Gương Thánh Nhân
Thánh Phanxicô Xavier Nguyễn Cần, Thầy Giáng (1803-1837)
- Lễ ngày 20 tháng 11
Thánh Phanxicô Xavier Cần còn có tên là Nguyễn Tiên tức Tiên Truật, sinh năm 1803 tại xã Sơn Miêng, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông nay thuộc về Hà Nội. Cha là ông Nguyễn Hới có 5 ngườ con, cậu Cần là con thứ hai. Gia đình thuộc bậc trung lưu nhưng rất có lòng đạo đức, được tiếng là thật thà hiền lành.
Ngay từ lúc thiếu thời, cậu Phanxicô Cần đã có lòng ao ước dâng mình trong Nhà Chúa. Nhưng bà mẹ rất thương cậu Cần nên không muốn cho cậu xa nhà. Có lần cậu ngỏ ý xin mẹ đi tu, bà mẹ không cho, lấy lý do là còn nhỏ. Thấy mẹ cương quyết không chấp thuận, cậu mạnh dạn nói với mẹ:
- Mẹ à! Nếu mẹ không cho con đi ở với cha xứ ở d8ây, con sẽ trốn đi xa ở với cha khác, lúc ấy mẹ đừng trách con.Nghe cậu nói với vẻ cương quyết như thế, bà mẹ đành phải chấp thuận cho cậu vào ở với cha Nghi, cha chánh xứ Sơn Miêng.
Sau một thời gian ngắn, nhờ đức hạnh tốt và siêng năng học hành, cậu được gửi về chủng viện. Qua một thời gian tu luyện và trau dồi học vấn thầy Phanxicô Nguyễn Cần được lên chức Thầy Giảng. Thầy được Đức Cha Harvard Du gọi về làm phòng bộ của Đức Cha, sau lại đi giúp cha Retord Liêu. Năm 1838 cha Retord Liêu được vinh thăng Giám mục. Đức Cha Retord Liêu nhận xét về Thầy Giảng Phanxicô Xavier Nguyễn Cần như sau:
- Thầy Cần đã giúp tôi học tiếng Việt, chia sẽ với tôi mọi nỗi khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn. Thầt rất nhiệt tâm trong việc tông đồ.
Y sĩ Giacôbê Vũ Văn Thịnh bạn học của Thầy Cần ở Kẻ Vĩnh kể lại rằng:
- Thầy Cần rất chăm chỉ chu toàn mọi bổn phận và có cách sống gương mẫu không trách cứ Thầy được điều gì. Thầy rất thông minh, học luôn đứng đầu cả lớp. Mãn trường La tinh Thầy Cần được làm Thầy Giảng về giúp cha Duyệt mấy tháng rồi được lệnh đi giúp Đức cha Retord. Ngày 20 tháng 4 năm 1836 thầy Cần bị bắt tại Kẻ Vạc.
Việc thầy bị bắt bà Mattha Sơ người làng Kẻ Vạc kể lại rằng: Ngày 19 tháng 4 năm 1836 thầy được sai đi tới làng Kẻ Chuông để hỏi ông trùm tại đây có sẵn sàng mời cha về làm phúc cho giáo dân không. Khi biết được cả họ đạo sẵn sàng, thầy Cần theo lệnh Đức Cha tới xứ Kẻ Vạc để xin cha Tuấn đến làm phúc cho Họ Kẻ Chuông. Khi đến Kẻ Vạc giữa lúc quan quân đang vây bắt cha Tuấn, cha Tuấn đã trốn thoát. Không bắt được cha Tuấn, ông cai tổng Hào là người chỉ huy cuộc vây bắt này ấm ức, gặp thấy thầy Phanxicô Nguyễn Cần lạ mặt thì chặn lại hỏi:
- Anh đi đâu mà không trình giấy?
- Tôi đi qua đường.
- Anh có quen biết ai ở đây không?.
- Tôi quen ông Lý Quang.
Ông ra lệnh bắt và đánh thầy Cần sáu bảy roi và bắt Thầy phải nhận các đồ đạo là của Thầy. Nói tới Lý Quang là ông cai tổng lại càng nổi ghét vì ông Lý Quang là người Công giáo đã xin với quan đầu tỉnh miễn cho những ngưòi Công giáo không phải đóng một số thuế cho việc cúng tế dị đoan.
Do đó cai tổng Hào vẫn để lòng thù hận ông Lý Quang. Bắt được thầy Nguyễn Cần rồi, ông còn cho vây bắt luôn ông Lý Quang rồi giải về nộp cho quan huyện Thanh Oai.Quan huyện Thanh Oai cho tống giam vào ngục. Hai ngày sau quan gọi thầy Cần ra tra tấn rất ác độc. Ba cuộc tra tấn liên tiếp, cứ cách một ngày lại tra tấn một lần. Mỗi lần tra tấn xong quan lại hỏi:
- Anh tên là gì, tại sao anh bị bắt.
Thầy Phanxicô Nguyễn Cần thẳng thắn trả lời:
- Tôi tên là Cần hay Nguyễn Tiến Truật cũng là tên tôi. Quan hỏi tại sao bị bắt thì tôi xin thưa : Khi tôi ở đồng vắng vào đến làng, chưa tới nhà ông Lý Quang thì đã bị bắt, còn đồ đạo thì chính ông cai tổng Hào đã bỏ vào túi của tôi và bắt tôi phải nhận.
Riêng cai tổng Hào thì nhất định khai gian là bắt được thầy Cần và đồ đạo của thầy Cần ở nhà ông Lý Quang. Nghe cai tổng Hào xác quyết, quan huyện Thanh Oai lại ra lệnh đánh thầy Nguyễn Cần thêm 60 roi, bắn cả máu ướt quần ướt áo. Đánh xong quan lại khuyên dụ thầy bỏ đạo thì được tha để về sống với mẹ già.
Thấy Phanxicô Cần trả lời một cách cương quyết:
- Không thể được! Tôi thờ kính một Đức Chúa Trời dựng nên tôi, làm sao tôi dám đạp lên Ngài? Nếu quan tha thì tôi được sống, quan không tha thì tôi sẵn lòng chết vì Chúa tôi.
Nói xong, thầy Cần quay sang cai tổng Hào và nói:
- Ông cứ việc tố cáo mọi tội ông suy diễn ra, tôi sẵn sàng chịu hết để đền vì tội riêng của tôi.
Thầy Cần bị trói căng vào các cọc rồi bị tra tấn rất tàn nhẫn trong suốt hai tiếng đồng hồ. Nhưng nhờ ơn Chúa, thầy vẫn can đảm chấp nhận.
Hai ngày sau, thầy Cần lại bị đưa ra tra khảo tiếp. Lần này thầy ngậm thuốc lào trong miệng để giảm bớt đau đớn. Thầy để mặc cho quân quan đánh đập, thầy không muốn nói thêm điều gì. Quan bắt thầy nhận các đồ đạo nhưng thầy cương quyết chối ngay.
Quan lại cho lính bắt thầy nằm xuống đất và đánh thêm 60 roi nữa. Thầy ngất xủi, nước bọt sùi ra hai bên mép, quan sợ thầy chết ngay nên ra lệnh ngưng đánh Hôm ấy nhà quan huyện có lễ giỗ, quan cho thầy ăn cơm. Thầy cám ơn và trước khi ăn thầy làm dấu đọc kinh to tiếng. Thấy vậy, quan hỏi thầy:- Anh làm dấu gì vậy?
Thầy Cần lễ phép thưa lại:- Bẩm quan lớn, khi dùng bữa, chúng tôi làm dấu Thánh Giá.
đọc kinh để tạ ơn Chúa đã tạo dựng nên của ăn và đã ban cho chúng ta hưởng dùng.Khi ăn xong, thầy lại làm dấu và đọc kinh. Quan lại tò mò hỏi:
- Anh còn làm dấu gì nữa vậy?
Thầy Cần lại cắt nghĩa thêm:
- Ăn xong chúng tôi cũng làm dấu cám ơn Chúa vì đã được ăn uống nuôi thân xác sống và được thờ phượng Đức Chúa Trời.
Nghe thầy nói hợp lý, quan huyện gật đầu khen:
- Anh làm thế rất phải. Hãy đọc thêm các kinh khác trong đạo cho ta nghe.
Thầy Cần vui vẻ đọc kinh 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 điều răn Hội Thánh. Nghe đọc xong quan nói:- Những điều này rất tốt và rất hay, phù hợp với lẽ phải. Nhưng ta đã nghe nói trong đạo có nhiều điều trái lẽ. Ta cũng gnhe nói các linh mục thường móc mắt đàn bà ốm yếu rồi bỏ vào chum nước có chó ngao. Sau đó lấy nước làm bùa mê rẩy trên dân chúng, có đúng không?
Thầy Cần cực lực phản đối:
- Bẩm quan lớn, đó là những điều vu khống và hoàn toàn bịc đặt. Các đạo trưởng rất thành thật và không bao giờ lừa dối ai.
Sau cuộc tra vấn, quan cho thầy trở về nhà giam. Hai ngày sau, quan lại gọi thầy tới khuyên dụ rồi ép buộc thầy nhận các đồ đạo là của thầy và đạp lên tượng ảnh thì được tha. Nhưng trước sau như một, thầy Phanxicô Nguyễn Cần luôn khẳng khái từ chối. Thấy vậy, quan nói:
- Anh là ngườIikhôn ngoan, lý sự, tôi rất thương vá qúi anh. Sao anh không chịu bước qua ảnh đi. Nếu không thì cứ nhận là đã bước qua và ký vào tờ giấy trình lên vua là anh đã bước qua Thập Tự, thế là anh sẽ được tự do ra về.- Bẩm quan lớn, nếu quan lớn viết về kinh rằng tôi đã chối đạo thì chính tôi sẽ về kinh để phản đối và nói là chính quan lớn viết như thế, chứ tôi không bỏ đạo.
Vua cũng là người phải chết, thế mà các ông không dám đạp lên hình vua, không dám nói một lời thất lễ. Vậy tại sao quan lớn lại muốn tôi chối bỏ và đạp lên ảnh Chúa tôi? Chính Ngài là Chúa dựng nên trời đất, là vua các vua. Chính Ngài ban cho chúng ta hằng ngày muôn vàn ơn lành. Tôi nhất quyết là không bao giờ dám tỏ ra vô ơn với Ngài.
Nghe thầy nói, quan huyện nổi giận ra lệnh căng thân thể thầy ra dưới đất và đánh đủ 50 roi nát da nát thịt. Đánh 50 roi rồi quan lại truyền cho lính khiêng thầy qua ảnh. Thầy co chân lại và la lớn:
- Không bao giờ tôi đồng ý, chiều theo các ông.
Quan giận dữ nói:
- Ta đã làm hết sức để chạy tội cho ngươi mà ngươi vẫn không chịu. Ngươi quả là một tên Lì!
Sau lần thuyết phục vẫn bị thất bại này, quan cho lệnh đưa về nhà giam. Nhà giam tại huyện rất đồi tệ, hôi hám, bẩn thỉu, bị giam chung với những tên trộm cướp, ăn nói tục tằn. Thầy Cần vừa khổ vì đau đớn thể xác, vừa phải chịu những lời phỉ báng, riếc mắng. Có mấy người lương ở làng Sơn Miêng có mặt cũng lên mặt dạy đời:
- Nếu vua có bắt chùng tôi đap trên đầu các tượng Phật, các su sãi, chúng tôi sẽ làm ngay. Còn anh này chẳng có lý do gì mà phải sợ hãi không bước lên tượng ảnh bằng gỗ. Này anh Cần, anh cứ bước qua rồi về, nếu có tội thì đi xưng tội.
Mấy người Công giáo kém đức tin cũng khuyên thầy bước qua Thánh Giá. Có người lại nói dối thầy là cố Liêu nhắn tin nói là thầy cứ bước lên Thánh Giá, về ngài sẽ tha cho.
Thầy Cần sáng suốt trả lời:
- Tôi không tin là cố Liêu nòi như thế. Mà giả như cố Liêu có nói thậ tnhư vậy thì tôi cũng không nghe. Thiên Thần có hiện đến nói với tôi như vậy thì tôi cũng không nghe Thiên Thần. Tôi sẽ không bước lenêThánh Giá Chúa tôi.Có lần thầy viết thư cho cha cố Liêu như sau:
- “Con xin báo để cha an tâm. Ở đâu con cũng được mọi người thương mến, dù quan hay dân và các bạn tù đều kính trọng gọi con là Thầy, có người còn tặng con danh hiệu khác nữa. Hầu hềt họ cảm thương con bị đau khổ, hoặc khen con vững chí.
Con hay bàn luận với họ và biết nhiều mê tín của họ, nhưng chưa biết phải khuyên bảo họ như thế nào bây giờ. Có một ông chánh tổng cũng bị giam ở đây, hứa với con là khi ra khỏi nhà tù sẽ theo đạo và sống theo những điều con giảng. Thưa cha, con thấy người đời sẵn sàng chịu nhiều khổ sở để được giầu sang hoặc danh vọng chóng qua, lẽ nào con không nhẫn nại, chịu những sự khổ đau mau chóng qua này để được vinh quanh Chúa và cho con hạnh phúc muôn đời. Xin cha cầu nguyện cho con vững chí tới cùng.
Sau 8 tháng giam giữ ở nhà tù huyện Thanh Oai mà thầy Cần vẫn một lòng cương quyết theo Chúa. Tháng 12 quan huyện chuyển thầy lên tỉnh Hà Nội. Vừa tới tỉnh, quan đầu tỉnh đã ép thầy quá khóa. Thầy thẳng thắn trả lời:
- Bẩm quan lớn, nếu muốn được tha, tôi đã không phải chờ đợi cho tới bây giờ. Bởi vậy người ta mới giải tôi về nộp cho quan lớn.. Xin quan lớn cứ xét xử theo lệnh đức vua.
Biết thầy là người cương nghị nên quan cho lệnh tống giam trong ngục Thầy ở trong ngục, ban ngày thì mang xiềng xích, ban đêm thì bị cùm trong xà lim. Thầy luôn vui vẻ, đọc kinh cầu nugyện hằng ngày. Các bạn tù thường nói vớI nhau, anh này còn trẻ quá mà sao anh không sợ chết, dần dần ai nấy đều mến phục và nghe thầy giảng đạo, nói về Chúa và sự sống đờ sau. TớI tháng 3 quan lạI gọI thầy tớI công đường, ép thầy bước lên Thánh Giá. Thầy nhất định không chịu. Quan cho lính cầm hai đầu gông khiêng bổng thầy lên đưa qua Thánh Giá. Thầy la lớn tiếng:
- Lính của quan mạnh khoẻ khiêng voi cũng được, huống chi là tôi. Nhưng tôi không chối đạo Tôi không bao giờ bước lên ảnh tượng Chúa của tôi.
Quan lại cho lệnh đánh thêm 50 roi thật đau đớn rồi cho trở về nhà tù. Viên cai tù thấy tác phong của thầy Phanxicô Nguyễn Cần thì nói với bọn lính:
- Anh nay gầy yếu chỉ bằng nắm tay mà nghị lực phi thường. Anh ta mà chết chắc sẽ trở nên Thành Hoàng của làng chứ chẳng chơi.
Mấy người lính gác cũng bàn tán thêm:
- Thật chưa từng thấy một thanh niên nào như anh này. Bị đánh hằng trăm roi đòn, nát hết da hết thịt như vậy mà anh ta vẫn vui vẻ, lịch thiệp, nói chuyện dễ thương, anh ta còn giúp đỡ bao nhiêu bạn tù khác nữa đấy.Các quan thấy giam giữ thầy đã lâu mà thuyết phục vẫn không được nên quyết định làm án xử giảo rồi gửi về triều đình. Ngày 20 tháng 11 năm 1837, bản án được vua Minh Mạng phê chuẩn gửi ra tới Hà Nội. Quan tổng trấn gọi thầy tới khuyên thầy nhắm mắt lại bước lên Thánh Giá để được tha Thầy đáp lại:
- Bẩm quan lớn, mắt thì nhắm được nhưng lòng và trí khôn thì không thể nhắm được, nên tôi không làm.
Quan tổng trấn lại cho lấy hai khúc gỗ xếp chéo lại rồi nói:
- Đây không phải là ảnh Chúa, hai khúc gỗ mà! Anh cứ bước qua đi dể thoát chết.
- Bẩm quan lớn, tôi không thể bước qua vì đây là dấu chỉ bỏ đạo.
Thế là thầy Phanxicô Xavier Nguyễn Cần bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy Hà Nội để thi hành bản án. Đi đầu là năm viên quan cỡi voi oai phong đi trước, 10 cai đội cỡi ngựa theo sau, rồi đến 300 lính mặc binh phục đỏ, tay cầm kiếm. Một tên lính đi giữa cầm tấm thẻ án giơ cao với những hàng chữ: “Can phạm theo đạo Gia Tô, không chịu bước qua Thập Giá, bị án xử giảo”. Sau cùng là đoàn lũ người gồm lương giáo đi rất đông.
Tới pháp trường, đội lý hình tháo gông và xiềng xích rồi trói thầy và thòng giây vào cổ thầy. Thầy quay lại cám ơn, giơ tay vẫy chào vĩnh biệt mọi người. Sau đó quan tổng trấn ra hiệu lệnh, tức khắc đội lý hình kéo thật mạnh hai đầu giây. Đầu thầy rũ xuống và tắt thở. Người chiến sĩ can trường của Chúa Kitô giã biệt cuộc đời ngày 20 tháng 11 năm 1837 khi mới 34 tuổi thanh xuân.
Giáo dân xin thi hài người môn đệ Chúa để an táng tại Chân Sơn. Sau cải táng rước về đặt tai nhà thờ xứ Sơn Miêng.Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Thầy lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Thầy lên hàng hiển thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Cung hiến Ðền thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô
- Lễ ngày 18 tháng 11
Vua Constantin Cả (270-337) đã chiến thắng quân Maxence dưới tường thành Rôma năm 312, nhờ sự xuất hiện lạ lùng của cây Thánh Giá lơ lửng giữa không trung với hàng chữ: “In hoc signo vinces” (Tin vào dấu này, ông sẽ thắng).
Năm 313, ngài đã ban hành chiếu chỉ (Edit de Milan) chấm dứt cuộc bách hại người Công Giáo và cho tự do tôn giáo. Sau đó, năm 323, nhà vua mới thật sự trở lại Công giáo.
Ðể tỏ lòng biết ơn về chiến thắng Maxence, ngài đã xây cất nhiều đại thánh đường nguy nga, trong số đó phải kể Vương cung thánh đường thánh Phêrô và thánh Phaolô.
Ðền thờ thánh Phêrô được xây cất năm 326 và được nới rộng ra năm 1506 với sự cộng tác đắc lực của nhiều kỹ sư và nghệ sĩ có tiếng: Rosellinô. Bramante, Raphael, Michel Ange, Carlô Modernô và Silvestrê.
Riêng cái tháp cao 138m, rộng 42m. Thánh Silvestrê và Ðức Giáo Hoàng Urbanô VIII đã thánh hiến ngày 18-11-1626.
Ðền thờ thánh Phaolô được xây cất trên đường Ostie, bên “ngoài thành” Vatican, và được thánh hiến cũng cùng một ngày với đền thánh Phêrô. Năm 1823, một cuộc hỏa tai đã thiêu hủy gần hết và Ðức Grêgoriô XVI và Ðức Piô IX đã chọn ngày định tín “Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” để thánh hiến lại, với sự chứng kiến đông đảo của các giám mục.
Thánh ELISABETH Nước Hungaria
Nữ Tu (1207 - -1231)
Em bé 4 tuổi mặc ái nhung đeo vàng, người ta dẫn tới Thuringia, là con vua Hungaria. Tên Ngài là Elisabeth và vừa được đính hôn với hoàng tử Luy (Louis) mười một tuổi con của Landgrave miền Thuringia, và theo thói thường Ngài lớn lên tại cung điện Thuringia.
Elisabeth xem ra đã được tiền định với niềm vui, được cầu nguyện hãm mình và mỗi ngày hy sinh một điều thích thú. Nếu trong cuộc chơi mà thành công rực rỡ, Ngài không quá vui và ngừng lại. Một phần những cái người ta cho Ngài thường là tới tay người nghèo. Nhưng Ngài sớm thấy một đau khổ khác, không phải mọi người đều vui lòng khi thấy Ngài lớn lên trong đạo đức, tốt lành và quảng đại như vậy. Công chúa Sophia, mẹ của Luy tức giận vì sự hoàn thiện này.
Khi bà dẫn Elisabeth với cô con gái mình tới nhà thờ, cả hai trang điểm như công chúa thì Elisabeth lại cởi vương miện bằng đá ra mà nói không muốn mang nó đến trước Thiên Chúa phải đội mão gai. Thế là công chúa và con mình khinh bỉ và tuyên bố rằng: Ngài bất xứng để làm vợ của bá tước. Nhưng khi Luy đã trở lại triều đình chàng ngây ngất vì vị hôn thê trẻ của mình. Chàng chọn làm châm ngôn những đức tính: đạo đức, trong sạch và công bình. Chàng đã cử hành hôn phối sớm hết sức có thể, lúc chàng 20 và nàng 14.
Năm sau họ có con đầu lòng và 2 năm sau nữa sinh con thứ. Các đày tớ của thánh nữ nói về Ngài: "Bà kêu đến Chúa trong mọi hành vi, bà sống khiêm tốn, rất bác ái và say mê cầu nguyện". Ngày sống của nữ bá tước được phân phối cho công việc cầu nguyện, làm việc bác ái, cùng với các phụ nữ dệt len cho người nghèo. Rảo quanh các làng quê phân phát các đồ cứu trợ. Luy, một hiệp sĩ hào hùng, rất lịch thiệp, là bạn trung thành nâng đỡ Elisabeth trong đường thánh thiện Ngài đeo đuổi. Ông yêu vợ có khuôn mặt và tâm hồn dịu hiền của mình. Người ta thích kể lại một huyền thoại làm đẹp cuộc đời thánh nữ như sau:
Vào một ngày mùa đông. Luy đi săn về gặp vợ cong mình xuống dưới sức nặng các đồ ăn giấu trong vạt áo. Ông hỏi: - Em mang gì đó ?
Vạch áo ra ông chỉ thấy những bó hoa hồng trắng rất đẹp không mùa xuân nào có được. Vị bá tước xúc động vì phép lạ, Ngài ưu ái người vợ lý tưởng của mình hơn nữa.
Còn chính thánh nữ thì tăng gấp việc bác ái. Ngài săn sóc các bệnh nhân nghèo, cấp đồ ăn cho họ, băng bó các vết thương. Vào một ngày thứ năm tuần thánh, Ngài đã hôn chân các người cùi Ngài tập hợp lại. Dưới những chiếc áo sang trọng, Ngài dấu một chiếc áo nhặm. Không ai nghi ngờ sự khắc khổ của Ngài. Isentrude, người đày tớ theo Ngài và có nhiệm vụ đánh thức Ngài ban đêm để cầu nguyện làm chứng: "Ngài hoàn thành những công trình bác ái trong tâm hồn vui tươi và không đổi nét mặt".
Chính Elisabeth đã nói về những người nhân đức mà mặt mày ủ dột: "Họ có vẻ muốn làm khiếp đảm Thiên Chúa nhân lành. Trong khi Ngài yêu thích những kẻ cho một cách vui tươi".
Luy phải ra trận. Đây là lúc nữ bá tước đau đớn nhất và tăng gấp lời cầu nguyện và đánh tội. Thánh nữ vẫn thường bối rối lo sợ có những bất công mà lãnh Chúa thường gặp phải. Gặp buổi đói ăn, thánh nữ nhiệt thành nâng dỡ người nghèo. Phân phát hết lúa gạo dự trữ, Ngài hy sinh cả nữ trang và đá quí, Ngài thiết lập những nhà thương. Dân chúng gọi Ngài là "mẹ". Khi chồng trở về, thánh nữ thường cười nói: - Em đã dâng cho Thiên Chúa cái thuộc về Ngài bảo vệ của cải của chúng ta,
Nhưng đã đến lúc những thử thách lớn lao đưa Elisabeth tới đỉnh cao thánh thiện. Luy tham gia đoàn quân thánh giá và vong mạng năm 1227. Vài ngày sau thánh nữ sinh hạ người con thứ ba. Ngài như điên lên vì đau đớn, nhưng đã chứng tỏ lòng đai độ từ bỏ thánh nữ đã có từ buổi thiếu thời. Hình ảnh cổ truyền còn diễn tả thánh nữ, bị người em bất xứng của Luy xua đuổi và cấm dân chúng không được cho trú ngụ, khóc lóc ôm con nhỏ đi vào đường mòn sỏi đá giữa mùa đông lạnh lẽo với hai người con níu bên tay...
Thực tế là người em rể đã một thời không cho Ngài được thừa hưởng của cải của chồng Ngài. Elisabeth từ chối mọi thỏa hiệp với ông ta và không muốn nhận được cấp dưỡng bằng cái Ngài coi là của cắp của dân nghèo. Ngài thích được rẫy bỏ hơn và tự kiếm kế sinh nhai. Như thế với lương tâm Kitô giáo Ngài đã chọn được nên nghèo khó. Thực vậy, Ngài đã phải trú ngụ trong một chuồng heo cũ và đã biết khốn cực là gì. Người đày tớ theo Ngài kể rằng: - "Bị bắt bớ bởi những chư hầu của chồng, thiếu mọi thứ của cải và vì thiếu thốn, Ngài đã phải gửi con đến những miền xa để chúng được nuôi dưỡng ở đó.
Dầu vậy, Ngài vẫn cảm tạ Chúa và đã bóc lột Ngài như thế, và trong một nguyện đường các anh em hèn mọn Ngài đã đặt tay lên bàn thờ thề hứa từ bỏ tất cả.
Cậu của Ngài là giám mục miền Bamberg rất muốn Ngài tái giá và còn gọi Ngài tới lâu đài Haute Francoine nơi đặt các xương cốt của chồng Ngài. Nhận xương cốt, Ngài nguyện vâng phục và tạ ơn Thiên Chúa.
"Lạy Chúa, con yêu biết bao. Nhưng Chúa biết con không hối tiếc việc hy sinh người yêu của con cho Chúa. Anh đã tự hiến mình cho Chúa, con cũng hiến dâng anh con cho Chúa để yểm trợ thánh địa. Nếu được con cho cả thế giới để đổi lấy anh, rồi chúng con cùng đi ăn xin với nhau. Nhưng con xin chứng tỏ rằng: nếu trái với ý Chúa, con sẽ không muốn chuộc lại sự sống của anh, cả đến sợi tóc đi nữa... Nguyện ý Chúa thành sự trong chúng con".
Người góa phụ trẻ không muốn có phần gì đối với vinh hoa trần thế nữa, đã mặc áo dòng ba Phanxicô và dùng tiền của chồng để lại để điều hành một nhà thương là nơi bà ngồi ăn chung với các bệnh nhân nghèo khó. Sau cùng Ngài ở trong một ngôi nhà bằng cây vách đất. Ngài dệt vải để nuôi thân và chịu những hy sinh cực khổ hơn nữa.
Cha giải tội của Ngài là Conrad thấy sự diụ hiền của Ngài có vẻ tạo nên cảm tình của hai người bạn từ hồi trẻ và nay theo Ngài, nên không cho Ngài giữ họ gần mình nữa. Thay vào đó là một đứa trẻ vô giáo dục và một bà điếc lác khó chịu. Elisabeth đối xử với họ cách âu yếm như với bạn bè và dành lấy những công việc gớm ghiếc nhất. Một đứa trẻ bất toại Ngài săn sóc bắt Ngài thức dậy mỗi đêm sáu lần và chính Ngài giặt giũ áo quần hôi hám của nó. Khi đứa trẻ chết, Ngài thayvào đó một dứa trẻ phong cùi và nói: - Tôi không đang cởi giây giầy cho em. Đối với tôi Chúa Giêsu đang ở vào đại vị của em.
Đứa trẻ chết, lại một người bị bịnh trứng tóc sống bên Ngài. Vị hướng dẫn còn dùng đến những cư xử nghiệt ngã lạ lùng. Nhà chép sử nói rằng: "ông ta có thể đánh vào mặt Ngài, nhưng thánh nữ đủ mạnh để chịu dựng như một người đang chiêm niệm. Ngài qua những giờ ngây ngất và nét mặt trở bên rực sáng.
Nhưng Elisabeth yếu dần và qua đời lúc mới 24 tuổi, vào ngày 19 tháng 10 năm 1231. Từng đoàn người lũ lượt hành hương kính viếng mộ Ngài và đã có rất nhiều phép lạ xảy ra tại đó. Bốn năm sau Đức giáo hoàng Gregoriô IX đã tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh.
Thánh Gertruđê, đồng trinh (St. Gertrud)
- Lễ ngày 16 tháng 11.
- Sinh ngày 06.01.1256 tại Lutherstadt Eisleben Ðức
Thánh Gertruđê sinh ra vào ngày lễ Hiển Linh năm 1256.
Người ta không biết gì về cha mẹ ngài, nhưng chắc hắn cha ngài đã có lòng đạo đức sâu xa và đã dâng con gái 5 tuổi của mình làm tu sĩ tu viện Helfia theo luật dòng Thánh Biển Đức.
Chẳng may ngài lại trùng tên với vị tu viện trưởng. Ngài lớn lên xa mọi thú vui thế gian và sớm chứng kiến hoạt động trí thức lớn mạnh.
Trong bầu khí chiến tranh, nhà dòng trốn về Rossdorf, rồi vì thiếu nước lại trở về Helfta. Thánh Mechtilde chị của tu viện trưởng Gertrudê đứng trường. Người nữ tu trẻ Gertruđê say mê quên bỏ đời sống cầu nguyện.
Việc trau dồi văn chương nghệ thuật thu hút ngài đến nỗi ngài nói rằng vào thời đó “ngài lo lắng cho tâm hồn chỉ bằng lo lắng cho đôi chân của mình thôi”.
Vào lúc 25 tuổi, trong một thị kiến, Chúa Kitô đã trách móc ngài là đã bỏ Chúa mà lo học hành. Thế là đảo lộn tất cả: “Mọi bồng bột tuổi trẻ đối với con bắt đầu xem ra lạt lẽo vô vị.
Lạy Chúa, Chúa là chân lý trong suốt hơn mọi ánh sáng, nhưng sâu thẳm hơn mọi bí mật. Chúa đã quyết phá tan những bóng đêm đậm đặc của con”. Và thị kiến kết thúc bằng một cuộc trở lại. Ngài đã kể lại và nói: “Trong một niềm vui của tinh thần mới, tôi bắt đầu tiến tới”.
Gertrudê chỉ còn muốn học và suy gẫm Thánh Kinh, các giáo phụ và các nhà thần học. Ngài kiềm chế tính hiếu động bằng việc hãm mình dữ dằn và sống trong sự kết hiệp liên lỉ với Chúa.
Đáp lại việc hiến thân hoàn toàn ấy, ngài được nhiều ơn thần bí phi thường. Ngài được mạc khải nhiều lần trong khi hát kinh nhật tụng viết lại những mạc khải này trong cuộc khảo luận.
Cùng với thánh nữ Mechtilde, ngài là người đầu tiên tỏ bày lòng tôn sùng Trái Tim Chúa. Lúc đó Gertrudê 35 tuổi. Sức khoẻ ngài không cho phép ngài giữ những nhiệm vụ quan trọng nữa, ngài chỉ còn là phó ca trưởng. Nghi ngờ nhiều, ngài chỉ thấy sự thấp kém và hư không của mình mà chạy đến với ý kiến của Thánh Mechtilde là ca trưởng.
Chúa đã tỏ cho Thánh Mechtilde: “Cuộc đời của Gertrude là một thánh ca liên tục ca ngợi vinh quang Cha. Trên trần gian này, sau Bí tích Thánh Thể, Cha chỉ cư ngụ cách đặc biệt trong lòng Gertrudê”.
Thánh nhân được ơn những dấu đinh vô hình và một vết thương trong lòng. Các sách của ngài chỉ được phổ biến 200 năm sau, cho thấy đời sống nội tâm nồng nhiệt của ngài, ngài liên kết say mê với phụng vụ cố gắng đồng nhất đời mình với những mầu nhiệm mà chu kỳ phụng vụ nhắc lại. Ngài muốn chịu khổ vì phần rỗi anh em và tìm những lời nồng cháy để cải hoá các tội nhân và đổ ra nhiều nước mắt vì những đau khổ gây nên cho Chúa.
Năm tháng cuối đời, thánh nữ nằm bệnh bất động với những đau đớn dữ dằn. Ngài không còn nói được nữa, nhưng vẫn giữ được sự bình thản. Ngài biết giờ vinh quang sắp tới. Ngày 17-10-1031 hay là 1032 thánh nữ từ trần. Tương truyền rằng: lúc chết ngài thấy Chúa Giêsu và đức trinh nữ với đoàn người trên trời đến dẫn ngài vào thiên đàng trong khi quỷ dữ khóc ròng.
Để kết thúc, nhà chép sử ghi lại mạc khải của một nữ tu thấy linh hồn thánh Gertrudê bay thẳng như một cánh chim vào lòng Chúa Giêsu đang mở rộng đón tiếp ngài vào tình yêu vô cùng của ngài.
Thánh đường St. Gertrud mới tại Lutherstadt Eisleben

Thánh Stêphanô Thêôdôrê Cuénot Thể, Giám mục (1802-1861)
- Lễ ngày 14 tháng 11
Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot), Sinh năm 1802 tại Belieu, Besancon, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Ðông Ðàng Trong, chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 14/11.
Cuộc đời thánh Giám mục Cuénot Thể với 32 năm phục vụ Giáo Hội Việt Nam, 26 năm trong chức vụ Giám mục, gắn liền với những trang sử đẹp nhất, giữa một giai đoạn khó khăn nhất thời bách hại. Nhiệt tâm truyền giáo của ngài như ngọn thủy triều dâng tràn đến mọi nơi. Với tài đức khéo léo, ngài đã đào tạo một đội ngũ linh mục xuất sắc và hàng ngàn thày giảng, nữ tu hăng say. Với châm ngôn "Để tín hữu vững tin, phải đào tạo những tông đồ truyền giáo", nên dù cho bao linh mục, tu sĩ, giáo dân của ngài bị tàn sát, giáo phận Đàng Trong của ngài vẫn phát triển mạnh mẽ, đủ sức tách làm bốn giáo phận. Số linh mục, tu sĩ, tân tòng gia tăng nhanh mỗi năm, sẽ mãi mãi là bằng chứng của nhiệt tâm và tài tổ chức của ngài.
Stêphanô Théodore Cuénot sinh ngày 08.02.1802 tại Sous Réamont thuộc Bélieu nước Pháp. Lớn lên cậu vào chủng viện Besancon, trung tâm huấn luyện của cha Réceveur, và thụ phong linh mục ngày 24.09.1825. Tuy thế, hoài bão chính của tân linh mục là đi truyền giáo. Năm 1828, cha Cuénot xin gia nhập hội Thừa Sai Paris, và năm sau được cử đến Việt Nam. Ngày 31.5.1829, cha đến Kẻ Vĩnh, giáo phận Đàng Ngoài. Ngày 24.7, cha vào Miền Nam.
Mới đầu cha được gửi đến Lái Thiêu để học thêm tiếng Việt, đồng thời dạy các chủng sinh ở đó. Bốn năm dạy ở chủng viện, tuy là thời gian ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để cha hiểu nhiều về phong hóa địa phương, gắn bó với các cộng tác viên trong tương lai. Năm 1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc, triệt hạ các nhà thờ, tập trung các thừa sai và bắt các tín hữu phải bỏ đạo. Vì mới lần đầu va chạm với bách hại, các tín hữu khi đó chưa giám chứa chấp các vị thừa sai. Đức cha Tabert Từ liền quyết định đưa các vị di tản qua Thái Lan. Cha Thể phụ trách việc di tản 15 chủng sinh. Sau hơn một tháng rưỡi hành trình vất vả, đoàn người đã đến Thái Lan và được vua Thái tiếp đón lồng nhiệt.
Thời gian đó, Thái Lan và Việt Nam đang có chiến tranh, nên vua Thái Lan muốn nhờ các vị thừa sai kêu gọi dân Công Giáo chống lại vua Minh Mạng. Dĩ nhiên là Đức cha Tabert Từ không thể nào chấp nhận, nhài cương quyết từ chối. Điều đó làm Thái Hoàng nổi giận và thay đổi cách cư xử. Nhà vua ra lệnh bắt giam ba linh mục và các chủng sinh Việt Nam. May là nhờ tài ăn nói thuyết phục của cha Thể, vua mới nương tay và cho họ đến ẩn náu tại chủng viện Pénang (Mã Lai) năm 1834. Cha nói:"Bằng mọi giá phải lo cho họ. Như tôi (một thừa sai) chết, người ta có thể gửi người khác thay thế chậm lắm là một năm. Một linh mục, chủng sinh Việt Nam nằm xuống, phải mất hai ba chục năm mới có người thay thế được".
Cũng năm đó, vì không ủng hộ Thái Lan đánh Việt Nam, Đức cha Tabert Từ lại phải chạy đến Singapour.
Tuy sống cách xa nghìn dặm, Đức cha, cha Thể và các vị thừa sai vẫn hướng tâm hồn về Giáo Hội Việt Nam đang lâm cảnh máu chảy đầu rơi, vừa thương xót vừa thán phục, các ngài tìm cách trở lại miền đất truyền giáo này. Năm 1835, Đức cha Tabert có quyết định mới. Khi thấy trên mảnh đất Lạc Hồng chỉ còn hai thừa sai và 10 linh mục Việt Nam, Đức cha liền đáp tàu sang Pénang, truyền chức Giám mục cho cha Thể, chọn làm phụ tá mình, và cử vị tân Giám mục cấp tốc trở về giáo phận.
Trở lại Việt Nam trong những ngày bách hại khốc liệt, sự hiện diện của Đức cha Thể quả là niềm an ủi lớn lao cho các tín hữu. Đặt trụ sở tại Gò Thị, tỉnh Bình Định, Đức cha thấy mình không thể đi thăm hết các họ đạo được, ngài liền việt thư luân lưu gửi đến khắp nơi để cổ võ tinh thần đạo đức của giáo hữu. Từ nay tất cả các biến cố trong giáo phận: Những cuộc càn quét của quân lính, những chứng nhân bị bắt giam, những cuộc tử đạo, cho đến những thành quả tông đồ, đều được người cha chung giáo phận cảm thông, viết thư khen ngợi, ủy lao hay khích lệ. Nhờ đó, các linh mục và giáo hữu đều thấy thêm can đảm.
Việc Đức cha bận tâm nhất là số các linh mục phục vụ. Ngoài hai linh mục đã theo ngài về từ Thái Lan, năm 1835, Đức cha truyền chức cho 10 thày giảng. Năm sau, ngài xin Hội Thừa Sai thêm sáu linh mục. Là người sáng suốt nhìn xa trông rộng, Đức cha cho tái lập hai chủng viện, một hở Huế trao cho cha Candalh Kim và một ở miền Nam trao cho cha Lefèbvre Nghĩa. Đồng thời Đức cha cũng gọi các nữ tu Mến Thánh Giá trước đây đã phải phân tán về gia đình (250 dì) trở lại sống chung và hoạt động trong 18 nhà phước.
Ngày 31.7.1840, Đức cha Tabert Từ qua đời tại Calcutta (Ấn Độ), Đức cha Thể chính thức làm đại diện Tông tòa. Năm sau ngài tổ chức lễ tấn phong cho tân Giám mục Lefèbvre Nghĩa làm phụ tá. Lợi dụng tình hình lắng dịu hơn, ngài tổ chức Công Đồng Gò Thị (1841) gồm ba thừa sai và 13 linh mục Việt trong giáo phận (1). Công Đồng dưới sự điều khiển của Đức cha Thể, đã đưa ra những nguyên tắc sáng suốt để đào tạo một lớp linh mục bản xứ đông đảo và nhiệt thành. Nếu việc mở chủng viện khó khăn, mỗi thừa sai có trách nhiệm dạy sáu bảy em, rồi gửi qua Pénang học bảy năm. Họ sẽ về Việt Nam thụ phong linh mục và làm việc. Cách tổ chức ấy trong thực tế đã cung cấp cho giáo phận Đàng Trong một số khá đông linh mục thông thái và đạo đức.
Dù hoàn cảnh khó khăn, Đức cha vẫn quan tâm đến việc nâng cao kiến thức và nhân đức cho hàng giáo sĩ, mỗi năm ngài gởi cho các linh mục những bài học hỏi về tín lý, luân lý. Các cha sẽ việt bài nộp trong kỳ tĩnh tâm hàng năm. Sau đó, chính Đức cha đọc, sửa bài và gửi thư nhắn nhủ cho từng linh mục. Đối với giáo hữu, Đức cha chủ trương rằng "Phương pháp tốt nhất để đức tin của các giáo hữu vững vàng là đào tạo họ thành những tông đồ truyền giáo". Thực vậy, nhờ giải thích cho các khác về giáo lý, các giáo hữu ngày càng xác tín hơn về niềm tin của mình. Hơn nữa, họ tự thấy nghĩa vụ làm gương cho anh em tân tòng về đời sống đạo và tinh thần can đảm giữ vững đức tin.
Đối với những giáo hữu vì sợ hãi đã xuất giáo, đạp lên Thánh Giá, Đức cha sẵn lòng thay mặt Chúa tha thứ. nhưng ngài xin họ nhận một điều kiện là hứa giúp cho một lương dân theo đạo Công Giáo. Bên cạnh đó, hàng năm Đức cha làm thống kê báo tin xứ đạo nào có nhiều tân tòng hơn, khiến các xứ thi đua làm việc tông đồ. Đặc biệt phải nói đến lòng can đảm của các nữ tu Mến Thánh Giá. Các chị chia nhau, cứ hai người một, đi hết các làng mạc, phát thuốc men cho bệnh nhân, và khi có thể, rửa tội cho trẻ em sắp chết. Năm 1835, khi Đức cha mới về Việt Nam, số trẻ em ngoại giáo được rửa tội là 133 em, thì năm 1841 là 1800 em và năm 1843 là 8273 em. Năm 1844, số trẻ em gia đình Công Giáo được rửa tội là 5056 thì số người lớn trở lại và rửa tội là 1007, nghĩa là 20 phần trăm.
Nhiều giáo hữu sẵn sàng bỏ tiền bạc, cong sức nuôi dùm trẻ em những người quá nghèo, chỉ với điều kiện là cho em gia nhập đạo. Lòng bác ái sâu xa ấy quả là bài giảng hùng hồn về sức sống của Giáo Hội. Nhiều người thiện chí, và đôi khi cha mẹ các em cũng xin trở lại vì những bài giảng sống này.
Một công trình lớn lao khác của Đức cha Thể là công cuộc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số miền Thượng du, đặc biệt là dân tộc Bahnar. Chính Đức cha cử nhiều đợt người theo dõi, khích lệ và đưa ra những chỉ đạo thích hợp để anh em Thượng nhận Anh Sáng Tin Mừng.
Những thành công lớn lao của Đức cha đã được Tòa Thánh công nhận năm 1844 khi phân chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông (Quy Nhơn) và Tây (Sài Gòn). Tiếp theo đến năm 1850, lại chia làm bốn là Nam Vang, Sài Gòn, Bắc (Huế) và Quy Nhơn. Từ đây Đức cha Thể chỉ coi sóc giáo phận Đông Đàng Trong, nhưng lại ở trong tình hình bách hại mới gay gắt hơn nhiều.
Trong 10 năm liền, nhờ sự che chở của các tín hữu và các nữ tu Mến Thánh Giá, Đức cha và các linh mục thoát khỏi cuộc truy lùng. Thế nhưng các ngài phải thay đổi chỗ ở liên tục, nhiều đêm ngủ ngoài trời "đêm sao", có lúc phải vào rừng sâu hay đầm lầy, chịu đói chịu khát, chịu khí hậu thất thường và nhiều lần suýt chết trong khi thăm viếng bệnh nhân hay giải tội cho người hấp hối. Thế mà trong thời gian này, Đức cha duy trì thường xuyên mối liên lạc với tòa Thánh. Đặc biệt khi được hỏi về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngài đã trao đổi với các linh mục trong giáo phận, rồi gửi thư bày tỏ lòng kính mến Đức Maria của dân Việt cho Tòa Thánh. Cuối thư Đức cha viết:
"Xin Đức Thánh Cha cho được hiệp thông trong lời cầu nguyện cùng với tất cả các Giám mục khác trong ngày Đức Thánh Cha long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội".
Năm 1861, chiếu chỉ "phân sáp" của vua Tự Đức làm Giáo Hội Việt Nam một phen điêu đứng. Đức cha Thể đã khuyên các thừa sai trong giáo phận đi tản vào Sài Gòn, nhưng chính ngài tình nguyện ở lại, ngài đưa ra một phương châm bất hủ: "Dù chỉ còn một thừa sai chẳng làm được gì ngoài việc đọc kinh thần vụ, thì nguyên việc hiện diện của vị đó đủ để nâng đỡ niềm tin và sinh hoạt của tín hữu rồi".
Từ tháng 10, Đức cha phải bỏ Gò Thị trốn từ nhà này sang nhà khác. Ngày 24.10.1861, ngài đang ẩn ở nhà bà Madalena Huỳnh Thị Lựu thì quân lính bao vây nhà bà…
Đức cha và hai chú giúp lễ kịp trốn xuống hầm, nhưng vì vừa dâng lễ xong chưa kịp cất giấu đồ lễ. Vì chứng cớ ấy mà quân lính thề phá nhà, nếu không tìm thấy đạo trưởng Tây Dương. Mọi người trong nhà đều bị tra tấn, bà Lựu bị đánh đòn 17 roi. Sau hai ngày và một đêm ở dưới hầm, Đức cha và hai chú giúp lễ khát khô cả cổ. Vả lại vì quân lính chẳng bỏ đi, nếu chưa bắt được Đức cha, nên ngài tự ra nộp mình. Vừa thấy ngài, quân lính chồm tới trói tay chân ngài lại như một con thú. Nhưng viên chỉ huy nhân đạo hơn, cho cởi trói và mời ngài ngồi chiếu nói truyện với ông ta.
Hôm sau, Đức cha bị nhốt trong cũi đưa về tỉnh. Hai chú giúp lễ, bà Lựu và hai người lân cận cũng bị mang gông giải đi (sau này tất cả cùng bị xử tử tháng 12). Bà Lựu vừa cho con bú vừa ra pháp trường, rồi hôn con lần cuối trao lại cho bà ngoại. Tháng 10 năm đó, miền Trung bị lụt, nước dâng lên đến lưng, nên ngồi trong cũi chật chội, Đức cha cũng bị ngập nước. Do đó, khi đến nhà giam thì Đức cha lâm trọng bệnh. Chứng kiết lị làm sức khỏe ngài càng đuối dần, vì thế ngài chỉ phải ra tòa một lần. Quan hỏi:
- Tại sao ông sang nước tôi?
- Thưa, để giảng đạo Thiên Chúa.
- Ông ở đây bao lâu rồi?
- Ba mươi bốn năm.
- Ông đã ở những đâu?
- Thưa, trước hết là Bình Định rồi Phú Yên, Bình Thuận và lại trở về Bình Định.
- Ông biết gì về chiến tranh không?
- Thưa, không biết gì cả. Tôi đến đây chỉ để giảng đạo, khi nơi này khi nơi khác thế thôi. Quan hành hạ thế nào tôi cũng đành chịu, chứ tin tức chiến tranh tôi hoàn toàn không biết gì cả.
Trở về với chiếc cũi của mình, cơn bệnh khắc nghiệt chỉ trong vòng ba tuần lễ đã làm Đức cha kiệt sức và thở hơi cuối cùng ngày 14.11.1861, kết thúc 32 năm truyền giáo không một ngày bình an.
Hôm sau, ngày Đức cha qua đời, bản án trảm quyết từ Huế mới đến Bình Định. Thấy ngài đã từ trần, quan Trấn thủ Bình Định không cho chém nữa, truyền đem đi chôn, những tín hữu đang bị tù xin phép mua cho Đức cha một áo quan xứng đáng, nhưng Trấn thủ không chấp thuận. Nhưng sau đó, triều đình lại gửi ra một bản án mới ghi thế này: "Tây dương đạo trưởng Thể đã lấn lút trong nước ta 40 năm nay. Y đã giảng đạo và lừa dối dân chúng. Bị bắt và tra hỏi, y đã thú nhận mọi tội lỗi. Lẽ ra phải đem chém đầu y bêu lên giữa chợ, nhưng vì y đã chết trong tù, ta truyền phải quăng xác y xuống sông".
Chiếu theo bản án ấy, quan Trấn thủ cho đào mồ Đức cha lên để liệng thi hài Đức cha xuống sông. Mặc dù Đức cha Cuénot Thể không đổ máu vì đức tin, nhưng căn cứ vào bản án và muôn ngàn nỗi truân chuyên ngài đã chịu vì đạo, Giáo Hội tôn kính Đức cha với tước hiệu tử đạo.
Ngày 02.05.1909, Đức Piô X nêu danh Đức cha Stêphanô Théodore Cuénot Thể đứng đầu danh sách 20 vị tử đạo tại Việt Nam được suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19.06.1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
Thánh Alberto cả, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (St. Albert the Great)
- Lễ ngày 15 tháng 11.
- Sinh năm 1206 (Lauingen an der Donau - Đức)
- Qua đời ngày 15.11.1280 tại Köln (Cologne)
- Phong Chân Phước 1622 (Đức Giáo Hoàng Gregory XV)
- Phong Thánh năm 1931 (Đức Giáo Hoàng Pius XI)
Thánh Albertô là một người thuộc thế hệ đầu của dòng Đaminh, Dòng được thành lập năm 1216. Ngài góp phần lớn trong những tiến triển quan trọng về trí thức trong thế kỷ XIII và Đức Giáo hoàng Piô XII năm 1941 đã đặt ngài làm thánh bảo trợ cho những ai say mê nghiên cứu các khoa học tự nhiên.
Ngài sinh ra tại Swabia, có lẽ vào năm 1206, là con trưởng thuộc một gia đình quý phái trong binh nghiệp. Điều người ta biết rõ về người thiếu niên người Đức này là lòng yêu thích nghiên cứu học hành và thiên nhiên.
Khi thì ngài học với các thầy dòng Beneđictô, khi thì ngài lạc lõng trong miền quê, say mê quan sát cây cỏ khám phá các loại cây và để cho năng khiếu chín mùi trước cảnh sắc của tạo hoá.
Cuối cùng, Albertô đã bỏ rơi truyền thống hiệp sĩ của gia đình. Một người cậu đã dẫn Albertô tới Bologne để hoàn tất việc học hành. Ngài nghe một bài giảng của chân phước Giocdano (Jordain) miền Saxe thuộc dòng Đaminh và cảm thấy được Chúa gọi, nhưng lại ngập ngừng vì mới 16 tuổi.
Ông cậu muốn Albertô quên đi ý tưởng này. Nhưng ở Padua, Albertô gặp lại chân phước Giocđanô và sau một cuộc đàm thoại đã nói với ngài: Thưa thầy, ai đã tỏ lộ lòng con cho thầy?
Từ đây không ai ngăn cản nổi ơn kêu gọi của Albertô nữa. Ngài vào nhà tập dòng anh em giảng thuyết. Lời cầu nguyện của ngài diễn tả một ước muốn sống tự thoát: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, con kêu lên Chúa, xin Chúa đừng để con bị quyến rũ bởi những lời hão huyền về danh giá gia đình, về uy thế của dòng tu, về sự lôi cuốn của khoa học”.
Dưới ánh sáng chân lý, ngài đã tuân theo, Albertô nhiệt thành nghiên cứu khoa học và trở thành tu sĩ thánh thiện, nhà tư tưởng lớn, giáo sư siêu việt, nhà sưu tầm bách khoa tài ba. Ngài có sự hiểu biết uyên bác đặc biệt như một số những nhà trí thức lớn thời Trung Cổ.
Luôn luôn tìm gia tăng những hiểu biết, Albertô rảo qua khắp nước Đức, thu thập những ý niệm về các loại súc vật cây cỏ, trước tác những tác phẩm về khoa học tự nhiên. Ngài quan tâm tới các thuyết của Aristote và tìm cách Kitô hoá các lý thuyết đó.
Ngài lần lượt dạy học tại Cvologne, Pribourg, Ratisbonne, Strasbourg, ngài sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới người học trò thiên phú này là “bò câm”, ngài tiên báo rằng: tiếng rống của con bò này sẽ vang dội khắp nơi.
Khoảng năm 1240, ngài tới Paris giữ ghế giáo sư tại đây. Các lớp học quá nhỏ không đủ để dung nạp hết các thính giả của ngài, ngài phải dạy họ tại công trường nay vẫn còn giữ tên ngài: Công trường Maubert hay Albertô cả. Lời ngài có uy tín đến nỗi để chấm dứt cuộc tranh luận chỉ cần nói: “Thầy Albertô đã nói vậy”.
Tài năng ngài lan rộng tại Đại học Paris, một trong những đại học danh tiếng nhất thế giới. Ngài trú ngụ tại nhà dòng thánh Giacobê, viết nhiều tác phẩm về nhiều đề tài khác nhau: thần học, toán học, luân lý, chính trị, triết học, hình học, địa chất học.
Người ta kể rằng: ngày kia một thầy dòng Đaminh vô danh đến trước mặt Thánh Albertô, tội nghiệp cho sự lao lực của ngài và khuyên ngài nghỉ ngơi lo lắng tới sức khoẻ. Đây lại chẳng phải là một thần dữ mặc lốt thầy dòng sao? Để trả lời, ngài làm dấu Thánh Giá. Thế là hết các cám dỗ, satan trốn mất.
Vua thánh Luy (Louis) tỏ tình nghĩa với thầy dòng thời danh này và trao cho ngài nhiều kỷ vật quý báu trước khi nghe về Đức, bởi vì Thánh Albertô được đặt làm giám tỉnh. Vâng lệnh Đức Giáo hoàng, ngài giã từ căn phòng sách vở và học trò, suốt 3 năm ngài đi bộ, không tiền của, ăn xin để thăm các nhà dòng và lập nhiều nhà mới.
Roma kêu mời ngài để làm sáng tỏ cuộc tranh cãi giữa các giáo sĩ. Albertô được một thời an bình trong dòng để dạy học và viết lại những quan sát và suy tư của mình. Nhưng Đức Giáo hoàng buộc ngài nhậm chức Giám mục Ratisbonne, một trách vụ năng nề.
Trong trung tâm giàu có phồn thịnh này, người ta kể lại rằng: Đức Giám mục không có lấy “một đồng tiền trong két, một giọt rượu trong hầm, một nhúm bột trong vựa”.
Dầy vậy, Thánh ALBERTO vẫn trả hết nợ và xây dựng một nhà thương. Khi đã hoàn thành công cuộc hết sưc có thể, ngài xin từ chức để trở lại đời sống một tu sĩ đơn giản. Năm 1623, theo lệnh Đức Giáo hoàng, ngài đi kêu gọi nghĩa binh trong các làng quê nước Đức.
Một năm sau, Đức Giáo hoàng qua đời và ngài ngừng công việc lại. Thánh Albertô thấy cần được hồi tâm. Ngài lui về tu viện Surtzbourg và đắm mình vào cuộc nghiên cứu và chỉ đi sửa lại những cuộc tranh luận cãi. Một lần nữa lại được rảo gọi qua các đô thị lớn nước Đức, ngài thánh hiến các thánh đường, truyền chứa cho các giáo sĩ.
Năm 1270, ngài đến dạy tại Cologne. Ở Công đồng Lyon, ngài bênh vực Rodolphe I miền Habbsourg. Bảy năm sau, tức năm 1277, dầu đã già, ngài buộc phải đi Paris để bênh vực cho giáo thuyết học trò mình là Tôma Aqunô.
Albertô hoàn toàn già nua, ngài chọn cho mình một phần mộ trong dòng và mỗi ngày đến đọc kinh nhật tụng cầu cho kẻ chết, để cầu cho chính mình. Dần dần ngài đâm ra lú lẫn. Một lần có du khách hỏi thăm ngài, ngài trả lời chắc nịch: “Albertô không còn ở đây nữa, ông ta...”.
Ngài qua đời êm ái tại phòng riêng giữa các anh em đầy chung quanh, ngài được phong làm Tiến sĩ Hội Thánh năm 1931.
Thánh Frances Xavier Cabrini (1850-1917)
- Lễ ngày 13 tháng 11.
- Gốc Ý, nhập quốc tịch Mỹ tại Seattle vào năm 1909
- Phong Chân Phước 1938
- Phong thánh ngày 7 tháng 6 năm 1964
Phục vụ tha nhân qua việc từ thiện bác ái:
Mặc dù lúc mở mắt chào đời, Maria Phanxica Cabrini sinh thiếu tháng và mắc phải một chứng bệnh hiểm nghèo, Mẹ Frances Xavier Cabrini sau này đã trở thành một trong những vị truyền giáo hoạt động hăng say vào bậc nhất trong giáo hội.
Mẹ đã thành lập 67 cơ sở từ thiện bác ái và tu viện cho Dòng. Thêm vào sức hoạt động phi thường này, Mẹ sống một cuộc đời thánh thiện đến nổi chỉ 28 năm sau khi qua đời, Mẹ đã trở thành người công dân Mỹ đầu tiên được tôn phong lên bậc hiển thánh.
Bé Phanxica sinh ngày 15 tháng 7 năm 1850 tại San Angelo, Lombardy, nước Ý. Cha mẹ đạo đức của bé, ông Agostino và bà Stella, đã vội vàng xin cho bé được rửa tội, vì sợ bé không sống nổi.
Phanxica là người con út trong số 13 người con. Trong số các anh chị, chị Rosa là người đặc biệt để ý đến bé Phanxica và cũng là người có nhiều ảnh hưởng nhất trên bé.
Khi Phanxica lên 13 tuổi, em được nghe một vị truyền giáo nói về việc truyền giáo tại Trung Hoa. Từ ngày đó, Phanxica bắt đầu nuôi mộng ước một ngày nào đó cũng sẽ trở thành một nhà truyền giáo, bất chấp sự chế nhạo của các chị khi họ biết mộng ước này của em. Cũng từ ngày đó, môn địa lý trở thành môn học Phanxica ưa thích nhất.
Phanxica theo học nội trú tại trường của các sơ Dòng Thánh Tâm tại Arluno. Tại đây, Phanxica theo học ngành sư phạm. Sau khi ra trường, Phanxica dạy vài năm trong trường làng, và dùng những giờ còn lại chăm sóc các bệnh nhân nghèo. Phanxica tiếp tục mong muốn được theo đuổi ơn gọi tu trì, nhưng hai dòng đã chối không nhận vì sức khỏe của chị.
Khi Phanxica được 24 tuổi, Ðức Cha và Cha xứ đã xin Chị đến giúp các trẻ nữ tại Nhà Chúa Quan Phòng ở Codogno. Nhưng tại đây, Phanxica đã bị một số phụ nữ đối xử cách tàn tệ. Dưới hoàn cảnh đau khổ đó, Chị đã cố gắng để luyện tập đức khiêm nhu và cố gắng tiến tới trên đường nhân đức.
Phanxica đã ở lại đây sáu năm, cho đến ngày Ðức Cha giáo phận Lodi đóng cửa cơ sở này. Không lâu sau, trong khi tiếp Phanxica, Ðức Cha đã nói với Chị, “Con vẫn luôn mong muốn làm nhà truyền giáo. Cha không thấy có Dòng nữ nào lo việc đó. Sao con không thành lập một Dòng lo việc truyền giáo?”
Lời đề nghị của Ðức Cha cho một người âm thầm và một phụ nữ trẻ yếu đuối như Phanxica để thành lập một dòng tu, nhất là giữa thời kỳ có nhiều nhóm chống tôn giáo đang nổi lên phá phách các dòng tu, quả là một lời đề nghị điên cuồng. Nhưng sau một giây phút thinh lặng, và không một lời trình bày về sự khó khăn của công việc này, Phanxica đã thưa với Ðức Cha, “Con sẽ tìm nơi ở”.
Dòng Truyền giáo tại nước Ý:
Những ngày đầu của Tu hội và các Nữ Tu Truyền Giáo Thánh Tâm thật là đơn sơ và nghèo nàn. Từ ngày lập Dòng, Mẹ Phanxica đã thêm tên Xaviê vào tên của mình, để tôn kính vị Thánh tông đồ miền Ấn Ðộ
Tu viện đầu tiên của Mẹ Cabrini là một tu viện bỏ trống của dòng Phanxicô. Trong đêm đầu tiên tại căn nhà mới này, Mẹ và bảy nữ tu trẻ đầu tiên đã phải nguyện kinh trong đêm tối, vì chưa có đèn điện. Thay vì giường, họ nằm ngủ trên đống cỏ khô. Thánh lễ đầu tiên đã được cử hành vào ngày 14 tháng 11 năm 1880 trong một căn phòng tạm sửa làm nhà nguyện.
Không lâu sau, nhiều thiếu nữ từ các vùng lân cận đã đến gia nhập dòng mới. Những lời chỉ bảo khôn ngoan hiền từ, thêm vào tình thương yêu của Mẹ dành cho các chị em, và lòng nhiệt thành của Mẹ đối với việc truyền giáo, đó là những yếu tố lôi kéo nhiều ơn gọi mới.
Trong thời gian đầu, dù tài chính còn eo hẹp, nhưng nhờ Mẹ tin tưởng vào Chúa Quan Phòng, các sơ vẫn luôn có được lòng tin tưởng vô biên nơi Thiên Chúa. Vì quá nhiều ơn gọi, Mẹ đã phải mở thêm ba tu viện mới. Tại Milanô, các sơ đã mở một nhà để giúp đỡ các thiếu nữ theo học tại đại học.
Sau Milanô, Mẹ Cabrini muốn mở tu viện tại Rôma. Khi được biết ý định của Mẹ, một người bạn và cũng là cố vấn của Mẹ đã xin Mẹ hãy cân nhắc cho chín chắn, kẻo nên trò cười cho thiên hạ. “Mẹ có điên không? Xin Mẹ hãy để việc này cho các thánh làm!” Nhưng dù gặp nhiều chống đối và dù dòng mới không có tài chính để mở trụ sở tại Rôma, Mẹ Cabrini và một chị dòng đã đến Rôma xin được yết kiến Ðức Thánh Cha.
Tại Rôma, Mẹ không được gặp Ðức Thánh Cha, nhưng được nói chuyện với vị đại diện của ngài, Ðức Hồng Y Parocchi. Sau khi được biết Mẹ Cabrini muốn mở một tu viện tại Rôma, Ðức Hồng Y muốn biết dòng của Mẹ có đủ điều kiện để mở nhà ở Rôma hay không.
Khi ngài hỏi Mẹ có đủ tài chính, hoặc có người nào đứng ra bảo trợ cho Dòng hay không, Mẹ đã từ tốn thưa lại là không có. Ðức Hồng Y cảm thấy hơi khó xử, dù ngài nhìn thầy con mắt của Mẹ bày tỏ đầy lòng tin tưởng. Ngài đã đề nghị với Mẹ hãy trở về và vài năm sau hãy trở lại.
Mẹ liền đến một nhà thờ gần đó và trong nguyện cầu bày tỏ tất cả tấm lòng của mình lên Chúa Giêsu. Mấy ngày sau, Mẹ được tiếp kiến Ðức Hồng Y một lần nữa. Ngài hỏi Mẹ có sẵn sàng vâng lời không. Mẹ mau mắn đáp lại, “Con luôn sẵn sàng”. Ngài liền cười và nói, “Vậy thì không phải Mẹ sẽ mở một nhà, nhưng là hai nhà ở Rôma.
Dòng Truyền giáo tại nước Mỹ:
Ðến đầu năm 1889, Ðức Thánh Cha Lêô XIII gọi Mẹ đến. Ước mơ làm nhà truyền giáo đã đến lúc được thành tựu, nhưng không phải là sang miền viễn Ðông. Ðức Thánh Cha Lêô sai Mẹ sang Mỹ Châu để phục vụ những người dân Ý nghèo khổ tại Hoa Kỳ. Không một chút chần chờ, Mẹ Cabrini và sáu nữ tu khác liền lên đường và đến Nữu Ước vào tháng ba năm 1889.
Mẹ và các sơ được hứa là sẽ có sẵn nhà ở. Trong đêm đầu tiên tại Mỹ, Mẹ và các sơ ở trong một căn nhà tạm trú tại phố Tàu. Dù rất mệt và vẫn còn bị ảnh hưởng của say sóng, các sơ phải ngồi dựa vào thành ghế để nghỉ, vì giường quá bẩn thỉu và đầy côn trùng.
Sau thánh lễ sáng hôm sau, các sơ đã vào chào Ðức Tổng Giám Mục. Ðức Cha đã xin lỗi Mẹ và các sơ vì chương trình mở một cô nhi viện cho các trẻ Ý đã thất bại, và Ngài đã viết thư báo cho các sơ hãy ở lại Ý, nhưng thư đó đến quá trễ. Ngài liền khuyên Mẹ và các sơ hãy trở về Ý. Nhưng Mẹ thưa với Ðức Cha, “Thưa Ðức Cha, con không thể làm như vậy. Chúng con được lệnh Tòa Thánh để đến đây, và vì thế, con phải ở lại.”
Ba tháng sau, khi Mẹ trở lại Ý, Mẹ Cabrini đã mở được một cô nhi viện và một trường học. Cho đến lúc chết, Mẹ đã vượt trùng dương 25 lần, lập cơ sở trên tám thành phố tại Hoa Kỳ và cả ở Trung và Nam Mỹ. Trong mọi nơi Mẹ đến, nhiều trường học, cô nhi viện, nhà thương và các cơ sở từ thiện bác ái từ từ mọc lên. Nơi những người bệnh và người nghèo, Mẹ Cabrini nhìn thấy Chúa Kitô. Mẹ đã cố gắng hết sức để giúp đỡ họ trong tinh thần cũng như vật chất qua những công việc tình thương này.
Mẹ đã nhập quốc tịch Mỹ tại Seattle vào năm 1909.
Qua bao nhiêu công việc cũng như mọi thành quả trong việc truyền giáo, Mẹ Cabrini luôn giữ được một sự bình an tâm hồn.
Mẹ không bao giờ quên rằng Mẹ đã được tạo dựng để phụng sự một mình Thiên Chúa và để làm theo Thánh Ý Người.
Khẩu hiệu của Mẹ là “Trong NGƯỜI, tôi có thể làm được mọi sự”.
Trong một lần tĩnh tâm Mẹ đã viết những lờ sau đây bày tỏ tấm lòng hoàn toàn lệ thuộc vào Thánh Ý Chúa: “ Lạy Chúa Giêsu, con thiết tha yêu mến Chúa...
Xin ban cho con một trái tim to bằng cả vũ trụ... Xin dạy bảo con những gì Chúa muốn con làm, và xin thực hiện nơi con những gì Chúa muốn.”
Do lời cầu nguyện của Mẹ, Chúa cũng ban thưởng nhiều ơn đặc biệt cho Mẹ. Truyện kể rằng có một sơ bị bệnh giãn tĩnh mạch. Bác sĩ khuyên sơ nên luôn đeo đôi bít tất dài.
Một ngày nọ, sơ đã lấy được đôi bít tất của Mẹ Cabrini, sơ đeo vào và liền được lành bệnh. Ngày hôm sau, Mẹ Cabrini thật thắc mắc khi thấy sơ nọ bước đi một cách bình thường.
Khi được hỏi, sơ đã thú thật là đã đeo đôi bít tất của Mẹ. Mẹ Cabrini liền nói với sơ, “Chắc chị không đơn sơ đến nỗi nghĩ rằng đôi bít tất của tôi đã chữa bệnh cho chị. Tôi vẫn thường đeo nó mà có được gì đâu. Ðức tin của chị đã chữa chị đấy. Ðừng nói cho ai biết nhé.” Mẹ Cabrini đã qua đời trong bình an tại phòng riêng của Mẹ trong Nhà Thương Columbus, thành phố Chicago vào năm 1917.
Lúc còn sống, Mẹ đã chối không nhận làm được một phép lạ nào; nhưng sau khi qua đời, Chúa đã ban nhiều ơn cho những người đang nhờ lời cầu bầu của vị tông đồ truyền giáo nhiệt thành này.
Trên 150,000 đơn thỉnh nguyện và chứng tích ơn lạ nhận được từ mọi lớp người trên khắp thế giới đã được đệ lên Ðức Thánh Cha.
Mười một năm sau khi Mẹ qua đời, Ðức Thánh Cha Piô XI đã chỉ định một vị cáo thỉnh viên, và đã xin Ðức Hồng Y Mundelein, Tổng Giám Mục Chicago, mở cuộc điều tra phong thánh.
Ðến năm 1938, Mẹ đã được phong chân phước, chỉ 21 năm sau khi Mẹ qua đời, đây là một kỷ lục trong thời đại mới. Giáo hội đã tôn phong Mẹ lên bậc hiển thánh vào ngày 7 tháng 6 năm 1964.
Thánh Giosaphát, Giám mục tử đạo (St. Josaphat of Ruthenia)
- Lễ ngày 12 tháng 11.
- Phong chân phước năm 1643
- Phong thánh năm 1867
- Xác vẫn còn nguyên vẹn
Thánh Giosaphat sinh năm 1580 (vài tác giả nói là 1584) ở Vladimir, thủ đô của Volynia miền Ukraine, sau là một tỉnh của Ba Lan.
Dù cha mẹ ngài thuộc dòng quý phái, nhưng họ đã nhập thương trường với vài thành công và cha ngài đã trở thành nghị viên thành phố. Giosaphat (tên rửa tội là Gioan) trước hết đã học nghề với
Các Kitô hữu Ruthenia và Ukraina phần lớn theo nghi thức Byzantine bị phân rẽ sâu xa kể từ khi một số đông các giám mục của họ năm 1596 tuyên bố ở Brest-Litovsk hợp nhất với Giáo hội Roma.
Thượng phụ Giáo chủ ở Constantinople đã cố gắng ngăn cản sự chia cắt này khỏi Giáo hội Chính thống và đã đặt một vị nhiếp chính cho Ruthenia vì mục đích này.
Điều này chẳng quen thuộc với các bậc vị vọng địa phương vì họ coi đó như một đe doạ cho sự tự chủ của họ, nhưng lại được vương quốc Ba Lan và chính quyền trung ương ủng hộ hoàn toàn.
Dầu vậy suốt cuộc đời, Thánh Giosaphat luôn trung thành với chính mình, viễn quan thiêng liêng và phụng vụ của ngài theo nghi thức Byzantine. Ngài đã học thuộc lòng toàn sách các phép bằng tiếng Slave như một đứa trẻ, nắm giữ nghiêm nhặt việc ăn chay theo lịch Byzantine, còn nhặt nhiệm hơn lịch chay tịnh của Roma nhiều, và kinh nguyện ngài cũng dùng nhiều nhất là “Kinh nguyện Chúa Giêsu”, lòng sùng kính được nhiều nhà khổ hạnh và thần trí Kitô giáo Đông phương ưa thích.
Nhưng lý lẽ của nhưng người theo Chính thống hay Giáo hoàng, và những thúc đẩy đưa tới đối nghịch chính trị đều vô nghĩa đối với Thánh Giosaphat.
Ngài không thể tin được rằng những việc sùng mộ và phong tục của dân tộc ngài và dĩ nhiên của toàn thế giới lại không hoà được với sự trung thành đối với Giáo Hội hiệp nhất dưới thánh nhan.
Ngài sớm nổi tiếng với những khắc khổ nhiệm nhặt và với kiến thức của ngài. Ngài được tấn phong linh mục năm 1609 và sớm nổi tiếng như là vị hướng dẫn thiêng liêng. Ngài cũng viết nhiều sách tranh luận về thời này (về phép tửa của Thánh Vladimir, về sự giả mạo của các sách tiếng Slave).
Năm 1617, ngài được thánh hiến làm Giám mục Vitebsk với quyền kế vị Đức Tổng Giám mục Pskov. Ngài đã làm Tổng Giám mục Pskov năm 1618. Được dân chúng kính trọng, ngài lại cương quyết với những người ly khai, không chấp nhận cả những nhượng bộ chính quyền trung ương Ba Lan định làm.
Năm 1623, khi đang viếng Vitebsk, ngài bị một đám đông theo tinh thần quốc gia quá khích tấn công chặt đầu và bắn chết. Xác ngài được đưa về Pskov và trên đường về này đã được nhiều người tôn kính, bao gồm cả những người thù địch của ngài nữa.
Cuộc tử đạo của ngài đã bảo đảm sự hồi sinh của Giáo hội Công giáo Slave.
Họ khác về phong tục, kỷ luật, phụng vụ và ngôn ngữ với người Ba Lan theo Công giáo Roma, trong khi đó họ vẫn độc lập với Maxcơva và người Nga vì sự liên kết của họ với Roma.
Bởi đó họ trở thành một trung tâm quan trọng của phong trào quốc gia Ruthania.
Đức Giáo hoàng Urbanô VIII năm 1628 đã khởi đầu cuộc án phong thánh cho Giosaphat khi mở mộ ra và thấy xác ngài còn nguyên vẹn. Ngài được phong chân phước năm 1643 và được phong thánh năm 1867.
Thánh Martinô Thọ (Nho), Viên chức Thu Thuế (1787-1840)
- Lễ ngày 08 tháng 11
- Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII Phong Chân Phước ngày 20.05.1909
- Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh ngày 19.06.1988
Thánh Martinô Thọ tên thật là Nho, người ta lấy tên người con trai cả là Huy để gọi ông. Sau cùng thì lấy tên Thọ là tên người con trai thứ 9 của ông để gọi ông. Ông sinh năm 1787 tại làng Kẻ Báng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ngay từ nhỏ, ông đã có tính hiền lành, ngay thẳng lại ngoan đạo. Khi lập gia đình, ông sinh được 9 người con.Tuy đông con nhưng ông đã khôn khéo dạy dỗ, giáo dục con cái rất đàng hoàng bằng chính gương sáng của đời ông. Hằng ngày ông rất sốt sắng đọc kinh chung với vợ con, khuyên bảo vợ con phải năng cầu nguyện với Chúa. Khi bất đắc dĩ vì lý do gì mà không đọc kinh chung với gia đình được thì ông đọc kinh riêng một mình ngoài vườn.
Ông là người ăn nói có mực thước, chững chạc, ngay thẳng và thật thà nên được dân làng tìn nhiệm bầu ông phụ trách việc thu thuế trong làng. Ông sống rất thanh liêm, không bao giờ nhận hối lộ, không hà lạm của ai và lúc nào sổ sách cũng minh bạch. Đối với dân làng, ông luôn đứng ra bảo vệ quyền lợi cho dân làng. Đối với cấp trên ông ngay thẳng, không xu nịnh, tâng bốc để lấy lòng.
Ông cứ theo công tâm mà hành sự cho nên ông được lòng mọi người. Cấp trên không trách ông được điều gì mà cấp dưới cũng kinh nể ông, vì biết ông luôn đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.
Tuy là một viên chức Thu Thuế có địa vị lớn trong làng nhưng ông rất chăm chỉ thức khuya dậy sớm lo canh tác ruộng vườn như bao người khác. Ông thường khuyên các con: “sống công bằng mà thôi chưa đủ, là người Công giáo phải có đức bác ái nữa, mà muốn thực thi đức bác ái thì phải có điều kiện của cải một chút.
Do vậy mà ta phải chịu khó làm lụng để có tiền bạc”. Miệng nói với con cái như thế nhưng ông còn làm gương cho các con. Ông thường bố thí cho những người nghèo khó hoặc công đức vào những công việc chung của nhà thờ nhà xứ và trợ giúp các vị Thừa Sai và các linh mục nữa. Ông không sợ chết vì đạo.
Có lần ông nói “Được chết vì đạo Chúa là một ơn trọng đại Chúa ban”. Ông và ông Gioan Baotixita Cỏn là hai anh em họ hàng. Ông lý Cỏn bị bắt vì đã chứa chấp cha Martinô Tạ Đức Thịnh, ông Martinô Thọ bị bắt vì đã chứa chấp cha Phaolô Nguyễn Ngân. Cả hai ông đều là những chiến sĩ nhiệt thành đã từng cộng tác rất đắc lực với các linh mục trong việc rao giảng Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội.
Khi nghe tin ông Lý Mỹ, ông trùm Đích, các ông binh Đạt và binh Huy được tử vì đạo, ông đến Kẻ Vĩnh viếng xác ông Lý Mỹ và ông trùm Đích, Về nhà ông nói với vợ con:
- Nếu Chúa có định cho tôi bị bắt và chịu khó vì đạo như các ông ấy thì mọi người hãy vui lòng, dù có mất của thì cũng đừng phàn nàn. Và nếu chúng con có bị bắt thì cũng phải mạnh mẽ xưng đạo ra trước mặt các quan. Đừng sợ, có Chúa giúp đỡ.
Theo lời tường thuật của người con gái ông Thọ thì làng Kẻ Báng bị bao vây đến ba bốn lần trong tháng 6 và tháng 10. Ngày 29 tháng 4 âm lịch, Trịnh Qauang Khanh đem 1 ngàn quân và hai thớt voi tới bao vậy làng lúc 3 giờ sáng, có tới 3 quan lớn tham dự cuộc bao vây này. Nhưng cả ngày mà không bắt được ai, quan đã định rút lui nhưng người đã bí mật tố cáo với quan thi khẩn khoản xin quan lớn cho lưu lại một vài ngày nữa thế nào cũng bắt được các đạo trưởng, nếu không anh ta sẽ xin nạp đầu.
Nghe nói thế, quan Trinh Quang Khanh lại cho lệnh ở lại canh gác cẩn mật. Sang ngày thứ hai thì một toán lính khám xét bắt được mấy đồ lễ chôn dưới hầm. Quan quân vui mừng, tích cực lục soát. kỹ hơn. Ho lấy cọc sắt thọc vào các tường nhà, dưới sàn nhà, nhờ vậy mà cha Nghi đang ẩn dưới hầm đã tự ý ra nộp mình. Cha Ngân đang ẩn trong nhà ông Tho biết tin cha Nghi đã tự nộp mình thì cha Ngân cũng ra tự nộp. Thế là cha Ngân và ông Martinô Thọ cũng bị bắt.
Bắt được ba cha và 20 giáo dân, trong đó có ông Lý Cỏn và ông viên chức Thu Thuế Thọ, tất cả đều bị trói và giải vế tỉnh Nam Định giam trong Trại Lá. Sau một tháng thì bị gọi ra công đường thẩm vấn và khuyên các Ngài bước lên cây Thập Tự. Các Ngài cương quyết không chịu nên bị đánh mỗi người 50 roi rất đau đớn rồi chuyển các ngài sang trại tù. Ban ngày bị mang xiềng xích, đêm bị cùm trong xà lim. Mấy ngưòi con ông Thọ lén lút tới thăm được một vài lần.
Ông Thọ cho các con xem những vết thương bị đánh lơ loét, da thịt bị nát và giơ cả xương ra trông thật thê thảm. Các con thậy vậy thì thương khóc. Ông Thọ nói ông là người bị đòn nhiều nhất, có lần ông bị 150 roi, 50 roi đầu thì đau đớn ghê sợ lắm, nhưng 100 roi sau thì Chúa ban sức mạnh, ông không sợ hãi và thấy nhẹ nhàng thôi. Ông khuyên các con phải tạ ơn Chúa cho ông, không được khóc, mà phải đọc kinh cầu nguyện cho ông . Lúc các con ra về, ông còn nhắn nhủ:
- Thiên Chúa nhân lành, Chúa định cha không còn về với mẹ con con nữa. Các con còn có mẹ Hãy yêu thương và vâng lời mẹ. Còn các con, các con hãy yêu thương dùm bọc và nâng đỡ nhau. Hãy trung thành đọc kinh cầu nguyện, cho cha, cho me, cho chúng con nữa. Sau này nếu có thể được thì các con đưa xác cha về chôn nơi cha bị bắt, thế là cha vui rồi. Nếu chúng con có bị bắt vì đạo Chúa thì các con phải can đảm và trung thành với Chúa. Dù có phải chết thì cũng không được chối bỏ Chúa. Cha mong các con nhớ và giữ những lời cha căn dặn chúng con. Chắc khó mà còn được gặp lại cha nữa. Các con về bằng an. Cha luôn cầu nmguyện cho các con.
Có lần quan Trịnh Quang Khanh gọi ông Cỏn và ông Thọ ra công đường khuyên dụ các ông bước lên Thập Tự, các ông không chịu, quan lệnh đánh mỗi ông 50 roi rồi bắt lính khiêng hai đầu gông lên cao, đưa chân rê lên Thập Tự nhưng các ông co chân lên, lính lại lấy roi quất túi bụi vào chân hai ông. Ông Thọ nói một cách mạnh mẽ:
- Đạo tại tâm. Quan làm như thế thì quan mang tội, chứ chúng tôi không đồng ý thì chúng tôi không có tội.
Nói rồi, ông kính cẩn quì xuống hôn cây Thập Tự. Quan tổng đốc Trinh Quang Khanh nóng mặt, tàn nhẫn bắt hai ông liếm máu ở những vết thương của ba cha. Hai ông thản nhiên làm theo lệnh mà không hề tỏ ra một thái độ hay cử chỉ sợ hãi. Sau lần tra vấn này, quan lại cho lệnh đem hai ông ra quì trên đống cát nóng bỏng giữa trời nắng gay gắt từ sáng đến tối, lại không được ăn uống gì Hai ông thản nhiên quì đọc kinh cầu nguyện, không hề tỏ một lời nói hay cử chỉ oán trách một ai.
Ngày 9 tháng 8 các quan tỉnh Nam Định làm án tử hình hai ông vì tội chứa chấp và giấu giếm các đạo trưởng rồi gửi về kinh, Ngày 6 tháng 11 vua Minh Mạng phê chuẩn bản án rồi gửi lại cho quan tổng đốc Nam Định là Trịnh Quang Khanh để thi hành.
Sáng ngày 8 tháng 11 sau khi cho các ông ăn sáng, quan tổng đốc lại cho gọi hai tới công đường khuyên bước qua Thánh Giá để khỏi phải chết. Nhưng hai ông cương quyết trả lới dứt khoát rằng:
- Chúng tôi rất vui mừng và sẵn sàng đổ máu ra vì Thiên Chúa của chúng tôi. Các quan có thể chém đầu chúng tôi, nhưng các quan không thể lấy được lòng tin trong lòng chúng tôi. Được chết vì Chúa là một ơn phúc trọng đại. Chúng tôi xin sẵn sàng chắp nhận được chết vì đạo Chúa.
Quan nghe các ông nói xong thì không còn do dự gì nữa, liền ra lệnh binh lính gươm giáo áp giải ba cha và hai ông ra pháp trường Bảy Mẫu. Hai ông cổ đeo gông, chân tay mang xiềng xích đi theo sau ba cha. Ông Martinô Thọ bước đi từng bước trang nghiêm, tay cầm trang hạt, chăm chú đọc kinh cầu nguyện. Ông không lưu ý tới những gì chung quanh, chỉ cầm lòng cầm trí đưa hồn lên với Chúa.
Tới pháp trường, đội lính tháo gông và xiềng xích rồi cột các ông vào cọc sắt. Lý hình sẵn sàng vung gươm lên cao, chiêng trống nổi hồi, đợi tiếng chiêng trống cuối cùng thì chém một nhát thật mạnh, đầu các ngài rơi xuống đất Nhiều người chạy tới thấm máu các Ngài. Các con ông Martinô Thọ vừa khóc thương cha vừa lấy khăn và bông thấm máu của cha rồi xin nhận xác của cha đưa về nhà chôn táng đúng nơi ông đã dặn dò các con cái trước khi ông bị trảm quyết.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong ông lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
- Lễ ngày 11 tháng 11.
- Qua đời ngày 08.11.379
Martinô sinh ra khoảng năm 315 ở Sabaria... miền Pannonia (hay là Hungari) là con của một sĩ quan. Cha mẹ ngài đều là lương dân, nhưng còn trẻ ngài đã ghi tên làm dự tòng.
Lúc 15 tuổi, Martinô nhập ngũ và sớm được phái sang miền Gaule ngoại đạo (nước Pháp ngày nay). Các binh sĩ trong trại sống không gương mẫu gì, nhưng Martinô tin vào Chúa Kitô nên sống như một Kitô hữu. Ngài phân phát một phần tiền lương cho người nghèo và có những hành vi bác ái ít gặp thấy, chẳng hạn đảo ngược vai trò để đánh giày cho người hầu.
Ở cửa thành Amiens, vào một ngày mùa đông, chàng hiệp sĩ sẽ trẻ gặp người ăn xin dường như trần truồng. Martinô nói: Tôi chỉ có áo quần và khí giới.
Rồi rút kiếm ra, ngài xẻ đi chiếc áo cho người ăn xin.
Câu chuyện kết thúc với giấc mơ trong đó Martinô thấy Chúa Kitô hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần: Chính Martinô đã mặc cho Ta đây.
Sau đó ít lâu, vào khoảng 20 tuổi, Martinô lãnh nhận phép rửa tội, nhưng vẫn phải miễn cưỡng ở lại trong quân đội 2 năm sau khi quân rợ xâm lăng Gaule, Martinô xin cấp chỉ huy, có lẽ là Constantinô để được từ nhiệm: Tôi là binh sĩ Chúa Kitô, thật trái phép nếu tôi phải phục vụ trong quân ngũ.
Bị coi là hèn nhát, ngài bị giải giáp trong hành tiền quân tại chiến địa. Tuy nhiên, quân rợ đã bao vậy nhưng không động binh. Martinô được giải ngũ, có lẽ năm 339.
Danh tiếng của Thánh Hilariô Giám mục Poitier đã thu hút Martinô trở thành môn đệ của ngài. Nhưng ao ước cho cha mẹ trở lại đạo, Martinô đã trở về sinh quán ở Pannonia. Khi qua núi Alple, ngài bị bọn cướp vây bắt. Martinô đã nói với người sắp dùng búa giết ngài:
- Một người Kiô hữu không sợ gì, nhưng chính anh lại phải sợ tất cả. Anh sẽ trả lời thế nào với Chúa khi anh phải trả lẽ cho đời sống đầy tội ác của anh?
Ngài đã được tên cướp giải phóng và đưa hắn trở về với Chúa.
Tương truyền rằng: bên ngoài Milan, Thánh Martinô gặp quỷ và satan tuyên cáo rằng: Đi đâu mày cũng sẽ phải gặp tao. Đáp lại, Thánh Martinô hứa hẹn với quỷ một cuộc chiến cam go: Cả hai bên đều phải giữ lời nhé.
Thánh Martinô được hạnh phúc thấy mẹ trở lại nhưng người cha không muốn nghe gì hết. Bị bắt bớ và bị người đồng hương đánh đòn, Thánh Martinô đi Gaule. Nhưng ngài biết rằng: Thánh Hilariô đã bị những người theo Kitô bắt đi đày. Ngài rút vào một tu viện gần Milan, nhưng bị những người theo lạc giáo săn đuổi và chạy ẩn vào một hoang đảo gần Ghênes, sống nhờ cây cỏ.
Ngày kia, ngài bị trúng độc và như sắp chết. Theo thói quen, ngài chống lại bệnh tật bằng lời cầu nguyện và cơn bệnh biến mất, ngài gặp lại Thánh Hilariô trên đường lưu đày trở về và xây dựng ở Lihugné. Gần Poitiers một nơi ẩn tu mà chẳng bao lâu đã trở thành cộng đoàn của các nhà ẩn tu.
Ngài được chọn làm giám mục thành Tour vì danh tiếng và sự thánh thiện của ngài. Nhưng để đưa được ngài ra khỏi tu viện, người ta phải kiếm cớ là có bệnh nhân ở Tours cần được chữa khỏi.
Thầy dòng vội vã ra đi nhưng chỉ gặp và một số giám mục đến tấn phong cho ngài ngày 4-7-371.
Trong khi đó những người quý phái và lãnh Chúa chống lại “một người ăn mặc bẩn thỉu và đầu tóc rối bù”.
Vị tân Giám mục vẫn giữ được chiếc áo len thô, ngai toà ngài là một chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Càng nặng trách nhiệm ngài càng cảm thấy cần hồi tâm. Ngài lập tu viện Marmoutiers với chủng viện và nhà trường. Các linh mục được đào tạo tại đó để nâng hàng giáo sĩ buông thả lên. Marmuotiers sắp sinh ra trường công lập đầu tiên là mẹ Đại học Oparis.
Công cuộc truyền giáo của Thánh Martinô mở rộng khác thường. Đời sống luân lý của dân quê thật khắc khổ. Có những Kitô hữu hợp nhau với lương dân để mừng kính thần Jupiter, tập hợp quanh những dòng nước, nhưng cây cổ thụ. Vị giám mục truyền giáo không dừng lại ở giáo phận ngài, nhưng đi khắp nơi tìm kiếm các linh hồn. Ở mỗi sào huyệt của ngẫu tượng, ngài dừng lại giảng dạy, cải hoá, thay thế đền miếu bằng một thánh đường, và đặt linh mục Marmoutiers dẫn dắt. Thế là một giáo xứ thành hình.
Thiên Chúa luôn giúp đỡ ngài. Ở Ambroisé có một ngôi đền vĩ đại thờ thần Mars. Không ai dám nghĩ đến việc phá đổ. Martinô cầu nguyện suốt đêm. Hôm sau một cơn bão lớn nổi lên phá đổ ngẫu tượng. Một nhà thờ được dựng lên và thế là Giáo xứ Ambroise được thành lập.
Trong một thị trấn nhỏ, vị tông đồ truyền chặt bỏ cây cổ thụ được thần thánh hoá. Những người thờ ngẫu tượng nói: Nếu Thiên Chúa ông thờ quyên phép như ông nói, ông hãy nằm dưới chỗ cây đổ xuống, nếu ông thoát nạn, chúng tôi sẽ tin Thiên Chúa.
Martinô nhận lời, cây bị đốn lung lay ngã xuống... sắp nghiền nát Đức Giám mục... nhưng ngài bình tĩnh làm Dấu Thánh Giá và cây bỗng quay ngược về phía đối diện.
Ở Apris, ngài chữa lành một người cùi, ở Treves ngài làm phép dầu để chữa lành một cô bé bất toại, trên đường về, ngài phục sinh đứa con duy nhất của một phụ nữ và toàn dân hò vang niềm tin vào Thiên Chúa. Tới gần Vandome tái diễn phép lạ: sau bài giảng làm động lương tâm người nghe, một phụ nữ đưa tới cho ngài một em bé đã chết, quỳ xuống cầu nguyện và trả đứa bé sống lại cho mẹ nó.
Đây là một giai thoại đẹp về chiếc áo Thánh Martinô mặc, biến thành áo choàng sáng láng. Các vua chúa nhận lời thề của các chư hầu trên “chiếc áo choàng Thánh Martinô này” và người ta có lẽ đã hay gọi nơi giữ áo choàng này là nguyện đường (tiếng Pháp là Capelle hay Chapelle). Aix, nơi Charlemanghe ở trẻ thành Aix-la-chapelle, và tên chapelle này lan rộng để chỉ mọi nơi người ta đến cầu nguyện.
Tới 80 tuổi, Thánh Martinô vẫn truyền giáo không mệt mỏi. Ngài còn chuộc các tù nhân, tham dự các cộng đồng.
Ngài chỉ nghỉ ngơi đôi chút nơi các tu sĩ của mình, ở Marmoutiers để lại ra đi bằng bất cứ phương tiện nào dùng được cho việc truyền giáo.
Trong một sứ vụ cuối tại địa phận, khi thấy cái chết tới gần, Thánh Martinô báo cho môn đệ biết, nhưng vẫn dâng lao lực của mình cho Chúa.
- “Lạy Chúa, nếu dân Chúa còn cần đến con, con không từ chối đau khổ và công việc nào, nguyện cho ý Chúa được thực hiện”.
Nằm trên tro như ngài muốn. Thân thể lên cơn sốt, Đức Giám mục vẫn đưa tay ngước mắt lên trời. Các tu sĩ xin ngài xuôi tay, ngài nói: “Các anh để tôi nhìn trời hơn là nhìn thế gian để hồn tôi theo đường ngay mà tới Chúa”.
Quỉ dữ tấn công ngài lần chót, người ta nghe tiếng người hấp hối nói: “Đồ súc vật độc ác, mày làm gì đó? Mày không tìm được nơi tao điều gì đâu, đồ bị chúc dữ! Chính lòng Abraham sẽ đón nhận tao”.
Đó là những lời sau cùng trước khi ngài qua đời ngày 8-11-379. Ba ngày sau ngày được mai táng ở Tours. Ngài là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo hay lừng danh vì cuộc tử đạo. Mộ của ngài ở Tours là thành trì vững chắc chống lại dân man di. Toàn dân Pháp và các vị thánh của nước này suốt nhiều thế kỷ vẫn hành hương để khấn cầu vị cải hoá Gaule che chở.