Tin Thế Giới
Tin Thế Giới
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
KINH HOÀNG! QUÂN KHỦNG BỐ TALIBAN ĐÃ ĐỘT NHẬP MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC PAKISTAN GIẾT CHẾT 145 HỌC SINH
- Tội ác tày trời! của quân khủng bố Taliban đã giết chết ít nhất 145 người đa số là trẻ em học sinh trong một trường học ở Pakistan
- Theo nguồn tin CNN cho biết hàng chục tên khủng bố Taliban đã dùng thang đột nhập vào từ hướng nghĩa địa phía sau của một ngôi trường công thuộc tỉnh Peshawar ở Pakistan do quân đội quản lý, chúng đã dùng súng bắn bị thương người giám thị và uy hiếp tất cả trường học. Sau đó chúng đã đốt người giám thị này khi còn sống trước mặt các em học sinh.
- Một em học sinh 14 tuổi sống sốt chứng kiến đã kể lại rằng: Chúng leo lên đứng trên các ghế đá và hô lớn Ahla trên hết. Sau đó chúng nổ súng vào các em. Nhiều trẻ em đã chui vào dưới các băng ghế để trốn nhưng bọn khủng bố đã gầm lên và hô to giết hết chúng!
- Quân đội Pakistan đã phải chiến đấu khẩn cấp và mãnh liệt để vào bên trong trường học giải cứu các em học sinh và thầy cô giáo cùng những nhân viên. Những tên khủng bố đã mặc những bộ quần áo có gắn chất nổ và vũ khí để giết người. Hai bên đã giao tranh khốc liệt.
- Theo tin từ Bộ trưởng Thông tin Mushtaq Ghani Pakistan cho hay ngôi trường này có trên 1100 học sinh. Ông cho hay quân khủng bố đột nhật vào trường học này không phải để bắt các học sinh làm con tin, mà là để cố tình giết chết hết tất cả những người trong ngôi trường này.
- Người phát ngôn của quân đội Tướng Asim Bajwa cho biết: Tạm thời quân đội đã dẹp tan quân khủng bố và đang di tản các em cũng như kiểm tra lại tất cả. Có ít nhất 145 người đã chết gồm 132 trẻ em và 10 nhân viên, và 3 người lính. hơn 100 người bị thương đa số là các trẻ em học sinh. 7 xác của quân khủng bố đã được tìm thấy. Đa số những người chết là ở lứa tuổi từ 12-16.
- Shahrukh Khan, 16 tuổi, một học sinh sống sót trong vụ tàn sát này nhờ giả chết sau khi bị quân khủng bố Taliban bắn vào cả hai chân đã kể lại: Em đã nhìn thấy thi thể của một người trợ lý văn phòng đang cháy, cũng như vô số xác chết và đầy máu.
- Đây là một bằng chứng khủng khiếp của sự tàn ác giết người man rợ với các em học sinh vô tội.
- Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif rất đau buồn ông đã thông báo tiến hành quốc tang trong ba ngày.
Ông cũng đề nghị tổ chức cuộc họp với tất cả các đảng vào ngày mai ở Peshawar.
-Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án những kẻ khủng bố đã "một lần nữa cho thấy sự đồi bại của họ"
- Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói rằng đó là "hành động kinh dị và xếp hạng hèn nhát".
- Thủ tướng Anh David Cameron Tổng thống Ấn Độ, và nhiều nguyên thủ quốc gia đã đồng loạt lên án sự việt trên.
Trầm Hương Thơ: lược dịch từ Nguồn: CNN.
16.12.2014
- Viết bởi Vũ Van An
Dù Thủ Tướng Tony Abbot tránh dùng chữ khủng bố, nhưng ai ai ở Sydney cũng đều gọi biến cố ngày thứ Hai vừa qua là cuộc tấn công của khủng bố, lần đầu tiên xẩy ra đối với thành phố thân yêu của họ. Hai con tin hy sinh trong biến cố này, vì thế, chắc chắn sẽ được họ dựng bia kỷ niệm với lòng biết ơn và xúc động sâu xa.
Sự xuất hiện của lá cờ đen với hàng chữ Ả Rập mà đa số người dân Sydney đọc không hiểu nhưng họ hiểu nó có ý nghĩa gì khiến những người Úc cực hữu nổi giận. Thực vậy, theo Anne Davies và Tim Elliott của tờ The Sydney Morning Herald, nhóm cực hữu “Liên Minh Bảo Vệ Úc” đã sử dụng Facebook đưa ra lời đe dọa sau đây, ngay khi cuộc tấn công khủng bố đang diễn ra “Chỉ cần một người bị xâm hại, chúng ta sẽ tiến về Lakemba”. Lakemba là nơi sinh sống của nhiều người Hồi Giáo; tại đây có ngôi đền thờ nổi tiếng của tôn giáo này.
Chính vì thế, một số nhóm Hồi Giáo đã nhanh chóng thành lập một liên minh và ra lời tuyên bố, bày tỏ sự “ngỡ ngàng và khiếp đảm” đối với cuộc tấn công khủng bố tại Martin Place, được coi như trung tâm sinh hoạt của Sydney. Họ không quên “thúc giục mọi người hãy thanh thản”.
Lời tuyên bố của họ có câu: “Chúng tôi bác bỏ bất cứ mưu toan nào nhằm tước đoạt sự sống vô tội của bất cứ con người nào, hay dẫn truyền sợ sệt và kinh hoàng vào tâm hồn họ.
"Bất chấp hành động hèn hạ nào loại này cũng chỉ để phục vụ nghị trình của những người tìm cách phá hoại thiện chí của nhân dân Úc và làm thiệt hại thêm cho Hồi Giáo cũng như phỉ báng nó và Cộng Đồng Hồi Giáo tại đất nước này.
“Chúng tôi xin mọi người nhớ rằng những hàng chữ Ả Rập ghi trên lá cờ đen không nói lên một tuyên bố chính trị nào, mà chỉ tái khẳng định một chứng từ của lòng tin vốn bị các cá nhân sai lạc không đại diện cho ai ngoài chính chúng sử dụng sai”.
Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo trên lo sợ những vụ trả đũa đối với các cộng đồng của họ trong những ngày tới, do đó, đã kêu gọi các thành viên của đền thờ về thẳng nhà ngay tối thứ Hai.
Nói chung, cộng đồng Hồi Giáo đoàn kết với nhau trong việc kết án các biến cố vừa qua. Họ tỏ ra không biết gì tới căn cước cũng như động lực của tên khủng bố.
Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo tại Úc, Tiến Sĩ Ibrahim Abu Mohamed, cho hay ông và Hội Đồng Iman Toàn Nước Úc lên án “hành động tội ác này một cách cương quyết và nhắc lại rằng những hành động như thế hoàn toàn bị bác bỏ trong Hồi Giáo.
“Cùng với cộng đồng Úc nói chung, chúng tôi đang đợi kết quả điều tra về căn cước người phạm pháp và các động lực nằm phía sau tội ác này”.
Hiệu Trưởng Trường Rissalah ở Lakemba là Afif Khalil cho hay ông nhận được rất nhiều cú điện thoại của các cha mẹ “hốt hoảng” gọi vào trường. Ông bảo “hôm nay là ngày phát thưởng cuối năm của trường, và tôi lợi dụng dịp này nói chuyện với các em về Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Các cha mẹ ai nấy đều ngỡ ngàng. Phần lớn cộng đồng của chúng tôi phát xuất từ các nước bị chiến tranh tàn phá. Họ đến đây để trốn thoát những điều này, để rồi thấy những điều này theo họ tới tận đây”.
Ông Khalil cho hay ông không đưa thêm bất cứ biện pháp an ninh nào khác vào ngày thứ Ba, ngày cuối cùng của năm học. “Nó sẽ là ngày sinh hoạt như thường lệ. Chúng tôi có liên hệ rất tốt với cảnh sát ở đây, họ luôn có sự hiện diện rõ rệt trong những lúc như thế này”.
Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo của Sydney đã hội họp với cảnh sát ngay sáng thứ Hai khi họ nghe tin có cuộc bắt con tin tại Martin Place. Một số giới Hồi Giáo như Rebecca Kay sợ rằng cuộc tấn công tại Martin Place rất có thể sẽ làm gia tăng các cảm thức chống Hồi Giáo. Bà cho hay “Các bạn đã thấy nhiều nhắn nhe trên các phương tiện truyền thông xã hội; có người viết ‘tống khứ mọi tên Hồi Giáo đi’.
“Sau khi luật lệ mới về an ninh được thông qua, chúng tôi theo dõi các vụ tấn công vào người Hồi Giáo khắp Sydney, và thấy rằng mỗi ngày, trong khoảng 3 tuần lễ, đã có từ 5 tới 7 cuộc tấn công. Xe cộ bị phá phách, phụ nữ bị đấm đá, khạc nhổ hay chửi bới. Nay chuyện này chắc chắn sẽ gia tăng. Ai cũng sẽ nói về chuyện này”.
Đừng để nó khiến ta chống lại nhau
Hãng Reuters cho hay các Kitô hữu đang cầu nguyện cho Nước Úc sau cuộc phong tỏa kéo dài 16 tiếng đồng hồ một tiệm càphê tại trung tâm tài chánh của Sydney với hậu quả 2 con tin và một người duy Hồi Giáo bắt giữ con tin thiệt mạng.
Người bắt giữ con tin tên là Man Haron Monis, trước đây vốn là một người tị nạn từ Iran. Hai con tin là người quản lý tiệm cà phê Lindt, tên Tori Johnson, 34 tuổi, và nữ luật sư Karina Dawson, 38 tuổi.
Bốn người bị thương trong biến cố này, nhưng vết thương không đe dọa mạng sống. Một số con tin bị buộc phải trương một lá cờ đen lên cửa sổ tiệm càphê.
Cuộc phong tỏa chấm dứt khi lực lượng cảnh sát đặc biệt tấn công vào tiệm cà phê vì nghe có tiếng súng phát ra từ bên trong.
Trong cuộc phong tỏa này, các nhà lãnh đạo Anh Giáo và Công Giáo đã đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện cho sự an toàn của các con tin và những người cố gắng cứu thoát họ.
Lên tiếng trước khi cuộc phong tỏa kết thúc, TGM Anh Giáo của Sydney là Glenn Davies cho hay quả là đáng lo ngại khi khủng bố lan tới các bờ biển của Úc. Ông cho hay ông cầu nguyện cho “việc mau chóng có công lý đối với những kẻ tìm cách xâm lăng thế giới của chúng ta bằng một học thuyết hận thù và bạo lực”.
TGM Công Giáo của Sydney, Đức Cha Anthony Fisher, thì kêu gọi người Úc cầu nguyện để đất nước họ vẫn còn là một nơi an tòan và hoà hợp về xã hội. Ngài nói rằng: “Hai phẩm tính vĩ đại nhất của quốc gia ta là bầu khí dễ chịu, an toàn và lịch sử hòa hợp giữa nhân dân thuộc đủ mọi thống thuộc sắc tộc, tôn giáo và chính trị.
“Biến cố ngày hôm nay sẽ chứng thực cho quyết tâm của chúng ta nhất định còn là một xã hội như trên. Ta không được để cho biến cố này khiến ta chống lại nhau hay xâm hại tới cảm thức an ninh của ta.
“Vào lễ Giáng Sinh, ta hướng về việc Chúa Giêsu, Hoàng Tử Hòa Bình, sinh ra. Ta hãy cầu xin Người, căn cứ vào lời Thiên Chúa hứa với Giêrêmia: ‘Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp ứng lại ngươi, và dẫn các con tin của ngươi tới nơi an toàn”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Số Bẩy vào sáng thứ Ba, Đức TGM Fisher nhấn mạnh rằng: Lạm dụng là chuyện thường xẩy ra, không những đối với tôn giáo mà còn cả đối với dân chủ và kinh doanh nữa. Nhưng không vì thế mà ta hạ giá các định chế này.
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
Người Mẫu đẹp nổi tiếng, đang trong thời kỳ sự nghiệp hưng thịnh nhất bỗng nhiên theo tiếng gọi trong tâm hồn để trở thành một nữ tu bình dị.
Đang đứng ở phía trên cùng của sự nghiệp hưng thịnh của cô, một người mẫu Tây Ban Nha xinh đẹp đã cho đi tất cả để trở thành một nữ tu.
Cô Olalla Oliveros, một photo Model đang làm người mẫu trên đài truyền hình thể thao Tây Ban Nha, và đồng thời cô cũng là một nữ diễn viên điện ảnh đã từ bỏ sự nghiệp của mình và theo tiếng gọi quyết định trở thành một nữ tu.
Từ tháng trước, cô Olalla Oliveros đã gia nhập Dòng thánh Michael.
Cô Olalla Oliveros không muốn nói về bản thân mình, nhưng cô miễn cưỡng cho biết: Cô đã trải qua một biến động rất lớn trong tâm hồn "như một trận đông đất" từ kinh nghiệm của một chuyến viếng thăm viếng Đức Mẹ Fatima. Từ tiếng gọi này mà cô quyết định rũ bỏ hình ảnh của mình để trở thành một nữ tu. Đây là một điều mà trước đây cô tưởng là hoàn toàn vô lý nhưng nay đã trở nên hiện thực.
Cuối cùng, cô nhận ra rằng hình ảnh trong tâm trí cô là một ƠN GỌI. "Chúa đã chọn không bao giờ sai.
“Ngài gọi trong hồn tôi, hãy theo Ngài! và tôi không thể từ chối,"
-Oliveros nói.
-Bây giờ tôi chỉ muốn trở thành một nữ tu bình thường.
Trầm Hương Thơ
- Viết bởi Vũ Van An
Dù Thủ Tướng Tony Abbot tránh dùng chữ khủng bố, nhưng ai ai ở Sydney cũng đều gọi biến cố ngày thứ Hai vừa qua là cuộc tấn công của khủng bố, lần đầu tiên xẩy ra đối với thành phố thân yêu của họ. Hai con tin hy sinh trong biến cố này, vì thế, chắc chắn sẽ được họ dựng bia kỷ niệm với lòng biết ơn và xúc động sâu xa.
Sự xuất hiện của lá cờ đen với hàng chữ Ả Rập mà đa số người dân Sydney đọc không hiểu nhưng họ hiểu nó có ý nghĩa gì khiến những người Úc cực hữu nổi giận. Thực vậy, theo Anne Davies và Tim Elliott của tờ The Sydney Morning Herald, nhóm cực hữu “Liên Minh Bảo Vệ Úc” đã sử dụng Facebook đưa ra lời đe dọa sau đây, ngay khi cuộc tấn công khủng bố đang diễn ra “Chỉ cần một người bị xâm hại, chúng ta sẽ tiến về Lakemba”. Lakemba là nơi sinh sống của nhiều người Hồi Giáo; tại đây có ngôi đền thờ nổi tiếng của tôn giáo này.
Chính vì thế, một số nhóm Hồi Giáo đã nhanh chóng thành lập một liên minh và ra lời tuyên bố, bày tỏ sự “ngỡ ngàng và khiếp đảm” đối với cuộc tấn công khủng bố tại Martin Place, được coi như trung tâm sinh hoạt của Sydney. Họ không quên “thúc giục mọi người hãy thanh thản”.
Lời tuyên bố của họ có câu: “Chúng tôi bác bỏ bất cứ mưu toan nào nhằm tước đoạt sự sống vô tội của bất cứ con người nào, hay dẫn truyền sợ sệt và kinh hoàng vào tâm hồn họ.
"Bất chấp hành động hèn hạ nào loại này cũng chỉ để phục vụ nghị trình của những người tìm cách phá hoại thiện chí của nhân dân Úc và làm thiệt hại thêm cho Hồi Giáo cũng như phỉ báng nó và Cộng Đồng Hồi Giáo tại đất nước này.
“Chúng tôi xin mọi người nhớ rằng những hàng chữ Ả Rập ghi trên lá cờ đen không nói lên một tuyên bố chính trị nào, mà chỉ tái khẳng định một chứng từ của lòng tin vốn bị các cá nhân sai lạc không đại diện cho ai ngoài chính chúng sử dụng sai”.
Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo trên lo sợ những vụ trả đũa đối với các cộng đồng của họ trong những ngày tới, do đó, đã kêu gọi các thành viên của đền thờ về thẳng nhà ngay tối thứ Hai.
Nói chung, cộng đồng Hồi Giáo đoàn kết với nhau trong việc kết án các biến cố vừa qua. Họ tỏ ra không biết gì tới căn cước cũng như động lực của tên khủng bố.
Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo tại Úc, Tiến Sĩ Ibrahim Abu Mohamed, cho hay ông và Hội Đồng Iman Toàn Nước Úc lên án “hành động tội ác này một cách cương quyết và nhắc lại rằng những hành động như thế hoàn toàn bị bác bỏ trong Hồi Giáo.
“Cùng với cộng đồng Úc nói chung, chúng tôi đang đợi kết quả điều tra về căn cước người phạm pháp và các động lực nằm phía sau tội ác này”.
Hiệu Trưởng Trường Rissalah ở Lakemba là Afif Khalil cho hay ông nhận được rất nhiều cú điện thoại của các cha mẹ “hốt hoảng” gọi vào trường. Ông bảo “hôm nay là ngày phát thưởng cuối năm của trường, và tôi lợi dụng dịp này nói chuyện với các em về Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Các cha mẹ ai nấy đều ngỡ ngàng. Phần lớn cộng đồng của chúng tôi phát xuất từ các nước bị chiến tranh tàn phá. Họ đến đây để trốn thoát những điều này, để rồi thấy những điều này theo họ tới tận đây”.
Ông Khalil cho hay ông không đưa thêm bất cứ biện pháp an ninh nào khác vào ngày thứ Ba, ngày cuối cùng của năm học. “Nó sẽ là ngày sinh hoạt như thường lệ. Chúng tôi có liên hệ rất tốt với cảnh sát ở đây, họ luôn có sự hiện diện rõ rệt trong những lúc như thế này”.
Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo của Sydney đã hội họp với cảnh sát ngay sáng thứ Hai khi họ nghe tin có cuộc bắt con tin tại Martin Place. Một số giới Hồi Giáo như Rebecca Kay sợ rằng cuộc tấn công tại Martin Place rất có thể sẽ làm gia tăng các cảm thức chống Hồi Giáo. Bà cho hay “Các bạn đã thấy nhiều nhắn nhe trên các phương tiện truyền thông xã hội; có người viết ‘tống khứ mọi tên Hồi Giáo đi’.
“Sau khi luật lệ mới về an ninh được thông qua, chúng tôi theo dõi các vụ tấn công vào người Hồi Giáo khắp Sydney, và thấy rằng mỗi ngày, trong khoảng 3 tuần lễ, đã có từ 5 tới 7 cuộc tấn công. Xe cộ bị phá phách, phụ nữ bị đấm đá, khạc nhổ hay chửi bới. Nay chuyện này chắc chắn sẽ gia tăng. Ai cũng sẽ nói về chuyện này”.
Đừng để nó khiến ta chống lại nhau
Hãng Reuters cho hay các Kitô hữu đang cầu nguyện cho Nước Úc sau cuộc phong tỏa kéo dài 16 tiếng đồng hồ một tiệm càphê tại trung tâm tài chánh của Sydney với hậu quả 2 con tin và một người duy Hồi Giáo bắt giữ con tin thiệt mạng.
Người bắt giữ con tin tên là Man Haron Monis, trước đây vốn là một người tị nạn từ Iran. Hai con tin là người quản lý tiệm cà phê Lindt, tên Tori Johnson, 34 tuổi, và nữ luật sư Karina Dawson, 38 tuổi.
Bốn người bị thương trong biến cố này, nhưng vết thương không đe dọa mạng sống. Một số con tin bị buộc phải trương một lá cờ đen lên cửa sổ tiệm càphê.
Cuộc phong tỏa chấm dứt khi lực lượng cảnh sát đặc biệt tấn công vào tiệm cà phê vì nghe có tiếng súng phát ra từ bên trong.
Trong cuộc phong tỏa này, các nhà lãnh đạo Anh Giáo và Công Giáo đã đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện cho sự an toàn của các con tin và những người cố gắng cứu thoát họ.
Lên tiếng trước khi cuộc phong tỏa kết thúc, TGM Anh Giáo của Sydney là Glenn Davies cho hay quả là đáng lo ngại khi khủng bố lan tới các bờ biển của Úc. Ông cho hay ông cầu nguyện cho “việc mau chóng có công lý đối với những kẻ tìm cách xâm lăng thế giới của chúng ta bằng một học thuyết hận thù và bạo lực”.
TGM Công Giáo của Sydney, Đức Cha Anthony Fisher, thì kêu gọi người Úc cầu nguyện để đất nước họ vẫn còn là một nơi an tòan và hoà hợp về xã hội. Ngài nói rằng: “Hai phẩm tính vĩ đại nhất của quốc gia ta là bầu khí dễ chịu, an toàn và lịch sử hòa hợp giữa nhân dân thuộc đủ mọi thống thuộc sắc tộc, tôn giáo và chính trị.
“Biến cố ngày hôm nay sẽ chứng thực cho quyết tâm của chúng ta nhất định còn là một xã hội như trên. Ta không được để cho biến cố này khiến ta chống lại nhau hay xâm hại tới cảm thức an ninh của ta.
“Vào lễ Giáng Sinh, ta hướng về việc Chúa Giêsu, Hoàng Tử Hòa Bình, sinh ra. Ta hãy cầu xin Người, căn cứ vào lời Thiên Chúa hứa với Giêrêmia: ‘Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp ứng lại ngươi, và dẫn các con tin của ngươi tới nơi an toàn”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Số Bẩy vào sáng thứ Ba, Đức TGM Fisher nhấn mạnh rằng: Lạm dụng là chuyện thường xẩy ra, không những đối với tôn giáo mà còn cả đối với dân chủ và kinh doanh nữa. Nhưng không vì thế mà ta hạ giá các định chế này.
- Viết bởi Thanh Sơn
Sự vinh dự dành cho 2 nhân vật nổi tiếng tranh đấu cho quyền lợi của trẻ em đến từ Ấn Độ và Pakistan.
Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay 2014 đã được trao tặng cho cô nữ sinh Malala Yousafzai 17 tuổi đến từ Pakistan, và ông Kailash Satyarthi 60 tuổi đến từ Ấn Độ. Cả hai đều là những nhân vật nổi tiếng thế giới chống lại sự áp bức bóc lột trẻ em lao động, và quyền được hưởng sự giáo dục từ học đường.
Giải Nobel Hòa bình năm nay 2014 vừa được ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Hội đồng Nobel Na Uy, công bố lúc 11h sáng nay theo giờ Âu Châu. ngoài vinh dự trên còn kèm theo 1,1 triệu USD.
Ông Thorbjørn Jagland chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy nói chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với trẻ em. Sáu mươi phần trăm dân số thế giới hiện nay là người trẻ dưới 25 tuổi.
"Ủy ban rất quan tâm tới sự phát triển toàn cầu cho hòa bình và quyền của trẻ em và thanh thiếu niên phải được tôn trọng" . Nhất là ở các khu vực xung đột dẫn đến việc vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng, và nếu không có hòa bình thì nó sẽ tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Cô Yousafzai, sinh năm 1997, đã từng là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm ngoái. Cô bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10-2012 trên một chiếc xe bus vì tranh đấu đòi quyền cho các em gái được hưởng sự công bằng về giáo dục học đường.
Với giải thưởng này, Yousafzai, 17 tuổi, trở thành người trẻ tuổi nhất từ trước tới nay nhận được giải Nobel.
- Satyarthi, 60 tuổi, vô cùng can đảm khi dẫn đầu các đoàn biểu tình chống sự khai thác lao động trẻ em ở Ấn Độ.
"Ông Kailash Satyarthi người nổi tiếng tranh đấu cho sự phát triển quyền của trẻ em cho hợp với công ước quốc tế."
Ông đã tranh đấu trong nhiều năm trời chống lại việc lao động trẻ em ở Ấn Độ. Ông đã thể hiện lòng dũng cảm tuyệt vời! Đã tổ chức các cuộc biểu tình theo sự truyền thống của Mahatma Gandhi, và nhiều cách khác nhau đối với việc khai thác bóc lột sức lao động của trẻ em cho các mục tiêu kinh tế. Ông cũng đã góp phần rất nhiều vào sự phát triển của quyền trẻ em với quốc tế. Những nỗ lực không mệt mỏi của ông từ những năm 1980. Ông thành lập tổ chức "Bachpan Bachao Andolan" tạm gọi là: "Phong trào để cứu tuổi thơ" Nhiều lần ông đã xông vào các nhà máy, để giải thoát các trẻ em bị bắt làm việc qúa cực nhọc. Ông đã vận động không mệt mỏi để có luật cấm lao động trẻ em trong ngành công nghiệp dệt thảm.
Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng cho những nỗ lực tranh đấu của mình. Điển hình vào năm 1994 với giải thưởng Hòa bình ở Aachen. Năm 1999 với giải thưởng Nhân quyền của Friedrich-Ebert-Stiftung.
Đây là lần đầu tiên mà một người Ấn Độ đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình .."
Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao hàng năm kể từ năm 1901 của Ủy ban Nobel Na Uy ở Oslo. Có 278 ứng viên đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2014 - nhiều hơn tất cả những ứng cử viên từ trước tới nay. Trong số các đề nghị gồm cả 47 tổ chức.
Thanh Sơn 10-12-2014
Lược dịch từ Spiegel online Politik
- Viết bởi Đặng Tự Do
Bức hình mà quý vị và anh chị em đang nhìn thấy là quang cảnh không phải bên trong một đền thờ Hồi Giáo nhưng là một đền thờ Kitô Giáo thuộc hàng lớn nhất tại Hoa Kỳ. Thật thế, hôm thứ Sáu 14 tháng 11, hàng ngàn người Hồi Giáo đã tụ tập cầu nguyện tại Đền Thánh quốc gia Washington, biểu tượng của Anh Giáo tại Hoa Kỳ, với sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát hùng hậu và một ban trật tự cũng hùng hậu không kém.
Mọi người ra vào khu vực này đều bị cảnh sát phối hợp với ban trật tự Hồi Giáo nhận diện trước khi cho vào bên trong. Hàng trăm người Anh Giáo đứng bên ngoài nhà thờ la ó phản đối nhóm giáo sĩ Anh Giáo bên trong đã xem thường ý kiến của các tín hữu mình.
Trong số những người phản đối có mục sư Franklin Graham, người đứng đầu Hiệp hội truyền giáo Billy Graham. Ông nói rằng thật là "buồn khi thấy một nhà thờ mở cửa để người ta thờ phượng một điều gì khác hơn là Thiên Chúa Chân Thực Duy Nhất của Kinh Thánh.”
Thật là quá đau lòng khi đền thờ được cung hiến cho Thiên Chúa được dùng làm nơi thờ phượng Mohammed, kẻ mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thẳng thắn chỉ ra những nguồn gốc của bạo lực tôn giáo, căn nguyên của những bách hại mà bao nhiêu Kitô hữu cho mãi đến ngày nay vẫn còn phải gánh chịu. Thật thế, trong diễn từ tại Đại Học Regensburg hôm 12 tháng 9 năm 2006, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã trích dẫn Hoàng đế Byzatine Manuel II Paleolous ở cuối thế kỷ 14: “Hãy chỉ cho tôi điều gì mà Mohammed đã mang đến là mới mẻ, và kìa qúy vị sẽ tìm thấy những điều ác và vô nhân, như mệnh lệnh của ông là loan truyền niềm tin mà ông rao giảng bằng gươm giáo.” Điều đó có lẽ đúng hơn bao giờ hết trong những ngày này khi chúng ta xem những tin tức về những thảm họa nhân đạo tại Iraq, Syria và toàn vùng Trung Đông.
Những người biểu tình thách đố mục sư Gary Hall, giám đốc đền thờ và bà mục sư Canon Gina Gilland Campbell có thể tổ chức một buổi cầu nguyện của người Anh Giáo trong một đền thờ rất hoành tráng của người Hồi Giáo trên đường Massachusetts Avenue gần đó.
Trong những năm gần đây đền thánh quốc gia Washington thường là đầu đề cho những tin giật gân trên báo chí Mỹ. Mới đây nhất, hôm 9 tháng Giêng năm 2013, Đền Thánh quốc gia Washington công bố rằng đền thánh được xây cách đây 107 năm, là nơi đầu tiên cử hành hôn nhân đồng tính. Cách đó không lâu, một phụ nữ giải phẩu đổi giống thành đàn ông rồi được phong chức mục sư đã được chào đón tưng bừng tại Đền Thánh quốc gia Washington.
Tại Hoa Kỳ, Anh Giáo có 77 triệu tín hữu so với 78.2 triệu người Công Giáo.
- Viết bởi ĐẶNG TỰ DO
Hôm thứ Sáu 14 tháng 11, các tín hữu Kitô đã được Ban Quản Trị đền thánh mời đi chỗ khác chơi để dành chỗ cho hàng ngàn tín hữu Hồi Giáo tụ tập cầu nguyện theo nghi lễ Hồi Giáo tại Đền Thánh quốc gia Washington.
Điều may mắn là đền thánh ấy là của người Anh Giáo chứ không phải là Đền Thánh quốc gia Hoa Kỳ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của Công Giáo cách đó 7km.
Đền Thánh quốc gia Washington của Anh Giáo là nơi thường xảy ra những buổi lễ liên quan đến các vị tổng thống Hoa Kỳ. Trong quá khứ, nơi đây đã diễn ra những buổi cầu nguyện đại kết trong đó có sự tham dự của đại diện các tôn giáo khác, trong đó có Hồi Giáo.
Tuy nhiên, bà mục sư Canon Gina Campbell, giám đốc các nghi lễ Phụng Vụ tại đền thánh này đã cho phép 5 nhóm Hồi Giáo trong vùng Washington và phụ cận được cử hành những nghi lễ ngày thứ Sáu Hồi Giáo từ 11:30 đến 13:30 bất chấp những phản ứng dữ dội của các tín hữu Anh Giáo.
Các tín hữu Hồi Giáo không thiếu những nơi thờ phượng của họ. Những ai sống ở Washington DC đều biết là gần đó, trên đường Massachusetts Avenue có một đền thờ Hồi Giáo rất hoành tráng.
Bà mục sư Canon Gina Campbell cho rằng “những buổi cầu nguyện tại một Vương Cung Thánh Đường Kitô giáo chứng tỏ sự thân thiện hơn. Nó thể hiện sự đánh giá cao những truyền thống cầu nguyện của người khác và là một cử chỉ mạnh mẽ hướng đến một quan hệ sâu đậm hơn giữa hai truyền thống Abraham”.
Tưởng cũng nên nói thêm là tại West Java, Nam Dương, hôm Chúa Nhật 9 tháng 11, hàng trăm tín hữu Hồi Giáo đã bao vây giáo xứ Thánh Odilia để ngăn cản các tín hữu Công Giáo cử hành thánh lễ trong nhà thờ của chính họ. Theo thông tấn xã AsiaNews, cha chánh xứ vì lo sợ nhà thờ bị đốt đã dọn hết đồ đạc ra bên ngoài nhà thờ và treo thông cáo nói rằng “sẽ không có thánh lễ nào được cử hành tại đây trong tương lai”.
Hôm 9 tháng Giêng năm 2013, Đền Thánh quốc gia Washington công bố rằng đền thánh được xây cách đây 107 năm, là nơi đầu tiên cử hành hôn nhân đồng tính.
Tại Hoa Kỳ, Anh Giáo có 77 triệu tín hữu so với 78.2 triệu người Công Giáo.
- Viết bởi Dân Chúa
“Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo”: không thể chấp nhận bạo lực nhân danh tôn giáo
WHĐ (14.11.2014) – Diễn ra tại Vatican từ ngày 11 đến 13 tháng Mười Một 2014, Hội thảo chuyên đề lần thứ ba của “Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo” đã công bố sứ điệp kết thúc, đồng thanh lên án bạo lực nhân danh tôn giáo. Hội thảo có chủ đề “Cộng tác với nhau để phục vụ người khác”, đặc biệt là phục vụ người trẻ, đối thoại liên tôn và phục vụ xã hội.
Hôm thứ Tư 12-11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các phái đoàn tham dự Hội thảo, trước buổi tiếp kiến chung. Ngài chào mừng các tham dự viên và “khuyến khích họ kiên trì đi theo con đường đối thoại” giữa Kitô hữu và người Hồi giáo. Đức Thánh Cha vui mừng “ghi nhận sự dấn thân chung của họ” để “phục vụ xã hội cách vị tha và không vụ lợi”.
“Các đại biểu đã đồng thanh lên án những hành động khủng bố, áp bức, bạo lực đối với người dân vô tội, bức hại, xúc phạm những nơi thánh và phá hủy di sản văn hóa”. Họ cũng bày tỏ sự “hài lòng về cuộc gặp gỡ rất hiệu quả này”.
Và các đại biểu nói thêm: “Không bao giờ chấp nhận sử dụng tôn giáo để biện minh cho những hành động ấy hoặc lẫn lộn những hành động ấy với tôn giáo”.
Đó là điểm đầu tiên của một sứ điệp gồm bốn điểm và diễn ra trong bối cảnh đang có “những căng thẳng nghiêm trọng và xung đột trên thế giới”.
Về vấn đề giáo dục giới trẻ (điểm thứ hai), ở gia đình, trường học, ở nhà thờ hay đền thờ Hồi giáo, “điều hết sức quan trọng là thăng tiến một bản sắc phong phú xây dựng lòng tôn trọng người khác”. Để thực hiện điều đó, Diễn đàn nhấn mạnh rằng chương trình học và sách giáo khoa phải mô tả “một hình ảnh khách quan và kính trọng về người khác”.
Diễn đàn cũng mong muốn có một “nền văn hóa đối thoại liên tôn để đào sâu sự hiểu biết lẫn nhau” (điểm thứ ba). Diễn đàn cho rằng cần phải có nền văn hoá ấy để vượt qua “những thành kiến, xuyên tạc, nghi ngờ và những suy diễn không phù hợp” làm phương hại “các mối quan hệ hoà bình mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm”.
Diễn đàn còn khẳng định: đối thoại “phải dẫn đến hành động” (điểm thứ tư) và “nhất là trong giới trẻ”. Vì thế, Diễn đàn khuyến khích các Kitô hữu và người Hồi giáo “gia tăng nhiều cơ hội gặp gỡ và hợp tác trong các dự án vì lợi ích chung”.
Đoàn đại biểu Công giáo gồm 12 thành viên thuộc 12 quốc gia khác nhau, do Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, Đức hồng y Jean-Louis Tauran, dẫn đầu.
Hoàng thân Ghazi bin Muhammad của Jordan không thể tham dự Hội thảo, nhưng đã gửi một sứ điệp và một phái đoàn Hồi giáo gồm 12 người thuộc 12 quốc gia do giáo sư Seyyed Hossein Nas của Đại học George Washington dẫn đầu.
Hội thảo chuyên đề của Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo được tổ chức ba năm một lần. Hội thảo lần thứ nhất đã diễn ra tại Roma hồi tháng 11/2008, hội thảo lần thứ hai đã diễn ra tại Al-Maghtas, phía nam thủ đô Amman của Jordan vào tháng 11/2011.
Minh Đức ( Nguồn: HĐGMVN)
- Viết bởi Minh Đức
WHĐ (11.11.2014) – Trung Quốc vừa phát hành quyển Kinh Thánh thứ 125 triệu tại nhà in Kinh Thánh lớn nhất thế giới của quốc gia này, tờ Financial Times của Anh số ra ngày 7-11 vừa cho biết như trên. Nhà máy in ở phía nam thành phố Nam Kinh do Tổ chức Amity điều hành. Đây là một tổ chức từ thiện của Giáo hội Tin Lành được chính phủ Trung Quốc cho phép hoạt động, có liên kết với Liên hiệp Thánh Kinh Hội. Kể từ khi nhà in bắt đầu hoạt động vào năm 1987, đã có 65,7 triệu quyển Kinh Thánh được ấn hành bằng 10 ngôn ngữ của Trung Quốc cho các Kitô hữu trong nước, cũng như 59,3 triệu quyển bằng 90 ngôn ngữ khác và được phát hành sang 70 quốc gia khác.
Khi đảng Cộng sản giành quyền kiểm soát Trung Quốc sau cuộc cách mạng năm 1949, quốc gia này có 3,3 triệu người Công giáo. Nhà nước Trung Quốc Cộng sản đã tìm cách xoá sạch tôn giáo. Năm 1951, chính phủ trục xuất các thừa sai nước ngoài, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican và năm 1957 thành lập Giáo hội riêng của mình là Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, tách khỏi Giáo hội Công giáo Roma do Đức giáo hoàng lãnh đạo. Trung Quốc bắt bớ Giáo hội trong nhiều năm cho đến khi lập lại tự do tôn giáo một phần và phóng thích các linh mục đã bị bắt giam từ cuối những năm 1970.
Theo số liệu chính thức, Trung Quốc có khoảng 30 triệu Kitô hữu, nhưng các nguồn tin độc lập đáng tin cậy hơn ước tính số người Công giáo và Tin Lành tại quốc gia này vào khoảng 100 triệu, trong khi số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là 86,7 triệu.
(Vatican Radio)
Minh Đức ( Nguồn: HĐGMVN)
- Viết bởi Phạm Trần
Đảng Cộng hòa đã kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2007 sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 04/11 (2014), nhưng liệu kết qủa này có ảnh hưởng gì với Việt Nam khi có hai Nghị sỹ Cộng hòa biết qúa nhiều về đảng Cộng sản dự trù sẽ cầm đầu hai Ủy ban đầy quyền lực là Quân viện và Ngọai giao tại Thượng viện, trong khi Chủ tịch Cộng hòa Ed Royce của Ủy ban Ngọai giao Hạ Nghị Viện, vừa tái đắc cử vẻ vang ở quân hạt 39 California lại là người không ngừng chỉ trích Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền nên không đáng được hưởng ưu đãi của nước Mỹ ?
Với kết qủa, ít nhất là 52 ghế tại Thượng viện chống 45 nghị sỹ đảng Dân Chủ và 243 ghế chống 176 Hạ nghị sỹ Dân chủ tại Hạ Nghị Viện, đảng Cộng Hòa, sau 2 lần thất bại tranh chức Tổng thống năm 2008 và 2012, chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho đảng Dân chủ trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Barrack Obama.
Nhưng giữa Việt Nam và Quốc hội Cộng hòa Mỹ thì tình hình ra sao ?
LỊCH SỬ LẬP LẠI
Trước hết, hãy nói về lý do đảng Dân chủ thất bại trong ngày bầu cử 4/11 (2014). Các chuyên gia về bầu cử của nước Mỹ đã quy kết đó là hậu qủa của sự suy gỉam uy tín lãnh đạo của Tổng thống Obama. Khi cử tri đi bỏ phiếu thì ông Obama chỉ còn được từ 35 đến 40% dân Mỹ ủng hộ vì họ bất bình trong các lĩnh vực:
-Kinh tế chưa có khả năng phục hồi đến bền vững để đi lên; Đạo Luật sức khỏe (Obama care) không hội dủ các điều kiện giúp đa số người nghèo và giới trung lưu như lời hứa của phe Dân chủ.
-Uy tín nước Mỷ suy gỉam trên trường Quốc tế, sau khi Nga xâm lăng vùng Crimea của Ukraine không bị ngăn chặn mà một số vùng khác ở đông bộ Ukraine nói tiếng Nga lại muốn ly khai để nhập vào nước Nga.
-Cuộc chiến chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (Islamic State) do Mỹ lãnh đạo ở Iraq và trong lãnh thổ Syria chưa thành công mà còn đe dọa an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Hồi giáo đồng minh khác của Mỹ.
Phe Cộng hòa đã tận dụng những yếu điểm này để tấn công, kể cả việc tố cáo Tổng thống Obama đã không chịu hợp tác để giải quyết những khó khăn về ngân sách và đạo luật di trú liên quan đến người Nam Mỹ nhập cư bất hợp pháp mà ông lại muốn sử dụng quyền Hành pháp để ban hành những quyết định thay luật là việc làm, theo phe Cộng hòa là vi hiến.
Vì vậy đã có một số không nhỏ các ứng cử viên Dân chủ không muốn ông Obama đi vận động giúp họ tranh cử vì sợ bị “vạ lây”. Trong khi đó thì dư luận người Mỹ, nhất là thành phần cử tri độc lập, trung lưu, thiểu số và phụ nữ từng ủng hộ ông Obama và đảng Dân chủ đã bỏ hàng ngũ hay không đi bầu khiến cho các ứng cử viên Dân chủ thua cuộc.
Tuy nhiên các số thống kê về lịch sử tranh cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Tổng thống cầm quyền ở nhiệm kỳ thứ 2 đã có bằng chứng cho thấy, ngọai trừ hai Tổng thống Ronald Reagan (Cộng hòa, 64%) và Bill Clinton (Dân chủ, 65%), từ thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (Bush con) đến thời Tổng thống Dân chủ Obama, số người dân không hài lòng với chính sách cai trị của Tổng thống đương quyền bao giờ cũng xuống thấp sau 2 năm cầm quyền của nhiệm kỳ 2.
Tài liệu của viện Gallup Poll cho thấy vào năm 2006 (trước kỳ bầu cửa Tổng thống năm 2008), ông Bush con chỉ còn được 37% dân Mỹ ủng hộ, tụt xuống từ 67% năm 2002 của nhiệmn kỳ I.
Hậu qủa là trong kỳ bầu cử Quốc hội năm 2006, đảng Cộng hòa đã kém 30 ghế tại Hạ viện và 6 ghế ở Thượng viện.
Đảng Dân chủ của Ông Obama cũng không khá gì trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, sau 2 năm cầm quyền vì tình hình kinh tế vẫn trì trệ và số người thất nghiệp trên 7% khiến Cộng hòa chiếm được 63 ghế Hạ viện và thêm 6 ghế ở Thượng viện, nhưng vẫn thua số ghế của phe đa số Dân chủ (55-45)
Qua cuộc bầu cử Quốc hội năm 2012, đảng Cộng hoà chiếm thêm ghế ở Hạ viện lên tổng số 233 ghế trong khi phe Dân chủ chỉ có 201. Tuy nhiên đảng Dân chủ vẫn duy trì đa số với 55 ghế chống Cộng hòa 45 ghế tại Thượng viện.
Đến cuộc bầu cử ngày 04/11 (2014) thì đảng Cộng hoà chiến thắng kiểm soát cả 2 viện Quốc hội với 7 ghế mới (qúa số cần thiết 1 ghế) ở Thượng viện và trên 10 ghế thêm cho Hạ viện.
Vậy sự thay đổi quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn trong 2 năm tới có ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình ở Biển Đông và Việt Nam khi Hoa Kỳ và ViệtNam kỷ niệm 20 năm bang giao vào năm 2015 ?
CHUYỆN PHẢI ĐẾN
Trước hết hãy nói về 2 chức Chủ tịch quan trọng hàng đầu tại Thượng viện Mỹ Cộng hòa.
Thượng nghị sỹ John McCain, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam dự trù sẽ nắm chức Chủ tịch Ủy ban Quân viện. Ông có quyền kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng, mua bán vũ khí và quyết định về chính sách quân sự của Mỹ ở nước ngòai.
Ông McCain từng là tù nhân 5 năm tại Hỏa Lò (Hà Nội) sau khi máy bay của ông đi oanh tạc Hà Nội bị bắn rơi năm 1967. Ông là ngưòi rất am tường về đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng chính là một trong số cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam, trong đó có Ngọai trưởng John Kerry, cổ võ “hãy quên qúa khứ hướng tới tương lai” để thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội năm 1995, thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.
Ông là người không hài lòng về chủ trương giảm binh bị của Mỹ trên Thế giới như Tổng thống Obama đã thi hành. Nghị sỹ McCain từng chỉ trích quyết định rút quân tác chiến của Mỹ qúa mau của Tổng thống Obama tại chiến trường Iraq, và muốn “quân tác chiến Mỹ” có mặt bên cạnh quân kháng chiến ôn hòa người Syria đang chiến đấu chống chính quyền độc tài Bashar Hafez al-Assad của Syria. Và cũng chính Nghị sỹ John McCain đòi Tổng thống Obama oanh tạc xuống các vị trí quân sự của Tổng thống Assad để mau chóng phế bỏ chính phủ của ông ta, như ông Obama đã làm ở Libya, nhưng bị từ chối.
Tóm lại đối với chính sách Quốc phòng thì ông McCain là một trong số “Diều hâu” hàng đầu tại Quốc hội Mỹ, và tiếng nói của ông có ảnh hưởng sâu rộng cả trong quân đội và chính giới Mỹ.
Đối với Việt Nam, ông đã đi thăm VN nhiều lần, ủng hộ việc Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán “vũ khí sát thương” cho Việt Nam nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải “cải thiện tình hình nhân quyền”.
Chính phủ Mỹ đã làm đúng như thế trong chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn đầu tháng 10 (2014) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.
Nghị sỹ John McCain cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Cộng gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh đem giàn khoang Hải Dương 981 vào tìm kiếm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 17/7/2014.
Trong lần thăm Việt nam sau cùng của hai thượng nghị sỹ John McCain và Sheldon Whitehouse (Dân chủ), ông McCain đã thảo luận về tình hình hai nước và tình hình Biển Đông với tất cả những người đứng đầu chính quyền và đảng CSVN như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyuễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Bản tin của phiá đảng CSVN loan báo trong cuộc gặp hai Nghị sỹ ngày 9/8/2014, ông Trọng khẳng định: “ Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư cũng mong muốn hai bên sẽ có nhiều biện pháp tích cực để triển khai có hiệu quả quan hệ đối tác toàn diện và thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong năm 2015.”
Trong khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: “ Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), có sự linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP; cho rằng việc đàm phán thành công và ký kết Hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa hai nước.”
Ông Dũng cũng nói: “ Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh; đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền đất nước; hợp tác, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là khắc phục hậu quả bon mìn, chất độc da cam/dioxin.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của an ninh mạng, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.”
Bản tin của Việt Nam cũng cho biết: “ Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang nỗ lực để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người vì nhân quyền là mục tiêu và cũng là đòi hỏi chính đáng của người dân Việt Nam.
Thủ tướng cho biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng được cải thiện, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Hoa Kỳ về vấn đề này.”
Không có lời bình luận nào từ phía hai Nghị sỹ, nhưng sau đó về Hoa Kỳ, ông John McCain đã lập lại quan điểm của ông là Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Giờ đây lệnh này đã được bãi bỏ nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp những người đòi dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà Bộ Ngọai giao Mỹ đã mau chóng nói rằng việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam phải dựa trên nhu cầu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ an tòan trên biển và bảo vệ bờ biển nhưng cũng theo tiến trình từng giai đọan.
Tất nhiên là ông McCain, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Quân viện sẽ phải duyệt qua danh sách vũ khí bán cho Việt Nam cho nên tiếng nói của ông sẽ ảnh hưởng đến Bộ Quốc phòng và Tòa Bạch Ốc trong hai năm tới.
NHÂN QUYÊN VÀ NHU CẦU CỦA VIỆT NAM
Theo phía Mỹ, nhu cầu hàng đầu của Việt Nam là loại máy bay trinh sát trên biển như P-3 Orion đã qua sử dụng do hãng Lockheed Martin sản xuất và các tầu tuần duyên, tầu truy kích nhanh cho cảnh sát biển và lực lương biên phòng hàng hải.
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số.
Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
Ngòai ra Việt Nam còn phải cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do lập hội, hội họp và ngôn luận.
Có lẽ vì vậy mà hai Nghị sỹ McCain và Whitehouse đều không nói gì về đề nghị của ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Mỹ “linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP.”
Nghị sỹ thứ hai mà Việt Nam phải đặc biệt quan tâm là ông Bob Corker của Tiểu bang Tennessee dự kiến trở thành Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao của Thượng viện khi phe đa số Cộng hòa nắm quyền tại cả 2 viện Khóa Quốc hội thứ 114 ngày 03/01/2015.
Ủy ban này, dưới thời đảng Dân chủ đa số, kể cả khi Ngọai trưởng John Kerry còn làm chủ tịch không chịu đem Dự luật về nhân quyền Việt Nam của Hạ viện ra thảo luận dù đã được đa số Cộng hòa và một số dân biều Dân chủ thông qua.
Nhiều Nghị sỹ phê bình Dự luật có nhiều điều khe khắt không phù hợp với đường lối ngọai giao và thương mại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Tuy nhiên không ai biết lập trường của ông Corker về nhân quyền đối với Việt Nam ra sao vì chưa thấy ông phát biểu công khai lần nào.
Trước bầu cử ngày 4/11 (2014), Ông Corker đã thăm Việt Nam lần đầu tiên và làm việc tại Hà Nội trong hai ngày 4 và 5/8/2014 với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh.
Tin chính thức của Việt Nam Thông tấn xã viết: “Cho rằng quan hệ song phương được tăng cường sẽ đáp ứng tốt hơn lợi ích của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình và ổn định ở khu vực. Trên tinh thần đó, ông Bob Corker bày tỏ ủng hộ việc đẩy nhanh triển khai các nội dung hợp tác trong khuôn khổ Đối tác toàn diện; hiểu những quan tâm và lợi ích của Việt Nam trong quá trình đàm phán TPP, mong muốn Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các nước khác sớm hoàn tất đàm phán TPP, xem đây là cơ hội để các nước mở cửa thị trường và đổi mới mô hình phát triển kinh tế.”
Tại buổi họp với ông Trương Tấn Sang, tin của Chính phủ Việt Nam cho biết: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ với Mỹ trên tinh thần đối tác toàn diện đã được ký kết và nhấn mạnh Việt Nam sẽ làm hết sức mình, sẵn sàng trao đổi cả vấn đề còn khác biệt nhằm tạo sự tin cậy giữa hai nước. Ông cũng cam kết Việt Nam sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Mỹ, đồng thời trao đổi thẳng thắn để tránh những trở ngại trong các rào cản thương mại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn kim ngạch thương mại giữa hai nước.”
“Đề cập tới tình hình Biển Đông, Thượng nghị sĩ Bob Corker ủng hộ quan điểm giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên tinh thần luật pháp quốc tế và nhấn mạnh sự đoàn kết thống nhất của các nước ASEAN. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Quốc hội Mỹ đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Tin này viết tiếp: “ Là thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Corker cho rằng mặc dù còn có những tồn tại nhất định từ quá khứ, nhưng nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đang triển khai có hiệu quả và đi vào chiều sâu, trong đó có đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội hợp tác phát triển không chỉ cho mỗi nước mà cả khu vực. Quốc hội Mỹ sẽ sớm tìm kiếm giải pháp nhằm có tiếng nói chung về Hiệp định quan trọng này.”
Đấy là quan điểm của Nghị sỹ Corker đối với Việt Nam khi ông chưa nắm chức Chủ tịch đầy quyền lực tại Ủy ban Ngọai giao vì trách nhiệm chính của ông khi ở vào cương vị Chủ tịch Ủy ban thì ông phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi và đường lối ngọai giao của nước Mỹ được cả Quốc hội và Hành pháp của Tổng thống cầm quyền, không phân biệt đảng phái, cùng đồng ý.
Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận về trọng lượng lập trường của một Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao mỗi khi lên tiếng hay có quyết định về chính sách ngọai giao của nước Mỹ.
Ông Corker là một nhà triệu phú, thành công trong ngành xây dựng và địa ốc. Ông cũng là người ủng hộ nhiều quyết định của phe Cộng hòa cấp tiến và am hiểu tường tận về thuế khoá và thương mại.
Ông cũng là một trong số Thượng nghị sỹ Cộng hòa ôn hòa và có thể dung hòa quan điểm với phe đối lập như ông đã đôi lần ủng hộ quyết định của Tổng thống Dân chủ Barack Obama trong khi các đồng viện Cộng Hoà của ông chống lại.
VIỆT NAM-HẠ VIỆN MỸ
Bên cạnh Nghị sỹ Corker còn có Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngọai giao Hạ viện do Cộng hòa chiếm đa số. Ông Ed Royce là một trong số Dân biều nổi tiếng chống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người đấu tranh đòi quyền làm người và các quyền tự do căn bản khác của con người.
Dân biều Ed Royce từng đệ nạp Dự thảo luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các quan chức và những người dính đến xâm phạm quyền con người ở Việt Nam, nhất là đối với “những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.”
Một trong những biện pháp chế tài là “không được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Mỹ.”
Dự luật cũng kêu gọi Bộ Ngọai giao Mỹ “cần đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.”
Đồng viện Cộng hòa của Dân biều Royce là ông Christ Smith (tiểu bang New Jersey) cũng thành công trong việc đưa ra biểu quyết tại Hạ viện đa số Cộng hòa ngày 31/7/2013 Dự luật H.R.1897 đòi Chính phủ Mỹ “gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.”
Tuy nhiên những việc làm của hai dân biểu Cộng hòa Ed Royce và Christ Smith không được quan tâm ở Thượng viện thời đảng Dân chủ chiếm đa số.
Vậy liệu tình hình này có thay đổi sau khi đảng Cộng hòa nắm tòan bộ hai viện Quốc hội từ tháng 1/2015 hay không thì tương lai sẽ trả lời. Nhưng có điều khi chạm đến quyền lợi chung của nước Mỹ thì Quốc hội Cộng hòa hay Dân chủ cũng phải phải dè dặt, họ không bao giờ coi lợi ích riêng nặng hơn trách nhiệm của một đại biểu của cả nước Mỹ. -/-
Phạm Trần
(11/014)