Dân Chúa Âu Châu

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐒𝐚́𝐮 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐈𝐈 - 𝐏𝐒
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐂𝐯 𝟐𝟓, 𝟏𝟑-𝟐𝟏; 𝐆𝐚 𝟐𝟏, 𝟏𝟓-𝟏𝟗.
187518786 4318742948156242 5524556621058107719 nTrong xã hội rất dễ tìm người lãnh đạo, vì ai cũng thích địa vị cao trọng. Trong khi ở Giáo hội khó tìm, vì địa vị chẳng cao trọng, lương bổng không gì nhiều, đủ để nuôi sống cá nhân thôi. Nhiều khi còn bị phê bình, chỉ trích, có nơi bị tù đày nữa. Cho nên cũng dễ hiểu sao ít người đi con đường tu trì dấn thân phục vụ cho đoàn chiên trong Giáo hội. Thế nhưng cũng có người người dấn thân làm mục tử, cái gì cuốn hút họ làm điều đó. Chính là vì yêu mến những linh hồn, nên họ sẵn sàng xả thân vì cứu rỗi các linh hồn. Như Chúa Giê-su trong Tin Mừng hôm nay, Ngài đòi hỏi Phê-rô phải có lòng mến đối với Ngài.

𝟏. 𝐗𝐞𝐦

Sau khi dùng bữa với các môn đệ tại Biển Hồ Ti-bê-ri-a, Đức Giê-su Phục Sinh hỏi ông Si-môn Phê-rô : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Người nói : “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không ?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới lần thứ ba : “Anh có thương mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự ; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông : “Hãy theo Thầy.”

𝟐. 𝐗𝐞́𝐭

Chương 21 là chương cuối cùng của Tin Mừng Gioan. Bài Tin Mừng hôm nay, sau khi Chúa Phục Sinh truyền lệnh cho các tông đồ thả lưới bên phải mạn thuyền được nhiều cá và dùng bữa điểm tâm với các ông ở bờ biển hố Ti-bê-ri-a, Chúa Giê-su thiết lập quyền bính của Phê-rô trong Giáo hội, tức xác lập quyền bính của vị Giáo Hoàng trong Hội Thánh của Người.

Đây không phải là lần thứ nhất mà là lần thứ hai, Chúa Giê-su xác định quyền bính của Phê-rô. Chúng ta còn nhớ tại thành Xê-da-rê Philipphê, sau khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16, 16), thì Chúa Giêsu đã nói với Phêrô rằng: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16, 17 – 19). Có nghĩa Chúa Giêsu đã xác định thánh Phêrô đứng đầu Hội thánh, và Giáo hội của Ngài được xây dựng trên đá tảng Phêrô, rất vững chắc mà các thế lực tử thần không làm gì được. Đồng thời Chúa Giêsu cũng trao Chìa khóa Nước trời với quyền Cầm buộc – Tháo cởi. Thời điểm xảy ra sự kiện này nằm trong hành trình Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem để bước vào cuộc khổ nạn. Nhưng từ đó cho đến nay, lúc Chúa Giêsu sống lại, đã có nhiều biến cố dồn dập xảy ra: Chúa Giêsu bước vào cuộc Thương khó, Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá, đã chết và được an táng trong mồ, sau đó được phục sinh, sống lại. Các tông đồ đã vấp ngã vì đã bỏ trốn hết. Biến cố bi thảm nhất đối với Phêrô, đó là ông đã chối Chúa đến 3 lần trước mặt một đầy tớ gái, đó là điều cay đắng và nhục nhã nhất đối với ông.

Vấn đế đặt ra, cái quyền bính mà Chúa Giêsu đã trao cho Phêrô có còn giá trị không? Thì hôm nay, Sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ trên biển hồ Galilê để Ngài làm cuộc trắc nghiệm cuối cùng để chính thức trao cho Phêrô quyền bính trong Giáo hội của Ngài. Nó cũng như cuộc trắc nghiệm trước khi trao cho tiến chức một chức thánh trong Giáo hội.

Cuộc trắc nghiệm ấy được thực hiện bằng 3 câu hỏi tương tự nhau, và sau mỗi câu trả lời của Phê-rô, Chúa Giê-su liền trao cho ông nhiệm vụ.
+ Câu hỏi 1: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không ?” Các tông đồ ai cũng yêu mến Thầy cả. Nhưng để lãnh đạo Hội Thánh Người, Chúa Giê-su đòi hỏi lòng mến phải trổ vượt lên tất cả mới chăm nom Hội Thánh của Người. Sau câu trả lời “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Chúa Giê-su trao nhiệm vụ “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”.
+ Câu hỏi 2: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Câu trả lời của Phê-rô vẫn thế: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Chúa Giê-su lại trao nhiệm vụ cho ông “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”
+ Câu hỏi 3: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Câu trả lời lần 3 này, Phê-rô nhấn mạnh “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự ; Thầy biết con thương mến Thầy.” Chúa Giê-su trao nhiệm vụ cho ông “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”

Như thế, ta hiểu ngay rằng, Chúa Giê-su đã trao quyền bính thật sự cho Phê-rô, 2 lần trao nhiệm vụ đầu là lãnh đạo các tín hữu, vì số tín hữu là phần đông trong Giáo hội, nên Chúa Giê-su nhấn đến 2 lần. Trong khi lần 3, ta có thể hiều Chúa Giê-su trao quyền lãnh đạo cho ‘chiên mẹ’ của Ngài, tứ hàng Giám mục, Linh mục, Tu sĩ trong Giáo hôi. Dây là thành phần ít hơn.

Có người giải thích rằng, sở dĩ Chúa Giê-su trắc nghiệm 3 lấn với những câu hỏi giống nhau là muốn nhắc Phê-rô đã chối Chúa 3 lần. Giải thích như vậy cũng đúng. Có thể Chúa Giê-su nhắm đến mục tiêu đó. Nhưng ở đây, có thể Phê-rô buồn vì thất Thầy dường như không tin tưởng mình, nên lần thứ 3 Phê-rô khẳng định mạnh “Thầy biết rõ mọi sự”. Hơn nữa, Chúa Giê-su mong muốn người lãnh đạo phải có lòng gắn bó và yêu mến Chúa sâu sắc mới có thể gánh vác trách nhiệm được.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦

“Con có yêu mến Thầy không”, câu hỏi trắc nghiệm của Chúa Giê-su đặt ra cho Phê-rô, cũng là câu hỏi được đặt ra cho mỗi chúng ta hằng ngày. Ngày hôm nay, tôi có yêu mến Chúa không? Tôi đã làm những gì cho đẹp lòng Chúa cho Danh Chúa cả sáng? Tôi có xúc phạm đến tha nhân, đang mang hình ảnh Chúa, đến danh dự, uy tín của họ? Tập trả lời những câu hỏi ấy mội ngày, chúng ta kiểm chứng được lòng mến Chúa.

Bằng một tình yêu Chúa thật sự, chúng ta có thể làm được những điều không thể. Chẳng hạn cảm thông, tha thứ cho người tấn công mình bằng những lời nói xấu hay hành động khiếm nhã. Chúng ta noi gương Chúa giàu lòng thương xót, để trở thành người lãnh đạo tốt trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧

𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒕𝒐̂𝒏 𝒗𝒊𝒏𝒉 Đ𝒖̛́𝒄 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̂̉ 𝒂́𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏, 𝒉𝒂̂̀𝒖 𝒎𝒐̛̉ đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒗𝒂̀𝒐 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒊̃𝒏𝒉 𝒄𝒖̛̉𝒖. 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒃𝒂𝒏 𝒐̛𝒏 𝒕𝒓𝒐̣𝒏𝒈 đ𝒂̣𝒊 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒙𝒊𝒏 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒆̂𝒎 𝒍𝒐̀𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒌𝒊́𝒏𝒉 𝒎𝒂̀ 𝒑𝒉𝒖̣𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒕𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒊̀𝒏𝒉. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.

Lm. Nhan Quang