Tin Việt Nam
- Viết bởi Nhóm luật sư Vườn Rau Lộc Hưng
#TNCG – Bà con vườn rau Lộc Hưng sẽ tổ chức một cuộc họp báo dự kiến diễn ra vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 13/03/2019. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có sự kiện họp báo được chủ động tổ chức bởi chính những người dân.
Để chuẩn bị cho buổi họp báo, sáng ngày 11/3/2019, một số đại diện dân oan Vườn Rau Lộc Hưng đã nạp thông báo về việc tổ chức cuộc họp báo tại Sở Thông Tin và Truyền Thông TPHCM vào chiều 13/3/2019 sắp tới.
Địa điểm họp báo: Phòng họp tại nhà hàng Đoàn Viên thuộc Công ty CP du lịch Công Đoàn – Địa chỉ: số 6 Huyền Trân Công Chúa, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Theo luật sư Trần Vũ Hải, căn cứ vào luật Báo chí, công dân có quyền họp báo. Các công dân đã sử dụng quyền này dưới sự hướng dẫn của các luật sư.
Nhóm luật sư Vườn Rau Lộc Hưng
- Viết bởi Vườn Rau Lộc Hưng
Rất đông an ninh mặc thường phục, các bà đeo khẩu trang, công an đã có những lời khiếm nhã, hành hung bà con dân oan Vườn Rau Lộc Hưng, cướp đồ của bà con và có hành vi bắt người ngay chính trên mảnh đất của bà con VRLH, vào sáng ngày 08.03.2019.
Hai bà con Vườn Rau Lộc Hưng đã bị các an ninh túm đầu, túm tóc lôi đi. Một người đã thoát ra được, người dân còn lại -danh tánh là Quyên – đã bị an ninh và công an đưa đi đâu không rõ.
Loa phường được mở công suất lớn gây ồn ào cả khu phố và phát thanh những nội dung không đúng sự thật như: “chính quyền đã hỗ trợ bồi thường thỏa đáng cho bà con”, “chính quyền đã họp dân”, “đất là đất công”…
Nhưng trên thực tế Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn khẳng định không có cơ sở pháp lý nào xác định khu đất Vườn Rau Lộc Hưng là “đất công”; Bà con VRLH đầy đủ cơ sở pháp lý để xác định gần 5 hecta đất của bà con thuộc quyền quản lý và sở hữu của Giáo hội Công Giáo cũng như của bà con từ năm 1954 cho đến nay qua các biên lai nghĩa vụ đóng thuế…; Sau khi đập phá tài sản và hủy hoại đất của bà con VRLH vào các ngày 04 và 08.01.2019 thì bà con không hề nhận một thông báo nào liên quan đến thu hồi đất hay cưỡng chế, bà con cũng không biết nhà cầm quyền “cướp” đất của bà con để xây dựng cái gọi là “trường học đạt chuẩn quốc gia”, nhà cầm quyền không có một cuộc đối thoại nào với bà con…
Chính vì lẽ vậy, bà con mong mỏi và yêu cầu Chủ tịch UBND quận Tân Bình tiếp dân theo đúng Hiến Pháp và Luật Tiếp Công Dân đã quy định.
Vườn Rau Lộc Hưng
- Viết bởi Phạm Trần
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tươi cười phất Cờ đỏ Sao vàng, Quốc kỳ của nhà nước Cộng sản Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trưa ngày 27/02 (2019) tại Hà Nội.
Ông Trump không những đã gây ngạc nhiên cho báo chí theo dõi Hội nghị lần hai tại Hà Nội, giữa ông và Lãnh tụ tối cao Kim Jong un (Kim Chính Ân) về giải giới vũ khí nguyên tử tại Bắc Hàn mà còn là Tổng thống Mỹ đầu tiên đã hành động như thế, kể từ khi hai nước thiết lập quan hê ngoại giao ngày 11/07/1995.
Theo dõi trực tiếp truyền hình thấy diễn tiến như sau: Ông Trump được ông Phúc tiếp đón vào Trụ sở Chính phủ giữa hai hàng chào của nhân viên nhà nước và thiếu nhi đồng phục phất cờ hai nước trên tay. Khi sắp tới đội quân danh dự, bất ngờ ông Phúc hướng ông Trump qua phía các em bên trái và nói “chào ông đi”, các em đáp lại “chào ông”. Tại đây ông Trumpbất ngờ mượn một lá cờ Đỏ Sao Vàng của một em, giơ lên phất giữa tiếng cổ võ vui mừng của đám đông. Vài giây sau, ông Trump mượn lá cờ Hoa Kỳ từ tay một em khác trao cho ông Phúc để hai người cùng phất lên cao và hướng về các máy chụp ảnh, quay phim.
Báo An ninh Thủ đô tường thuật tiếp:”Thật tuyệt vời, tình hữu nghị tuyệt vời", ông Trump quay sang nói với Thủ tướng, không quên cảm ơn các em thiếu nhi và những người có mặt.
Khi có chút thời gian nhìn xung quanh, Tổng thống Mỹ thốt lên: "Tòa nhà đẹp quá!"
"Tôi mong rằng ông sẽ mang đến may mắn cho Việt Nam và tòa nhà này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
"Tòa nhà khai trương khi nào vậy?", ông Trump tiếp tục trò chuyện với Thủ tướng mà chưa vội đứng vào vị trí tiền sảnh để chụp ảnh nghi lễ.
"Mới vừa khai trương cách đây mấy hôm thôi", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui vẻ đáp lại.
"Tòa nhà thật đẹp", Tổng thống Trump nhìn xung quanh và nhắc đi nhắc lại.”
PHẤT CỜ LÀM GÌ ?
Giải thích với báo chí trong nước về hiện tượng phất cờ của ông Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói: “ Đối với lãnh đạo các quốc gia, việc cầm lá cờ của các quốc gia mà mình có quan hệ ngoại giao là thể hiện sự tôn trọng với quan hệ giữa hai nước, sự tôn trọng với ngay bản thân quốc gia mình, khi có quan hệ ngoại giao thì tôn trọng thể chế của nhau, tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng nhân dân của cả hai nước.” (theo VOV, Voice of Vietnam).
Nhưng tại sao, ba Tổng thống Mỹ gồm Bill Clinton, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 – 19/11/2000 ; George W. Bush, dự Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) và thăm chính thức từ 17 đến 20/11/2006, và Barack Obama, thăm chính thức từ 22 đến 25/05/2016 đã không ai “phất cờ” CSVN như ông Trump ?
Báo chí Việt Nam không bình luận thêm, hay không được phép thảo luận. Báo chí nước ngoài, có mặt khi ông Trump phất cờ Cộng sản cũng không viết gì, có lẽ họ không coi đó có tác dụng đến nội dung đưa tin. Nhưng đối với những người Việt Nam, cả trong và ngoài nước không chấp nhận chế độ Cộng sản độc tài, độc đảng và phản dân chủ thì thấy hành động của ông Trump không “hợp nhãn” và cảm thấy ngứa ngáy trong người.
Lý do vì, khi vui vẻ vẫy cờ Đỏ Sao Vàng với đám đông đang reo hò mừng rỡ sự có mặt của mình đến thăm Việt Nam, ông Trump mặc nhiên muốn chứng minh thân thiện với nước chủ nhà, dù chính phủ CSVN đã bị các tổ chức Quốc tế lên án vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Trước ngày ông Trump đến Hà Nội,Chính phủ CSVN đã cho Công an canh gác trước nhà những người tranh đấu dân chủ vì sợ họ biểu tình hay tìm gặp phái đoàn Mỹ. Việc này không chỉ xẩy ra ở Hà Nội mà cả ở Sài Gòn.
Chắc ông Trump cũng phải biết khi ông đến Hà Nội thì Chính phủ CSVN đang tiêu diệt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chíbằng Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.Đồng thời trên 100 tù nhân chính trị và lương tâm, những ngưới bất đồng chính kiến, tranh đấu bất bạo động và không hề có hành động muốn lật đổ chính phủ đang phải nằm tù nghiệt ngã với mức án từ 7 đến 20 năm, như trường hợp nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lương, sau phiên tòa ngày 16/08/2018.
Tất cả những vi phạm này của nhà nước Cờ đỏ Sao vàng Việt Nam đã đi ngược lại truyền thống dân chủ và tự do của nước Mỹ, điều mà các Tổng thống tiền nhiệm đến thăm Việt Nam như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều lên án trong các diễn văn của họ tại Hà Nội, hoặc ngược lại khi các Lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Thịnh đốn cũng đã được nghe thông điệp than phiền của Mỹ về tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam.
Đó là lý do tại sao, Nhà báo bình luận nổi tiếng của đài truyền hình ABC (Mỹ), Cokie Roberts đã viết :” Before he tries to negotiate with Kim again, the president might consider that a man willing to starve children, spy on his people and lock up and kill his opponents is not likely to be swayed by the lure of luxury shops on the streets of his nation's capital.
That's the glittery glimpse of Hanoi that Trump thought he could sell. When the president arrived in Vietnam, he congratulated President Nguyen Phu Trong, saying, "You really are an example as to what can happen, with good thinking."
But Vietnam, too, has a deplorable human rights record under its still-Communist government.
The rest of the world has largely turned a blind eye to those abuses, instead celebrating the country's economic growth.
Why? As Kim Jong Un's train wends its way through another thriving communist country, here's the lesson he's likely to be taking home: Ho Chi Minh won.”(ABC, March 01,2019))
(Tạm dịch:”Trước khi tìm cách thương thuyết với ông Kim lần nữa, Tổng thống nên suy xét liệu với một người không ngại bỏ đói trẻ em, do thám chính dân mình, bắt giam và giết những người đối lập thì chẳng dễ dàng gì bị lay xuyển bởi những cửa hàng sang trọng mọc lên ở đường phố Thủ đô (Pyongyang, Bình Nhưỡng) của ông ta.
Đó là hình ảnh của Hà Nội mà ông Trump nghĩ ông ta có thể rao bán (với ông Kim). Khi Tổng thống đến Việt Nam, ông đã chúc mừng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng “Ngài chính là một tỷ dụ cho những gì có thể xẩy ra với những suy nghĩ tốt”.
Nhưng Việt Nam, cũng là nơi tình trạng nhân quyền đang bị lên án tồi tệ dưới quyền cai trị của chính phủ Cộng sản.
Thế giới đã nhắm mắt trước những vi phạm này để chỉ biết phấn khởi về mức độ phát triển kinh tế.
Tại sao ? Khi mà chuyến xe lửa của ông Kim lăn bánh xuyên qua một nước Cộng sản phát triển khác (ám chỉ Trung Cộng), đây là bài học mà ông ta muốn đem về nước: Hồ Chí Minh đã thắng cuộc.”
Nhưng nhà báo nhiều kinh nghiệm, bà Cokie Roberts muốn nói gì với ông Trump, và riêng người Việt Nam không Cộng sản quacâu kết luận chua chát này ?
Đó là sự phản chiếu hình ảnh của một Tổng thống Mỹ đến bàn hội nghị với ý nghĩ con buôn hời hợt “có tiền mua tiên cũng được”. Trong khi ông Kim Jong un (Kim Chính Ân), dù mới 36 tuổi và mới lãnh đạo Bắc Hàn từ năm 2011, lại được thừa hưởng những bài học chính trị đương đầu với Mỹ của ông nội Kim Nhật Thành (Kim Il sung) và người cha là Kim Chính Nhật (Kim Jong il). Vì vậy, ông Kim, sinh ngày 08/01/1984 (có bản ghi năm 1983), không còn là kẻ “trẻ người non dạ” nữa, vì sau ông còn có Lãnh đạo Tập Cận Bình và cả cường quốc Trung Cộng chống lưng nuôi ăn.
NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN
Riêng đối với người Việt tị nạn Cộng sản ra đi từ sau 1975 thì hành động hớn hở phất cờ CSVN của bất cứ ai, kể cả của những người nước ngoài, đặc biệt như trường hợp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội, lại càng rát con mắt và nhức nhối.
Lý do rất đơn giải. Vì lá Cờ Đỏ Sao Vàngđã nhắc mọi ngườinhớ đến tang thương máu đổ thịt rơi của 30 năm chính chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động. Lá cờ này còn được treo tại tất cả các nhà tù, trại giam và công trường lao động đầy đọa con người Việt Nam thuộc mọi thành phần trong xã hội từ bao nhiêu năm qua.
Cũng vì là cờ này mà nhân dân miền Nam, nạn nhân của miền Bắc xâm lăng, đã mất cuộc sống thanh bình no ấm. Nhiều gia đình bị táng gia bại sản, bị chia lìa, bị hận thù đeo đẳng và bị kỳ thị cũng vì lá cờ này. Nếu không có là cở Đỏ Sao Vàng thì không có những trại tù lao động chung thân, mệnh danh “học tập cải tạo” đầy đọa hàng trăm ngàn trí thức, binh lính và sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30/04/1975.
Và cũng vì lá cờ này mà hàng chục ngàn người miền Nam vô tội đã chết chìm tức tưởi ở Biển Đông trên đường vượt biển tìm tự do. Nhiều ngàn người miền Nam khác đã bị chết đói tại những vùng mị dân “kinh tế mới”, sau trận cuồng phong gọi là “Cải tạo Công thương nghiệp Xã Hội chủ nghĩa tại Miền Nam” năm 1978, do đao phủ Đỗ Mười, khi ấy là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa phụ trách.
Trước kia cờ Đỏ Sao Vàng còn hiện diện ở các sân đình hay bãi đất đấu tố đẫm máu trong cuộc Cải cách Ruông đất (1953-1960) , và tại các buổi học tập, phiên tòa lên án và buộc tội đầy đọa các Văn nghệ sỹ trong vụ án Nhân văn Giai phẩm (1955-1958) ở miền Bắc.
Cũng từ cờ Đỏ Sao Vàng mà đảng CSVN đã không gớm tay gây ra vụ thảm sát 5,000 người dân vô tội ở Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, khi thật sự bộ đội miền Bắc đã chủ động cuộc tấn công, đứng sau lưng quân tay sai nằm vùng Mặt trận Giải phóng miền Nam, hay còn gọi thông dụng là Việt Cộng.
Trong suốt cuộc chiến ở miền Nam từ 1954-1975, Cờ đỏ Sao vàng của quân miền Bắcđã được giấu đi để ngụy trang bằng cờ Việt Cộng ( hình chữ Nhật, nửa trên màu Đỏ, nửa dưới màu Xanh, chính giữa có ngôi Sao vàng). Lá cờ Việt Cộng và tổ chức Chính phủ tay sai Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Namcủa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã bị dẹp bỏ sau Hội nghị hiệp thương, thống nhất Nam-Bắc ngày 02 tháng 7 năm 1976.
CỜ VÀNG VÀ CÁC ĐẠI SỨ MỸ
Như vậy khi lịch sử chưa có cơ hội minh bạch công và tội của đảng CSVN đối với đất nước và đồng bào thì hành động suy tôn cờ Đỏ Sao Vàng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải được soi xét minh bạch.
Nhưng liệu ông Trump có vô tình, vô tâm hay ngây thơ khi vui vẻ tự ý phất cờ CSVN, hay còn bị lên án là “cờ máu” bởi nhiều người Việt tị nạn, giữa tiếng reo hò phấn khởi của những người đón tiếp ông ở Hà Nội ngày 27/02/2019 ?
Dù trong hoàn cảnh nào, hành động của vị Tổng thống Mỹ, lãnh đạo của Thế giới tự do, đối với một quốc gia bị lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng và đàn áp dân chủ, tự do như Việt Nam không thể thuần túy coi như một nghĩa cử ngoại giao đẹp mắt nhất thời, nếu như ông còn nhớ đã có không ít cử tri Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Hơn nữa, chẳng lẽ ông Trump không biết từ 44 năm qua, những người Việt Nam trốn khỏi chế độ hà khắc Cộng sản Việt Nam, đặc biệt số hơn một triệu người sống ở Hoa Kỳ, đã không ngừng tranh đấu để lá cờ Vàng 3 Sọc đỏ được công nhận là “lá cờ truyền thống” (Heritage Flag) của người Mỹ gốc Việt ?
Nhiều Tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ đã công nhận ngày 30/4 hàng năm, dấu mốc Việt Nam Cộng hòa mất vào tay quân Cộng sản miền Bắc, là ngày Truyền thống của người Việt tị nạn. Và trên khắp mọi nơi trên thế giới, nơi đâu có người Việt tị nạn, là ở đó lá cờ Đỏ sao Vàng của Nhà nước CSVN không được treo công khai ở trường học hay bất cứ nơi công cộng nào.
Ông Đại sứ Mỹ khi còn tại chức ở Hà Nội, Ted Osius, đã phải đối diện với nhiều chất vấn của người Việt tị nạn, tại cuộc họp tháng 7/2015 tại San Jose, Califordnia khi họ thấy trên áo ông gắn cái Pin có hình cờ Đỏ Sao Vàng, đánh dấu 20 năm bang giao Hoa Kỳ-CSVN.Người kế nhiệm ông Osius tại Hà Nội, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống là nhà ngoại giao Daniel J. Kritenbrink.
HÙNG CỬU LONG-DONALD TRUMP
Còn nhớ hồi tháng 11/2016 có một thanh niên đến Mỹ từ Việt Nam có biệt danh là Hùng Cửu Long đã gây phẫn nộ cho người Việt tị nạn vùng Washington D.C và tại Little Saigon, Orange County, California qua bộ quần áo dị thường choáng mắt mặc trên người gồm quần đỏ, đi giầy đỏ và áo dài đỏ có hình Sao Vàng trước ngực.
![]() |
Đài Á châu Tự do ( RFA, Radio Free Asia) tường thuật ngày 24/11/2016 rằng:”Trong bộ áo dài đỏ, quần đỏ, giày đỏ và một ngôi sao vàng trên ngực áo, ông Hùng Cửu Long đứng chụp hình trước bức tường khắc tên 58.000 binh sĩ Mỹ từ trận trong cuộc chiến Việt Nam, kế tiếp trước Cây Bút Chì Washington Monument gần đó, cũng trong bộ áo dài màu đỏ ngôi sao vàng.
Ảnh được phóng lên Facebook với lời hứa hẹn của ông Hùng Cửu Long là sẽ mang bộ cánh này sang gặp đồng hương Nam California trong vài ngày nữa với ước muốn hòa giải một cách thân thiện. Ngay lập tức một làn sóng phản ứng dấy lên từ rất đông facebookers người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kể cả những ai không dùng Facebook mà chỉ nghe thấy hay được kể lại.”
Trong vụ này,nạn nhân bất ngờ bị đồng hương D.C xỉ vả và lên án là “tay sai Cộng sản”, hay “tiệm Nail của Cộng sản” là Chủ tiệmlàm móng tay Trendy Nails & Spa, anh Frank Huy Đỗ và vợ là chị Tinaở Silver Spring, tiểu bang Maryland. Nguyên do vì anh Frank Huy Đỗ đã vô ý chụp chung ảnh với bạn học cũ, Duy Khang và Hùng Cửu Long (bạn của Khang), ngườimặc áo Cờ đỏ Sao vàng trước tiệm Nail rồi phóng lên Facebook.
Sau đó, Hùng Cửu Long đến khu phố Phước Lộc Thọ ở Little Sài Gòn sau 9 giờ sáng ngày 20/11/2016, và lập tức bị một số lãnh đạo Cộng đồng bao vây.
Một nhân chứng kể với RFA:” Tất cả mọi người chuẩn bị đúng 9 giờ thì có mặt trước cửa Phước Lộc Thọ và sau đó Hùng Cửu Long xuất hiện. Anh ta đi taxi tới, xuống xe, vừa bước vào là mọi người chạy tới.
Tuy nhiên ông Hùng Cửu Long, thay vì áo dài đỏ với sao vàng như đã nói trên Facebook, lại bận áo dài vàng, quần đỏ và khăn quang cổ màu đỏ.
Trước đó anh ta xác nhận sẽ mặc bộ đồ cờ đỏ sao vàng như đã mặc trên DC để đến hòa hợp hòa giải với đồng bào. Đó là sự khiêu khích ngay từ đầu thành ra mọi người chống là chống cái lá cờ đó. Người ta nghi ngờ không biết anh ta có mặc bên trong lá cờ đỏ sao vàng hay không thành ra mọi người đè anh ta xuống để tìm lá cờ đó. Khi tìm không có rồi thì người ta đẩy anh ta ra ngoài. Lúc bảo vệ của Phước Lộc Thọ đưa anh ta ra ngoài đường thì cảnh sát thành phố Westminster tới, khám xét và đưa lên xe.”
Kể lại câu chuyện Hùng Cửu Long để nọi người thấy là Cờ Đỏ Sao Vàng, dù xuất hiện dưới hình thức nào trước mắt người Việt không Cộng sản, đặc biệt với người Việt tị nạn Cộng sản, đều nhạy cảm và bị kích thích bất mãn.
Vậy, khi thấy ông Trump phất cờ Đỏ Sao Vàng trên màn hình TV và Internet thì có khác gì thấy hình Hùng Cửu Long mặc áo có hình lá cờ này trên Facebook ?
Có khác chăng là ông Trump là Tổng thống Mỹ trong khi Huỳnh Cửu Long chỉ là một công dân bình thường của nước CSVN. Nhưng Huỳnh Cửu Long, khi mặc áo Cờ Đỏ Sao Vàng đã cao rao anh ta làm thế là “để đến hòa hợp hòa giải với đồng bào”.
Nhưng có ai mượn anhta làm chuyện mạo hiểm không tưởng này không , hay ông Tổng thống Trump cũng đã ngớ ngẩn như thế khi hớn hở phất cờ này ở Hà Nội ngày 27/02/2019 ? -/-
Phạm Trần
(03/019)
- Viết bởi Đài Á Châu Tự Do
Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.
Đài RFA cập nhật tình hình sau hai tháng vụ việc xảy ra.
Ghi nhận thực tế
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, vụ việc hàng trăm ngôi nhà ở vườn rau Lộc Hưng bị chính quyền phường 6, quận Tân Bình tiến hành phá hủy hai lần, xảy ra cách nay tròn hai tháng nhưng thông tin liên quan biến cố này chưa ngày nào lắng dịu. Sinh hoạt và đời sống của các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng được thường xuyên cập nhật và đăng tải trên mạng xã hội. Cộng đồng cư dân mạng lan tỏa nhiều hình ảnh người dân trở về nền đất của căn nhà đổ nát, mà bao thế hệ đã gầy công khai phá và gìn giữ từ những ngày di cư ngoài Bắc vào hồi năm 1954, để nhặt nhạnh từng kỷ vật còn sót lại như là minh chứng cho sự hiện hữu cũng như quyền sở hữu được minh định của từng người dân vốn gắn bó với vườn rau giữa lòng đô thị và luôn tuân thủ theo pháp luật trong vấn đề đất đai. Những video sống động ghi lại tình cảnh cư dân Lộc Hưng bị công an và côn đồ ngăn chặn, hành hung không cho họ bước chân vào khu vực nhà cửa của họ vốn đã bị chính quyền phá nát cũng được lan truyền liên tục trong dư luận.
Nhóm luật sư Lộc Hưng: Kêu gọi Chính quyền thành phố đối thoại
Nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng sốt sắng làm việc và công khai thông tin trên mạng xã hội.
Mới đây nhất, vào ngày 4 tháng 3, nhóm luật sư Lộc Hưng phổ biến thông cáo báo chí số 4 trên mạng xã hội với nội dung, bao gồm:
Cuộc chiến nào cũng vậy, chính quyền họ có súng ống, có truyền thông công khai và có nhà tù. Người dân vườn rau Lộc Hưng thì chẳng có gì ngoài một trái tim và một sự thật là đất của họ thì họ phải lên tiếng. Đến ngày hôm nay, họ phải đấu tranh trong cô đơn lắm
-Ông Huỳnh Anh Tú
-Tiếp tục kêu gọi lãnh đạo Chính quyền TP.HCM sớm tổ chức tiếp và đối thoại với người dân vườn rau Lộc Hưng, theo đề nghị của Ban tiếp công dân trung ương, do Trưởng ban là ông Nguyễn Hồng Điệp vào ngày 18 tháng 2 gửi đến Chính quyền TP.HCM rằng giữ nguyên hiện trường khu đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân và tiếp xúc, đối thoại với công dân vườn rau Lộc Hưng.
-Đề nghị Chính quyền TP.HCM và quận Tân Bình công khai, minh bạch về dự án cụm trường học ở địa điểm vườn rau Lộc Hưng vì có nhiều dấu hiệu dự án này không làm đúng theo quy định của pháp luật; đồng thời kêu gọi báo chí Việt Nam lẫn cộng đồng mạng xã hội quan tâm và đưa tin về cuộc sống khốn khó và bị đe dọa liên tục của người dân vườn rau Lộc Hưng.
-Đề nghị gặp lãnh đạo Công an TP.HCM để làm rõ sự tắt trách và đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết các đơn tố giác hình sự của người dân vườn rau Lộc Hưng.
Nhóm luật sư Lộc Hưng công khai thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra TP.HCM liên quan Đơn tố cáo và kiến nghị khởi tố hình sự của một cư dân Lộc Hưng, bà Cao Thị Thơ rằng đã chuyển đơn đến UBND quận Tân Bình để xem xét và giải quyết, chiếu theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định Chính Phủ số 75 và 76 năm 2012.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một luật sư tham gia trong Nhóm luật sư Lộc Hưng cho biết vì sao thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra TP.HCM là đùn đẩy trách nhiệm:
“Các cơ quan họ có thể dẫn chứng trong nhiều trường hợp. Nghị định đó để phối hợp trong việc giải quyết về những nội dung tố cáo liên quan đến địa phương. Nhưng ở đây không phải trường hợp khiếu nại hay tố cáo bình thường về một hành vi của cán bộ công chức làm sai, mà là tố cáo hành vi phạm tội, cụ thể là các yếu tố đã cấu thành tội danh ‘hủy hoại tài sản’, chỉ ra đích danh những người nào; thành ra trong trường hợp đó chỉ có cơ quan tố tụng hình sự, theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự là cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM. Chúng tôi nghĩ có lẽ họ chưa muốn thụ lý, không muốn khởi tố, cần phải có một sự chỉ đạo nào đó thì họ mới có thể có quyết định khác hơn.”
Trong thông cáo báo chí số 4, Nhóm luật sư Lộc Hưng còn cho biết dự kiến tổ chức họp báo vào ngày 7 tháng 3, theo Luật báo chí để cung cấp thông tin liên quan về những vụ việc diễn tiến ở vườn rau Lộc Hưng và mượn một phòng họp của Đoàn luật sư TP.HCM để tổ chức họp báo. Vào tối ngày 5 tháng 3, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho RFA biết Đoàn luật sư TP.HCM chưa có hồi đáp nào:
“Chưa cô. Thực ra thì cũng buồn. Chúng tôi cử người mang thư trực tiếp đến văn phòng Đoàn luật sư. Khi đến đó thì Chánh văn phòng Đoàn luật sư từ chối nhận. Hỏi lý do thì được trả lời là Ban lãnh đạo, tức là Ban chủ nhiệm có ý kiến là không nhận. Trước đây đã từng nhận một thư ngỏ rồi. Có thể họ cũng không hưởng ứng lắm nên họ e ngại trách nhiệm thế nào đó và không nhận. Sau đó thấy anh em chúng tôi cương quyết gửi thì họ nói cứ gửi bằng đường bưu điện. Sau đó, chúng tôi gửi qua bưu điện phát chuyển nhanh, có hồi báo liền trước 9 giờ sáng luôn. Đồng thời, tôi cũng chụp lại và gửi quan email đến địa chỉ email của Đoàn luật sư. Tuy nhiên cả hai (thư) đều không được phản hồi. Như vậy, điều đó được hiểu như là Đoàn luật sư không giúp tạo điều kiện theo yêu cầu của nhóm luật sư. Vì thế, chúng tôi đành phải tìm một nơi khác để họp báo.”
Các cơ quan họ có thể dẫn chứng trong nhiều trường hợp. Nghị định đó để phối hợp trong việc giải quyết về những nội dung tố cáo liên quan đến địa phương. Nhưng ở đây không phải trường hợp khiếu nại hay tố cáo bình thường về một hành vi của cán bộ công chức làm sai, mà là tố cáo hành vi phạm tội, cụ thể là các yếu tố đã cấu thành tội danh ‘hủy hoại tài sản’, chỉ ra đích danh những người nào; thành ra trong trường hợp đó chỉ có cơ quan tố tụng hình sự, theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự là cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM. Chúng tôi nghĩ có lẽ họ chưa muốn thụ lý, không muốn khởi tố, cần phải có một sự chỉ đạo nào đó thì họ mới có thể có quyết định khác hơn
-LS. Trịnh Vĩnh Phúc
Người dân Lộc Hưng: Chúng tôi tìm công lý trong cô đơn
Sau hai tháng bị tai họa giáng xuống cảnh màn trời chiếu đất cho hàng trăm nhà dân ở vườn rau Lộc Hưng, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú, cũng là một cư dân Lộc Hưng nói về cuộc sống hiện tại của các gia đình nạn nhân:
“Bây giờ vấn đề vườn rau Lộc Hưng rất phức tạp, rất khó diễn tả. Nếu mà nói thẳng ra ‘màn trời chiếu đất’ thì không, nhưng sống thì hòan cảnh giống như ở trong tù thì đúng. Cuộc sống rất chật vật. Một căn nhà chừng 20 mét vuông mà dồn cả 10 người sống trong ngôi nhà đó. Bây giờ bị đập phá hết nên phải dồn về căn nhà của tổ tiên để ở.”
Ông Huỳnh Anh Tú từng chịu cảnh tù đày trong nhiều năm bởi bản án oan khiêng, nhưng với ông thì những người dân ở vườn rau Lộc Hưng đang gánh chịu cảnh sống cùng cực hơn cả người tù vì phải bươn chải cơm áo gạo tiền và phải tất tả ngược xuôi tìm kiếm công lý, mà còn bị đe dọa và bị các cơ quan chức năng lẫn truyền thông Nhà nước quay lưng. Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú nhấn mạnh:
“Cuộc chiến nào cũng vậy, chính quyền họ có súng ống, có truyền thông công khai và có nhà tù. Người dân vườn rau Lộc Hưng thì chẳng có gì ngoài một trái tim và một sự thật là đất của họ thì họ phải lên tiếng. Đến ngày hôm nay, họ phải đấu tranh trong cô đơn lắm.”
Không phải chỉ riêng ông Huỳnh Anh Tú mà rất nhiều người dân ở vườn rau Lộc Hưng nói với RFA rằng họ mong mỏi công luận trong và ngoài nước cùng đồng hành với họ trong cuộc hành trình tìm công lý vốn dĩ đầy cam go trước mắt.
nguồn: Đài Á Châu Tự Do
- Viết bởi Truyền Thông Gx Cồn Sẻ
Theo tin chúng tôi nhận được từ các em học sinh trường trung học cơ sở quảng lộc, thì vào sáng thứ 2 vừa qua ngày 25 tháng 02 năm 2019. Thầy giáo Đinh Xuân Quán, hiệu trưởng trường này đã Công khai nói trước hàng ngàn học sinh tại trường này là Đạo Công giáo là không có thật, Chúa của các em tin là không có, nhưng các em đã không từ chối và đã khẳng khái chúng em luôn tin vào Chúa. Ông còn nói các em không cần đi lễ và đọc kinh. Không cần tham gia các thánh lễ nhằm bỏ bê việc học tập.
Bên cạnh đó, ông còn dùng những lời lẻ tố cáo các Linh mục quản xứ Cồn Sẻ là phản động, xúi dục các con em không đóng học phí, tham gia các thánh lễ mê tín, ông còn xúc phạm rõ nét hơn khi nói toàn bộ giáo dân Cồn Sẻ là Phản Động và nghe vào những đối tượng kích động nhằm phá những dự kiến lạm thu của nhà trường này.
Qua đó chúng tôi đã liên hệ và đã chủ động thăm dò với các em học sinh lương giáo tại ngôi trường này những điều trên là sự thật.
Chưa dừng lại tại đó, ông liên tục răn đe các giáo viên ngôi trường này phải quán triệt với các em học sinh, nói xấu về Tôn Giáo, và tích cực thu góp đủ các khoản tiền.
Là những người đưa tin chúng tôi xác thực rằng trên đây là những sự thật đang diễn ra tại ngôi trường cấp 2 này, vì vậy.
1. Yêu cầu ông Đinh Xuân Quán chấm dứt hành vi miệt thị tôn giáo
2. Yêu cầu ông Đinh Xuân Quán thôi ngay các hành vi bôi nhọ, lăng mạ các học sinh và giáo viên thuộc Công Giáo. Đặc biệt nói xấu các Linh mục
3. Yêu cầu ông Đinh Xuân Quán làm đúng pháp luật về các khoản thu
4. Yêu cầu ông Đinh Xuân Quán, xin lỗi các em, đặc biệt các em thuộc Công Giáo về những điều ông nói trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua.
- [ ] Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và ông còn tiếp tục những sự việc trên, là cha mẹ, là phụ huynh và là những người lớn của các em chúng tôi sẽ có biện pháp trực tiếp với ông.
[ Ngôi trường này khoảng hơn 50% các em là người Công Giáo]
- [ ] Xin cảm ơn!.
Truyền Thông Gx Cồn Sẻ
- Viết bởi GNsP
#VRLH – Vào sáng ngày 02.03.2019, hơn 100 công an, an ninh đeo khẩu trang, dân quân tự vệ đã xô đẩy và “đuổi” chủ đất -bà con Dân oan Vườn Rau Lộc Hưng– ra khỏi mảnh đất của bà con sở hữu từ những năm 1954.
Bà con đã phản đối hành vi sai trái này của nhà cầm quyền địa phương phường 6, quận Tân Bình, Tp.HCM khi ngang nhiên đưa công an, an ninh, những người lạ mặt… xông vào mảnh đất của bà con VRLH.
Vào những ngày 04 và 08.01.2019, sau khi cưỡng chế Vườn Rau trái pháp luật, nhà cầm quyền đã rêu rao trên các phương triện truyền thông đại chúng rằng, “lãnh đạo UBND Q.Tân Bình nói cưỡng chế tháo dỡ những ngôi nhà xây dựng không phép chứ không phải thu hồi đất”.
Điều này, làm người ta lầm tưởng, chỉ có “công trình trái phép” của bà con bị cướp, còn đất đai “còn nguyên”? Thực tế là sau khi đưa máy xúc, máy ủi đập phá các ngôi nhà của người dân nghèo thành đống tro tàn ngổn ngang vào ngày 08.01.2019 thì các ngày sau đó nhà cầm quyền đã ngay lập tức lại tiếp tục dùng lực lượng có chức năng gồm công an, an ninh, dân quân tự vệ… rào chắn khu đất Vườn Rau và không cho người dân Vườn Rau vào trên khu đất của chính họ? Nếu chỉ cưỡng chế tháo dỡ thôi, tại sao lại ngăn cản người dân ra vào trên khu đất của họ? Tại sao không trả lại đất cho người dân Vườn Rau – là chủ đất?
Bà con Vườn Rau quyết tâm dùng mọi biện pháp để buộc là được nhà cầm quyền công nhận quyền sử dụng đất cho gần 5 hecta đất mà bà con đã sử dụng lâu dài và ổn định từ năm 1954, tức gần 65 năm. Đây là điều hợp lý, hợp pháp.
Nguồn: GNsP
Dù hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim thất bại, nhưng nhờ đó mà vấn đề nhân quyền sẽ được nêu lên chăng?
- Viết bởi Trần Mạnh Trác
Hà Nội, Việt Nam, ngày 28 tháng 2 năm 2019 ( CNA ) .- Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Lãnh Đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam đã chết yểu hôm thứ Năm sau khi các cuộc mặc cả đổi chác giữa việc bãi bỏ lệnh trừng phạt và việc chấm dứt chương trình hạt nhân tan rã.
“Cuộc đàm phán sụp đổ vì yêu cầu của Triều Tiên đòi dỡ bỏ lệnh trừng phạt,” ông Trump tuyên bố.
“Tôi nghĩ rằng thực sự chúng ta đã có hai ngày nhiều năng suất. Nhưng đôi khi bạn phải phủi tay. Và đây chỉ là một trong những lần đó.”
Trong buổi họp báo ngày 28 tháng 2, ông Trump thêm rằng “Bạn luôn phải chuẩn bị phủi tay.”
Người ta đã từng đặt nhiều hy vọng trước cuộc hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Trump và Kim, như là hai bên sẽ đồng ý tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, cùng với sự bãi bỏ lệnh trừng phạt và giải trừ hạt nhân.
Tuy vấn đề Nhân Quyền chưa bao giờ được đưa lên bàn đàm phán tại Hà Nội trong tuần này, nhưng những lời bình luận của ông Trump về nhà tù chính trị của Triều Tiên ngay sau khi hội nghị tan rã đã khiến một số nhà phân tích hy vọng các vi phạm nhân quyền của chế độ Bắc Hàn sẽ được chú ý nhiều hơn sau này.
Liên Hợp Quốc đã tìm thấy bằng chứng về tội ác chống lại loài người ở Bắc Triều Tiên, bao gồm những vụ giết người, bắt làm nô lệ, tra tấn, cầm tù, hãm hiếp, cưỡng bức, phá thai, và cố tình gây ra nạn đói kéo dài.
Một chuyên gia phân tích chính sách châu Á, bà Olivia Enos cuả Trung Tâm Nghiên Cứu Di Sản Châu Á (the Heritage Foundation Asian Studies Center) nói rằng dù cho hội nghị thượng đỉnh có thất bại, nhưng nó sẽ là cơ hội cho những lo ngại về quyền con người được nêu ra, khi các cuộc đàm phán với Triều Tiên được nối lại.
Quy trình ngoại giao ‘hậu Hà Nội’ có thể là cơ hội để điều chỉnh lại chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, mà trong đó nhân quyền đóng một vai trò nổi bật hơn trong các cuộc đàm phán tương lai.
“Những đàm phán ngoại giao trong tương lai cần phản ánh các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào hạt nhân, an ninh và nhân quyền,” theo ý kiến cuả bà Enos.
Hiện tại đang có khoảng 80.000 đến 120.000 tù nhân trong sáu trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
“Trong những trại tù đó, có rất nhiều người, là những nơi tồi tệ và đã xảy ra những điều tồi tệ,” theo lời ông Trump, khi ông đề cập đến việc bắt giam và tra tấn anh sinh viên Mỹ Otto Warmbier ở Bắc Triều Tiên vào năm 2016.
Trường hợp của anh Warmbier là một minh họa cho tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Người Sinh viên cuả trường Đại học Virginia này đã bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì âm mưu ăn cắp để mang về nhà một tấm áp phích tuyên truyền của Bắc Triều Tiên trong chuyến đi du lịch tới đất nước này.
Anh Warmbier đã qua đời ngay sau khi được thả ra vào năm 2017, sau khi được đưa trở lại Hoa Kỳ với tình trạng bị tổn thương não nghiêm trọng.
“Tôi thực sự tin rằng một điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra với anh ấy và tôi thực sự không nghĩ rằng nhà lãnh đạo cao nhất đã biết về điều đó,” ông Trump nói, cho biết rằng chính ông Kim đã nói với ông ấy rằng ông ta không biết về tình trạng của Warmbier.
“Tuy rằng ông Trump không nên bào chữa cho Kim Jong-un sau khi ông ta và chế độ cuả ông ta đã đối xử với Otto Warmbier như thế. Tuy nhiên, vẫn có một điều đáng khích lệ là Tổng thống Trump đã thảo luận về quyền con người,” bà Enos nói.
Ông Trump đã bày tỏ sẵn sàng gặp lại ông Kim, nhưng cho biết không có cuộc đàm phán nào nữa được lên kế hoạch vào thời điểm này.
“Ngay cả khi các cuộc đàm phán không được khởi động lại, thì chính quyền (Mỹ) nên quay lại chiến lược gây áp lực và sử dụng các hình thức trừng phạt tối đa để thúc đẩy các cải cách cơ bản có thể dẫn đến cải thiện nhân quyền. Sau đó, cần phải đưa vấn đề quyền con người vào cuộc đối thoại trong tương lai với Triều Tiên,” bà Enos giải thích.
Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ là tiến sĩ Tenzin Dorjee cũng kêu gọi ôngTrump hãy tận dụng mọi cơ hội để nêu lên những lo ngại này cho đến khi người dân Triều Tiên có tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác và không sợ hãi.
Triều Tiên liên tục bị cơ quan ‘Open Door’ xếp hạng là quốc gia đàn áp Kitô hữu tồi tệ nhất. Kitô hữu đã bị bắt giữ, cải tạo trong các trại lao động, hoặc, trong một số trường hợp, bị xử tử vì đức tin của họ.
Đặc biệt Giáo Hội Công Giáo hầm trú ở Bắc Triều Tiên, ngoài những thách thức sẵn có, còn phải đối mặt với một khó khăn thêm nữa là không có bí tích vì không có linh mục ở Bắc Triều Tiên.
“Nói một cách đơn giản, tự do tôn giáo hoặc tự do tín ngưỡng không tồn tại ở Bắc Triều Tiên,” là lời tuyên bố mới nhất của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cuả Hoa Kỳ.
Trần Mạnh Trác
- Viết bởi Lm. Giuse Ngô Văn Kha, DCCT
Ngày 23.02.2019 chương trình “Tri ân Thương Phế Binh – Việt Nam Cộng Hoà” xuân 2019 Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời đã trao quà xuân 2019 đến tận từng gia đình cho 58 ông TPB đang sống tại tỉnh Đắk Lắk. Hành vi thiện nghĩa này, dĩ nhiên, không qua khỏi sự theo dõi của an ninh cộng sản, vốn rất dị ứng với chương trình.
Các thiệp mừng bị tịch thu, danh sách được thu thập kèm theo những lời đe doạ. Liệu Có Được Sống Yên Ổn, Còn Được Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời? Nhớ lại đầu năm dương lịch 2019, từ những đồng tiền chắt chiu của những đồng đội trân quý tình Huynh Đệ Chi Binh và những người thiện tâm gom góp dành cho những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà đơn thân, xây dựng nên sáu căn nhà nhỏ nép mình trong khu Vườn Rau, bỗng dưng trở thành miếng mồi ngon cho sự tham lam của nhà cầm quyền cộng sản trước mảnh đất được đo bằng vàng, tính bằng bạc.
Phải chăng đó là số phận đã an bài của những số mệnh đen đủi đứng trước một thể chế tham tàn, phi nhân và vô luân, quyết đày đoạ cho đến cùng những kẻ thù của chế độ, cả những người, sống, chỉ còn biết sống lất lây, lẫn những người chết, chẳng được mồ yên mả đẹp?
Gắng gượng để sống, vì sự sống là vô giá, nhất là biết mình đã anh dũng sống thế nào, đã hy sinh cho những giá trị cao cả nào. Chẳng mong được vinh danh bởi những cống hiến, chỉ mong được sống yên ổn những ngày cuối của cuộc đời trong thân phận hèn kém, đầy khổ sở nhục nhã trong thể chế cầm quyền đầy áp bức, luôn thù nghịch, cũng chẳng được.
Thật nghiệt ngã! Một chút hương mùa xuân từ những tấm lòng cảm thông và liên đới với những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà đang chìm trong nỗi đau, như để nhắc rằng, dù họ bị xã hội ruồng bỏ và coi thường, vẫn còn có rất nhiều người nhớ đến và tri ân, cùng đau một nỗi đau mất nước, cùng sống lưu vong trên các đất nước xa lạ, hoặc như các ông, lưu vong trên chính quê hương mình, vẫn không mất đi niềm hy vọng sẽ có ngày đoàn tụ để đoàn viên.
Dù mai ngày, với thân phận sống gởi thác về, thì vẫn còn có chung một cõi để về, để thân xác trở thành đất – trả nợ đất, để linh hồn được hoà quyện với hồn thiêng sông núi, vĩnh viễn thành con dân đất Việt, hiên ngang ngẩng cao đầu với khí phách hào hùng của những người đã cống hiến không hề hối tiếc, cho vinh quang Đất Việt. Vậy thì câu hỏi, Liệu Có Được Sống Yên Ổn, Hoặc Còn Được Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời, không quan trọng: “Ngày mai cứ để để ngày mai lo, ngày nào có cái khổ của ngày ấy (Mt 6,34)
Hơn bốn mươi năm qua, còn nỗi khổ nào đã không nếm?. Ai cũng mong được sống êm ấm dưới mái nhà, nhưng nước đã mất thì lấy đâu nhà? Cam chịu mọi nỗi hổ nhục để sống, nhưng không sống nhục, để mơ về một ngày mai tươi sáng. Đó là điều chắc chắn theo quy luật tuần hoàn của cuộc sống, của lịch sử, vì sau đêm dài của tối tăm, sẽ bừng lên ngày mới rạng rỡ huy hoàng.
Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời, dù là những bước chân khập khiễng hay run rẩy vẫn là những bước chân có nhau, dìu nhau, cõng nhau trong hành trình làm người và thành nhân, trong sự ngưỡng mộ và tri ân, ngang qua những những tiếng sủa gầm gừ của loài chó, tiếng dậm chân hí vang của loài ngựa, qua những ánh mắt hau háu soi mói của loài cú vọ, kền kền.
Lm. Giuse Ngô Văn Kha, DCCT
- Viết bởi Fb Phạm Thanh Nghiêm
Chúng tôi buộc phải đặt câu hỏi rằng phải chăng nhà nước này muốn đuổi cùng diệt tận gia đình chúng tôi?
Vụ tấn công vào Vườn rau Lộc Hưng và phá huỷ toàn bộ 503 căn nhà, trong đó có ngôi nhà của chúng tôi khi chỉ còn hơn 20 ngày là đến Tết cổ truyền Dân tộc là một việc làm vô cùng tàn nhẫn, coi thường luật pháp và công luận của nhà cầm quyền. Tội ác này được thực hiện đã gần 2 tháng nhưng cái tên VRLH vẫn chưa nguội theo mong muốn của nhà cầm quyền. Nó vẫn gây một sự chú ý khá đặc biệt từ công luận, từ những người có lương tâm. Số phận của hàng trăm người dân VRLH, của các ông TPB VNCH, của những người hoạt động xã hội, bao gồm cả Cựu Tù Nhân Lương Tâm vẫn được quan tâm và nhắc đến.
Riêng gia đình tôi, chỉ trong khoảng một tháng đã phải tá túc, thay đổi chỗ ở đến 5 lần. Công an địa phương đã đến một trong những gia đình từng cho chúng tôi ở nhờ để “kiểm tra hộ khẩu”, rồi đe doạ, hoạnh hoẹ, sách nhiễu họ. Khi ấy, gia đình tôi đã dọn đi nơi khác. Công an còn nói rằng chúng tôi là “phản động” nên khuyến cáo gia đình người bạn kia không nên giúp đỡ chúng tôi. Và phải thông báo cho họ biết gia đình tôi đã chuyển đi đâu.
Người bạn, người anh ấy đã khảng khái trả lời “ Trong mắt các anh, vợ chồng anh chị Tú- Nghiên là “phản động”, nhưng với tôi, họ là người tốt. Tôi là người Công giáo, tôi phải có trách nhiệm giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. Còn việc họ đang ở đâu là chuyện riêng của họ, tôi không có bổn phận phải cho các anh biết”
Trước tết, gia đình tôi chuyển đến Gò Vấp ở nhờ và thuê trọ một gia đình Công giáo khác. Hôm nay, ngày 21/2/2019, anh chủ nhà đi đăng ký tạm trú. Công an địa phương đã nói với chủ nhà rằng gia đình tôi là “phản động”, chống phá nhà nước” đang bị công an thành phố điều tra, theo dõi. Không biết thành phần “chống phá” có bao gồm bé Tôm không ?Rằng không nên cho chúng tôi thuê nhà sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn khu phố, toàn phường và toàn quận Gò Vấp. Nếu cố tình cho thuê thì sẽ thế này, thế kia.
Anh chủ nhà trả lời “Tôi không quan tâm họ làm gì. Tôi là người Công giáo, họ cũng là người Công giáo, hơn nữa lại có con nhỏ nên tôi cần phải giúp đỡ họ. Đó là tinh thần và bổn phận của những người Công giáo với nhau”.
Sau cùng, họ yêu cầu xuất trình giấy tờ tuỳ thân để làm thủ tục tạm trú. Tuy nhiên, anh Huỳnh Anh Tú không được đăng ký tạm trú do không có giấy CMND. Công an còn kết tội anh Tú đang “cư trú bất hợp pháp” tại nhà anh Chí. Đồng thời cũng cảnh báo anh Chí nếu “có chuyện gì” sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo luật cộng sản, thì anh Tú ở đâu cũng là “cư trú bất hợp pháp” nếu không có nổi một mảnh giấy tuỳ thân. Chồng tôi, do đó sẽ là kẻ lưu vong vĩnh viễn trên chính quê hương mình.
“Chuyện gì” là chuyện gì? Là ép chủ nhà đuổi một gia đình có con nhỏ ra đường sau khi đã bị nhà cầm quyền cướp đất, phá nhà ư?
“Chuyện gì” cũng có thể là đêm hôm khuya khoắt, xông vào nhà người ta kiểm tra hộ khẩu, giấy tờ tuỳ thân, ai không có thì bị đuổi ra đường.
“Chuyện gì” cũng có thể là lấy cớ không có CMND để bắt anh Tú đưa về Trung tâm bảo trợ xã hội để làm tù nhân trong một nhà tù trá hình. Dễ lắm chứ. Vệc gì cũng trong tầm tay công an mà. Thế là một công đôi việc, vừa “đúng luật”, vừa làm tan đàn xẻ nghé một gia đình vốn đã nhà tan của nát.
Và còn nhiều thủ đoạn, nhiều ngón nghề sẽ được đem ra áp dụng trong thời gian tới.
Chẳng lẽ, cứ phải đuổi cùng diệt tận một gia đình, kể cả một đứa trẻ mới hơn một tuổi hay sao?
- Viết bởi Phạm Trần
Đảng và giới Khoa học-Lịch sử Cộng sản Việt Nam có tham vọng viết lại lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến hiện đại, nhưng liệu họ có dám sỏng phẳng và công bằng với 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn không ?
Thắc mắc đưa ra dựa trên những bằng chứng không trong sáng và thiếu đầy đủ của Sử liệu đương thời phổ biến liên quan đến những biến cố nổi bật gồm:
-Cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc trong giai đoạn 1953-1960.
-Vụ án Nhân văn Giai Phẩm từ 1955 đến 1958.
-Cuộc chiến xâm lăng miền Nam của đảng CSVN.
-Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế.
-Cuộc chiến Hoàng Sa giữa quân đội VNCH và Trung Cộng năm 1974.
-Đánh Tư sản mại bản ở miền Nam sau năm 1975.
-Cưỡng bách người của Chế độ VNCH đi học tập-lao động.
-Nạn Thuyền nhân chạy thoát Cộng sản
-Cuộc chiến Biên giới Việt-Trung từ 17-02-1979 đến tháng 6 năm 89.
CHE ĐẬY LỊCH SỬ
Theo tin chính thức phổ biến ngày 12/02/2019 tại Hà Nội, Bộ Lịch sử Việt Nam, hay còn gọi là Quốc sử sẽ có hơn “300 nhà sử học đầu ngành trong cả nước cùng tham gia biên soạn.”
Báo Việt Nam Express viết:”Thông báo về tiến độ triển khai bộ quốc sử, PGS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, đề án này gồm 25 tập thông sử; 5 tập biên niên sự kiện; cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam.
Đề án có sự tham gia của khoảng 300 nhà khoa học, trong đó có chuyên gia đầu ngành về lịch sử dân tộc từ cổ đại đến hiện đại; lịch sử Đảng, cách mạng, quân sự, an ninh, văn hóa, khảo cổ học...
Theo ông Cường, bộ quốc sử nhằm xây dựng nhận thức mới về lịch sử Việt Nam toàn bộ, toàn diện; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đồng ý từ năm 2014. Cố GS Phan Huy Lê (tổng chủ biên bộ quốc sử) từng nhấn mạnh phải viết toàn bộ, toàn diện, khách quan. Vì vậy, đây là bộ quốc sử đồ sộ nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên đề cập đến nhiều "khoảng trống lịch sử" vốn được coi là "nhạy cảm" như cải cách ruộng đất, Nhân văn - Giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc, cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, nạn thuyền nhân...” (ngày 12/02/2019)
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Nhưng điều được gọi là những "khoảng trống lịch sử" , trong đó có ghi lại nhiều tội ác của đảng CSVN trong chiến dịch Cải cách ruộng đất (CCRĐ), đã không hề được nói tới trong Sách “Việt Nam-Những Sự Kiện Lịch sử (1945-1975).
Trong thời gian Tháng Bảy-1956, sách này viết trong mục “Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc”, như sau:
“Trung tuần tháng 7, Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương báo cáo tổng kết đợt V, đợt cuối củng của công tác cải cách ruộng đất trước HĐCP. HĐCP nhận định công cuộc vận động cải cách ruộng đất căn bản hoàn thành ở miến Bắc. Ruộng đất đã về tay nông dân. Hơn mười triệu nông dân lao động đã làm chủ nọng thôn.
Tuy nhiên trong qúa trình cải cách ruộng đất, ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài. Nguyên nhân sai lầm là không nắm vững những biến đổi về sở hữu ruộng đất, vế giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn. Mặt khác do không nắm vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc những kinh nghiệm của nước ngoài, cường điệu tính chấtđấu tranh giai cấp, nến đánh nhầm vào nội bộ nông dân. Tháng 4-1956, Đảng đã phát hiện sai lầm của cải cách ruộng đất và có chỉ thị sửa chữa nhưng sai lầm ấy. Ngày 18-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ, nói rõ thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Người nhấn mạnh:” Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điễm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa nhắm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.”
NẠN NHÂN NGUYỄN THỊ NĂM
Tuyệt nhiên bài viết không nói đến số nông dân vô tội bị oan khiên trong đấu tố khép tội là địa chủ, cường hào ác bá, kẻ thù của nông dân. Không có số chính thức về những người bị hại, nhưng Bách khoa Toàn thư mở ghi lại :”Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử bắn.
• Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 cộng với 1.500 bị cầm tù.
• Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất.
• Vũ Thư Hiên (Nhà văn) cho rằng con số người bị xử bắn là ít hơn con số 15.000 dẫn ở trên rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể:
"Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học."
Nạn nhân bị vu oan cáo vạ và bị ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN phản bội tiêu biểu nhất là bàNguyễn Thị Năm (1906 – 9 tháng 7 năm 1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội). Theo tài liệu công khai, Bà là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc Cải cách ruộng đấtbà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn.
Bách khoa toàn thư mở viết tiếp :”Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt , Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị.
Khi Cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại" và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý". Bà bị lên án với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".
Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".
Theo hồi ký Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, với sự tham dự của gần 1 vạn người dân địa phương. Cũng theo ông Liệu, hai con trai của bà Năm lúc đó cũng bị đấu tố.
Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được người dân địa phương gán ghép, bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất"...
Bà Năm bị đem ra trước công chúng đấu tố ba lần trước khi đem xử bắn.
“Theo Hoàng Tùng viết trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ thì: Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc.”
Như vậy thì “khoảng trống lịch sử” về trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong vụ án bà Nguyễn Thị Năm có được viết lại đầy đủ không, hay vẫn tiếp tục giữ thái độ im lặng thất đức đối với vong linh bà Năm như hiện nay, khi nhà nước vẫn không trả lời đơn khiếu nại của gia đình yêu cầuphục hồi danh dự cho bà.
Và liệu Nhà Thơ “sắt máu” Tố Hữu có bị liên lụy tinh thần đối với những cái chết oan của nhiều nông dân qua những câu Thơ, chưa hề bị ông phủ nhận, đã hô hào chém giết trong cuộc cải cách ruộng đất:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.”
NHÂN VĂN-GIAI PHẨM
Về Phong trào này, Bách khoa Toàn thư mở ghi lại:”Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là một phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do nghệ thuật và thể hiện quan điểm chính trị của một số văn nghệ sĩ và trí thức sống ở miền Bắc, dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Cơ quan ngôn luận của phong trào này là Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệmvà Trần Duy làm thư ký toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai PhẩmHoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương.
Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn.
Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.
Nhưngnhiềungười đương thờikết luận Nhà báo-Nhà lý luậnNguyễn Hữu Đang (1913-2007) mới là linh hồn của Phong trào này. Vì vậy, ông đã bị kết án 15 năm tù vì tội kích động bạo loạn trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm (NVGP).
Bách khoa Toàn thư mở viết:” Ông bị biệt giam ở Hà Giang, được phóng thích 1973 theo Hiệp Định Paris, Nguyễn Hữu Đang là người Việt Nam duy nhất không nghe tiếng máy bay, không biết có chiến tranh Việt-Mỹ.”
ĐAO PHỦ TỐ HỮU
Người đứng đầu chiến dịch tiêu diệt nhóm NVGP là Nhà văn, Nhà Thơ Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền.
Theo tài liệu phổ biến, Tố Hữu, một trong số cán bộ cực kỳ giáo điềuvà cực đoan đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
“Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm;Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ…”
Tuy nhiên, vào tháng 02/2007, nhà nước CSVN đã bất ngờ trao Giải thưởng cho các nhà thơ Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm vì các tác phẩm “có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Mỗi giải được kèm theo 60 triệu đồng.
Nhà văn Đỗ Chu - thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học - được báo trong nước dẫn lời xác nhận Giải thưởng được xem là "lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.
Trả lời báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không."
Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị kỷ luật. Mặc dù trên văn bản chỉ ghi khoảng hai, ba năm, nhưng thực tế, đa số bị treo bút, cô lập suốt 30 năm cho đến ngày Việt Nam tiến hành Đổi Mới năm 1986, theo tài liệu phổ biến.
XÂM LĂNG MIỀN NAM
Tiếp theo lịch sử cũng cần minh bạch tại sao miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa) đã gửi quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa để gây ra cuộc nội chiến đẫm máu từ 1954 đến 1975 ? Những người viết sử cũng cần soi mặt vào gương trước khi viết về vai trò của Quân đội Mỹ và các nước đồng minh khác tham chiến bên cạnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đội quân ngoại quốc này có “chiếm đóng lãnh thổ” Việt Nam không ? Và người dân miền Nam có bao giờ là nộ lệ hay bị họ bóc lột như tuyên truyền bịa đặt và vô căn cứ của miền Bắc ? Và liệu nhân dân miền Nam có cần ai “giải phóng” không, hay chính nhân dân miền Bắc, trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội thời bấy giờ, mới cần được “giai phóng” để được sống làm người tử tế ?
Ngoài ra, trong cuộc chiến do miền Bắc chủ đạo này, đã xẩy ra vụ thảm sát trên 5,000 người dân vô tội ở mặt trận Huế-Thừa Thiên trong cuộtc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Nhiều nhân chứng xác nhận có bàn tay của lính Cộng sản miền Bắc và du kích địa phương chủ động.
Thế mà trong Sách “Những sự kiện lịch sử 1945-1975” của Viện Sử học chỉ viết có mấy dòng:”“Ở Huế ta làm chủ thành phố 25 ngày, thành lập chính quyền cách mạng.”
Trong khi đó, đối với vụ Mỹ Lai, Sách này ghi:
“Đế quốc Mỹ gây ra vụ thảm sát lớn ở Sơn Mỹ:
“Tại xã Sơn Mỹ (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ngày 16-3-1968, lính Mỹ thuộc Lữ đoàn 82 mở cuộc hành quân “giết sạch, đốt sách, phá sạch”, giết hại 502 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Dư luận trong nước, dư luận thế giới, kể cả dư luận Mỹ đã nghiêm khắc lên án tội ác vô cùng dã man này.”
HOÀNG SA-TRƯỜNG SA
Về cuộc chiến Hoàng Sa giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Cộng, sách này ghi:”Ngày 19 tháng Một (1974)
Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20 tháng Một 1974
Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Đồng thới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Chính quyền Sài Gởi thông báo tình hình Trường Sa cho các bên ký Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.
Ngày 1 tháng Hai –1974 :
-Phó trưởng đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố ba điểm nhân việc Trung Quốc đánh chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa.
-Qua Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hummơ, Mỹ thông báo cho Sài Gòn biết họ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.
Cùng ngày, Sài Gòn cho quân tăng cường đến quấn đảo Trường Sa. Trung Quốc cho rằng hành động đó là khiêu khích đối với Trung Quốc.”
Chính phủ miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã không nói gì về biến cố Hoàng Sa, nơi có 74 Quân nhân VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Cộng.
Sau đó,ngày 14/03/1988 quân Trung Cộng đã đánh chiếm Gạc Ma và 6 bãi, đá trong quần đảo Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, và Châu Viên. Có 64 người lính của CSVN giữ đảo bị tử thương trong cuộc giao tranh với quân Trung Cộng.
Vậy mà Viện Sử học Việt Nam đã không ghi dòng nào trong sách “Những sự kiện lịch sử (1945-1975)”
Liệu những người viết sử của Việt Nam có can đảm giải thích tại sao Đảng và Nhà nước CSVN đã có hành động phản bội xương máu và vong ơn bội nghĩa những người con dân nước Việt đã hy sinh xương máu chống quân xâm lược phương Bắc ở Hoàng sa và Trường Sa ?
ĐI TÙ-THUYỀN NHÂN
Họ (những người viết Sử) cũng cần phải công minh ghi lại những thảm cảnh mà đồng bào miền Nam đã phải gánh chịu đối với những quyết định phá hoại nền kinh tế miền Nam của đảng qua chủ trương đánh Tư sản mại bản năm 1977; đốt sách và tiêu diệt Văn hóa nhân bản của miền Nam ; bắt đi tù gọi là “cải tạo” hàng trăm ngàn Quân nhân, Công chức và Trí thức miền Nam khiến cho nhiều gia đình tan nát và nhiều người chết trong tù, kể cả những người nổi tiếng như nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên, Thi sỹ Vũ Hoàng Chương v.v…
Và khi nói đến nạn thuyền nhân thì lịch sử cũng phải nói cho rõ ai đã gây ra thảm cảnh trên Biển Đông cho những người phải bỏ nước ra đi ? Sóng to, gió bão và nạn hải tặc đã làm cho nhiều chục ngàn người mất xác trên Biển Đông chỉ xẩy ra khi họ phải liều chết để làm thuyền nhân tìm đường tị nạn Cộng sản để được tự do.
Cuối cùng, khi viết về Cuộc chiến biên giới chống Tầu Cộng trong giai đoạn 1979-1989, những Nhà sử học Cộng sản cũng cần minh bạch giữa bạn và thù. Họ không thế lấy cớ “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” để ngụy biện cho âm mưu “quên đi qúa khứ đau thương” để bảo vệ cho thứ quyền lợi phản quốc của những kẻ Nội Thù lúc nào cũng hô hào “vừa là đồng chí, vừa là anh em” trong tinh thần 16 vàng, 4 tốt : “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” ; Và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Nhưng nếu mãi tới 40 năm sau mà sách Sử của Việt Nam chỉ đẻ được mấy dòng sơ sài về cuộc chiến đã nhuốm máu ngót 50,000 chiến sỹ và đồng bào, không kể khoảng 4,000 người lính còn bị “mất tích” ở chiến trường Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) thì thất đức biết chừng nào ?
Hãy đọc nguyên văn:”5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400 km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 – 15km, vào Cao Bằng 40 - 50km.
Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam".
( Trích Lịch sử Việt Nam, tập 14, trang 355 )
Đó là lý do mà Gíao sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đã phát biểu :” Thanh niên, học sinh Việt Nam cứ đến ngày 7/5 lại nghe thấy những bài hát về Điện Biên Phủ, tuyên truyền về kháng chiến chống Pháp; cứ đến ngày 30/4 lại nghe tuyên truyền rất nhiều về kháng chiến chống Mỹ,… Nhưng những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc và phía Tây Nam(biên giới Việt Nam-Campuchia) lại rất ít được nhắc đến.
Ông Tung, người Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói:”Trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này lại cũng sơ sài –cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 12.
Trong khi chúng ta nghĩ rằng vì mục đích hòa bình, hữu nghị hợp tác nên “gạt quá khứ” sang một bên, có phần e dè khi nhắc đến quá khứ. Nhưng ở phía bên kia biên giới, thanh niên Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về sự kiện đã diễn ra, rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh) nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.”
Nhà giáo này kết luận:”Chính sự khác nhau trong nhận thức và trình bày lịch sử này đã trở thành một trong những ngọn nguồn của những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. Điều này thật sự nguy hiểm.”
(báo VietNamNet, 13/02/2019)
Nhưng những người viết Sử và dạy Sử của nhà nước CSVN cũng cần biết rằng, nếu chẳng bao giờ giới trẻ Việt Nam hiểu được tại sao chiến tranh giữa người Việt với nhau đã kết thúc 44 năm mà lòng người vẫn ly tán; hoặc tại sao miền Bắc lại đi xâm lược miền Nam để gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn thì lịch sử nào cũng chỉ có mùi Ngụy sử. -/-
Phạm Trần
(02/019)