Tin Thế Giới
Tin Thế Giới
- Viết bởi Giuse Nguyễn Tùng Lâm
aleteia.org, Élisabeth de Lavigne, 2015-06-05
topic (5)Dylan đã viết quyển "Thỏi sôcôla" (Chocolate Bar) để bán lấy tiền giúp việc nghiên cứu căn bệnh không chữa lành được của người bạn thân của mình.
Bạn sẽ làm gì nếu bạn thân của mình bị căn bệnh di truyền không chữa lành được? Em Dylan Siegel, 6 tuổi đã mở cho chúng ta con đường mà đứng trước tình trạng này, chúng ta người lớn thường cảm thấy mình bất lực không làm gì được. Đây là một gương tốt của tình bạn, của sáng kiến hay để được hữu ích trong tình trạng không có lối thoát.
Bán 20 đồng trên Internet
Khi nghe tin bạn mình là Jonas Pournazarian bị một căn bệnh hiếm có và không chữa lành được, Dylan đã viết một quyển sách có tên là "Thỏi sôcôla" và xin mẹ sao ra để bán quyển sách của mình ở trường; rồi em bán trên Internet với giá 20 đồng. Hiện nay căn bệnh của bạn Jonas không có thuốc chữa. Dylan quyết định dành số tiền quyên được dùng vào việc nghiên cứu hội chứng này. Trong vài tháng Dylan đã quyên được gần 1 triệu và trọn số tiền được gởi trực tiếp vào chương trình nghiên cứu của Đại học Florida, Mỹ.
Quyết tâm của một em bé có thiện tâm giúp chúng ta có một thái độ tích cực và hy vọng khi đứng trước một tình trạng khó khăn. Em Dylan hứa, "Con tiếp tục gom tiền cho đến khi căn bệnh của bạn Jonas có thể được vĩnh viễn chữa lành."
Trang web về quyển sách của Dylan: www.chocolatebarbook.com
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Nguồn: http://phanxico.vn/
- Viết bởi Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese
Một ứng dụng app trên điện thoại di động có tên “eyeWitness to Atrocity” (tạm dịch là “Nhân chứng Tội ác”) vừa đưa vào sử dụng thử nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có VN và dữ liệu thu thập được từ ứng dụng app này được toà án quốc tế công nhận.
Dữ kiện và bằng chứng pháp lý
Với tiêu chí kết hợp thông tin và kỹ thuật, tập đoàn LexisNixes chuyên về dữ kiện pháp lý vừa ra mắt “eyeWitness to Atrocity” app-1 ứng dụng app mới trên điện thoại di động dùng hệ điều hành Android, xuất hiện trên Google Play hôm mùng 9 tháng 6 vừa qua. App “eyeWitness to Atrocity” là công cụ phổ biến các bằng chứng hữu hiệu về tính xác thực những sự việc đang diễn ra khắp toàn cầu, đặc biệt xảy ra ở những nơi có tội ác nghiêm trọng như tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và tra tấn. App này được đánh giá là một bước tiến về công nghệ kỹ thuật quan trọng giúp ích cho ngành tư pháp trên thế giới. Ông Francois Nguyễn, kỹ sư về IT, ở Texas, Hoa Kỳ, người quan tâm đến app “eyeWitness to Atrocity”, nói về mục đích của ứng dụng mới này:
“eyeWithness Application là một develop (ứng dụng) mới được chế tạo ra để nhằm mục đích phối hợp giữa hình ảnh, âm thanh và chuyển những hồ sơ đó về máy computer chính của công ty chủ. Cái app này được dùng thu lại hình ảnh, âm thanh các sự kiện xảy ra trước mắt và ngay cả dùng hệ thống navigation (định vị tọa độ ) của điện thoại di động để xác định ngày giờ và nơi chốn xảy ra sự kiện đó”.
Sau 4 năm nghiên cứu và thành hình, app “eyeWitness to Atrocity” rất dễ dàng và tiện lợi cho người sử dụng. Điểm khác biệt khi sử dụng app này là các dữ liệu thu được gồm hình ảnh, video hoặc âm thanh sẽ không lưu trên thẻ nhớ của điện thoại di động hay của thiết bị điện tử mà được chuyển về và lưu trữ trong các máy chủ của LexisNexis.
Hiệp hội Quốc tế các Chuyên gia Luật-International Bar Association, gọi tắt là IBM, cho biết ‘eyeWitness to Atrocity” app được thiết kế dựa trên các nghiên cứu về quy định chứng cứ bằng chứng trong các tòa án các cấp từ khu vực, quốc gia, quốc tế, cũng như các tòa hòa giải. IBM cho rằng các bằng chứng thu thập được qua “eyeWitness to Atrocity” app cung cấp chứng thực quan trọng đối với các chứng cứ của các nạn nhân và nhân chứng trước tòa có sức thuyết phục và rất hữu hiệu. Với sự hỗ trợ về dữ liệu của LexisNexis, IBM giao nhiệm vụ cụ thể cho một số chuyên gia pháp lý có thẩm quyền để theo đuổi từng vụ có khả năng đem ra tòa. Các chuyên gia pháp lý sau khi phân tích dữ liệu có quyền quyết định gửi đến cho cơ quan tuyền thông cũng như các công tố viên. Nhiều luật gia và các công tố viên của các tòa án trên thế giới, bao gồm Tòa án Hình sự Quốc tế của LHQ-The Hague, khẳng định “eyeWitness to Atrocity” app là một công cụ để ghi lại bằng chứng tội ác đồng thời chuyển giao và lưu giữ các bằng chứng tội ác này một cách an toàn. Các bằng chứng này không chỉ giúp ích cho quá trình tố tụng về sau mà còn đề cao nỗ lực mang ra ánh sáng những tội ác xảy ra khắp nơi nhưng không được nhiều người biết đến.
Ai sẽ sử dụng “eyeWitness to Atrocity”
Câu hỏi đặt ra là đối tượng nào sẽ sử dụng “eyeWitness to Atrocity” app thường xuyên? Giám đốc đề án “eyeWitness to Atrocity” app-Wendy Betts cho biết các nhà báo công dân sẽ là đối tượng chính và LexisNexis có trách nhiệm phải bảo vệ những người sử dụng app này cũng như tôn trọng sự tư ẩn của các nạn nhân và nhân chứng trong các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video thu thập được.
Bà Tuyết Đinh, kỹ sư IT chuyên về phần mềm, ở Kentucky, Hoa Kỳ trình bày về cách sử dụng “eyeWitness to Atrocity” app khi gặp nguy hiểm cho bản thân:
“Cái app này rất đặc biệt khi đưa app về trên điện thoại của mình thì người ta sẽ không thấy app đó hiện ra. Khi muốn sử dụng, mình có thể nhấn vào cái nút chụp hình bình thường của camera thì sẽ có 1,2 bước nhỏ để mình sử dụng. Khi đang gửi hình ảnh đi mà mình cảm thấy sự an toàn toàn của mình đang bị đe dọa hoặc mình đang bị theo dõi thì chỉ cần nhấn cái nút ‘Home’ trên điện thoại và ngay lập tức chương trình đó tạm thời không hoạt động nữa, đồng thời cái camera trên điện thoại trở lại chức năng chính của nó là chức năng chụp hình và những hình ảnh đã chụp được sẽ trở lại về trong máy và hoạt động của app đó hoàn toàn dừng lại. Nếu cảm thấy có đủ thời gian để xóa sạch hết cái app đó kể cả không trong dạng ẩn trên máy (điện thoại) thì việc đầu tiên cần bấm nút ‘Home’ để access vào cái menu. Khi vào menu thì có 1 chức năng là ‘dispose’, có nghĩa là delete, thì nhấn vào chức năng delete đó, bấm ok. Tại vì khi bấm chức năng đó, 1 câu hỏi sẽ hiện lên, có nghĩa đồng ý thì cái app đó sẽ biến mất ra khõi cái máy của mình”.
Tuy nhiên, kỹ sư IT Francois Nguyễn cho biết thêm dù “eyeWitness to Atrocity” app được chế tạo có công dụng bảo vệ người sử dụng trong những tình huống nguy cấp nhưng không đồng nghĩa sự bảo vệ này mang tính tuyệt đối. Ông Francois Nguyễn chia sẻ:
“Nói như vậy nhưng điều kiện an toàn cũng có sự giới hạn của nó vì bất cứ computer hay điện thoại di động nào khi lọt vào tay 1 người có trình độ kỷ thuật cao về tin học, về software mà VN gọi là phần mềm thì người ta có thể tìm ra được mình đã làm gì trong điện thoại đó, đã thu cái gì hoặc là mình đã mở app nào…chẳn hạn như những cái cookies, những cái link thì người ta có thể đọc được”.
“eyeWitness to Atrocity” app được thiết kế như là 1 công cụ phơi bày những tội ác bị bưng bít. Mặc dù nhiều tội ác diễn ra hằng ngày, hàng giờ trên thế giới không giảm sút kể từ khi ứng dụng app này được đưa vào sử dụng một cách phổ biến nhưng hình ảnh những vi phạm ở các quốc gia như trường hợp cảnh sát đàn áp, đánh đập, bắt bớ dân chúng hay như an ninh giả dạng côn đồ hành hung các nhà hoạt động dân chủ ở VN sẽ trở thành bằng chứng ở tòa án hình sự quốc tế bởi vì một số tổ chức phi chính phủ cam kết hỗ trợ để chứng minh đó là bằng chứng của vi phạm nhân quyền.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese
- Viết bởi Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chu kỳ thời tiết hằng năm xuay vần có hai cao điểm.
Vào cuối Tháng Sáu Dương lịch đầu mùa Hè mặt trời chiếu sáng dài nhất, ban đêm tối trời ngắn nhất trong năm.
Và từ mốc cao điểm này thời tiết bắt đầu chuyển sang chu kỳ mới: mặt trời dần chiếu sáng ngắn đi, ban đêm tối trời dần dài thêm ra.
Và cao điểm đêm tối dài nhất cùng ngày ngắn nhất trong năm vào đầu mùa Đông cuối tháng 12. Dương lịch.
Như thế có thể nói được ngày bắt đầu mùa Hè và ngày bắt đầu mùa Đông hằng năm là những ngày bản lề mặt trời xuay chuyển vòng chu kỳ trong thiên nhiên.
Sinh hoạt đời sống phụng vụ trong Giáo hội cũng theo hai cao điểm đó.
Theo lịch phụng vụ của Giáo Hội Công giáo, ngày 24.06. hằng năm là ngày lễ mừng sinh nhật Thánh Gioan Tiền hô, ngày dài nhất trong năm. Ngày này cũng là ngày bản lề dọn đường đi vào mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng trần gian cùng mang ánh sáng đến cho trần gian, ngày 25.12. vào đêm tối trời nhất trong năm.
Thánh Gioan tiền hô là người anh em bà con với Chúa Giêsu. Ông sinh ra đời trước Chúa Giêsu nửa năm. Ông có sứ mạng là người đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu đến.
Ông tự nhận mình là tiếng kêu trong sa mạc dọn lối cho Chúa Giêsu đến. Ông luôn nói: tôi phải bé ít đi, còn Chúa Giêsu thì phải lớn mạnh ra. Qua đó Ông muốn nói: tôi phải dần lui vào bóng tối. Còn Chúa Giêsu sẽ xuất hiện là ánh sáng trong đêm tối.
Con người xưa nay đã có kinh nghiệm cùng những cảm nghịệm về ánh sáng và bóng tối rất sâu đậm. Ánh sáng và bóng tối trở nên ẩn dụ, hình ảnh về niềm hy vọng và sự lo âu sợ hãi trong đời sống .
Thánh Giaon thánh sử Phúc âm viết về Chúa Giêsu qua hình ảnh biểu tượng ánh sáng và bóng tối:
"Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.“ Ga 8,12.
Phúc âm thuật lại vào ban chiều lúc tối trời các Môn Đệ Chúa Giêsu đi thuyền sang qua biển hồ Galilea không có Chúa Giêsu. Biển trở nên động mạnh, sóng gío nổi lên. Các Môn đệ sợ hãi. Chúa Giêu đi trên mặt nước đến với họ và nói với họ: Thầy đây đừng sợ. Chúa Giêsu đã đến kịp đúng lúc mang ánh sáng niềm hy vọng cứu giúp họ khỏi sợ hãi.
Lần khác Chúa Giêsu nói: Các ông hãy bước đi, bao lâu các ông còn có ánh sáng, kẻo bóng tối bắt chợt các ông. Ai bước đi trong bóng tối, thì không biết mình đi đâu.36 Bao lâu các ông còn có ánh sáng, hãy tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng.“ Ga 12,35-36.
Ánh sáng càng chiếu sáng mạnh ban ngày con mắt con người chúng ta không nhận ra ánh sáng. Nhưng bóng tối càng dầy đặc ánh sáng chiếu tỏ càng rõ.
Thánh Giao tiền hô đi trước dọn lối cho Chúa Giêsu đến. Ông không phải là ánh sáng. Ông phải bé ít đi, để cho Chúa lớn mạnh thêm ra, như Ông qủa quyết.
Ngày lễ mừng sinh nhật Thánh Gioan tiền hô 24.06. hằng năm không chỉ ăn nhịp với chu kỳ thời tiết xuay vần trong thiên nhiên ánh sáng dần yếu ít đi, mà còn mang ý nghĩa đạo đức thần học cho ngày mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu, ngày 25.12., Đấng là ánh sáng ơn cứu chuộc của Thiên Chúa từ trời cao chiếu soi vào đêm tối tội lỗi trần gian
Bóng đêm tối càng dầy đặc, ánh sáng xuất hiện càng sáng tỏ rõ nét.
Lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô 24.06.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
- Viết bởi Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong sinh hoạt xã hội thế giới hầu như giới đoàn thể nào cũng có một ngày dành riêng trong năm để vừa nhắc nhở kéo chú ý mọi người, vừa nói lên mục đích cùng hiện trạng của vấn đề xã hội.
Vấn đề người tỵ nạn di dân trên thế giới, do hậu qủa của chiến tranh, khủng hoảng đàn áp kỳ thị, ngày nhiều càng lan rộng trên nhiều quốc gia lục địa. Đây là vấn đề nhân đạo lớn đặt ra nhiều thử thách lớn lao cho các nước trên thế giới và cả tôn giáo nữa.
Giáo hội Công giáo luôn quan tâm đến vấn đề nhân đạo này rất nhiều. Cơ quan Caritas của Giáo hội là người trạng sư cố vấn cho những người tỵ nạn trên thế giới. Và hằng năm Đức Giáo hoàng đều có một thông điệp về vấn đề tỵ nạn.
Ngày 20.06. hằng năm
Năm 1980 Cơ quan trợ giúp người tỵ nạn Thụy Sỹ đã đề nghị chọn ngày 20.06. làm ngày tỵ nạn thế giới.
Và Hội đồng Liên hiệp quốc trong phiên họp khoáng đại cũng đồng ý chọn ngày 20.06. hằng năm là ngày tỵ nạn thế giới như đề nghị của Cơ quan trợ giúp người nạn bên nước Thụy Sỹ.
Ngày này được thiết lập ra kêu gọi các nước trên thế giới cùng có những chương trình , những việc làm cụ thể nói về những cảnh khốn khó nguy nan của hàng triệu người trên bước đường chạy trốn tỵ nạn.
„Khắp nơi trên thế giới đều có những gia đình phải chạy trốn vì cảnh bạo lực tàn sát đe doạ. Con số những gia đình sống trong hoàn cảnh như thế ngày càng nhiều chồng chất. Dẫu vậy, chúng ta không được phép bỏ quên họ. Những người này là những người mẹ, người cha gia đình, những người con gái, con trai. Họ là những con người như mọi người chúng ta. Họ phải chạy trốn ra đi vì chiến tranh xua đẩy bắt buộc họ vào con đường này. Ngày thế giới tỵ nạn chúng ta nhớ đến họ trong tình liên kết con người chúng ta với nhau: tình con người của chúng ta.: (Antonio Guterres, Đặc sứ cao ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc.)
Ngày 20.06.2015 ở Tổng giáo phận Koeln
Trước hiện trạng thời sự người tỵ nạn từ bên Phi châu vượt biển bằng tầu thuyền từ những năm tháng ngày qua càng dồn dập thảm khốc nhiều liên tiếp. Năm nay ngày 19.06. 2015 vào buổi chiều trước ngày 20.06.2015, lúc 19.30 giờ Đức hồng Y Woelki, Tổng giám kục tổng giáo phận Koeln, nước Đức, đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện đại kết cho những người tỵ nạn đã bị chết đuối trên đường tỵ nạn vượt biển bằng tầu thuyền từ Phi Châu ngang qua biển Địa trung hải. Vào lúc 19.30 giờ 23.000 tiếng chuông từ nhà thờ chính tòa Koeln Dom và các nhà thờ trong tổng giáo phận vang dội tưởng nhớ những nạn hân đã chết chìm chết đuối trên biển cả Địa trung hải.
Và đồng thời qua 23.000 tiếng chuông đổ hồi vang dội ở khắp các thánh đường trong Tổng giáo phận nhắc nhở mọi người, nhất là nhà chính trị nước Đức cũng như EU, nhớ đến số phận những người tỵ nạn, cùng tìm cách giúp đỡ họ.
Đức Hồng Y Woelki rất chú ý đến những người tỵ nạn này. Ngài đã kêu gọi đưa ra chương trình trợ giúp họ bằng trợ giúp tài chính, kêu gọi các xứ đạo dành nhà cửa cho người tỵ nạn , mở khóa học ngôn ngữ cho họ mau có cơ hội hội nhập vào đời sống xã hội nơi đây. Ngài đề ra chương trình : Aktion neue Nachbarn, eine Willkomenkultur trong toàn tổng giáo phận.
Erzbistum Köln 23.000 Glockenschläge werden am Freitag, 19. Juni um 20 Uhr, zu hören sein. Die Gedenk-Klänge werden in Köln vom „Dicken Pitter“ - der größten schwingenden Glocke der Welt - angestimmt und im Chor mit 230 weiteren Kirchen über das gesamte Erzbistum verteilt zu hören sein. Seit dem Jahr 2000 haben über 23.000 Flüchtlinge bei dem Versuch nach Europa zu gelangen ihr Leben verloren. Jedem einzelnen widmet das Erzbistum Köln nun einen Glockenschlag und fordert so eine "Globalisierung der Nächstenliebe". "Würde eine Glocke alle zwei Sekunden erklingen bräuchte sie für die 23.000 Schläge 12 Stunden- jeder Schlag in dieser Zeit steht für einen Toten: Kinder, Väter und Großmütter", erklärt Erzbischof Rainer Maria Kardinal Woelki. Der Erzbischof will mit dieser Aktion auch einen Weckruf an die Politik senden: "Die Totenglocken sollen eine europäische Flüchtlingspolitik einfordern, die einen legalen Weg für Flüchtlinge nach Europa schafft."
Kardinal Woelki lädt an dem Abend des 19. Juni ab 19.30 Uhr außerdem auf dem Roncalliplatz am Kölner Dom zu einem Solidaritätsabend für Flüchtlinge ein. In einer ökumenischen Gedenkfeier unter der Beteiligung des Vizepräses der evangelischen Kirche Christoph Pistorius und des Metropoliten der Orthodoxen Kirche von Antiochien Isaak Barakat wird beim Klang des "Dicken Pitter" der Opfer gedacht. Auf der Bühne werden Menschen ihre Geschichte der Flucht erzählen und es wird eine Podiumsdiskussion geben, an der sich Rupert Neudeck, Mitgründer des Cap Anamur sowie der MISEREOR-Geschäftsführer Dr. Martin Bröckelmann-Simon beteiligen. Zu hören sein werden die Percussiongruppe Mama Afrika, die Sängerin Judy Bailey und der Jugendchor St. Stephan. Bei dem Internationalen Buffet gibt es unter anderem Spezialitäten aus Ruanda, die Alphonsine Kayinamura-Ihunge zubereitet, die selbst Fluchterfahrungen machen musste.
Auf dem Roncalliplatz gibt es Informationen zur aktuellen Flüchtlingssituation und kirchliche Hilfswerke stellen ihre Arbeit vor. Die "Aktion Neue Nachbarn" des Erzbistums Köln wird Armbänder verteilen auf denen in unterschiedlichen Sprachen "Willkommen" steht, um so für eine Willkommenskultur zu werben. Über eine Videoleinwand wird der Direktor von Moas Martin Xuereb erklären, wie das Schiff der Organisation auf dem Mittelmeer Menschen rettet.
Der gesamte Erlös des Abends geht an die Organisation Moas eine in Malta ansässige Seenotrettungs-Initiative. An dem folgenden Sonntag gibt es eine Sonderkollekte in den Kirchen des Erzbistums Köln, deren Erlös ebenfalls an die Organisation Moas geht. Neben dem Erlös erhofft sich Kardinal Woelki von den Glocken aber auch einen Weckruf für Gesellschaft und Politik. „Wir läuten für eine Globalisierung der Nächstenliebe. Es ist an der Zeit, dass wir alle etwas dafür tun“, ruft Rainer Maria Kardinal Woelki zu dem ökumenischen Solidaritätsabend auf.
Cùng tham gia chiến dịch vào tình liên đới
Người Công giáo Việt Nam sinh sống trong Tổng giáo phận Koeln, đa số cách đây trên dưới 30 năm cũng đã được con tầu nhân đạo Cap Anamur do Ông Neudeck sáng lập, cứu vớt trên đường vượt biển bằng tầu thuyền ngoài khơi Biển Đông cũng cùng tham gia chiến dịch tình liên đới do Tổng giáo phận Koeln xướng xuất vào buổi chiều cầu nguyện ngày 19.06.2015.
Ngay từ 15.30 giờ các anh chị em trong Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Koeln-Aachen đã đến cùng ban tổ chức dựng một lều, sửa soạn một gian hàng quầy hàng thức ăn với 700 phần giúp cho công việc từ thiện. Đến 21.30 giờ bán hết 700 phần ăn.
Các Anh chị em đã nhiệt thành xin Ban tổ chức làm quầy hàng thiện nguyện cho ban tổ chức mời mọi người cùng thưởng thức và họ có thể tự nguyện đóng góp như mong muốn cho việc từ thiện việc vận động giúp con tầu Moas eine in Malta ansässige Seenotrettungs-Initiative , cho hai trung tâm giáo dục ở Maroko và Tunesien theo lời kêu gọi của Đức Hồng Y Rainer Woelki và Ông Neudeck.
Dù trời mưa nhưng đã có hơn hai ngàn người đến tham dự buổi lễ ngoài trời ở sân Roncalliplatz bên cạnh nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Koeln. Người Việt Nam đến tham dự vào khoảng hơn một trăm người.
Như lời Ông Neudeck nói đây là lần đầu tiên mà Ông mà mong ước từ 35 năm qua có một tổ chức rộng rãi tầm mức lớn như hôm nay do Giáo hội Công giáo cùng với những Giáo hội Tin lành, Chính Thống giáo ở đây đứng ra thực hiện kêu gọi giúp đỡ cho những người tỵ nạn: „Menschen retten,nicht grenzen“.
Koelner Dom, buổi chiều ngày 19.06.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
- Viết bởi Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhiều Giáo phận Bên Âu châu còn giữ được nhiều di tích Thánh về Chúa Giêsu. Một trong những di tích đó là tấm khăn liệm thành Turino.
Tấm khăn liệm này xưa nay Hội Thánh Công giáo coi đó là một „bức ảnh thần tượng thánh“ nhiều hơn là một „di tích thánh“. Nhưng xưa nay hàng trăm ngàn, hàng triệu người tín hữu Chúa Kitô vẫn kéo đến hành hương kính viếng tấm khăn liệm thành Turino với lòng đạo đức cung kính Đấng đã chịu chết cho tội lỗi con người in lại dấu vết hình thể thân xác người trên đó.
Và tấm khăn liệm này trở thành báu vật thánh mang tích cách lịch sử dòng thời gian thu hút mọi người dù có lòng tin hay không, và cả những nhà khoa học bách khoa trên thế giới nữa muốn khảo sát tìm hiểu về lịch sử cùng tính xác thực của tấm khăn.
Lịch sử tấm khăn liệm Turino
Tấm khăn liệm thành Turino bên nước Ý đại Lợi - theo nguyên ngữ tiếng Ý : la sacra Sindone - là tấm khăn liệm an táng Chúa Giêsu sau khi Chúa chết trên thập gía. Ông Giuse Arimathia theo phong tục tẩm liệm Do Thái đã cùng với Đức Mẹ Maria và các Môn đệ Chúa Giêsu đã lấy một tấm khăn bọc liệm xác Chúa Giêsu và an táng trong ngôi mộ mới ở khu vườn bên cạnh nơi Chúa bị đóng đinh trên thập gía. (Mt 27,59, Mc 15,46, Lc 23,53, Ga 20,6).
Tấm khăn liệm thành Turino dài 4,37 mét, chiều ngang rộng 1,11 mét, trên đó cả mặt trước và mặt sau in hình một người đàn ông cao lớn 1,80 mét có râu và tóc dài. Những chi tiết này ăn khớp với những gì trong Phúc âm diễn tả về Chúa Giêsu bị đóng đinh treo trên thập gía.
Tấm khăn này được gìn giữ trong tủ kính dầy chống đạn, nặng 2.500 kílô ở nhà nguyện bên cạnh trong nhà thờ chính tòa Turino.
Trong Phụng vụ Giáo Hội tấm khăn liệm Chúa Giêsu được biểu tượng qua tấm khăn dài mầu trắng trải trên bàn thờ lúc dâng lễ, và đặc biệt qua tấm khăn cứng hình chữ nhật đậy trên chén thánh lúc dâng lễ.
Từ hơn 100 năm nay tấm khăn liệm thành Turino là đối tượng tranh cãi khảo sát của những nhà khảo cứu khoa học với những định hướng chuyên môn khác biệt nhau. Vì thế, có những xác nhận về tính chân thực, cũng như tính không chân thực gỉa mạo của tấm khăn. Đó là chuyện của khoa học.
Trước sau tấm khăn là một bí ẩn về lịch sử thánh của nó. Và cũng vì thế, nó trở thành một điểm thu hút rất lớn về phương diện thiêng liêng.
Tấm khăn Turino trong dòng thời gian
Theo dấu chứng lịch sử, từ thế kỷ thứ tư đã có nói đến tấm khăn liệm này, và cũng không thấy sử sách nói về xuất sứ của tấm khăn liệm này. Năm 312 hoàng đế Constantinino trong trận chiến thắng ở Roma đã đem tấm khăn liệm này như „dấu chỉ thánh“ đi hàng đầu.
Năm 330 khi hoàng đế Constantino dời thủ đô về thành Constantinople, ông đã cho xây một nhà nguyện Pharos ngay trong cung điện - Pharos theo tiếng Hylạp là Tấm khăn liệm.
Năm 361 khi Juliano lên cầm quyền, tấm khăn liệm được đưa về thành phố Edessa nước Hylạp cất dấu trong tường thành. Năm 525 sau trận lụt người ta khám phá ra tấm khăn nơi đây ẩn dấu trong bức tường
Ngày 15.08.944 tấm khăn được đưa trở về thành Constantinople.
Năm 1356 tấm khăn liệm xuất hiện ở giáo phận Troyes bên nước Pháp và rất được sùng kính . Năm 1453 ông hoàng thành Savoyen mua tậu và đem bảo quản gìn giữ ở Chambery.
Năm 1578 tấm khăn tấm khăn được đưa về thành Turino và rất ít khi, chỉ trừ những ngày lễ lớn, mới được đem ra cho dân chúng xem nhìn thấy.
Năm 1898 nhà nhiếp ảnh Secondo Pia người Ý lần đầu tiên chụp hình tấm khăn. Qua phim chụp Ông khám phá ra nhiều chi tiết hơn ở nơi bản chính tấm khăn.
Khi cho phim vào nước rửa hình Pia cảm động rất ngạc nhiên giật mình nhìn ra khuôn mặt một người nhắm mắt.
Từ năm 1969 nhiều cuộc thử nghiệm theo các phương pháp khoa học tấm khăn liệm thành Turino được thực hiện với những kết qủa khác biệt nhau. Năm 1983 tấm khăn liệm được nhà sở hữu Savoyen trao tặng Đức Giáo hoàng. Năm 2000 được tấm khăn liệm được sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, bảo trì cho công chúng được chiêm ngưỡng thăm viếng.
Những lần trình bày tấm khăn liệm trước công chúng
Năm 1931 được đưa ra cho công chúng xem nhân dịp lễ thành hôn của hoàng tử Umberto Savoyen.
Năm 1933 dịp năm thánh kỷ niệm 1900 năm Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía và sống lại.
Năm 1978 kỷ niệm 400 năm tấm khăn liệm được đưa từ Chambery về thành Turino.
Năm 1998 kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Pia vào năm 1898 đã chụp hình tấm khăn liệm, và kỷ niệm 500 năm sinh nhật nhà thờ chính tòa thành Turino.
Năm 2000 dịp năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Chúa Giêsu.
Năm 2013 tấm khăn được trình chiếu trên truyền hình rộng rãi cho dân chúng chiêm ngắm với sứ điệp của Đức giáo hòang Phanxico.
Năm 2015 từ ngày 19.04. đến 24. 06. tấm khăn được trình bày cho công chúng đến chiêm ngắm hành hương nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 200. của Thánh Gioan Bosco, vị sáng lập Dòng Salesien trên thế giới.
Ngày Chúa nhật 21.06.2015 Đức Giáo hoàng Phanxico đến hành hương thăm viếng tấm khăn liệm ở Turino.
Hành hương thăm viếng tấm khăn
Đến thăm viếng tấm khăn thánh thành Turino không phải chỉ vì tò mò muốn xem khăn như thế nào. Nhưng người hành hương tìm đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm thánh ở thành Turino với tấm lòng đạo đức nhiều hơn.
Chiêm ngưỡng tấm khăn thánh được trình chiếu cắt nghĩa nhìn thấy khuôn mặt chịu đau khổ hành hạ của Chúa Giêsu, những vết thương nơi thân thể, nơi chân tay bị tra tấn hành hạ, có cả dấu vết máu của người bị hành hạ còn thấm trên tấm khăn như trong phúc âm thuật lại, còn ẩn hiện in nơi tấm khăn.
Người tín hữu đến hành hương có cảm nghiệm sâu xa hơn về đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Sự đau khổ của Chúa Giêsu là hiện thực, là sự mất mát bị hủy diệt về phương diện thể xác cùng nhân phẩm con người. Nhưng mang lại sự cứu độ cho con người qua sự sống lại của Ngài. Đó là lòng thương xót của Chúa cho con người.
Rồi qua đó, người hành hương cũng còn có tâm tình, đời sống nào cũng phải trải qua đau khổ không cách này thì cách khác.
Chính Lòng thương xót của Chúa giúp con người nhìn ra sự yếu kém, sự mất mát thua thiệt của mình, và đồng thời cũng khơi dậy lòng thương cảm bác ái với người khác nữa.
Turino ngày 10.06.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
- Viết bởi J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, nói rằng mình muốn các lãnh đạo đồng sự trên toàn thế giới hãy suy gẫm về tông thư của giáo hoàng Phanxicô.
Tông thư Laudato Si, phát hành ngày 18-5, kêu gọi nhân loại thay đổi cách tiếp cận với môi trường, và cả các nhận định về tiến bộ.
Barack Obama nói về trách vụ tổng thống mình trong việc dẫn đường đến một thay đổi trong chính sách môi trường toàn cầu.
‘Tôi chào đón tông thư của Đức Giáo hoàng Phanxicô, và ngưỡng mộ sâu sắc quyết định của ngài khi tạo cơ sở -một cách rõ ràng, mạnh mẽ, và với thẩm quyền đạo đức của mình- cho hành động vì biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chúng ta đang chuẩn bị cho các thỏa thuận khí hậu toàn cầu ở Paris vào tháng 12 này, tôi hi vọng rằng tất cả các lãnh đạo thế giới và toàn thể con cái Chúa sẽ suy gẫm về lời kêu gọi của giáo hoàng Phanxicô muốn chúng ta cùng nhau chăm lo cho ngôi nhà chung.
Chúng ta có một trách nhiệm hết sức là bảo vệ con cái chúng ta, và con cái của con cái chúng ta nữa, khỏi những tác động nguy hại của biến đổi khí hậu.’
Vào tháng 9, giáo hoàng sẽ công du đến Hoa Kỳ lần đầu tiên.
Chuyến đi của ngài bắt đầu từ Washington, nơi ngài gặp tổng thống Obama và lưỡng viện.
Đồng hưởng với cảm nghĩ của Obama, tổng thư ký Liên hiệp quốc, Ban Ki-moon cũng
tin là ‘một đối thoại mới’ phải được mở ra vì tương lai trái đất.
Ông nói: ‘Đây là vấn đề công bằng xã hội, nhân quyền, và đạo đức căn bản.’
Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng sẽ có bài diễn văn với Hội đồng chung Liên hiệp quốc vào tháng 9 để kỷ niệm 70 năm thành lập.
Phát ngôn viên của Liên hiệp quốc cho biết: ‘Do đó, tổng thư ký thúc giục các chính phủ hãy đặt lợi ích chung toàn cầu lên trên lợi ích quốc gia, và chấp nhận một thỏa thuận chung đầy tham vọng ở Paris cuối năm nay.
Tổng thư ký chào đón sự đóng góp của tất cả mọi lãnh đạo tôn giáo và những người có tầm ảnh hưởng trong việc phản ứng lại với các thách thức về khí hậu, và củng cố sự phát triển bền vững.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Nguồn: phanxico.vn
- Viết bởi RFI Điểm báo
Bắc Triều Tiên là quốc gia khép kín nhất hành tinh, nhưng có không ít hơn một chục ngàn người sinh sống ở nước ngoài. Họ không đơn giản chỉ là các nhà ngoại giao, đặc sứ của chế độ, sinh viên, người tỵ nạn hay là những người di dân bất hợp pháp, mà đó là những người được nhà nước cho phép ra khỏi nước, đi xuất khẩu lao động. Hiện tượng này, bắt đầu vào cuối thập niên 1960, nay có dấu hiệu tăng tốc kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền vào năm 2011.
« Bắc Triều Tiên xuất khẩu lao động ồ ạt » là hàng tựa nhận định của nhật báo Le Monde. Theo quan sát của Philippe Pons, đặc phái viên của Le Monde tại Seoul, sự hiện diện của người Bắc Triều Tiên ở nước ngoài dễ thấy nhất là ở các nhà hàng do chế độ mở ra tại các tỉnh ở vùng đông bắc Trung Quốc, tại Mông Cổ và ở các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là tại Cam Bốt.
Nhưng những gì người khác ít thấy nhất là các công nhân làm việc trong các nhà máy của Trung Quốc, làm nghề đốn củi trong những cánh đồng sâu thẳm ở Siberia, hay những người được gởi đến lao động trên các công trường xây dựng ở Trung Đông : Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Koweit, Libya và nhất là Qatar, nơi làm việc của hơn 2000 nhân công Bắc Triều Tiên tại các công trình phục vụ cho Cúp bóng đá Thế giới 2022.
Lương bổng bị tịch thu ?
Điều tra của Trung tâm chiến lược về Bắc Triều Tiên tại Seoul cho biết, trong năm 2012, ước tính có khoảng 60.000 lao động Bắc Triều Tiên, phân bổ tại hơn 40 quốc gia. Xuất khẩu lao động mang về cho chính phủ Bình Nhưỡng mỗi năm từ 150 đến 230 triệu đô-la. Theo nhận định của ông Ahn Myong-chul, giám đốc tổ chức NK Watch – một tổ chức chuyên thu thập các thông tin về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, số lao động xuất khẩu có lẽ đã tăng lên gấp ba trong những năm gần đây.
Từ các lời kể của khoảng 15 nhân chứng Bắc Triều Tiên, những lao động xuất khẩu đào thoát được sang Hàn Quốc, NK Watch cho biết là Đảng Lao động Triều Tiên và một số quan chức chính phủ tại Bình Nhưỡng đã tuyển dụng các lao động theo nhu cầu cần nhân công giá rẻ của nhiều quốc gia. Tiêu chí tuyển chọn được dựa vào lòng trung thành không lay chuyển đối với chế độ, ưu tiên cho các ứng viên đã có gia đình (cho phép chế độ dễ kiểm soát dễ dàng hơn do vẫn còn gia đình ở trong nước). Các ứng viên sau đó sẽ được đi đào tạo nghề ba tháng trước khi xuất cảnh.
Ở nước ngoài, tất cả các lao động xuất khẩu Bắc Triều Tiên sống trong các cư xá. Liên lạc với người dân bản địa hay với các công nhân nước khác rất hiếm hoi và bị giám sát chặt chẽ. Tại đây, họ bị giam hãm trong một thế giới Bắc Triều Tiên thu nhỏ cũng có các khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền, các buổi họp bồi dưỡng chính trị hàng tuần. Đặc biệt là lương bổng bị tịch thu. “Gia đình của họ ở trong nước chỉ nhận được 1/3 của số lương từ 150-250 đô-la được trả. Phần còn lại bị nộp vào công quỹ nhà nước”, ông Ahn cho biết.
Tuy điều kiện lao động khắc nghiệt, nhưng lao động ở nước ngoài được xem như là một đặc quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Do đó, để được chọn, các ứng viên không ngần ngại hối lộ các quan chức phụ trách tuyển dụng. Nếu so với chuẩn quốc tế về lao động, rõ ràng số phận của những người này làm nổi rõ hiện tượng bóc lột lao động.
Thế nhưng, trong con mắt chuyên gia Andrei Lankov, trường Đại học Kookmin, tại Seoul, đi xuất khẩu lao động còn là cách để người dân cải thiện điều kiện sống hiện nay. Theo ông, số phận của những người này “vẫn còn sướng hơn so với đại đa số ở lại trong nước. Chí ít là họ còn kiếm được chút đỉnh tiền. Những ai có thể làm việc ở nước ngoài chẳng hề tự xem mình như là nô lệ cả. Họ ước tính với mức thu nhập hàng tháng từ 30-50 đô-la cho gia đình trong nước, cộng thêm với khoản thu nhập tại chỗ, một lao động có thể chắt bóp được chút ít tiền tiết kiệm, dù rằng một phần lớn tiền lương đã bị nhà nước trưng thu”.
Vào tháng Hai năm nay, NK Watch đã đệ trình một hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc, bổ sung vào bản báo cáo của Ủy ban điều tra về Nhân quyền, yêu cầu mở điều tra về những gì mà tổ chức này cáo buộc là nạn “nô lệ nhà nước”. Một cáo buộc mà Bình Nhưỡng đã phản bác lại, cho đó là một “cáo buộc gian dối nhằm lật đổ chính phủ”.
RFI Điểm báo
Trích từ VRNs
- Viết bởi Hoàng Nam Sơn
Năm 2005, chính quyền thành phố Houston, tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) đã quyết định vinh danh người Mỹ gốc Việt và lấy tên của 18 danh nhân Việt Nam như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, … để đặt tên cho các con đường nằm trong khu downtown Houston, bên cạnh những tên đường của người bản xứ. Sắp tới đây, thành Phố Houston lại chuẩn bị có các bảng tên đường tiếng Việt khác tại vùng Southwest Houston TX.
Ngày 09/5/2015 tại văn phòng Dân biểu Hubert Võ, các đại diện cộng đồng người Việt tại Houston và vùng phụ cận đã thành lập Uỷ Ban Thực Hiện Bảng Tên Đường Việt Nam (UBTĐVN) để tiến hành việc gây quỹ gắn bảng tên đường bằng tiếng Việt Nam trong vùng Southwest Houston. Việc gắn bảng tên Việt Nam đã được chính quyền địa phương cho phép thực hiện trên 12 đoạn đường gồm: 2 đoạn đường Bellaire Blvd. (mang tên Saigon) và Beechnut (mang tên Tự Do) chạy từ Beltway 8 đến Eldridge Pkwy.; 10 đoạn đường từ Bellaire Blvd. chạy đến Beechnut là: Beltway 8 (mang tên Quốc Hận 30-4), Turtlewood Dr. (mang tên Nguỵ Văn Thà), Wilcrest (mang tên Chiến Sĩ Vô Danh QLVNCH), Boone (mang tên Lê Văn Hưng), Belle Park (mang tên Hồ Ngọc Cẩn), S. Kirwood (mang tên Nguyễn Khoa Nam), Cook (mang tên Lê Nguyên Vỹ), Dairy Ashford (mang tên Phạm Văn Phú), Synott (mang tên Nguyễn Văn Long), Eldridge (mang tên Trần Văn Hai).
Trong 12 tên đoạn đường Việt Nam được gắn, có 8 đoạn đường mang tên 8 sĩ quan quân đội, cảnh sát cấp tướng, tá của VNCH đã vị quốc vong thân hoặc tuẫn tiết vào ngày 30/4/1975, đó là:
- Trung tá Ngụy Văn Thà (1943 – 1974), Thuyền trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 của VNCH: 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến giữa lực lượng Hải quân VNCH và Hải quân Trung cộng nổ ra tại quần đảo Hoàng Sa. Phía Trung cộng có hai chiến hạm 389 và 396 đồng loạt tấn công soái hạm VNCH là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16. HQ10 lập tức can thiệp, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy phòng máy khiến bị hư hại nặng nề, không thể điều khiển được nữa. Các tàu Trung cộng phản pháo HQ10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm thuyền trưởng và thuyền phó bị thương nặng, tàu bị hư hại nặng, Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè đào thoát, một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn nổ tung hầm máy tàu 396. Đến 11 giờ 49 phút, các chiến hạm của VNCH rút khỏi vùng giao chiến, hai chiến hạm Trung cộng là 281 và 282 tiến vào tập trung hỏa lực bắn HQ10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo chìm cùng Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải lý về hướng nam đá Hải Sâm, vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974.
- Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nguyễn Văn Long (1919 – 1975), Chánh sở tư pháp Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia khu Một: Ngày 30/4/75, khi quân Việt cộng khởi sự tiến vào trung tâm Saigon, trong số những vị tướng, tá VNCH tuẫn tiết có Trung tá Nguyễn Văn Long. 12 giờ trưa ngày 30/4/75 Trung tá Long đi đến công viên trước Hạ Viện, ông vẫn mặc đồng phục sĩ quan cảnh sát, ngồi trên ghế đá, trầm ngâm hút thuốc, đưa mắt nhìn khắp nơi xung quanh, thỉnh thoảng đưa tay ôm lấy đầu. Bất chợt, ông đứng dậy, chậm rãi bước đến chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, Trung tá Long đứng thẳng, ngẩng mặt, thản nhiên rút súng ngắn kê vào thái dương bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đã dùng cây súng tùy thân bắn vào đầu tự sát ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Việt cộng để mặc ông nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp có mặt ngay sau đó ghi lại hình ảnh này. Dân chúng đứng mặc niệm Trung tá Long, nước mắt đầm đìa.
- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (1938 – 1975), Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện VNCH: Ông bất chấp lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh ngày 30/4/75, tiếp tục chỉ huy binh sĩ chiến đấu suốt bốn ngày. Trong suốt thời gian này cờ VNCH vẫn tung bay khắp tỉnh Chương Thiện. Ngày 04/5/75 ông bị bắt vì không thể duy trì chiến đấu đơn độc lâu dài. Việt cộng đem ông xử bắn tại sân vận động Cần Thơ. Trước khi chết Đại tá Cẩn dõng dạc: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán, xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.
- Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 – 1975), Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH: Khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Trong bữa cơm trưa ông ưu tư nói với các sĩ quan tham mưu: “Lệnh trên đã ban thì phải thi hành. Hơn nữa con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25? Đối với các anh em thì tuỳ ý quyết định”. Sau đó ông đi vào trailer nơi làm phòng riêng của Tư lệnh. Ít phút sau hai tiếng nổ khô khan vọng ra, mọi người chạy vào, thấy Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng ngắn của ông để tự sát. Vết đạn xuyên từ phía dưới cằm lên đầu. Các sĩ quan hiện diện kính cẩn nghiêng mình, không cầm được nước mắt. Lúc đó là 12 giờ 30 phút ngày 30/4/75.
- Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1925 – 1975), Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh VNCH: Sau khi nhận được lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, vị Tư Lệnh đã triệu tập tất cả sĩ quan và ông đã ngỏ lời cám ơn, chào từ giã các sĩ quan thuộc cấp của mình, ông ra lịnh cho tất cả mọi người trở về gia đình thu xếp, ông nói: “Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp". Tối ngày 30/4/75, mọi người phát hiện, trong văn phòng Tư Lệnh tại căn cứ Đồng Tâm, Tướng Hai ngồi gục đầu mê man bất tỉnh tại bàn làm việc, trên bàn có một ly rượu lớn đã cạn. Các sĩ quan thân cận còn ở lại chở ông xuống bệnh xá sư đoàn cấp cứu, nhưng vì thuốc độc đã ngấm vào máu khá lâu, viên Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch.
- Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (1933 – 1975), Tư Lệnh phó Quân Đoàn IV & Quân Khu 4 Chiến thuật VNCH: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi được tin Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tại Quân đoàn IV ông rất đau buồn. Với tinh thần bất khuất không chịu đào thoát hoặc đầu hàng địch. Theo gương tiền nhân bảo toàn khí tiết. Sau khi gặp mặt thuộc cấp dặn dò, tâm tình và vĩnh biệt gia đình. Ông đã tuẫn tiết tại tư dinh trong trại Lê Lợi, Cần Thơ, ông dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45. Trước khi nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc để vĩnh biệt, ông đã nói: “Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được Nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành”.
- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 – 1975), Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 VNCH: 10 giờ 30 phút sáng 30/4/75 Tướng Nam họp với các sĩ quan trực thuộc, ông nói: “Các anh em đều biết đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất lịch sử. Chúng ta là quân nhân thì phải tuyệt đối tuân lệnh chính phủ. Vậy tôi để các anh trở về đơn vị, tuỳ tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ (cs) Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, nhưng tôi sẽ không đi đâu hết”. Vào lúc 6 giờ 30 phút rạng sáng ngày 01/5/75, ông ngồi trên chiếc ghế bành, trong phòng làm việc, mặc quân phục đại lễ màu trắng, với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu súng colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thẫm đầy quân phục.
- Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929-1975) là Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật VNCH: Tháng 3/1975, quân đội VNCH ở Tây Nguyên thất thủ, Tướng Phạm Văn Phú bị triệu về Sàigòn. Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tướng Phạm Văn Phú tự sát bằng cách uống một liều thuốc cực mạnh, được gia đình đưa vào bệnh viện Grall cấp cứu, nhưng Tướng Phú mê man cho đến trưa ngày 30/4/1975, ông tỉnh lại được giây lát cất giọng yếu ớt hỏi vợ ngồi bên giường bệnh xem tình hình đến đâu. Nghe tin Dương Văn Minh ra lệnh quân đội bỏ súng đầu hàng và Việt cộng đã vào trung tâm Sài Gòn, ông nhắm mắt ra đi vĩnh viễn.
Ngày 25/5/2015 Văn phòng Dân Biểu Hubert Võ, Nghị viên Richard Nguyễn và UBTĐVN gửi thư vận động cộng đồng tham gia yểm trợ cho kế hoạch gắn bảng tên đường bằng tiếng Việt, trong đó nhấn mạnh: “… Chúng tôi tin tưởng rằng bây giờ là thời điểm để cộng đồng người Việt Nam chúng ta được công nhận như những sắc dân khác. Chúng tôi chân thành cảm ơn các cơ quan chính quyền địa phương đã giúp đỡ để hoàn thành kế hoạch này, chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn The International Menagement District đã quyết định công nhận sự đa dạng của cộng đồng chúng ta, đồng thời cảm ơn Uỷ Ban Thực Hiện Bảng Tên Đường Việt Nam với các vị đồng Chủ tịch là ông Trương Văn Túc và bác sĩ Alvin Nguyễn đã tích cực hoạt động để biến kế hoạch này thành hiện thực.
Rất nhiều cơ sở thương mại Việt Nam đang hoạt động trên những con đường này, và các cơ sở thương mại cùng những gia đình điều hành là nền tảng vững chắc của cộng đồng người Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều cho sự hồi sinh của khu vực. Vì thế, bây giờ là lúc chúng ta phải vinh danh sự thành công và đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt,… chứng tỏ cho mọi người dân trong thành phố niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt Nam…”
Ngày 14/6/2015 UBTĐVN tổ chức đêm gây quỹ cho việc gắn bảng tên đường bằng chữ Việt Nam, hàng trăm cư dân gốc Việt đã đến tham dự, ngoài ra còn có sự hiện diện của nhiều thân hào, nhân sĩ, cựu quân nhân VNCH. Các vị dân cử là Dân biểu, Nghị viên cũng có mặt để vinh danh các cá nhân đã có nhiều đóng góp gây quỹ trong việc gắn bảng tên đường Việt Nam. Buổi lễ diễn ra trong không khí xúc động, khi UBTĐVN vinh danh 8 vị sĩ quan anh hùng của VNCH nói trên đã hy sinh, tuẫn tiết vì tổ quốc.
Kết quả buổi gây quỹ đã khá thành công nhờ vào sự đóng góp tích cực của nhiều người dân trong khu vực, như vậy các bảng tên đường Việt Nam sẽ được treo lên trong thời gian sớm nhất tại vùng Southwest Houston, nơi có rất đông người Mỹ gốc Việt sinh sống và làm việc của tiểu bang Texas.
(hoang nam son)
- Viết bởi Vũ Van An
Chiều ngày 10 tháng 6, tại Vatican, Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, đã yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Theo Inés San Martin của Crux, trước các chỉ trích của quốc tế đối với vai trò của Nga trong cuộc bạo loạn đang diễn ra tại Ukraine, tổng thống Nga đã tới Vatican vào hôm thứ Tư để yết kiến một nhân vật mà với ngài ông vốn đã tạo được một hợp tác địa chính trị ít ai ngờ được trên nhiều mặt trận khác. Đó là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong cuộc hội kiến kéo dài 50 phút, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cuộc tranh chấp tại Ukraine và tình hình ở Trung Đông.
Nội dung cuộc gặp gỡ
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, tuyên bố như sau về cuộc thảo luận: “Về tình hình ở Ukraine, Đức Thánh Cha tuyên bố rằng điều khẩn thiết là khởi đầu một cố gắng trung thực và lớn lao để đạt hòa bình cho bằng được”.
Theo Cha Lombardi, cả hai nhà lãnh đạo cùng đồng ý về nhu cầu tái thiết bầu khí đối thoại tại Ukraine và tầm quan trọng của việc cam kết thực thi các thỏa hiệp Minks, tức khuôn khổ hòa bình năm 2014 được đưa ra với sự điều hợp của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu.
Về các tranh chấp ở Trung Đông, nhất là tại Syria và Iraq, Cha Lombardi cho biết: cuộc hội kiến đã xác nhận “điều vốn đã được thỏa thuận” liên quan đến việc khẩn thiết phải theo đuổi hòa bình, với việc can dự cụ thể của cộng đồng quốc tế, “cùng một lúc bảo đảm các điều kiện cần thiết cho đời sống của mọi thành viên trong xã hội, trong đó có các thiều số tôn giáo”.
Theo những người hiện diện, bầu khí (cuộc hội kiến) “rất nghiêm trọng nhưng thân ái”, trong đó, cả Đức Phanxicô lẫn ông Putin đều giữ im lặng trong lúc các nhiếp ảnh gia và các nhà báo còn ở trong phòng.
Như thường xẩy ra trong các cuộc hội kiến loại này, hai nhà lãnh đạo trao đổi tặng phẩm cho nhau. Ông Putin tặng Đức Phanxicô một bức tranh thêu hình Nhà Thờ Chúa Cứu Thế tại Moscow, từng bị tàn phá thời Xô Viết nhưng nay vừa được trùng tu.
Đức Giáo Hoàng tặng tổng thống Nga một huy chương có hình Thiên Thần Hòa Bình, Đấng mà Đức Phanxicô cho rằng “sẽ đánh bại mọi cuộc chiến tranh và lên tiếng về tình liên đới giữa các dân tộc”. Ngài cũng tặng ông Putin một bản tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” của ngài, và nói rằng tông huấn này đầy “những suy tư tôn giáo, nhân bản, địa chính trị và xã hội”.
Cả tấm huy chương lẫn tông huấn đều là những tặng phẩm Đức Giáo Hoàng có thói quen tặng các nhà lãnh đạo chính trị tới yết kiến ngài.
Putin tới trễ 75 phút, phá cả kỷ lục trước đây của chính ông: năm 2013, khi tới yết kiến Đức Phanxicô lần đầu tiên, ông trễ 50 phút.
Một cặp lạ đời
Theo Martin, Đức Giáo Hoàng và Ông Putin có được một thứ gắn bó rất lạ đối với nhau kể từ ngày Đức Phanxicô lên làm giáo hoàng.
Năm 2013, khi Hoa Kỳ và các nước Phương Tây khác đang chuẩn bị triển khai lực lượng quân sự chống lại chế độ Bashar al-Assad ở Syria, trong cố gắng ngăn chặn cuộc đổ bộ này, có tường trình cho rằng Ông Putin đã nói với các nước hội viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng: “chúng ta nên lắng nghe Đức Giáo Hoàng”.
Trước đó, Đức Phanxicô có gửi cho ông một lá thư để thúc giục các nước hội viên “gạt bỏ việc theo đuổi vô ích giải pháp quân sự”. Dù sao, lá thư của Đức Phanxicô đã ngăn chặn cuộc đổ bộ.
Cũng thế, Đức Phanxicô tìm được ở Ông Putin một đồng minh cho việc bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo ở Trung Đông. Vì sự kiện đa số các Kitô hữu bị nhóm Hồi Giáo cuồng tín ISIS sát hại đều là Chính Thống Giáo, nên ông Putin từng nhấn mạnh rằng Nga có vai trò đặc biệt có tính lịch sử trong việc bảo vệ họ.
Tuy nhiên, tình hình ở Ukraine vẫn còn là điểm gây rắc rối. Từ trước đến nay, Đức Phanxicô vẫn tự chế khi lên án vai trò của Điện Cẩm Linh trong cuộc tranh chấp, “gọi nó là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn”. Nhưng Putin thì chối leo lẻo rằng các lực lượng quân sự của Nga không có mặt trên bộ.
Nói tại cuộc họp báo ở Milan, một việc khiến ông trễ 75 phút, Ông Putin có nhắc tới cuộc khủng hỏang Ukraine, và cho hay “giải pháp duy nhất cho Ukraine là hòa bình”.
Trước cuộc hội kiến giữa Đức Phanxicô và Ông Putin, Thượng Phụ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, Sviatoslav Shevchuk, gửi một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, yêu cầu ngài “trở thành tiếng nói của nhân dân Ukraine” và “bênh vực con cái nước này” trong cuộc hội kiến.
Thượng Phụ Shevchuk nói với trang mạng tin tức Ba Lan Polityce rằng “không ai, không nhà ngoại giao nào, không hệ thống an ninh quốc tế nào, và không một vĩ nhân nào của thế giới này từng có khả năng chấm dứt chiến tranh tại Ukraine”.
Ngài cũng cho hay: trong lá thư của ngài, ngài kêu gọi Đức Giáo Hoàng trở thành tiếng nói của những người Công Giáo trung thành ở Ukraine đang chịu đau khổ do cuộc tranh chấp đang diễn tiến gây ra. Ngài nói: “tôi yêu cầu Đức Giáo Hoàng, trong tư cách người cha của chúng tôi, hãy bênh vực con cái của ngài”.
Thượng phụ cũng cho hay ngài thấy có nhiều điểm tương tự giữa cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với Ông Putin và cuộc thăm viếng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với cựu chủ tịch Xô Viết Mikhail Gorbachev năm 1989, sau cuộc thăm viếng này, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine được phép ra công khai sau nhiều năm bị Liên Bang Xô Viết đàn áp.
Ngài cho rằng có nhiều điều tùy thuộc cuộc gặp gỡ này. Ngài nói: “Chúng tôi tin rằng Đức Thánh Cha, trong tư cách Vị Đại Diện của Chúa Giêsu Kitô trên mặt đất, có thể làm được điều không một vĩ nhân nào của thế giới có thể làm từ trước cho tới nay. Chúng tôi hy vọng rằng ngài can thiệp giùm cho chúng tôi”.
Thái độ của Hoa Kỳ
Các hy vọng của thượng phụ Shevchuk cũng là các hy vọng của Hoa Kỳ. Cùng ngày 10 tháng 6, Kenneth Hackett, Đại Sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, nói rằng xứ sở ông muốn thấy Vatican gia tăng sự quan tâm của mình đối với tình thế ở Ukraine trong cuộc gặp gỡ của ngài với nhà lãnh đạo Nga.
Hackett nói với các phóng viên báo chí rằng “chúng tôi nghĩ các vị có thể nói thêm một điều gì đó liên quan đến việc toàn vẹn lãnh thổ, đại loại các vấn đề như thế. Xem ra Nga đang ủng hộ nhóm nổi loạn. Và xem ra có quân đội Nga bên trong Ukraine. Đây là một tình thế rất nghiêm trọng”.
Theo Times, Vladimir Putin không được hoanh nghinh tại G7, vì chính phủ của ông tiếp tục xâm lấn lãnh thổ Ukraine. Thành thử, 2 ngày sau cuộc họp của nhóm này tại Đức, ông đành tới tâm sự với một nhà lãnh đạo khác của thế giới: Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giám Mục Rôma có thể không đại diện cho Hoa Kỳ hay Đức, nhưng càng ngày ngài càng tự giành cho mình tư thế một siêu cường để nhà lãnh đạo Nga cậy nhờ.
Theo tờ này, lần đầu khi Putin đến yết kiến Đức Phanxicô hồi tháng 11 năm 2013, còn 5 tháng nữa mới tới ngày Điện Cẩm Linh sát nhập vùng Crimea của Ukraine vào Nga. Từ ngày đó, khoảng 1.2 triệu người Ukraine đã phải rời cư, theo con số của Văn Phòng Nhân Đạo LHQ. Nga tiếp tục chối bỏ việc mình gửi quân đội qua biên giới hoặc vũ trang cho quân ly khai được Nga ủng hộ, và áp lực quốc tế đòi phải giải quyết cuộc khủng hoảng. Tuần trước, Ông Obama cho hay “cuộc gây hấn của Nga” chống Ukraine đứng đầu nghị trình của Nhóm G7. Ông thêm “ (Ông Putin) phải quyết định đi thôi: có nên tiếp tục phá nát nền kinh tế của xứ ông và tiếp tục để Nga bị cô lập vì theo đuổi ý nguyện lầm lẫn muốn tái tạo những ngày vinh quang của đế quốc Xô Viết?”
Cố gắng của Tòa Thánh
Trong khi ấy, cũng theo tờ Times, Tòa Thánh cố gắng xây dựng các liên hệ ngoại giao với Nga. Hai bên mới chỉ có liên hệ đầy đủ về ngoại giao từ 6 năm nay, và các liên hệ này phải khá lâu mới xây dựng được sau hàng nửa thế kỷ Liên Bang Xô Viết là một Nhà Nước vô thần chính thức. Không một vị giáo hoàng nào từng viếng thăm Nga, và trong cuộc hội kiến năm 2013, Putin không mời Đức Phanxicô thăm viếng xứ sở ông.
Đức Phanxicô rất thận trọng trong việc thăng tiến các liên hệ ngoại giao với Nga. Ngài viết cho Ông Putin khi ông là chủ nhà cuộc họp của Nhóm G20 năm 2013, thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới chống cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Tòa Thánh cũng củng cố các mối liên hệ với các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo bằng các cố gắng đại kết và tình bằng hữu giữa ngài và Thượng Phụ Báctôlômêo, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống, tuy quyền lãnh đạo của Thượng Phụ đôi lúc không vừa ý Giáo Hội Chính Thống Nga, một Giáo Hội có liên hệ gần gũi với chính phủ Putin. Nga còn chia sẻ các cố gắng của Đức Phanxicô nhằm bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông. Hồi tháng Ba, Tòa Thánh công bố một tuyên bố chung với Nga và Lebanon gửi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nhằm “ủng hộ các nhân quyền của các Kitô hữu và của nhiều cộng đồng khác, nhất là tại Trung Đông”.
- Viết bởi Tý Linh
Neymar đã ăn mừng chiến thắng Champions League, hôm 7/6/2015, bằng cách mang một dải khăn ghi « 100% Giêsu ».
Vào lúc trao giải, người ta nhận thấy danh thủ người Braxin 23 tuổi này mang dải khăn trên trán của mình với dòng chữ như thế. Neymar cũng đã từng mang dải khăn này sau khi chiến thắng giải Copa Libertadores, ở Santos, Braxin. Trên trang Twitter của mình, Neymar cũng đã tạ ơn Chúa và tuyên bố « Xin Thiên Chúa chúc lành và che chở chúng ta » trước trận đấu, và nhìn lên trời để cám ơn Chúa lúc kết thúc trận đấu.
Neymar không bao giờ che giấu niềm tin của mình. Anh thuộc về Giáo Hội Tin Lành Ngũ Tuần Sao Vicente. Trước đây, danh thủ Kaka, người Braxin, sau chiến thắng Champions League lần thứ 4 của Milan vào năm 2007, cũng đã mang chiếc áo có dòng chữ « Tôi thuộc về Chúa Giêsu ». Gần đây, một cầu thủ người Braxin khác, David Luiz, đang chơi cho Paris Saint Germain cũng đã đăng trên mạng xã hội những hình ảnh rửa tội của mình.
(Tý Linh, xuanbichvietnam.net 08.06.2015/ aleteia.org)
- Xe Hoa Người Việt Vùng Tây Bắc HK đoạt giải Court Award trong Ngày Rose Festival Parade
- Diễn biến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989
- Kết quả học tập của học sinh tiến bộ đáng kể tại những trường cấm dùng điện thoại di động
- FIFA, tổ chức mafia
- Kofi Annan: Ba yếu tố làm thế giới nên công bằng và bình an hơn
- Tân Tổng thống Nigeria thành công trong việc đẩy lui nhóm Boko Haram
- Giám đốc UNESCO: Việc phá hủy Palmyra sẽ là “mất mát to lớn cho nhân loại”
- Đức Hồng Y Filoni: Hành động quân sự tương xứng là cần thiết để cứu các Kitô hữu Iraq và Syria
- Tập Cận Bình nói: Trung quốc chống lại các “ảnh hưởng của ngoại bang” trên các tôn giáo tại quốc gia này
- Malaysia và Indonesia đón nhận người Rohingya