Dân Chúa Âu Châu

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐒𝐚́𝐮 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐗 𝐓𝐍-𝐋𝐞̉
𝐋𝐞̂̃ 𝐓𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐓𝐚̂𝐦 𝐂𝐡𝐮́𝐚 𝐆𝐢𝐞̂𝐬𝐮 - 𝐍𝐚̆𝐦 𝐁
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐇𝐬 𝟏𝟏, 𝟏. 𝟑-𝟒. 𝟖𝐜-𝟗; 𝐄𝐩 𝟑, 𝟖-𝟏𝟐. 𝟏𝟒-𝟏𝟗; 𝐆𝐚 𝟏𝟗, 𝟑𝟏-𝟑𝟕.
193226427 4382262918470911 2724499351551567635 nHình ảnh trái tim trong nghệ thuật biểu tượng cho tình yêu. Tim là ‘tâm’, ‘tâm’ là ỡ giữa. Nhờ có tâm mà ta vẽ được vòng tròn. Người có ‘tâm’ là người có tình yêu thương, có lương tâm ngay thẳng. Làm việc không ‘tâm’ là gian dối, sống sai sự thật. Kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta chiêm ngưỡng tình yêu của Ngài, để từ đó chúng ta biết cách đáp trả lại tình yêu tuyệt vời đó bằng ‘tâm’ đầy nghị lực của chúng ta. Vì thế, các bài đọc hôm nay hướng chúng ta hướng lên tình yêu Thiên Chúa. Trong bài đọc 1, ngôn sứ Hô-sê trình bày tình yêu Chúa đối với dân Ngài như tình yêu cha con. Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô nhắc nhở các tín hữu Ephesô về tình yêu của Thiên Chúa và Kế Hoạch Cứu Độ của Ngài. Theo Kế Hoạch này, Ngài chọn dân Do-thái làm dân riêng trước để yêu thương và dạy dỗ họ; nhưng khi Đức Kitô đến, tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ mở rộng đến tất cả mọi người. Trong Tin Mừng, thánh Gioan mô tả hình ảnh tuyệt vời trên đồi Golgotha, trái tim Chúa bị đâm thâu làm nước và máu chảy ra khơi nguồn các bí tích.

𝟏. 𝐗𝐞𝐦

Hôm đó là ngày áp lễ Vượt Qua, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực ; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh : Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác : Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.

𝟐. 𝐗𝐞́𝐭

Thánh sử Gioan cho biết, Đức Giê-su bị đóng đinh vào ngày áp ngày Sa-bát. Nhưng năm đó, ngày sa-bát trùng hợp với ngày Đại Lễ Vượt Qua, rất long trọng. Theo luật người Do thái trong Đệ Nhị Luật xác tử tội không được phép để qua đêm trên cây (x.Đnl 21, 22-23); hơn nữa ngày sa-bát không được treo xác chết, huống chi đây lại là Đại Lễ Vượt Qua, nếu như tử tội chưa chết thì đánh giập ống xương chân rồi tháo xác xuống. Ở đây, thánh sử Gioan có nói đến điều đó: “Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.” Việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người bi đánh giập. Chi tiết này quan trọng, vì theo luật người Do thái chiên Vượt Qua được giết ngày hôm trước lễ Vượt Qua, và phải là chiên không tì vết nào, nghĩa là không bị thương hay gãy xương. Chúa Giê-su không bị đánh giập xương, nghĩa là Ngài chính là Chiên Vượt Qua được tế lễ cho Thiên Chúa. Một hình ảnh tuyệt vời tràn đầy ý nghĩa!

Khi thấy Chúa Giê-su đã tắt thở, Ngài không bị đánh giập xương, nhưng tên lính trong đội hành hình chứng tỏ lòng nhiệt tình lấy lưỡi giáo đâm vào cạnh sườn làm máu và nước chảy ra. Từ dinh Phi-la-tô đến đồi Golgotha, Chúa Giê-su phải chịu đòn, biết bao nhiêu giọt máu rảy khắp bước Người đi, giờ đã chết rồi lại bị lưỡi giáo đâm thâu cạnh sườn làm những giọt máu cuối cùng từ trái tim rộng mở trào ra. Một tình yêu hy sinh hết mình, hết máu vì người mình yêu. Anh lính nhiệt tình kia vô tình làm cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu (x.Dcr 12,10; Kh 1,7). Theo tương truyền: kẻ đâm ngọn giáo ấy tên là Longinô. Anh đã được biết Chúa và trở lại cùng Chúa. Khi chết đi, anh được chôn cất tại Pháp và trên phần mộ của anh còn ghi những chữ: “Đây là nơi an nghỉ của Longinô, người đã đâm cây đòng vào cạnh sườn Đấng Cứu thế (sưu tầm).

Hình ảnh máu và nước cắt nghĩa làm sao? Các thánh Giáo Phụ đã suy tư về biến cố này và cắt nghĩa:
+ Nước tượng trưng cho BT Rửa Tội và Máu tượng trưng cho BT Thánh Thể.
+ Nước tượng trưng cho sự thanh tẩy tội lỗi và Máu tượng trưng cho sự sống.
+ Nước tượng trưng cho sự sống và Máu tượng trưng cho Thánh Thần.
+ Như bà Evà được tạo từ cạnh sườn ông A-đam, Hội Thánh cũng được phát sinh từ cạnh sườn Chúa Giêsu.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦

Đọc bài Tin Mừng này và nhìn vào hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta được Ngài mời gọi chiêm ngưỡng tình yêu hy sinh của Ngài. Một tình yêu trao hết những giọt máu cuối cùng, một tình yêu rực cháy mãnh liệt. Phải nói là lò lửa yêu thương nun đốt, rửa sạch tội lỗi nhân gian vì yêu. Khi thấm sức nóng lửa tình yêu của Chúa rồi, đến lượt ta hãy trao lửa yêu thương đó cho anh chị em xung quanh mình.

Ngày nay, y học thay tim để duy trì sự sống, nhưng rồi cũng có giới hạn của nó, mọi người cũng phải chết. Chúng ta xin Chúa thay trái tim ta bằng trái tim mới mang sức nóng của trái tim Chúa để chúng ta được sống muôn đời. Sau Thánh Thề là Thánh Tâm Chúa, nguồn sức sống thần linh ban ơn thiêng. Hãy siêng năng chạy đến Thánh Thể và Thánh Tâm để được an ủi và bổ dưỡng trên đưỡng lữ hành về Quê Trời vĩnh cửu.

@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧

𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒂, 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒖̛̉ 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒍𝒆̂̃ 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒂̂𝒎 Đ𝒖̛́𝒄 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑴𝒐̣̂𝒕 𝑪𝒉𝒂 𝒚𝒆̂𝒖 𝒅𝒂̂́𝒖, 𝑪𝒉𝒂 𝒃𝒂𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒗𝒖𝒊 𝒎𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒏𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒌𝒚̀ 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̃ 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒊̀ 𝒚𝒆̂𝒖 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏. 𝑿𝒊𝒏 𝒅𝒂̣𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒕𝒊̀𝒎 đ𝒆̂́𝒏 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒂̂𝒎 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒎𝒂̀ 𝒉𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒕𝒂̣̂𝒏 𝒏𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒐̛𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 đ𝒐̣̂ 𝒕𝒓𝒂̀𝒐 𝒅𝒂̂𝒏𝒈. 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏. 

Lm. Nhan Quang