Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚̉𝐲 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐓𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐁𝐨̂-𝐧𝐢-𝐩𝐡𝐚́𝐭, 𝐆𝐦, 𝐭𝐮̛̉ đ𝐚̣𝐨.
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐓𝐛 𝟏𝟐, 𝟏, 𝟓-𝟏𝟓. 𝟐𝟎; 𝐌𝐜 𝟏𝟐, 𝟑𝟖
Mối tương quan giữa người với người đòi hỏi phải là hai chiều mới cân bằng và phát triển. Giũa con người với Chúa cũng thế, Thiên Chúa ban cho con người những ân huệ dồi dào, con người phải sống theo đường lối của Chúa mới thăng hoa và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong bài đọc 1, cuối cùng sứ thần Raphael cũng tỏ lộ căn tính của mình cho Tô-bít và Xa-ra biết. Và dạy họ phải biết ca tụng Thiên Chúa và luôn ăn ngay ở lành trong đời sống. Được như vậy, Thiên Chúa sẽ sai sứ thần đến bảo vệ và thi ân giáng phúc. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đề cao tấm lòng yêu mến thật sự bên trong hơn là của cho bên ngoài.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, trong lúc giảng dạy, Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng : “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.” Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói : “Thầy bảo thật anh em : bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó ; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Trong mấy ngày liền, chúng ta đã đọc chương 12 của Tin Mừng Mác-cô nói về những cuộc tranh luận giữa các nhóm gây chuyện gài bẫy (Thượng tế, Biệt phái, Herode, Xa-đốc, Kinh sư…) với Đức Giê-su. Hôm nay trong lúc Đức Giê-su giảng dạy, Ngài cảnh báo dân chúng rằng: “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ.” Các Kinh sư mới là mối nguy hiểm cho những người Ki-tô hữu thuộc Giáo hội sơ khai, vì họ làm ô uế môi trường đạo đức của các Ki-tô hữu bằng đời sống đạo đức trá hình. Còn những nhóm khác chỉ liên quan với Đức Giê-su bằng cách bắt bẽ, gài bẫy Ngài mà thôi.
Đức Giê-su cảnh báo dân chúng về những việc làm nào của các Kinh sư? Có 4 việc:
+ Thích xúng xính trong bộ áo thụng.
+ Thích được người ta chào hỏi nơi công cộng.
+ Thích chiếm ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc.
+ Nuốt hết tài sản của các bà góa.
3 việc đầu thuộc loại háo danh. Thích người khác đề cao và chào hỏi mình. Việc thứ tư thuộc loại giả hình, bằng những việc đạo đức bên ngoài, như đọc kinh cho dài để lấy lễ vật, tiền và ngay cả tài sản của các bà góa nhẹ dạ.
Những người lãnh đạo tôn giáo Do Thái như kinh sư và biệt phái tự cho mình là kẻ đạo đức hơn người nên họ dễ lầm lạc khi có thái độ tôn thờ Thiên Chúa theo kiểu con người. Họ cho rằng cứ đọc kinh nhiều, “nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo” là đạt rỗi. Họ nới rộng thẻ kinh và làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Họ tưởng rằng Thiên Chúa là một vị Thần mà người ta có thể hối lộ hoặc kích thích lòng quảng đại bằng những việc đạo đức của họ. Họ áp dụng cho Thiên Chúa sự tính toán hơn thiệt dựa trên sự công bình: có vay có trả, có qua có lại của con người. Chính quan niệm ấy đã khiến nhiều người xem sự giàu sang phú quý là một chúc lành của Thiên Chúa, còn tai họa rủi ro là một trừng phạt vì tội lỗi; từ đó người ta tự phụ về những công đức của mình và khinh bỉ những người nghèo hèn và những người tội lỗi.
Khi Đức Giê-su chỉ cho dân chúng thấy lòng đạo đức giả bên ngoài của các Kinh sư, thì kìa, một bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền hai đồng tiền kẽm, không đáng giá là bao. Thế mà Đức Giê-sun khen ngợi bà, vì Ngài thấy rõ bên trong lòng của bà, bà cho tất cả những gì mình có, tài sản duy nhất của bà là bộ quần áo bà đang mặc và 2 đồng tiền kẽm đó. Trong khi những nhà giàu có hôm ấy cũng ủng hộ Đền thờ nhiều tiền gấp trăm nghìn lần số tiền của bà, nhưng đó là tiền thặng dư của cuộc làm kinh tế buôn bán.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Sứ thần Raphael đã nói với Tô-bít và Xa-ra, trong bài đọc 1, rằng: “Bố thí phải đi đôi với công chính”. Điều đó làm trổ sinh hoa trái thiêng liêng trong đời sống. Vừa cho cái mình có, vừa sống hết tình trước mặt Chúa và mọi người. Điều quan trọng chúng ta nên nhớ: phải luôn ý thức trách trách nhiệm của mình trong đời sống công bằng. Cách nào đó, việc bố thí là bổn phận của mỗi người, vì đó là công bằng trong tình liên đới. Khi ta làm ăn thuận lợi, ta phải nghĩ đến những người bất hạnh và ra tay giúp đỡ họ.
Việc làm của bà goá trong Tin Mừng làm cho chúng ta phải giật mình. Chúng ta chỉ bố thí khi chúng ta có tiền dư. Còn khi không dư thì thật vô phúc cho ai tới xin chúng ta lúc đó. Chẳng những ta không cho, mà còn nói nặng nói nhẹ người ta nữa. Việc làm của bà góa nghèo dâng tiền trong Đền thớ còn nhắc nhở chúng ta bổn phận đóng góp cho Giáo Hội : Ta đã hưởng nhờ của Giáo Hội biết bao nhiêu thứ, thế nhưng ta có ý thức góp một phần nào về tinh thần hoặc vật chất cho Giáo Hội không ?
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙣𝙝𝙤̛̀ 𝙤̛𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝘽𝙤̂-𝙣𝙞-𝙥𝙝𝙖́𝙩 𝙜𝙞𝙖́𝙢 𝙢𝙪̣𝙘 đ𝙖̃ 𝙙𝙪̀𝙣𝙜 𝙡𝙤̛̀𝙞 𝙣𝙤́𝙞 𝙢𝙖̀ 𝙧𝙖𝙤 𝙜𝙞𝙖̉𝙣𝙜 đ𝙪̛́𝙘 𝙩𝙞𝙣 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̂́𝙮 𝙢𝙖́𝙪 đ𝙖̀𝙤 đ𝙚̂̉ 𝙢𝙞𝙣𝙝 𝙘𝙝𝙪̛́𝙣𝙜. 𝙑𝙞̀ 𝙡𝙤̛̀𝙞 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙣𝙝𝙖̂𝙣 𝙘𝙝𝙪𝙮𝙚̂̉𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪, 𝙭𝙞𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙜𝙞𝙪̛̃ 𝙫𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙡𝙤̀𝙣𝙜 𝙩𝙞𝙣, 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̂́𝙮 𝙘𝙖̉ 𝙘𝙪𝙤̣̂𝙘 đ𝙤̛̀𝙞 𝙢𝙖̀ 𝙘𝙖𝙣 đ𝙖̉𝙢 𝙩𝙪𝙮𝙚̂𝙣 𝙭𝙪̛𝙣𝙜 𝙡𝙤̀𝙣𝙜 𝙩𝙞𝙣 đ𝙤́. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.
@ 𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐬𝐮̛̉
𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑎̣𝑖 𝐴𝑛ℎ 𝑄𝑢𝑜̂́𝑐 𝑞𝑢𝑎̃𝑛𝑔 𝑛𝑎̆𝑚 673. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑝 đ𝑎𝑛 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑛 𝐼-𝑥𝑜̛-𝑡𝑒 𝑣𝑎̀ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 đ𝑢̛́𝑐 𝑔𝑖𝑎́𝑜 ℎ𝑜𝑎̀𝑛𝑔 𝐺ℎ𝑒̂-𝑔𝑜̂-𝑟𝑖-𝑜̂ 𝐼𝐼 đ𝑜̂̉𝑖 𝑡𝑒̂𝑛 𝑈𝑦𝑛-𝑝ℎ𝑜̛-𝑟𝑖́𝑡 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝐵𝑜̂-𝑛𝑖-𝑝ℎ𝑎́𝑡. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑜̂̀ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 Đ𝑢̛́𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑙𝑎̣𝑖 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑚𝑖𝑒̂̀𝑛. 𝑆𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 đ𝑢̛́𝑐 𝑔𝑖𝑎́𝑜 ℎ𝑜𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑎̂́𝑛 𝑝ℎ𝑜𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎́𝑚 𝑚𝑢̣𝑐 (𝑛𝑎̆𝑚 722), 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑟𝑎̉𝑜 𝑘ℎ𝑎̆́𝑝 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 Đ𝑢̛́𝑐, 𝑙𝑎̣̂𝑝 𝑐𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑝ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐 đ𝑎𝑛 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đ𝑜́ 𝑐𝑜́ đ𝑎𝑛 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑃ℎ𝑢𝑛-đ𝑎. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑠𝑎́𝑡 ℎ𝑎̣𝑖 𝑜̛̉ Đ𝑜̂́𝑐-𝑐𝑢𝑚 (𝐻𝑎̀ 𝐿𝑎𝑛) 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛𝑎̆𝑚 𝑚𝑢̛𝑜̛𝑖 ℎ𝑎𝑖 đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑏𝑎̣𝑛 𝑛𝑎̆𝑚 754.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Cách đây, hàng thế kỷ, tại một đất nước nọ có một họa sĩ. Anh muốn tạo ra một bức tranh thực sự tuyệt vời có thể tỏa ra sự thiêng liêng, một bức tranh về một gương mặt có ánh mắt tỏa ra sự bình yên vô hạn. Anh lên đường để tìm kiếm một người nào đó có gương mặt vượt ra khỏi giới hạn của đời sống này, một cái gì đó siêu việt.
Anh lang thang khắp đất nước, hết làng này đến làng nọ, hết cánh rừng này đến cánh rừng khác nhắm tìm một người như thế. Cuối cùng anh gặp một người chăn cừu trên núi có sự ngây thơ trong trắng trong đôi mắt sáng và gương mặt thanh tú với nét siêu linh. Chỉ cần liếc nhìn anh cũng đủ để tin rằng Thượng đế tiềm ẩn nơi nhân loại.
Người họa sĩ vẽ một bức họa về người chăn cừu trẻ tuổi này. Hàng triệu bản sao của bức họa này đã được bán sạch, thậm chí ngay cả ở những khu vực xa xôi. Mọi người cảm thấy hạnh phúc khi có thể treo bức họa này trên tường nhà mình.
Hai mươi năm sau, người họa sĩ đã già, một ý tưởng khác chợt nảy ra trong tâm trí ông. Theo kinh nghiệm sống của ông, nhân loại không hòan toàn ngoan đạo; ma quỷ vẫn tồn tại trong họ. Ý tưởng này làm nảy sinh dự định vẽ một bức tranh nhằm phản ánh hình ảnh ma qủy trong con người. Hai bức họa này, ông nghĩ, sẽ bù trừ cho nhau, đại diện cho toàn nhân loại.
Ở tuổi già, ông lại lên đường tìm kiếm. Lần này ông muốn tìm một người không phải là người mà là ma quỷ. Ông đến các khu nhà ổ chuột, các quán rượu, các nhà thương điên. Người này cần phải có ngọn lửa của địa ngục; gương mặt của anh ta phải thể hiện được nét tàn bạo, xấu xí, ác dâm. Ông tìm kiếm hình ảnh của tội lỗi. Trước đây ông đã vẽ nên hình ảnh về sự hóa thân của loài quỷ dữ.
Sau khi tìm kiếm thật lâu, cuối cùng ông tìm được một tù nhân. Người tù này phạm bảy tội giết người và bị kết án treo cổ trong vài ngày tới. Ngọn lửa địa ngục đang bùng cháy trong mắt hắn; hắn trông giống như hiện thân của tội ác. Gương mặt của hắn là gương mặt xấu xí nhất mà bạn có thể hình dung ra. Người họa sĩ bắt đầu vẽ hắn.
Khi hoàn tất bức họa, ông mang bức họa trước đây ra đặt bên cạnh để đối chiếu. Nhìn từ góc độ nghệ thuật thì thấy khó có thể xác định được bức họa nào tốt hơn bức họa nào; cả hai đều là kiệt tác. Người họa sĩ đứng đó, mắt nhìn trừng trừng vào hai bức họa. Chợt ông nghe thấy tiếng khóc thút thít. Ông quay lại và trông thấy người tù bị xiềng xích đang khóc nức nở. Người họa sĩ vô cùng bối rối. Ông hỏi: “Này chàng trai, tại sao anh lại khóc? Hai bức tranh này khiến anh buồn sao?”
Người tù đáp: “Tôi vẫn luôn cố gắng che đậy một điều trước mặt ông, nhưng hôm nay tôi không thể giấu diếm được nữa. Bức họa thứ nhất cũng là bức họa về tôi. Cả hai bức tranh này đều vẽ khuôn mặt của tôi. Tôi chính là người chăn cừu mà ông đã gặp cách đây hai mươi năm trên ngọn đồi kia. Tôi khóc vì sự suy vong của mình trong suốt hai mươi năm qua. Tôi đã rơi từ thiên đàng xuống địa ngục.”
@ 𝐒𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦
Cuộc sống con người đều có hai mặt. Trong mỗi con người cả thiên thần lẫn quỷ dữ tồn tại; trong mỗi con người luôn có thiên đàng lẫn địa ngục Trong mỗi con người luôn tồn tại những bông hoa xinh đẹp lẫn những đầm lầy xấu xí. Mỗi người đều liên tục dao động giữa hai thái cực này, nhưng hầu hết mọi người đều xuất hiện bên bờ địa ngục. Rất ít người có đủ can đảm để thiên đàng phát triển trong chính mình.
@ 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝐿𝑎̣𝑦 𝑀𝑒̣ 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎!
𝐿𝑜̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 ℎ𝑎𝑦 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 đ𝑜̂̉𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑦
𝐾ℎ𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑞𝑢𝑦̉ 𝑚𝑎
𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑐𝑜𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛
𝑁𝑔𝑎̀𝑖 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑡𝑟𝑜̛̣ 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜𝑛.
𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑙𝑢̛̣𝑎 𝑡𝑢̛̣ 𝑑𝑜
𝑆𝑜̂́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑜̂́𝑡 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑁𝑔𝑎̀𝑖
𝑋𝑖𝑛 𝑀𝑒̣ 𝑝ℎ𝑢̀ 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜𝑛
𝐶ℎ𝑜̣𝑛 𝑙𝑢̛̣𝑎 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑜̣𝑛 𝑦𝑒̂𝑢 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔. 𝐴𝑚𝑒𝑛
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐒𝐚́𝐮 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐓𝐛 𝟏𝟏, 𝟓-𝟏𝟓; 𝐌𝐜 𝟏𝟐, 𝟑𝟓-𝟑
Con người lệ thuộc thời gian; Thiên Chúa làm chủ thời gian. Con người làm gì cũng mong nhanh chóng kết quả sớm; Thiên Chúa muố con người phải biết chờ đợi. Thời gian là phương cách Chúa dùng huấn luyện con người. Như câu chuyện của Tô-bít, cha của Tô-bi-a, ông đã làm việc lành tốt đẹp vậy mà gặp người đời dèm pha, bị mù mắt, bị vợ mỉa mai. Ông chịu đựng một thời gian, không than van trách móc, vẫn trung tín với Chúa. Hôm nay, bài đọc 1 cho chúng ta biết, cuối cùng ông cũng được Chúa thương cho sáng mắt, lấy lại được tiền đã gởi, cưới vợ cho con. Rong Tin Mừng, vì con người lệ thuộc thời gian, nên đa số không hiểu: làm sao Đức Kitô có thể trở thành Chúa Thượng của vua David được, vì Ngài có sau David cả 1.500 năm?
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, khi giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su lên tiếng hỏi : “Sao các kinh sư lại nói Đấng Ki-tô là con vua Đa-vít ? Chính vua Đa-vít được Thánh Thần soi sáng đã nói : Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi : bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con. “Chính vua Đa-vít gọi Đấng Ki-tô là Chúa Thượng, thì Đấng Ki-tô lại là con vua ấy thế nào được ?” Đám người đông đảo nghe Đức Giê-su cách thích thú.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Sau khi các nhóm chất vấn để gài bẫy Đức Giê-su không được gì, họ ra đi, giờ Ngài tiếp tục giảng dạy và nói về gốc tích của Ngài: “Sao các Kinh sư lại nói Đấng Ki-tô là Con Vua Đa-vít?” Đức Giê-su mặc nhiên nhìn nhận các kinh sư dạy dân chúng rất đúng, vì truyến thống xa xưa của người Do thái vẫn tin rằng Đấng Mê-si-a là con vua Đa-vít. Truyền thống ấy xuất phát từ tiên tri Isaia, cách Chúa ra đời mấy trăm năm, đã loan báo: “Từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa. (Is 11, 1 – 2). Truyền thống này cũng ăn sâu vào tâm khảm các bệnh nhân, khi họ gặp Đức Giê-su và kêu lên: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” (Mc, 10, 47).
Như thế, xét theo bản tính loài người, Đức Giê-su là con cháu ông Abraham, con vua Đa-vít. Quả là đương nhiên! Điều đó chúng ta thấy trong bảng gia phả của Ngài (Mt 1, 1-17); Xét theo bản tính Thiên Chúa, Đức Giê-su trưng dẫn thánh vịnh 110 của vua Đa-vít được Thánh Thần soi sáng: “Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi : bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con. “ Đa-vít gọi Đấng Mê-si-a (Đấng Cứu Thế, Đức Giê-su) là Chúa Thượng. Vấn đề khó hiểu là Đa-vít đã gọi là Chúa Thượng thì làm sao làm con của ông được? Điều này có thể chấp nhận được, khi chấp nhận Đức Giê-su mang hai bản tính: vừa là Chúa vừa là người trong một ngôi vị là Con.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Khi Chúa Giê-su về trời rồi, Giáo hội bắt đầu phát triển, nhưng sau đó ở thế kỷ I và II, đã xuất hiện những lạc thuyết chối bỏ Thiên tính này của Chúa Giêsu, như lạc thuyết Ariô năm 325 và đã bị Công đồng Nicé kết án. Công đồng Nicé đã đưa ra tín điều: “Chúng tôi tin một Thiên Chúa là Cha toàn năng tạo dựng muôn vật hữu hình và vô hình. Một Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng duy nhất sinh bởi Chúa Cha, nghĩa là từ bản thể Chúa Cha, là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật ……” Đó là một đức tin vững chắc đến muôn đời.
Sống trong niềm tin vào Đấng Phục Sinh mang hai bản tính, chúng ta tuyên xưng vững vàng và sống thật lòng những gì Ngài truyền dạy. Chúng ta thờ phượng Ngài với tất cả lòng thành, vì Ngài là Chủa Tể muôn loài; chúng ta thân thiết với Ngài trong cuộc sống, vì Ngài là Anh Cả, là Người đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường. Xin Chúa Giê-su, con vua Đa-vít, thương xót chúng con!”
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒅𝒖̀𝒏𝒈 𝒂́𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝑵𝒈𝒐̂𝒊 𝑳𝒐̛̀𝒊 𝒎𝒂̀ đ𝒂̂̉𝒚 𝒍𝒖𝒊 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒐̂́𝒊 𝒕𝒂̆𝒎 𝒎𝒆̂ 𝒎𝒖𝒐̣̂𝒊. 𝑿𝒊𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒏𝒊𝒆̂̀𝒎 𝒕𝒊𝒏 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒈𝒊𝒆𝒐 𝒗𝒂̀𝒐 𝒕𝒂̂𝒎 𝒕𝒓𝒊́ 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒕𝒉𝒆̂𝒎 𝒗𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒗𝒂̀𝒏𝒈, 𝒉𝒂̂̀𝒖 𝒏𝒈𝒐̣𝒏 𝒍𝒖̛̉𝒂 𝒚𝒆̂𝒖 𝒎𝒆̂́𝒏 𝒅𝒐 𝒂̂𝒏 𝒔𝒖̉𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒐̂́𝒕 𝒍𝒆̂𝒏 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒉𝒆̂̀ 𝒃𝒊̣ 𝒕𝒉𝒖̛̉ 𝒕𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒏𝒂̀𝒐 𝒅𝒂̣̂𝒑 𝒕𝒂̆́𝒕. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐍𝐚̆𝐦 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐓𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐂𝐚-𝐫𝐨̂-𝐥𝐨̂ 𝐋𝐨𝐚𝐧-𝐠𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐭𝐮̛̉ đ𝐚̣𝐨
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐓𝐛 𝟔, 𝟏𝟏; 𝟕, 𝟏. 𝟗-𝟏𝟒; 𝟖, 𝟒-𝟕; 𝐌𝐜 𝟏𝟐, 𝟐𝟖-𝟑𝟒.
Hạnh phúc của con người là gắn kết với Thiên Chúa, nguồn gốc của hạnh phúc, bằng cách tuân giữ luật Chúa dạy: yêu Chúa và yêu tha nhân như yêu chính mình. Như các bài đọc hôm nay cho chúng ta biết. Trong bài đọc 1, Thiên Chúa sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Tô-bi-a và Xa-ra bằng cách sai sứ Thần Raphael đến như người bạn đồng hành với Tô-bi-a để hướng dẫn đúng như ý Chúa muốn. Lời cầu nguyện của đôi tân hôn thật dễ thương, họ tin vào sự quan phòng của Chúa và xin Chúa giữ gìn tình yêu của họ đến tuổi già. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su nhắc điều răn quan trọng “Yêu Chúa và Yêu người”.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, có một người trong các kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng : “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu ?” Đức Giê-su trả lời : “Điều răn đứng hàng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó.” Ông kinh sư nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo : “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu !” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Tin Mừng hôm qua (Mc 12, 18-27), D(ức Giê-su tranh luận với nhóm Xa-đốc, những người không tin vào sự sống lại, Ngài đã cho họ biết: “Chẳng phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao ? Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời.” Và Ngài còn khẵng định: Thiên Chúa không là Thiên Chúa của kẻ chết mà là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì thế, Ngài có quyền năng cho con người sống lại.
Tin Mừng hôm nay (Mc 12, 28-34), ông Kinh sư nghe Đức Giê-su đối đáp với nhóm Xa-đốc quá hay và rõ ràng, ông liền hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?” Ông đặt câu hỏi như thế cũng phải, vì Thiên Chúa ban cho dân, qua ông Mô-sê, chỉ có 10 giới răn được ghi lên hai tấm bia đá. Nhưng không hiểu tại sao các giới lãnh đạo tôn giáo thêm thắc đến 613 điều (365 điều cấm và 248 điều phải làm). Những điều này như mớ bòng bông rối nùi, không ai nhớ được. Đức Giê-su trả lời cho ông và cho mọi người hiện diện nắm vững, chỉ nhớ hai điều thôi: Yêu Chúa trên hết mọi sự, vì Ngài là Thiên Chúa duy nhất và Yêu người thân cận như chính mình. Chúng ta có thể nói rằng, chỉ có một giới răn YÊU là quan trọng: yêu Chúa và yêu người. Không thể nào yêu Chúa mà loại bỏ con người được, vì con người mang hình ảnh Thiên Chúa, như Đức Giê-su đã từng tuyên bố: “Ai cho người bé mọn dù một chén nước lã là cho chính Ta vậy”; Ngược lại, yêu người thôi không yêu Chúa cũng không được.Vì Chúa là Đấng tác sinh muôn loài và con người, Đấng hằng yêu thương sắp đặt mọi sự tốt đẹp, Ngài là Đại ân nhân cho con người.
Ông Kinh sư nghe Đức Giê-su trình bày rất nhẹ nhàng, tóm gọn mọi điều trong chữ “Yêu”, cốt lõi của cuộc sống đạo, ông vui mừng và khen ngợi Đức Giê-su hết lời: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” Đức Giê-su thấy ông khôn ngoan, nên Ngài chúc lành cho ông: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu !”
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Có nhiều lương dân, nhìn vào đạo Công giáo chúng ta, với rất nhiều thành kiến. Họ cho rằng, đạo Công giáo là một hệ thống những giới răn và kinh kệ dài dòng, mà phải mất cả đời mới có thể học thuộc và tuân giữ được. Quả thực, cách sống đạo của một số Kitô hữu hiện nay có thể làm cho nhiều người ngộ nhận như vậy. Thực ra Đạo của Chúa rất đơn giản. Đạo dạy cho người ta biết có một Thiên Chúa. Ngài là tình yêu. Ngài yêu thương mọi người. Và vì yêu thương, Ngài đã sai Con Một Ngài xuống trần để mặc khải cho con người về tình yêu của Ngài và mời gọi con người sống yêu thương để được hạnh phúc thật. Tất cả mọi giới răn và lề luật của Chúa được tóm gọn trong hai chữ “Yêu Thương”.
Yêu thương là một bài học dài học cả đời. Có lúc ta yêu, có lúc giận hờn, ganh ghét, nhưng khi yêu lại ta cảm thấy tâm hồn mình vui vẻ, thanh thản, cảm thấy có Chúa ngự trong ta thật sự. Kinh nghiệm này, chắc ai cũng có một lần. Xin đừng chán nãn, thất vọng khi dỗi hờn, tránh né. Hãy can đảm đến nói lời xin lỗi, giao hòa, hay một cái gật đầu chào, một nụ cười… để bầu khí thánh thiệng tái tạo lại trong tâm hồn chúng ta.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒙𝒖̛𝒂 𝒗𝒂̀𝒐 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒏𝒂̀𝒚, đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒂́𝒄 𝑻𝒐̂𝒏𝒈 Đ𝒐̂̀ 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏, 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒏𝒈𝒖̛̣ 𝒙𝒖𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒂́𝒄 𝒏𝒈𝒂̀𝒊. 𝑮𝒊𝒐̛̀ đ𝒂̂𝒚, 𝒙𝒊𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒖̛̉ 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒆̂́𝒏, đ𝒆̂̉ 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒖𝒐̂́𝒕 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒉𝒐̂𝒎 𝒏𝒂𝒚. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
@ 𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐬𝐮̛̉
𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑣𝑜̛́𝑖 ℎ𝑎𝑖 𝑚𝑢̛𝑜̛𝑖 ℎ𝑎𝑖 𝑣𝑖̣ 𝑡𝑢̛̉ đ𝑎̣𝑜 𝑈-𝑔𝑎̆𝑛𝑔-đ𝑎 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑔 𝑠𝑢̛̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝐶ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑁ℎ𝑎̂𝑛 𝑇𝑢̛̉ Đ𝑎̣𝑜 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑘𝑦̉ đ𝑎̂̀𝑢 𝑙𝑎̣𝑖 𝑡𝑎́𝑖 𝑑𝑖𝑒̂̃𝑛. 𝑅𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑣𝑖̣ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑜̂́ đ𝑜́ 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑙𝑎̀ 𝐾𝑖-𝑡𝑜̂ ℎ𝑢̛̃𝑢 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑖́𝑡 𝑙𝑎̂𝑢. 𝐵𝑜̂́𝑛 𝑣𝑖̣ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑜̂́ đ𝑜́ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝐶𝑎-𝑟𝑜̂-𝑙𝑜̂ 𝐿𝑜𝑎𝑛-𝑔𝑎 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑎̂̉𝑦 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑙𝑢́𝑐 ℎ𝑎̀𝑛ℎ ℎ𝑖̀𝑛ℎ. 𝑃ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑐𝑎́𝑐 𝑣𝑖̣ 𝑏𝑖̣ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑢 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝑁𝑢-𝑚𝑢𝑛-𝑔𝑢𝑛-𝑔𝑜̂ (𝑛𝑎̆𝑚 1886) 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑙𝑜̛́𝑝 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 𝑡𝑢̛̀ 𝑚𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑠𝑎́𝑢 đ𝑒̂́𝑛 ℎ𝑎𝑖 𝑚𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑏𝑜̂́𝑛. 𝑉𝑖̣ 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑡𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̀ 𝐾𝑖-𝑑𝑖-𝑡𝑜̂ 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑐𝑜́ 𝑚𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑎 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐓𝐮̛ 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐓𝐛 𝟑, 𝟏-𝟏𝟏. 𝟏𝟔; 𝐌𝐜 𝟏𝟐, 𝟏𝟖-𝟐𝟕.
Trong thời Cựu Ước, niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời sau được mặc khải cách tiệm tiến, từ từ chưa rõ ràng. Đến thời Tân Ước, Chúa Giê-su mặc khải cách rõ ràng, Ngài đã cho người chết sống lại (con trai bà góa thành Na-im và anh La-da-rô) và chính Ngài đã chết, 3 ngày sau sống lại. Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy, một khi con người không có niềm tin vào sự sống lại dễ bị đau khổ và nhầm lẫn trong cuộc sống. Trong bài đọc 1, hai người đau khổ đều muốn đi đến cái chết, vì họ không tin vào sự sống lại (họ chưa hiểu rõ thì đúng hơn). Người thứ nhất, Tô-bít gặp nhiều đau khổ, mù mắt, bị người đời châm biếm, bị vợ mỉa mai, nên ông chỉ biết cầu xin Chúa cho ông chết đi; người thứ hai, cô Xa-ra có 7 đời chồng đều qua đời. Cô bị người đời khinh chê là sát phụ và mỉa mai đủ lời, nên cô định tự tử, nhưng rồi nghĩ đến cha già cô cầu nguyện xin Chúa cất cô ra khỏi đời này. Thiên Chúa đoái nghe lời cầu nguyện của hai người và cho thiên thần Ra-pha-en đến cứu. Trong Tin Mừng, nhóm Sa-đốc không tin vào sự sống đời sau đến gài bẫy Chúa, nhưng được Chúa Giê-su dạy một bài học đích đáng.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, có những người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Họ hỏi Người : “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta rằng : “Nếu anh hay em của người nào chết đi, để lại vợ goá mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình.” Vậy có bảy anh em trai. Người thứ nhất lấy vợ, nhưng chết đi mà không có con nối dòng. Người thứ hai lấy bà đó, rồi cũng chết mà không có con nối dòng. Người thứ ba cũng vậy. Cả bảy người đều không có con nối dòng. Sau cùng, người đàn bà cũng chết. Trong ngày sống lại, khi họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong số họ ? Vì cả bảy người đều đã lấy bà làm vợ.” Đức Giê-su nói : “Chẳng phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao ? Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, các ông đã không đọc trong sách Mô-sê đoạn nói về bụi gai sao ? Thiên Chúa phán với ông ấy thế nào ? Người phán : ‘Ta là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, và Thiên Chúa của Gia-cóp’. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống. Các ông lầm to !”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Tin Mừng hôm qua, 2 nhóm Biệt phái và Herode chất vấn gài bẫy Đức Giê-su. Hôm nay, nhóm Xa-đốc hạch hỏi cũng cố tình gài bẫy Đức Giê-su. Nhóm Xa-đốc, họ là ai và làm gì? Họ gồm giới giáo sĩ cấp cao, phần lớn các tư tế ở Giêrusalem và nhiều kỳ mục. Nét chung của họ là tính bảo thủ, họ chống lại mọi thay đổi về mặt thần học, phụng tự hay chính trị. Họ có thái độ hòa hoãn với người Rôma, có thể là để duy trì địa vị, bổng lộc. Dầu sao càng ngày họ càng xa rời dân chúng, uy tín của họ chỉ dựa trên chức vụ tư tế mà họ đảm nhận. Bởi vậy khi Đền thờ sụp đổ năm 70, nhóm này cũng biến mất khỏi lịch sử. Họ chỉ tin vào Bộ Ngũ Thư (5 sách Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân số, Đệ Nhị Luật) Họ không chấp nhận các sách về sau, tức là Các Sách Ngôn sứ và Các Thư văn khác. Vì nghĩ rằng niềm tin vào sự sống lại không được nói đến trong Bộ Ngũ Thư, nên họ cho rằng đó là một chuyện mới mẻ người ta thêm vào sau, chứ không đặt cơ sở trên mặc khải của Thiên Chúa cho ông Mô-sê.
Nhóm Xa-đốc đưa một luật trong Bộ Luật Môsê làm cơ sở cho câu truyện họ sắp kể ra. Luật đó được trích trong Sách Đệ Nhị Luật (25, 5-6): “Khi có những anh em ở chung với nhau, và một trong những người đó chết mà không có con trai, thì vợ của người chết không được lấy một người xa lạ, ngoài gia đình; một người anh em chồng sẽ đến với nàng, lấy nàng làm vợ và chu toàn bổn phận của một người anh em chồng đối với nàng. Đứa con đầu lòng nàng sinh ra sẽ duy trì tên của người anh em đã chết; như vậy tên của người chết sẽ không bị xoá khỏi Israel.” Dựa vào điều này, họ đặt ra một câu chuyện: “Có bảy anh em trai. Người thứ nhất lấy vợ, nhưng chết đi mà không có con nối dòng. Người thứ hai lấy bà đó, rồi cũng chết mà không có con nối dòng. Người thứ ba cũng vậy. Cả bảy người đều không có con nối dòng. Sau cùng, người đàn bà cũng chết. Trong ngày sống lại, khi họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong số họ ? Vì cả bảy người đều đã lấy bà làm vợ.” Họ lấy làm khoái trá và tin Đức Giê-su khó mà trả lời giải thích được.
Đức Giê-su thừa hiểu các ông muốn thử thách và gài bậy, Ngài điềm tĩnh cho các ông biết các ông không hiểu Kinh Thánh mà đòi làm thầy trong dân và không biết quyền năng của Thiên Chúa ra sao. Trong Kinh Thánh, nhất là trong sách Sáng Thế đã mô tả Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Ngài đã dựng nên mọi sự từ không thành có, trong đó có con người. Đây là Công trình Sáng tạo. Như vậy, Ngài không thể cho con người sống lại sao? Thiên Chúa làm chủ cả sự sống lẫn sự chết. Người Xa-đốc quan niệm sai về sự sống lại. Họ nghĩ rằng: Sự sống lại chính là “cuộc sống này kéo dài”. Trong cuộc sống này, người ta dựng vợ gả chồng để duy trì nòi giống thế nào thì trong cuộc sống lại đó, người ta cũng phải dựng vợ gả chồng như thế. Chúa Giêsu đã hé mở cho nhóm Xađốc biết, trong cuộc sống lại đó, nó không phải là cuộc sống này kéo dài, mà người ta bước vào đời sống mới. Chúa Giêsu không nói rõ lúc đó người ta sẽ như thế nào, mà Ngài chỉ hé mở cho biết: Người ta sẽ sống như các Thiên Thần trên trời, có nghĩa đó là cuộc sống thần linh. Người ta sẽ không còn phải chết nữa. Và vì không chết nữa nên việc duy trì nòi giống không cần thiết, đời sống hôn nhân không cần phải có trong đời sau.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, luôn có, luôn sống, thì những kẻ thuộc về Ngài cũng phải sống chứ không thể chết. Thiên Chúa là Đấng toàn năng, người làm chủ cả sự sống lẫn sự chết. nếu Thiên Chúa đã phán một lời liền có mọi sự, chẳng lẽ Ngài không thể làm cho kẻ chết sống lại sao? Sự sống và sự chết đều do Thiên Chúa, vì thế sự sống lại cũng thuộc về Thiên Chúa. Lại nữa, khi sống lại từ cõi chết, thân xác con người được biến đổi hoàn toàn, nó sẽ giống như các thiên thần, giống như Chúa Kitô Phục Sinh, nên không còn phải chết.
Tạ ơn Thiên Chúa đã dựng nên mọi sự, trong đó có chúng ta. Tạ ơn Ngài vì đã chọn chúng ta làm con Ngài qua bí tích Rửa tội. Xin cho chúng ta biết quý trọng sự sống làm người và làm con Chúa ở đời này. Quyết tâm sống trung thành trong đức tin, đặt niềm hy vọng vào sự sống lại mai sau, luôn yêu mến phụng thờ Chúa và phục vụ tha nhân hết tình.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒖̛́𝒖 đ𝒐̣̂, 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒎 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝒙𝒊𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 đ𝒐̂̉𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒌𝒆̉ 𝒅𝒐̃𝒊 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒂́𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒂́𝒎 𝒍𝒂̀𝒎 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒓𝒂 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂́𝒊 𝒔𝒖̛̣ 𝒔𝒂́𝒏𝒈, 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒙𝒊𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒄𝒂𝒏 đ𝒂̉𝒎 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒂̣̆𝒕 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐗 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐥𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐓𝐛 𝟐, 𝟗-𝟏𝟒; 𝐌𝐜 𝟏𝟐, 𝟏𝟑-𝟏𝟕.
Trong một đất nước, muốn được bình an và phát triển cần có: luật pháp, hành pháp, tư pháp. Mỗi ngành độc lập và không giẫm lên nhau, để khỏi làm xáo trộn xã hội. Mồi tương quan giữa con người với Thiên Chúa cũng vậy, con người phải biết khả năng và giới hạn của mình, đừng thử thánh và can thiệp vào những chuyện của Thiên Chúa. Các bài đọc hôm nay, đưa ra một vài ví dụ minh họa cho chúng ta thấy, một khi vượt khỏi giới hạn của mình là có bất hòa. Trong bài đọc 1, Tô-bít vượt quá giới hạn của mình khi phán đoán vợ mua dê con của phường trộm cắp. Bà Anna, vợ ông, cũng vượt quá giới hạn của mình khi thắc mắc về sự quan phòng của Thiên Chúa, và sự "quá đạo đức" của chồng mình rồi được gì? Trong Tin Mừng, những người thuộc nhóm Biệt phái và nhóm Herode đã vượt quá khả năng của mình khi đặt câu hỏi và gài bẫy Chúa: "Có nên nộp thuế cho Caesar hay không?"
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, người ta cử mấy người Pha-ri-sêu và mấy người thuộc phe Hê-rô-dê đến cùng Đức Giê-su để Người phải lỡ lời mà mắc bẫy. Những người này đến và nói : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật. Thầy chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Vậy có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? Chúng tôi phải nộp hay không phải nộp ?” Biết họ giả hình, Đức Giê-su nói : “Tại sao các người lại thử tôi ? Đem một đồng bạc cho tôi xem !” Họ liền đưa cho Người. Người hỏi : “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” Họ đáp : “Của Xê-da.” Đức Giê-su bảo họ : “Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” Và họ hết sức ngạc nhiên về Người.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Chương 12 của Tin Mừng Mác-cô, trình bày những cuộc tranh luận của hầu hết các nhóm trong Do thái với Chúa Giê-su.
+ Mở đầu là Dụ ngôn Tá điền sát nhân (Mc 12, 1 – 12), dụ ngôn này Chúa Giêsu nhắm thẳng vào nhóm Thượng tế, kỳ lão.
+ Tiếp đến là Bài Tin mừng hôm nay (Mc 12, 13 – 17), Marcô trình bày cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và nhóm Biệt phái và nhóm Hêrôđê về vấn đề nộp thuế cho Xê-da-rê. Đây là vấn đề tế nhị giữa lòng yêu nước và sự “phản động”.
+ Tiếp đến là nhóm Sa-đốc về vấn đề kẻ chết sống lại (Mc 12, 18 – 27).
+ Sau cùng là nhóm kinh sư và luật sĩ về giới răn quan trọng nhất (Mc 12, 28 – 34).
Trong Tin Mừng hôm nay, vào đầu Mác-cô cho chúng ta biết 2 nhóm, Biệt phái và Hê-rô-đê, không thuận nhau bao giờ lại liên minh nhau gài bẫy Đức Giê-su. Đúng như người ta thường nói: “Kẻ thù của kẻ thù tôi, chính là bạn tôi”. Phương châm đó để phân biệt “bạn và thù”, mặc dù là “bạn hay thù” chỉ trong một giai đoạn nào đó thôi. Không ai là bạn suốt đời và cũng chẳng ai là kẻ thù suốt đời. Bạn hay thù chỉ trong một giai đoạn nào đó, hoặc vì quyền lợi nào đó. Như thế, lúc này đây khi Đức Giê-su nổi tiếng, hai nhóm này liên minh đặt câu hỏi với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật. Thầy chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Vậy có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? Chúng tôi phải nộp hay không phải nộp?” Họ khôn khéo khen ngợi Đức Giê-su trước, đây cũng là cách của các nhà ngoại giao, “chúng tôi biết Thầy là người chân thật. Thầy chẳng vị nể ai”. Họ nhận xét rất đúng về Đức Giê-su, vì Ngài “chính là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Sau đó, họ mới đi vào phần chính là gài bậy bằng một câu hỏi đầy nhạy cảm về vấn đề thuế má: “Vậy có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? Chúng tôi phải nộp hay không phải nộp?”
Hai nhóm này không bắt bẻ việc làm của Đức Giê-su, vì những việc làm của Ngài được đông đảo dân chúng khen ngợi. Họ chỉ bắt bẻ trong lời nói, vì người ta thường bị lỡ lời nhiều hơn. Cho nên, họ tìm cách gài bậy trong lời nói. Vời câu hỏi hốc búa đó, họ nắm chắc phần thắng. Nếu Đức Giê-su trả lời: phải nộp thuế, nhóm Biệt phái sẽ bắt Đức Giê-su, vì người Do thái nào cũng yêu nước và không muốn đế quốc đô hộ mình; nếu Ngài trả lời: Không nộp thuế, nhóm Herode cho là ‘phản động’ chống chính quyền. Trả lời thế nào cũng chết! Nhưng Đức Giê-su đầy khôn ngoan, vì thế Ngài thoát cái bẫy này dễ dàng. Ngài không trả lời câu hỏi, nhưng Ngài đặt một câu hỏi khác, và rồi Ngài dạy các ông bài học đáng giá với câu nói: “Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Chúa nhắc khéo cho những người Biệt phái đừng giả hình, vì họ cũng từng lấy mọi thứ thuế của dân đóng vào Đền Thờ. Các tín hữu có hai bổn phận: Họ có bổn phận phải trả lại cho Thiên Chúa những gì Ngài đã ban cho họ. Họ cũng có bổn phận nộp thuế cho chính phủ để bảo vệ an ninh, tu bổ đường xá, và cung cấp các dịch vụ công cộng. Chúa cũng nhắc nhở cho những người thuộc phe Herode biết giới hạn của mình. Họ chỉ có quyền trên những gì thuộc quyền con người; những gì thuộc quyền Thiên Chúa, họ không được đụng tới.
Đó cũng là bài học Chúa muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta: Một khi chúng ta đã được hưởng nhờ ơn lộc của ai, thì phải đền ơn đáp nghĩa: con người đã nhận lãnh nhiều ơn huệ của Thiên Chúa, nên cũng phải đền đáp ơn Ngài. Chúa Giêsu nhìn nhận vai trò đúng đắn của của quyền bính trần thế: “Của Xê-da, trả về Xê-da”, nhưng Ngài thêm: “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
Chúa nhắc nhở rằng quyền bính trần thế không phải là quyền bính duy nhất trên con người, mà còn có quyền bính của Thiên Chúa nữa. Có những điều con người phải trả cho Thiên Chúa, vì con người đã được tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài; con người mắc nợ Thiên Chúa sự sống, nên con người buộc phải dâng hiến mạng sống cho Ngài và để Ngài chiếm chỗ ưu tiên trong cuộc sống của mình.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒗𝒂̀𝒐 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒃𝒂 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒍𝒆̂̃ 𝑵𝒈𝒖̃ 𝑻𝒖𝒂̂̀𝒏, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒄𝒖̛̉ 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒆̂́𝒏 𝒖̉𝒊 𝒂𝒏 𝒅𝒂̣𝒚 𝒅𝒐̂̃ 𝒄𝒂́𝒄 𝑻𝒐̂𝒏𝒈 Đ𝒐̂̀ 𝒗𝒂̀ 𝒎𝒐̂𝒏 đ𝒆̣̂. 𝑮𝒊𝒐̛̀ đ𝒂̂𝒚, 𝒙𝒊𝒏 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛̣ 𝒙𝒖𝒐̂́𝒏𝒈 𝒍𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒂̣̆𝒕 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
Món quà của sự lắng nghe. Nhưng chỉ khi bạn thật sự lắng nghe, không ngắt lời, không hay mơ mộng, cũng không suy nghĩ đến câu trả lời. Chỉ lắng nghe.
Món quà của sự yêu thích. Hãy rộng lòng với những cái ôm, những nụ hôn, những cái vỗ vai, những cái níu tay. Hãy để những hành động nhỏ bé ấy chứng minh tình cảm mà bạn dành cho gia đình và bè bạn của mình.
Món quà của tiếng cười. Hãy sẻ chia những đoạn phim hoạt hình, những mẩu chuyện vui. Món quà này sẽ thay bạn nói lên rằng “Tôi thích được cười đùa cùng bạn”.
Món quà của những mảnh giấy ghi chú. Đó có thể đơn giản chỉ là một dòng chữ “Cảm ơn vì đã giúp đỡ” hoặc cũng có thể là cả một bài thơ trữ tình. Một dòng chữ viết tay ngắn ngủi có thể sẽ được nhớ đến suốt đời hoặc thậm chí là làm thay đổi cuộc sống của một con người.
Món quà của lời khen tặng. Một lời nói ngắn gọn, giản đơn nhưng hết sức chân thành, đại loại như “Bạn trông thật tuyệt với bộ váy đỏ này”, “Bạn làm việc tốt lắm” hay “Thật là một bữa ăn ngon” có thể tạo nên niềm vui trong suốt một ngày đối với người khác.
Món quà của lòng nhân ái. Mỗi ngày, hãy làm một điều gì đó không nằm trong kế hoạch định sẵn của bạn.
Món quà của sự tĩnh mịch. Đó là những khoảnh khắc mà ta chỉ muốn được ở một mình. Hãy hết sức nhạy cảm cùng những thời khắc này, và trao món quà của sự tĩnh lặng đến với những người khác đúng lúc.
Món quà của sự tri ân. Cách dễ dàng nhất để trao một lời nói chân thành đến ai đó, không quá khó như bạn vẫn nghĩ; chỉ cần đơn giản nói “Xin chào” hoặc “Cảm ơn!”.
@ 𝐒𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦
+ Có một nghịch lý:
Hạnh phúc thật sự chỉ đến
Khi bạn biết mạnh dạn cho đi
Chứ không phải nắm giữ thật chặt.
+ Giàu có,
không phải là những gì bạn có trong tài khoản ngân hàng,
mà là những gì bạn có trong trái tim.
+ Hãy cứ sống và trao gởi yêu thương
Bởi chỉ yêu thương trao đi
Mời có yêu thương nhận lại!
@ 𝐂𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝐿𝑎̣𝑦 𝑀𝑒̣ 𝑀𝑎𝑟𝑖𝑎!
𝑋𝑖𝑛 𝑢𝑜̂́𝑛 𝑛𝑎̆́𝑛 𝑡𝑖𝑚 𝑐𝑜𝑛 𝑚𝑜̛̉ 𝑟𝑜̣̂𝑛𝑔
Đ𝑎̂̀𝑦 𝑡𝑟𝑎̀𝑛 𝑐ℎ𝑎𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑎 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑦𝑒̂𝑢 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔
𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑡𝑟𝑎𝑜 𝑡𝑎̣̆𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̀ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑥𝑜́𝑡
Đ𝑜̣̂ 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑏𝑎𝑜 𝑑𝑢𝑛𝑔 𝑚𝑖𝑒̣̂𝑛𝑔 𝑚𝑖̉𝑚 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖.
𝑁ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑞𝑢𝑎̀ đ𝑒̂̉ 𝑡𝑎̣̆𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑔𝑖̀ đ𝑎̂𝑢
𝐵𝑖𝑒̂́𝑡 𝑙𝑎̆́𝑛𝑔 𝑙𝑜 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢
𝐿𝑜̀𝑛𝑔 𝑚𝑒̂́𝑛 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑜𝑛 𝑠𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑣𝑢𝑖
𝐻𝑎̆𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑦 𝑝ℎ𝑢̣𝑐 𝑣𝑢̣ 𝑡𝑟𝑎𝑜 𝑞𝑢𝑎̀ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔. 𝐴𝑚𝑒𝑛.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐇𝐚𝐢 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐗 𝐓𝐍
𝐋𝐞̂̃ 𝐌𝐞̣ đ𝐢 𝐭𝐡𝐚̆𝐦 𝐯𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐁𝐚̀ 𝐘𝐬𝐚𝐯𝐞
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐗𝐩 𝟑, 𝟏𝟒-𝟏𝟖𝐚; 𝐋𝐜 𝟏, 𝟑𝟗-𝟓𝟔.
Có một sự tương phản giữa con người với Thiên Chúa. Con người thích quyền cao, chức trọng; Thiên Chúa yêu thương người thấp hèn, bé mọn. Con người thích quyền lợi, bổng lộc; Thiên Chúa yêu người xả thân phục vụ tha nhân. Con người trốn tránh đau khổ; Thiên Chúa yêu thương những người nghèo khổ… Ngài nâng cao những thân phận khiêm nhường, nhỏ mọn. Trong bài đọc I, ngôn sứ Xôphônia tiên báo Chúa sẽ đưa con cái Israel và Judah còn lại từ khắp nơi trở về để xây dựng lại quê hương và Đền Thờ trong vui mừng, giữa lúc không còn tia hy vọng nào nữa, cách nào đó họ là những người nghèo đầy tủi nhục. Trong Tin Mừng, Bà Ê-li-sa-bét nhận ra lòng khiêm tốn của người em họ, Đức Maria, đã tin vào lời của Chúa mà được phúc làm mẹ Đấng Cứu Thế.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần. Bà Ê-li-sa-bét kêu lớn tiếng và nói rằng : “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” Bấy giờ bà Ma-ri-a nói :
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Trong bốn Tin Mừng, Tin Mừng của thánh Luca cho chúng ta biết nhiều nhất vào thời tơi ấu của Chúa Giê-su. Nội trong chương đầu, Ngài đã cho biết:
+ Truyền tin cho ông Dacaria (Lc 1, 5 – 25)
+ Truyền tin cho Đức Maria (Lc 1, 26 – 38)
+ Đức Maria đi thăm viếng bà Elisabeth (Lc 1, 39 – 56) với kinh Magnificat nổi tiếng. Đây là Bài Tin Mừng hôm nay.
Vào đầu, Luca viết: Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi” để thăm chị họ là Ê-li-sa-bét. Cụm từ ‘vội vã lên miền núi’ cho chúng ta suy nghĩ gì? Tại sao phải ‘vội vã’? Chúng ta biết cô Maria vừa mang thai lại phải đi lên miền núi, từ Ga-li-lê đến miền Giu-đê-a cách nhau 160km, đoạn đường không phải ngắn so với người đi bộ đang lại còn đang mang thai. Cô Maria đến với chị họ, chắc chắn không phải để dò xét xem Sứ Thần có nói đúng không? Vì Maria luôn hằng tin ở lời Chúa như chị họ đã nói: Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” Và cũng chắc chắn không phải để khoe với chị họ mình đang mang thai Đấng Cứu Thế! Vì chính Thánh Thần xuống trên người chị họ, Ê-li-sa-bét, làm chị phát biểu ý kiến mình: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ?” Hơn nữa, Maria chỉ nhận mình là nữ tỳ hèn mọn thôi.
Nhìn cuộc viếng thăm này của Đức Maria, chúng ta thấy 2 điều:
1/ 𝐶𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ đ𝑢̛́𝑐 𝑡𝑖𝑛. Tin Mừng viết: Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Đức Maria không chào ông Da-ca-ri-a, vì lúc ấy ông đang bị câm, không nói chuyện được. Chắc có lẽ D(ức Maria chỉ chào bằng cử chỉ thôi. Cuộc đối thoại đầu tiên ta thấy đầy đức tin của hai chị em. Cùng chia sẻ rạng rỡ niềm vui và những kinh nghiệm của đời sống đức tin. Đức Maria đến thăm người chị họ với mục đích giúp đỡ chị trong lúc tuổi già mà còn mang thai vất vã. Đức Maria rất hiểu tâm lý của phụ nữ mang thai cần gì, muốn gì?.
2/ 𝐶𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ 𝑔𝑖𝑢̛̃𝑎 𝑇ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖. Cuộc viếng thăm này, không chỉ là cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ nữ mang thai, mà còn là cuộc gặp gỡ giữa hai thai nhi, giữa Thiên Chúa và con người. Đức Maria đem Chúa Ngôi Hai đến gặp Ê-li-sa-bét và Gioan Tẩy Giả, đại diện cho con người. Hình ảnh này được diễn tả qua cảm nhận của Ê-li-sa-bét: “Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng.” Dĩ nhiên, bà cũng hân hoan mững rỡ.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Cuộc thăm viếng của Đức Maria mang đầy tình tương thân tương ái trong đó. Đó cũng là bài học cho chúng ta hôm nay. Chúng ta có ý thức sự bối rối, neo đơn của người khác để sẵn sàng và vội vã đến với họ không? Hay trong xã hội náo nhiệt này, chúng ta chỉ biết sống cho mình: “đèn nhà ai nấy sáng” hay “sống chết mặc bây”.
Cuộc thăm viếng của Đức Maria còn là việc mang Chúa đến cho gia đình bà Elisabeth nữa. Như xưa, Hòm Bia Thiên Chúa lưu lại 3 tháng tại nhà ông Ô-vét Ê-đom và Chúa đã ban cho gia đình ông rất nhiều phúc lộc, thì việc lưu lại 3 tháng của Đức Maria với Chúa Giêsu trong lòng cũng mang lại bình an và niềm vui cho gia đình ông Dacaria rất nhiều. Noi gương Đức Maria, chúng ta ý thức mỗi khi rước Chúa trong thánh lễ, khi ra về là chúng ta kiệu Chúa đi qua những con đường về đến nhà, luôn nở nụ cười thân thiện và tìm cách giúp đỡ những người gặp gỡ.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒂 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒉𝒖̛̃𝒖, 𝒌𝒉𝒊 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑴𝒂̂̃𝒖 𝑴𝒂-𝒓𝒊-𝒂 𝒗𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̛𝒖 𝒎𝒂𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖, 𝑪𝒉𝒂 đ𝒂̃ 𝒔𝒐𝒊 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑴𝒂̂̃𝒖 đ𝒊 𝒕𝒉𝒂̆𝒎 𝒗𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒃𝒂̀ 𝑬̂-𝒍𝒊-𝒔𝒂-𝒃𝒆́𝒕. 𝑿𝒊𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒎𝒂𝒖 𝒎𝒂̆́𝒏 𝒏𝒈𝒉𝒆 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒉𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏, đ𝒆̂̉ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 Đ𝒖̛́𝒄 𝑴𝒂-𝒓𝒊-𝒂 𝒏𝒈𝒐̛̣𝒊 𝒌𝒉𝒆𝒏 𝑪𝒉𝒂 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
@ 𝐓𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐬𝐮̛̉
𝑇𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑔𝑖𝑢̛̃𝑎 𝑙𝑒̂̃ 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑇𝑖𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑒̂̃ 𝑆𝑖𝑛ℎ 𝑁ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑡ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝐺𝑖𝑜-𝑎𝑛 𝑇𝑎̂̉𝑦 𝐺𝑖𝑎̉, 𝐻𝑜̣̂𝑖 𝑇ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑚𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑙𝑒̂̃ Đ𝑢̛́𝑐 𝑀𝑎-𝑟𝑖-𝑎 đ𝑖 𝑡ℎ𝑎̆𝑚 𝑣𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑏𝑎̀ 𝐸̂-𝑙𝑖-𝑠𝑎-𝑏𝑒́𝑡. 𝐿𝑒̂̃ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑚𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑜̂́ ℎ𝑎𝑖 𝑏𝑎̀ 𝑚𝑒̣ 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑛ℎ𝑎𝑢, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̀, 𝑚𝑢̛̀𝑛𝑔 𝐶ℎ𝑢́𝑎 𝐶𝑢̛́𝑢 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 Đ𝑢̛́𝑐 𝑀𝑒̣ 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ 𝑣𝑖̣ 𝑇𝑖𝑒̂̀𝑛 𝐻𝑜̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑏𝑎̀ 𝐸̂-𝑙𝑖-𝑠𝑎-𝑏𝑒́𝑡. 𝐿𝑒̂̃ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡𝑟𝑎̀𝑛 𝑛𝑔𝑎̣̂𝑝 𝑛𝑖𝑒̂̀𝑚 𝑣𝑢𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̀𝑖 𝑡ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑐𝑎 “𝑙𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 𝑛𝑔𝑜̛̣𝑖 𝑘ℎ𝑒𝑛 Đ𝑢̛́𝑐 𝐶ℎ𝑢́𝑎”.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐁𝐚̉𝐲 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟓𝟏, 𝟏𝟐𝐜-𝟐𝟎; 𝐌𝐜 𝟏𝟏, 𝟐𝟕-𝟑𝟑.
Khôn ngoan là một nhân đức trong 7 ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận trong hai bì tích Rửa Tội và Thêm Sức. Là ơn Chúa ban, nên cần gìn giữ và thực hành, nếu không sẽ mất đi. Nhân đức Khôn ngoan giúp chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng Chân Thật Hằng Hữu Đời Đời. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca cho độc giả những cái nhìn rất thâm sâu về Đức Khôn Ngoan: nó là một tiến trình của cả đời người, con người phải cầu nguyện mới có, con người phải thực hành những gì học được, giữ luật Thiên Chúa, và nhất là phải biết giữ tâm hồn trong sạch mới sở hữu được Đức Khôn Ngoan. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su Đấng đầy Khôn ngoan sống cho sự thật, bảo vệ Đền thờ nơi thờ phượng Thiên Chúa.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ lại vào Giê-ru-sa-lem. Đang khi Người đi đi lại lại trong Đền Thờ, thì các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến cùng Người và hỏi : “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy ?” Đức Giê-su đáp : “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của ông Gio-an là do Trời hay do người ta ? Các ông trả lời cho tôi đi !” Họ bàn với nhau : “Nếu mình nói : ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại : ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?’ Nhưng chẳng lẽ mình nói : ‘Do người ta’ ?” Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức Giê-su : “Chúng tôi không biết.” Đức Giê-su liền bảo họ : “Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giê-su vào thanh tẩy Đền thờ, Ngài lật đổ bàn đổi tiền, xua đuổi những con buôn súc vật ra khỏi, trả lại sự yên tĩnh cho Đền Thờ. Việc làm này là đụng chạm đến các Thượng tế, Kinh sư, vì những người buôn bán không phải tự nhiên vào đó buôn bán, nếu không có được phép của họ. Thậm chí họ còn thu tiền chỗ thật cao trục lợi. Sở dĩ hôm qua họ không ra mặt, giữ im lặng là vì có thể Đức Giê-su làm thanh tẩy cách đột ngột họ không ra tay kịp, hoặc họ sợ vì dân chúng hôm ấy quá đông mà Đức Giê-su được nhiều người hâm mộ. Bằng chứng trước đó, khi Ngài vào thành dân chúng cầm lá tung hô vang dậy, lấy áo lót đường cho Ngài đi qua.
Hôm nay, nhất quyết họ gặp Đức Giê-su chất vấn: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy ?” Hai câu hỏi hốc búa không dễ trả lời. Về quyền, thật ra Đức Giê-su không có quyền gì cả. Mọi chuyện tổ chức lễ nghi trong Đền thờ là do các Thượng tế, Tư tế, Luật sĩ…Đức Giê-su đâu có chức quyền gì. Về ai là người cho quyền đó? Đây là cái bẫy, trả lời thế nào cũng có tội. Nếu nói là bở Trời, thì họ sẽ cho ông này phạm thượng; nếu nói bởi Tôi, thì rõ ràng chính Ngài phá hủy Đền thờ. Đường nào cũng thua, vì Đức Giê-su đầy khôn ngoan và chân thật, nên thay vì trả lời câu hỏi cho các ông, Ngài đặt một câu hỏi khác cho các ông. Nếu các ông trả lời được, Ngài sẽ nói cho các ông biết Ngài dùng quyền nào mà thanh tẩy Đền thờ. Câu hỏi đó là: “Vậy, phép rửa của ông Gio-an là do Trời hay do người ta ?” Các ông suy nghĩ và bàn tán với nhau: “Nếu mình nói : ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại : ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?’ Nhưng chẳng lẽ mình nói : ‘Do người ta’ ?” Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức Giê-su : “Chúng tôi không biết.” Thế là Chúa Giê-su không cần thiết trả lời hai câu hỏi các ông chất vấn Ngài. Đây chính là dụng ý của Chúa Giêsu khi đặt cho họ câu hỏi về Phép rửa của Gioan, đó là Ngài muốn mời gọi họ sám hối và trở về với Thiên Chúa.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Thế là Chúa Giêsu đã thoát cãi bẫy của họ quá dễ dàng. Chính vì họ không trả lời câu hỏi của Ngài đặt ra, họ cũng không xứng đáng để nghe câu trả lời của Ngài. Một lần nữa, họ phải nuốt cục giận xuống để tìm cơ hội khác. Nhưng vô tình nó đã đẩy sự căm ghét của các Thượng tế với Chúa Giêsu lên đến cực điểm và chính tại Giêrusalem này, họ đã đóng đinh Ngài.
Khi đứng trước một chân lý, khi phải đối đầu một chân lý, mọi con người trong chúng ta cần phải cúi đầu vâng phục điều đó và phải xem điều đó là cần thiết không những mang lại lợi ích riêng cho mình và còn là một mối lợi cho nhiều người khác nữa. Nếu chúng ta chối từ, hoặc bẻ cong chân lý ấy thì chính mình đã nhận lấy một sự xấu hổ ê chề mà không có lối chạy trốn vào đâu nữa; chính sự bẻ cong chân lý sẽ nhấn chìm bản thân mình và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn; sẽ đưa chúng ta đến tuyệt vọng.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖, 𝒉𝒐̂𝒎 𝒏𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒂̃ 𝒌𝒊́𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒐̛́ Đ𝒖̛́𝒄 𝑻𝒓𝒊𝒏𝒉 𝑵𝒖̛̃ 𝑴𝒂-𝒓𝒊-𝒂, 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒂̂𝒏𝒈 𝒍𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒂 𝒏𝒈𝒐̛̣𝒊 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉, 𝒙𝒊𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒎𝒂̀ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒏𝒉𝒖̛ 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊, 𝒍𝒂̀ 𝒙𝒖̛́𝒏𝒈 đ𝒂́𝒏𝒈 𝒍𝒂̃𝒏𝒉 𝒍𝒂̂́𝒚 𝒐̛𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒐̣̂𝒄 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒃𝒂𝒏. 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑪𝒉𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.
Lm. Nhan Quang
- Viết bởi Lm. Nhan Quang
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐒𝐚́𝐮 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈𝐈 - 𝐓𝐍 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐋𝐞̉
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐜 𝟒𝟒, 𝟏. 𝟗-𝟏𝟑; 𝐌𝐜 𝟏𝟏, 𝟏𝟏-𝟐𝟔.
Thiên Chúa tạo thành mọi sự tốt đẹp. Tất cả đều có mục đích nhắm tới và theo ý Ngài. Chẳng hạn, cỏ cây là để làm lương thực cho trâu bò… Trâu bò giúp con người cày bừa ruộng nương và cũng là lương thực cho con người. Con người phát triển giúp cho tha nhân hay rao truyền Tin Mừng cho họ nhận biết Thiên Chúa. Tất cả nằm trong tiến trình có mục đích theo sự quan phòng của Chúa. Như Trong bài đọc 1, tác giả Sách Huấn Ca so sánh giữa hai dòng dõi: Một bên là dòng dõi vô danh, chẳng để lại gì cho hậu thế, họ qua đi như chẳng bao giờ có mặt trong cuộc đời, và con cháu họ cũng sống cuộc đời vô nghĩa như họ vậy. Một bên là dòng dõi của những người công chính, họ biết sống theo mục đích mà Thiên Chúa đã tiền định cho họ, con cháu họ cũng biết noi gương sống cuộc đời công chính và ngay lành như họ; và cứ thế dòng dõi họ sẽ tồn tại đến muôn đời. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su cho mọi người biết rõ mục đích của Đền thờ được xây là để cầu nguyện chứ không phải trao đổi giao dịch.
𝟏. 𝐗𝐞𝐦
Đang khi đám đông reo hò vang dậy, Đức Giê-su tiến vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai. Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bê-ta-ni-a, thì Đức Giê-su cảm thấy đói. Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả : “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa !” Các môn đệ đã nghe Người nói thế. Thầy trò đến Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc, và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Người không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Người giảng dạy và nói với họ : “Nào đã chẳng có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao ? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp !” Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giê-su. Quả thế, họ sợ Người, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người. Chiều đến, Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi thành. Sáng sớm, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. Ông Phê-rô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giê-su : “Kìa Thầy xem : cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi !” Đức Giê-su nói với các ông : “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em : nếu có ai nói với núi này : ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển !’, mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em : tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. [Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em].”
𝟐. 𝐗𝐞́𝐭
Hôm nay chúng ta bắt đầu đọc chương 11 của Tin Mừng Mác-cô. Chương này trình bày Chúa Giê-su thực hiện sứ vụ tại Giê-ru-sa-lem. Ngài đến Giê-ru-sa-lem lần này là để chị Khổ Nạn ban ơn cứu độ. Khi gần đến thành, Ngài vào làng Bê-ta-ni-a, quê hương 3 chị em Matta, ở đây Ngài sai 2 môn đệ đến làng trước mặt kia dẫn con lừa về để Ngài cỡi lên và tiến vào thành. Người ta tung hô Ngài “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!”. Vào trong thành Ngài rảo mắt nhìn xem. Chắc chắn Ngài đã thấy cảnh bát nháo trong Đền thờ, nhưng Marcô viết: “và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai”. Như vậy Chúa Giêsu lại ra khỏi thành Giêrusalem, về lại Bêtania để hôm sau Ngài mới thực hiện sứ vụ. Đêm ấy, chắc chắn Thầy trò ở nhà của 3 chị em Matta, những người thân của Chúa, được tiếp đãi nồng hậu.
Bài Tin mừng hôm nay (Mc 11, 11-26) bao gồm 2 trình thuật:
+ Trình thuật cây vả bị chúc dữ
+ Trình thuật Thanh tảy Đền thờ.
Cả hai trình thuật đều nói về sự nổi giận của Chúa Giêsu làm cho các môn đệ phải sửng sốt. Vì các ông chưa bao giờ thấy Ngài giận dữ như vậy. Trình thuật Thanh tảy Đền thờ được đặt xen kẽ trong trình thuật cây vả bị chúc dữ.
Điều chúng ta thắc mắc, tại sao Đức Giê-su chúc dữ cho cây vả? Ngài thừa biết chưa tới mùa trổ hoa trái làm gì có cái mà ăn. Chúa thiết định luật tự nhiên tới mùa có trái thì chắc chắn Chúa không hủy bỏ luật đó. Nhưng khi ta thấy Chúa thực hiện cuộc thanh tẩy Đền thờ ta mới hiểu tại sao Chúa chúc dữ cây vả không trổ trái trái mùa. Cây trổ trái theo mùa là đúng luật tự nhiên, còn ‘hoa trái thiêng liêng’ không chỉ theo mùa mà còn phải xuyên suốt trổ sinh. Như mạch nước từ Đền thờ chảy lai láng không dừng, nước chảy đến đâu cây cối xanh tươi, trổ hoa trái đến đó. Đền thờ là nơi cầu nguyện sinh hoa trái thiêng liêng, không phải là nơi giao dịch trao đổi buôn bán làm hoen ố Đền thờ. Điều này nhắc cho chúng ta hiểu rằng, việc sinh hoa trái thiêng liêng phải làm xuyên suốt chứ đừng theo mùa. Cứ mùa Giáng Sinh, Phục Sinh đến là lo xưng tội, tham dự thánh lễ, còn những ngày khác bỏ bê không gì cả.
𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦
Sau khi thanh tẩy Đền thờ xong, Đức Giê-su cùng các tông đồ ra khỏi thành và trở về Bê-ta-ni-a. Như vậy, những ngày này Thầy trò ra vào thành liên tục. Sáng hôm sau, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. Ông Phê-rô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giê-su : “Kìa Thầy xem : cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi !”. Cây vả trước đó sum xuê, tươi tốt, đầy sức sống mà giờ nó chết tận rễ. Thật khủng khiếp! Chỉ một lời của Chúa Giê-su mà thành hiện thực. Các tông đồ ngạc nhiên hết sức. Trước thái độ sửng sốt của các môn đệ, Chúa Giêsu đã ban ra lời giáo huấn cho các ông. Ngài dạy các ông: “Hãy tin vào Thiên Chúa”, tin tưởng một cách tuyệt đối. Nếu ai đã có niềm tin vững mạnh như vậy, họ có thể làm được những việc vĩ đại, ngay cả bảo một ngọn núi dời đi và gieo mình xuống biển, nó cũng làm theo. Nhưng Marcô nhấn mạnh: “Mà trong lòng không hồ nghi”, có nghĩa phải tin một cách tuyệt đối. Ngay cả trong việc cầu xin, nếu ai tin tưởng vào Thiên Chúa một cách tuyệt đối, thì họ sẽ được Thiên Chúa ban cho.
Chúng ta nên nhớ rằng, cuộc sống làm con Chúa phải luôn biết gắn bó với Chúa, làm sinh hoa trái thiêng liêng xuyên suốt không ngừng nghỉ. Đừng sống đạo theo mùa, nhưng hãy gắn bó mật thiết với Chúa từng ngày qua lời kinh, cầu nguyện, tham dự các bí tích, đặc biệt là thánh lễ để nghe Lời Chúa và đón nhận chính Chúa làm trổ hoa thiêng liêng tốt đẹp.
@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧
𝑳𝒂̣𝒚 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝒙𝒊𝒏 𝒔𝒐𝒊 𝒕𝒓𝒊́ 𝒎𝒐̛̉ 𝒍𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒂𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝑲𝒊𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉, 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒗𝒂̣̂𝒚, 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝑪𝒐𝒏 𝑴𝒐̣̂𝒕 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ Đ𝒂̂́𝒏𝒈 đ𝒂̃ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒗𝒊̀ 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊.
Lm.Nhan Quang