Gương Thánh Nhân
- Viết bởi daminhvn.net
Ngày 01-01: ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA
Mẹ Thiên Chúa, đó là phẩm chức cao cả nhất của Đức Maria, chính phẩm chức cao cả này là nền tảng mỗi đặc ân khác dành cho Mẹ. Công đồng Vaticano II đã trình bày các đặc ân liên kết với phẩm chức Thiên Chúa như sau:
· "Không có gì lạ, nếu các giáo phụ đã thường xưng tụng Mẹ là Đấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc thụ thai, Đức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và đã kính chào là "Đầy ơn phườc" (Lc. 1,28). (GH.59).
· "Được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh Vô nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con Ngài cách trọn vẹn hơn" (GH.59).
· "Đức Maria luôn tiếp tục thiên chức làm Mẹ... Thật vậy, sau khi về trời, vai trò của Ngài trong việc cứu chuộc không chấm dứt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời... Vì thế trong Giáo hội, Đức Trinh Nữ Maria được kêu cầu qua các tước hiệu: trạng sư, vị bảo trợ, Đấng phù hộ và Đấng Trung gian" (GH.62)
Như vậy, long trọng mừng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta hãy tỏ một niềm tin vững chắc vào vai trò của Mẹ trong chương trình cứu rỗi nhân loại. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì Ngài đã sinh ra cho chúng ta Thiên Chúa cứu chuộc. Trong buổi Truyền Tin, chính sứ thần Gabriel đã quả quyết: "Người sẽ thụ thai và sinh con... trẻ sẽ sắp sinh sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa" (Lc 1,31-35). Được Thánh Thần linh hứng, bà Elisabeth cũng đã lên tiếng: "Bởi đâu tôi được thế này, là mẹ Chúa tôi đến với tôi" (Lc1,43). Niềm tin vào chức phẩm cao quí là Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria đã có từ đầu Giáo hội. Chính thánh Phaolô đã viết: "Khi thời viên mãn đến, Thiên Chúa sai con của Người, sinh bởi người Nữ" (Gl 4,4).
Tiếp tục niềm tin đã có từ đầu, các tín hữu còn xác tín hơn nữa do biến cố dẫn tới những xác quyết chắc chắn của Công đồng chung Ephêsô (năm 413). Nestoriô khi ấy bác bỏ tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, ông chỉ chấp thuận Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, vì Ngài chỉ sinh ra xác thể Chúa Kitô thôi, chống lại lời rao giảng của Giám mục Nestoriô, khoảng hai trăm Giám mục đã họp tại Ephêsô ngày 22.6.431, dưới quyền chủ tọa của Thánh Cyrillô thành Alexandrioa. Công đồng này kết án Nestoriô và tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Toàn thể dân thành đã công khai bày tỏ niềm hân hoan trước thành quả này. Họ tổ chức rước đuốc để mừng các nghị phụ công đồng. Cũng từ công đồng này mà có phần sau của kinh Kính mừng: "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử".
Hợp với niềm hân hoan của dân Chúa dịp công đồng Êphêsô bế mạc, niềm tôn kính dâng lên Mẹ Thiên Chúa ngày một thêm sâu đậm. Vua Giuse Emmanuel nước Bồ Đáo Nha đã xin ông được đặc ân mừng lễ Mẹ Thiên Chúa. Thánh bộ nghi lễ đã ban bố sắc lệnh thiết lập ngày 22 tháng giêng năm 1751 và ấn định vào Chúa nhật đầu tháng năm. Từ đó nhiều nước cũng được hưởng đặc ân này.
Năm 1931, dịp kỷ niệm 1500 năm, công đồng Ephêsô, Đ.G.H Piô XI đã lập lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, kính trọng thể trong khắp Giáo hội vào ngày 11 tháng 10. Chính Đức giáo hoàng Piô XI đã viết: - "Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mối nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa (Lux Veritatis 1931).
Năm 1962, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã chọn lễ kính Mẹ Thiên Chúa làm ngày khai mạc công đồng Vaticanô II.
Đức giáo hoàng Phaolô VI dời ngày lễ vào đầu năm dương lịch, việc dời ngày kính này vào ngày thế giới Hòa Bình, nhấn mạnh thêm ý nghĩa lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa hôm nay.
Đức giáo hoàng Phaolô VI viết: - "Khi canh tân mùa Giáng sinh, mọi người phải chú ý đến việc tái lập lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng giêng, đúng phụng vụ Roma từ xưa, nhằm tôn kính việc Đức Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu rỗi và tôn vinh địa vị đặc biệt, khiến cho "Mẹ rất thánh, đáng tiếp nhận Nguồn sống cho chúng tôi". Lễ này cũng là dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ Vua Hòa Bình mới sinh, và nghe lại lời chúc hoà bình của các thiên sứ (Lc 2,14), để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, ban cho ta ơn cao cả nhất là Hòa bình. Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 1 tháng giêng với ngày thứ tám giáp Lễ Giáng sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày thế giới hòa bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều Người" (ĐGH Phaolô VI. Marialis Cultus, số 5b)
(daminhvn.net)
- Viết bởi Chân dung các thánh nhân
Thánh Sylvestrô I, Giáo Hoàng (Sylvester I)
- Lễ ngày 31.12
- Qua đời ngày 31 tháng 12 năm 335
- Giáo hoàng thứ 33 của giáo hội Công giáo
Thánh Silvestrô kế vị Thánh Miltiades làm giáo hoàng năm 314, sau khi Constantinô đã trả lại tự do cho Kitô giáo bằng sắc lệnh Milanô ít lâu.
Có lẽ chính ngài đã rửa tội cho Gustantinô, và đã chữa cho ông khỏi bệnh củi và nhà vua đã dâng cho Đức Silvestrô công trường Latêranô.
Cả một khối truyền thuyết cho ngài là một thầy thuốc, một nhà thần học, một luật gia. Nhưng có lẽ ngài đã không phải như vậy.
Điều chắc chắn là ngài đã cai quản Giáo Hội dưới thời vua Constantino và đã góp phần vào việc xây dựng những đại thánh đường. Cũng vào thời ngài, cuộc ly khai của phái Dônatô và sự sai lầm của phái Atiô đã gây nên nhiều tai hoạ lớn lao cho Giáo Hội.
Cộng đồng Nicêa năm 325 dưới thời ngài đã chặn đứng những tai hoạ ấy. Ngài qua đời năm 335 và được mai táng tại nghĩa trang Priscilla, đường Salaria.
Nguồn: Chân dung các thánh nhân
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Thánh Anysia (c. 304)
Thánh Anysia sống ở Thessalonica vào cuối thế kỷ thứ hai. Thessalonica là một thành phố cổ mà chính Thánh Phaolô là người đầu tiên đem tin mừng Chúa Giêsu đến đây. Anysia là một tín hữu Kitô và sau khi cha mẹ ngài từ trần, ngài đã dùng tài sản để giúp đỡ người nghèo. Vào thời ấy, có sự bách hại người Kitô Giáo ở Thessalonica. Nhà cầm quyền nhất định ngăn chặn mọi tín hữu không cho tụ tập cử hành Thánh Lễ. Một ngày kia Anysia tìm cách đến nơi tụ họp. Khi đi qua cửa thành Cassandra, ngài bị người lính canh để ý. Hắn bước ra chặn đường, hỏi ngài đi đâu. Vì sợ hãi, Anysia bước lùi lại và làm dấu trên trán. Lúc ấy, tên lính túm lấy ngài và lay mạnh. Hắn la lớn, "Mày là ai? Ði đâu vậy?" Anysia hít một hơi dài và trả lời, "Tôi là tôi tớ của Ðức Giêsu Kitô. Tôi đến nơi hội họp của Chúa."
Tên lính mỉa mai: "Vậy hả? Vậy tao sẽ bắt mày để tế thần. Hôm nay chúng tao thờ thần mặt trời." Cùng lúc ấy, hắn xé áo của Anysia. Ngài càng chống cự bao nhiêu, tên lính càng điên cuồng bấy nhiêu. Sau cùng, trong cơn tức giận, hắn rút gươm đâm thâu qua người Anysia. Thánh nữ gục chết trên vũng máu. Khi cuộc bách hại chấm dứt, các tín hữu thành Thessalonica đã xây một nhà thờ ngay trên chỗ ngài tử đạo. Thánh Anysia từ trần khoảng năm 304.
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Thánh Tôma Becket, giám mục, tử đạo (St. Thomas Backet, 1118-1170)
- Lễ ngày 29.12
- Phong Thánh tử đạo năm 1173
Thánh Toma Becket sinh ra tại Luân Đôn năm 1118. Cha ngài, ông Gibert Becket, là một hiệp sĩ người Normandy, đã trở thành thương gia giàu có ở Luân Đôn. Mẹ ngài cũng là người Normandy.
Ngài có ít là hai chị em mà một người sau này làm tu viện trưởng Barking. Ngài thừa hưởng từ người mẹ lòng đạo đức, lòng sùng kính Đức Mẹ và lòng quảng đại đối với người nghèo khó.
Từ người cha, Toma Becket thừa hưởng một tính khí kiêu hùng và cương quyết. Dáng người cao ráo, đẹp trai, hấp dẫn và thông minh. Sau khi theo học tại Oxford, Đức Tổng Giám mục Cantebury là Thaobald đã triệu mời ngài làm quản trị, lo những chuyện liên hệ với Roma.
Toma Becket đã kể ra đáng kể đến nỗi vua Henri II đã đặt ngài làm chưởng ấn của vương quốc. Ngài thường khoe rằng ngựa dòng chim ưng, chó quý là bạn thân của ngài.
Bù lại sự xa hoa này, ngài đã tỏ ra quảng đại nhiều với những hy sinh thầm kín. Ngài cũng rất hiếu chiến và dùng đến các quyền hạn của hoàng tử mình, ngài đã tỏ ra có giá trong một trận chiến gần Toulouse. Ngài còn tự lượng sức trong một trận chiến đấu đơn với một hiệp sĩ danh tiếng người Pháp.
Tổng Giám mục Theobald qua đời, và Toma được chọn làm kế vị bất kể sự chống đối Chúa hàng giáo sĩ khi thấy “một người thế tục và ồn ào như vậy” được đưa lên toà giám mục.
Trong khi đó, Toma Becket đã tiên báo cho nhà vua biết rằng: “Thưa ngài, nếu Chúa cho phép tôi làm Tổng Giám mục Canterbury, tôi sẽ hết được ngài sủng ái. Ngài sẽ đòi tôi nhiều điều, và ngài đã làm nhiầu điều chống lại Giáo hội mà tôi sẽ không thể chịu nổi. Tình cảm của ngài sẽ sớm đổi thành thù hận không chấm dứt nổi.
Nhưng nhà vua vẫn muốn thấy ngài lên ngai giám mục. Ngày 3-6-1162, Toma Becket đã thụ phong linh mục và ngày hôm sau được tấn phong giám mục. Kẻ nô bộc của các hoàng tử đã trở thành nộ bộc của Giáo hội, và chỉ còn muốn giữ vẻ xa hoa bên ngoài, ngài trở nên khiêm tốn hơn, mặc áo nhặm, tha thiết yêu thương kẻ nghèo và xa cách đối với người giàu. Những nhưng điều lo ngại của thánh nhân không tự biện minh mãi được.
Vua Henri II bóp nghẹt sự tự do của các tác viên Giáo hội, muốn bắt chàng giáo sĩ nước Anh phải phục thẩm quyền các toà án hoàng gia, tước đoạt kho tàng của dân nghèo. Trước ý muốn của nhà vua, các vị giám mục ngập ngừng, nhiều vị khứng chịu. Nhưng Tổng Giám mục Canterbury không để mình bị quyến rũ. Tức giận, nhà vua triệu vời các giám mục vương quốc lại.
Trong căn phòng tụ họp, hiện ra những con người mang khí giới như sẵn sàng tiêu diệt các ngài. Các giám mục và các lãnh Chúa kinh hoàng khấn nài xin vị giám chức nhượng bộ.
Để cứu những người chung quanh, Toma Becket như nửa ưng thuận, đã xin hoãn lại để nghiên cứu vấn đề. Ngài viết thư cho Đức Thánh Cha xin phán định. Đức Thánh Cha đã kết án tất cả những ai đã phát thệ. Thế là Toma Becket đã rút lại lời một cách cao thượng. Nhà vua bắt bớ ngài.
Đáp lại các lời tố cáo, ngài tỏ ra cương quyết và luôn giữ được tâm hồn thanh thản. Thất vọng nhà vua hô hoán: “Hoặc là ta mất ngôi, hoặc là con người ấy không còn là tổng giám mục nữa”.
Các hiệp sĩ gọi ngài là kẻ bội phản. Toma Becket đã trả lời cho một người trong bọn họ: “Nếu đôi tay này không phải là đôi tay của một linh mục thì ông phải biết”.
Trong một công đồng ở Nerthampton năm 1164, ngài lại tỏ ra chống đối và bị đe doạ đến mạng sống hoặc tù tội. Một đêm kia, ngài đã tàng hình để thoát thân. Lang thang nhiều ngày, ngài tới bờ biển và được một thuyền đánh cá tiếp nhận ngài đang lúc mệt nhọc đến đứt hơi và đưa qua Pháp.
Vua Luy VII đã hân hạnh tiếp đón vị Tổng Giám mục Caterbury, ông nói: “Nước Pháp có thói quen nuôi dưỡng bảo vệ những người chịu đau khổ, nhất là những người bị lưu đày vì công chính”.
Vị giám chức lưu ngụ tại tu viện Pontiguy và tăng gấp nếp sống khắc khổ, đến nỗi có thể nói được đây là cuộc “hoán cải thứ nhì, từ đạo đức tới thánh thiện”.
Ngài có giờ để cầu nguyện và suy gẫm. Ngài tuân theo luật và nếp sống của tu viện. Dầy vậy cuộc trả thù của nhà vua vẫn tiếp tục. Cha mẹ và bạn hữu ngài bị tước hết tài sản, bị trục xuất tới 400 người. Họ buộc lòng phải đến với ngài, làm thành một đoàn người đáng thương. Toma Becket rất nhiệt thành năng đỡ người nghèo.
Lần này bất lực vì không thể giúp đỡ được những người thân yêu nhất đang bị khổ cực vì mình. Sau cùng, vua Henri loan báo là sẽ tiêu diệt mọi nhà dòng Xitô, nếu một nhà dòng Xitô nào còn tiếp tục dung dưỡng ngài. Toma Becket liền đến một nữ tu viện Bênêđictô ở Sens. Những năm tháng đau khổ và trơ trọi nối tiếp nhau.
Trong khi đó, nhà vua bị Đức Thánh Cha đe doạ, tỏ ra muốn giao hoà với vị tổng giám mục vào những tháng cuối cùng năm 1169. Một thứ hoà hoãn chẳng dễ gì. Nhưng vị giám chức đã nói với những người muốn ngăn cuộc hồi hương của mình rằng: “Dù có biết chắc mình sẽ bị chặt thành trăm mảnh, tôi vẫn trở về. Đã sáu năm rồi, đoàn chiên của tôi vắng bóng chủ chăn”.
Ngài tạo thêm nhiều thù địch khi đưa ra những sắc lệnh huyền chức những vị giám mục muốn chống đối lại ngài. Khi tới Canterbury, dân chúng chen lẫn nhau giữa những khúc thánh ca và những hồi chuông đổ dồn để đến lãnh phép lành của ngài. Những lời đầu tiên ngài nói trên toà giảng là: “Tôi đã tới để chịu chết giữa anh em”.
Nhà vua tức giận với cuộc trở về khải hoàn này của Toma Becket, một con người không thể lay chuyển trong mọi việc bảo vệ những quyền tự do của Giáo hội. Người ta nghe thấy vua Henri kêu lớn: “Không có được lấy một người trong số những kẻ hèn ta nuôi dưỡng đây gỡ cho chúng ta người giáo sĩ ngạo mạn này sao?”
Khi ấy có 4 hiệp sĩ đi Canterbury. Họ gặp vị giám chức trong căn phòng gần nhà thờ chính toà với các linh mục và tu sĩ. Họ nhục mạ ngài, nhưng ngài nói: “Đừng mất thời gian đe doạ tôi. Để sát cánh chiến đấu, các người sẽ thấy tôi luôn luôn ở trong trận chiến của Chúa”.
Các hiệp sĩ hùng hổ đi ra. Các giáo sĩ trách ngài làm cho họ phải chết. Toma Becket không trốn tránh, ngài nói với họ: “Tất cả chúng ta hoặc phải chết. Đừng để sự sợ hãi làm cho chúng ta xa rời sự công chính. Tôi sẵn sàng chết vì tình yêu Chúa mà những người này giết tôi không phải vì tình yêu như vậy”.
Và khi nghe bước chân và tiếng kêu của các hiệp sĩ có vũ trang, ngài leo lên thang nhà thờ chính toà, ngài nói: “Tôi ra tiền tuyến”.
Trả lời cho những lăng nhục, ngài nói: “Tôi không phải là kẻ phản bội, nhưng là một linh mục. Tôi sẵn sàng vì Danh đấng đã lấy máu cứ chuộc tôi... Nhưng vì Danh Thiên Chúa, đừng động tới những người này của tôi”.
Dựa lưng vào cột, Đức Tổng Giám mục chống lại những người muốn đưa ngài đi, đẩy những người tấn công ngã soài xuống đất: “Tôi không đi đâu hết, hãy làm việc đó ở đây đi”.
Những người khác ngập ngừng. Vị tử đạo lớn tiếng phú mình cho Chúa và Giáo hội: “Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Chúa”.
Hai nhát gươm tiếp liền. Toma Becket ngã xuống miệng còn nói: “Vì danh Chúa Giêsu và vì Giáo hội, tôi bằng lòng chịu chết”. Và ngài nằm chết cạnh bàn thờ.
Cái chết của Đức Tổng Giám mục làm chấn động lương tâm toàn thể Chân Âu. Các phép lạ được phổ biến trên mộ ngài. Đức Alexander III năm 1173 đã phong ngài làm thánh tử đạo. Nhà vua đã thống hối công khai bên mộ ngài và những gì khiến thánh nhân chịu khổ đã được sua sai nhờ cái chết của ngài. Canterbury trở thành nơi hành hương thứ nhì sau Rôma.
Hạnh các Thánh- Viết bởi Hạnh các Thánh
Các Thánh Anh Hài, tử đạo
- Lễ ngày 28.12
Hằng năm tại Bêlem, người ta kỷ niệm lễ chu niên các thánh thơ nhi măng sữa đã chịu khó vì Chúa Kitô dưới thời Hêrôdê.
Các thánh Anh hài dù chưa biết tới gian khổ cuộc sống, đã được tế hiến cho Đấng Cứu chuộc thế gian. Các ngài tiến về trời trong ánh quang.
Chúa Giêsu đã đến thế gian tại Belem. Các đạo sĩ những người thông thái và quyền thế, được ánh sao mới bất ngờ xuất hiện báo tin, đã theo ánh sao đi tìm Chúa Giêsu.
Họ muốn thờ lạy Người. Sau một chuyến hành trình dài, họ tới Giêrusalem. Nhờ họ, Hêrôđê là vua Giuda biết rằng: Đấng thiên sai mà các ngôn sứ loan báo đã sinh ra.
Ông sợ rằng: Đấng Thiên sai này một ngày kia những đoạt ngôi của mình. Để biết rõ vua Dothái tương lai ở đâu, ông căn dặn các đạo sĩ trở lại Giêrusalem cho ông biết, vì ông cũng muốn bái thờ Người.
Nhưng ông ta đã không gặp các đạo sĩ nữa. Bởi vì lúc trở về, họ đã được báo qua giấc mộng để đi đường khác. Hêrôđê giận dữ điên người lên với ý tưởng là mai kia đứa trẻ này sẽ làm vua. Ông truyền lệnh tàn sát mọi con trẻ dưới hai tuổi ở Belem và các vùng phụ cận. Như thế là tân vương sẽ bị diệt.
Trong khi Thánh Giuse được thiên thần báo trước đã cùng với Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn qua Aicập thì binh sĩ thi hành của Hêrôđê. Nỗi thất vọng của các bà mẹ không diễn tả nổi. Ngôn sứ Giêrêmia đã nói về họ: “Tại Rama, người ta nghe thấy tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho ai an ủi bà, vì các con bà không còn nữa” (Gr 31,15-20).
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Ngày 27-12: Thánh GIOAN TÔNG ĐỒ
THÁNH SỬ ( ? -100)
Gioan là tông đồ yêu dấu, tông đồ tình yêu mà trong bữa tiệc ly đã dựa đầu vào lòng Chúa Giêsu. Mọi điều Ngài viết là tình yêu. Nhưng Ngài cũng là ngư phủ thô kệch hăng hái và bồng bột khi Chúa gọi làm môn đệ, đến nỗi Chúa Giêsu gọi là "con cái sấm sét" (Mc 3,7).
Gioan là ngư phủ ở Galilê, con của ông Giêbêđê và bà Salomê. Năm 20 tuổi, Ngài là môn đệ của thánh Gioan tẩy giả đang giảng dạy trong sa mạc. Ngài tìm kiếm sự hoàn thiện. Gioan tẩy giả đã thấy Chúa Thánh Thần xuống trên Chúa Kitô và loan báo cho mọi người rằng Người ở giữa họ, nhưng người ta không nhận biết Người. Ngày kia, Chúa Giêsu đi qua, Gioan tẩy giả chỉ cho Gioan và Anrê: "Đây là chiên Thiên Chúa". Lập tức, hai ông đã theo Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã yêu thương Gioan cách đặc biệt vì sự trong trắng, nhiệt tâm và thành tín của Ngài. Ở trường học Thần Linh, Ngài tự biến đổi, thủ đắc tinh thần hiền hậu, học được đức ái chân thật và tiến tới tinh thần hy sinh. Gioan cùng với anh là Giacôbê, cũng như mỗi người đều tin rằng, Chúa Giêsu sắp tái lập vương quyền và họ xin Người cho họ được giữ những chỗ danh dự trong ngày vinh quang của thày. Nhưng Chúa Giêsu đã từng nói vương quốc của Ngài không thuộc thế gian này và đã trả lời bằng việc trao thánh giá cho họ: "Các con có thể uống chén Ta không ?" Đầy nhiệt tâm, họ trả lời: "Dạ được". Như thế là họ biết rằng, việc chia sẻ vinh quang sẽ tiếp sau việc chia sẻ đau khổ.
Suốt ba năm sống công khai của Chúa Giêsu, Gioan không rời thày mình. Ngài có mặt khi thầy làm phép lạ và tâm sự với thày bằng những lời mang lại sự sống. Ngài đã thấy thầy chói sáng trên núi Tabor. Với kỷ niệm này, Gioan viết rằng: "Chúng tôi đã thấy vinh quang Con Một Thiên Chúa Cha: Chúa Giêsu đã chọn Ngài với Phêrô để dọn lễ Vượt qua, và trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói những lời mà Gioan không bao giờ quên được. Ngài sẽ ghi lại diễn từ ấy trong sách Phúc âm của mình.
Chỉ có một mình Gioan trong số 12 tông đồ trung thành theo Chúa Giêsu tới thánh giá. Ngài đứng cạnh Mẹ Maria. Chúa Giêsu đã nói với Mẹ Maria: "Này là con bà", và với Gioan: "này là Mẹ con". Và mọi người đã trở thành con mẹ trong con người của Gioan.
Sau phục sinh. Maria Madalêna không thấy xác thày và hớt hả đi báo tin. Tình yêu như chắp cánh thêm, Gioan đã chạy tới mồ trước, nhưng vì tôn trọng thủ lãnh các tông đồ, nên đã dừng lại trước khi cúi nhìn mộ (Ga 20,1-8)
Vì ngày sau, khi Gioan cùng với các môn đệ khác đi đánh cá, Chúa Giêsu hiện ra. Được tình yêu soi sáng, Gioan đã nhận ra thày và thốt lên: "Chúa đấy" (Ga 21,1-8)
Sau khi nhận lấy Chúa Thánh Thần trong dịp lễ Ngũ Tuần, Gioan ở lại Giêrusalem, người ta nghĩ rằng, Ngài sống với Đức Trinh nữ. Ngày kia, Ngài cùng với thánh Phêrô vào đền thờ cầu nguyện. Một người què xin bố thí, các tông đồ đã chữa lành anh ta (Cv 3,1-8). Các thủ lãnh bắt giam các Ngài, cấm không được rao truyền danh Chúa Giêsu, các tông đồ đã trả lời: "Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là loài người " (Cv 4,1-20). Một lần khác, Gioan bị bắt và bị đánh đòn, Ngài hãnh diện khi thấy mình được chịu đau khổ vì Chúa Kitô.
Gioan sống rất thọ và trải qua nhiều thử thách gian khổ. Những người chung quanh không biết Chúa Kitô bớt lần. Chắc hắn Ngài sống ở Antiokia rồi ở Ephêssô. Hoàng đế Domitianô đã truyền bách hại các Kitô hữu. Từ đây, tường thuật không có mấy giá trị lịch sử. Sử sách kể lại rằng, khi biết còn một môn đệ chót của Chúa Giêsu sống và giảng dạy ở Á Châu, ông truyền đem về Roma để kết án tử. Người ta đánh đòn Ngài rồi dẫn tới cửa La-tinh và dìm vào vạc dầu sôi. Thật lạ lùng, Ngài đi ra không hề hấn gì. Quan án xúc động không dám hành hạ Ngài nữa và truyền đày ải ở đảo Patnmô. Vị tông đồ rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho dân trên đảo. Chính ở đây mà Ngài có được thị kiến và lãnh mệnh lệnh ghi lại trong sách "Khải huyền". Những cao siêu mà vị tông đồ vươn tới, đã làm cho Ngài được ví như cánh chim phượng hoàng bay bổng trên trời cao. Dầu vậy, có thể sách Khải huyền đã cho một môn đệ của Gioan viết.
Khi hoàng đế bằng hà, những người bị lưu đày được gọi trở về, và Gioan trở lại Ephêsô. Một kỷ niệm cảm động liên quan tới những chuyến hành trình của Ngài. Trong một cuộc du hành, Ngài đã rửa tội cho một thiếu niên, rồi trao phó cho vị giám mục sở tại. Nhưng khi trở về, Ngài được vị giám mục buồn sầu cho biết rằng con trẻ này đã thành kẻ cướp. Lập tức, dầu già nua, Gioan đã và cỡi ngựa đi tìm đứa con.
Khi thấy Ngài, người đó chạy trốn. Vị tông đồ đuổi theo và khuyên nhủ: - "Con ơi, tại sao con chạy trốn cha già không có khí giới ? Còn hy vọng được cứu rỗi, cha sẽ vui lòng chết cho con như Chúa Giêsu sai cha đến với con".
Tên cướp xúc động ngừng lại, bởi khí giới: chàng khóc trong tay cha già đang ôm chặt chàng vào lòng và dẫn chàng về với Giáo hội.
Gioan trở thành ánh sáng vùng Tiểu á, đến lúc đó Ngài vẫn lớn tiếng giảng dạy, nhưng những lạc thuyết đang lộ diện giữa Giáo hội sơ khai. Nhưng kiến sĩ giả hiệu làm biến tính Phúc âm của thánh Matthêu, chối Chúa Giêsu vừa là Chúa vừa là người. Để bác bỏ những sai lầm, vừa để bổ túc ba Phúc âm đã xuất hiện, Ngài viết cuốn thứ tư, trong đó, tình yêu Chúa Kitô đốt cháy lòng Ngài. Còn ba bức thư nữa thuộc về Ngài. Bức thư thứ I tóm tắt trọn mạc khải: "Thiên Chúa là tình yêu". "Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa đã có, bây giờ chúng ta biết Ngài là ai. Ngài là cha yêu thương ta hết lòng và đòi ta yêu nhau". Và hướng ta về thực tại không thể kể ra được, Ngài nói: "các con thân yêu, ngay từ giờ này, chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng ngày mai chúng ta như thế nào thì chưa tỏ lộ ra".
Về già, không đi được nữa, Ngài được mang tới nhà thờ. Ngài thường lặp lại: "các con hãy yêu thương nhau". Thấy Ngài nói mãi một điều, người ta kêu ca và Ngài trả lời: "Đó là lệnh truyền của Chúa, và như vậy là đủ".
Thánh Gioan là bổn mạng các văn sĩ và mọi người cầm viết.
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Thánh Stêphanô, vị Tử đạo tiên khởi (St. Stephen)
- Lễ ngày 26.12
Thật đáng tiếc khi chúng ta không biết được nhiều hơn về Thánh Stephanô. Như một người trong số người Do thái lưu lạc nói tiếng Hy Lạp, được giáo dục theo văn minh La-Hy và như vị tiền hô của Thánh Phaolô, ngài là một nhân vật rất quan trọng trong lịch sử Giáo hội thời sơ khai.
Có chút hiển nhiên là ngài đã được giáo dục tại Alexandria. Có lẽ ngài thuộc vào số những người “Hy Lạp” tìm Chúa vào những ngày cuối cùng của Người trên trần gian (x. Ga 12,20).
Nếu đúng như vậy thì quả ngài đã chứng minh nơi con người mình những lời Chúa Giêsu đã nói rằng hạt lúa mì gieo vào lòng đất mà không chết đi thì không sinh nhiều hoa trái (x. Ga 12,24-25).
Ngài xuất hiện lần đầu trong lịch sử như một trong bảy vị Phó tế các tông đồ đã tấn phong (x. Cv 6) để trợ giúp các ngài trong việc quản trị, nhưng ngài dường như đã dấn mình vào việc rao giảng và hộ giáo hướng tới những hội đường nói tiếng Hy Lạp.
Chính ở nơi một những hội đường này mà nhóm người “tự do” đã tố cáo ngài truóc hội đồng công tọa như một người lạc đạo. Họ bắt giam và thử thách Thánh Stephanô.
Diễn từ Stephanô nói để biện minh cho mình được Thánh Luca kể lại khá dài dòng và xem ra có hơi buồn đối với độc giả tân tiến. Đó là gì, nếu không phải là một đoạn lược tóm lịch sử Cựu ước? Tại sao nó lại đưa những người học thức tới cơn giận dữ không kiềm chế nổi?
Bởi vì sự vặn ngược trong đó cũng như sự giải thích minh nhiên hoặc mặc nhiên không đặt vào câu chuyện. Ngài đưa ra hai điểm: trước hết, Thiên Chúa không chỉ tìm được trong đền thờ hay ở Giêrusalem hoặc ở Palestina, nhưng ở bất cứ nơi nào.
Thiên Chúa ở với Abraham tại Chaldes, với Giuse ở Aicập, với Môsê trên núi Sinai, với dân Israel trong sa mạc, với David cả trước khi xây cất đền thờ. Điểm thứ hai là các nhà lãnh đạo chính thức của Dothái thường hay khước từ sứ giả của Chúa.
Các tổ phụ bán Giuse đi làm nô lệ, miêu duệ của họ bắt Môsê phải lưu lạc, trong hoang địa, Aaron dẫn họ xa khỏi lề luật mà thờ ngẫu tượng. Liên tiếp, các thủ lãnh của dân Do thái đã loại bỏ, ném đá và bắt bớ những ngôn sứ của Chúa.
Bấy giờ tới tuyệt đỉnh, họ đã sát hại Đấng Thiên Sai, Người Công Chính, Con Người. Nhưng Chúa Giêsu bây giờ đang ngự bên hữu Thiên Chúa trong vinh quang.
Hội đồng công toạ điên tiết. Họ xô Stephanô ra một chỗ ở ngoài thành và ném đá. trước khi chết, Ngài cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ”. Lời cầu đã được Chúa và cả Saulê nghe thấy. Saulê có mặt trong vụ này.
Ông biết mình đang chứng kiến một tội phản. Tự mình, ông không ném đá nhưng giữ áo cho nhóm người hành sự. Sau này, ông cố trấn an lương tâm bằng việc bắt bớ dữ dội các Kitô hữ khác.
Nhưng khốn cho ông khi đạp mũi nhọn. Sau đó không lâu, ông đi Damas, con đường dẫn ông tới cuộc tử đạo như Stêphanô.
Thánh Augustinô nói:
“Nếu Stephanô không cầu nguyện, Giáo Hội khó có thể có được một Phaolô”.
Hạnh các Thánh
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Ngày 24 tháng 12
Thánh CHARBEL (1828-1898)
Trong khi xã hội chúng ta tuyên dương sự giầu sang và tiện nghi, Thánh Charbel, qua gương mẫu đời sống, ngài đã dạy chúng ta các giá trị khi trở nên nghèo khó, hy sinh và siêng năng cầu nguyện.
Thánh Charbel tên thật là Youssef Makhlouf, sinh ngày 8 tháng Năm, 1828, ở một làng vùng cao nguyên Lebanon. Cuộc đời Youssef rất bình thường, cũng đi học, đi nhà thờ như bất cứ ai khác. Ngài yêu quý Ðức Mẹ và siêng năng cầu nguyện. Ngài có hai người chú là đan sĩ. Ngài âm thầm cầu xin Ðức Mẹ giúp ngài trở thành một đan sĩ. Khi gia đình muốn ngài kết hôn vì họ thấy có một thiếu nữ rất xinh đẹp trong làng mà họ tin sẽ là người vợ lý tưởng của ngài thì Youssef lại tin rằng đã đến lúc phải theo đuổi ơn gọi làm đan sĩ. Ngài gia nhập đan viện Ðức Mẹ ở Mayfuq khi hai mươi ba tuổi, lấy tên Charbel của vị tử đạo người Syria. Ngài khấn trọn năm 1853 khi hai mươi lăm tuổi. Charbel học làm linh mục và được thụ phong năm 1858. Ngài ở tu viện St. Maron trong mười sáu năm tiếp đó.
Cha Charbel là một người thâm trầm mà sự yêu quý cầu nguyện là đặc tính nổi bật của ngài. Thỉnh thoảng ngài lui vào nơi ẩn dật của dòng để cầu nguyện. Và trong hai mươi ba năm cuối đời, Cha Charbel sống rất kham khổ. Ăn ít, ngủ trên đất, và cầu nguyện lâu giờ. Nhiều khi, Cha Charbel bay bổng trên không khi cầu nguyện, và ngài rất yêu quý Thánh Thể.
Vào ngày 16-12-1898, trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài bị tai biến mạch máu não và tám ngày sau ngài đã thở hơi cuối cùng vào ngày 24-12-1898.
Phép lạ bắt đầu xảy ra tại ngôi mộ của vị đan sĩ thánh thiện này. Ngài được phong chân phước năm 1965 và sau cùng, Cha Charbel được Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên xưng hiển thánh ngày 9-10-1977. Ðức giáo hoàng giải thích rằng, bằng chính đời sống của mình, Thánh Charbel đã dạy chúng ta con đường đích thực đến với Thiên Chúa. Trong khi xã hội chúng ta tuyên dương sự giầu sang và tiện nghi, Thánh Charbel, qua gương mẫu đời sống, ngài đã dạy chúng ta các giá trị khi trở nên nghèo khó, hy sinh và siêng năng cầu nguyện.
Suy niệm hạnh Thánh Charbel
(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ) .
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Thánh Gioan Kenty, Linh Mục (1390-1473)
- Lễ ngày 23.12
- Phong Thánh năm 1767
Chúng ta biết đến Thánh Gioan Kenty như là một con người thánh thiện và học thức, ngài vừa là một giáo sư đại học lừng danh, vừa là một ân nhân của người nghèo.
Có một truyền thuyết rất đẹp về lòng bác ái của thánh nhân. Một người nghèo ăn xin ở cửa phòng ăn. Mỗi người có đúng phần mình, nhưng Gioan đã lấy trọn phần mình cho người bất hạnh.
Từ đó, phần của người ăn xin được dành riêng. Công thức “người nghèo đến” được đáp ứng lại bằng “Chúa Kitô đến”. Gioan Kenty còn đưa chính áo choàng của mình cho người bị lạnh lẽo.
Là bậc thầy về đức ái, ngài cũng rất vui tươi. Một lần, được những người quí phái mời, ngài đến với y phục rất khiêm tốn của mình và bị đầy tớ chủ nhà xua đuổi. Thay bộ đồ khiêm tốn ấy đi ngài được mời vào tiệc.
Chẳng may, một người giúp việc vụng về làm rớt đồ ăn vào đó. Ngài nói: “Này, chính nhờ bộ áo mà tôi được ở đây, thế là nó cũng được quyền nếm nước chấm nữa”.
Tinh thần và bác ái đi đôi quá chân thật có một không hai. Ngày kia, khi đi Roma, ngài bị bọn cướp bóc lột, Ngài nói với họ là không còn gì nữa. Nhưng sau đó ngài thấy tiền trong áo kép. Ngài vội đuổi theo họ, thú nhận mình ăn cắp và đưa cho họ số tiền này. Lịch sử kể lại rằng, bon cướp đã hối cải ngay.
Kenty, quê hương của Gioan gần Cracovia, là nơi ngài theo học và đạt bằng tiến sĩ triết học lẫn thần học, ngài thụ phong linh mục. Giữ ghế tại đại học, ngài nói tiếng Latinh và tiếng Ba Lan.
Khi cần thiết, ngài chỉ tranh luận trong tinh thần bác ái bao dung. Trả lời cho những nhục mạ của đối phương, ngài chỉ biết nói: “Tạ ơn Chúa”. Để vượt qua mọi cực nhọc, thử thách, Ngài tự nhủ: "ráng lên". Ngài thường nói với học trò của mình: “Hãy lấy nhẫn nại, dịu dàng và tình yêu làm khí giới để chống lại những quan điểm sai lầm. Thô bạo chỉ hại cho linh hồn và làm hư chính nghĩa”.
Những ghen tương đố kỵ đã làm cho ngài mất chức đại học và đẩy ngài vào công việc nặng nhọc tại giáo xứ. Thời gian làm cha sở tại Gracôvia, ngài đã tỏ ra có một đức bác ái vô bờ, nhưng đại học lại đòi ngài phải trở về, ngài lãnh trách nhiệm dạy Thánh Kinh và tôn giáo cho các công tử Ba Lan.
Ngài hành hương Giêrusalem và lắng nghe các lương dân. Khi qua đời vào tuổi rất thọ, sự thánh thiện của ngài đã lừng khắp nơi ngài đã đi qua. Thánh Gioan Kenty đã để lại lời kinh rất đẹp này.
“Xin hãy cho chúng con yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu mọi người vì Chúa và làm đẹp lòng Chúa trong tâm hồn và trong hành động của chúng con”.
Nhiều người khóc thương ngài và ngài được kể như người làm nhiều phép lạ. Nhưng mãi tới năm 1767, Ngài mới được phong thánh.
Hạnh các Thánh
- Viết bởi Hạnh các Thánh
Thánh Phêrô Canisiô, linh mục, tiến sĩ (1521-1579)
- Lễ ngày 21 tháng 12.
- Phong Thánh và Tiến sĩ của Hội Thánh cùng ngày 21.06.1925
Thánh Tiến sĩ Phêrô Canisiô thường được gọi là vị tông đồ thứ hai của nước Đức. Ngài chào đời ngày 8-5-1521 tại Nijmegen.
Cha ngài là người Công giáo, 9 lần làm thị trưởng Nijmegen. Ông gửi ngài tới phại học Cologne lúc ngài 15 tuổi. Nơi ấy ngài gặp được một vị linh mục trẻ thánh thiện Nicolaus van Esch.
Chính vị linh mục này đã đưa Canisiô vào nhóm người trung thành với Công giáo được hình thành để chống lại Hermann van Wied, vị tổng giám mục đã sang hàng ngũ Luthêrô.
Canisiô được nhóm chọn để tiếp xúc với hoàng đế và tổng giám mục, và việc thoái vị của tổng giám mục đã tránh cho người Công giáo Phineland một thảm hoạ. Ít lâu sau đó, Canisiô gặp được Chân phước Phêrô Faber, một trong các bạn tiên khởi của Thánh Inhaxiô và được hướng dẫn linh thao.
Trong cuộc tĩnh tâm này, ngài đã tìm được giải đàp cho vấn nạn ngài tự đặt cho mình làm sao phụng sự Chúa tốt đẹp nhất và nâng đỡ Giáo hội Công giáo đang bị tấn công?
Ngài gia nhập dòng Tên, thụ phong linh mục năm 1546 và sớm lừng danh do việc ấn hành các tác phẩm của Thánh Cyrillô thành Giêruslem và của Thánh Leo Cả. Năm 1547, ngài tham dự Công đồng Tridentinô như là đại diện của Giám mục Augsburg.
Năm 1549, ngài được gọi về Roma và lãnh nhận trách nhiệm truyền giáo cho nước Đức, điều sẽ trở thành công trình của đời ngài. Trong cuộc chinh phục của bá tước Bavaria, Canisiô và hai cha dòng Tên khác được chọn để dạy thần học tại Đại học Ingolstadt.
Chẳng bao lâu, ngài được đặt làm viện trưởng đại học, rồi sau đó, do sự can thiệp của vua Ferdinand, ngài được gởi đi thi hành cũng một nhiệm vụ tại đại học Vienna, ngài thành công mỹ mãn đến nỗi nhà vua đã cố đưa ngài lên chức tổng giám mục. Dầu đã từ chối vinh dự này, ngài cũng được gọi để quản nhiệm địa phận trong khoảng một năm.
Vào thời kỳ này, tức năm 1555, ngài đã cho ra cuốn “giáo lý” thời danh, một trong những phụng vụ lớn lao nhất của ngài cho Giáo Hội. Với lối trình bày trong sáng và bình dị giáo thuyết Công giáo, cuốn sách này đáp ứng nhu cầu và chống lại sức tàn phá do cuốn “giáo lý” của Luthênô. Tính cho đến cuối thế kỷ XVII, cuốn sách được xuất bản hơn 400 lần và được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ.
Từ Vienna, Canisiô qua Bohemia là nơi Giáo Hội ở trong điều kiện tuyệt vọng. Chống lại, ngài đã thiết lập một học viện ở Praha, sau trở thành đại học. Năm 1556, được đặt làm giám tỉnh miền nam nước Đức, ngài lập trường học cho trẻ em tại 6 thành phố và tự nhận trách vụ cung ứng cho nước Đức các linh mục được đào luyện tốt. Thực hiện điều này, ngài thiết lập các chủng viện và gửi người trẻ đi tu nghiệp thường xuyên ở Roma.
Du hành trong nước Đức, Thánh Canisiô không ngừng rao giảng Lời Chúa. Trước hết, ngài tiếp xúc với những người lãnh đạm hay thù nghịch. Nhưng lòng nhiệt thành và sự thông hiểu của ngài quá rõ đến nỗi đám đông kéo đến chật ních các nhà thờ để nghe giảng.
Trong 7 năm liền, ngài là người giảng thuyết chính thức của Nhà thờ Chính toà Augsburg và được coi như vị tông đồ của thành phố này. Mỗi khi qua một nhà thờ miền quê vắng bóng chủ chăn, ngài thường dừng lại để giảng dạy và ban các phép bí tích.
Dường như ngài không thể nào kiệt sức được. Ngài nói với vài người đã tố cáo ngài làm việc quá độ rằng: “Nếu bạn phải làm việc quá nhiều, với sự trợ lực của Chúa, bạn sẽ tìm giờ để làm cho hết”.
Một hình thức tông đồ khác là viết thơ. Các pho sách in thư từ của ngài dày hơn cả ngàn trang giấy. Như Thánh Bernardô Clairvaux, ngài dùng phương tiện này để khích lệ, quở trách và hướng dẫn mọi hạng người.
Theo nhu cầu của cả Giáo Hội hay của từng cá nhân đòi hỏi. Ngài đã viết thư cho Đức Thánh Cha, cho nhà vua, cho các giám mục, cho các hoàng tử, cho linh mục và giáo dân.
Nơi nào thư từ không đủ, ngài đưa ra một sức mạnh do ảnh hưởng cá nhân. Chẳng hạn trong một cuộc họp giữa công giáo và Thệ phản ở Worms năm 1556, đã phải nhờ đến ảnnh hưởng của ngài; mà người công giáo mới có thể hiệp nhất chống lại những mời mọc của Thệ phản để thoả hiệp với những điều thuộc về nguyên tắc.
Ở Balan năm 1558, ngài đã kiểm soát được một đe doạ mới chớm nở đối với niềm tin cổ truyền của xứ sở. Và trong cùng một năm ấy, ngài đã nhận được lời cám ơn của Đức Piô IV về tài ngoại giao của ngài trong việc hàn gắn sự bất hoà giữa Đức Thánh Cha và hoàng đế. Năm 1561, ngài được trao phó để công bố các sắc lệnh của Công đồng Tridentinô tại nước Đức.
Ít lâu sau, ngài được kêu gọi để trả lời cho cuốn Kenturies của Magdeburg. Tác phẩm đầu tiên và tồi tệ nhất của lịch sử “Thệ phản giáo” tấn công Giáo hội Công giáo trong mức độ rông rãi và những bóp méo lịch sử đòi nhiều người mới có thể trả lời đầy đủ được.
Dầu vậy, thánh Canisiô đã vạch ra đường lối với hai tác phẩm của Ngài là: “Lịch sử Thánh Gioan Tẩy Giả" và “Đức Trinh Nữ Maria khôn sánh”.
Từ năm 1580 tới khi qua đời năm 1597, ngài đã cực nhọc và đau khổ nhiều ở Thuỵ Sĩ. Sáu năm cuối, ngài nhẫn nại chịu dựng và cầu nguyện lâu giờ tại Học viện Fribourg, vì bây giờ, sức khoẻ tàn tạ không cho phép ngài có thể hoạt động tích cực nữa.
Chẳng bao lâu sau khi ngài qua đời, ngày 21-12-1597, mộ ngài đã được tôn kính. Nhiều phép lạ đã diễn ra nhờ lời chuyển cầu của ngài. Ngài là duy nhất đã được phong thánh và tuyên dương làm Tiến sĩ Hội Thánh vào cùng một ngày, ngày 21-6-1925.
- Thánh Phêrô Trương Văn Thi Và Anrê Trần An Dũng (Lạc)
- Thánh Augustinô Nguyển Văn Mới, Nông Dân (1806-1939)
- Thánh Đa Minh Bùi Văn Úy, Thầy Giảng (1812-1839)
- Thánh Phanxicô Xavier Hà Trọng Mậu, Thầy Giảng (1790-1839)
- Thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ, Thợ May (1811-1839)
- Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, Tá Điền (1813-1839)
- Thánh Phêrô Nguyễn Văn Ðường (1808 – 1838)
- Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ
- Thánh Phêrô Vũ Văn Truật, Thầy Giảng (1817-1838)
- Thánh Olympias