Dân Chúa Âu Châu

IMG 3183Hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính thánh Gioan Tông Ðồ khiến cho chúng ta nhớ ngay đến câu nói vào lúc sau cùng của Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế với Đức Maria người Mẹ qúy trọng của Ngài và người Môn Đệ Gioan Ngài yêu thuơng nhất trước khi Chúa Con trút hơi thở cuối cùng trên cây Thập Tự tại ngôn đồi Gongoltha ở Giêrusalem."Thưa bà, đây là con bà... Ðây là mẹ con" (Gioan 19:26b, 27b).
Chính vì thế mà người Môn Đệ Gioan đã cố gắng chu toàn bổn phận với lời giao phó của Thầy Mình là Đức Giêsu: ("Thưa bà, đây là con bà... Ðây là mẹ con" Gioan 19:26b, 27b). Ông Gioan một thời gian sau khi Thầy của mình là Đức Giêsu Kitô hy sinh để cứu chuộc nhân loại như lời Chúa phán và về Trời thì một thời gian sau đó ông thấy tình hình bị bách hại khó khăn nơi miền đất hứa của Israen này. Ông gioan Tông Đồ là một người rất thông minh đã đưa Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu và sau đó cũng gọi là Mẹ mình để trẩy đi một nơi xa cách đó khoảng 1.000 Km gọi là thành phố Êphêsô, mà lúc đó ông cho là an toàn hơn cho ông và Đức Mẹ Maria. Nơi Ephêsô này lúc đó là đất La Mã rất văn minh và dân chủ nên mọi người dân có quyền bình đẳng tự do theo đạo nào mình muốn. (Ngày nay gọi là tự do tôn giáo).

Thành Phố Ephêsô là một thành phố hải cảng cổ xưa, đã được thiết lập vào thế kỷ thứ 11 trước công nguyên, bởi những người Hy Lạp. Thánh Phaolô đã đến đây rao giảng nhiều lần và sau này chọn Ephêsô để thành lập một cộng đoàn giáo hội Công Giáo tại đây vào thế kỷ thứ I. Và từ đó cộng đoàn Ephêsô đã trở thành một trong những địa điểm đầu tiên của Kitô giáo nơi vùng đất này. Ðây cũng là điểm tựa để ngài và các bạn đồng hành rao giảng Tin Mừng qua vùng đất Á Châu sau này. Trong sách CVTĐ. chương 19 cũng đã ghi lại những sự việc này rất dài và rõ ràng.
Tại nơi đây thánh Gioan tông đồ đã xây đựng một căn nhà bằng đá 2 gian, một cho Đức Mẹ và một gian cho mình, thêm một gian nhà bếp nữa. Chính tại nơi này Ngài đã viết lại cuốn Phúc Âm thứ tư đó là Phúc Âm của Thánh Gioan. Sau khoảng 7 năm thì Ngài Đưa Đức Mẹ trở về Đất Do Thái và sau này khi Đức Maria qua đời Ngài quay lại đây sinh sống cùng cộng đoàn Công Giáo và qua đời tại đây.
Ephêsô trở thành một nơi hành hương nổi tiếng của giáo hội là vì theo truyền thống, Ðức Mẹ Maria, Thánh Gioan Tông Ðồ, Thánh Phaolô Tông Ðồ, Thánh nữ Maria Mađalêna, Thánh Timôtê và rất nhiều vị thánh của thế kỷ thứ I..., đã từng sinh sống và đã qua đời tại đây. Ðể kỷ niệm Thánh Gioan Tông Ðồ đã sinh sống và đã chết tại nơi này, vào thế kỷ thứ 6, Hoàng Ðế của đế quốc Ðông Roma đã cho xây dựng tại đây một Ðền Thánh gọi là Ðền Thánh Gioan Tông Ðồ. Chính tại Thành Phố Ephêsô này, vào năm 431 cũng đã có Công Ðồng Chung của Giáo Hội và tuyên bố Tín Ðiều Ðức Trinh Nữ Maria là Theotokos Mẹ Thiên Chúa.
Tôi có dịp may được đến đây lần thứ hai nên mạn phép ghi lại ít dòng và và hình ảnh Ngôi nhà nơi Thánh Gioan và Đức Mẹ sinh sống cũng như là Vương cung thánh đương và ngôi mộ của Ngài.
 
Trầm Hương Thơ 27.12.2023
 
 
 

_________________________________________________________________________________________________________________________

VÀI ĐOẠN PHÚC ÂM LIÊN QUAN ĐẾN THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ.
 
- Các ông Giacôbê và Gioan "đang ở trên thuyền, cùng với người cha là ông Zêbêđê vá lưới. Ðức Kitô gọi họ, và ngay lập tức họ bỏ thuyền và từ giã người cha mà theo Ngài" (Mátthêu 4:21b-22).
- Phúc Âm Thánh Gioan đề cập đến ngài như "người môn đệ được Ðức Giêsu yêu quý" (x. Gioan 13:23; 19:26; 20:2), là người được ngồi cạnh Ðức Giêsu trong bữa Tiệc Ly, và là người được Ðức Giêsu ban cho một vinh dự độc đáo khi đứng dưới chân thánh giá, là được chăm sóc mẹ của Ngài. "Thưa bà, đây là con bà... Ðây là mẹ con" (Gioan 19:26b, 27b).
- Vì ý tưởng thâm thuý trong Phúc Âm của ngài, Thánh Gioan thường được coi như con đại bàng thần học, cất cánh bay cao trong một vùng mà các thánh sử khác không đề cập đến.
- Vào ngày đầu tiên của biến cố Phục Sinh, bà Mađalêna "chạy đến ông Simon Phêrô và người môn đệ mà Ðức Giêsu yêu dấu, và bà bảo họ, 'Người ta đã đem Chúa ra khỏi trong mộ; và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu?" (Gioan 20:2). Gioan nhớ rằng, chính ngài và Phêrô cùng đi cạnh nhau, nhưng "người môn đệ kia chạy nhanh hơn ông Phêrô nên đến mộ trước nhất" (Gioan 20:4b). Ông không bước vào mộ, nhưng đợi ông Phêrô và để ông này vào trước. "Sau đó người môn đệ kia mới bước vào, và ông đã thấy và đã tin" (Gioan 20:8).
- Thánh Sử Gioan đã viết cuốn Phúc Âm vĩ đại, cũng như các lá thư và Sách Khải Huyền. Cuốn Phúc Âm của ngài là một công trình độc đáo. Ngài nhìn thấy sự vinh hiển và thần thánh của Ðức Giêsu ngay trong các biến cố ở trần gian. Trong bữa Tiệc Ly, ngài diễn tả Ðức Giêsu với những lời phát biểu như thể Ðức Giêsu đã ở thiên đàng. Ðó là cuốn Phúc Âm về sự vinh hiển của Ðức Giêsu.
- Những gì ngài viết có thể được coi là tóm lược của Phúc Âm: "Chúng ta đã biết và đã tin vào tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ" (1 Gioan 4:16).