Dân Chúa Âu Châu

𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗡𝗮̆𝗺 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝟮 𝗖𝗿 𝟭𝟭, 𝟭-𝟭𝟭; 𝗠𝘁 𝟲, 𝟳-𝟭𝟱.

200261964 4398748233489046 7297190906122762701 nCon người thường có khuynh hướng nhìn những lợi lộc vật chất trước tiên, còn những gì hậu quả sau đó mặc kệ. Bằng chứng, ngày nay có nhiều hàng giả, hàng chế, ngay cả thực phẩm kém chất lương cũng tung ra thị trường, ai mắc bệnh mặc kệ, miễn sao có lợi nhuận là được. Với cái nhìn bổng lộc như thế, trong bài đọc 1, thánh Phaolô cho các tín hữu Corintô biết ông đã lo lắng mọi cách để chuẩn bị cho họ sống mối liên hệ với Đức Kitô; chứ không quan tâm đến việc đáp trả lợi lộc vật chất của họ, như kẻ thù tố cáo. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu muốn các môn đệ ưu tiên cho Thiên Chúa trước, sau đó lo việc có lương thực hằng ngày và các nhu cầu khác.


𝟭. 𝗫𝗲𝗺

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: ‘Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày ; xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con ;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.’ “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”

𝟮. 𝗫𝗲́𝘁

Vào đầu Đức Giê-su cảnh cáo các môn đệ ngay về việc cầu nguyện: đừng lải nhải như dân ngoại, họ cứ tưởng nói nhiều là sẽ được. Dân ngoại cũng tin có Chúa, nhưng Chúa của họ ở xa tít mấy từng mây cao, cách xa dân chúng, vì thế phải kêu cầu lớn tiếng, nói nhiều lần mới thấu đến Ngài. Trong khi Đức Giê-su mạc khải cho mọi người biết Thiên Chúa là người Cha gần gũi, hiểu biết con người cần gì, muốn gì… Ngài dạy chúng ta gọi Thiên Chúa “Abba!” nghĩa là “Ba ơi!”, nghe rất ngọ ngào và dễ thương làm sao!

Tại sao khi cầu nguyện, người ta hay lải nhải như dân ngoại? Là vì ta không biết cầu nguyện thế nào để Chúa nhậm lời, vì thế cứ nói cho nhiều. Hôm nay, Đức Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện cách xứng đáng. Đây là bài cầu nguyện mẫu, ta thường gọi là ‘kinh Lạy Cha’, giúp ta phải biết ưu tiên Thiên Chúa trước rồi mới đến nhu cầu con người, bản thân chúng ta. Như thế rõ ràng, kinh Lạy Cha có 2 phần:

+ 𝘘𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘨𝘪̀ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘷𝘦̂̀ 𝘊𝘩𝘶́𝘢.
Trước tiên Đức Giê-su hướng chúng ta nhìn lên Chúa Cha, ý thức Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt. “Lạy Cha chúng con”, tức là Cha của mọi người, không phân biệt người có đạo hay không có đạo, Ngài là Cha của mọi người. Người Cha đó đang tỏ vinh quang ngự trên trời cao. Sau đó, Đức Giê-su dạy ta dâng lên 3 lời nguyện ưu tiên cho Chúa trước: Danh Cha cả sáng; Nước Cha mau đến; Ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cầu cho tất cả mọi sự tốt đẹp ở Chúa. Phải ưu tiên cho Chúa, dành cho Chúa tất cả là ở đây. Rồi sau đó mới quan tâm đến nhu cầu chúng ta.

+ 𝘘𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 đ𝘦̂́𝘯 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢.
“Con người là một tổng thể duy nhất có xác và hồn”. Vì thế, 2 nhu cầu cho thể xác và linh hồn thật cần thiết. Trước tiên, về thể xác cần có lương thực để nuôi sống. Có thực mới vực được đạo, có của ăn ta mới vững bụng sống cho Chúa. Chúng ta chỉ xin Cha ban lương thực hằng ngày dùng đủ, chứ không cần phải tích trữ làm giàu; Thứ đến, của ăn nuôi hồn, tinh thần là Lời Chúa và Mình Máu Thánh nuôi dưỡng làm phát triển tâm linh. Mấy ngày dịch bệnh này, chắc chúng ta cảm nghiệm thiếu thốn lương thực này rồi. Nhu cầu tinh thần của con người cũng quan trọng, đó là cần được tha thứ; cần chiến thắng mọi mưu mô cám dỗ của Sa-tan; cần được bình an thoát khỏi sự dữ. Đức Giê-su dạy ta 4 lời cầu cho những nhu cầu đời sống con người rất thực tế và ý nghĩa.

Nhiều nhà chú giải nghĩ rằng đây là sự cám dỗ lớn nhất! Cơn cám dỗ rất đáng sợ ấy: là “đánh mất Đức tin”, “bỏ rời Đức Giêsu”. Thử thách to lớn ấy đã khiến Chúa Giêsu phải nói: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Và khi kể lại cơn hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani, Luca đã hai lần nhắc lại lời Chúa Giêsu khuyến cáo các bạn hữu của Ngài (22,40 và 22,46): Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dữ… Phải, cơn cám dỗ lớn nhất chính là bỏ rơi Chúa.

𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺

Bài cầu nguyện duy nhất của Đức Giê-su, ta quen gọi là ‘Kinh Lạy Cha’, đã để lại cho trần gian như bài cầu nguyện mẫu cho nhân loại. Thế mà, bấy lâu nay chúng ta dường như cầu nguyện đảo lộn trật tự: thay vì chúc tụng, ca ngợi Chúa trước rồi mới xin những ơn cần thiết cho mình, nhưng chúng ta lại làm ngược lại. Thế mới hỏi sao lời cầu nguyện của tôi không được Chúa chấp nhận?

Mong rằng từ nay, mỗi chúng ta ý thức hơn khi cầu nguyện làm vinh danh Chúa trước các nhu cầu cho bản thân. Rồi đây, chúng ta sẽ khám phá sự huyền nhiệm của lời cầu nguyện, và tất nhiên làm đời sống tương quan giữa mình với Chúa thăng hoa cao hơn, đem lại phần cứu rỗi cho mình và cho những ai ta tiếp xúc.

@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻

𝙇𝙖̣𝙮 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙤𝙖̀𝙣 𝙣𝙖̆𝙣𝙜 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙝𝙪̛̃𝙪, 𝙖́𝙣𝙝 𝙨𝙖́𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝙩𝙪̛̣𝙖 𝙫𝙖̂̀𝙣𝙜 đ𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙪̛̀ 𝙩𝙧𝙤̛̀𝙞 𝙘𝙖𝙤 𝙩𝙝𝙖̆̉𝙢, đ𝙖̃ 𝙫𝙞𝙚̂́𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙖̆𝙢 𝙘𝙪̛́𝙪 𝙘𝙝𝙪𝙤̣̂𝙘 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣. 𝙉𝙜𝙪𝙮𝙚̣̂𝙣 𝙭𝙞𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙧𝙤̣𝙞 𝙝𝙖̀𝙤 𝙦𝙪𝙖𝙣𝙜 𝙧𝙪̛̣𝙘 𝙧𝙤̛̃ 𝙖̂́𝙮 𝙘𝙝𝙤 𝙣𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙙𝙖̂𝙣 𝙘𝙤̀𝙣 𝙣𝙜𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙗𝙤́𝙣𝙜 𝙩𝙤̂́𝙞 𝙩𝙪̛̉ 𝙩𝙝𝙖̂̀𝙣. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.

Lm. Nhan Quang