Tin Thế Giới
Tin Thế Giới
- Viết bởi Vatican News

Niềm hy vọng vào Lễ Phục sinh
Đối với những người theo Chính thống giáo và sử dụng lịch Giulianô, Tuần Thánh năm nay bắt đầu với Chủ nhật Lễ Lá, ngày 17 tháng 4 và cao điểm là Lễ Phục sinh vào ngày 24 tháng 4, ngày lễ trọng nhất của Chính thống giáo.
Ông Guterres nói với các phóng viên tại trụ sở LHQ ở New York rằng: “Lễ Phục sinh là mùa của sự đổi mới, tái sinh và hy vọng. Đây là thời gian để suy ngẫm về ý nghĩa của đau khổ, hy sinh, cái chết - và sự tái sinh.” Ông cũng mời gọi: “Hãy cứu lấy sự sống. Ngăn chặn đổ máu và tàn phá. Hãy mở ra một con đường cho việc đối thoại và hòa bình, cũng như giữ vững đức tin vào ý nghĩa và thông điệp của ngày Lễ Phục sinh”.
Tuy nhiên, “năm nay, Tuần Thánh đang bị bao phủ bởi đám mây của một cuộc chiến vốn phủ định hoàn toàn ý nghĩa của thông điệp Phục sinh,” Ông Guterres nói khi đứng trước tác phẩm điêu khắc “Knotted Gun”, một tác phẩm tượng trưng cho bất bạo động.
Nỗi kinh hoàng của chiến tranh
Ông Guterres than thở rằng, hiện nay Nga đang dồn lực lượng hoả lực vào cuộc chiến ở miền đông Ucraina, “điều này khiến cho trận chiến càng trở nên bạo lực, đẫm máu và tàn phá hơn”.
“Cuộc tấn công dữ dội và thiệt hại khủng khiếp đối với dân thường mà chúng ta đã thấy cho đến nay có thể chẳng đáng gì so với những nỗi kinh hoàng đang còn ở phía trước. Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh và nói thêm “điều này không được phép xảy ra, hàng trăm ngàn sinh mạng đang gặp nguy hiểm.”
Tổng thư ký chỉ ra rằng “những nỗ lực thiện chí của nhiều bên nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn ở Ucraina đã thất bại.”
Nhu cầu về một hành lang nhân đạo
Theo ông Guterres, việc chấp thuận bốn ngày nhân đạo trong Tuần Thánh của Chính thống giáo, bắt đầu từ Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục sinh, 24/4, sẽ cung cấp các điều kiện cần thiết để đáp ứng hai yêu cầu quan trọng.
Thứ nhất, cùng với sự phối hợp của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, chúng ta có thể di tản thường dân, những người sẵn sàng rời khỏi các khu vực xung đột một cách an toàn.
Thứ hai, ngoài các hoạt động nhân đạo đã diễn ra, việc ngừng chiến sẽ giúp thực hiện các hoạt động nhân đạo cứu người tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Mariupol, Kherson, Donetsk và Luhansk.
Với hơn 12 triệu người ở Ucraina đang bị thiếu lương thực, nước uống và vật tư để chữa trị cho những người bị bệnh hoặc bị thương, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc mô tả tình hình nhân đạo là “thảm khốc”. LHQ lo ngại con số này có thể tăng lên 15,7 triệu người, tương đương 40% số người bị bỏ lại đất nước.
Hãy ngưng tiếng súng
“Vì tất cả những lý do này, tôi kêu gọi người Nga và Ucraina hãy ngưng tiếng súng và thiết lập một con đường an toàn cho những người đang trực tiếp gặp nguy hiểm. Bốn ngày Phục Sinh nên là thời gian để cùng ra sức cứu người và thúc đẩy đối thoại hơn nữa để chấm dứt đau khổ ở Ucraina,” ông Guterres nói.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc kết thúc bằng lời kêu gọi “tất cả những người bảo vệ hòa bình trên toàn thế giới” hãy cùng chung tay kêu gọi điều này, để cứu sự sống, ngăn chặn đổ máu và tàn phá, mở ra cánh cửa cho đối thoại và hòa bình, “hãy giữ đức tin với ý nghĩa và thông điệp của ngày Lễ Phục sinh.” (Nguồn: UN News)
Vatican News
- Viết bởi Ngọc Yến - Vatican News

Nội dung thư nói về những đau khổ mà người dân phải chịu trong những tuần qua ở thành phố Mariupol: Bị tấn công liên tục, thành phố biến thành tro tàn, trở thành tâm chấn của một thảm hoạ nhân đạo chưa từng có tại châu Âu ở thế kỷ 21.
Trong thư có đoạn viết: “Thưa Đức Thánh Cha, vẫn còn có thể trợ giúp những người đau khổ ở Mariupol. Các nữ bác sĩ và những người làm bếp cùng với con cái của họ cho biết có hàng trăm thường dân và binh lính bị thương, không được chăm sóc y tế do cạn kiệt các loại thuốc”.
Theo tác giả lá thư, khi bắt đầu cuộc chiến những người này nghĩ rằng sống với quân đội họ sẽ không chỉ nhận được sự an toàn, nhưng còn có cơ hội có được thực phẩm, nước uống và chăm sóc y tế. Trái lại, đối với phụ nữ và trẻ em, điều tưởng chừng là thành luỹ nay trở thành một “cái bẫy”, không thể tiếp cận, dù chỉ để trao thức ăn và nước uống.
Thư viết tiếp: “Các phụ nữ, trẻ em và những người bị thương không đáng phải chết như thế trước mắt thế giới. Họ là những vị tử đạo. Sự giúp đỡ di tản của Đức Thánh Cha dành cho những người này sẽ thực sự là một hành động của người cha, của một vị mục tử nhân lành, và của lòng thương xót. Thành luỹ cuối cùng của hy vọng”.
Khi nhận được thư này, Đức Hồng y Michael Czerny nhấn mạnh với Vatican News rằng “thư gửi tới Đức Thánh Cha là bằng chứng rõ ràng về những gì Đức Thánh Cha đã nói ngay từ đầu, đặc biệt trong sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi về sự vô lý của chiến tranh”.
Đức Hồng y giải thích: “Lời thỉnh cầu tuyệt vọng này cũng được gửi đến tất cả những ai có thể giúp thiết lập các hành lang nhân đạo, với một lệnh ngừng bắn, đó chính là điều mà người dân đang cần vào lúc này. Thư đến vào thời điểm mà bên cạnh đức tin và niềm vui Phục sinh, chúng ta cũng phải biết gánh lấy những đau khổ của anh chị em chúng ta ở Ucraina và ở rất nhiều nơi khác trên thế giới, nơi đang có sự phi lý khủng khiếp của chiến tranh”.
Ngọc Yến - Vatican News
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Tổ chức Nhi đồng Unicef của Liên Hiệp Quốc kêu gọi đừng quên nạn đói tại vùng Sừng bên Phi châu, vì chiến tranh tại Ucraina.
Ông Louis Vigneault-Dubois, Phát ngôn viên của tổ chức Unicef, báo động rằng nạn đói ở Vùng Sừng bên Phi Châu rất đáng lo âu: ít nhất một triệu 700.000 trẻ em tại miền này đang bị suy dinh dưỡng trầm trọng và cần được cứu giúp cấp thời từ nay đến tháng Sáu tới đây.
Hồi đầu tháng Hai năm nay, Unicef đã lên tiếng báo động về trạng này tại các nước Somalia, Kenya, Ethiopia và Eritrea, đang chịu ba năm hạn hán liên tiếp, và cần ít nhất 112 triệu Euro để cứu giúp 20 triệu người trong vòng sáu tháng tới đây. Ông Vigneault-Dubois nói: “Tình trạng tiếp tục ở mức độ rất đáng lo âu từ khi chúng tôi đưa ra lời báo động hồi tháng Hai”.
Tại Vùng Sừng ở Phi châu, phần lớn dân chúng sống bằng nghề chăn nuôi và canh tác. Ba năm hạn hán kéo theo nạn thiếu nước, giết hại các súc vật và hủy hoại mùa màng, làm cho nhiều người dân phải tản cư và gia tăng nguy cơ bệnh tật và tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng. Ngoài ra, các nước vừa nói vị lạm phát nhảy vọt khiến cho tài nguyên ít ỏi của các gia đình nghèo mau lẹ bị cạn.
Thêm vào tình trạng đáng tiếc đó, có chiến tranh tại Ucraina với nguy cơ càng làm cho số phận của các trẻ em ở Phi châu lâm vào tình trạng khốn đốn hơn vì thiếu dinh dưỡng. Vùng Sừng Phi châu lệ thuộc từ 70 đến 90% lúa mì nhập khẩu từ Nga và Ucraina. “Chiến tranh hiện nay ở Ucraina là một đe dọa nghiêm trọng đối với việc nhập khẩu lúa mì và cộng đồng quốc tế cần mau lẹ phản ứng trước tình trạng nay”.
Phát ngôn viên của Unicef nói: “Ưu tiên hiện nay của chúng tôi là làm sao để một triệu 700.000 trẻ em, vốn đã bị suy dinh dưỡng trầm trọng, khỏi bị chết đói. Đáng tiếc là chiến tranh tại Ucraina khiến cho cộng đồng quốc tế không còn quan tâm đến tình trạng tại Vùng Sừng ở Phi châu nữa”.
Tại chỗ, như ở Somalia, nơi có ba triệu người phải di tản và sống trong các trại vì nạn đói và các cuộc tấn công võ trang, các nhân viên của Unicef tiếp tục làm tất cả những gì có thể để giúp dân chúng chống lại nạn đói và nguy cơ bệnh dịch tả. Từ ngày 24 đến 28 tháng Tư này, sẽ có chiến dịch thứ hai chích ngừa bệnh sởi trong sáu quận huyện tại nước này. Chiến dịch đầu tiên đã diễn ra tại 12 quận huyện và 750.000 trẻ em đã được chích ngừa.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Các nhà điều tra bắt đầu công việc khắc nghiệt là khai quật thi thể từ một ngôi mộ tập thể và đánh giá bằng chứng tội ác chiến tranh, khi các gia đình tập hợp để tìm kiếm những người thân yêu mất tích ở Buchha, Ukraine ngày 8 tháng 4 năm 2022. GUZY CAROL / ZUMA WIRE / ABACA
lavie.fr, Corine Chabaud, 2022-04-12
Các nhà điều tra đang thu thập bằng chứng ở Ukraine để lần ra chuỗi trách nhiệm. Cho đến khi nào thì bắt giữ Putin? Cho đến nay Tòa án Hình sự Quốc tế ICC vẫn chưa làm được, họ đang còn ở tuyến đầu.
Ông Karim Khan, công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người thực hiện ở Ukraine kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2013.
Ở Ukraine, công lý quốc tế đối diện với tội ác của Nga. Vào thời điểm mà Nga đang tấn công Ukraine, thời điểm cả thế giới đều thấy ở Bucha, ở Borodianka nhiều thường dân bị hành quyết, thời điểm phụ nữ và trẻ em bị hãm hiếp, nhiều người kêu gọi công lý quốc tế ngăn chặn những hành động tàn bạo này.
Công lý, vũ khí chống lại sự không trừng phạt
Luật sư người Mỹ Reed Brody, người bảo vệ các nạn nhân của chế độ độc tài nói: “Trên thực tế, chưa bao giờ công lý lại hoạt động mạnh mẽ khi đối mặt với chiến tranh”. Phương Tây cẩn thận để không can thiệp quân sự, nhưng gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế, các nhà lãnh đạo và công dân của họ kêu gọi vai trò chủ chốt của công lý quốc tế.
Theo Joe Biden, chúng ta mơ còng tay “tên tội phạm chiến tranh Putin”. Ông Benjamin Ferencz, 102 tuổi, cựu công tố viên trưởng cuối cùng của một trong những phiên tòa ở Nuremberg nói: “Những tội ác mà Nga gây ra đối với Ukraine là một ô nhục đối với nhân loại. Tôi muốn nhìn thấy Putin sau song sắt. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Chính tòa án quân sự quốc tế được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1945 là cơ quan đầu tiên công nhận trách nhiệm cá nhân của thủ phạm gây ra những tội ác nghiêm trọng nhất.”
Trước đây, chỉ có nhà nước mới có trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, thẩm phán William Bourdon nói: “Vladimir Putin có thể bị truy tố với tư cách là tổng tư lệnh, điều khiển chính sách. Ông có nhiệm vụ ngăn chặn tội ác này, ông đã không làm. Ông có trách nhiệm, người đã ra lệnh.”
Bài đọc thêm: Việc Putin dùng tiếng lóng của mafia cho thấy ông thuộc giới côn đồ
Nhưng từ ngữ và hình ảnh sẽ không đủ. Cần phải chứng minh rằng tội ác chiến tranh, hoặc thậm chí tội ác chống lại loài người, với một chiều kích có hệ thống đã được thực hiện. Bà Jeanne Sulzer, Trưởng Bộ phận Tư pháp Quốc tế tại Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Khó khăn nhất là lên chuỗi chỉ huy, cấu trúc phân cấp quân sự và bán quân sự. Việc lên kế hoạch và có chủ đích là bước cần thiết nhưng phức tạp.” Theo bà, công lý phải là “vũ khí gây áp lực” để “chống lại sự không trừng phạt”.
Cuộc tranh luận pháp lý
Tội xâm lược có vẻ dễ chứng minh hơn. Nhưng vì cả Nga và Ukraine đều không phê chuẩn Quy chế Rôma nên Tòa án Hình sự Quốc tế không thể quy về vấn đề này. Luật sư hình sự người Pháp gốc Anh Philippe Sands, người đề xuất đề nghị thành lập một tòa án đặc biệt để có thể trực tiếp nhắm vào Vladimir Poutine và những người thân cận ông vì tội gây hấn. Một tòa án đặc biệt.
Nhưng một số người như ông William Bourdon tỏ ra dè dặt: “Điều đó có thể làm giảm thêm uy tín của hệ thống đa phương Liên Hiệp Quốc.” Bà Jeanne Sulzer nói thêm: “Đó sẽ là nhanh nhất. Nhưng liệu tốc độ có đảm bảo cho chất lượng? Không chắc. Cũng không chắc thanh kiếm Damocles này sẽ ngăn cản được Putin. Tốt hơn là nên có một tòa án công bằng và độc lập xét xử tất cả các tội ác.” Ông Robert Badinter cũng tin rằng: “Nên truy tố Nga về tội chống lại loài người, không thời hiệu thì tốt hơn.”
Các thẩm phán quốc gia tăng cường
Trong cuộc xung đột này, tư pháp quốc tế đóng vai trò uy tín của mình, được bổ sung bởi các tòa án quốc gia, vì cơ chế “quyền tài phán chung”, một vũ khí khác chống lại sự trừng phạt, cho phép các Quốc gia truy tố và xét xử thủ phạm của các vi phạm nghiêm trọng, được thực hiện ở nơi khác ngoài lãnh thổ của họ, bất kể quốc tịch của họ và thậm chí không có các Quốc gia này là nạn nhân. Hơn mười quốc gia, bao gồm Thụy Điển, Đức, Ba Lan, đã mở một cuộc điều tra ở Ukraine. Pháp đã làm với các thủ tục tố tụng liên quan đến 4 công dân Pháp đã chết ở Ukraine, gồm cả nhà báo Pierre Zakrzewski của Fox News Pháp-Ireland, bị giết trong xe của ông gần Kyiv. Nước Pháp cũng đã trả 500.000 âu kim cho Tòa án Hình sự Quốc tế và để các thẩm phán bắt đầu làm việc.
Cuối cùng, hệ thống tư pháp Ukraine hoạt động rất tích cực. Bà trưởng công tố viên Iryna Venediktova, tham gia “mặt trận tư pháp” đang liên tục thu thập bằng chứng về những hành vi lạm dụng mà quân đội Nga đã thực hiện tại Ukraine nhằm đưa ra xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Một bệnh viện hộ sản, một tòa nhà của người dân thường bị phá hủy: mọi thứ đều được ghi lại. Bà tuyên bố: “Vladimir Putin là tội phạm chiến tranh chính của thế kỷ 21. Chúng tôi có thể chứng minh điều đó.”
Tổng cộng văn phòng của bà đã mở 5.600 cuộc điều tra về “tội ác xâm lược và tội ác chiến tranh”. Bà luật sư Clémence Bectarte, thuộc Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) nhận xét: “Số lượng lớn dân thường bị giết sẽ là yếu tố then chốt cho công lý. Nhưng việc tìm kiếm một bản ghi chép bằng văn bản hoặc bằng miệng các lệnh của người đứng đầu Điện Kremlin sẽ rất khó khăn.”
Mang lại hy vọng cho nạn nhân
Theo nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (Iris) Robert Chaouad thì, “một ý tưởng vẫn còn mới mặc dù đã có lịch sử lâu đời, nhưng nó mang lại hy vọng.” Luật gia lỗi lạc Alain Pellet lấy làm tiếc Mátxcơva coi thường luật pháp quốc tế một cách đáng sợ, cho rằng “việc bổ sung bằng chứng sẽ rất quan trọng”.
Bà Jeanne Sulzer nói: “Xử Putin trước Tòa án Hình sự Quốc tế là chuyện có thể. Ông không có quyền miễn trừ, như chúng ta đã thấy với Omar Al-Bashir, người Sudan chịu trách nhiệm về những tội ác ở Darfur, hồ sơ được giao cho ICC, Ivorian Laurent Gbagbo, hoặc Slobodan Milosevic, người đã chết trong trại giam ở La Haye. Đưa ra lệnh bắt Putin nhanh chóng là điều có thể làm được.” Bà biết, quyền tài phán của tòa án La Haye, một quyền mà không ai trước năm 1998 tin là có thể có, vẫn còn mong manh và cần củng cố. Ông William Bourdon thừa nhận: “Liệu một ngày nào đó, công lý quốc tế sẽ kìm hãm thanh gươm của Putin được không? Nhưng khi công lý gia tăng sức ép lên Nga và nhấn mạnh đến chiều hướng khinh miệt của chế độ nước này, thì nó mang lại hy vọng cho những người dân Ukraine đang bị tổn thương.”
Tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội ác diệt chủng…
Tội phạm chiến tranh, vi phạm luật chiến tranh, đại diện cho một loạt các hành vi bị cấm, như các cuộc tấn công lớn nhằm vào dân thường, nhằm vào các cơ sở văn hóa, tôn giáo. Tất cả được xác định bởi Tòa án Nuremberg, sau đó là Công ước Geneva năm 1949 và nghị định thư bổ sung vào năm 1977, và cuối cùng là điều 8 của Quy chế Rôma. Tội ác chống lại loài người, tấn công trên diện rộng hoặc có hệ thống nhằm vào một nhóm dân cư, được đề cập lần đầu tiên năm 1945. Nó được quy định bởi điều 7 của Quy chế Rôma và xuất hiện trong Bộ luật Hình sự Pháp từ năm 1964. Đó là bất khả xâm phạm. Cuối cùng, thuật ngữ diệt chủng, xuất hiện năm 1944, đại diện cho sự tiêu diệt có hệ thống và cố ý của một nhóm người. Luật gia do thái-ba lan Raphặl Lemkin đã làm việc để công nhận. Ông đã trình bày tại Liên Hiệp Quốc năm 1948.
Tòa Công lý Quốc tế (ICJ)
Tòa Công lý Quốc tế có trụ sở tại La Haye, cũng giống như Tòa án Hình sự Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Cơ quan pháp lý của Liên hợp quốc, được thành lập theo điều 92 của hiến chương, đảm bảo rằng việc cấm sử dụng vũ lực giữa các Quốc gia được tôn trọng. Được thành lập năm 1945, ICJ đã xét xử 200 trường hợp và có thể giải quyết các trường hợp tranh chấp biên giới. Nhờ những quyết định gần đây của tòa mọi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine giờ đây đều bất hợp pháp. Nhưng nếu các phán quyết của tòa án cao nhất của LHQ có giá trị ràng buộc và không có kháng cáo, thì Tòa án không có phương tiện để thi hành các phán quyết đó. Vào ngày 7 tháng 2, Ukraine đã đưa ICJ ra tòa vì Mátxcơva cho rằng các hành động diệt chủng đang diễn ra ở Donbass chống lại người Nga, bị cáo buộc đã sử dụng sai Công ước về Diệt chủng. Thậm chí, Nga còn viện dẫn luật pháp quốc tế để biện minh cho hành động gây hấn của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Dân chúng ngày càng phải trả giá đắt đỏ vì bảy năm nội chiến tại Yemen. Con số các thường dân bị thiệt mạng ngày càng gia tăng, hơn bốn triệu người phải di tản, 75% dân chúng sống sót nhờ trợ giúp của quốc tế, thiếu thuốc men và nước uống. Đất nước bị tàn phá vì hơn 24.000 vụ ném bom.
Ông Paolo Pezzati, cố vấn chính trị của tổ chức từ thiện Oxfam, phân bộ Ý, tuyên bố như trên với đài Vatican, truyền đi hôm 26 tháng Ba vừa qua. Ông nói: “Thêm một năm chiến tranh nữa, có thể mang lại những đau khổ khôn lường cho 30 triệu người dân Yemen. Nếu các phe lâm chiến không ngưng chiến trong tương lai gần đây và nếu cộng đồng quốc tế không gia tăng cứu trợ, thì hai phần ba dân Yemen sẽ lâm vào tình trạng bất an trầm trọng về lương thực trước cuối năm nay.” Hiện nay quốc tế chỉ đáp ứng 30% mức độ mà Liên Hiệp Quốc yêu cầu để đối phó với tình trạng khẩn cấp về nhân đạo trong năm nay (2022), bình quân mỗi người dân được trợ giúp 15 xu Euro mỗi ngày. Năm ngoái bị thiếu hơn 700 triệu Mỹ kim, và năm nay còn thiếu ba tỷ Mỹ kim”.
Đức Thánh cha Phanxicô đã nhiều lần tố giác xìcăngđan bán võ khí cho các nước lâm chiến, và sự gia tăng võ trang trước tình trạng nghèo đói của nhiều người dân trên thế giới; điều này đặc biệt áp dụng cho những trường hợp như ở Yemen. Từ bảy năm nay, phe phiến quân Houthi do Iran hỗ trợ và phe chính phủ Yemen do Arập Saudi và các đồng minh trợ giúp”.
Ông Paolo Pezzati nhận xét rằng: “Thật là khó tưởng tượng chỉ trong một ngày các đảng phái chính trị ở Ý tỏ ra sẵn sàng chi thêm 13 tỷ Euro, cho 25 tỷ đã có trong ngân sách chi phí quân sự, khi mà Ý không dành nổi 0,7% tổng sản lượng quốc gia cho sự cộng tác quốc tế”.
Và ông kết luận rằng “Nếu những dữ kiện về chiến tranh Yemen không đánh động được dư luận quốc tế, thì chúng ta hãy nghe kể chứng từ của một em bé Yemen sống trong một trại tị nạn do tổ chức từ thiện Oxfam hiện diện và trợ giúp. Em nói: “Chúng tôi liên tục sống trong lo sợ trại bị tấn công, ban đêm tôi thức tỉnh vì tôi lo sợ cho gia đình tôi”. Đó là những lời đơn sơ của những người đã mất mọi sự và sống trong lo âu vì có thể bị chết bất cứ lúc nào. Đó là điều đang xảy ra tại Yemen”.
Tin mới nhất cho biết, hôm 25 tháng Ba vừa qua, phiến quân Houthi đã pháo kích một trạm khai thác dầu hỏa ở thành phố cảng Jeddah, bên bờ Biển Đỏ, nơi có cuộc triển lãm xe hơi quốc tế vào cuối tuần, ngày 26 và 27 tháng Ba vừa qua. Trong thời gian gần đây, phiến quân gia tăng các cuộc tấn công chống quân đội chính phủ Yemen được quốc tế công nhận.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Đức Hồng y Louis Raphael Sako, Giáo chủ Công giáo Canđê tại Irak, bày tỏ lo âu về tình hình đất nước với vụ bắn tên lửa Iran vào Erbil, thủ phủ miền Kurdistan và tình trạng bế tắc trong việc lập chính phủ mới tại Irak.
Sáng Chúa nhật 13 tháng Ba vừa qua, 12 tên lửa đạn đạo Fatih do Iran chế tạo, đã bắn vào căn cứ quân sự Mỹ gần phi trường thành Erbil. Tại vùng này cũng có một trụ sở mới của lãnh sự quán Mỹ ở miền Kurdistan. Tỉnh trưởng Omid Khoshnaw tại Erbil xác nhận vụ bắn tên lửa và cho biết không có người chết hoặc bị thương, nhưng chỉ gây thiệt hại vật chất. Đài truyền hình địa phương Kurdistan24 cũng bị hư hại.
Đoàn Vệ binh cách mạng Iran Pasdaran đã tự nhận mình là tác giả vụ bắn tên lửa này và nhắc đến sự hiện diện của một phái đoàn quân sự bí mật của Israel tại Căn cứ quân sự Mỹ bị tên lửa nhắm vào.
Sau vụ này, chính quyền Irak đã triệu đại sứ Iran đến để chính thức phản đối vụ tấn công. Trong khi đó hai đảng phái chính trị quan trọng nhất của Irak đã yêu cầu thành lập một Ủy ban điều tra để xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của toán quân Israel ở Erbil.
Vụ tấn công tại Erbil, một cách nào đó, xác nhận sự suy yếu kinh niên về chính trị của Irak, luôn dễ bị các hoạt động khủng bố hoặc sự xâm nhập có tổ chức của các guồng máy quân sự hoặc tình báo nước ngoài trên lãnh thổ Irak.
Đứng trước tình trạng trên đây, Đức Hồng y Sako tái khẳng định rằng các vấn đề của đất nước chỉ có thể được đương đầu và giải quyết qua sự đối thoại giữa các lực lượng chính trị và xã hội, để bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người, chứ không phải qua các võ khí tàn phá. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Đức Hồng y Sako kêu gọi mọi người dân Irak “xiết chặt hàng ngũ và liên kết sức mạnh để đạt tới việc thành lập một chính phủ quốc gia có khả năng bảo tồn an ninh của đất nước, chống lại mọi sự suy thoái tiêu cực, đặc biệt hiện nay cc quan hệ của Irak với nhiều nước, đặc biệt là với các nước láng giềng đã bắt đầu được cải tiến, và có hy vọng có thể có những bước tiến mới được thực hiện theo chiều hướng này”.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
parismatch.com, Yannick Vely, 2022-0314
Bệnh viện phụ sản Mariupol bị đánh bom vào ngày 9 tháng 3 năm 2022. Evgeniy Maloletka / AP / Sipa
Hãng thông tấn AP đã tìm thấy dấu vết của người phụ nữ trẻ được một nhiếp ảnh gia của hãng AP chụp trong vụ đánh bom bệnh viện phụ sản ở Mariupol, Ukraine ngày 9 tháng 3 năm 2022.
Thật không may, hai mẹ con đã không sống sót.
Một bức ảnh có thể thay đổi tiến trình lịch sử? Chúng ta còn nhớ hình ảnh “cô bé bị bom napalm dội” trong chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Ut đã đi khắp thế giới vào năm 1972, gây phẫn nộ đến mức tạo thêm được cuộc vận động mạnh mẽ chống Chiến tranh Việt Nam. Gần đây hơn, bức ảnh chụp thi thể vô hồn của em bé Syria Aylan Kurdi đã gây chấn động thế giới vào tháng 9 năm 2015.
Ngày 9 tháng 3 năm 2022, bệnh viện phụ sản ở Mariupol, Ukraine, bị quân Nga ném bom. Trong số các nạn nhân có một phụ nữ trẻ mang thai được nhiếp ảnh gia Evgeniy Maloletka của hãng thông tấn Associated Press chụp nằm trên cáng. Bất chấp những nỗ lực của lực lượng cấp cứu để giữ họ sống sót, hai mẹ con được chuyển đến bệnh viện xa chiến tuyến hơn, nhưng họ đã không sống sót. Theo những người cấp cứu, người phụ nữ trẻ đã van họ “giết tôi ngay bây giờ” khi biết mình đã mất đứa con trong bụng.
Bác sĩ phẫu thuật Timur Marin nói với hãng tin AP, ông đã thực hiện ca mổ nhưng em bé không có dấu hiệu của sự sống. Người phụ nữ trẻ bị dập nát xương chậu và xương hông cũng không thể hồi sinh.
Một tình huống nhân đạo tuyệt vọng
Ngày chúa nhật, tòa thị chính Mariupol loan tin, kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công, đã có hơn 2.100 cư dân thành phố cảng Mariupol ở đông nam Ukraine bị thiệt mạng. Trên Telegram, tòa thị chính viết: “Những kẻ chiếm đóng một cách xảo quyệt và cố tình tấn công các công trình dân cư, khu đông dân cư, phá hủy các bệnh viện nhi đồng và cơ sở hạ tầng đô thị (…). Đến nay, có 2.187 cư dân của Mariupol đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Nga. Trong 24 giờ, chúng tôi bị 22 vụ đánh bom vào một thị trấn yên bình. Khoảng 100 quả bom đã được thả xuống Mariupol.”
Ngày thứ sáu tổ chức Bác sĩ Không Biên giới cho biết, Mariupol là thành phố cảng chiến lược nằm giữa Crimea và Donbass, đang rơi vào tình trạng gần như tuyệt vọng, thiếu lương thực và thiếu nước, khí đốt, điện và thông tin liên lạc,
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi Vi Hữu chuyển ngữ
WGPSG (10.3.2022) - Linh mục Jarosław Krawiec OP, tường thuật về những khó khăn mà người dân Ukraina vẫn đang phải đối mặt. Cha cũng chia sẻ những câu chuyện về lòng hào hiệp và lòng dũng cảm của những người đang cung cấp thức ăn, nơi ở, những thứ cần thiết và một chút lòng nhân ái của con người cho những người đang gặp khó khăn.
Trong một lá thư gửi cho các thành viên dòng Đa Minh của mình, Cha Jarosław Krawiec, OP, đã tường thuật về tình hình ở Ukraina:
Anh chị em thân mến, Tôi xin bắt đầu kể về Fastiv hôm nay. Nhà Thánh Martin de Porres - do Dòng Đa Minh và các tình nguyện viên giáo dân điều hành - đã thành nơi ẩn náu cho những người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Một trong những phụ nữ đầu tiên đến trú ẩn ở Fastiv và hiện đã an toàn ở Ba Lan, đã đến từ Hostomel, một thị trấn chỉ cách Kyiv vài chục cây số. Cô ấy nói với tôi vài ngày trước rằng: con gái Victoria và con trai nhỏ của cô ấy vẫn còn ở lại thành phố. Cũng giống như nhiều người khác trong khu phố “Pokrowskyj” của họ, họ bỗng thấy mình thuộc thẩm quyền của Nga, không có nước, thức ăn, và lò sưởi ấm. Liên tục thấy súng hướng vào họ. Một quý ông thành thật thú nhận, “Tôi là người Nga và tôi rất xấu hổ về điều đó. Họ biến Hostomel thành căn cứ quân sự của họ. Mọi người sống ở đó trong điều kiện kinh khủng, trong số đó có con gái tôi”. Các cư dân đã trở thành lá chắn bảo vệ quân đội của kẻ thù. Hostomel không phải là duy nhất; nhiều thành phố của Ukraina cũng bị đối xử theo cách tương tự.
Những câu chuyện như thế này chắc đã trở thành một cuốn sách dày cộp. Nhà thờ ở Fastiv và Nhà Thánh Martin ngập tràn nước mắt của mọi người - những người đang khao khát tìm thấy những người thân yêu đã mất liên lạc, đang khao khát được về nhà trong hòa bình.
Hôm nay tôi đã nói chuyện được với Cha Misha; trong những ngày này, rất khó để liên lạc với Cha qua điện thoại. Cuối câu chuyện, tôi hỏi Cha rằng tôi nên viết về điều gì cho tốt đây, vì Cha đã kể với tôi rất nhiều về những người tìm thấy nơi trú ẩn với họ, những người từ Fastiv, Irpin, Bucha, Kyiv… Cha đã rất ngạc nhiên với câu hỏi này, mặc dù Cha chưa bao giờ bi quan hoặc thuộc tuýp người bi lụy. Tuy nhiên, rất nhiều điều tốt đẹp vẫn xảy ra xung quanh chúng tôi. Theo ước tính của tôi, nếu chúng ta lấy một thang đo như thước đo của Themis - nữ thần Hy Lạp và hiện thân của công lý, luật pháp và trật tự vĩnh cửu - thì bên tốt chắc chắn sẽ lớn hơn bên kia.
Nhờ sự dấn thân của rất nhiều người cao quý từ Ukraina và Ba Lan, xe buýt chở những người tị nạn đang rời khỏi sân nhà thờ của chúng tôi mỗi ngày. Đôi khi có tới hai chuyến trong một ngày. Cũng chính những chiếc xe buýt - đến đây để đón mọi người - cũng mang thức ăn và thuốc men cho chúng tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và cúi đầu thành kính trước tất cả các tài xế - những người ngồi sau tay lái xe buýt, xe tải, xe tải nhỏ và ô tô cá nhân của họ, đi đến những nơi mà mọi người cần sự giúp đỡ của họ. Trong số đó có các linh mục và các nữ tu.
Hôm nay cha sở Valentine và Vyacheslav từ Dunaivtsi (giáo phận Kamianets-Podilskyi) đến thăm linh mục chúng tôi ở Kyiv. Xe tải nhỏ của họ chất đầy thực phẩm, bao gồm một vài xô bánh ngọt làm thủ công và vô số loại rau. Tất cả những thứ này ngay lập tức được chuyển đến các chị em Dòng Thừa sai Bác ái (những người của Mẹ Têrêsa thành Calcutta), là những người điều hành một trung tâm tại thủ đô Ukraina ở đây dành cho những người vô gia cư và những người túng thiếu. Trong nhiều năm qua, các cha dòng Đa Minh đã cử hành thánh lễ cho họ mỗi tuần hai lần, thường là bằng tiếng Anh vì các chị em đến từ nhiều quốc gia.
Vài ngày trước chúng tôi cũng đã nhận được từ Warsaw những phẩm vật mà Charytatywni Freta gửi cho chúng tôi, cũng như một món quà từ Cha Peter ở Legionowo. Cha Peter đã phục vụ trong nhiều năm ở Ukraina và hiện đang cử hành thánh lễ hằng tháng bằng tiếng Ukraina tại Tu viện Thánh Hyacinth của Dòng Đa Minh chúng tôi ở Warsaw. Cha có một trái tim tuyệt vời dành cho Ukraina. Tất cả những phẩm vật đó đầu tiên đến bằng xe lửa từ Ba Lan đến Zhytomyr và hôm nay được ông Leonard chuyển đến bằng ô tô từ Home Church. Đây là những anh hùng thực sự của thời hiện đại. Họ đến những nơi bị chiến tranh nhấn chìm để giúp đỡ với tấm lòng nhân đạo. Họ đi ngay cả khi họ biết rằng con đường trở về có thể bị cắt. Họ đi, thậm chí có nguy cơ bị bắn vào. Những chuyến đi đó thường kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, vì người ta phải tìm cách vượt qua những con đường và cây cầu bị phá hủy, xếp hàng dài chờ đợi ở nhiều trạm kiểm soát và tìm kiếm nhiên liệu.
Tôi đang hiểu thực tế mới này và chắc chắn hơn rằng, trong chiến tranh, điều cần thiết không chỉ là binh lính mà còn là tất cả những người ở hậu trường. Họ cung cấp thức ăn và thuốc men. Và khi cần thiết, họ di tản mọi người đến những nơi an toàn. Leonard nói với tôi rằng hôm qua anh ấy đã giúp sơ tán một gia đình trẻ khỏi Kyiv. Người mẹ trẻ có một đứa trẻ sơ sinh trên tay. Vào năm 2014, họ phải trốn khỏi Luhansk, và ngày nay quân đội Nga buộc họ phải rời khỏi Kyiv. Có thể đây là lần cuối cùng; mong cuối cùng họ tìm được nơi ở và nuôi dạy con cái trong hòa bình. Bạn của Leonard là một người lính gần đây đã nói với Leonard rằng: “Vì anh đã giúp vợ tôi rời khỏi thị trấn một cách an toàn, tôi có thêm bình an và tôi có thể bảo vệ đất nước của mình bằng một khẩu súng trường”. Anh ấy nói đúng. Thật tốt khi chúng ta có những người như Leonard và các linh mục như Valic và Slavic.
Ngày 8/3 là ngày của Phụ nữ. Ở Ukraina, đó là một ngày lễ quốc gia và một ngày nghỉ làm. Người ta có thể nhìn thấy những người bán hoa tulip ngày hôm qua ở lối vào cửa hàng gần cộng đoàn của chúng tôi ở Kyiv. Trước khi xếp hàng đến quầy thu ngân ở siêu thị, tôi thấy một người lính với 5 hộp sôcôla. Tôi biết đây là quà dành cho những nữ binh sĩ trong đơn vị của anh ấy.
Tôi hiếm khi mua hoa, vì vậy tôi không biết giá của chúng trước chiến tranh là bao nhiêu, nhưng chắc chắn bây giờ chúng đắt hơn nhiều. Không ngần ngại, Cha Thomas và tôi đã mua 12 bông hoa tulip vì chúng tôi muốn bày tỏ với những người phụ nữ rằng sự hiện diện của họ quan trọng và cần thiết biết bao. Người bán hoa Kyiv đã cố gắng thuyết phục chúng tôi rằng không nên tặng số lượng hoa chẵn (chỉ dành cho đám tang), nhưng chúng tôi không đủ khả năng để giải thích với cô ấy rằng bó hoa chúng tôi mua là dành cho một số lượng lớn phụ nữ. Cô ấy đã rất bối rối nhưng cuối cùng đã bán cho chúng tôi 12 bông hoa tulip màu vàng. Giới kinh doanh thì nghĩ như thế, nhưng riêng đối với chúng tôi, con số 12 này mang nhiều ý nghĩa, ví dụ như nó tượng trưng cho 12 tông đồ...
Linh mục Jarosław Krawiec, OP
Vi Hữu chuyển ngữ từ: aleteia.org (09.3.2022)
Nguồn: tgpsaigon.net
- Viết bởi Marta An Nguyễn dịch
Nước Ý, nơi có cộng đồng người Ukraine lớn nhất Liên minh Âu châu dự kiến sẽ có ít nhất 800.000 người tị nạn. Chính phủ của thủ tướng Mario Draghi cho biết họ sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất.
la-croix.com, Anne Le Nir, phóng viên tại Rôma, 2022-03-08
Biểu tình ủng hộ người Ukraine tại Ý. TIZIANA FABI / AFP
Hơn 17.000 người Ukraine đã đến Ý, chủ yếu qua biên giới Slovenia. Các thành phố Milan, Bologna, Rôma Naples là các thành phố có 148.000 người Ukraine sinh sống ở Ý, 80% trong số này là phụ nữ. Phần lớn họ phụ việc nhà, bổ túc cho lượng nhân viên chăm sóc không đủ trong các viện dưỡng lão.
Lina, nữ luật sư Rôma giải thích: “Đó cũng là truyền thống. Phần lớn chúng tôi muốn để cha mẹ ở nhà. Chồng tôi rất bận với công việc, hai con chúng tôi đang là sinh viên. Vì thế trong 5 năm qua, chúng tôi chia sẻ cuộc sống với Olga, một phụ nữ Ukraine làm việc nhà, chúng tôi trả 1.300 âu kim một tháng, nhưng chúng tôi được thoải mái thanh thản.”
Một triệu âu kim được giải ngân cho giáo dục
Giống như hàng trăm gia đình khác, gia đình bà Lina mở lòng ra với người Ukraine bị lưu đày. Bà cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ đón cháu gái của Olga và hai đứa con nhỏ của cô, họ cố gắng chạy trốn khỏi Kharkiv. Theo Bộ Nội vụ, khoảng 800.000 người Ukraine sẽ tị nạn ở Ý.
Chính phủ Draghi đã ban hành tình trạng khẩn cấp nhân đạo từ ngày 25 tháng 2 cho đến ngày 31 tháng 12 để có thể đáp ứng nhanh chóng việc hỗ trợ người tị nạn và tạo điều kiện đoàn tụ gia đình. Khoảng 16.000 chỗ đầu tiên đã được dành trong các trung tâm tiếp cư do các chủ tịch khu vực quản lý, một số đã ký thỏa thuận với các tu viện và khách sạn. Hàng chục tổ chức phi chính phủ như Caritas, Cộng đồng Sant’Egidio hay Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng được huy động.
Về phần Bộ Giáo dục, bộ đã giải ngân 1 triệu âu kim cho học sinh, sinh viên và giáo viên học tiếng Ý và theo học tại các cơ sở của hệ thống giáo dục hoặc viện nghiên cứu. Ở cấp độ y tế, một số khu vực xây dựng các trung tâm sàng lọc và tiêm chủng cho người tị nạn để chống Covid-19, bệnh sởi, bệnh bại liệt, bệnh rubêon. Theo chương trình bảo vệ tạm thời, các dịch vụ y tế sẽ được miễn phí. Các nỗ lực đặc biệt còn giúp cho các em bệnh ung thư bị gián đoạn điều trị được tiếp tục điều trị.
Các cấp chính trị đoàn kết trong việc tiếp nhận người tị nạn
Những sáng kiến này được các cấp chính trị ủng hộ, điều chưa từng có ở Ý, nơi các phe phái cực hữu tiếp tục nổi dậy chống người di cư đổ bộ vào các bờ biển phía nam. Nhưng bà Giorgia Meloni, lãnh đạo của tổ chức Anh em Ý, đảng duy nhất đối lập, lập luận rằng chúng ta phải “hỗ trợ tối đa cho người Ukraine và với họ, tình trạng tị nạn là một nghĩa vụ”. Về phần lãnh đạo của Liên đoàn, ông Matteo Salvini lặp đi lặp lại như câu thần chú: “Tôi luôn chiến đấu chống lại việc nhập cư bất hợp pháp, nhưng với người Ukraine, tôi sẵn sàng đi tìm họ, cả hàng ngàn người vì họ thực sự là người tị nạn chạy trốn vì một chiến tranh thực sự.”
Ông Massimo Marnetto, điều phối viên của Nhóm Tự do và Công chính, một tổ chức tư vấn công dân thân cận với Đảng Dân chủ than phiền về những lời tuyên bố này, phản ảnh một loại thấu cảm chọn lọc. “Chúng ta phải tự vấn bản thân về lòng vị tha của mình, vốn thường biến mất khi gặp nạn nhân của những tình huống khó khăn khác và những người có màu da khác.”
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi VietCatholic Media
Tổng thống Ukraine đọc 'bài diễn văn lịch sử' trước Quốc hội Anh
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy đã phát biểu trước các nhà lập pháp Anh thông qua liên kết video tại Hạ viện, đây là lần đầu tiên một tổng thống của một quốc gia khác phát biểu tại phòng họp chính của điện Westminster.
Tổng thống Zelenskyy đã nói chuyện với Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiều lần kể từ khi Nga xâm lược đất nước của ông, đã có một số bài phát biểu đầy xúc động với các nhà lãnh đạo phương Tây trong tuần trước, để yêu cầu tiếp tế và hỗ trợ quân sự.
Ông Zelenskyy đã phát biểu trước phòng họp lúc 5:00 chiều GMT, tức là 0 giờ theo giờ Việt Nam khuya thứ Ba mùng 8, rạng sáng thứ Tư mùng 9, khi hoạt động chính thức của quốc hội bị đình chỉ cho biến cố này.
“Mọi nghị sĩ đều muốn nghe trực tiếp từ tổng thống, người nói chuyện với chúng tôi trực tiếp từ Ukraine, đây là một cơ hội quan trọng cho Hạ viện,” Chủ tịch Lindsay Hoyle cho biết trong một tuyên bố.
“Một lần nữa, xin cảm ơn đội ngũ nhân viên đáng kinh ngạc của chúng tôi vì đã làm việc với tốc độ nhanh chóng để biến bài diễn văn lịch sử này thành hiện thực.”
Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, nói với Sky News rằng diễn văn này là “vô cùng mạnh mẽ”.
Ông nói: “Tổng thống Zelenskiy là tinh thần của Ukraine, đó là sự trẻ trung, là tư duy tự do, hướng ra bên ngoài, là người Âu Châu, và đó là điều mà Nga hay Tổng thống (Vladimir) Putin không hiểu”.
- Tổng thống Pháp Macron gọi cho Tổng thống Putin 1 giờ 45 phút: họ đã nói gì với nhau
- Chúng ta ủng hộ Ukraine nhưng không phân biệt chủng tộc, không bài người Nga
- Thảm trạng người tị nạn tại miền Tigray
- Đồng Rúp của Nga rơi tự do. Tài sản tài phiệt Nga bị tịch thu có thể dẫn đến đảo chánh.
- Ukraina: Putin “chơi cờ vua, đi bốn nước trước”
- Người viết tiểu sử Thánh Gioan Phaolô II bàn về tội của người Nga đối với dân tộc Ukraine hiền hòa
- Khổ thân người Ukraine: Putin ngạo mạn ra lệnh cho Ukraine đầu hàng vô điều kiện. Kiev náo loạn
- Hơn 50.000 người di dân và tị nạn chết trong bảy năm qua
- Hơn 600 người xin tị nạn bị bắt tại Libia
- Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn trong năm mới tại Myanmar