc Đế had to hide away in the forest. Soon after, he became ill and died. There is still a temple for him at Hương Lãm (Nghệ An).
11) Sau khi Mai Hắc Đế mất, vua Đường cho Cao Chính Bình sang cai trị. Cao Chính Bình bắt dân đóng thuế rất nặng nên lòng người oán giận lắm. Lúc đó ở Đường Lâm (Sơn Tây) có người nhà giàu tên là Phùng Hạp Khanh, tính tình hào phóng, lúc nào trong nhà cũng có hàng ngàn người đi lại, ăn ở giúp việc.
11) After Mai Hắc Đế's death, King Đường appointed Cao Chính Bình to rule An Nam. Cao Chính Bình forced the people to pay many unjust taxes and this caused great indignation. During that time, at Đường Lâm (Sơn Tây province), there was a wealthy and generous man named Phùng Hạp Khanh. Phùng Hạp Khanh had thousands of people working and living on his properties.
12) Ông bà Phùng Hạp Khanh sinh một lần được ba người con trai đặt tên là Phùng Hưng, Phùng Hải và Phùng Dĩnh. Hàng ngày ba cậu bé này chơi đùa với nhau ở ngoài vườn. Họ bày trận giả đánh nhau, người giữ thành, người vây thành, người đánh thành rất hăng hái, kịch liệt.
12) Phùng Hạp Khanh's wife gave birth to a set of triplet boys, whose names were Phùng Hưng, Phùng Hải and Phùng Dĩnh. The three young boys played together in the field every day. They pretended to be in a battlefield where one brother guarded the citadel while the other two tried to seize it.
13) Khi lớn lên, ba người được học tập võ nghệ như múa kiếm, đánh quyền hoặc cưỡi ngựa, bắn cung. v.v... Phùng Hưng là người khỏe mạnh và nhiều mưu trí hơn cả. Ông đã từng gài bẫy, bắt sống được con hổ thọt thường về làng bắt trâu bò tha vào rừng ăn thịt.
13) When the boys grew up, they were taught all forms of martial arts and sports: fencing, boxing, horseback riding, archery, etc... Among the three brothers, Phùng Hưng seemed to be the strongest and smartest one. He once set a trap and caught a lame tiger that usually came to the village to eat the cattle.
14) Năm 779, thấy Cao Chính Bình, càng ngày càng tàn ác, Phùng Hưng cùng hai anh em hô hào dân chúng nổi lên, bao vây phủ đô hộ Tống Bình. Cao Chính Bình lo sợ thành bệnh mà chết. Phùng Hưng đem nghĩa quân đóng giữ phủ thành được 7 năm thì mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp.
14) In 779, Cao Chính Bình grew more heartless in his treatment of the people. Phùng Hưng and his brothers urged people to revolt. The people surrounded the Tống Bình citadel. Cao Chính Bình was so frightened that he became sick and died. Phùng Hưng and the people occupied the citadel for seven years. When he died his son, Phùng An, took over his father's work.
15) Dân chúng nhớ ơn ông gọi ông là Bố Cái đại vương (ngày xưa ta gọi cha là Bố mẹ là Cái tức là coi ông như cha mẹ). Hiện nay ở Đường Lâm (Sơn Tây), Quảng Bá (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Đông) và nhiều nơi khác nữa còn đền thờ Bố Cái đại vương. Sau đó Phùng An không chống nổi Triệu Xương phải xin hàng và nước An Nam lại thuộc nhà Đường như cũ.
15) People were grateful to Phùng Hưng and referred to him affectionately as Bố Cái Đại Vương (in old days, people addressed the father as Bố and the mother as Cái; thus, Phùng Hưng was regarded as the people's parents.) There are still several temples honoring him at many places like Đường Lâm (Sơn Tây), Quảng Bá (Hà Nội), and Thanh Oai (Hà Đông). Later, Phùng An could not defend the citadel from the Chinese general Triệu Xương's powerful armies. He surrendered to the Chinese. An Nam once again was under the control of the Đường dynasty.
16) Hơn một trăm năm sau (906) nhân dịp bên Tàu rối loạn, Khúc Thừa Dụ, một người giàu có biết thương dân, ở đất Giao Châu đã được dân cử lên làm Tiết Độ Sứ, thay cho quan cai trị người Tàu. Nhà Đường lúc đó đã suy, đành phải cho người sang phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ ở đất Giao Châu.
16) Over a hundred year later (906), while China was in great disorder, people took the opportunity to vote for Khúc Thừa Dụ, a benign and wealthy benefactor of Giao Châu area, to replace the Chinese governor. The Đường dynasty was declining at that time and they had no choice but to agree to let Khúc Thừa Dụ be the new governor of Giao Châu.
17) Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha, ông lập ra phủ, châu, xã ở các nơi, rồi cử người trong nước nắm giữ quyền hành. Các thứ thuế do quan Tàu đặt ra đều được xét lại cho công bằng. Khúc Hạo còn cho con là Khúc Thừa Mỹ sang Tàu dò xét ý định của nhà Nam Hán.
17) After Khúc Thừa Dụ died, his son Khúc Hạo took over. Khúc Hạ divided Giao Châu into provinces, districts, and villages. He appointed native people in administrative positions. Khúc Hạo also revised all of the unfair taxes issued under the Chinese. He also sent his son Khúc Thừa Mỹ to China to inquire about the intentions of the South Hán dynasty concerning An Nam.
18) Năm 917 Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay. Ít lâu sau Lưu Cung vua nhà Nam Hán, sai Lý Khắc Chính sang đánh. Khúc Thừa Mỹ bị bắt đưa về Tàu. Thành Đại La (tức là thành Hà Nội bây giờ) bị địch chiếm. Tính ra họ Khúc đã giành được quyền tự chủ trong vòng hơn hai chục năm.
18) In 917, Khúc Thừa Mỹ succeeded the throne when Khúc Hạo died. Shortly after, King Lưu Cung of the South Hán dynasty sent General Lý Khắc Chính to invade An Nam. Khúc Thừa Mỹ was captured and was brought to China. The Đại La citadel (Hà Nội now) fell into the Chinese's hands. In total, the Khúc family kept An Nam independent from the Chinese for over twenty years.
19) Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, thì bọn Lý Tiến, Lý Khắc Chính của nhà Nam Hán ở lại cai trị nước Nam. Năm 931, Dương Diên Nghệ (có sách gọi là Dương Đình Nghệ) là tướng của Khúc Hạo ngày trước, nổi lên đánh đuổi bọn quan lại người Tàu và tự xưng là Tiết Độ Sứ.
19) After Khúc Thừa Mỹ was captured, Generals Lý Tiến and Lý Khắc Chính stayed behind to rule An Nam. In 931, Dương Diên Nghệ (also referred to as Dương Đình Nghệ by other historical sources), a former General who served under Khúc Hạo, revolted and declared himself Tiết Độ Sứ (governor).
20) Dưới trướng của Dương Diên Nghệ có hai thanh niên khỏe mạnh, tài kiêm văn võ. Một người là Ngô Quyền, con trai thứ sử Ngô Mân, quê ở Đường Lâm (Sơn Tây). Ngô Quyền khuôn mặt đầy tròn, tính nết thẳng thắn, đường hoàng. Người thứ hai là Kiểu Công Tiện thì mặt bé, mắt nhỏ có vẻ gian ác.
20) Dương Diên Nghệ had two young and talented generals serving under him. One was Ngô Quyền, the son of Thứ Sử Ngô Mân from Đồng Lâm (Sơn Tây). The other one was Kiểu Công Tiện. While Ngô Quyền was a handsome, honest, and well respected man, Kiểu Công Tiện had a stunted face with small eyes that revealed a man of deceit and unkindness.
21) Hai người nầy cùng yêu thương Dương Mỹ Lan, con gái út của tiết độ sứ Dương Diên Nghệ. Sau khi lựa chọn, Dương Diên Nghệ quyết định gả Dương Mỹ Lan cho Ngô Quyền. Lễ cưới được tổ chức rất linh đình tại tư dinh quan tiết độ sứ, trong thành Đại La.
21) Both generals loved Dương Mỹ Lan, the youngest daughter of Tiết Độ Sứ Dương Diên Nghệ. After reflecting on the personalities of the two generals, Dương Diên Nghệ decided to marry his daughter to Ngô Quyền. The wedding ceremony was celebrated magnificently at the governor palace inside Đại La citadel.
22) Trong khi ấy thì Kiểu Công Tiện bỏ về nhà riêng, không ở lại dinh để dự lễ thành hôn của Ngô Quyền. Kiểu Công Tiện họp các binh sĩ thân tín lại để bàn cách đối phó với Ngô Quyền. Hắn đấm tay xuống bàn, tỏ ý căm hờn, thề quyết phải trả thù Dương Diên Nghệ.
22) Meanwhile, Kiểu Công Tiện went home instead of joining the others to celebrate the wedding. He gathered all of his close friends together to help him get back at Ngô Quyền. Kiểu vowed to avenge the governor for not marrying his daughter.
23) Sau ngày làm lễ vu quy cho con gái là tiểu thư Mỹ Lan, Dương Diên Nghệ cho gọi Ngô Quyền tới. Ông giao cho con rể đem quân vào trấn đóng đất Ái Châu (Thanh Hóa) là quê hương của ông. Hơn thế nữa, ông tin rằng tài năng của Ngô Quyền sẽ làm cho các sắc dân ở miền Nam không dám quấy rối nữa.
23) After the marriage of his daughter, Dương Diên Nghệ assigned Ngô Quyền to defend Ái Châu province (Thanh Hóa), Dương's birth place. Dương Diên Nghệ believed that Ngô Quyền could make peace between the small tribes in the South and prevent any possible uprisings.
24) Dương Diên Nghệ giữ chức Tiết Độ Sứ được sáu năm. Một hôm, nhân chuyến đi săn hươu ở ngoài thành, Dương Diên Nghệ phi ngựa đuổi thú, đã không đem vệ sĩ chạy theo. Thừa dịp này, Kiểu Công Tiện liền dùng tên tẩm thuốc độc, bắn chết chủ tướng của mình.
24) Governor Dương ruled An Nam for six years. One day, while hunting outside of the citadel, he chased after a deer leaving his guards behind. Kiểu Công Tiện, in an ambush, murdered his commander with a poisonous arrow.
25) Ở Ái Châu, Ngô Quyền nhận được tin dữ, liền làm lễ tế dưới cờ, khóc thương quan tiết độ sứ Dương Diên Nghệ. Lễ xong, ông cùng binh sĩ chít khăn tang, tuốt gươm trần, thề quyết trả thù cho chủ tướng. Mọi người sửa soạn để ngay chiều hôm đó, kéo quân ra Bắc.
25) At Ái Châu, Ngô Quyền was informed of the terrible news. He held a mourning ceremony for his commander. In his eulogy, Ngô Quyền drew his sword and vowed before all of his soldiers that he would find the murderer. That afternoon he prompted everybody to get ready to go to North.
26) Ở thành Đại La, sau khi giết được Dương Diên Nghệ, loạn tướng Kiểu Công Tiện liền họp mọi người lại để tuyên bố rằng hắn sẽ làm Tiết Độ Sứ. Có mấy tướng phản đối liền bị hắn bắt đem chém ngay. Số còn lại đành nín thinh, dù lòng vẫn căm thù tên phản chủ là Kiểu Công Tiện.
26) After the assassination of the governor, at the Đại La citadel, the treasonous general declared himself the new governor. Several loyal generals who protested the appointment were beheaded immediately. The rest remained quiet even though they hated the new leader.
27) Không bao lâu tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc đã đến tai Kiểu Công Tiện. Vốn không phải địch thủ của Ngô Quyền, Kiểu Công Tiện rất lo sợ. Một mặt hắn dàn binh ra để đối phó. Một mặt hắn viết thư sang xin đầu hàng và cầu cứu với Lưu Cung là vua nhà Nam Hán.
27) Kiểu Công Tiện was very afraid when he learned that Ngô Quyền and his army were coming toward the North. He was fully aware that he could never match Ngô Quyền in military skills and intelligence. Thus, while preparing his army to defend the attack from the South, Kiểu Công Tiện wrote to the King of South China and offered to surrender An Nam in return for their help to fight against Ngô Quyền.
28) Vốn vẫn căm thù Dương Diên Nghệ đã đánh đuổi bọn Lý Tiến, lại nhân dịp Kiểu Công Tiện cầu cứu, Lưu Cung liền xua quân sang xâm chiếm nước Nam. Y cho con trai là Hoằng Tháo đem đại quân đi trước. Còn y cũng đem hậu quân tới đóng ở tỉnh Quảng Tây để yểm trợ cho thái tử Hoằng Tháo.
28) King Lưu Cung, who always regarded Dương as his mortal enemy for defeating his general Lý Tiến before, agreed to help Kiểu Công Tiện. He sent his son Hoằng Tháo to bring a great army to An Nam immediately. King Lưu Cung himself brought the rest of the army to stay at Quảng Tây in case his son needed more help.
29) Quân của Ngô Quyền đã tiến tới gần thành Đại La. Ông cho người dùng loa kêu gọi Kiểu Công Tiện ra nộp mạng, Kiểu Công Tiện bắt đóng chặt cửa thành để đợi quân Nam Hán sang cứu. Bất ngờ binh sĩ trong thành Đại La nổi loạn. Họ bắt Kiểu Công Tiện trói lại rồi mở cửa thành, đón quân của Ngô Quyền vào.
29) When Ngô Quyền and his army reached Đại La citadel, he demanded that Kiểu Công Tiện surrender. Kiểu Công Tiện ordered his soldiers to keep the doors shut while waiting for the Nam Hán's relief troops. Suddenly, the soldiers in the citadel revolted. They captured Kiểu Công Tiện and opened the gate to receive Ngô Quyền and his army.
30) Ngô Quyền kéo quân vào thành, ông phủ dụ mọi người trong thành Đại La và cho giải Kiểu Công Tiện đến trước bàn thờ Dương Diên Nghệ. Ông kể tội tên phản loạn rồi cho chém đầu hắn để trả thù cho chủ tướng. Ai nấy đều hả lòng vì kẻ gian ác đã phải đền tội ác.
30) Once inside of the citadel, Ngô Quyền appeased the disorganized soldiers. He asked to bring Kiểu Công Tiện before the altar of Dương Diên Nghệ. After reiterating Kiểu Công Tiện's crimes, he ordered that the traitor beheaded to avenge his former commander's death. Everyone was satisfied to see the treasonous general pay for his crimes.
31) Diệt xong Kiểu Công Tiện, Ngô Quyền lo ngay đến việc phá quân Nam Hán để giữ vững bờ cõi. Ông họp các tướng sĩ lại bàn. Quân do thám về báo tin là Hoằng Tháo sẽ theo đường thủy để tiến quân, nhằm đánh thành Đại La. Hiện chúng đang tập trung rất nhiều chiến thuyền ở cửa sông Bạch Đằng.
31) After Kiểu Công Tiện's execution, Ngô Quyền immediately gathered all of his generals together to figure out a strategy to stop the Chinese. Ngô Quyền's spies informed him that Prince Hoằng Tháo and his army would be coming to Đại La citadel by the waterway. And that Prince Hoằng Tháo already brought several warships to the Bạch Đằng river.
32) Ngô Quy?n được tin này, li?n bí mật cho người l?y gỗ, đẽo nhọn r?i bịt sắt cho cứng, đem đóng ngầm xuống dưới l?ng sông Bạch Đằng... Hàng ngàn, hàng vạn quân và dân đua nhau làm việc suốt ngày đêm. Họ chặt cây l?y gỗ, đẽo nhọn, bọc sắt thành những cây cọc, r?i vào lúc tối trời, nước xuống, đem đóng những cọc gỗ đầu bọc sắt nhọn này xuống một khúc sông Bạch Đằng.
32) After having learned the Chinese battle plan, Ngô Quy?n and his aides determined a scheme to destroy the Chinese naval force. He secretly ordered his men to cut down trees to make stakes. They covered the pointed ends of the stakes with iron. In the evening, when the tide was low, they fixed all the stakes to the bottom of a section of Bạch Đằng river. Thousands of soldiers and the residents worked fervently all day and night on this task.
33) Hoằng Tháo đem đoàn chiến thuyền to lớn, vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Hắn yên chí là phen này sẽ bắt sống được Ngô Quyền. Đi tới một khúc sông hẹp, bỗng có một đoàn thuyền nhỏ tiến ra chặn đường. Chiến thuyền Nam Hán tấn công. Đoàn thuyền của Ngô Quyền bị thua, bỏ chạy tán loạn.
33) Hoằng Tháo and his big warships advanced to the mouth of Bạch Đằng river. He was very confident that he would capture Ngô Quyền alive this time. When Hoằng Tháo and his warships came to a narrow section of the river, they were stopped by a group of small boats. The Nam Hán warships attacked them immediately. The small boats retreated in disorder.
34) Hoằng Tháo đứng trên mũi thuyền chỉ huy, ra lệnh đuổi theo. Tiếng trống thúc quân, tiếng binh lính hò reo, làm rung chuyển cả một khúc sông Bạch Đằng. Tới khi nước thủy triều bắt đầu rút xuống thì đoàn thuyền bé nhỏ bỏ chạy lúc trước, cùng quay mũi trở lại. Rồi nhiều thuyền lớn ở đâu cũng hiện ra...
34) Prince Hoằng Tháo stood on the deck and commanded his soldiers to chase after the small boats further down the river. The sound of the resonant drum beat along with the shouting of the soldiers vibrated through a whole section of the Bạch Đằng river. When the tides started to go down, the small boats that had retreated before turned around. Then, out from nowhere came several big warships.
35) Tất cả những chiến thuyền lớn, nhỏ của Ngô Quyền cùng xông lên đánh thật mạnh. Tên lửa bắn ra như mưa. Bất ngờ bị đánh rát quá, nhiều thuyền của Nam Hán đã bốc cháy. Họ tranh nhau quay mũi thuyền lại, chạy trốn ra biển... Nhưng khi tới khúc sông hẹp lúc trước thì lại bị mắc vào một rừng cọc nhọn đóng đầy lòng sông.
35) All of Ngô Quyền's warships, big and small, charged forward toward the Chinese ships. From the ships, the soldiers launched thousands of fire arrows at the Chinese warships. Being attacked suddenly, many of the Nam Hán's ships caught on fire. The Chinese soldiers then hastily tried to turn the ships around to flee toward the sea. However, when they came to the previous narrow section of the river, the ships were caught by thousands of sharp stakes at the bottom of the river.
36) Cọc bịt sắt nhọn chọc thủng lòng thuyền, chặn đứng không cho thuyền chạy trốn ra biển. Lửa cháy phía trên mui, nước tràn vào khoang thuyền đắm, cảnh hỗn loạn diễn ra. Quân lính Nam Hán không, tài nào trở tay kịp, nên phần bị quân Ngô Quyền chém giết, phần bị rớt xuống sông mà chết, tiếng kêu khóc nổi lên vang trời...
36) The stakes pierced the bottoms of the ships. The tops of the ships were on fire, while the bottoms of the ships were filling with water. The Chinese soldiers couldn't react fast enough. They were killed by Ngô Quyền's soldiers or drowned in the river. The river was filled with the wails of the dying soldiers.
37) Chỉ một buổi chiều mà đoàn quân xâm lăng đã bị thua to. Thái Tử Hoằng Tháo bị chết trong đám loạn quân. Xác giặc bị chết cháy, chết đuối cùng những mảnh thuyền tan vỡ vì cọc nhọn, đã làm nghẽn cả một khúc sông Bạch Đằng. Mùi tanh hôi, nồng nặc bốc lên... Từng đàn quạ đen ở đâu rủ nhau kéo tới...
37) In only one afternoon, Ngô Quyền and his naval force had destroyed the entire fleet of Chinese warships. Prince Hoằng Tháo was killed among his defeated troops. Burnt bodies, drowned corpses, and broken ships blocked a whole section of the Bạch Đằng river. The smell of the decaying corpses attracted hundreds of black crows from everywhere.
38) Lưu Cung, vua nhà Nam Hán, được tin con chết, quân lính tan tành liền òa lên khóc. Hắn vội ra lệnh cho hậu quân rút về Phiên Ngung, không dám sang quấy nhiễu nữa... Cuộc đại thắng trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt cái ách nô lệ Bắc Thuộc đã kéo dài hơn một nghìn năm.
38) When King Lưu Cung heard of Prince Hoằng Tháo's death and the complete defeat of his great army, he broke into tears. He and his relief troops retreated to Phiên Ngung. The Chinese dared not to trouble An Nam again. The great victory on Bạch Đằng river ended the Chinese rule over An Nam for over a thousand years.
39) Sau khi đại thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền tự xưng làm vua, đóng đô ở Cổ Loa (kinh đô cũ của nhà Thục) ở gần Hà Nội. Ngô Vương bãi bỏ chức tiết độ sứ do người Tàu đặt ra, tổ chức lại hệ thống quân sự và hành chánh, ấn định mọi nghi lễ của quốc gia. Ngài mở đầu thời kỳ độc lập cho dân tộc Việt (938).
39) After the great victory, Ngô Quyền declared himself King of An Nam. He established his new capital at Cổ Loa citadel (the old capital under the Thục dynasty) close to Hà Nội. Ngô Quyền dropped the Chinese Tiết Độ Sứ title. He created new civil and military ranks for his officers. He also revised the traditional rites. King Ngô Quyền began a self-governing era for the Vietnamese (938).
40) Tiếc thay triều đại của Ngô Vương quá ngắn chỉ sáu năm (từ 939 đến 944). Ngài mất ngày 18 tháng giêng năm Giáp Thìn (944) thọ 47 tuổi. Ngài đã trả thù được cho bố vợ, phá tan quân xâm lược và giành lại chủ quyền cho đất nước. Ngô Vương đã treo gương sáng về lòng thủy chung và tinh thần yêu nước lại cho hậu thế. Bây giờ hãy còn đền thờ ngài tại Đường Lâm (Sơn Tây).
40) Unfortunately, King Ngô Quyền ruled his country for only six years (939-944). He died in January 18, 944 at the age of forty-seven. He avenged his father-in-law/commander's death. He got rid of the Chinese's control over An Nam. And above all, he had gained the independence of An Nam from the Chinese. He was the model of loyalty and patriotism for later generations. Today, there is still a temple for the worship of King Ngô Quyền at Đường Lâm (Sơn Tây).
1) Tin Ngô Vương mất được truyền ra làm dân chúng rất thương xót. Các vị bô lão kéo nhau vào quỳ lạy trước linh cửu nhà vua. Quân lính canh gác hai bên cũng buồn rầu, rơi lệ. Ai nấy đều thương tiếc vị vua anh hùng, trung trực đã mất sớm.
1) The news of King Ngô's death brought grief to people everywhere in the country. The elders came to pay respect and shed tears at the funeral. Even the royal guards could not hold back their tears. People in the country mourned the untimely death of the king, a truly national hero.
2) Trước đây, Ngô Vương lấy con gái Dương Diên Nghệ và lập làm Hoàng Hậu. Khi Ngô Vương vừa nằm xuống, Dương Tam Kha em ruột Dương hoàng hậu, liền đuổi cháu là Ngô Xương Ngập ra khỏi cung. Y còn cướp luôn quyền hành, lên làm vua, tự xưng là Bình Vương.
2) King Ngô was married to the daughter of General Dương Diên Nghệ. As soon as King Ngô passed away, Dương Tam Kha, the Queen's brother immediately drove away his nephew Ngô Xương Ngập from the palace. Dương Tam Kha also took over the throne and crowned himself king with the title Bình Vương.
3) Ngô Xương Ngập chạy trốn về nhà Phạm Lịnh Công ở Hải Dương. Tam Kha sai quân đi đuổi bắt. Phạm Lịnh Công phải đem Ngô Xương Ngập dấu vào hang đá trong dãy núi gần đó. Dương Tam Kha liền bắt giữ em Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Văn.
3) Prince Ngô Xương Ngập fled to the South and took refuge at Phạm Lịnh Công's home in Hải Dương province. Tam Kha ordered his soldiers to pursue after the prince. Phạm Lịnh Công had to hide Prince Ngô Xương Ngập in the mountain nearby. Dương Tam Kha then held Ngô Xương Ngập's younger brother Ngô Xương Văn in captivity instead.
4) Năm 950, dân chúng mấy làng ở Sơn Tây nổi lên chống Bình Vương. Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đi đánh đẹp. Trên đường đi, Ngô Xương Văn bàn với hai tướng rồi cùng dân chúng Sơn Tây quay trở lại thành Cổ Loa.
4) In 950, the people in the villages of Sơn Tây province revolted against Bình Vương. Dương Tam Kha ordered Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi and Đỗ Cảnh Thạc to put down the revolt. On the way, Ngô Xương Văn persuaded the two generals to join him and the people of Sơn Tây to fight against Bình Vương. Ngô Xương Văn then led his troops and the people back to Cổ Loa citadel.
5) Trước cổng thành, Ngô Xương Văn dùng loa kể tội Dương Tam Kha rồi kêu gọi quân lính trong thành nổi loạn. Xưa nay mọi người đều oán ghét Tam Kha. Gặp dịp này, họ liền bắt trói Dương Tam Kha đem ra nộp. Nghĩ tình cậu cháu, Ngô Xương Văn truyền lính bắt giam Tam Kha mà không nỡ giết.
5) In front of the gate, Ngô Xương Văn exposed Dương Tam Kha's wrongdoing and called out to soldiers and people inside the citadel to revolt against Kha. Having always hating Tam Kha, the people took this chance to capture Tam Kha and delivered to Ngô Xương Văn. Because Tam Kha was his uncle, Ngô Xương Văn could not kill him but imprisoned him instead.
6) Trừ được Dương Tam Kha rồi, Ngô Xương Văn lên làm vua, lấy hiệu là Nam Tấn Vương. Nhà vua lại cho đi tìm anh là Ngô Xương Ngập ở Hải Dương về Cổ Loa, cùng coi việc nước. Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên Sách Vương. Cả hai anh em cùng làm vua, tức là Hậu Ngô Vương.
6) After eliminating Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn became king with the title Nam Tấn Vương. He then requested his brother Ngô Xương Ngập in Hải Dương to come back to the capital and help him govern the country. Ngô Xương Ngập took the title Thiên Sách Vương. Both brothers were kings (post-King Ngô)
7) Từ khi Dương Tam Kha chiếm ngôi vua, ở khắp mọi nơi trong nước, lòng người không phục. Các tướng cũ của nhà Ngô, các nhà giàu có, nổi lên chống lại Bình Vương. Họ xưng là sứ quân. Có tất cả 12 Sứ quân, luôn luôn chém giết lẫn nhau, từ năm 945 đến năm 967.
7) Since the time Dương Tam Kha took over the throne, people in the country no longer respected the Court. Former generals of King Ngô Quyền along with the rich and the wealthy revolted against Tam Kha. They declared themselves Warlord. There were 12 Warlords fought against each other continuously from 945 to 967
8) Ròng rã trên 20 năm nội loạn, dân chúng sống rất khổ cực. Thanh niên, trai tráng đều bị các sứ quân giành giựt, bắt về làm lính cho mình. Vườn, ruộng bị bỏ hoang. Già, trẻ đói rách kéo nhau từng đàn, từng lũ, đi lang thang khắp nơi để xin ăn...
8) This Civil War lasted for more than twenty years. People everywhere were miserable. Young men were being drafted by the warlords; the fields were left uncultivated. Starvation was everywhere: the elderly and children were ragged and hungry; many wandered the country begging for food...
9) Giữa lúc non sông tan nát, dân chúng khổ sở thì ở động Hoa Lư (thuộc châu Đại Hoàng) có một nhóm thanh niên quyết đứng lên trừ loạn, cứu nước, yên dân. Họ tụ họp lại luyện tập võ nghệ và rèn đúc khí giới. Đứng đầu nhóm này là Đinh Bộ Lĩnh.
9) Amidst the country's chaotic declination, there was a group of young men at Hoa Lư village (of Đại Hoàng) who was determined to save the country and the people. They practiced martial arts, trained in art of warfare and prepared weapons. Leading this group of young men was Đinh Bộ Lĩnh.
10) Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu về các đời Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền. Đinh Công Trứ mất sớm. Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là bà Đàm về sinh sống ở Hoa Lư. Ngoài việc nuôi tằm, bà Đàm còn dệt lụa để kiếm tiền nuôi con nhỏ.
10) Đinh Bộ Lĩnh's father, Đinh Công Trứ, was head of Hoan Châu province during the era of King Ngô Quyền and General Dương Diên Nghệ. Đinh Công Trứ passed away when Lĩnh was still a little child. His mother, the widow Đàm, had taken her son back to her native village Hoa Lư and raised him there. Besides raising silk worms, she also wove and embroidered in order to earn a living.
11) Hàng ngày, cậu bé Đinh Bộ Lĩnh ra ngoài thung lũng chơi đùa với bọn trẻ con chăn trâu. Chúng tôn Bộ Lĩnh là vua rồi khoanh tay làm kiệu để khênh rước vua đi. Mấy trẻ khác bẻ những bông lau làm cờ, làm quạt, vác đi hai bên kiệu. Vừa đi, chúng vừa hát rất vui.
11) Everyday, Đinh Bộ Lĩnh went down the valleys and played with the buffalo shepherd kids. They venerated him as king and made carriage to carry him. They used reed flowers as flags and fans to guard around the carriage. They sang happily as they marched.
12) Mấy chú mục đồng khác ở thôn bên cạnh là Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy vui cũng kéo sang chơi. Chúng chia ra làm hai phe, tập đánh trận giả. Một bên cởi trần làm quân Bộ Lĩnh. Một bên mặc áo làm quân địch. Rồi cả hai bên dùng các bông lau làm gươm, làm giáo để đánh nhau.
12) Other shepherd children from neighboring villages such as Đinh Điền, Nguyễn Bặc also join the fun. They often played war games between the two groups. The shirtless group followed Bộ Lĩnh and the shirt-wearing group was the enemies. They used reed flowers as their weapons in combat.
13) Lớn lên, lại gặp thời loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh liền cùng lũ bạn chăn trâu thuở trước dựng cờ khởi nghĩa. Trai tráng quanh vùng biết tin, về theo rất đông. Chả mấy chốc, dưới quyền Đinh Bộ Lĩnh, đã có mấy trăm thanh niên khỏe mạnh, giỏi võ nghệ.
13) Growing up during the time of the Civil War (also called the War of the Twelve Warlords), Đinh Bộ Lĩnh and his former shepherd playmates rose up in arms. Young men around the area heard the news and came to join him. In a short time, there were hundreds of talented young men under the leadership of Đinh Bộ Lĩnh.
14) Lúc này, chú của Bộ Lĩnh là Đinh Dự cũng mộ quân đóng ở thôn Bông, gần châu Đại Hoàng. Bộ Lĩnh sai Đinh Điền tới mượn tạm một ít lương thực của Đinh Dự. Lúc đầu Đinh Dự không cho. Sau nghe lời khuyên lợi hại, Đinh Dự bằng lòng cho Bộ Lĩnh mượn năm trăm gánh thóc để nuôi quân.
14) At this time, Đinh Bộ Lĩnh's uncle, Đinh Dự was also recruiting soldiers. He camped at Bông village near Đại Hoàng district. Bộ Lĩnh asked Đinh Điền to go to his uncle and borrow some food for his soldiers. At first Đinh Dự did not agree. However, after some persuasion he agreed to lend Bộ Lĩnh five hundred buckets of rice.
15) Theo truyền thuyết thì ngày xưa còn bé, Đinh Bộ Lĩnh phải sang ở chăn trâu, cắt cỏ cho gia đình chú ruột là Đinh Dự. Một hôm tập trận giả, phe của Đinh Bộ Lĩnh đã thắng lớn. Muốn khao quân, Bộ Lĩnh đem con trâu của chú ra làm thịt cho các bạn ăn.
15) According to the legend, when Đinh Bộ Lĩnh was a little child, he had to be a servant for his uncle, herding the buffaloes, clearing the weeds, doing chores... One day, after a war game, Đinh Bộ Lĩnh killed a buffalo for a feast to celebrate his victory.
16) Giết xong trâu Bộ Lĩnh đem cái đuôi trâu còn lại, cắm xuống lỗ nẻ cạnh đó. Rồi Bộ Lĩnh chạy về nhà báo tin là trâu chui xuống lỗ nẻ mất. Đinh Dự vội vàng chạy ra, thấy cái đuôi trâu liền nắm lấy, hết sức kéo lên. Bất ngờ mất đà, Đinh Dự ngã lăn ra đất.
16) After the feast Bộ Lĩnh took the buffalo tail and stuck it into a hole in the ground. He then ran home and told his uncle that the buffalo had crept into the hole. His uncle immediately rushed to the field. He saw the tail and tried to pull it up. Suddenly he lost balance and fell on the ground.
17) Thấy Đinh Dự bị lừa, lũ trẻ vỗ tay cười. Giận quá, Đinh Dự vớ lấy cây gậy đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh. Bộ Lĩnh vội chạy ra bờ sông, nhảy tùm xuống nước. Bỗng có con rồng vàng hiện ra đỡ lấy Bộ Lĩnh rồi đưa lên bờ.
17) Seeing Đinh Dự was fooled by Bộ Lĩnh, the children clapped their hands laughing. Đinh Dự was very angry; he picked up a stick and chased after Bộ Lĩnh. Bộ Lĩnh ran toward the river and jumped into it. Suddenly from the water appeared a golden dragon. The dragon then carried Bộ Lĩnh ashore.
18) Thấy thế, Đinh Dự vừa sợ, vừa mừng. Ông ta cho rằng đứa cháu có số làm vua sau này. Rồi quên cả tức giận, ông vất gậy, sụp xuống lạy cháu không ngừng. Do đó, mà có câu chuyện "Chú lạy cháu". Lại còn có cả tranh vẽ "Chú lậy cháu" bày bán ở thôn quê.
18) Seeing this phenomenon, Đinh Dự was both scared and happy. He believed that his nephew was destined to be king. Forgetting his anger, he threw away his stick and kneeled down to kowtow Bộ Lĩnh. Thus, there was the story of "Uncle kowtowing his nephew." There was a folk painting of this sold widely in the countryside.
19) Thấy thế lực của Đinh Bộ Lĩnh mỗi ngày một mạnh, Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn định đem quân đi đánh. Biết chưa đủ sức chống lại, Bộ Lĩnh sai người lão bộc đem con trai mình là Đinh Liễn cùng lễ vật đến xin giảng hòa. Vừa tới nơi, Đinh Liễn đã bị bắt ngay.
19) Watching Đinh Bộ Lĩnh getting stronger everyday, Ngô Xương Ngập and Ngô Xương Văn wanted to bring their army to attack him. Bộ Lĩnh knew that he was not ready to fight against the Ngô's yet so he send his old servant to bring his son, Đinh Liễn, and gifts to Kings Ngô and asked for a truce. As soon as Đinh Liễn reached the capital, he was arrested.
20) Năm 951, quân lính của Hậu Ngô Vương từ Cổ Loa kéo vào Hoa lư. Hơn một tháng vây hãm mà quân Ngô vẫn không thắng được Đinh Bộ Lĩnh. Ngô Xương Ngập sai treo Đinh Liễn lên ngọn tre rồi bảo: "Nếu Đinh Bộ Lĩnh không hàng, ta sẽ giết Đinh Liễn."
20) In 951, Kings Ngô brought their army from the capital Cổ Loa to Hoa Lư. After a month of besieging without any success, Ngô Xương Ngập ordered his soldiers to hang Đinh Liễn on a bamboo tree. He then sent a message to Bộ Lĩnh threaten to kill Đinh Liễn if Lĩnh did not surrender.
21) Hay tin này, Bộ Lĩnh nói: "Lẽ nào lại vì tình riêng mà bỏ việc công!" Rồi ông sai hai chục cung thủ (người bắn cung) sẵn sàng tên để bắn Đinh Liễn. Thấy sự cứng rắn của Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Xương Ngập đành phải thả Đinh Liễn và rút quân về.
21) Upon receiving this message, Bộ Lĩnh said: "I cannot let my personal matter to interfere with the country's affairs". He then ordered twenty archers to get ready to shoot and kill Đinh Liễn. Unable to break Bộ Lĩnh's strong will, Ngô Xương Ngập released Đinh Liễn and withdrew his army.
22) Tuy quân của Hậu Ngô Vương rút về Cổ Loa, Đinh Bộ Lĩnh vẫn cảm thấy sức của Hoa Lư chưa đủ mạnh để đánh dẹp các sứ quân. Ông họp bàn cùng các tướng. Nguyễn Bặc nói: "Bây giờ cần phải tuyển mộ thêm nhiều quân lính mới nữa."
22) Although kings Ngô's army had retreated back to Cổ Loa, Đinh Bộ Lĩnh still felt that his force was not powerful enough to defeat other warlords. He met with his generals to discuss a strategy. Nguyễn Bặc said: "We need to recruit more soldiers."
23) Đinh Điền trả lời: "Hoa Lư đất hẹp, người thưa nên việc tuyển mộ thêm quân gặp nhiều khó khăn. Lại còn vấn đề lương thực nữa!" Giữa lúc ấy, quân canh cửa chạy vào trình: "Có một tráng sĩ nhất định đòi vào gặp chủ tướng. Hắn không chịu ngồi đợi."
23) Đinh Điền responded: "Hoa Lư is a small land with a sparse population thus recruiting more soldiers is a difficult task. Moreover, there is also the problem with providing food for the troops!". While they were talking, a guard came in and reported: "There is young man outside who insists on seeing the Lord. He refuses to wait."
24) Bộ Lĩnh ra lệnh: "Mời người đó vào!" Rồi ông đứng dậy bước ra tận cửa để tiếp đón. Tráng sĩ hiên ngang bước vào, ngả đầu chào mọi người rồi nói: "Vãn sinh (kẻ sinh muộn, sinh sau) họ Lê tên Hoàn, từ Hà Nam mới vào đây, xin ra mắt chủ tướng cùng quý vị."
24) Bộ Lĩnh ordered the guard to let in the young man. Then he came out to greet this young man. He walked in, bowed his head to greet everyone and introduced himself: "My name is Hoàn of the Lê family, from Hà Nam province. Please to meet the Lord and all present..."
25) Đinh Bộ Lĩnh vui vẻ dắt Lê Hoàn vào họp cùng các tướng. Ông nói: "Tráng sĩ ở xa tới, chắc có nhiều điều bổ ích để chỉ bảo cho chúng tôi?" Lê Hoàn lễ phép thưa: "Vãn Sinh đã đi thăm nhiều nơi. Hình sông, thế núi đều được vẽ lại trong sổ này. Xin kính biếu chủ tướng."
25) Đinh Bộ Lĩnh was pleased. He allowed Lê Hoàn to participate in the meeting. He asked: "You have come from afar. You probably have useful things to tell us?" Lê Hoàn politely answered: "I have traveled to many places. In this notebook you will find sketches of the terrain which I had passed through. Please accept this as a gift"
26) Bộ Lĩnh mở sổ ra xem thấy đó là những mảnh địa đồ nhỏ. Các nơi đóng quân của 12 sứ quân đều được vẽ lại và ghi chép rõ ràng. Bộ Lĩnh mừng lắm nói với Đinh Điền, Nguyễn Bặc: "Thật là Trời giúp ta nên Lê tráng sĩ mới đem đến những bản đồ quý này."
26) Bộ Lĩnh opened the notebook and found that it contained fragments of detailed maps. Even the military camps of the twelve warlords were noted very clearly. Bộ Lĩnh was very please; he told Đinh Điền and Nguyễn Bặc: "It is the Heaven's will that wants me to unite the country, thus he sent such a talented and resourceful man to help me."
27) Lê Hoàn thưa tiếp: "Đất Hoa Lư tuy hiểm trở nhưng không tiện để mở rộng thế lực. Vãn sinh được biết gần đây có sứ quân Trần Minh Công đóng giữ Bố Hải Khẩu là người rất hào phóng. Xin chủ tướng hãy liên kết với Trần Minh Công thì mới có thể dựng được nghiệp lớn."
27) Lê Hoàn added: "Although the terrain of Hoa Lư is difficult to access, thus ideal for a military camp, however it is not good for expansion of our power base. I hear that the nearby Warlord Trần Minh Công at Bố Hải Khẩu is a good and generous man. My Lord, you should ally with him in order to accomplish our ambition."
28) Đinh Bộ Lĩnh thấy Lê Hoàn là người có tài, liền giữ lại Hoa Lư. Ông giao cho Lê Hoàn huấn luyện võ nghệ cho đám thanh niên mới tới. Lê Hoàn liền dạy những người này cách thức cưỡi ngựa, bắn cung, múa gươm, đánh quyền. Mọi người hăng hái luyện tập suốt ngày.
28) Recognizing Lê Hoàn's talent, Đinh Bộ Lĩnh kept him in Hoa Lư. He entrusted Lê Hoàn the task of training the newly recruited soldiers Lê Hoàn taught them the arts of archery, horseback riding, fencing and boxing. The new soldiers practiced with enthusiasm.
29) Sau đó Đinh Bộ Lĩnh giao cho Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ cùng nhau ở lại giữ Hoa Lư. Còn Đinh Bộ Lĩnh đem con trai lớn là Đinh Liễn sang Bố Hải Khẩu. Ngày đi, đêm nghỉ, chả mấy chốc mà hai cha con đã tới một vùng đồng bằng rộng lớn, dân cư đông đúc.
29) Then Đinh Bộ Lĩnh commanded Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ to stay and guard Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh himself and his eldest son Đinh Liễn went to Bố Hải Khẩu. They traveled during the day and rested at night. Soon they reached a vastly rich valley that was heavily populated.
30) Đó là Bố Hải Khẩu (thuộc làng Kỳ Bá, tỉnh Thái Bình bây giờ) nơi sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm trấn giữ. Trần Minh Công vui vẻ tiếp đón cha con Đinh Bộ Lĩnh. Thấy Bộ Lĩnh đi đứng, hùng dũng nói năng rõ ràng, Trần Minh Công đem lòng quý mến ngay.
30) The valley was Bố Hải Khẩu (nowadays Kỳ Bá village, Thái Bình province), the base of Warlord Trần Minh Công (or Trần Lãm). Trần Minh Công cordially greeted the Đinh's. At the first meeting, Trần Minh Công immediately liked this vigorous young man with a powerful voice.
31) Trần Minh Công đã già yếu, không có con trai, đi lại phải chống gậy. Gặp Đinh Bộ Lĩnh, cụ mừng lắm, ngỏ ý muốn nhận Bộ Lĩnh làm con nuôi. Trước kia Trần Minh Công có biết thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ. Thấy thế, Bộ Lĩnh vội sụp xuống lạy nhận bố nuôi. Đinh Liễn cũng quỳ lạy theo cha.
31) Trần Minh Công was getting older and weaker; he had to lean on a stick. Being childless, Trần Minh Công wanted Bộ Lĩnh to be his godson and his heir. Bộ Lĩnh found out that Trần Minh Công was an acquaintance with his father, Đinh Công Trứ in the past. Therefore, Bộ Lĩnh happily accepted and bowed down to greet his new godfather. Đinh Liễn did likewise.
32) Ít lâu sau, Trần Minh Công bị bệnh nặng. Nằm trên giường bệnh, biết mình không qua khỏi được, cụ gọi Đinh Bộ Lĩnh đến dặn dò mọi việc. Rồi cụ trao binh quyền lại cho Đinh Bộ Lĩnh để trấn giữ Bố Hải Khẩu. Các tướng theo Trần Minh Công thấy thế đều quỳ lạy và xin theo lệnh chủ tướng mới.
32) In a short time later, Trần Minh Công fell ill gravely. On his death bed, he entrusted Bộ Lĩnh with his army and territory. All the generals then bowed and greeted the new Warlord Đinh Bộ Lĩnh.
33) Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh hợp hai cánh quân của Hoa Lư và Bố Hải Khẩu vào làm một. Rồi ông giao cho Lê Hoàn cùng Đinh Liễn đem quân đi trước. Ông cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc dẫn đại quân theo sau, tiến đánh các sứ quân khác.
33) After Trần Minh Công's death, Đinh Bộ Lĩnh merged the two armies from Hoa Lư and Bố Hải Khẩu into one. He commanded Lê Hoàn and Đinh Liễn to lead the advancing troops. He himself and Đinh Điền, Nguyễn Bặc lead the main force right behind to attack other warlords.
34) Lần Lượt, đại quân của Đinh Bộ Lĩnh đã hàng phục được các sứ quân như Đổ Cảnh Thạc ở Hà Đông, Phạm Phòng Át ở Hưng Yên v.v... Từ đó, đánh đâu được đấy, chỉ trong vòng một năm mà Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp xong 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối.
34) Gradually, many warlords surrendered their forces to Đinh Bộ Lĩnh Among them were Đỗ Cảnh Thạc in Hà Đông, Phạm Phòng Át in Hưng Yên, etc... Thus, within a year Đinh Bộ Lĩnh had crushed all twelve warlords and united the country.
35) Do đó, mọi người đều tôn Đinh Bộ Lĩnh lên làm Vạn Thắng Vương. Quân của Vạn Thắng Vương đi tới đâu là được dân chúng ở đó kéo nhau ra đón tiếp đầy đường. Họ mang rượu thịt, trái cây ra biếu để tỏ lòng cảm ơn Vạn Thắng Vương đã đem lại hòa bình cho đất nước.
35) Therefore, people referred to him as Vạn Thắng Vương (King of Ten Thousand Victories). People came out to welcome his troops everywhere they went. They brought wine and food for the soldiers to show their appreciation for the effort to bring peace to the country.
36) Khi trở về Hoa Lư, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế (sử thường gọi là Đinh Tiên Hoàng Đế) Vua Đinh đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt to lớn) và phong cho Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân trông coi 10 đạo quân trong nước.
36) Vạn Thắng Vương came back to Hoa Lư and crowned himself king with the title Đại Thắng Minh Hoàng Đế (Historical records often refer to him as Đinh Tiên Hoàng Đế). Emperor Đinh moved the capital to Hoa Lư and renamed the country Đại Cồ Việt (The magnificent Việt). He appointed Lê Hoàn to the post Thập Đạo Tướng Quân (commander-in-chief of the country's ten army-corps)
37) Vì đất nước mới thống nhất nên còn một số vẫn không tuân theo luật lệ của triều đình. Chúng vẫn giết người, cướp của và làm nhiều điều tàn ác. Để trừng trị bọn này, vua cho đặt vạc dầu đun sôi ở trước điện. Hễ ai phạm tội sẽ bị ném vào vạc dầu sôi.
37) There was a number of people who still did not obey the rule of the new Court. They continued to kill, plunder and commit many misdeeds To punish these people, the king had a huge pan of boiling oil placed in front of the Imperial Court. Whoever committed a crime was thrown into the frying pan.
38) Ngoài ra, còn nuôi hổ báo ở trong vườn. Những kẻ nào giết người đều bị đẩy vào vườn cho hổ báo xé xác, ăn thịt. Hình phạt như thế thật là quá ác độc. Tuy nhiên nhờ có thế mà dân trong nước mới dần dần được sống yên ổn làm ăn.
38) The king also kept tiger and panthers in the garden. Murderers were thrown into the garden to be eaten alive by the beasts. Although these punishments were very cruel, they were effective in reducing the number of crimes in the country and allowed people to live peacefully.
39) Năm 979, nhân tiết xuân, Đinh Tiên Hoàng Đế uống rượu quá say phải nằm nghỉ ở trong cung. Thừa dịp này, Đỗ Thích lẻn vào dùng dao đâm chết nhà vua. Sau đó, y còn chạy sang Nam Việt Cung giết luôn Nam Việt Vương Đinh Liễn, để đoạt ngôi vua.
39) One night, in the Spring of 979, Emperor Đinh, having drunk too much wine, fell asleep in the palace. Seizing this chance, the assassin Đỗ Thích sneaked in and killed the king. He also went to Nam Việt Vương Đinh Liễn's quarters and killed the heir as well in order to take over the throne.
40) Triều thần được tin liền vây bắt Đỗ Thích đem ra chém đầu làm lễ tế vua Đinh. Vua Đinh làm vua được 12 năm (từ năm 968 đến năm 979) hưởng thọ 56 tuổi. Con út vua Đinh là Vệ Vương, Đinh Tuệ mới được 6 tuổi lên nối ngôi. Hiện nay ở Hoa Lư (Ninh Bình) còn đền thờ vua Đinh.
40) The Court managed to capture and behead Đỗ Thích to revenge the king's death. Emperor Đinh was on the throne for 12 years from 968 to 979, lived to be fifty-six years old. His youngest child Vệ Vương Đinh Tuệ who was only six years old ascended the throne. Today, there is still a temple dedicated to Emperor Đinh at Hoa Lư village (of Ninh Bình province).
1) Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích lẻn vào cung giết chết. Sau đó, các quan liền tôn Vệ Vương Đinh Tuệ mới có 6 tuổi lên làm vua. Mẹ vua trẻ là Dương Vân Nga cũng được tôn làm Dương Thái Hậu để giúp vua cầm quyền.
1) In 979, king Đinh Tiên Hoàng and Nam Việt Vương Đinh Liễn were assassinated by Đỗ Thích when the latter broke into the royal court. Soon after that, Vệ Vương Đinh Tuệ who was then only six years old was crowned by the officials. The young king's mother named Dương Vân Nga was also appointed to be Queen Mother to help the king in his administration.
2) Sự thực thì mọi quyền hành lúc này đều do Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn nắm giữ. Vì thế nên Lê Hoàn thường ra vào cung để bàn việc nước với Dương Thái Hậu. Việc này đã khiến cho các quan văn võ trong triều bàn ra, nói vào, tỏ ý không phục.
2) As a matter of fact, all powers were then under general Lê Hoàn's control. Thus, Lê Hoàn used to come to the royal court to discuss national affairs with the Queen Mother. This created a scandal among the officials and military officers, who did not admire him.
3) Mấy vị tướng đã từng theo giúp Đinh Tiên Hoàng ngày xưa như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp liền họp nhau tại nhà riêng để chống lại. Họ cùng nhau đem quân lính đến đánh Lê Hoàn. Kinh Thành Hoa Lư trở nên rối loạn. Dân chúng bị vạ lây, người chết, nhà cửa tan nát.
3) Some generals who used to help the former King Đinh Tiên Hoàng such as Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp held a meeting at one private residence to plot against Lê Hoàn. Hoa Lư citadel was suddenly in a chaotic situation. Innocent people were thus affected by the chaos, their houses were ruined.
4) Lê Hoàn cương quyết dẹp loạn. Đinh Điền chết tại trận. Nguyễn Bặc bị bắt nhốt vào cũi để đem về trị tội. Phạm Hạp chạy trốn lên Bắc Giang được ít lâu rồi cũng bị bắt giam. Em ruột Phạm Hạp là Phạm Cự Lượng tuy theo Lê Hoàn mà vẫn không làm sao cứu được anh.
4) Lê Hoàn made up his mind to put an end to the rebellion. As a result, Đinh Điền died during the battle. Nguyễn Bặc was caught alive and put in a kennel for later punishment. Phạm Hạp fled to Bắc Giang and was arrested soon after that. Although Phạm Hạp had a brother named Phạm Cư Lượng who followed Lê Hoàn, Lượng could not save Hạp.
5) Lúc bấy giờ vua nhà Tống thấy nước Đại Cồ Việt rối loạn, vua Đinh lại còn nhỏ dại, liền sai Lư Đa Tốn đưa thư sang đe dọa: "Theo ta thì ta tha, không theo ta thì ta sẽ đem quân sang đánh!" Lê Hoàn nhận được liền đem thư này vào cung trình Dương Thái Hậu.
5) The king of Tống, realizing the troublesome situation in Đại Cồ Việt country and that King Đinh Tuệ was still a small child, took advantage of the situation. He ordered Lư Đa Tốn to bring a threatening letter as follows: "If you submit to China, I'll leave you alone; otherwise I'll defeat you!" Upon receiving the letter, Lê Hoàn immediately took it to the court to present to Queen Mother.
6) Hôm sau, Thập Đạo tướng quân họp các quan văn võ trong triều lại để tìm mưu kế. Có người bàn: "Ta nên dùng lời nói khéo, xin hòa trước đã. Trong khi đó thì phải tích trữ lương thực, huấn luyện binh sĩ để sẵn sàng đối phó với đoàn quân xâm lăng nhà Tống."
6) The following day, the general held a meeting among all the officials in the court to plan a strategy for dealing with China. Someone suggested: "We should try to settle for a peace agreement first. Meanwhile, we need to accumulate food and to train our soldiers for defense against the Tống invaders!"
7) Tướng Phạm Cự Lượng nói tiếp: "Bây giờ giặc sắp tới mà vua lại còn bé, vậy ai là người ra lệnh hoặc thưởng phạt các binh sĩ trong khi đánh giặc? Vậy tôi xin các quan hãy tôn Thập Đạo tướng quân lên làm vua trước đã. Sau đó rồi mới tính tới chuyện chống xâm lăng." Đa số các quan đều cho là phải.
7) General Phạm Cự Lượng continued: "Now that the enemies are coming and the king is still young, who will be the leader to give orders, rewards, or punishments to soldiers during the battles? So I suggest that we promote General Lê Hoàn to be king, then we could talk about the matter of fighting against the aggressors." The majority of the officials agreed.
8) Tin này vừa truyền ra ngoài thì tất cả các đạo quân đều sung sướng reo mừng. Những tiếng tung hô "Vạn tuế! Vạn tuế!" vang lên như sấm, làm rung động cả kinh thành Hoa Lư. Chỉ trong giây lát mà dân chúng khắp nơi đã biết tin là sắp sửa có vua mới.
8) No sooner had the news spread out than all the troops cheerfully shouted: "Long live the new king! Long live...!" Their thunderous voices resounded in the air of Hoa Lư citadel. The news of the new king spread quickly over the country.
9) Dương Thái Hậu thấy các quan và binh lính đều một lòng tôn Lê Hoàn lên làm vua, nên phải nghe theo. Bà liền sai người vào cung, lấy áo long cổn (áo thêu rồng dành riêng cho vua mặc) đem ra khoác lên người Thập Đạo tướng quân. Thế là Lê Hoàn lên làm vua, hiệu là Đại Hành Hoàng Đế.
9) Now that the officials and soldiers all agreed to crown Lê Hoàn as king, the Queen Mother had to listen to them. She then ordered her maid to get the imperial coat embroidered with dragons to pass it down to Thập Đạo General (commander-in-chief of the nation's ten army-corps). Thus Lê Hoàn ascended the throne, his dynasty title being Đại Hành Emperor.
10) Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn là người làng Ninh Thái (Hà Nam). Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một gia đình giàu có ở trong làng. Mới lên tám tuổi, mà sáng nào cậu bé mồ côi Lê Hoàn cũng phải dậy thật sớm, để lùa đàn trâu ra đồng gặm cỏ.
10) Đại Hành Emperor Lê Hoàn was a native of Ninh Thái village (Hà Nam village). Being an orphan since his early childhood, Lê Hoàn had to serve as an adopted son for a rich family in the village. When he was only eight years old, the orphan Lê Hoàn had to wake up before dawn to drive the cattle to the meadow for grazing.
11) Tối về, cậu bé lại chui vào ổ rơm ở cạnh bếp để nằm ngủ cho đỡ lạnh. Thấy Lê Hoàn thông minh, ngoan ngoãn nên con trai phú ông thường đem sách đã học được ban ngày xuống, dạy bạn. Dưới ánh lửa rơm bập bùng, hai chú bé châu đầu vào nhau, cùng đọc sách.
11) At nightfall, the young boy went to sleep in a cozy straw litter beside the kitchen. His adopted brother, who realized that Lê Hoàn was a bright boy, used to teach the lessons that he had learned to Lê Hoàn. Under the flickering flame, the two boys put their heads close together to read.
12) Bảy năm sau, khi vừa 15 tuổi, Lê Hoàn đã cao lớn và khỏe mạnh hơn nhiều người khác. Đêm khuya, dưới ánh trăng, chàng thường tập múa quyền, đánh côn với người bạn đã từng dạy mình học chữ từ mấy năm nay. Trong khi tập võ, Lê Hoàn thường ôm chiếc cối đá rất nặng mà chạy vòng quanh sân...
12) Seven years later, as he was just fifteen years of age, Lê Hoàn had already been taller and stronger than others of the same age. Late at night, under the moonlight, he used to practice fighting with sticks and boxing with the friend who had been teaching him for the past few years. Sometimes, Lê Hoàn even carried a heavy rice polisher to run around the yard.
13) Lớn lên, lại gặp thời loạn Mười hai sứ quân, Lê Hoàn càng chú tâm học võ để giúp dân, cứu nước. Rời nhà phú ông, chàng đi chơi khắp nơi. Đến đâu chàng cũng để ý ghi chép hình sông, thế núi vào một cuốn sổ tay. Tới Hoa Lư, Lê Hoàn xin vào gặp Đinh Bộ Lĩnh để trình cuốn sổ này.
13) As he grew up during the time of the Twelve Warlords, Lê Hoàn was even more interested in practicing the martial arts to help the people and to save the country. Leaving his adopted father's house, he traveled far and wide. He made sketches of rivers and positions of mountains in his notebook wherever he went. Reaching Hoa Lư, Lê Hoàn begged to see Đinh Bộ Lĩnh to present his notebook.
14) Thấy Lê Hoàn vừa chỉ vào các hình vẽ, vừa trình bày cách đóng quân, ra quân, Đinh Bộ Lĩnh rất vừa ý. Ông giao cho Lê Hoàn chỉ huy hai ngàn quân để giúp Đinh Liễn đi dẹp loạn. Sau khi thống nhất được giang sơn, Đinh Tiên Hoàng liền phong cho Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (trông coi 10 đạo quân)...
14) From his drawings, Lê Hoàn presented his strategies on ways to post and advance the army. Đinh Bộ Lĩnh was very impressed, and as the result, he assigned 2,000 soldiers under the command of Lê Hoàn to support Đinh Liễn. When the country was reunified, Lê Hoàn was promoted to be Thập Đạo General by Emperor Đinh Tiên Hoàng.
15) Bây giờ Lê Hoàn đã thay nhà Đinh lên ngôi làm vua. Vua Lê Đại Hành cho họp các quan văn võ lại. Một mặt, ngài giao cho Lưu Cơ viết thư xin hòa với nhà Tống. Một mặt, ngài ủy cho Phạm Cự Lượng tìm cách tuyển thêm quân lính rồi huấn luyện cho họ đủ mọi môn võ nghệ.
15) Now that Lê Hoàn had replaced the Đinh to ascend the throne, King Lê Đại Hành immediately held a meeting with all the officials and mandarins. On the one hand, the king assigned Lưu Cơ to write a letter proposing peace with the Tống. On the other hand, he ordered Phạm Cự Lượng to recruit more soldiers and to train them well in the martial arts skill.
16) Để tỏ tình thân yêu quân lính, ngài thường đi thăm các trại đóng quân để chuyện trò với họ. Nhiều hôm, nhà vua còn ngồi lại, dùng cơm với quân lính ở ngay dưới gốc cây, gần trường tập võ. Quân lính vây quanh nhà vua để nghe ngài kể chuyện đánh giặc, giữ nước.
16) To show his love for the soldiers, he often visited the camps to chat with them. Sometimes, he even stayed to have his meal with his soldiers right under a tree near the military camp. The soldiers would surround him and listened to his patriotic stories of fighting the foreign invaders.
17) Vua Lê Đại Hành nghe tin ở chùa Lục Tổ có thiền sư Vạn Hạnh là người tài cao, học rộng, lại rất có đức độ. Nhân dịp đầu xuân, ngài muốn trước đi lễ Phật, sau thăm viếng nhà sư. Để tỏ lòng tôn kính, vua xuống ngựa ở cổng ngoài, rồi một mình đi bộ vào chùa.
17) King Lê Đại Hành heard about a venerable monk named Vạn Hạnh at Lục Tổ pagoda who was a talented, knowledgeable and virtuous person. On a new year day, he went there to worship the Buddha and also to visit the monk. To show his respect, the king got off his horse at the front gate and walked inside alone.
18) Tới nơi, gặp một chú tiểu, nhà vua nói: "Xin chú vào trình cho tôi được tới vấn an sư cụ trụ trì tại chùa!" Chú tiểu đáp: "Giờ này sư cụ còn đang tụng kinh, xin thí chủ vui lòng chờ một chút." Nhà vua vẫn vui vẻ tới gốc cây đại lớn ở sân chùa, ngồi xuống đó đợi...
18) Upon arrival, the king met a young monk and said: "Please inform that I would like to meet with the Master." The monk replied: "The Master is praying right now. Please wait a little bit." The king did not mind at all. He cheerfully sat down under a big tree in the yard and waited.
19) Nửa giờ sau, chú tiểu ra đón vua vào trong chùa. Lúc này thiền sư Vạn Hạnh mới nhận ra là vua Lê Đại Hành, vội vàng làm lễ nghênh tiếp. Nhà vua kể chuyện quân Tống sắp sửa xâm lăng và xin thiền sư đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, chỉ bảo cho phải nên làm thế nào?
19) Half an hour later, the young monk came out to invite the king inside. It was not until then that head monk could recognize king Lê Đại Hành, so he hurriedly welcomed the king. The king then told Master Vạn Hạnh about the Tống's intention to invade the country, and asked the wise man to advise him on what to do.
20) Bằng một giọng nói thong thả nhưng cương quyết, Vạn Hạnh thiền sư tâu: "Giặc xâm lăng nước ta là chúng đã không có chính nghĩa. Chúng lại từ xa đến, tất nhiên đều mỏi mệt. Vậy xin bệ hạ hãy để cho chúng vào sâu trong nội địa rồi hãy dùng phục binh mà đánh thật mạnh. Như thế, giặc sẽ bị thua tơi bời."
20) In a slow but determined voice, Master Vạn Hạnh said to the king: "The fact that the enemy invade our country shows that they don't have a righteous cause. Moreover, traveling from faraway certainly makes them exhausted. So, Your Majesty should let them go farther into the inland, then ambush them with all your force. The enemy will surely be destroyed."
21) Vua Lê Đại Hành thấy lời thiền sư rất hợp với ý mình, liền mời nhà sư về kinh đô để cùng lo việc chống giặc. Sư Vạn Hạnh tâu: "Bần tăng tu hành đã lâu, lẽ ra không nên để ý tới việc đời mới phải. Nhưng nay đất nước lâm nguy thì bất kỳ ai, kể cả bần tăng, cũng phải cùng toàn dân chung sức đánh giặc, cứu nước và giữ nướ
21) King Lê Đại Hành saw that Master Vạn Hạnh's words were very agreeable with his thoughts, so he invited him back to the capital to help with the defense matter. Master Vạn Hạnh replied: "Being a Buddhist monk for a long time, I should not pay attention to the secular (regular) life. However, now that the country is in danger, everyone including me must carry out our duties to defend and to save our country.
22) Đầu xuân năm 981, nhà vua được thám tử về báo: "Quân nhà Tống đã chia ra làm hai đường thủy và bộ để cùng tiến đánh nước ta. Cánh quân bộ do bọn Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Thôi Lượng cầm đầu, đánh phá mặt Lạng Sơn. Cánh quân thủy được đặt dưới quyền Lưu Trừng, Giả Thực, do đường biển tiến vào sông Bạch Đằng..."
22) In early Spring 981 the king was informed by a spy: "The Tống had divided into two flanks, by land and by sea, to get into our country. The infantry were led by Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Thôi Lượng and headed toward Lạng Sơn province. The naval force was under the leadership of Lưu Trừng, Giả Thực and proceeded toward Bạch Đằng river."
23) Sau khi nhà vua cùng các tướng sĩ đã bàn xong cách dụ giặc thì lại có mấy cụ già xin vào dâng kế. Một cụ nói: "Cách đây 40 năm, chúng tôi đã theo Tiền Ngô Vương phá quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang. Bây giờ, xin bệ hạ lại cho đóng cọc nhọn ở lòng sông để diệt giặc như xưa." Vua vui vẻ nghe lời.
23) After the king had planned with his generals and officers how to lure the enemy, some elders showed up to offer their ideas. One of them said: "Forty years ago, we followed our late King Ngô Quyền to defeat the Nam Hán force on Bạch Đằng river. Now Your Majesty should have the ironclad stakes planted along the river bed to defeat the enemy like before." The king happily complied.
24) Việc đóng cọc nhọn ở giữa lòng sông đã được dân chúng vùng biển làm rất mau lẹ. Khi nước thủy triều lên, quân Tống từ vịnh Hạ Long tiến vào sông Bạch Đằng. Quân ta chèo thuyền nhẹ xông ra, chặn đánh rồi vờ thua, bỏ chạy. Lưu Trừng ra lệnh cho quân Tống đuổi theo thật gấp.
24) The planting of ironclad stakes in the middle of the river bed was done quickly by people living by the seaside. When the tide was up, the Tống army proceeded toward Bạch Đằng river from the Hạ Long bay. Our soldiers rowed out their light boats and rushed up to attack, then they pretended to lose the battle and fled away. Lưu Trừng ordered his Tống fleet to pursue quickly.
25) Đoàn chiến thuyền của Lưu Trừng đang vun vút lao đi. Bỗng có tiếng chiêng, tiếng trống ầm ầm nổi lên. Rồi những thuyền lớn chở đầy lính của vua Lê Đại Hành ở đâu ập tới. Họ nhảy lên thuyền giặc đâm, chém, đốt, phá. Bị đánh bất ngờ, Lưu Trừng phải ra lệnh lui quân, chạy ra biển.
25) While the battle ships led by Lưu Trừng were sailing smoothly, the sound of gongs and drums were heard from all directions. Then there suddenly appeared many boats carrying Lê Đại Hành's soldiers. The soldiers jumped up the enemy's fleet to kill, stab, burn and destroy the invaders. Being attacked abruptly, Lưu Trừng had to order his fleet to retreat back to the ocean.
26) Lúc này nước thủy triều đã rút. Thuyền giặc bị mắc vào cọc nhọn, tiến lên không được, mà rút lui cũng không xong. Một phần bị vỡ và đắm, một phần bị bốc cháy, lửa khói ngập trời. Quân lính nhà Tống, kẻ bị đâm chém, người bị đốt cháy, nhảy bừa xuống sông mà chết, tiếng kêu khóc vang trời.
26) It was ebb tide (the tide was down) by then. The Chinese ships got stuck among the stakes, so they could neither advance nor retreat. A number of ships were damaged and sunk, the rest burst into flames. The Tống soldiers were then in disorder: some got killed, others were burned, others still jumped off the river. Their wails filled the air.
27) Lưu Trừng bị thương nhẹ ở đầu. Y vội trút bỏ mũ áo, trà trộn vào đám lính thường, dùng thuyền nhỏ để chạy trốn ra ngoài cửa biển thuộc vịnh Hạ Long. Chưa đầy một ngày mà đoàn thủy quân hùng hậu của nhà Tống đã bị phá tan. Máu giặc lại một lần nữa loang đỏ cả một khúc sông Bạch Đằng.
27) Lưu Trừng was slightly injured on his head. He hurriedly took off his hat and robe and mixed with the retreating soldiers. They fled to Hạ Long port on small boats. The whole Tống's powerful fleet was thus defeated in less than a day. The enemy's blood once again reddened a section of Bạch Đằng river.
28) Phá tan thủy quân xâm lăng, vua Lê Đại Hành cho một số quân lính về trấn giữ bến Long Biên. Còn đoàn kỵ binh lại theo đường tắt lên Lạng Sơn, tiếp ứng cho đại tướng Phạm Cự Lượng. Bấy giờ bộ binh của nhà Tống cũng đang rầm rộ tiến vào Lạng Sơn mà không gặp một sức kháng cự nào.
28) After defeating the invading naval force, King Lê Đại Hành sent a number of troops back to defend Long Biên harbor. Meanwhile, the cavalry troops took a short cut to Lạng Sơn to assist General Phạm Cự Lượng. At that time, the Tống infantry troops were making their way toward Lạng Sơn without encountering any resistance.
29) Vì chưa được tin của Lưu Trừng nên Tôn Toàn Hưng truyền dừng quân, đợi thủy quân vào sâu rồi cùng đánh. Hầu Nhân Bảo không chịu chờ đợi, quyết dẫn một toán quân tiến lên trước. Y nói: "Nếu chần chừ, không đánh ngay lúc này, e lỡ mất cơ hội!"
29) Not knowing the bad news of Lưu Trừng's defeat, Tô Hoàn Hưng ordered his troops to halt and wait till the naval force advanced farther and then they would attack together. Hầu Nhân Bảo was too impatient to wait, so he led a group of soldiers to go ahead. He said: "If we delay, we might lose a good opportunity!"
30) Đi được vài chục dặm, Hầu Nhân Bảo gặp một toán quân Việt. Quân của nhà Tống ào ạt tiến đánh thì toán quân này vất bỏ cả khí giới mà chạy. Thừa thắng xông lên, Hầu Nhân Bảo còn phá tan được mấy cánh quân mai phục nữa. Chả mấy chốc đã tới thung lũng Chi Lăng.
30) After marching some twenty miles, Hầu Nhân Bảo met a small group of Việt soldiers. When the Tống army were rushing up, the Việt troops dropped all weapons and fled away. In the wake of victory, Hầu Nhân Bảo defeated some more group of troops in ambush. He soon reached Chi Lăng valley.
31) Hôm sau, qua núi Mã Yên thấy có gỗ đá vất bỏ ngổn ngang chắn đường. Hầu Nhân Bảo cho quân dọn dẹp gỗ đá để lấy lối đi. Bất ngờ bốn phía, quân mai phục đổ ra. Tên lửa và gỗ đá ở trên cao bắn xuống. Quân Tống hết đường chạy trốn. Hầu Nhân Bảo bị bắn chết ngay giữa trận.
31) The next day, as he was passing Mã Yên mountain, Hầu Nhân Bảo saw rocks and logs blocking the way. He ordered his soldiers to clean up so they could pass. Suddenly, the troops in ambush appeared in all directions. Fire arrows were shot, and logs and rocks were rolled down from high above. The Tống soldiers had no way to escape. Hầu Nhân Bảo died in this battle.
32) Tôn Toàn Hưng vừa nghe tin Lưu Trừng đại bại phải rút ra biển. Sau đó lại có tin Hầu Nhân Bảo và cánh quân đi trước bị giết và bị bắt gần hết. Tôn Toàn Hưng hoảng sợ, chén rượu đang cầm trên tay, rơi xuống đất, vỡ tan. Y vội bàn với chư tướng để rút lui. Hơn nữa lại có tin quân Việt đã bao bốn mặt.
32) Just receiving the news of Lưu Trừng's defeat and his retreat back to the ocean, Tôn Toàn Hưng then got the news that Hầu Nhân Bảo was and the advancing soldiers were killed and captured. Horrified, Tôn Toàn Hưng dropped the wine cup to the floor, shattered it to pieces. He hastily discussed with his generals a retreat plan since there was news that the Việt troops had already surrounded them.
33) Trên đường rút lui, lại có phục binh nên đoàn quân của Tôn Toàn Hưng bị thiệt hại quá nửa. Hai tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân bị thương, lẩn trốn trong hang đá. Vừa ló đầu ra, cả hai đều bị đoàn trai tráng ở các thôn bản miền núi, bắt đem nộp cho vua Lê Đại Hành.
33) During their withdrawal, Tôn Hoàn Hưng's army was ambushed and over half was destroyed. Two generals Quách Quân Biện and Triệu Phụng Quân were wounded and had to hide in a cave. When they emerged from the cave, they were arrested by local young men of the mountain tribes who then delivered them to King Lê Đại Hành.
34) Được tin bại trận đưa về, vua Tống nổi giận đùng đùng. Một mặt, vua Tống ra lệnh chém đầu lũ bại tướng Lưu Trừng, Tôn Toàn Hưng. Một mặt, lại sửa soạn đem đại binh sang làm cỏ nước Đại Cồ Việt để trả thù. Vừa lúc đó thì lại nhận được thư xin lỗi của Lê Đại Hành. Vua Tống đành phải chấp thuận cho hòa để khỏi bị mất mặt.
34) The Tống king was furious when he heard of the complete defeat of his army. On the one hand, he ordered that the defeated Generals Lưu Trừng and Tôn Hoàng Hưng beheaded. On the other hand, he prepared a great army to attack Đại Cồ Việt again for revenge. By then, he received a apology letter of King Lê Đại Hành. The Tống king had to accept the peace in order to keep his pride and reputation.
35) Vua Lê Đại Hành còn sai sứ đem hai viên tướng bị bắt cùng lũ tù binh sang trả cho nhà Tống. Năm 993 nhà Tống phong cho vua Lê Đại Hành làm Giao Chỉ quận vương. Đến năm 997 lại gia phong làm Nam Bình Vương. Do đó, việc chiến tranh giữa nước ta với nhà Tống cũng tạm yên.
35) King Lê Đại Hành sent an envoy bringing the two captive generals and prisoners-of-war to return to the Tống. In 933, the Tống appointed Lê Đại Hành the title Giao Chỉ Quận Vương (Lord of Giao Chỉ). In 997, Lê Đại Hành was bestowed the title Nam Bình Vương. After that, the conflict between our country and China lessened and our country was peaceful again.
36) Bấy giờ nhà Tống thường hay sai sứ sang Hoa Lư để làm lễ phong vương cho vua Lê. Mấy lần vua Lê Đại Hành nhận chiếu của vua Tống mà không chịu quỳ xuống lạy tạ. Vua nói với sứ nhà Tống rằng vì vua bị ngã ngựa, chân đau, nên không quỳ được. Nhà Tống biết thế mà cũng đành phải làm ngơ.
36) At that time, the Tống used to send envoys to Hoa Lư to bestow titles to King Lê. Several times, King Lê Đại Hành received King Tống's royal letters without kneeling down as a sign of obedience. The king told the Chinese envoy that he could not kneel down because of his sore legs caused by a fall from horse riding. The Tống knew it was only an excuse but they could not do anything about it.
37) Trong khi tiếp sứ giả nhà Tống là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác, vua Lê Đại Hành đã cho các lực sĩ ra đánh nhau với hổ rồi lại cho trăn quấn quanh mình để giúp vui. Bọn sứ giả nhà Tống tỏ ra rất phục tài dũng mãnh của các lực sĩ Đại Cồ Việt.
37) During the reception of the Tống envoys Lý Nhược Chuyết and Lý Giác, King Lê Đại Hành did let his athletes fight with tigers and have the boas rolled around their bodies for entertainment. The Tống envoys seemed to admire our athletes' strength greatly.
38) Khi mới lên ngôi, vua Lê Đại Hành đã hai lần sai sứ sang Chiêm Thành giao hảo. Cả hai lần, sứ giả của vua Lê đều bị bắt giam lại. Vua Chiêm vốn đã thần phục nhà Tống, nên dựa vào thế lực của Tống mà tỏ ra thù nghịch với Hoa Lư.
38) Early on of his reign, King Lê Đại Hành had twice sent envoys to Chiêm Thành to establish a friendly relationship. However, King Lê's envoys were detained both times. The king of Chiêm was considered a subordinate of the Tống. Having the backing of the Tống, he was hostile to Đại Cồ Việt.
39) Đến khi phá xong đại binh của nhà Tống rồi, vua Lê Đại Hành liền đem quân đi đánh Chiêm Thành vào năm 982. Kinh đô nước Chiêm (Quảng Nam bây giờ) bị chiếm giữ, vua Chiêm bị giết. Từ đó, nước Chiêm Thành lại phải triều cống nước ta.
39) After having conquered the Tống's great army, King Lê Đại Hành led his troops to attack Chiêm Thành in 982. Consequently, the Chiêm capital (Quảng Nam province nowadays) was seized, and the king of Chiêm was killed. From then on, Chiêm Thành had to submit to our country and had to pay tribute.
40) Phá Tống, bình Chiêm xong rồi, vua Lê Đại Hành lo sửa sang lại mọi việc trong nước. Nhờ ở sự hết lòng của các quan đại thần như Từ Mục, Ngô Tử An, Phạm Cự Lượng v.v... nhà Tiền Lê lúc đó thật là mạnh mẽ, lẫy lừng. Năm 1005 vua Lê Đại Hành mất. Ngài hưởng thọ 65 tuổi và làm vua được 24 năm.
40) Having defeated the Tống and pacified the Chiêm, King Lê Đại Hành put a lot of effort to reorganize everything in the country. Thanks to the devotion of such mandarins as Từ Mục, Ngô Tử An, Phạm Cự Lượng, etc... the Tiền Lê (pre-Lê) dynasty was then a glorious dynasty indeed. King King Lê Đại Hành passed away in 1005 at the age of 65, and reigned over 24 years.
1) Sau khi Lê Đại Hành hoàng đế mất, các hoàng tử tranh giành ngôi báu. Họ đánh lẫn nhau trong bảy tháng rồi Lê Long Việt mới được lên ngôi vua. Nhưng chỉ 3 ngày sau thì Lê Trung Tông (tức Lê Long Việt) bị em ruột là Lê Long Đĩnh sai người vào cung đâm chết (1005).
1) After King Lê Đại Hành died, the princes struggled for the crown, They fought among themselves for seven months. Finally, Prince Lê Long Việt won and became King Lê Trung Tông. But just three days later, the new king was assassinated by his full blooded brother Lê Long Đĩnh (1005).
2) Long Đĩnh là người bạo ngược, hung ác. Giết anh, cướp ngôi vua rồi, Long Đĩnh thường bày nhiều trò dã man để cười chơi. Y cho bắt những trẻ em vô tội tới, lấy rơm quấn chung quanh người, rồi đổ dầu vào rơm mà đốt sống như đốt một cây đuốc.
2) Long Đĩnh was a cruel and violent person. After having killed his own brother and took over the throne, he often arranged many barbarous games to amuse himself. He ordered his guards to arrest innocent children and bring them to the palace where they were wrapped in straws and burned to death.
3) Có khi, y bắt tù nhân nam cũng như nữ, cởi hết quần áo ra, bắt họ trèo lên ngọn cây cau thật cao. Ở dưới, quân lính rung cây làm cho nạn nhân rớt xuống mà chết. Người nào cố bám chặt vào ngọn cây thì y cho chặt gốc, để cây đổ xuống đè chết.
3) Sometimes Long Đĩnh ordered male and female prisoners to strip off their clothes and made them climb up a very tall areca nut trees. His guards would then shake the tree so the prisoners would fall down and died. For those that were still trying to hold on, the tree would be chopped down to make them fall to their deaths
4) Y còn bắt các cụ già, trói chặt hai tay, hai chân lại. Sau đó bỏ nạn nhân vào chiếc rọ lớn đan bằng tre. Cái rọ này được buộc dây thừng rồi thả xuống sông cho nạn nhân sặc nước. Cứ thế, khi kéo lên, khi dìm xuống cho đến chết mới thôi.
4) He also arrested the elders and bound their hands and feet together so that they could not move. He then had the victims put into a big bamboo cage tied to a rope which would then be thrown into a river. The guards would pull the cage up and throw it back down to the water again and again until the victims were drowned.
5) Một hôm, ở giữa triều đình, Long Đĩnh cho bắt mấy nhà sư cùng quỳ xuống. Rồi y truyền cho lính đem cây mía, đặt lên đầu các nhà sư mà róc vỏ. Thỉnh thoảng, lính lại làm như lỡ tay, để dao bổ vào đầu sư, máu chảy ròng ròng. Long Đĩnh vỗ tay cười rất man rợ.
5) One day, Long Đĩnh ordered his guards to bring the monks to the court. He ordered his guards to use the monks' heads as cutting boards to remove the bark of the sugarcane. Sometimes, the guards pretended to miss the canes and cut the monks' heads instead. Long Đĩnh clapped his hands at the act and laughed barbarically at the sight of the monks' bleeding heads.
6) Trong buổi chầu, các quan ai có điều gì quan trọng đứng ra tâu bày thì Long Đĩnh lại cho lính nhại tiếng các quan, làm trò cười. Y còn sai những tên hề chạy tới, vuốt má, kéo râu các quan, làm cho nhiều người bực tức vô cùng..
6) During Imperial meeting, if any mandarin had an important matter to report to the King, Long Đĩnh ordered his guards to mimic the mandarin's voices for fun. He also had clowns running around the court, petting the mandarins' heads and pulled at their hair and beards. This made the officials very angry.
7) Vì hoang dâm, tàn bạo quá nên Long Đĩnh mắc bệnh không ngồi được. Đến buổi chầu, y cứ nằm dài trên ngai vàng. Vì thế người ta gọi Long Đĩnh là Ngọa Triều Hoàng Đế tức là ông vua chỉ nằm mà coi việc triều đình.
7) Because Long Đĩnh was excessively lustful and cruel, he was ill and could not sit up. He usually lay stretched out on the throne during the Imperial meeting. Hence, people nick named him as "Ngọa Triều Hoàng đế" (the King who reclines while handling matters in court).
8) Năm 1009, Long Đĩnh mất, ở ngôi được 4 năm, thọ 24 tuổi. Con Long Đĩnh còn bé, các quan trong triều bàn với Đào Cam Mộc và Vạn Hạnh thiền sư, rồi cùng tôn Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ (một vị quan võ, coi 6 vệ quân) là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đấy.
8) In 1009, Long Đĩnh died at the age of twenty four. He was king for four years. Since his son was still young, the court officials, after discussing with Đào Cam Mộc and the Great Master Vạn Hạnh, supported Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ (Head of the Military Commission) Lý Công Uẩn to become the new king. Thus, the Lý dynasty began.
9) Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (nay là làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh). Tục truyền, một hôm ở cửa tam quan chùa Dặn (nay là chùa Phù Lưu) có đứa bé mới đẻ nằm khóc. Sư Lý Khánh Vân nghe tiếng khóc, ra nhặt đứa bé về nuôi và đặt tên là Lý Công Uẩn.
9) Lý Công Uẩn was born in Cổ Pháp village (now Đình Bảng village of Bắc Ninh province). A popular story tells that one day, there was a little newborn who was left at the gate of Dặn temple (now Phù Lưu temple). The monk Lý Khánh Vân heard the cries, picked up the infant and adopted him. He named the baby Lý Công Uẩn.
10) Ngoài việc tụng kinh, niệm Phật, nhà sư Lý Khánh Vân còn phải bế đứa bé, đi vào từng nhà, xin các bà mẹ mới sinh con, cho bú nhờ. Các bà vừa trọng nhà sư, vừa thương đứa bé, thay phiên cho bú và săn sóc.
10) Besides reciting prayers and studying Buddhist texts the monk Lý Khánh Vân also had to take the infant to new mothers in the village and asked them to breast-feed the infant. Out of respect for the monk and love for the baby, they took turns taking care and feeding the infant.
11) Lớn lên, chú bé Lý Công Uẩn tỏ ra khỏe mạnh, thông minh khác thường. Nhà sư yêu quí và mỗi khi lễ Phật, thường cho Lý Công Uẩn ngồi cạnh. Mới sáu tuổi mà chỉ nghe bài kinh có một lần Lý Công Uẩn đã thuộc ngay.
11) Lý Công Uẩn grew up to be a very strong and intelligent child. The monk loved him dearly. He let Uẩn sit next to him every time he presided over the Mass. When Uẩn was six years old, he could remember the whole sutra (Buddhist bible or book of prayer) after Master Lý Khánh Vân had recited only once.
12) Tuy rất thông minh mà chú bé Uẩn lại cũng tinh nghịch không kém. Một ngày đầu tháng, nhà sư Vân sai Uẩn đem oản cúng ông Hộ Pháp. Uẩn lấy dao khoét hết ruột oản để ăn. Còn cái vỏ mỏng, chú mới đặt lên bệ để cúng ông Hộ Pháp.
12) The bright Lý Công Uẩn was also very mischievous. On the first day of the month, the monk asked him to make offerings to the Protective Deity of the temple with a glutinous rice cake. He ate the core of the care leaving only a thin shell and put it on the altar.
13) Đêm hôm ấy, ông Hộ Pháp hiện về phàn nàn với nhà sư. Sáng dậy Lý Khánh Vân gọi Lý Công Uẩn ra hỏi mọi chuyện rồi mắng cho một trận. Uẩn tức lắm, lẻn lên chùa, lấy bút viết vào lưng ông Hộ Pháp 4 chữ "Đồ tam thiên lý", nghĩa là đầy đi xa ba ngàn dặm.
13) That night, the Deity appeared in the monk's dream and complained of the act. In the morning the monk questioned Lý Công Uẩn and scolded him. Uẩn was very upset. He sneaked back to the altar and wrote on the back of the Deity four words "Đồ tam thiên lý", which means "Exile the Deity 3,000 miles away".
14) Đến đêm, ông Hộ Pháp vẻ mặt buồn thảm về bảo nhà sư rằng: "Hoàng đế đầy tôi đi xa, vậy thầy ở lại nhé!", Lý Khánh Vân vội chạy lên chùa xem thì thấy có bốn chữ viết rõ ràng. Nhà sư sai chú tiểu lấy nước rửa mãi mà không sạch. Sau cùng phải bắt Uẩn rửa. Uẩn chỉ xoa qua một chút là sạch.
14) At night, the Deity appeared again in the monk's dream. He sadly bid farewell to the monk telling him that the king had just exiled him. The monk immediately rushed to the altar and found the words on the Deity's back. He told a novice to wash the words out, but they would not come off. Finally, he had to ask Uẩn to clean it. Uẩn only wiped once and the words came off.
15) Biết rằng mai đây Uẩn sẽ còn tiến xa, Lý Khánh Vân đưa Uẩn sang chùa Lào (Tiêu Sơn) nhờ Vạn Hạnh thiền sư dạy dỗ. Thấy Uẩn có tướng mạo quí, sư Vạn Hạnh đem hết sức học của mình ra chỉ bảo. Uẩn học đến đâu, biết đến đó, nhưng vẫn không bỏ được cái tính tinh nghịch.
15) Knowing that the future had much to offer Uẩn, the monk Lý Khánh Vân sent him to Lào temple (now Tiêu Sơn temple) and recommended him to the Great Master Vạn Hạnh. Predicting that Uẩn had a promising future, the Great Master taught Uẩn all of his knowledge. Uẩn learned quickly. However, he was still mischievous at heart.
16) Một hôm Uẩn trốn học, đi bắt tổ chim. Sư Vạn Hạnh phạt Uẩn phải nằm ngửa suốt đêm ở ngoài cổng chùa. Uẩn mặc cho muỗi đốt, cất tiếng ngâm: "..Suốt đêm không dám dang chân duỗi, Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng.."
16) One day, Uẩn skipped class and went catching bird nest. The Great Master punished him by making him lie on his back all night outside the gate of the temple. Ignored the biting mosquitoes, Uẩn recited his own verse. The verse said that throughout the night he dared not stretch his legs because in doing so, he was afraid that the country will be endangered.
17) Nghe thấy tiếng ngâm thơ có khẩu khí đế vương của Uẩn, thiền sư Vạn Hạnh mừng lắm. Ngài liền gọi Uẩn vào nhà, không bắt lỗi nữa. Từ hôm ấy, ngoài việc dạy văn bài, ngài còn mướn thầy dạy võ nghệ cho Lý Công Uẩn. Chả mấy chốc Uẩn đã thành một thanh niên văn võ toàn tài.
17) The Great Master Vạn Hạnh was very please when he heard the verse because it had an ambitious kinglike tone. He asked Uẩn to come in and forgave him. From then on, besides teaching Uẩn literature, the Great Master also allowed Uẩn to study martial arts and the art of warfare. Soon, Uẩn became a young man fluent in both literary and military skills.
18) Vì sư Vạn Hạnh đã từng giúp vua Lê Đại Hành phá Tống, nên ngài rất có uy tín với triều đình. Chính ngài đã tiến cử Lý Công Uẩn làm quan rồi lần lần thăng chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ... Rồi cũng chính thiền sư cùng các quan đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, để lập ra nhà Lý.
18) The Great Master Vạn Hạnh was very well respected in court because he had helped King Lê Đại Hành defeat the Tống before. It was the Great Master himself who nominated Lý Công Uẩn to be the military mandarin in court. Because of his talents, he gradually rose to the rank of chief of staff (Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ). Finally, again with the help of the Great Master and the support of the mandarins, he came to the throne and founded the Lý Dynasty.
19) Lý Công Uẩn lên ngôi tức là vua Lý Thái Tổ. Thấy đất Hoa Lư tuy có hiểm trở nhưng lại chật hẹp, Thái Tổ định dời kinh đô về thành Đại La. Ngài tự tay viết tờ chiếu dời đô để thông báo cho mọi người biết.
19) Lý Công Uẩn became king, and his title was Lý Thái Tổ. He realized that the lands around the capital Hoa Lư were very imposing, but narrow and desolated. King Lý then decided to move the capital to Đại La citadel. He wrote the decree himself to announce his decision to all people in the land.
20) Tháng bảy năm Canh Tuất (1010) đoàn thuyền rồng từ Hoa Lư qua sông Đáy rồi tới Nhị Hà vừa tốn hai ngày, hai đêm. Tạm đậu trên bến Đông nhà vua nhìn cảnh trời mây, tưởng như có con rồng vàng bay lên. Cho là điềm lành, Thái Tổ truyền đổi tên Đại La thành ra Thăng Long.
20) In the seventh month of the year Canh Tuất (1010) the Imperial boats went from Hoa Lư to Đáy river and then to Nhị Hà river. The journey took two days and two nights. While making a temporary stop at Đông port, the king saw a cluster of the clouds which resembled a golden dragon soaring into the sky. He thought it was a good omen and consequently he changed the name of the capital from Đại La to Thăng Long which means "Soaring Dragon".
21) Vào kinh thành Thăng Long, Lý Thái Tổ cho mở mang đường thủy và đường bộ rồi sau đó, xây cất các cung điện, nhà cửa để mọi người có nơi ăn chốn ở. Hai bên bờ sông Nhị (còn gọi là sông Cái hoặc Hồng Hà) là những lò gạch, lò vôi, khói tuôn nghi ngút ngày đêm.
21) When King Lý Thái Tổ moved to an imperial palace in Thăng Long, he ordered more land and sea ways to be constructed; more palaces and houses to be built so everyone would have a place to stay. On both banks of the Nhị river (or Cái river, now Hồng Hà river) there were many kilns such as brick kilns, lime kilns, charcoal kilns, smith's hearths, ... The capital soon became industrious, with columns of smoke rising endlessly.
22) Nhân dịp Tết, dân chúng mở hội ăn mừng kinh đô mới vừa được xây cất xong. Khắp nơi cờ treo, trống đánh để đón rước vua Lý Thái Tổ ở trong cung ra xem hội. Trên sông Cái có cuộc thi bơi chải... Từng đoàn thanh niên cố sức chèo, làm sao cho chải của mình về nhất.
22) On an occasion of the New Year (Tết) festival, people also celebrated the new capital. Flags were flown everywhere and drums were beating loudly. King Lý Thái Tổ also celebrated the occasion among his people. Boat races were held on the Cái river, where hundreds of young men rowed with all their might to win the contest.
23) Vua Lý Thái Tổ rất sùng đạo Phật nên cho xây chùa, đúc chuông và trọng đãi các nhà sư. Các hoàng tử đều được phong tước vương và phải cầm quân đi dẹp giặc, nên ai cũng giỏi nghề võ. Lý Thái Tổ làm vua được 19 năm, mất năm 1028, thọ 55 tuổi.
23) King Lý Thái Tổ was a very religious man. He built many temples and cast many great bells. Buddhist monks were greatly respected during this time. All of his sons were bestowed the title Vương (Lord). They had to lead the army to put down rebellions so they were very good in the art of warfare. King Lý Thái Tổ died in 1028 at the age of fifty five. He was king of Đại Cồ Việt for nineteen years.
24) Lý Thái Tổ mất chưa được an táng thì các hoàng tử là Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã đem quân vây thành Thăng Long để tranh ngôi vua. Tướng Lê Phụng Hiểu chém chết Võ Đức Vương. Hai vị vương kia sợ hãi, cùng chạy trốn.
24) The funeral of King Lý Thái Tổ was not yet over when the princes Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương and Đông Chính Vương brought their troops to the capital Thăng Long and fought for the throne against the crown prince Phật Mã. General Lê Phụng Hiểu killed Võ Đức Vương in a battle. The other two princes were frightened and fled away.
25) Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi vua tức là Lý Thái Tông. Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương nghe tin, đều về quỳ trước sân rồng để xin chịu tội. Thái Tông nghĩ tình cốt nhục tha cho tội chết, lại cho cả hai người vẫn được giữ chức cũ. Thật là ông vua nhân từ.
25) The crowned prince Lý Phật Mã ascended to the throne with the title Lý Thái Tông. When Dực Thánh Vương and Đông Chính Vương heard the news, they both came back to the court and pleaded for mercy. Considering the blood ties between them King Lý Thái Tông forgave them. Moreover, he allowed the two princes to keep their titles. King Lý Thái Tông was truly a benevolent king.
26) Cũng vì sự phản nghịch trên, Lý Thái Tông mới đặt ra lệ đọc lời thề. Hàng năm, các quan phải tới đền Đồng Cổ (làng Yên Thái, gần Hà Nội) làm lễ đọc lời thề: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu, bất trung, xin quỷ thần làm tội". Các quan không đi thề phải bị phạt đánh 50 roi.
26) Because of that incident, King Lý Thái Tông established a new custom. Every year all the mandarins had to go to Đồng Cổ temple and swear loyalty to the King. The oath goes "Pious to parents, loyal to king. Heaven will punish those who are not." Any mandarin who skipped this ceremony would be flogged fifty canes
27) Lý Thái Tông thường thân chinh đi dẹp loạn. Hết giặc Nùng ở Lạng Sơn lại đến giặc Chiêm Thành. Năm 1044, Thái Tông kéo quân vào Phật Thệ, bắt được vợ vua Chiêm là Mị Ê và các cung nữ đem về. Đến sông Lý Nhân, Mị Ê nhẩy xuống sông tự tử. Nay ở Lý Nhân còn đền thờ Mị Ê.
27) King Lý Thái Tông often led the army to put down rebellions himself. He crushed the Nùng rebellions at Lạng Sơn as well as the Chiêm invasion in the south. In 1044, he brought his army to Phật Thệ (Chiêm's capital) and captured Chiêm Queen Mị Ê and the concubines. On the way back to, Mị Ê jumped into Lý Nhân river. There is still a shrine for Mị Ê at Lý Nhân river commemorating her.
28) Lý Thái Tông hết lòng thương dân. Gặp năm đói kém mất mùa, vua ra lệnh lấy thóc lúa trong kho ra phát cho dân nghèo. Lý Thái Tông làm vua được 27 năm (1028-1054) thì mất, hưởng thọ 55 tuổi.
28) King Lý Thái Tông loved his people dearly. In a year when the harvest was poor, he distributed the rice from royal stock to the poor. King Lý Thái Tông died when he was fifty five. He ruled the country for twenty seven years (1028-1054).
29) Sau khi Lý Thái Tông mất, thái tử Nhật Tôn lên nối ngôi, lấy hiệu là Lý Thánh Tông. Ngài đổi tên nước là Đại Việt.
29) Prince Nhật Tôn ascended to the throne, his title was Lý Thánh Tông. Up until this time the country was named Đại Cồ Việt. After Lý Thánh Tông became king, he changed the country name to Đại Việt.
30) Một năm trời rét, Thánh Tông bảo quan hầu: "Trẫm ở trong cung, ăn mặc thế này còn rét. Vậy những người bị giam trong ngục, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, thật đáng thương lắm." Nói rồi vua truyền lấy thêm chăn chiếu, cơm áo phát cho họ.
30) One year, Đại Việt had a terrible cold winter. King Lý Thánh Tông told his guard: "I am still cold even though I am in the palace and warmly dressed. But those in the prison, whose meals do not fill their stomach, and clothes which leave them cold are truly pitiful." The king then ordered guards to bring more food and clothes for the prisoners.
31) Vua Lý Thánh Tông có lòng nhân như thế, nên ở trong nước ít có giặc. Ngài cho lập Văn Miếu thờ đức Khổng tử để khuyến khích và mở mang việc học. Hiện nay, ở Hà nội hãy còn khu Văn Miếu dài 350m, rộng 75m, chung quanh có tường xây.
31) During the reign of King Lý Thánh Tông, there were not many rebellions because he was a truly benevolent king. To encourage learning among the people, he built Văn Miếu temple which was dedicated to Confucius. Văn Miếu still stands in Hà Nội today. It is about 350m long and 75m wide with high walls surrounding the compound.
32) Vì đã 40 tuổi mà chưa có con trai, nên Lý Thánh Tông phải đi cầu tự (cầu xin cho có con) ở chùa Dâu (Bắc Ninh). Trong khi mọi người đổ xô ra xem vua, thì có một cô gái xinh đẹp, chỉ chú ý vào việc hái dâu. Vua cho tìm đến, thấy nàng ăn nói dịu dàng, liền lấy làm vợ, gọi là Ỷ Lan phu nhân.
32) When King Lý Thánh Tông passed the age of forty and still did not have a son to succeed him, he went to the Dâu temple and prayed to God for a son. While everyone was pouring out into the streets to watch the king, there was a beautiful maiden who ignored the crowd and concentrated in her work. King Lý Thánh Tông was so enchanted by her genteel nature that he decided to marry her and called her Ỷ Lan.
33) Sau Ỷ Lan sinh ra hoàng tử Càn Đức, nên được phong là Ỷ Lan nguyên phi (đứng đầu các vợ lẽ của vua). Lúc Thánh Tông đi đánh giặc, thì Ỷ Lan ở nhà trông coi việc nước giúp vua. Đánh lâu không thắng, Thánh Tông trở về, nửa đường nghe người ta khen Ỷ Lan có tài làm cho nước giàu dân mạnh.
33) Lady Ỷ Lan was promoted to the rank of principal concubine after she gave birth to Prince Càn Đức. When King Lý Thánh Tông was away fighting the Chiêm, Ỷ Lan stayed home and handled national affairs. After fighting for a long time without any victory, King Thánh Tông was discouraged and retreated. On the way back to the capital, however, he heard people praising Ỷ Lan on her competent skills in handling the state matters.
34) Thánh Tông bảo với tướng Lý Thường Kiệt: "Đàn bà còn giỏi như vậy, ta là đàn ông mà lại thua kém hay sao?" Nói rồi lại quay đi đánh giặc. Lần này thắng lớn. Vua Chiêm Thành là Chế Củ phải dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (nay là Quảng Trị, Quảng Bình) để xin chuộc tội.
34) King Thánh Tông told general Lý Thường Kiệt: "If women are that talented, why should we men be any less?" The king then returned back to the battle. This time he won a great victory. Chế Củ, king of Chiêm Thành, offered Đại Việt three provinces Địa Lý, Ma Linh and Bồ Chính (now Quảng Trị and Quảng Bình provinces) as war reparations.
35) Năm 1072 Lý Thánh Tông mất, làm vua được 17 năm, hưởng thọ 50 tuổi. Thái tử Càn Đức lên nối ngôi, tức là vua Lý Nhân Tông. Lúc đó Nhân Tông mới có 7 tuổi, nhưng có Thái sư Lý Đạo Thành hết lòng chăm lo việc nước nên mọi công việc không bị bỏ trễ.
35) In 1072 King Lý Thánh Tông died at the age of fifty. He was king of Đại Việt for seventeen years. Prince Càn Đức succeeded him, his title was Lý Nhân Tông. He was only seven years old then. However, Lý Đạo Thành, the Head official of the court, dutifully handled the national affairs.
36) Lý Nhân Tông khi lên ngôi, liền tôn mẹ làm Ỷ Lan thái phi. Thái phi đã làm được nhiều việc có ích cho dân. Bà lấy tiền kho giúp cho con gái nhà nghèo, khỏi phải bán mình thế nợ, để có thể lấy được chồng tử tế. Bà khuyên nhà vua phạt nặng những kẻ trộm trâu của dân cày ..
36) King Lý Nhân Tông promoted his mother to the rank of Thái Phi. She did many good deeds for the people. She used public money to prevent poor girls from selling themselves so they can have decent families of their own. She also advised the king to punish severely thieves who steal buffaloes from poor peasants.
37) Ỷ Lan thái phi rất trọng đạo Phật. Bà thường tới gặp các vị sư già học nhiều, hiểu rộng để hỏi về nguồn gốc đạo Phật. Bà giúp dân xây được nhiều chùa, như chùa Giạm ở Bắc Ninh, chùa Một Mái ở Sơn Tây, chùa Bà Tấm ở Gia Lâm, v.v...
37) Ỷ Lan Thái Phi was very religious. She often went to study Buddhism with many venerable monks. She also helped to build many temples such as Giám Temple in Bắc Ninh, Một Mái temple in Sơn Tây, Ba Tầm temple in Gia Lâm...
38) Việc đánh dẹp đời vua Lý Nhân Tông khá nhiều. Tuy vậy mà công việc nước cũng không bị bỏ quên. Nhà vua cho đắp đê Cơ Xá, để cho kinh thành khỏi bị ngập lụt. Việc đắp đê ngăn cho nước sông khỏi tràn vào ruộng, được bắt đầu từ đó.
38) Although King Lý Nhân Tông had to cope with many small invasions from the Chiêm, the king did not let internal affairs go unattended. He had the Cơ Xá dike constructed to prevent the capital from flooding. Dike building to prevent flooding the rice field started from that time.
39) Năm 1075 nhà vua cho mở khoa thi đầu tiên ở nước ta, để kén nhân tài ra giúp nước. Trong khoa thi này, đã chọn được hơn một chục người tài giỏi văn hay, chữ tốt. Người đỗ đầu trong kỳ thi này tên là Lê Văn Thịnh.
39) In year 1075, the king held the first national examination to select talented people to help governing the country. More than ten were selected from this examination. These candidates were scholars with extreme talents in literature. Lê Văn Thịnh was the first valedictorian.
40) Lý Nhân Tông còn lập ra Quốc tử giám, rồi tuyển những người tài giỏi vào đó, dạy con em các quan học. Vua chia các quan văn võ ra làm 9 bậc. Đứng đầu quan văn thì có Thái Sư, đứng đầu quan võ thì có Đô Thống Nguyên Súy.
40) King Lý Nhân Tông also built a National Institute (Quốc Tử Giám) to teach students there. Family members of the mandarins were allowed to attend the institution. The king divided both the military and literary mandarins into nine ranks. Heads of literary and military mandarins were Thái Sư and Đô Thống Nguyên súy respectively.
1) Từ đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê sang đầu nhà Lý, tuy Tàu không cai trị nước Đại Việt nhưng họ vẫn muốn xâm lược. Đến đời Tống Thần Tông, Vương An Thạch sai Lưu Gi chuẩn bị đánh Đại Việt. Lưu Gi cho đóng thuyền, rèn đúc gươm đao, huấn luyện binh lính để chờ ngày tràn qua biên giới.
1) Although Đại Việt had gained its independence since the time of the Đinh Dynasty and subsequently ruled by the pre-Lê and Lý Dynasties, China still wanted to conquer and rule Đại Việt. In the time of King Tống Thần Tông, Vương An Thạch appointed general Lưu Gi to prepare for the invasion of Đại Việt. Lưu Gi immediately ordered more warships to be built, more spears, knives and swords to be cast. On the other hand, Lưu Gi also recruited more soldiers and waited for the order to cross the Việt borders.
2) Vua nhà Lý viết thơ sang hỏi nhà Tống thì Lưu Gi lại vất thơ đi. Lý triều tức giận truyền lệnh cho Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn binh, chia làm 2 đạo thủy và bộ, cùng tiến đánh nhà Tống. Quân nhà Lý lấy cớ là sang cứu dân Tàu khỏi sự áp bức của Vương An Thạch.
2) The Lý king sent a letter inquiring about the Tống's intentions but Lưu Gi promptly discarded the letter. The Lý king therefore became very angry: he appointed General Lý Thường Kiệt and General Tôn Đản to bring one hundred thousand soldiers to attack the Tống both by land and by sea. The Lý army used the pretense to help free the Chinese people from king Tống's oppressive rule.
3) Lý Thường Kiệt chính tên là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa thuộc kinh thành Thăng Long. Cha Ngô Tuấn, ông An Ngữ, là võ quan trong triều. Ngay từ thuở nhỏ, Ngô Tuấn đã được cha dạy cho các môn quyền cước ở vườn sau nhà.
3) General Lý Thường Kiệt's real name was Ngô Tuấn, born in 1019 at Thái Hòa ward (Thăng Long citadel). His father Ngô An Ngữ was a military mandarin of the Lý Imperial court. Even in his youth, Ngô Tuấn was taught martial arts by his father in their house's backyard.
4) Chiều chiều, Ngô Tuấn lại cùng lũ trẻ trong phường Thái Hòa ra hồ Mù Sương (hay Dâm Đàm, tức Hồ Tây bây giờ) tập bơi. Ngô Tuấn ngụp lặn, đuổi bắt các bạn cùng trạc tuổi với mình... Bơi lội ướt rồi lại lên bờ hồ, nằm phơi nắng cho khô.
4) In the evening, Ngô Tuấn and the children in the ward often swam in Mù Sương Lake (or Dâm Đàm, now West Lake). Ngô Tuấn liked to dive and frolic in the water with his friends. Afterwards, he usually sun-bathed to dry himself.
5) Muốn nhảy cao, Ngô Tuấn thường buộc túm hai ống quần lại rồi đổ đầy cát vào cho nặng. Cứ thế Ngô Tuấn tập chạy, tập nhẩy, trước còn chạy chậm, sau quen dần nên chạy nhanh hơn. Chẳng bao lâu, Ngô Tuấn đã nhún mình nhảy qua được bức tường đất thấp.
5) To practice high jump, Ngô Tuấn tied the legs of his trousers and filled them up with sand. And then, he practiced running and jumping with his heavy trousers. At first, he ran slowly but once he got used to it, he began to run faster. Soon, Ngô Tuấn was able to jump over a reasonably high wall with ease.
6) Hồi ấy, khắp nước thường có những ngày hội vật, múa kiếm, đánh côn để lấy giải thưởng. Trẻ già, trai gái nô nức kéo nhau tới xem. Ngô Tuấn cũng rủ các bạn đi theo. Tới nơi đã thấy, theo nhịp trống liên hồi, các võ sĩ ra sức trổ tài.
6) At that time, Đại Việt usually had wrestling, fencing or stick fighting contests. Old and young, men and women alike, they all came to watch these games. Ngô Tuấn and his friends never missed a contest in the ward. The drumbeat seemed to encourage all the athletes to compete harder.
7) Ngô Tuấn thích nhất là các cuộc đua thuyền ngoài bến Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên ngày nay). Hàng chục thanh niên khỏe mạnh cúi đầu ngả mình cố sức chèo. Hàng trăm chiếc thuyền đua nhau, lao vun vút trên sông. Tiếng vỗ tay, tiếng trống vang lên như sấm.
7) Ngô Tuấn's favorite contest was the boat race at Đông Bộ Đầu port (near Long Biên bridge). Scores of young men paddle away with all their might. Hundreds of boats swiftly raced down the river. The loud cheers and the sound of drumbeats were deafening.
8) Tiếp theo là cuộc biểu diễn của thủy quân. Những chàng trai trẻ, nai nịt gọn gàng, từ thuyền mình nhảy vọt sang thuyền giặc. Họ dùng dao để chém. Họ dùng giáo để đâm vào những hình nộm bện bằng rơm. Tuấn ước ao sẽ được làm như họ.
8) Next was the demonstration of the naval forces. The young sailors, neatly dressed, quickly boarded the enemy's vessels. They used knives and spears to cut and stab the effigies made out of hay. Ngô Tuấn wished that he could have done similarly.
9) Năm Ngô Tuấn lên 12 tuổi, ông An Ngữ cho con sang Bái Ân (Nghĩa Đô bây giờ) học thầy đồ Lý Công Ân. Thế rồi ban ngày học chữ, ban đêm Ngô Tuấn lại tiếp tục học võ. Ông An Ngữ muốn cho con sau này sẽ thành người văn, võ kiêm toàn.
9) When Ngô Tuấn was twelve years old, his father sent him to Bái Ân village (now Nghĩa Đô) to study with a literary man named Lý Công Ân. Thus, Ngô Tuấn studied literature in the morning and continued with his martial arts training in the evening. Ngô An Ngữ wanted his son to be excellent in both martial arts and literary skills.
10) Năm sau, ông An Ngữ đi tuần vùng Thanh hóa, không may bị bệnh sốt rét mà chết. Ông Tạ Đức là chú rể, đem Ngô Tuấn về nuôi và dạy thêm cho các môn cưỡi ngựa, bắn cung. Ngô Tuấn chăm chú theo học nên tiến bộ rất mau.
10) The following year while Ngô An Ngữ was on patrol in Thanh Hóa, he fell ill to malaria and died. Ngô Tuấn's uncle-in-law, Tạ Đức, then adopted Ngô Tuấn and taught him horsemanship and archery. Ngô Tuấn studied diligently and made fast progress.
11) Khi Ngô Tuấn vừa đầy 18 tuổi thì mẹ mất. Lo tang mẹ xong, Ngô Tuấn được tuyển làm Kỵ Mã Hiệu Úy, một chức quan võ trong đội cưỡi ngựa. Sau đó, Lý Thái Tông cho vời Ngô Tuấn vào làm thị vệ, ở luôn trong cung, để hầu hạ vua.
11) When Ngô Tuấn turned eighteen his mother passed away. After the funeral, he was selected to be an officer in the cavalry division. Soon King Lý Thái Tông appointed him to the Imperial guards. Thus, Ngô Tuấn stayed in the Imperial Palace to serve the king.
12) Vốn tính chăm chỉ, lại hết lòng trung thành nên Ngô Tuấn được vua tin yêu và thăng thưởng dần dần đến chức Đô Tri. Bây giờ Đô Tri Ngô Tuấn được trông coi tất cả mọi việc trong cung. Vua lại cho đổi tên họ Ngô Tuấn sang họ vua, tức là Lý Thường Kiệt.
12) The king liked and trusted Ngô Tuấn because he was hard working and loyal. He was then promoted to the rank of Đô Tri, Head of the Imperial guard, and handled all matters in the Palace. The king also allowed him to assume the king's surname. Thus, Ngô Tuấn became Lý Thường Kiệt.
13) Năm 1061, miền Thanh Nghệ có giặc, Lý Thánh Tông vời Lý Thường Kiệt đến bảo: "Nay ở miền Nam có giặc, ta muốn cử khanh vào đó lo toan mọi việc. Ý khanh thế nào?" Lý Thường Kiệt xin vâng lệnh ngay.
13) In 1061, there was a rebellion in Thanh Hóa, Nghệ An. King Lý Thánh Tông (successor to king Lý Thái Tông) asked Lý Thường Kiệt: "There are rebellions in the South. I want to send you there and quell them. What is your opinion?" Lý Thường Kiệt agreed to go.
14) Đường vào miền Thanh, Nghệ có nhiều rừng núi, rất hiểm trở. Lý Thường Kiệt chỉ đem theo vài người lính, tìm tới các thôn bản của người Mường. Ông lựa lời, khuyên bảo, giải thích nên các nhóm phản loạn đều về hàng mà không phải đánh nhau.
14) There were many dangerous mountains, gorges and forests on the way to Thanh Nghệ. Thus, Lý Thường Kiệt only brought with him a few soldiers to go to each village of the Mường tribes. He used diplomacy to convince the rebellious groups to surrender to the Lý king without a fight.
15) Dù đã biết tài của Thái úy Lý Thường Kiệt, nhưng trước khi cử ông đi đánh Tống, Lý Nhân Tông (con Lý Thánh Tông) vẫn hỏi ý kiến của ông. Ông tâu: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước, để chặn ngay mũi nhọn của giặc!"
15) Although fully aware of Lý Thường Kiệt's talents, before appointing him to attack the Tống, King Lý Nhân Tông (successor to King Lý Thánh Tông) still sought advice from him. General Lý Thường Kiệt replied: "It is better not to wait for the enemy to attack but to make the first strike in order to eliminate the danger!"
16) Năm 1075, Lý Thường Kiệt vây đánh Khâm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông nước Tàu). Từng đoàn chiến thuyền chở nhiều thớt voi và nhiều toán kỵ mã đổ bộ. Tướng nhà Tống là Trần Vĩnh Thái trở tay không kịp. Đến xế trưa, Khâm Châu lọt vào tay quân nhà Lý.
16) In 1075 general Lý Thường Kiệt attacked Khâm Châu (of Quảng Đông province in China). Hundreds of the Việt warships bringing elephants and cavalry troops began to land continuously. The Tống general Trần Vĩnh Thái did not have time to counter the attack. By late afternoon, Khâm Châu province fell to the Lý troops.
17) Một cánh quân khác, do Lý Kế Nguyên cầm đầu, tiến đánh Liêm Châu. Tướng Tống là Lỗ Khánh Tôn lui vào thành cố thủ. Quân Lý Kế Nguyên leo thang lên thành để tấn công. Ba ngày sau, Liêm Châu cũng bị thất thủ. Quân Đại Việt vào thành, treo bảng an dân.
17) Another Đại Việt army headed by general Lý Kế Nguyên attacked Liêm Châu province. The Tống general Lỗ Khánh Tôn retreated into the fortress. The Lý soldiers then used ladders to scale the walls. Three days later the fortress was captured. The Lý soldiers marched into the fortress and assured the people there that they meant no harm.
18) Đạo quân của Tôn Đản vây đánh Ung Châu (tức là Nam Ninh, thuộc Quảng Tây bây giờ). Trương Thủ Tiết đem binh đi cứu Ung Châu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở Côn Lôn Quan. Trương Thủ Tiết bị lọt vào ổ phục binh, và bị chém chết tại trận.
18) General Tôn Đản led another army to attack Ung Châu province (now Nam Ninh in Quảng Tây province). The Tống general Trương Thủ Tiết immediately brought his troops to aid Ung Châu, but was ambushed by General Lý Thường Kiệt at Côn Lôn Quan. Trương Thủ Tiết was slain in battle.
19) Tôn Đản vây thành Ung Châu đã hơn 40 ngày mà chưa hạ được. Quân Lý dùng thang leo lên thành thì quân nhà Tống ném lửa xuống đốt cháy thang. Sau cùng Lý Thường Kiệt cho quân vác mỗi người một bao đất, đem chất lên cao dần, làm lối trèo vào thành, giữa đêm tối.
19) Tôn Đản laid siege to Ung Châu citadel for more than forty days but was unable to capture it. When the Lý soldiers used ladders to climb up the citadel's walls, the Tống soldiers shot down incendiary arrows which set the ladders on fire. Finally, General Lý Thường Kiệt ordered his soldiers, each taking a sand bag and piling it against the citadel's walls. The Lý soldiers then climbed on the bags to get inside the citadel during the night.
20) Sáng hôm sau quân nhà Lý tràn vào thành, phóng lửa đốt cháy khắp nơi. Quân Tống tan vỡ, chạy như vịt. Tô Giám, tướng Tống giữ thành, nhảy vào đám lửa tự vẫn. Sau khi đại thắng, Lý Thường Kiệt cho bắt tù binh và lấy của cải đem về nước.
20) The next morning, the Lý soldiers poured into citadel and set up fires everywhere. The Tống army was totally crushed, the soldiers fled in confusion like panicking ducks. The commander of the citadel, General Tô Giám committed suicide by jumping into the flames. After the victory, General Lý Thường Kiệt brought Tống prisoners and captured loots back to Đại Việt.
21) Thấy quân nhà Lý đánh phá châu Khâm, Liêm và Ung, vua quan nhà Tống tức giận lắm. Họ sai các danh tướng như Quách Quỳ, Triệu tiết cùng hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp, rồi chia đường, kéo quân sang Đại Việt để đánh báo thù.
21) King Tống and his court were very angry when they received news that the Lý soldiers had seized all three big provinces: Khâm, Liêm and Ung. King Tống then appointed famous generals such as Quách Quỳ and Triệu Tiết to take revenge on Đại Việt. They were to combine their forces with those of Chiêm Thành and Chân Lạp nations to invade Đại Việt.
22) Cuối năm 1075, quân nhà Tống đã tràn vào miền Bắc nước Đại Việt. Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt đi chặn địch. Lý Thường Kiệt vâng mệnh vua đem quân ra lập phòng tuyến ở bờ phía nam sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay). Những cọc tre chôn ở lưng đê, chĩa mũi nhọn xuống sông.
22) By the end of 1075, the Tống soldiers had crossed into the northern regions of Đại Việt. King Lý Nhân Tông appointed general Lý Thường Kiệt to stop the Tống invasion. Lý Thường Kiệt immediately took his army to set up fortifications in the south bank of Như Nguyệt river (now Cầu river). He ordered his soldiers to make sharp bamboo stakes and to embed them on the embankment, facing the river.
23) Cọc tre nhọn hoắt, chôn nhiều như lông nhím, làm thành một bức tường dài hơn hai trăm dặm, từ chân núi Tam Đảo đến Lục Đầu Giang. Chiến thuyền của nhà Lý đậu sẵn ở Vạn Xuân (Phả Lại) sẵn sàng ngăn chặn không cho quân Tống qua sông đổ bộ lên phòng tuyến.
23) The bamboo pikes, as sharp and dense as porcupine's quills, formed a great wall more than two hundred miles long, from the foot of Tam Đảo mountain to Lục Đầu Giang river. The Lý warships were anchored at Vạn Xuân (Phả Lại), ready to stop the Tống soldiers from crossing the river and landing on the fortifications.
24) Tuy vậy, Quách Quỳ vẫn tìm mọi cách tấn công. Y chế ra máy bắn đá, bắn sang, khiến chiến thuyền của nhà Lý bị thủng nát rất nhiều. Rồi nhân lúc hỗn loạn, quân Tống liều chết, bắc cầu phao, vượt qua sông. Quân Lý hết sức chống cự lại. Tình hình rất là nguy ngập.
24) Quách Quỳ, however constructed machines that hurled rocks. These catapults damaged many of the Lý warships. Taking advantage of this chaotic occasion, the Tống soldiers used pontoon bridges to rush across the river. The Lý soldiers tried to fend off the attack, but the situation was critical.
25) Đêm hôm ấy, quân nhà Lý bỗng nghe thấy một tiếng ngâm thật lớn: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm lấn? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời", mọi người nghe rồi bảo nhau đó là thơ của Thần, cho nên hết sức đánh giặc. Thật ra, đó là thơ của Lý Thường Kiệt đọc, để làm nức lòng binh sĩ.
25) That night, the Lý soldiers heard a sonorous voice from above reciting a poem. The poem stated: "The Southern territory belongs to the Emperor of the South. This destiny was written down in the Book of Heaven. How dare those barbarians invade our country? They will certainly be destroyed." Everyone concluded it was a message from God and thus tried harder to defend the country. In fact, it was general Lý Thường Kiệt's poem. He read it to raise the soldiers' spirits and patriotism.
26) Quân nhà Tống đã không tiến lên được, lại không quen khí hậu, bị chết bệnh khá nhiều nên rất chán nản. Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa rồi hai bên cùng lui quân. Quách Quỳ mừng lắm, liền cho rút hết quân về Tàu, chỉ giữ lại châu Quảng Nguyên (đất hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn) là nơi có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc.
26) The Tống soldiers were no longer able to advance further. Moreover, they could not adapt to the local weather, succumbed to illness. Therefore, many died and the rest became dispirited. At that time, Lý Thường Kiệt proposed a peace accord which led to immediate withdrawal of the two sides. Quách Quỳ was very glad and withdrew his army back to China. However, he still held on to Quảng Nguyên (now Cao Bằng and Lạng Sơn provinces), where there were many gold and silver mines.
27) Năm 1078, Lý Nhân Tông sai Đào Tôn Nguyên đem 5 con voi lớn sang cống vua nhà Tống và xin lại vùng đất bị chiếm giữ. Trước kia vua Tống định không trả, sau biết không giữ nổi, liền yêu cầu nhà Lý phải trao lại số dân Tàu bị bắt trước đây, để đánh đổi lấy vùng đất Quảng Nguyên.
27) In 1078, King Lý Nhân Tông appointed ambassador Đào Tôn Nguyên to bring five elephants to China as tributes and ask for Quảng Nguyên province back. At first, king of Tống was unwilling to agree. However, he realized that his army was unable to keep the province any longer. Therefore, he asked king Lý to return the previously captured prisoners of war in exchange for Quảng Nguyên province.
28) Năm 1079, vua Lý Nhân Tông cho thuyền chở 221 người (trong số dân chúng ba châu Khâm, Liêm và Ung bị bắt từ năm 1075) sang trả nhà Tống để đổi lấy đất về. Có viên quan Tàu thơ mỉa mai vua Tống là: "Vì tham voi Giao Chỉ, nên mất vàng Quảng Nguyên".
28) In 1079 King Lý Nhân Tông returned to China 221 people who were captured in 1075. King Tống then ordered his army to withdraw from Quảng Nguyên. There was a Chinese mandarin who sneered at king Tống with these verses: "Because the king was greedy of Giao Chỉ elephants, China lost gold mines in Quảng Nguyên'.
29) Nước Chiêm Thành thỉnh thoảng lại sang quấy nhiễu, đánh thế nào cũng không được. Vì thế nên trước khi đi đánh nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã đem quân vào Nam đánh Chế Củ. Đến năm 1104, ông lại đánh Chế Ma Na chiếm lại ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính như cũ.
29) Meanwhile the country of Chiêm Thành occasionally crossed over the Việt border and plundered the villages in the area. The Lý soldiers fought against Chiêm Thành frequently but the Chiêm soldiers came back time after time. Because of this situation, before dealing with the Tống, Lý Thường Kiệt brought his army south to fight Chế Củ, the king of Chiêm Thành. In 1104, he again fought with Chế Ma Na and re-captured three provinces: Địa Lý, Ma Linh and Bố Chính.
30) Bấy giờ Lý Thường Kiệt đã ngoài 70 tuổi. Đi đánh Chiêm Thành về được một năm thì ông mất. Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm, Lý Thường Kiệt thật là một danh tướng của Đại Việt.
30) Lý Thường Kiệt was then seventy years old. One year after having defeated the Chiêm invasion, he passed away. King Lý Nhân Tông was deeply sorrowful upon receiving the news. He sent other mandarins to Lý Thường Kiệt's house to pay respect to his remains. Having defeated the Tống in the north and quelled the Chiêm in the south, General Lý Thường Kiệt was truly a great hero of Đại Việt.
31) Ngoài Lý Thường Kiệt ra, về đời nhà Lý còn có rất nhiều nhân tài giúp vua, giữ nước như: Tôn Đản, Lê Phụng Hiển, Lý Đạo Thành, Hoàng Nghĩa Hiền v.v... Riêng Tô Hiến Thành quyết theo di chiếu của Lý Anh Tông mà lập thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi, lên làm vua, tức là Lý Cao Tông.
31) During the Lý Dynasty, besides General Lý Thường Kiệt, there were many other talented patriots such as Tôn Đản, Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, etc.. Tô Hiến Thành in particular was entrusted to carry out Lý Anh Tông's Imperial will. He supported prince Long Cán who was not yet three years old to ascend to the throne as King Lý Cao Tông.
32) Thái hậu Chiêu Linh muốn cho con mình là Long Xưởng lên làm vua, đã đem rất nhiều vàng bạc đến đút lót cho bà Lã Thị, vợ Tô Hiến Thành. Lã Thị đêm ngày khuyên chồng nên vâng lời Thái hậu để được giàu có. Ông cương quyết từ chối, thà chịu nghèo, chứ không tham vàng mà bỏ nghĩa.
32) Queen Chiêu Linh wanted her son, Prince Long Xưởng, to become king. Thus, she ordered her servants to bring gold and jewels to bribe Lady Lã, Tô Hiến Thành's wife. Lady Lã tried to persuade her husband day and night to yield to the queen's wishes in order to have the riches. Tô Hiến Thành however, firmly refused. He would rather be poor than lose his integrity.
33) Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nằm trên giường thì có Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ, bưng cơm, sắc thuốc, chăm sóc hết lòng. Vũ Tán Đường làm như vậy để mong được Tô Hiến Thành vui lòng mà để cử cho Đường làm phụ chánh, thay thế Tô Hiến Thành, sau khi ông mất.
33) When Tô Hiến Thành was ill and was confined to his bed, there was a mandarin, Vũ Tán Đường, who ardently took care and waited on him day and night. Vũ Tán Đường did so because he was hoping that Tô Hiến Thành would nominate him as the new regent when he passed away.
34) Đỗ Thái hậu (mẹ vua Lý Cao Tông) đến thăm và hỏi Tô Hiến Thành xem đã cử ai thay thế chưa? Tô Hiến Thành xin cử Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Sao không cử Vũ Tán Đường?" Ông tâu: "Nếu cử người giúp nước thì tôi xin cử Trần Trung Tá. Còn cần người hầu hạ thì tôi xin cử Vũ Tán Đường."
34) Queen Đỗ (King Lý Cao Tông's mother) came to visit and asked Tô Hiến Thành who should be his replacement? Tô Hiến Thành nominated Trần Trung Tá. The king's mother was surprised, and asked: "Why not Vũ Tán Đường?" Tô Hiến Thành then answered: "If I am to nominate someone to help the country then Trần Trung Tá is the one. If I am to nominate someone to nurse then Vũ Tán Đường would be the one."
35) Năm 1208, Phạm Du ở Nghệ An nổi loạn. Vua Lý Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di đi dẹp. Phạm Du bị thua chạy, cho người đem vàng bạc đút lót các quan trong triều, để vu cho Phạm Bỉnh Di mưu phản. Phạm Bỉnh Di bị bắt giam. Tướng của Di là Quách Bốc đem quân về kinh thành đánh phá để cứu chủ tướng.
35) In 1208, Phạm Du in Nghệ An province rebelled against the Lý. King Lý Cao Tông appointed Phạm Bỉnh Di to stamp out the rebellion. Phạm Du was defeated. However, Du bribed mandarins in the court and spread rumors that Phạm Bỉnh Di was secretly plotting against the king. King Lý then imprisoned Phạm Bỉnh Di on account of the false accusation. Upon receiving the news, Di's officer, Quách Bốc brought his army to the capital to liberate his commander.
36) Thấy có loạn, Cao Tông cùng các quan rời kinh đô, chạy lên Phú Thọ. Thái tử Sam chạy về Hải Ấp (Nam Định) vào ở nhà Trần Lý, là người làm nghề đánh cá, rất giàu có. Nhân dịp này, Thái tử Sam lấy con gái Trần Lý là Trần Thị làm vợ.
36) King Cao Tông and the mandarins of the court fled to Phú Thọ. Prince Sam fled to Hải Ấp village (Nam Định) and stayed with Trần Lý, a very prosperous fisherman there. Prince Sam then married Ms. Trần, Trần Lý's daughter.
37) Sau đó, anh em Trần Lý mộ quân về Thăng long dẹp loạn. Vua Lý Cao Tông được rước về cung. Năm 1210, vua Lý Cao Tông mất, thọ 38 tuổi. Thái tử Sam nối ngôi vua, hiệu là Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông phong Trần Thị làm Hoàng hậu.
37) After that, Trần Lý and his brothers enlisted soldiers and quelled the rebellion in the capital. King Lý Cao Tông then returned to the capital of Thăng long. In 1210, King Lý Cao Tông died at the age of thirty eight and Prince Sam ascended the throne, his reign name was Lý Huệ Tông. King Lý Huệ Tông made Lady Trần his queen.
38) Lý Huệ Tông bị bệnh, thỉnh thoảng lại nổi cơn điên, rồi cứ say rượu, ngủ cả ngày. Việc nước lúc này ở cả trong tay Trần Tự Khánh, tức là anh ruột của Hoàng hậu. Sang năm sau, em họ của Hoàng hậu là Trần Thủ Độ được phong chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nắm hết mọi quyền hành.
38) King Lý Huệ Tông was frequently ill; he sometimes had fits of madness. He spent most of the time either drinking or sleeping. All national matters were being handled by Trần Tự Khánh the queen's brother. The following year, the queen's cousin Trần Thủ Độ was promoted to the rank of Điện Tiền Chỉ Huy Sứ (Head of Imperial Court), a very powerful position.
39) Lý Huệ Tông chỉ có 2 con gái. Thuận Thiên công chúa lấy Trần Liễu. Chiêu Thánh công chúa lên 7 tuổi, được vua Lý truyền ngôi cho, tức là Lý Chiêu Hoàng (1224). Sau đó vua Lý Huệ Tông vào tu ở chùa. Trần Thủ Độ vẫn có âm mưu muốn chiếm lấy cơ nghiệp nhà Lý. Ông cho cháu là Trần Cảnh, được 8 tuổi, vào cung hầu hạ Lý Chiêu Hoàng.
39) King Lý Huệ Tông had only two princesses. Princess Thuận Thiên was married to Trần Liễu. Princess Chiêu Thánh was crowned as queen when she was only seven years old, with the reign name Lý Chiêu Hoàng (1224). After that King Lý Huệ Tông retired to a pagoda to practice Buddism. Trần Thủ Độ always wanted to took over the Lý's throne. He brought his nephew Trần Cảnh, who was eight years old, to the palace to serve the young queen Lý Chiêu Hoàng.
40) Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và bị Trần Thủ Độ lừa bắt nhường ngôi cho chồng. Nhà Lý đến đây là hết, cả thảy có 9 đời vua, và kéo dài 216 năm. Nhà Lý có công giữ vững nền độc lập quốc gia và làm cho nước Đại Việt càng ngày càng giàu mạnh.
40) In 1225, duped by Trần Thủ Độ, Queen Lý Chiêu Hoàng married Trần Cảnh and ceded the throne to her husband. Thus, the Lý Dynasty ended after 9 kings and lasted for 216 years. The Lý dynasty was credited for its great contribution to maintaining the independence and prosperity of Đại Việt.
1) Cuối đời nhà Lý, Trần Thủ Độ nắm mọi quyền hành. Một hôm ông bày hội lớn ở điện Thiên An. Các quan trong triều đều có mặt đông đủ. Trần Thủ Độ giả lệnh Lý Chiêu Hoàng, đọc chiếu chỉ nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Cảnh mới 8 tuổi, lên ngôi vua là Trần Thái Tông (1226), lập ra nhà Trần.
1) At the end of the Lý Dynasty, Trần Thủ Độ handled all matters in the Imperial court. One day, he threw a large banquet at Thiên An palace and invited all the mandarins. He forged Queen Lý Chiêu Hoàng's decree and announced to the audience that she wanted to cede the throne to her husband Trần Cảnh. Thus, Trần Cảnh, who was eight years old at that time became king with the reign name Trần Thái Tông (in 1226) and founded the Trần Dynasty.
2) Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái Sư, Quốc Thượng Phụ (một chức quan lớn nhất trong triều và được coi như là cha của vua, của nước). Vì Trần Thái Tông mới có 8 tuổi, nên mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định hết.
2) King Trần Thái Tông promoted Trần Thủ Độ to the rank of Thái Sư, Quốc Thượng Phụ (highest rank in the court which was regarded as the king's and the country's father.) Because the king was only eight, all national matters again were being handled by Trần Thủ Độ.
3) Lúc này Lý Huệ Tông (cha của Lý Chiêu Hoàng) đã đi tu ở chùa Chân Giáo ngoài kinh thành. Hàng ngày, Huệ Tông thường ra vườn nhổ cỏ dại. Một hôm Trần Thủ Độ tới thấy thế liền bảo: "Nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc cho hết mọi cái rễ mới được".
3) At that time, Queen Lý Chiêu Hoàng's father, the former king Lý Huệ Tông was studying Buddhism at Chân Giáo temple (outskirts of the capital). Everyday he went out to clean the garden behind the temple. One morning Trần Thủ Độ passed by the temple. When he saw Lý Huệ Tông pulling out weeds, he said: "To kill the weeds completely, one must pull their roots out completely."
4) Lý Huệ Tông nghe thế, phủi tay đứng dậy đáp: "Ta hiểu ý của Thái sư rồi." Mấy hôm sau, Trần Thủ Độ cho lính tới chùa tìm Huệ Tông. Huệ Tông biết ý trước đã treo cổ tự tử ở sau chùa. Trần Thủ Độ cho hỏa táng xác Huệ Tông rồi để tro vào tháp Bảo Quang.
4) Having heard that, Huệ Tông stood up, dusted off his hands and responded: "I understood what you meant." A few days later, Thủ Độ ordered his guards to summon Huệ Tông. Huệ Tông predicted Thủ Độ's intentions and hung himself with a rope. Thủ Độ then had Huệ Tông cremated, and kept the ashes in Bảo Quang pagoda.
5) Trần Thủ Độ dù ít học, độc ác nhưng hết lòng với nhà Trần. Muốn trừ hết con cháu nhà Lý, Trần Thủ Độ sai đào hầm ở dưới, đặt phên nứa lên trên, rồi bắt con cháu nhà Lý vào làm lễ vua Lý. Phên nứa sụt, mọi người rớt xuống hố. Trần Thủ Độ cho đổ đất lên chôn sống tất cả.
5) Although Thủ Độ was neither well educated nor kind, he was very devoted to the Trần dynasty. To get rid of all of the Lý descendants, he had a great pit dug in front of the former King Huệ Tông's altar. The pit was then covered with bamboo wattles. When the Lý descendants came to pay respect at the former king's altar, they all fell into the pit. Thủ Độ then had them buried alive.
6) Có nhiều người phàn nàn là Trần Thủ Độ quyền hành quá lớn, dễ lấn át vua Trần. Được tin này, Trần Thủ Độ đã không giận dữ, mà còn bảo: "Họ nói đúng. Có điều là họ chưa hiểu lòng ta!" Rồi từ đó Trần Thủ Độ giữ gìn ý tứ, theo đúng đạo vua tôi để mọi người yên lòng.
6) Some mandarins in the court were worried that since Thủ Độ had such great power, he could easily manipulate the Trần king. When Thủ Độ heard the complaint, he was not angry but only said: "They were right. However, they do not understand my faithfulness towards the Trần dynasty." After that, Thủ Độ was more careful of his behavior; he showed more respect to the king to assure everyone.
7) Một hôm, vợ ông là Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung ngồi kiệu, định vào cung. Quân canh không biết mặt bà, liền ngăn lại. Bà phàn nàn với chồng. Ông cho đòi lính canh tới. Sau khi biết rõ sự tình, ông nói: "Quân lính giữ đúng phép nước là đáng khen chứ không có tội!"
7) One day, Thủ Độ's wife Linh Từ Quốc Mẫu (mother of the country) Trần Thị Dung sat in a carriage wanting to enter the palace. The guards did not recognize her and refused to let her carriage in. Later, she complained about the incident to her husband; Thủ Độ asked for the guards. After hearing the story, he said: "Strictly obeying the regulations, the guards are to be rewarded, not punished."
8) Vợ ông xin cho người họ xa làm một chức vị trong làng. Ông cho gọi người ấy tới, bảo: "Ngươi lo lót với phu nhân ta, ta bằng lòng cho, nhưng phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác." Anh này sợ quá, kêu van mãi xin tha cho tội lo lót công việc, trái với phép nước.
8) On another occasion Trần Thủ Độ's wife asked him to appoint a distant relative a title in his village. Thủ Độ summoned the relative to his palace. Then, he told him: "You bribed my wife; I will grant your wish. However, you have to cut off one of your toes in order to distinguish yourself from others." The relative was so terrified and begged to be forgiven for his bribery.
9) Trần Thủ Độ chỉ tìm cách làm thế nào cho nhà Trần được bền vững. Thấy Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Thái Tông đã 12 năm, vẫn chưa có con. Trần Thủ Độ liền bắt Trần Thái Tông bỏ vợ. Rồi ông đem vợ Trần Liễu đã có thai ba tháng vào cung, làm vợ Trần Thái Tông, Trần Liễu giận lắm.
9) Trần Thủ Độ did everything he could to solidify the Trần dynasty. Seeing that queen Lý Chiêu Hoàng had been married to King Trần Thái Tông for twelve years yet still childless, Thủ Độ forced King Thái Tông to marry someone else. He brought Trần Liễu's wife, who was already three months pregnant, to the palace to be the new queen. Trần Liễu was infuriated.
10) Trần Liễu (là anh ruột Trần Thái Tông) đem quân chống lại Trần Thủ Độ. Trần Thái Tông buồn giận, trốn ra chùa Yên Tử (Quảng Yên). Trần Thủ Độ đem các quan đi đón mãi mà Trần Thái Tông không chịu về. Sau vị sư già ở chùa thấy thế, phải van lạy mãi, Trần Thái Tông mới chịu về kinh.
10) Trần Liễu (who was king Trần Thái Tông's full blooded brother) brought his army to oppose Trần Thủ Độ. The king was so upset and sad that he fled the capital and took refuge at Yên Tử Temple (Quảng Yên). Trần Thủ Độ took the whole Imperial court there to try to change the king's mind. At first, King Thái Tông did not want to return to the capital. However, he later yielded to the head monk's appeal and came back.
11) Ít lâu sau, Trần Liễu biết sức không làm gì được, nhân lúc Trần Thái Tông ngự thuyền đi chơi, liền giả làm người đánh cá, lẻn xuống thuyền xin hàng. Hai anh em ôm nhau khóc, vì mọi việc đều do Trần Thủ Độ mà ra.
11) Eventually, Trần Liễu realized that he was not able to oppose Trần Thủ Độ. While King Thái Tông taking a cruise on his Imperial barge, Trần Liễu disguised himself as a fisherman and surrendered himself to the king. The two brothers sobbingly embraced each other and blamed Trần Thủ Độ for their past rivalry.
12) Trần Thủ Độ nghe tin chạy tới, rút gươm toan giết Trần Liễu. Thái Tông phải quỳ xin tha cho Trần Liễu, mãi Trần Thủ Độ mới thôi. Sau đó Trần Thái Tông lại lấy vùng đất ở Hải Dương ban cho Trần Liễu làm Thái ấp, và phong cho làm An Sinh Vương.
12) When Thủ Độ heard of the news, he rushed to the barge and wanted to kill Trần Liễu with his sword. King Thái Tông had to kneel down and begged Thủ Độ to spare his brother's life. Thủ Độ finally consented. After that, King Thái Tông bestowed Trần Liễu the title An Sinh Vương and gave him Hải Dương province to govern.
13) Trần Thủ Độ đã giết hết con cháu vua Lý rồi nhưng còn muốn không cho ai nhớ đến họ Lý nữa. Vì thế nên ông lấy cớ rằng Lý là tên húy của Trần Lý (tổ tiên họ Trần) mọi người đều phải kiêng. Do đó, dân chúng ai họ Lý đều phải đổi ra họ Nguyễn hết.
13) Having killed all of the Lý descendants, Trần Thủ Độ was still not satisfied. He wanted no one to remember the Lý dynasty. Thus, he used the pretense that because the ancestor of the Trần was named Lý, therefore, no one else should be called by that surname. Those who had Lý surname must change it to Nguyễn.
14) Lúc này nhà Tống bên Tàu đã bị quân Mông cổ đánh tan. Hốt Tất Liệt lên làm vua, đổi tên nước là Nguyên. Nhà Nguyên sai sứ sang đòi Trần Thái Tông phải về hàng. Trần Thái Tông bắt sứ giả giam lại, rồi chia quân giữ phía Bắc, vào năm Đinh Tỵ 1257.
14) At that time, the Tống dynasty in China was defeated by the Mongols. Hốt Tất Liệt became emperor of China and founded the Nguyên Dynasty. He sent an envoy to Đại Việt and asked King Trần Thái Tông to submit to his rule. King Thái Tông imprisoned the envoy and prepared his army to defend the Northern frontiers against the Nguyên invasion. That was the year of the Snake (Đinh Tỵ, 1257).
15) Tướng Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai từ Vân Nam đem quân tràn xuống đánh Thăng Long. Quân Mông cổ to lớn, hung tợn, giỏi cưỡi ngựa và bắn cung nên đã từng đánh chiếm nhiều nước từ Á sang Âu (như Cao Ly, Trung Hoa, Ba Tư, và đông bắc Âu Châu).
15) Shortly thereafter Mongol general Ngột Lương Hợp Thai brought his army from Vân Nam (China) and attacked Thăng Long capital. The Mongol soldiers were all big, barbarous, skilled in horseback riding and archery. They have captured many countries from Asia to Europe such as Korea, China, Persia, and Northeastern Europe.
16) Quân nhà Trần chống không nổi. Trần Thái Tông phải bỏ kinh đô xuống thuyền, chạy về đóng ở Thiên Mạc (Hưng Yên). Đêm khuya, Trần Thái Tông sang thuyền của Khâm thiên vương Trần Nhật Hiệu để hỏi ý kiến. Trần Nhật Hiệu lấy tay viết lên mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống".
16) Hence the Trần soldiers could not resist such a powerful attack. King Thái Tông retreated from the capital to the south and encamped at Thiên Mạc (Hưng Yên). One night, King Thái Tông went to Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu's boat and asked for his advice. Trần Nhật Hiệu wrote on his boat two words "Join Tống".
17) "Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống, dựa Tống chống Mông cổ, vua lại đi hỏi Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ tâu: "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, thì xin Bệ hạ chớ lo!" Thấy Trần Thủ Độ nói cứng như vậy, Trần Thái Tông mới quyết tâm đánh giặc.
17) Trần Nhật Hiệu meant to advise the king to join with the Tống dynasty in their fight against the Mongols. King Thái Tông then asked Thủ Độ for a second opinion. Trần Thủ Độ replied: "Your Majesty! My head has not yet fallen off, please do not worry." Seeing that Thủ Độ was confident and determined, the king then decided to fight against the Mongols.
18) Trong khi ấy thì vợ Trần Thủ Độ đã lo việc đưa các cung phi cùng vợ con các tướng sĩ (còn ở ngoài mặt trận) đi lánh giặc. Bà còn cho dân chúng dùng thuyền, chuyên chở thóc gạo trong kho về vùng Hoàng Giang (Hà Nam) để giặc không lấy được lương thực.
18) At that time, Trần Thủ Độ's wife Trần Thị Dung was helping the royal concubines, and families of the officers who were still fighting at the frontiers to evacuate south. She also instructed people to transport grains by boats from the warehouses to Hoàng Giang region (of Hà Nam) so that the enemies could not seize the provisions.
19) Quân Mông cổ tiến vào thành Thăng Long. Chúng thấy các kho lương thực trống rỗng. Vào ngục thất thì thấy ba sứ giả Mông cổ còn bị trói nằm đó. Đến khi cởi dây trói ra thì một tên đã chết. Ngột Lương Hợp Thai giận lắm.
19) When the Mongol soldiers marched into Thăng long capital, they saw that all the warehouses were empty. Entering the prison they found the three Mongol envoys still tied up. One was already dead when he was untied. Ngột Lương Hợp Thai was very angry.
20) Ngột Lương Hợp Thai liền ra lệnh cho quân sĩ Mông cổ đi cướp phá. Chúng đốt lửa cháy rợp trời. Chúng giết các ông già. Chúng bắt trẻ con rồi ném vào đống lửa. Bao nhiêu dân lành không chạy kịp đều bị chúng giết.
20) He ordered his soldiers to plunder and destroy the capital. They set fire everywhere. They even kill the elderly and throw children into the fire. Many innocent people who did not yet flee to the south were slain by the merciless Mongol soldiers.
21) Trong khi rút khỏi kinh thành, vua Trần Thái Tông đã nhiều lần bị vây hãm rất nguy kịch. Tướng Phạm Cụ Chích liều mình cản giặc, phá vỡ vòng vây để nhà vua rút lui. Nhưng ông bị tên bắn chết.
21) Meanwhile, on his retreat, King Thái Tông was surrounded many times by the Mongol armies. General Phạm Cụ Chích risked his life to protect the king. In one of these battles, General Phạm was struck by an arrow and died.
22) Tướng Lê Tần vừa bảo vệ cho vua Trần Thái Tông, vừa mở đường máu để rút lui. Chạy tới Lãnh My đã có thuyền chực sẵn. Lê Tần dìu vua xuống thuyền ngay. Sau này Lê Tần được vua đổi tên cho thành Lê Phụ Trần, tước Bảo Văn Hầu.
22) General Lê Tần then took over the duty of protecting King Thái Tông. When the Trần army got to Lãnh My port, there was a boat already in waiting. General Lê then helped the king to board the boat and left immediately. Later, the king changed general Lê's name to Lê Phụ Trần (the Lê who helped the Trần) with the rank of Bảo Văn Hầu.
23) Chiếm được thành Thăng Long rồi, quân lính Mông cổ vì không hợp thủy thổ nên phát bệnh, nằm la liệt. Thêm vào đó, lương thực cạn nên chúng sợ sẽ bị đói. Ngột Lương Hợp Thai họp cùng các tướng rồi quyết định rút quân về Tàu.
23) At that time back in the north, after having seized Thăng long, the Mongol soldiers were falling ill because they were not accustomed to local weather. Moreover, the provisions emptied out fast; the soldiers were hungry. Ngột Lương Hợp Thai and his officers decided to withdraw back to China.
24) Được tin này, Trần Thái Tông đem đại quân lên đánh ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông cổ bị thua to. Chúng vội bỏ thành Thăng Long. Ngột Lương Hợp Thai cùng phò mã Hoài Đô và con trai của y là A Truật, kéo tàn quân chạy về phương Bắc.
24) After receiving this news, King Thái Tông brought his army to attack the Mongols. At the battle of Đông Bộ Đầu, the Mongols were totally defeated and promptly abandoned Thăng Long. Ngột Lương Hợp Thai, his son A Truật along with the Mongol Emperor's son-in-law Hoài Đô managed to escaped to the north.
25) Chạy đến rừng Qui Hóa (thuộc Yên Bái) tàn quân lại bị Hà Bổng cùng thổ dân đón đánh. Những tảng đá lớn, những khúc cây to, từ trên núi cao lăn xuống, khiến quân Mông cổ thương vong rất nhiều. Bọn sống sót chạy về Vân Nam.
25) When they reached the forest of Qui Hóa (now is in Yên Bái province) the remaining force of the Mongol army was again ambushed by Hà Bổng and the local Montagnards. Large boulders and heavy logs were rolled down from above causing the Mongols to suffer heavy casualties. A small number of them survived and retreated to Vân Nam.
26) Thế là sau mười ngày bị xâm chiếm, thành Thăng Long đã hết sạch bóng giặc. Tuy nhiên, dấu vết đốt phá vẫn còn. Nhà cửa, cung điện bị xập, gỗ gạch vương vãi khắp nơi. Trong cảnh hoang tàn đó, quân lính nhà Trần kéo vào kinh đô.
26) Ten days after the enemy's occupation, the capital was now cleared of Mongol soldiers. However, the paths of destruction, killing, and plundering were still evident. One would find crumbling palaces, houses and shattered bricks everywhere. The Trần army entered the capital only to witness the devastation.
27) Đi đầu là những lá cờ lớn thêu chữ "Trần" rồi tới đoàn quân cưỡi ngựa, đoàn voi trận. Sau đó là các quan văn, võ đi theo xe ngựa của vua Trần Thái Tông. Dân chúng các phường đã kéo về đứng chật hai bên đường để mừng quân ta vừa thắng giặc.
27) Marching in front were the flag bearers, proudly carrying the banners embroidered with the word "Trần". Next came the cavalry and the battle elephants. Finally there were the generals and mandarins escorting the king's carriage. The people from the surrounding areas all came to greet the king and to celebrate the triumphant victory over the Mongol invaders.
28) Quân lính vội thu dọn tạm một chỗ để vua Trần Thái Tông họp triều đình. Các vương hầu cùng các tướng đều đông đủ. Mọi người làm lễ chúc thọ nhà vua và ăn mừng chiến thắng. Vua ban thưởng cho những người có công đánh giặc.
28) The soldiers then quickly cleared the city of the rubbles so king Thái Tông can meet with his court. All of the generals and mandarins were present. Everyone prayed for the king's longevity and celebrated the victory. The king also rewarded the mandarins and generals who made significant contributions in driving the invaders away.
29) Nhân dịp này, Thái tử xin vua trị tội thật nặng một viên quan tên là Hoàng Cự Đà để làm gương cho những kẻ bất trung. Theo lời Thái tử thì hôm ấy là ngày 13 tháng chạp, năm Đinh Tỵ 1257, Triều đình đang rút lui khỏi Thăng Long.
29) On this occasion, the Crown prince asked the king to punish severely a mandarin named Hoàng Cự Đà in order to make an example of people who were not loyal to the king. According to the prince, on the thirteenth day of the twelve month of the year of the Snake (Đinh Tỵ, 1257), as the Trần Imperial court was retreating from the capital Thăng long..
30) Hoàng Cự Đà ngồi trên một chiếc thuyền nhẹ, rút về phương nam. Đến bến Hoàng Giang thì gặp thuyền của Thái tử. Hoàng Cự Đà chèo thuyền chạy thẳng. Thái tử cho quân gọi to hỏi xem hiện nay giặc Mông cổ ở đâu?
30) Hoàng Cự Đà also was sailing south on that day. He encountered the Crown prince's boat at port Hoàng Giang. However, Hoàng did not stop his boat. The Crown prince then ordered his soldiers to ask Hoàng on the enemy's whereabouts.
31) Hoàng Cự Đà vẫn không ngừng thuyền lại mà chỉ nói: "Đi mà hỏi bọn ăn muỗm, tôi không biết." Thì ra Hoàng Cự Đà vẫn còn oán giận việc nhà vua sơ sót quên không chia phần muỗm cho hắn trước đây.
31) Hoàng still did not stop his boat but only replied: "Go ask the ones who ate mangoes. I do not know." It appeared that Hoàng was still bitter about an earlier incident in which the king was negligent and forgot to give him his share of mango.
32) Số là vào tháng 5, năm Ất Mão 1255, được mùa muỗm trồng dọc bờ sông Cái (Hồng Hà). Nhân dịp này vua Trần Thái Tông cho thị vệ (quan hầu vua) đem mấy gánh muỗm ra chia cho các quan trong triều, mỗi người một trái lớn.
32) It was around the fifth month of the year of Cat (Ất Mão, 1255) during the mango harvest. The mangos trees which grew along the banks of Cái river were heavy with fruits that year. On this occasion King Thái Tông ordered his guards to carry many buckets full of mangos to the court and gave one to each mandarin.
33) Không hiểu vì sao lại để sót Hoàng Cự Đà không có phần. Hoàng Cự Đà bực tức vì một trái muỗm chả đáng là bao, nhưng lộc vua ban không có là một cái nhục. Vì thế cho nên Hoàng Cự Đà thù oán mãi. Và Hoàng Cự Đà đã không ngừng thuyền để đón tiếp và trả lời Thái tử.
33) However, for some reasons, Hoàng Cự Đà did not receive one. Cự Đà became upset and bitter not because of an inexpensive mango but for he did not receive this "Imperial bonus". Cự Đà regarded the whole incident as shameful on his part; therefore, he did not stop his boat to answer the Crown prince.
34) Nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, vua Trần Thái Tông thong thả phán: "Hoàng Cự Đà có lỗi vì chút thù nhỏ, mà quên nghĩa lớn với đất nước. tuy nhiên Trẫm cũng có lỗi một phần vì chia lộc nước chưa công minh. Vậy tha tội cho Hoàng Cự Đà."
34) After listening to the whole story, the king slowly gave his verdict: "Hoàng Cự Đà was at fault for carrying his vindictive and disloyal behavior toward the country because of some petty jealousy. However, it was partly my fault also for not being fair in dividing the bonus. Thus, I forgive him from his fault."
35) Sau đó vua Trần Thái Tông lại ban rượu cho các quan cùng uống. Uống rượu xong rồi, mọi người vui vẻ dắt tay nhau, cùng múa hát rất thân mật. Bỗng có thị vệ vào tâu vua có 2 sứ giả của Mông cổ xin vào chầu. Vua cho vào.
35) After that the king ordered more wine to be poured for the mandarins. When the cups were empty, they all sang happily and danced together hand in hand. Amidst all the animation, a guard came in to announce that two Mongol messengers who had arrived and would like to see the king.
36) Hai sứ giả Mông cổ tiến vào trong sân. Thị vệ bắt chúng quỳ xuống nhưng chúng không chịu, mà chỉ nghiêng mình vái chào và dâng thư lên. Các tướng tức giận, muốn xông ra đánh nhưng vua Trần Thái Tông ngăn lại, rồi nhận thư đọc.
36) The two Mongol messengers were shown in. Although the guards told them to kneel down upon greeting the king, they only haughtily took a bow. The Trần generals were enraged; they all wanted to rush out and punish the messengers. The king had to stop his generals from doing so and read the message.
37) Trần Thái Tông xem thư thấy Ngột Lương Hợp Thai tuy đã thua chạy về Vân Nam mà lại còn sai sứ sang dụ hàng. Trần Thái Tông tức giận, truyền đuổi chúng, ném thư trả lại. Triều thần thấy vua cương quyết như thế đều vui lòng hả dạ.
37) The message was from Ngột Lương Hợp Thai. Although he and his army were totally defeated and had to retreat back to Vân Nam, he still had the audacity to demand king Trần to surrender to the Mongol. King Thái Tông angrily threw away the letter and ordered his guards to throw the messengers out. The court was elated to see the king having courage to resist the Mongol threat.
38) Tuy nhiên, vì không muốn kéo dài chiến tranh, nên sau đó vua Trần Thái Tông lại cử Lê Phụ Trần làm chánh sứ, sang Tàu cầu hòa với nhà Nguyên. Lê Phụ Trần vào gặp vua Mông cổ và xin cứ ba năm lại đem lễ vật sang cống một lần.
38) However, King Thái Tông was more concerned with avoiding war with the Mongols. Therefore, he appointed Lê Phụ Trần as head of an envoy to China to negotiate for peace. At the meeting with the Mongol Emperor, Lê Phụ Trần offered to pay tribute to China every three years.
39) Từ năm 1251, Trần Thái Tông đổi niên hiệu là Nguyên Phong. Đến năm 1258 thắng quân Mông cổ rồi, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng. Trần Thái Tông muốn dạy bảo mọi việc trị nước cho Thái tử để ngày sau, anh em không tranh quyền của nhau.
39) In the year 1251, King Thái Tông changed the dynasty title to Nguyên Phong. After the victory over the Mongol invaders in 1258, King Thái Tông abdicated in favor of his son, the Crown prince Trần Hoảng. King Thái Tông wanted to teach the prince how to handle matters of the state so his other sons will not fight for power later on after his death.
40) Triều đình tôn Trần Thái Tông lên làm Thái Thượng Hoàng để cùng coi việc nước với Thái tử Trần Hoảng tức Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông là một vị vua nhân từ, trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng Hoàng được 19 năm thì mất 1277, hưởng thọ 60 tuổi.
40) The court honored Thái Tông as the King Father; so, he and the Crown prince Trần Hoảng (King Trần Thánh Tông) could both govern the country. Thái Tông was a benevolent king. He ruled for thirty three years and held the title of King Father for nineteen years. He passed away in the year 1277 at the age of sixty.
1) Vua nhà Nguyên (Mông cổ) vẫn muốn chiếm nước Đại Việt. Vì trước đây đã bị thua nên Hốt Tất Liệt muốn dụ vua Trần sang hàng. Nghe tin Trần Thái Tông mất và Trần Thánh Tông lên ngôi, Hốt Tất Liệt liền cử sứ giả Sài Thung đi dụ vua Trần sang chầu.
1) The Mongol Emperor had always wanted to conquer the nation of Đại Việt. Since the Mongolian army was defeated by the Việt army before, Mongol Emperor Hốt Tất Liệt did not want to risk another military humiliation. Instead, he tried to persuade King Trần to submit to China peacefully. When Hốt Tất Liệt heard that King Trần Thái Tông had passed away and was succeeded by Trần Thánh Tông, he immediately sent Sài Thung to Đại Việt to persuade the new king to go to China to present tribute in person.
2) Đến thành Thăng long, Sài Thung nghênh ngang cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân canh cản lại thì bị hắn dùng roi ngựa quất túi bụi lên đầu. Rồi Sài Thung phóng ngựa tới thẳng điện Tập Hiền mới xuống.
2) When arriving at Dương Minh gate in Thăng Long, the capital of Việt Nam, Sài Thung showed no respect for the host by refusing to get off the horse. Stopped by the guards, he got angry and hit them in the heads with his rod. The Chinese envoy kept on riding all the way to the royal court before getting off.
3) Lúc này Trần Thánh Tông đã nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Khâm. Trần Khâm lên làm vua tức là Trần Nhân Tông (1279). Trước sự đòi hỏi của Sài Thung, vua Trần Nhân Tông phải sai chú họ là Trần Di Ái thay mình, đem lễ vật sang Tàu cống hiến vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt.
3) At that time, King Trần Thánh Tông had already bequeathed the throne to his son, the crown prince Trần Khâm, who became king with the royal title Trần Nhân Tông (1279). Trần Thánh Tông took the title Thượng Hoàng, or King Father. Before the demand by Sài Thung, King Trần Nhân Tông appointed his distant uncle Trần Di Ái to go to China in his place to present tributes to the Mongol Emperor.
4) Không thấy vua Trần sang chầu, Hốt Tất Liệt giận lắm. Y liền phong cho Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương. Đầu năm 1282, Sài Thung đem quân dẫn Trần Di Ái về nước làm vua. Trần Di Ái thấy lợi nên được phong chức cũng nhận, được đưa về nước cũng về ngay.
4) Seeing that King Trần did not come to China, Hốt Tất Liệt was furious. He immediately bestowed Trần Di Ái with the title An Nam Quốc Vương (King of An Nam). In the spring of 1282, Sài Thung and his army escorted Trần Di Ái back to Đại Việt to be enthroned. Seeing the possibility of becoming king, Trần Di Ái accepted the title and went along with the Mongols.
5) Khi nghe tin này, Trần Nhân Tông phái một đội quân lên tận ải Nam Quan đón đánh. Quân Nguyên không địch nổi, bỏ chạy. Sài Thung bị trúng tên, mù một mắt, hoảng sợ trốn về Tàu. Trần Di Ái bị bắt. Trần Nhân Tông tha cho tội chết mà đầy Di Ái đi làm lính.
5) Upon this news, King Trần Nhân Tông sent an army to fort Nam Quan at the frontier to ambush the Mongol army. The Vietnamese soldiers defeated the enemies and chased them back to China. In the clash, Sài Thung was shot in one eye. Di Ái was arrested. The king pardoned his treasonous crime but demoted him to be a regular soldier.
6) Mùa thu năm 1282, vua Nguyên sai con là Thoát Hoan cùng bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi đem 50 vạn quân tràn qua biên giới. Chúng nói là mượn đường Đại Việt để đi đánh Chiêm Thành. Lương Uất, trấn thủ Long Châu (Lạng Sơn ngày nay) phi báo về kinh đô.
6) In the fall of 1282, the Mongol Emperor sent his son Thoát Hoan and Generals Toa Đô and Ô Mã Nhi with five hundred thousand soldiers to the Southern border. The Mongolians demanded the right of way through Đại Việt to attack the nation of Chiêm Thành farther south. General Lương Uất who held the defense at fort Long Châu, now Lạng Sơn, immediately sent a messenger to the capital.
7) Được tin mật báo, Trần Nhân Tông cho mời tất cả các vương hầu về họp kín ở bến Bình Than (nay thuộc sông Lục Đầu, Chí Linh, Hải Dương). Vua cho lệnh là không được đi đường bộ, mà phải dùng thuyền để tới Bình Than, giữ kín không cho thám tử của giặc biết.
7) When the news reached him, King Trần Nhân Tông at once ordered a secret meeting at port Bình Than on Lục Đầu river in Hải Dương province. The king also ordered that all mandarins and generals who were to go had to use the sea routes instead of land travel to avoid leaking the information about the meeting to the Mongolian spies.
8) Long thuyền của Trần Nhân Tông đã tới. Hai bên có lâu thuyền (thuyền có lầu ở trên) của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi hộ giá. Đằng sau lại có thuyền con chở Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (vừa được vua xá tội, cho phục lại chức cũ để dự hội nghị).
8) The imperial flag ship of King Trần Nhân Tông arrived at Bình Than. His ship was flanked by escort ships commanded by Lord General Trần Quốc Tuấn and General Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. The king was also followed by General Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, who had just been pardoned for a past mistake and had his title restored to attend the meeting.
9) Phòng họp được đặt ngay tại một ngôi đình lớn. Chung quanh có lính canh phòng cẩn mật. Các vương hầu lần lượt bước vào. Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông đã ngồi sẵn tại đó... Trần Nhân Tông cho mọi người biết là quân Nguyên muốn mượn đường sang đánh Chiêm Thành.
9) The meeting took place inside a big temple as the guards watched outside. When the mandarins and generals entered, the King Father Trần Thánh Tông and King Trần Nhân Tông were already on hand to receive them. The King told the court about the demand by the Mongolians to go through Đại Việt on their way south to conquer Chiêm Thành.
10) Thái thượng hoàng hỏi: "Vậy ý các khanh ra sao?" Trần Quốc Tuấn tiến lên trước tâu: "Dã tâm của giặc nói là mượn đường nhưng chính là để cướp nước ta. Nếu các vương hầu đồng tâm giữ nước thì phải chống lại giặc, không cho mượn đường." Mọi người vỗ tay ran.
10) When King Father Trần Thánh Tông asked the Court what to do about the crisis, Lord Trần Quốc Tuấn answered: "The Mongols' true intention is to conquer Đại Việt, not Chiêm Thành. We must fight the enemies and defend our country." Everyone agreed.
11) Trước lòng quyết chiến của các vương hầu, Trần Nhân Tông theo lệnh của Thượng Hoàng phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lĩnh quân lính cả nước đánh giặc. Rồi chính tay nhà vua trao cờ lệnh và ấn kiếm cho Hưng Đạo Vương. Sau đó mọi người ra về, lo chống xâm lăng.
11) Seeing the determination to fight of the generals, King Trần Nhân Tông, obeyed the King Father's wish, appointed General Trần Quốc Tuấn as Tiết Chế (High Commander of the Armed Forces) to lead the Việt forces in the fight against the Mongol invaders. The king personally handed to Lord General Hưng Đạo the commander's flag and sword. Everyone went home to prepare for the war.
12) Trong lúc hội nghị Bình Than đang họp thì có một thiếu niên mới 15 tuổi đòi vào họp. quân canh ngăn lại bảo: "Theo lệnh vua, những người còn ít tuổi không được vào." Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là thiếu niên này) tức quá, bóp nát quả cam cầm trong tay lúc nào không hay.
12) While the Bình Than meeting was in progress, a young man demanded to be allowed to enter. Despite his plea that he, too, wanted to share the patriotic duty, the guards denied his request for entry by order of the king because he was merely a boy about fifteen years of age. Trần Quốc Toản, the young man, was upset but vowed to join others in the defense of Đại Việt.
13) Trần Nhân Tông rất hài lòng về sự đoàn kết chống giặc của các vương hầu. Tuy nhiên, Ngài còn muốn biết ý kiến của mọi người dân. Đầu năm 1285, nhà vua cho trải từng dãy chiếu hoa ở điện Diên Hồng để mời các bô lão khắp nơi về hỏi xem nên hòa hay nên đánh.
13) Meanwhile, King Trần Nhân Tông was very pleased with the Bình Than spirit but he also thought he needed to know how people felt about going to war with the Mongolians. In the spring of 1285, the king held a convention at Diên Hồng Palace. He invited elders from around the country to come to talk about the war.
14) Khắp mọi nơi, từ miền thôn quê hẻo lánh cho tới miền đồi núi xa xôi, đâu đâu các vị bô lão cũng hăng hái kéo về kinh đô. Có cụ nằm thuyền, có cụ ngồi cáng cho con cháu khiêng. Ở gần thì các cụ chống gậy đi bộ. Lại có cụ bắt con cõng mình nữa.
14) Everywhere, from the isolated hamlets to the distant mountain regions, the elders all enthusiastically came to the capital by any means possible. Some came by boats; others arrived in the carriages carried by their sons and grandsons. Some walked with their canes; some were carried by their children on the back.
15) Tại điện Diên Hồng hôm đó thật là nghiêm chỉnh khác thường. Các bô lão được ngồi trên chiếu để nghe lệnh vua. Các cụ không phải đứng hoặc quỳ như các vị quan khác. Vua Trần Nhân Tông cho biết: "Giặc Nguyên sắp xâm lăng nước ta. Vậy dân trong nước muốn hòa hay chống lại giặc?"
15) The scene at the Diên Hồng convention was extraordinary. All of the elders sat on the mats during the meeting; they did not have to stand or kneel before the king. King Trần Nhân Tông then announced the threat to Đại Việt by the Mongol. The king then asked the elders, "Shall we fight or surrender?"
16) Dứt lời vua, các bô lão cùng đứng dậy hô to: "Nên đánh! Nên đánh! Không thể để cho giặc cướp nước ta! Đánh! Đánh! đến kỳ cùng!" Lời hô vang lên như sấm. Những cánh tay gầy guộc, những chiếc gậy trúc giơ lên, chả khác gì rừng gươm, núi giáo.
16) When the king had spoken, the elders all stood up and resoundingly roared: "Fight! Fight the Mongol invaders! The Mongols shall not invade Đại Việt! Fight to defend Đại Việt to the last drop of blood!" The shouts rang like thunders. The frail arms, the wrinkled hands and the hundreds of raised canes resembled a forest of swords and a mountain of spears.
17) Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông rất đẹp lòng, truyền cho bày yến tiệc để khoản đãi các bô lão. Vua Trần Nhân Tông thân hành đi tới từng chiếu, tự tay rót rượu, ban cho các cụ cao tuổi nhất... Các bô lão rất vui vẻ, hẹn nhau khi về nhà sẽ thúc giục con cháu tòng quân giết giặc.
17) The King Father Trần Thánh Tông was very pleased to see such high spirit from the elders. He ordered a feast for the meeting. King Trần Nhân Tông himself went to each mat to offer toasts. The elders were very enthusiastic; they all promised each other to talk to their sons and grandsons about the sacred duty to join the army and fight the invaders.
18) Kế đó Hưng Đạo Vương chia quân đi giữ các nơi, còn ngài trấn đóng ở núi Kỳ Cấp rồi sau lại rút về ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Thoát Hoan vây đánh, quân ta yếu thế phải rút khỏi bến Bái Tân. Hưng Đạo Vương rút sau cùng, được Yết Kiêu neo thuyền chờ sẵn, đón ngài về Vạn Kiếp.
18) Lord General Trần Hưng Đạo, or Hưng Đạo Vương, deployed the troops. He himself encamped at Kỳ Cấp mountain, then later moved to fort Chi Lăng (Lạng Sơn). When Thoát Hoan and his mighty army attacked, the Việt army retreated. Hưng Đạo Vương was the last to leave. He boarded Yết Kiêu's boat and was taken back to Vạn Kiếp.
19) Vua Trần Nhân Tông nghe tin liền xuống Hải Đông (Hải Dương) gặp Hưng Đạo Vương. Nhà vua ngỏ ý muốn hàng để cứu muôn dân. Hưng Đạo Vương tâu: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì xin chém đầu thần trước đã." Nghe lời nói cương quyết như vậy, vua Trần Nhân Tông cũng yên lòng.
19) When the king learned of the first defeat, he rushed to port Hải Đông (Hải Dương province) to meet Hưng Đạo Vương. The king wanted to surrender to the Mongol so the people would not suffer the consequence of war. The general bravely claimed: "If Your Majesty wishes to surrender, please have me beheaded first." His determination to fight helped the king regained his confidence.
20) Trong khi thu góp quân các đạo lại, Hưng đạo vương soạn cuốn "Binh Thư Yếu Lược" để huấn luyện binh sĩ. Ngài còn truyền lệnh khuyên răn mọi người hết lòng đánh giặc, cứu nước. Bản "Hịch Tướng Sĩ" này là một áng văn tuyệt tác và hùng tráng vô cùng.
20) After regrouping, Hưng Đạo Vương wrote "Binh Thư Yếu Lược" (Book of Military Tactics) to train his soldiers. He also promoted and encouraged popular patriotism in defending the country from foreign invader. The moving proclamation "Hịch Tướng Sĩ", or Soldiers Entreaty, was an eloquent and emotionally powerful literary work.
21) Được lời khuyên răn ấy, ai nấy nức lòng luyện tập đêm ngày. Các binh sĩ lấy mực thích vào cánh tay hai chữ "Sát Đát" (nghĩa là giết quân Nguyên) để tỏ ra quyết chí đánh giặc. Nhờ đó mà tinh thần của các binh sĩ lên rất cao.
21) All soldiers studied the proclamation and diligently trained day and night. The soldiers also had two words "Sát Đát" (Kill the Mongol invaders) tattooed in their arms to show their loyalty to the country. The spirits of the Việt soldiers were running high.
22) Thoát Hoan thừa thắng đánh chiếm Vạn kiếp rồi tràn sang mạn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Quân Nguyên bắt được quân Đại Việt trên cánh tay người nào cũng thích hai chữ "Sát Đát" nên giận lắm. Chúng chém giết, cướp phá không ngừng. Dân chúng vô cùng khổ sở.
22) By then, Thoát Hoan's army had overrun Vạn Kiếp and advanced toward Kinh Bắc, Bắc Ninh. The Mongol soldiers were enraged when they saw the words "Sát đát" on the Việt soldiers they captured. They took revenge on the innocent people. Many were slaughtered. Properties were plundered and destroyed. People suffered the terrible agonies of war.
23) Khi tới Nhị Hà, Thoát Hoan cho bắc cầu phao để quân sĩ sang vây Thăng Long. Hưng Đạo Vương rước vua chạy xuống Thiên Trường. Ngài tâu vua cho Thượng tướng Trần Quang Khải vào đóng ở Nghệ An, chặn đường tiến của Toa Đô. Còn Trần Bình Trọng ở lại giữ Thiên Trường.
23) When Thoát Hoan reached Nhị Hà river, he ordered his soldiers to build a pontoon bridge across the river to reach the capital Thăng Long. Hưng Đạo Vương had to escort the king to Thiên Trường. He asked the king to appoint General Trần Quang Khải to command the defense at Nghệ An province to block Toa Đô's advancing army. General Trần Bình Trọng was to remain at Thiên Trường to protect the site.
24) Sau đó Hưng Đạo Vương lại rước vua ra Hải Dương, Quảng Yên rồi vào Thanh Hóa. Trần Bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đến bãi Đà Mạc (Hưng Yên) liền đem quân ra đánh. Quân Nguyên vây kín Trần Bình Trọng rồi dùng câu liêm kéo Trần Bình Trọng ngã ngựa, lăn xuống đất.
24) Having had his plan in motion. Hưng Đạo Vương again escorted the king to Hải Dương, Quảng Yên and then to Thanh Hóa. Back in Thiên Trường, Trần Bình Trọng attacked the Mongols at Đà Mạc (Hưng Yên province). During combat, however, the Mongol soldiers surrounded Trần Bình Trọng and used hooks to pull him off his horse. Trần Bình Trọng was captured.
25) Chúng dẫn Trần Bình Trọng vào trình Thoát Hoan. Thấy Trần Bình Trọng khỏe mạnh, Thoát Hoan dụ về hàng và hứa sẽ phong cho tước vương. Trần Bình Trọng quát: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Thoát Hoan thấy dụ dỗ không được liền sai quân dẫn ra ngoài chém đầu.
25) The Mongol guards took Trần Bình Trọng to Thoát Hoan. Seeing that Trần Bình Trọng was a strong and talented warrior. Thoát Hoan tried to talk him into joining the Mongols. He also promised Trần Bình Trọng the rank Vương (Lord). Infuriated, Trần Bình Trọng roared: "I would rather be a Việt ghost than a Chinese Lord". Seeing that Trọng could not be persuaded, Thoát Hoan ordered him beheaded.
26) Đạo quân Toa Đô ở Chiêm Thành kéo ra đánh Nghệ An. Trần Quang Khải giữ các đường hiểm yếu. Đánh mãi không được, Toa Đô dùng thuyền chở quân lính vượt biển ra Bắc để hợp với quân Thoát Hoan. Trần Quang Khải cho lính về báo tin này để vua rõ.
26) Meanwhile, Toa Đô's army, encamping in Chiêm Thành, advanced northward to attack Nghệ An province. General Trần Quang Khải positioned the troops to protect strategic areas. After several unsuccessful attempts to dislodge the Viet army, Toa Đô withdrew to the North by boats. He wanted to rejoin Thoát Hoan's army and then together strike south. Trần Quang Khải immediately sent messengers with this news to report to the king.
27) Trần Nhân Tông được tin sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đón đánh Toa Đô ở bến Hàm Tử (Hưng Yên). Trong quân của Trần Nhật Duật lúc đó có bọn Triệu Trung, tướng nhà Tống sang hàng trước đây. Quân Nguyên thấy thế tưởng quân nhà Tống sang giúp Đại Việt nên hoảng sợ bỏ chạy.
27) King Trần Nhân Tông appointed Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật along with Trần Quốc Toản and Nguyễn Khoái to attack Toa Đô and his naval force at port Hàm Tử in Hưng Yên before they could reach Thoát Hoan. Joining General Duật's column was General Triệu Trung. Trung was a Chinese general who previously served under the Tống dynasty in China before it was defeated by the Mongolians. The Mongols were decisively defeated in this battle. They fled north in disorder.
28) Trần Nhật Duật thắng trận này liền sai Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chạy vào Thanh Hóa báo tin. Trần Quốc Toản là cậu bé không được dự hội nghị Bình Than vì nhỏ tuổi, đã về lập một đạo quân để xin đi đánh giặc. Đạo quân này có lá cờ riêng đề 6 chữ "Phá cường địch báo Hoàng ân" nghĩa là "Đánh giặc mạnh, báo ơn vua."
28) General Trần Nhật Duật sent Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản to Thanh Hóa with the news of the victory. Trần Quốc Toản was the young man who was barred from the Bình Than meeting because of his young age. He then organized his own brigade to help fight the Mongols. His troops carried a flag embroidered with the slogan "Phá cường địch, báo Hoàng Ân", or "Serve the King, Destroy the enemy."
29) Được tin thắng trận, Hưng Đạo Vương tâu vua: "Quân ta mới thắng, khí thế đang hăng. Quân Nguyên vừa thua, tinh thần sút giảm. Vậy nhân dịp này xin Bệ hạ cho tiến quân đánh Thoát Hoan ngay để lấy lại Kinh thành Thăng Long."
29) Upon receiving the news of the victory at Hàm Tử, Hưng Đạo Vương advised the king: "Our soldiers had just won; their morale is high. The Mongol soldiers had just lost; their spirits are low. We can regain the capital Thăng Long if we attack Thoát Hoan immediately."
30) Vừa lúc đó Thượng tướng Trần Quang Khải ở Nghệ An ra, cũng xin đi đánh Thoát Hoan tại Thăng Long. Trần Nhật Duật được lệnh đóng quân chặn đường không cho Toa Đô kéo lên gặp Thoát Hoan. Trần Quốc Toản lại hăng hái trở ra theo Trần Quang Khải.
30) General Trần Quang Khải just came from Nghệ An. He also advised the king to attack Thoát Hoan at Thăng Long. The King ordered Trần Nhật Duật to block Toa Đô from reaching Thoát Hoan's. Trần Quốc Toản then eagerly took his troop to Nghệ An to rejoin General Khải.
31) Bấy giờ đại quân của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long. Các chiến thuyền của quân Nguyên đều đậu ở bến Chương Dương (Hà Đông bây giờ). Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão vòng đường biển, bất ngờ dùng thuyền nhỏ, xông vào đốt phá chiến thuyền quân Nguyên.
31) By that time Thoát Hoan and his powerful army were entrenched in the capital Thăng Long. The Mongol warships were all anchored at port Chương Dương, Hà Đông. Generals Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, and Phạm Ngũ Lão reached the port and mounted a surprise attack in which the Viet soldiers on small boats managed to come close to enemy ships and set them on fire. Many were destroyed.
32) Quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ. Quân Đại Việt đuổi theo đến chân thành Thăng Long. Thoát Hoan cùng Nguyên soái A Lý Hải Nha cho đoàn kỵ binh thiện chiến nhất xuất trận. Đoàn kỵ binh này đã nổi tiếng là đoàn quân vô địch từ Á sang Âu.
32) The Mongolians had to abandon their ships and flee to Thăng Long. The Việt soldiers pursued them all the way to the capital. Mongolian Commander General Thoát Hoan and General A Lý Hải Nha inside Thăng Long ordered their elite cavalry unit to the rescue. This cavalry had a reputation as being invincible across Asia to Europe
33) Chúng cưỡi ngựa, bắn cung rất giỏi. Nhưng quanh thành Thăng Long lại có nhiều ao hồ chứ không phải là cánh đồng cỏ rộng để kỵ binh thi thố tài năng. Rốt cuộc kỵ binh Nguyên bị phục binh của Trần Quang Khải núp ở ao hồ nhảy lên, dùng đoản đao chặt chân ngựa. Kỵ binh tan vỡ.
33) The Mongol cavalry was very talented on the saddle especially with archery. However, the areas around Thăng Long had many ponds and lakes, unlike the accustomed ideal wide plains where the Mongol cavalry could take advantage of their horsemanship and archery skills. Trần Quang Khải's soldiers skillfully ambushed the horsemen by hiding among the ponds and lakes and used their short swords to slash the animals' legs. At last, the Mongolian cavalry was swiftly destroyed.
34) Thoát Hoan bỏ Thăng long chạy sang Kinh Bắc. Toa Đô đóng quân ở Thiên Trường (Hưng Yên) được tin Thoát Hoan thua trận liền rút về Tây Kết (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên.) Hưng Đạo Vương từ Thanh Hóa kéo quân ra đặt phục binh định bắt sống Toa Đô.
34) Losing his elite horsemen, Thoát Hoan retreated from Thăng Long and fled to Kinh Bắc. At Thiên Trường (Hưng Yên), Toa Đô also withdrew to Tây Kết (of Khoái Châu, Hưng Yên province) as soon as he heard the disastrous news. Hưng Đạo Vương however, had brought his army from Thanh Hóa to stage an ambush with the goal of capturing Toa Đô alive.
35) Quân Đại Việt đánh rất hăng. Toa Đô và Ô Mã Nhi định chạy ra bể nhưng nửa đường Toa Đô bị trúng tên chết. Ô Mã Nhi một mình lẻn xuống chiếc thuyền con trốn về Tàu. Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương thắng lớn, bắt được nhiều tù binh và khí giới.
35) The Việt soldiers attacked the enemy soldiers. Toa Đô and Ô Mã Nhi tried to escape to the sea but Toa Đô was shot dead on the way. Only Ô Mã Nhi managed to sneak into a small boat and sailed back to China. It was a great victory for the Việt soldiers at the Tây Kết battle. Lord Hưng Đạo Vương captured many Mongol soldiers and seized numerous weapons.
36) Các tướng thắng trận đem đầu Toa Đô về nộp để lấy công. Trần Nhân Tông thấy Toa Đô là một dũng tướng hết lòng với vua Nguyên, liền nói: "Làm tướng nên như người này." Rồi nhà vua cởi áo bào, đắp vào đầu Toa Đô và cho lệnh mai táng tử tế.
36) The generals brought Toa Đô's head back to Thăng Long to show to King Trần Nhân Tông as their victory trophy. However, seeing that Toa Đô was a brave general who was loyal to his king and his country to his death, the king said, "All generals should aspire to be like this man." He then took off his imperial robe and covered Toa Đô's head, and ordered a proper burial for him.
37) Bấy giờ Thoát Hoan đóng quân ở Bắc Giang nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi trốn về Tàu, nên rất lo sợ. Thêm vào đó quân lính bị bệnh dịch tả nằm chết ngổn ngang. Y bèn cùng Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán đem quân rút về nước.
37) By then, Thoát Hoan was camping at Bắc Giang. The bad news of Toa Đô's death at the Tây Kết battle and Ô Mã Nhi running back to China filled him with terror. He was also facing mounting mortality in his army due to an outbreak of cholera. Thoát Hoan called for a meeting with his generals Phàn Tiếp, A Bát Xích, and Lý Quán to devise a retreat plan.
38) Dọc đường quân Nguyên lại bị Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản chặn đánh nên mười phần đã chết mất năm. Lý Quán, Lý Hằng bị bắn chết. Thoát Hoan sợ quá phải chui vào ống đồng, rồi ống đồng được đặt lên xe để quân Nguyên kéo chạy về Tàu.
38) On their retreat to China, the Mongolians were relentlessly attacked by Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản. Thousands of enemy soldiers were slaughtered. The size of the battered Mongol army was cut in half. Mongol generals Lý Quán and Lý Hằng were shot dead. The terrified Thoát Hoan cowardly hid in a copper tube and had his soldiers put it on a carriage and pulled it back to China.
39) Trên đường đuổi theo giặc Nguyên, chẳng may Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã bị ngã ngựa, đầu đập vào núi đá mà chết. Được tin người anh hùng trẻ tuổi hy sinh vì nước, vua Trần và các vương hầu rất thương tiếc và truy phong tước Vương cho Trần Quốc Toản.
39) While pursuing the Mongol, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản fell off his horse. He hit his head against a boulder and died. King Trần and other generals mourned the untimely death of the young hero. The king bestowed on him the rank of Lord.
40) Thế là trong vòng sáu tháng (từ cuối năm 1284 đến giữa năm 1285) quân dân Đại Việt đã phá tan 50 vạn quân Nguyên lần thứ hai. Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông lại trở về kinh đô Thăng Long để cùng toàn dân ăn mừng chiến thắng và thăng thưởng cho các tướng sĩ.
40) Within six months, between 1284 and 1285, Đại Việt people and soldiers had destroyed five hundred thousand Mongolian invaders for the second time. The King Father Trần Thánh Tông and King Trần Nhân Tông returned to the capital Thăng Long to celebrate the victory. The King rewarded those who fought to defend the country.
1) Thoát Hoan bị thua chạy về Tàu, cùng tùy tướng như: A Bát Xích, Phàn Tiếp vào triều tạ tội. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt giận lắm, muốn đem chém hết. May nhờ các quan hết sức can ngăn nên Hốt Tất Liệt mới tha tội chết cho các bại tướng.
1) Defeated, Thoát Hoan fled back to China together with Generals A Bát Xích, Phàn Tiếp and went to the royal court to ask for mercy. Hốt Tất Liệt, the Mongol Emperor got so angry that he wanted to behead all of them. Thanks to the plea from other mandarins, the defeated generals were spared from a death sentence.
2) Lập tức Hốt Tất Liệt sai đóng thêm 300 chiến thuyền và hoãn việc đi đánh Nhật Bản lại. Y muốn đánh Đại Việt trước để báo thù. Quân lính ba tỉnh Hồ Quảng, Giang Hoài và Giang Tây đều được lệnh sẵn sàng để đầu tháng tám năm 1286 lên đường.
2) Hốt Tất Liệt ordered that 300 additional warships be built right away, and postponed the conquest of Japan. He wanted to invade Đại Việt first to avenge the previous defeat. Soldiers from three Chinese provinces Hồ Quảng, Giang Hoài and Giang Tây received orders to get ready for the military campaign beginning August 1286.
3) Tuyến Kha ở Hồ Nam dâng sớ nói: "Quân lính mới bị thua nên rất mệt mỏi, cần được nghỉ dưỡng sức ít lâu rồi hãy bắt đi đánh trận." Vua Nguyên nghe lời, truyền cho Thoát Hoan tuyển thêm lính mới, rồi suốt ngày đêm phải luyện tập các môn võ nghệ cho bọn này.
3) Tuyến Kha of Hồ Nam reported: "Our soldiers are being exhausted after their recent defeats, if they get some more time to rest, then they will be able to fight better." The Mongol Emperor agreed and ordered Thoát Hoan to draft more soldiers and train them days and nights.
4) Mùa Xuân năm Đinh Hợi (1287), Thoát Hoan lại được phong làm Đại Nguyên Súy, cùng bọn A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, đem 30 vạn quân sang đánh nước Nam. Bề ngoài, chúng nói là đưa Trần Ích Tắc về nước làm vua, vì trước đây, tên này đã ra hàng chúng.
4) In the spring of the year of the Pig, (Đinh Hợi, 1287), Thoát Hoan was appointed Commander-in-chief, and together with the other generals A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, he led 300,000 soldiers to invade Đại Việt. They used the pretense of escorting Trần Ích Tắc home to be enthroned as Emperor of An Nam, because the latter had already surrendered to them.
5) Được tin quân Nguyên kéo sang, vua Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo Vương cách phá giặc. Hưng Đạo Vương tâu: "Hiện nay, quân ta khí thế đang hăng, lại quen với việc chiến tranh. Còn giặc thì ở xa kéo tới, mệt mỏi, trước đã bị thua, nên tinh thần sút kém. Lần này, ta có thể phá giặc dễ dàng hơn. Xin bệ hạ đừng lo!"
5) Upon hearing the news of the Mongols' invasion, King Trần Nhân Tông asked Hưng Đạo Vương the strategy to destroy the invaders. He replied: "At present, our soldiers not only have high spirit but also are used to fighting. As for the enemies, they are tired due to their long travel, and their spirit is low due to previous losses. Please don't worry, your Majesty! We will defeat them much easier this time."
6) Sau đó, Hưng Đạo Vương ra lệnh rèn đúc thêm gươm, giáo và khuyến khích các vương hầu, mỗi người hãy mộ lấy một đạo binh riêng để cùng chống giặc. Nguyễn Khoái và Trần Nhật Duật đem quân lên giữ mặt Lạng Sơn. Lê Phụ Trần vào trấn đất Nghệ An. Hưng Đạo Vương kéo đại quân ra đóng ở Quảng Yên.
6) After that, Hưng Đạo Vương ordered his men to forge more weapons and encouraged his subordinates to amass their own armies. Nguyễn Khoái and Trần Nhật Duật took their army to protect the province Lạng Sơn. Lê Phụ Trần proceeded to Nghệ An. Hưng Đạo Vương and his main army marched to Quảng Yên.
7), Thoát Hoan lại được phong làm Đại Nguyên Súy, cùng bọn A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, đem 30 vạn quân sang đánh nước Nam. Bề ngoài, chúng nói là đưa Trần Ích Tắc về nước làm vua, vì trước đây, tên này đã ra hàng chúng.
7), Thoát Hoan was appointed Commander-in-chief, and together with the other generals A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, he led 300,000 soldiers to invade Đại Việt. They used the pretense of escorting Trần Ích Tắc home to be enthroned as Emperor of An Nam, because the latter had already surrendered to them.
8) Hưng Đạo Vương rút quân về giữ Thăng Long, rồi cho rước Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông tạm thời rời kinh đô. Bị bọn Ô Mã Nhi đuổi theo quá gấp, Thượng Hoàng và vua phải giả làm thường dân, rồi trong lúc đêm tối, dùng thuyền nhỏ, chạy trốn vào Thanh Hóa.
8) Hưng Đạo Vương and his troops retreated to Thăng Long citadel, then escorted The King Father and King Trần Nhân Tông out of the citadel for another temporary shelter. Being chased very closely by Ô Mã Nhi troops, The King Father and the King had to disguise themselves as peasants and fled to Thanh Hóa by boat, under the cover of night.
9) Ô Mã Nhi đuổi theo, không bắt được nên giận lắm. Nhân đi qua Long Hưng (thuộc Tiên Hưng, Thái Bình), thấy ở đó có Thiên Lăng là nơi chôn cất vua Trần Thái Tông, Ô Mã Nhi liền cho quân phá nát lăng miếu. chúng đào bới khắp nơi để tìm xác vị vua anh hùng nhà Trần đã có lần đánh thắng chúng.
9) Ô Mã Nhi was very angry for failing to capture the royal family. Passing by Long Hưng (Tiên Hưng district, Thái Bình province), upon seeing the royal mausoleum where King Trần Thái Tông was buried, Ô Mã Nhi ordered his troops to ransack and destroy it. They even dug up everywhere in search for the body of the Trần king who once defeated them.
10) Thoát Hoan đem binh mã lên vây đánh thành Thăng Long. Quân trong thành cố sức chống giữ. Giặc bắc thang leo lên thì lại bị quân lính ở trên bắn tên, ném gỗ, đá xuống. Bị thiệt hại nặng mà chưa chiếm được thành, Thoát Hoan đành phải rút quân về đóng ở Vạn Kiếp.
10) Thoát Hoan led his army to lay siege to Thăng Long citadel. The troops inside the citadel did their best to fend off the attack. When the Mongolian troops climbed up the ladders, our soldiers shot them down with arrows and threw logs and stones on them. Having suffered heavy casualties without succeeding in capturing the citadel, Thoát Hoan had to retreat to Vạn Kiếp.
11) Thấy giặc đã rút, Hưng Đạo Vương cho mở cổng thành, kéo quân ra đuổi theo. Tới Vạn Kiếp, Ngài lập trại đối diện với trại quân của Thoát Hoan. Hai bên chỉ chống giữ nhau, mà chưa đánh trận nào.
11) Seeing that the enemies had retreated, Hưng Đạo Vương opened the gate and led his troops to pursue them. Reaching Vạn Kiếp, he set up his camp across from Thoát Hoan's camp. Both sides were on the alert, but no battle was fought.
12) Quân Nguyên đóng ở Vạn Kiếp lâu ngày, nên lương thực cạn dần. Thoát Hoan liền sai Ô Mã Nhi đem quân ra cửa biển Đại Bàng (Kiến An) để đón đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đang chở lương thực tới. Lúc đó đoàn thuyền lương còn ở ngoài biển, đang tiến vào cửa sông.
12) The Mongol army gradually ran out of food due to its long encampment at Vạn Kiếp. Thoát Hoan then ordered Ô Mã Nhi to take his troops to Đại Bàng seaport and wait for supplies from Trương Văn Hổ's fleet. At that time, the fleet was still out at sea and was on the way to port.
13) Khi chiến thuyền của Ô Mã Nhi tới bến Vân Đồn (Quảng Yên), thì gặp đoàn thuyền của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chặn đường. Đôi bên giáp chiến. Đoàn thuyền nhỏ của Trần Khánh Dư không địch nổi các chiến thuyền lớn, nên phải bỏ chạy. Ô Mã Nhi tiến thẳng ra biển.
13) Reaching Vân Đồn port (Quảng Yên province), Ô Mã Nhi's warships were ambushed by Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư's fleet. Both sides engaged in battle. Overwhelmed by Ô Mã Nhi's larger warships, Trần Khánh Dư's fleet of small boats had to retreat. Ô Mã Nhi's ships sailed toward the open sea.
14) Được tin thủy quân ở bến Vân Đồn bị thua, Thượng Hoàng cho sứ tới bắt Trần Khánh Dư về trị tội. Trần Khánh Dư tiếp đón sứ, rồi nói: "Xin khoan cho tôi vài hôm để tôi lập công, chuộc tội!" Sứ giả nghe theo lời xin đó liền trở về tâu lại với Thượng Hoàng.
14) Having heard of the defeat of the naval forces at Vân Đồn, the King Father sent out an envoy to recall Trần Khánh Dư back for punishment. The latter received the envoy and said: "Please grant me a temporary pardon so I may redeem myself in a few more days!" The envoy agreed, and reported the matter back to the King Father.
15) Bọn Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thấy thủy quân nhà Trần yếu kém nên càng kiêu căng và có ý khinh thường. Gặp thuyền Trương Văn Hổ rồi, Ô Mã Nhi yên chí, giương buồm đi trước, về báo tin mừng cho Thoát Hoan. Y không còn lo gì đến việc hộ tống đoàn thuyền lương theo sau nữa.
15) As for Ô Mã Nhi and Phàn Tiếp, they became more boastful and careless after defeating the weak naval forces of Đại Việt. After rendezvous with Trương Văn Hổ, Ô Mã Nhi set sail ahead of the supply ships with confidence and could hardly wait to bring Thoát Hoan the good news. He no longer cared to provide proper protection for the heavily laden supply ships.
16) Biết vậy, Trần Khánh Dư thu nhặt, gom góp một số thuyền còn lại, rồi tới phục sẵn tại bến Vân Đồn. Dân chúng làm nghề đánh cá ở quanh vùng cũng đem thuyền chài tới góp sức. Quả nhiên, đầu năm 1288, đoàn thuyền nặng, chở đầy lương thực, không được hộ tống, từ vịnh Hạ Long chậm chạp tiến vào cửa sông.
16) Seizing the opportunity, Trần Khánh Dư collected the remaining ships of his fleet, and set up an ambush at Vân Đồn. Fishermen in the area also came to help with their fishing boats. Consequently, at the beginning of the year 1288, from the bay of Hạ Long the unescorted enemy's supply fleet slowly made its way to port.
17) Khánh Dư chờ cho đoàn thuyền tiến vào giữa khúc sông có quân mai phục sẵn, rồi mới tung thuyền nhỏ ra vây đánh. Thuyền của Khánh Dư nhỏ mà dài, đuôi như cánh chim én, do nhiều binh sĩ chèo nên tiến, lui rất nhẹ nhàng, mau chóng. Họ cùng xúm lại, vây quanh các thuyền lương của giặc.
17) Khánh Dư let the supply ships advanced deep into the trap, then swiftly attacked them with small boats. Khánh Dư's boats were small and long with the rears in the shape of nightingale wings, were rowed by many soldiers, and thus could be maneuvered so swiftly. The enemy ships were soon surrounded by Khánh Dư's men.
18) Đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ vừa to lớn, kềnh càng, lại chở đầy lương thực nên di chuyển rất nặng nề, chậm chạp. Quân lính của Trần Khánh Dư nhảy ùa lên thuyền lương, nổi lửa đốt và đâm chém bọn lính giặc.
18) Trương Văn Hổ ships were huge, bulky, and heavily laden; so they moved sluggishly. Trần Khánh Dư's troops boarded the supply ships, set fire to them and slain the enemy.
19) Vì đoàn thuyền hộ tống của Ô Mã Nhi không còn ở đó, nên chỉ trong nửa ngày 70 thuyền lương, cái thì đắm, cái thì cháy, cái thì bị bắt kéo đi mất hút. Trận Vân Đồn này, quân ta đại thắng, quân lương, khí giới bắt được nhiều vô kể.
19) Without Ô Mã Nhi's escort, barely within half a day, among 70 Mongol big ships transporting food, some were sunk, some were burned down, and even some were captured. In this great victory at Vân Đồn, Khánh Dư confiscated a lot of weapon and food.
20) Được tin thắng trận, Thượng Hoàng mừng lắm, không nhắc gì tới tội cũ của Trần Khánh Dư nữa. Hưng Đạo Vương truyền lệnh thả hết đám quân lính giặc chở lương vừa bị bắt. Sau đó, Ngài lại để cho chúng chạy về báo tin các thuyền lương đã bị cướp với Thoát Hoan. Được tin này, quân Nguyên rất hoang mang, khiếp sợ, chỉ muốn rút về Tàu.
20) Informed of the victory, the King Father was so overjoyed that he forgave Trần Khánh Dư of his previous defeat. Hưng Đạo Vương then ordered that all the recent prisoners be set free so they might run back to Vạn Kiếp to inform Thoát Hoan. The disastrous news deflated the morale of the Mongolian army, so badly that the Mongols wanted to withdraw back to China.
21) Thoát Hoan vội họp các tướng lại để bàn kế rút lui. Y giao cho Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc dẫn thủy quân theo ngả Bạch Đằng về trước. Còn về mặt bộ thì sai Trình Bằng Phi và Trương Quân dẫn binh sĩ, kẻ đi trước mở đường, người chặn giữ phía sau, để cho Thoát Hoan có thể an toàn mà chạy trốn.
21) Thoát Hoan hurriedly assembled his generals to make plans for retreat. He ordered Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc to go ahead withdraw the fleet by way of Bạch Đằng river. As for by land, he ordered Trình Bằng Phi and Trương Quân to protect the front and the rear of his main army so that he could safely withdraw.
22) Biết rõ âm mưu đó, Hưng Đạo Vương sai Nguyễn Khoái theo đường tắt lên phía trên sông Bạch Đằng, vào rừng chặt cây, đẽo nhọn, bịt sắt, rồi đem ra đóng ngầm xuống giữa lòng sông. Dân chúng quanh vùng cũng kéo tới để cùng làm giúp với quân lính. Chả mấy chốc mà lòng sông đã được cắm đầy cọc nhọn.
22) Aware of their plan, Hưng Đạo Vương asked Nguyễn Khoái to take a short cut to the source of Bạch Đằng river and set a trap there. Nguyễn Khoái and his men would cut down tree, sharpened one end, covered the tip with iron, then planted these sharp stakes on the riverbed while the tide was low. The local people also came to help. When the tide was high, the stakes were all submerged and hidden.
23) Về mặt bộ, Hưng Đạo Vương cho Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa dẫn một cánh quân tinh nhuệ lên phục sẵn ở ải Nội Bàng (Lạng Sơn) đón đầu, chờ giặc chạy qua đó. Xong hết mọi chuyện, Hưng Đạo Vương mới dẫn đại quân vượt Hóa Giang (ở giáp Kiến An và Thái Bình) để đi đánh giặc.
23) As for by land, Hưng Đạo Vương asked Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa to take some elite troops to set ambush at Nội Bàng frontier's gate (Lạng Sơn province). All things taken care, Hưng Đạo Vương led his own army and crossed Hóa Giang river (bordered Kiến An and Thái Bình).
24) Khi lội qua lòng sông cạn, voi của Hưng Đạo Vương bị sa xuống bùn lầy, không rút chân lên được. Vì gấp quá, Ngài đành phải bỏ voi, lên ngựa, sang bờ bên kia. Nhìn voi chìm dần, Ngài rớm lệ, liền cùng binh sĩ trỏ tay xuống sông Hóa mà thề: "Nếu trận này không phá được giặc, thì quyết không trở về qua sông này nữa!"
24) When crossing the dry river bed, Hưng Đạo's elephant was stuck in the mud and could not lift up its legs. Being in a hurry, he had to leave the elephant to cross the river on horseback. Looking back at the sinking elephant, his eyes brimmed with tears, and together with his soldiers, he pointed to the Hóa river and swore: "If we don't defeat the enemy in this battle, we shall never return to this river again!"
25) Khi chiến thuyền của Ô Mã Nhi đang lướt trên sông Bạch Đằng, bất chợt có thuyền nhỏ của Nguyễn Khoái ra chặn. Ô Mã Nhi xông vào đánh. Nguyễn Khoái quay thuyền chạy. Thừa lúc thủy triều đang lên, Ô Mã Nhi thúc thuyền đuổi theo. Khi đoàn chiến thuyền qua chỗ có đóng cọc, Nguyễn Khoái mới quay lại đánh hết sức.
25) While Ô Mã Nhi's warships were gliding down Bạch Đằng river, they were suddenly attacked by Nguyễn Khoái's fleet of small and nimble boats. Ô Mã Nhi rushed into the battle. Nguyễn Khoái fought a little while, then ran away upstream. Ô Mã Nhi urged his fleet to pursue Nguyễn Khoái. Khoái kept running until the enemy's warships passed the pike field, then began to counter-attack with all his strength.
26) Hai bên đang đánh nhau rất hăng thì có đại quân của Hưng Đạo Vương kéo tới giúp sức. Ô Mã Nhi thấy thế vội ra lệnh cho chiến thuyền của mình rút chạy ra biển. Lúc này thủy triều đã xuống, những mũi cọc nhọn nhô lên. Thuyền của quân Nguyên vướng phải cọc, đổ nghiêng ngửa, đắm vỡ rất nhiều.
26) While the fighting reached its climax, Hưng Đạo's main forces arrived to the rescue. Ô Mã Nhi then ordered all ships to head toward the open sea. About this time the tide was low, exposing a forest of submerged stakes. The Mongol ships pierced by the stakes, capsized and sank in great number.
27) Quân nhà Trần thừa thắng đuổi theo rồi nhảy lên chiến thuyền giặc. Họ dùng dao chém, giáo đâm quân Nguyên nằm chết ngổn ngang. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đều bị bắt sống. Trong trận này, Hưng Đạo Vương đã phá tan đoàn thủy quân của giặc và bắt được hơn 300 chiến thuyền (1288).
27) The Trần soldiers boarded the enemy's boats and slain the Mongols with swords and spears. The Mongolian casualties were numerous. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc were all captured alive. In this battle, Hưng Đạo Vương destroyed the enemy's entire naval forces and captured more than 300 battle ships (1288).
28) Trên đường rút về Tàu, Thoát Hoan nhận được tin thủy quân đã tan vỡ. Y sợ quá thúc quân lính chạy cho thật mau. Vừa đến ải Nội Bàng thì lại gặp cánh quân mai phục của Phạm Ngũ Lão đổ ra chặn đánh. Quân của Thoát Hoan cố sức vừa chống đỡ vừa chạy. Trương Quân theo sau đã bị Phạm Ngũ Lão chém chết.
28) On his retreat to China, Thoát Hoan heard of the complete defeat of his naval forces. He was so scared that he urged his men to run faster. As soon as they reached Nội Bàng frontier's gate, they were ambushed by Phạm Ngũ Lão's soldiers. Thoát Hoan managed to get away. But Trương Quân was slain by Phạm Ngũ Lão.
29) Tới chân núi Kỳ Cấp quân Nguyên lại gặp phục binh ở trên bắn tên xuống như mưa. A Bát Xích và Trương Ngọc đều tử trận. Trình Bằng Phi cố sức che chở cho Thoát Hoan chạy về Lộc Châu. Tới đây chúng vất hết mọi đồ binh khí, bỏ tất cả lừa ngựa, xe cộ lại, rồi dùng đường tắt trốn về Tàu.
29) Reaching the foot of Kỳ Cấp mountain, they were trapped by the Việt archers again. Both A Bát Xích and Trương Ngọc were killed in battle. Trình Bằng Phi escorted Thoát Hoan back to Lộc Châu. Here, they threw down all their armors and weapons, abandoned their carriages and took a short cut escaping to China.
30) Lần này là lần thứ ba nhà Trần đại thắng quân Nguyên. Hưng Đạo Vương cùng tướng sĩ rước xa giá Thượng Hoàng và vua Nhân Tông từ Thanh Hóa trở ra kinh đô Thăng Long. Khi tới Long Hưng, Hưng Đạo Vương cùng mọi người vào thăm lăng Trần Thái Tông.
30) This is the third time the Trần dynasty defeated the Mongolians. Hưng Đạo Vương and his generals formed a procession to escort The King Father and King Trần Nhân Tông back to Thang Long citadel. Reaching Long Hưng, Hưng Đạo Vương and others stopped over to visit Trần Thái Tông's royal mausoleum.
31) Trần Nhân Tông cho giải bọn Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp v.v... đến quỳ trước lăng, bắt chúng cúi đầu lạy tạ tội đã phá lăng trước đây. Rồi Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông cùng các tướng sĩ lần lượt vào làm lễ... Trong khi lễ mọi người đều khóc vì thấy cảnh đổ nát, điêu tàn.
31) Nhân Tông ordered Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp ... to kneel down in front of the mausoleum and to beg for forgiveness for destroying the tombs earlier. Then the King Father and King Trần, and other generals took turns to pay their respect. So moved by the ruins left behind by the Mongols, everybody wept during the ceremony.
32) Thấy chân một con ngựa đá ở trong lăng hình như có dính bùn, Thượng Hoàng xúc cảm làm hai câu thơ chữ nho, được dịch là: "Xã tắc hai phen con ngựa đá. Non sông nghìn thuở vững âu vàng" (Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã. Sơn hà thiên cổ điện kim âu)
32) Inspired upon seeing mud on the legs of a stone horse in the tombs, the King Father composed two lines of verse which mean: even an inanimate object (a stone horse) engaged in fighting the invaders to preserve our country.
33) Về đến Thăng Long, vua Trần Nhân Tông cho mở tiệc khao thưởng tướng sĩ đã có công phá giặc, giữ yên bờ cõi. Dân chúng trong nước cũng mở hội ăn mừng trong ba ngày gọi là "Thái Bình Diên Yến" tức là tiệc rượu mừng đất nước được thái bình.
33) Reaching Thăng Long citadel, King Trần Nhân Tông threw a banquet to reward the generals and soldiers who contributed to the defense of the country. People all over the country also organized a three-day festival which they called "Thái Bình Diên Yến", (i.e. the festival to celebrate peace in all the country).
34) Vua lại xuống chiếu đại xá cho thiên hạ, tức là tha tội cho tất cả những kẻ phạm tội còn bị giam giữ ở trong ngục. Ngoài ra những nơi nào bị chiến tranh tàn phá đều được miễn thuế hoàn toàn, trong ba năm không phải đóng thuế.
34) The king granted a royal pardon for all prisoners. Besides, the areas in the country devastated during the war were exempted from all taxes for three consecutive years.
35) Các vương hầu, quân lính đi đánh giặc Nguyên, người nào có công đều được ban thưởng. Nhân Tông còn cho ghi chép công trạng của các vị danh tướng vào một cuốn sách gọi là "Trung Hưng Thực Lục". Rồi vua truyền lệnh cho thợ khéo vẽ hình các tướng đó để treo ở gác công thần.
35) Those mandarins and soldiers who fought courageously against the Mongol were generously rewarded. The king ordered that the good deeds of famous generals be recorded in annals called "Trung Hưng Thực Lục". Then, the king ordered their portraits be displayed in the Gallery of Loyal Mandarins.
36) Thưởng công xong rồi, vua Trần Nhân Tông mới xét đến tội những kẻ hàng giặc. Kẻ nào tội nặng lắm mới phải lãnh án tử hình. Còn Trần Ích Tắc thì vua nghĩ tình trong họ mà tha tội, nhưng phải đổi tên là "ả Trần" nghĩa là một kẻ hèn yếu, nhút nhát quá!
36) Having done with all rewards, the king proceeded to condemn those who surrendered to the enemy. Only those guilty with serious crimes were executed. As for Trần Ích Tắc, being excused as a royal family member, the king did forgive his wrongdoing, but he must change his name to "ả Trần" (i.e. a coward Trần) from then on.
37) Trong khi đuổi giặc, quân lính còn bắt được cái tráp của Thoát Hoan đựng đầy những giấy tờ xin hàng quân Nguyên của một số quan lại ở các trấn. Muốn làm yên lòng mọi người, Trần Nhân Tông bắt đốt hết các giấy tờ đó đi để không còn dấu vết gì mà làm tội ai nữa.
37) While chasing the enemy, the soldiers seized a precious box belonged to Thoát Hoan containing surrender notes signed by mandarins in some districts. To assure everyone, King Trần Nhân Tông ordered that those papers be burned and all past sins would not be subjected for further prosecution.
38) Quân nhà Nguyên tuy đã bị thua liền ba lần, nhưng thế lực vẫn còn mạnh. Riêng nước Đại Việt thì nhỏ bé không thể nào kéo dài chiến tranh mãi được. Vì thế vào cuối năm 1288, vua Trần Nhân Tông lại cho Đỗ Thiên Thứ sang cầu hòa với nhà Nguyên.
38) Although the Mongol army lost the battles three consecutive times, the Mongol dynasty in China was still powerful. Đại Việt was a relatively small country and could not afford to continue the conflict forever. Therefore, by the end of 1288, king Trần assigned an envoy headed by Đỗ Thiên Thứ to China to seek peace with the Mongols.
39) Đầu năm 1289, Trần Nhân Tông lại cho người đưa bọn tướng lãnh nhà Nguyên bị bắt là Tích Lệ, Cơ Ngọc về trả lại cho nhà Nguyên. Phàn Tiếp vì lo lắng sinh bệnh mà chết. Vua cho làm lễ hỏa táng xong rồi cấp ngựa cho vợ con y đem di cốt về Tàu.
39) At the beginning of 1289, King Trần Nhân Tông ordered that the captured generals such as Tích Lệ, Cơ Ngọc be returned to the Mongols. Phàn Tiếp later died of anxiety. The king allowed cremation of his body and supplied his family with horses so that his ashes could be brought back to China.
40) Đối với Ô Mã Nhi, một tên đã giết hại nhiều người, vua không muốn tha nhưng ngại Nguyên triều tức giận. Vua liền theo kế của Hưng Đạo Vương, cấp cho y thuyền để theo đường biển mà về. Giữa đường, ở ngoài khơi, thuyền bị đánh đắm. Ô Mã Nhi chết đuối mà rồi nhà Nguyên cũng không trách vua Trần được.
40) And for Ô Mã Nhi who killed so many people, the king didn't want to forgive, but he didn't want to upset the Mongolian Court either. The king then followed Hưng Đạo's plan: let Ô Mã Nhi return home by boat. On the way, the king ordered that Ô Mã Nhi boat be sunk; so his drowning would be considered as an accident, and thus the Mongols could not blame king Trần for his death.
1) Sau khi áp giải cha con họ Hồ về Tàu rồi, bọn tướng nhà Minh lại bắt buộc mọi người dân phải làm tờ khai rằng: "Con cháu họ Trần không còn ai nữa. Đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước. Nay xin vua Minh cho đổi lại thành quận, huyện để được cai trị như cũ..."
2) Dựa vào những tờ khai đó, bọn Hoàng Phúc, Lữ Nghị chia đất nước Nam ra thành 17 phủ, 5 châu và 3 ti để đặt quan cai trị. Chúng tìm những người biết chữ Hán ra giúp việc cho chúng. Có vài người như: Bùi Ứng Đẩu, Lý Tử Cấu... tự lấy làm sỉ nhục, không chịu ra làm quan.
3) Công việc xếp đặt nền cai trị đã xong, Hoàng Phúc, Lữ Nghị ở lại giữ đất nước Nam. Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về Bắc. Hai viên tướng này vào triều, dâng lên vua nhà Minh bản đồ nước Nam vừa đánh chiếm được. Vua Minh hả hê cười nói, có vẻ sung sướng lắm!
4) Trong khi đó thì Trần Quĩ, con thứ vua Trần Nghệ Tông, chạy vào Ninh Bình họp với các quan văn võ cũ, rồi tự xưng là Giản Định Hoàng Đế để chống lại nhà Minh. Lúc đầu, thế lực hãy còn yếu nên quân của vua Giản Định đánh nhau với quân nhà Minh, thường bị thua và phải chạy vào Nghệ An.
5) Tại Nghệ An, có Đặng Tất đem quân tới giúp. Lại có thêm dư đảng của Trần Nguyệt Hồ ở Đông Triều kéo về, nên quân thế đã khá mạnh. Đặng Tất lại mới giết được hàng tướng nhà Minh là Phạm Thế Căng ở cửa Nhật Lệ. Nhờ thế mà vùng đất từ Nghệ An trở vào lại thuộc về nhà Hậu Trần.
6) Năm 1408, Giản Định Đế đem quân từ Nghệ An tiến ra đánh Đông Đô (tức là thành Hà Nội bây giờ). Trên đường hành quân tới Ninh Bình, dân chúng và những hào kiệt oán ghét nhà Minh, kéo tới xin theo đánh giặc rất đông. Họ đem theo rất nhiều trâu bò, dê, lợn để khao quân.
7) Được tin này, vua Minh sai Mộc Thạnh đem 4 vạn quân ở Vân Nam sang đánh dẹp. Tới bến Bô Cô (Nam Định) thì quân Minh gặp quân nhà Hậu Trần kéo ra. Hai bên giao chiến rất kịch liệt. Giản Định Đế tự tay mình cầm dùi trống, đánh trống, thúc quân.
8) Tướng sĩ ai nấy hết lòng đánh giặc. Quân nhà Minh bị phá tan. Lữ Nghị bị tướng nhà Hậu Trần phi ngựa đuổi theo chém chết. Mộc Thạnh cùng tàn quân mở một đường máu, chạy trốn về thành Cổ Lộng (Nam Định) do chúng mới xây xong.
9) Nhân dịp thắng trận ở Bô Cô, Giản Định Đế muốn đánh thẳng ra Đông Đô. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân vội ngăn lại, vì muốn đợi các lộ quân khác kéo về đầy đủ đã. Thấy thế Giản Định Đế đã không vừa ý, sau lại nghe lời dèm pha của Nguyễn Mộng Trang, liền tìm cách lừa giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.
10) Con Đặng Tất là Đặng Dung và con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị thấy cha mình bị giết oan, liền bỏ Giản Định Đế, kéo quân về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoách (cháu vua Trần Nghệ Tông) lên làm vua, hiệu là Trùng Quang. Trùng Quang lại tôn Giản Định đế lên làm Thượng Hoàng, để cùng chống
11) Thấy Mộc Thạnh bị thua, vua nhà Minh lại sai Trương Phụ và Vương Hữu đem binh sang cứu. Lúc đó, quân nhà Hậu Trần đang chia nhau đi đánh dẹp ở Hải Dương. Còn Giản Định Đế đang đóng quân ở Hạ Hồng (Ninh Giang) liền bị Trương Phụ bắt sống, chở về Kim Lăng.
12) Còn lại Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoách) ở Bình Than cũng bị thua trận, rồi chạy về Nghệ An. Năm 1410, cùng với Nguyễn Cảnh Dị, Trùng Quang Đế đánh ra Bắc, thắng được một trận ở Hồng Châu. Sau vì hiệu lệnh phát ra không đều nên quân nhà Hậu Trần lại bị thua nhiều lần nữa ở Bình Than.
13) Đã mấy lần Trùng Quang Đế cho sứ giả sang Tàu xin hòa, nhưng đều bị vua Minh không cho và bắt giết luôn sứ giả. Lần này, cùng quẫn quá, khi chạy vào Hóa Châu, vua Trùng Quang đành phải cho Nguyễn Biểu ra xin hòa với Trương Phụ.
14) Trương Phụ tỏ vẻ kiêu ngạo, không cho hòa, nhưng biết Nguyễn Biểu là người có tài nên giữ lại. Nguyễn Biểu giận mắng: "Các ngươi nói là giúp nhà Trần nhưng thực ra là đi chiếm đất của nhà Trần để rồi cướp của, giết người!" Trương Phụ giận llắm, sai quân lôi Nguyễn Biểu ra chém.
15) Theo truyền thuyết thì Trương Phụ cho dọn "Cỗ đầu người" ra để dọa, rồi bảo Nguyễn Biểu rằng: nếu không sợ mà dám ăn thì sẽ tha cho về. Nguyễn Biểu thản nhiên lấy đũa khoét mắt nuốt và bảo: "Mấy khi mà ta được ăn đầu người Tàu!" Nói rồi ông lại cao giọng ngâm thơ, tỏ vẻ không sợ. Trương Phụ trước đã tính thả cho ông về, sau lại cho người đuổi theo bắt lại, và trói ông ở chân cột cầu chùa Yên Quốc, đợi cho nước lên, sẽ làm cho ông chết đuối.
16) Năm 1413, quân Trương Phụ tiến vào Ngệ An, quan thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quý Hữu không chống cự lại. Quân Trương Phụ vừa kéo tới cổng thành, Phan Quý hữu đã cho mở cổng thành ra, mời Trương Phụ vào. Rồi Quý Hữu lại đem tất cả con cháu ra quỳ lạy mà xin hàng.
17) Trương Phụ phong cho con trai Phan Quý Hữu là Phan Liêu làm tri phủ Nghệ An. Phan Liêu muốn lập công với chủ mới, liền đem tình hình quân sự của nhà Hậu Trần ra nói hết. Do đó, mà Trương Phụ biết rất rõ các tướng sĩ nhà Hậu Trần, ai giỏi, ai dở, nơi đóng quân, chỗ nào yếu, chỗ nào mạnh, để dễ tiến đánh hoặc đề phòng.
18) Trương Phụ có ý định đánh chiếm Hóa Châu trước nên cho hội họp các tướng lại để bàn kế tiến binh. Mộc Thạnh, đã từng bị thua lớn ở trận Bô Cô (Nam Định ngày nay) nên vẫn còn hoảng sợ. Y nói: "Hóa Châu núi cao, rừng rậm, khó lấy lắm!"
19) Trương Phụ đáp: "Ta sống cũng ở đất Hóa Châu mà chết cũng ở đất Hóa Châu. Hóa Châu mà không chiếm được thì không còn mặt mũi nào mà về gặp Chúa thượng nữa!" Lập tức Trương Phụ truyền cho quân thủy bộ tiến đánh ngay Hóa Châu.
20) Trương Phụ chia quân ra làm hai cánh. Cánh theo đường bộ do Mộc Thạnh chỉ huy. Quân lính phải trèo đèo, vượt suối rất vất vả. Có khi phải cùng nắm chặt tay nhau mới có thể leo lên những đỉnh núi thật cao.
21) Thủy quân được đặt dưới quyền của Trương Phụ. Từng đoàn chiến thuyền to lớn, nối đuôi nhau, theo đường biển, tiến vào Hóa Châu. Dọc đường dù có gặp dông bão, sóng gió, nhưng vì thuyền lớn, nên vẫn an toàn tới bờ.
22) Lần này quân thủy và bộ của Trương Phụ và Mộc Thạnh đã liên lạc được với nhau. Bọn Hoàng Phúc, Phương Chính, Tiết Tụ, Chu Vinh, Trần Húc, Dương Hồng... chia làm nhiều cánh, bao vây đất Hóa Châu. Nghĩa quân của nhà Hậu Trần bị tan vỡ rất mau chóng.
23) Đặng Dung, Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị cố phá vòng vây để rước Trùng Quang Đế chạy về Thuận Châu (vùng Quảng Trị, Thừa Thiên bây giờ). Tàn quân được thu góp lại, đóng ở phía nam sông Ái Tử (chi nhánh của sông Thạch Hãn) để chống giặc.
24) Một đêm, Đặng Dung dẫn đoàn quân tinh nhuệ, cảm tử, dùng thuyền nhỏ tiến thẳng vào thủy trại của Trương Phụ để đánh một cách bất ngờ. Quân của Đặng Dung dùng lửa đốt cháy mấy chiếc thuyền lớn của giặc đậu sát liền với nhau.
25) Nhân lúc giặc Minh hoảng hốt, hỗn loạn, đoàn quân cảm tử nhảy lên các chiến thuyền đang bị đốt cháy để tha hồ mà chém, giết. Nhiều lính giặc đã quá sợ, không kịp chống cự, vất cả gươm giáo để nhảy xuống sông mà chạy trốn.
26) Đặng Dung đương xông xáo, nhảy từ thuyền này qua thuyền khác, bỗng nhìn thấy lá cờ lớn đề chữ "Trương". Biết đó là thuyền của Trương Phụ, Đặng Dung liền nhảy vọt sang, định bắt sống tên tướng giặc.
27) Tiếc thay! Đặng Dung lại không biết mặt Trương Phụ. Trong lúc Đặng Dung đang chạy hết chỗ này tới chỗ khác để tìm tướng giặc, thì Trương Phụ đã nhanh chân lẻn ra, nhảy vội xuống một chiếc thuyền nhỏ. Rồi tự tay y chèo thật nhanh mà trốn thoát.
28) Sau trận tấn công bất ngờ này, Trương Phụ căm giận lắm! Y dồn hết mọi nỗ lực vào để quyết tiêu diệt quân nhà Hậu Trần. Nghĩa quân thế yếu nên bị bắt và bị giết rất nhiều. Đặng Thiết, em Đăng Dung cũng bị giặc bắt sống ngay tại trận.
29) Quân nhà Minh đánh mạnh, dồn quân nhà Hậu Trần lên vùng sâu, rồi bao vây bốn phía. Đặng Dung và em là Đặng Doãn đã nhiều lần liều chết phá vòng vây mà không thoát. Rốt cuộc cả Trùng Quang Đế và các tướng sĩ đều bị bắt.
30) Nguyễn Cảnh Dị dù bị thương nặng ở tay, cũng bị trói giải tới. Vừa thấy mặt Trương Phụ, Nguyễn Cảnh Dị đã quát: "Chính ta muốn giết mi không ngờ ta lại bị mi bắt! Đồ cướp nước!" Trương Phụ sai lính chặt đầu và moi gan ruột Cảnh Dị ra để trả thù.
31) Năm 1414, Trương Phụ cho giải vua tôi nhà Hậu Trần về Yên Kinh bằng đường biển. Giữa đường, Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoách) nhảy xuống biển để tự tử. Anh em Đặng Dung, Đặng Doãn cùng nhiều tướng khác cũng nhảy xuống biển chết theo Trùng Quang Đế.
32) Thấy thế, bọn lính canh vội ôm giữ chặt Nguyễn Súy lại. Nguyễn Súy giả vờ xin đầu hàng chúng. Để quên đoạn đường dài, Nguyễn Súy mời bọn lính canh cùng đánh cờ trên mạn thuyền. Sau đó, nhân lúc bất ngờ, Nguyễn Súy vác bàn cờ, đập vỡ đầu mấy tên lính canh, rồi cũng nhảy xuống biển.
33) Đặng Dung cùng hai em ruột đều vì nước mà hy sinh. Mặc dù Giản Định Đế đã giết oan cha ông là Đặng tất mà Đặng Dung vẫn gác thù nhà một bên để hết lòng lo cho việc nước. Ông có làm bài thơ "Thuật Hoài" bằng chữ Hán rất nổi tiếng và có hai câu cuối, được dịch như sau:
"...Thù nước chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài mấy độ, bóng trăng soi..."
34) Trương Phụ thắng trận rồi, đi đến đâu, giết người đến đó. Y làm những việc hết sức dã man, tàn bạo. Y cho giết người rồi đem xác xếp chồng lên nhau cao như là núi. Y cho mổ bụng móc ruột người chết ra, rồi treo lên cây để làm trò chơi hoặc nấu thịt người để lấy mỡ làm dầu đốt đèn.
35) Diệt xong nhà Hậu Trần, Trương Phụ cho làm lại sổ dân đinh để biết rõ từng người mà bắt đi làm phu, phục dịch cho quan quân nhà Minh. Y đặt quan cai trị và tìm những kẻ hèn nhát đã đầu hàng nhà Minh ra giúp việc. Khi Trương Phụ và Mộc Thạnh về tàu, chúng còn bắt đem theo nhiều đàn bà và con gái đẹp để về làm tì thiếp cho bọn chúng.
36) Bọn Hoàng Phúc ở lại thì tìm đủ mọi cách để đồng hóa người dân Nam với người Tàu. Chúng bắt dân chúng phải ăn mạc quần áo đúng như người Tàu. Đàn bà không được đội khăn, phải mặc áo ngắn, quần dài, chứ không được mặc yếm, mặc váy như trước nữa.
37) Vua nhà Minh ra lệnh lấy các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh của Tàu bắt dân Nam học. Còn những sách vở của nước Nam do người Nam viết, từ đời nhà Trần trở về trước, đều bị tịch thu hết, và chở cả về Kim Lăng. Do đó, mà bây giờ, muốn đọc cũng không biết tìm đâu ra những bộ sách quý đó nữa.
38) Những nơi nào có mỏ vàng, mỏ bạc thì Hoàng Phúc cho quân lính Tàu đến canh giữ và đốc thúc, bắt buộc dân chúng quanh vùng phải đi làm phu, khai mỏ cho chúng. Đào lên được chút quặng mỏ quý nào thì chúng lại lấy, chở hết về Tàu.
39) Ở miền rừng núi thì dân phải đi săn voi, săn tê giác để lấy ngà voi, sừng tê đem nộp. Rồi đến chim, rùa, vượn, rắn, thứ gì bọn quan lại người Tàu cũng vơ vét cho kỳ hết. Ở gần biển thì dân phải lặn xuống đáy biển để mò lấy san hô, ngọc trai đem lên nộp cho chúng.
40) Tiền thuế ruộng, thuế muối đều bị chúng đánh rất nặng. Từ khi bọn Mã Kỳ, Lý bân sang thay Trương Phụ thì dân chúng lại còn khổ cực hơn nhiều. Cũng vì lẽ ấy mà luôn luôn có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên chống lại nhà Minh và nổi bật nhà là cuộc khổi nghĩa Lam Sơn.
[Hết]