Tin Giáo Hội Việt Nam
Xem Video : https://youtu.be/A_P3T6uqmfo
Chương trình Tĩnh tâm Mùa Vọng 2024
của Vatican News Tiếng Việt
(06-13/12/2024)
Ngày |
Chủ đề |
Người giảng |
06/12 |
Lm. Cao Gia An, S.J. |
|
07/12 |
Những người lữ hành hy vọng |
Lm. Cao Gia An, S.J. |
08/12 |
Chúa là hy vọng của con |
Sr. Maria Nguyễn Thị Phương Thanh, SPC |
09/12 |
Hy vọng nơi con người |
Lm. Vincent Nguyễn Minh Phúc, S.J. |
10/12 |
Hy vọng, con đường nên thánh |
Lm. Cao Gia An, S.J. |
11/12 |
Niềm hy vọng tuổi trẻ |
Sr. Thérèse Nguyễn Hà Mai Anh, OMSC |
12/12 |
Niềm hy vọng tuổi già |
Lm. Cao Gia An, S.J. |
13/12 |
Hy vọng nơi Giáo Hội |
Lm. Cao Gia An, S.J. |
Bài 1: Năm Thánh, năm hồng ân

Vatican News
Với App “Giáo hội Công giáo”, người dùng có thể đọc tin tức, nghe radio hằng ngày và xem các video của Vatican News Tiếng Việt trên App.
Các thư viện audio phong phú về truyện ngắn Công giáo, Giáo huấn vui, Ciao bạn trẻ,… dễ dàng được tìm thấy và nghe ngay cả ở chế độ tắt màn hình.
Ở phần audio, người dùng có thể nghe radio online của Vatican News Tiếng Việt 24/24, trong đó ngoài chương trình hằng ngày, các chương trình trực tiếp của Đức Thánh Cha, còn có các giờ kinh bằng tiếng Latinh và nhạc không lời.
App cho Android và App cho iOS
Đặc biệt, để đào sâu đời sống thiêng liêng, người dùng có thể đọc và nghe Lời Chúa và suy niệm Lời Chúa hằng ngày. Hơn nữa, những ai muốn giữ nhịp cầu nguyện có thể đặt lịch hẹn và app sẽ nhắc Lời Chúa khi đến giờ.
Để thuận tiện cho việc tìm giờ Lễ tại các nhà thờ, App cũng tích hợp bản đồ các nhà thờ và giờ lễ tương ứng. Với chức năng này, Vatican News Tiếng Việt mời gọi người dùng trở thành những tình nguyện viên cập nhật giờ lễ của các nhà thờ mình biết, đặc biệt cho những lễ riêng khác với giờ lễ bình thường, giúp tín hữu từ nơi khác đến có thể tìm thấy giờ lễ dễ dàng và chính xác.
Điều thú vị là App “Giáo hội Công giáo” được thiết kế bởi một bạn nữ trẻ tân tòng thao thức về đời sống đạo và với lòng nhiệt huyết muốn đóng góp phần của mình cho việc đào sâu đức tin của tín hữu, đặc biệt là phần đọc và nghe Lời Chúa. Ngoài việc được thiết kế bởi một người trẻ, App cũng được thực hiện bởi một nhóm bạn trẻ của công ty Vân Tay Media. Các bạn trẻ đã nhiệt tình và cũng rất kiên nhẫn qua nhiều lần chỉnh sửa trong thời gian dài để App “Giáo hội Công giáo” có thể được chính thức ra mắt. Một bạn trẻ Công giáo trong nhóm phát triển App đã bày tỏ: “Đây là một công cụ ý nghĩa để đem Tin Mừng đến với nhiều người hơn, theo tinh thần xây dựng Giáo hội hiệp hành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
App cho Android và App cho iOS
App được phát hành trên nền tảng Android và iOS, người dùng có thể tìm thấy App với tên: “Giáo hội Công giáo” với logo nền màu đỏ đậm và biểu tượng định vị bản đồ bao bên ngoài một micro và biểu tượng Giáo hoàng.
Nghĩa trang thai nhi thuộc giáo xứ Hòa Hội, giáo hạt Xuyên Mộc, giáo phận Bà Rịa
TGPSG / CNA (21.11.2024) – Việt Nam, một quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, đã dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc trong tuần này về giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh sinh non.
Sự kiện này, tổ chức nhân Ngày Thế giới vì trẻ sinh non, hướng đến việc nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện chất lượng chăm sóc cho trẻ sinh non. Tuy nhiên, một nhà đạo đức sinh học đã chỉ ra sự trớ trêu của một quốc gia đang đối mặt với vấn nạn phá thai tràn lan lại đảm nhận vai trò tiên phong trong lĩnh vực này.
"Đây là một thông điệp hoàn toàn lẫn lộn," ông Joseph Meaney, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công giáo Quốc gia, chia sẻ với chương trình “EWTN News Nightly” vào thứ Ba (19.11.2024).
Những tiến bộ trong chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh đã giúp gia tăng khả năng sống sót của những trẻ sinh ra ở độ tuổi thai kỳ nhỏ hơn và sớm hơn. Trẻ sinh non nhất thế giới được sống sót là Curtis Zy-Keith Means, chào đời ở tuần thứ 21 và một ngày, tại Birmingham, Alabama.
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ, nhưng việc kiểm soát đối với các ca phá thai muộn hơn vẫn còn lỏng lẻo.
Một báo cáo năm 2023 chỉ ra rằng Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á, có tỷ lệ phá thai cao thứ hai thế giới. Năm 2014, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội ghi nhận rằng 40% các trường hợp mang thai ở Việt Nam kết thúc bằng việc phá thai mỗi năm.
Ông Joseph Meaney chia sẻ với Tracy Sabol, người dẫn chương trình “EWTN News Nightly”: “Ở một khu vực của bệnh viện, người ta đang đỡ đẻ… và cố gắng giữ cho trẻ sơ sinh sống sót trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Trong khi đó, ở những khu vực khác, thì họ lại đang kết liễu mạng sống của những đứa trẻ cùng độ tuổi thai kỳ.”
Ông Meaney cũng nhấn mạnh rằng các nghiên cứu đã phát hiện những phụ nữ đã trải qua nhiều lần phá thai phải đối mặt với nguy cơ sinh non và sảy thai cao hơn trong những lần mang thai tiếp theo.
Ngày Thế giới vì trẻ sinh non được thành lập vào năm 2008 nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức của tình trạng sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo UNICEF, mỗi năm ước tính có 13,4 triệu trẻ em được sinh ra trong tình trạng sinh non. Nhân dịp này, UNICEF kêu gọi tiếp cận phổ quát với dịch vụ chăm sóc chất lượng cao cho các trẻ sinh non.
“Tất nhiên, nếu họ lo ngại đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, thì nguyên nhân cao nhất gây tử vong cho trẻ sơ sinh chính là việc phá thai,” ông Meaney nhận định.
Tại Việt Nam, người Công giáo giúp quản lý các nghĩa trang đặc biệt dành cho các nạn nhân của phá thai, bao gồm một nghĩa trang tại Tổng Giáo phận Hà Nội với 46.000 thai nhi được an táng và một nghĩa trang khác tại Giáo phận Xuân Lộc, nơi chôn cất hơn 53.000 thai nhi, theo La Croix International.
Một tổ chức bác ái Công Giáo có tên là Nhóm Bảo Vệ Sự Sống thu thập thi hài các thai nhi từ các bệnh viện công và phòng khám tư nhân. Nhóm này từng ghi nhận mỗi ngày thu gom từ 25-40 thai nhi bị phá bỏ để chôn cất.
Theo Viện Nghiên cứu Guttmacher thuộc Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc, có hơn 1,6 triệu ca phá thai được thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019.
Khi được Tracy Sabol hỏi làm thế nào để giảm số lượng sinh non ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, ông Meaney cho rằng: “Một giải pháp là giảm số ca phá thai.”
Ngoài ra, ông cho biết “thực sự cần có các bệnh viện hỗ trợ các bà mẹ tiếp tục mang thai” cũng sẽ góp phần giải quyết vấn đề.
“Khi họ có nguy cơ sinh non, số ngày liên quan là rất quan trọng. Chỉ cần thêm vài ngày cũng có thể tăng đáng kể khả năng sống sót của đứa trẻ,” Meaney cho biết.
“Việc các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận các bà mẹ có nguy cơ sinh non” có thể giúp giảm các trường hợp như vậy, ông cho biết.
_____________
Tâm Bùi (TGPSG) chuyển ngữ
Nguồn: Catholic News Agency

Vatican News
Năm Thánh 2025 - “Những người hành hương của hy vọng”: Vatican News Tiếng Việt mở nhịp cầu kết nối người Việt khắp bốn phương, với những câu chuyện cuộc đời được kể với lòng biết ơn và một con tim bình an và hoà giải. Qua mỗi câu chuyện cuộc đời rất riêng, dù êm đềm hay sóng gió, bàn tay quan phòng của Thiên Chúa dần tỏ lộ: “Thiên Chúa có khả năng viết thẳng trên những đường cong”.
Vatican News Tiếng Việt giới thiệu chương trình "Năm Thánh – Năm Hồng Ân" với mục đích chung tay xây dựng tình liên đới cảm thông, trở nên nhịp cầu gặp gỡ và chia sẻ, cùng nhau hướng đến một tương lai bình an và hy vọng.
Chương trình được phát liên tục vào thứ Bảy hàng tuần, bắt đầu từ ngày 14/12, trong suốt Năm Thánh 2025, trên Kênh Youtube và Facebook của Vatican News Tiếng Việt.
Trong niềm hân hoan vui mừng, Văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội trân trọng thông báo: Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Cha Giuse Vũ Công Viện sẽ được cử hành lúc 09h00 thứ Năm, ngày 28/11/2024 tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Toà Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Nhà Chung, Hà Nội
THÔNG BÁO
THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ
Kính gửi: Quý Cha, cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận Hà Nội,
Ngày 26 tháng 10 năm 2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã bổ nhiệm Cha Giu-se Vũ Công Viện làm Giám mục Phụ tá cho Tổng Giáo Phận (TGP) Hà Nội.
Trong niềm hân hoan vui mừng, Văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội trân trọng thông báo:
1. Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức cha Phụ tá tân cử sẽ được cử hành:
– Thời gian: 17h00, thứ Tư, ngày 27/11/2024
– Địa điểm: Nguyện đường Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội (tầng 9)
2. Thánh lễ Truyền chức Giám mục sẽ được cử hành:
– Thời gian: 9h00 thứ Năm, ngày 28/11/2024
– Địa điểm: Nhà thờ Chính Toà Hà Nội
– Chủ phong: Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên
Kính xin quý Cha và toàn thể anh chị em đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha tân cử và cho Tổng Giáo phận.
Thánh lễ sẽ được truyền hình trực tiếp trên các kênh:
– Youtube TGP Hà Nội: https://www.youtube.com/tgphanoi1
– Thánh lễ và Kinh nguyện TGP Hà Nội: https://www.youtube.com/tgphanoi2
– Fanpage TGP Hà Nội: https://www.facebook.com/tgphanoi1
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2024
VĂN PHÒNG TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
Lm. Giu-se Vũ Quang Học
Chánh Văn phòng
Nguồn: tonggiaophanhanoi.org
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
THƯ GỬI ANH CHỊ EM GIÁO CHỨC CÔNG GIÁO
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2024
Kính gửi Quý Thầy Cô giáo,
Hướng về quý thầy cô trong ngày đặc biệt này, Ngày Nhà Giáo Việt Nam, tôi luôn nhớ đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Dòng Sư Huynh La San, thứ Bảy 21/05/2022. Trong đó, người nhấn mạnh rằng “các trường học Công giáo không nên chỉ mang danh nghĩa Kitô giáo, mà còn trên thực tế.... nhà giáo dục Kitô giáo trước hết phải là những chứng nhân cho Tin Mừng”.
Đọc bài diễn văn này, tôi liên tưởng đến sự hiện diện của quý thầy cô, những người đóng vai trò rất quan trọng trong cộng đồng giáo dục, một sứ mạng phải luôn được canh tân thường xuyên, để vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, nhưng cũng vừa phải bảo đảm căn tính Kitô giáo mà Giáo Hội đã ủy thác cho mình. Chính vì thế, theo Thánh Phaolô, những người được gọi là thầy, là cô thì “không được cãi cọ, nhưng phải dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ. Người ấy phải lấy lòng hiền hoà mà giáo dục những kẻ chống đối: biết đâu Thiên Chúa lại chẳng ban cho họ ơn sám hối để nhận biết chân lý, và họ sẽ tỉnh ngộ, thoát khỏi cạm bẫy ma quỷ đã dùng để bắt giữ họ và khiến họ làm theo ý nó?” (2 Tim 2, 24-26). Từ những ước mong này, cùng với lời chào thân ái trong Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2024, tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài suy nghĩ về vai trò của giáo dục Công giáo, một sự đồng hành đức tin rất quan trọng cho người trẻ trong thế giới hôm nay.
1. Mục tiêu của giáo dục Kitô giáo
Nhìn từ góc độ xã hội, việc giáo dục là không thể thiếu được cho sự phát triển và thăng tiến con người. Trong tiến trình này, sự đồng hành của quý thầy cô đóng vai trò thiết yếu, bởi vì giáo viên luôn là trung tâm của bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn luôn lập lại rằng: bước chân của giáo dục Công giáo không dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, nhưng còn vươn đến các chân lý đức tin được mạc khải qua Chúa Giêsu Kitô. Thiết nghĩ rằng trong phạm vi của bức thư này, việc sử dụng các từ ngữ “trường đạo” và “trường đời”, sẽ có thể giúp chúng ta dễ hiểu hơn về mục tiêu của giáo dục Kitô giáo.
Trong “trường đời” của ngày hôm nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều sẵn sàng đưa rước, không ngại chi phí, tranh thủ thời gian, tạo điều kiện để con cái được tham gia đầy đủ mọi sinh hoạt liên quan đến học vấn, ước mong cho chúng theo kịp bạn bè về kiến thức và kỹ năng, để chuẩn bị cho sự trưởng thành của con cái mình. Phần chúng ta trong “trường đạo”, song song với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, chúng ta còn chia sẻ thêm những điều hay lẽ phải, dạy những chân lý đến từ Thiên Chúa. Hình ảnh của Môisen đứng trước mặt dân chúng đã trở nên thật đẹp cho phong cách và mục tiêu giáo dục Kitô giáo: “Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em… Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì… Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh” (x. Đnl 4, 1-6 ).
Từ nền tảng thiết yếu này, trong dịp nói chuyện với các nhà giáo dục Dòng Tên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Giáo dục tốt nhất không phải chỉ là truyền đạt kiến thức, mà là sống chứng nhân của những giá trị mà chúng ta giảng dạy” (24/05/2024). Chúng ta hãy trở thành những chứng nhân cho người trẻ hiện tại về các giá trị đức tin của mình. Biết rằng, trong thực tế, đôi lúc những giá trị mà Giáo Hội đóng góp, những bài học nhân văn Kitô giáo mà chúng ta đang muốn thông truyền, trở thành đối tượng cho những phán đoán của xã hội. Điều đó sẽ làm cho chúng ta phải dè dặt, ngại ngùng dấn thân. Hãy luôn nhớ rằng: người mẹ Giáo Hội vẫn luôn đồng hành và nói với chúng ta rằng bởi vì các chân lý đức tin và lý trí không bao giờ mâu thuẫn nhau.
2. Chúa Giêsu Kitô, trọng tâm của giáo dục Kitô giáo
Sau khi đã có những trải nghiệm nhất định về cuộc đời của Chúa Giêsu, liên kết với những chân lý được hình thành trong Cựu Ước, tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã có những lời lẽ thật xác tín: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1, 1-2). Những lời này cho phép chúng ta kết luận một cách chắc chắn rằng: Chúa Giêsu Kitô chính là trọng tâm của giáo dục Kitô giáo. Người cũng là vị thầy tốt nhất, và là điểm quy chiếu tất cả mọi chân lý đức tin Kitô Giáo, như lời Người đã tự giới thiệu về mình: “Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Xét về mặt lý luận, Chúa Giêsu đã là bậc thầy cao hơn các ngôn sứ lúc bấy giờ. Các nhà tiên tri là những người nhận và truyền tải thông điệp, còn Chúa Giêsu là Chúa của chúng ta, Ngài là người thừa kế mọi sự từ Chúa Cha, nên ai thấy Người là thấy Chúa Cha, ai nghe Người cũng là nghe Chúa Cha (x. Ga 14, 7-10). Một hình ảnh cũng tương tự vậy, các thầy cô giáo trường đời chỉ học và đọc tài liệu, sau đó giảng dạy lại tài liệu mà mình đã học cho sinh viên học sinh nghe. Với Chúa Giêsu thì khác, “Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền chứ không như các luật sĩ” (Mc 1, 22). Họ nói mà không làm, dạy mà không là chứng nhân cho những điều mình truyền đạt. Vậy, ta sẽ cùng học nơi Chúa Giêsu điều gì cho sứ mạng của giáo chức Công giáo hôm nay?
Phúc Âm của Chúa chúng ta theo Thánh Gioan chương 15, đã cho thấy một mối liên hệ thầy trò vừa gần gũi vừa sâu sắc giữa Chúa Giêsu và các môn sinh của mình. Người không ở bên cạnh các môn đệ như một người thầy chỉ để truyền đạt kiến thức, nhưng là một sự đồng hành trọn vẹn nhất trong tất cả các mối tương quan xã hội. Bởi đó mà tôi nghĩ rằng, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể cảm nhận đủ để nói với các môn sinh: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). Có thể chúng ta chưa được chứng kiến một sự hy sinh cao cả như vậy trong môi trường giáo dục, nhưng hình ảnh và cung cách ứng xử của Chúa Giêsu, luôn trở thành những câu hỏi cho sứ mạng giáo dục của chúng ta: tôi đã tận tâm tận lực cho các học trò của mình như thế nào ? Tôi đã cống hiến ra sao khi thi hành sứ mạng giáo dục ? Tôi có luôn ý thức rằng những chia sẻ của tôi hôm nay sẽ góp phần rất lớn cho hạnh phúc của các học sinh sau này không ? Thánh Gioan Bosco, một nhà sư phạm Công giáo nổi tiếng, đã nhấn mạnh: “Giáo dục là việc của con tim”. Khi gặp gỡ các nhà giáo dục ngày 31/10/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khích lệ : hãy luôn giáo dục bằng tình yêu thương và hãy nhìn người trẻ bằng cái nhìn và trái tim của Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề này cho những lá thư năm sau.
3. Tâm tình gửi Quý Thầy Cô
Công việc nào cũng luôn có những khó khăn, sứ mạng nào cũng bao hàm những trở ngại, dù không phải là chủ quan. Chẳng hạn, sau ngày khai giảng thật vui tươi, nước lũ đột ngột dâng lên đã làm gián đoạn việc học tập cho gần 3.000 học sinh của thành phố Biên Hòa (Báo Tuổi trẻ ngày 29.10.2024). Chắc chắn rằng, những khó khăn ngoại tại như vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến lộ trình giáo dục của thầy lẫn trò. Tuy nhiên, vẫn còn một khó khăn nội tại, ẩn mình trong rất nhiều nguyên nhân mà ta luôn thấy là hợp lý, để dẫn đến một tình trạng lơ là và cẩu thả trong việc giáo dục, mà hệ quả của nó là một sự nguy hiểm nghiêm trọng: - Giáo viên lơ là thì học sinh nghèo nàn kiến thức, kỹ năng và đạo đức con người. - Học sinh thiếu nghiêm túc trong việc học tập thì lãng phí thời gian và công sức của thầy cô, gia đình và cả bản thân. Bởi đó, trong ngày cả nước hướng về giáo viên với lòng kính trọng và biết ơn, cũng thật là một dịp đáng quý để chúng ta chia sẻ với nhau về tinh thần phải có, mà Giáo Hội luôn ước mong nơi những ai đang thi hành sứ vụ cao cả này.
Tài chánh vẫn luôn cần phải có để chăm lo cuộc sống, nhưng thật là cảm kích, khi nhận thấy nơi nhiều người thầy cô giáo, dường như không đến với các môn sinh vì đồng lương, mà tận tình vì lòng yêu mến và một trách nhiệm nghiêm túc. Vai trò của giáo viên là giúp học sinh phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo, giao tiếp và làm việc theo nhóm, nhưng nơi “trường đạo” chúng ta, giáo viên còn dạy về Chúa và giáo lý của Người. Các chân lý đức tin sẽ được truyền đạt bằng những nghiệm sống đạo hàng ngày của mình. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô nói về vai trò của thầy cô rất quan trọng: “Bằng cách đi theo Chúa Kitô, bằng cách bước đi cùng với Người, cuộc sống của chúng ta được biến đổi, và đến lượt chúng ta trở thành men, muối và ánh sáng” (x. Diễn văn trích dẫn ở trên, 21/05/2022).
Với các con học sinh và sinh viên thân mến, trong văn hóa sâu đậm của chữ Hiếu, ngày Nhà Giáo Việt Nam luôn là một ngày sống động và thiết thực cho nghĩa tình thầy trò. Trong tiến trình phát triển bản thân, sự hiện diện của quý thầy cô là rất quan trọng. Tác giả tập sách Khôn Ngoan đã mô tả về tương quan ấy như thế này: “Người giữ lời nghiêm huấn thì đi trong sinh lộ, kẻ khinh lời sửa dạy ắt sẽ bị lạc đường” (Cn 10, 17). Vậy, các con hãy trao tặng cho quý thầy cô của mình những cành hoa của lòng biết ơn, những món quà biểu lộ sự kính trọng nhất của mình, cha tin rằng, đó là điều đẹp lòng Chúa.
Quý Thầy Cô thân mến,
Chủ đề Năm Mục Vụ 2024 của Giáo hội Việt Nam là “Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo Hội”. Thay mặt cho Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi vui mừng gửi lời chào thăm và chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2024 đến tất cả quý thầy cô trên mọi miền đất nước. Mến chúc quý “giáo chức và tất cả những ai tham gia một cách nào đó vào việc giáo dục thiếu nhi và thanh thiếu niên, phải dạy chúng làm sao để một khi nhận biết mối bận tâm của Chúa đối với đoàn chiên Người, cũng như khi nhìn đến những nhu cầu của Giáo Hội, họ sẵn sàng quảng đại đáp lại lời Chúa gọi, như tiên tri xưa: “Này con đây, xin hãy sai con” (Is 6, 8)” (Sắc Lệnh Chức Vụ và Đời Sống các Linh Mục, số 11).
Thân ái trong Chúa Kitô.
Vĩnh Long, ngày 15 tháng 11 năm 2024.
+ Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Nguồn: giaophanvinhlong.net
Sau khi Đức Hồng y Renato Martino qua đời, hôm 28 tháng Mười vừa qua, hưởng thọ 91 tuổi, Đức Hồng y Dominique Mamberti, người Pháp lên làm Hồng y Trưởng đẳng phó tế.
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
Đức Hồng y Mamberti năm nay 72 tuổi, sinh ngày 07 tháng Ba năm 1952, tại Maroc, trong một gia đình người Pháp, tốt nghiệp công pháp và khoa chính trị học, thụ phong linh mục năm 1981, gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh và đậu Tiến sĩ giáo luật ở Đại học Giáo hoàng Gregoriana.
Trong tư cách là nhà ngoại giao của Tòa Thánh, ngài lần lượt phục vụ tại Algérie, Chiole, Liên HIệp Quốc ở New York, Liban, và từ năm 1999 phục vụ tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh.
Năm 2002, ngài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Tổng giám mục và làm Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan, kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Somalia. Năm 2006, ngài được Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Tòa Thánh. Tám năm sau đó, Đức Hồng y được Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm làm Chủ tịch Tối cao pháp viện của Tòa Thánh và năm sau đó bổ nhiệm làm hồng y.
Nay, trong tư cách là Hồng y Trưởng đẳng phó tế, Đức Hồng y Mamberti sẽ xuất hiện cạnh Đức Thánh cha trong các buổi công bố sứ điệp, trưa ngày Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, thông báo ý của Đức Thánh cha ban phép lành Tòa Thánh cho Roma và toàn thế giới. Ngoài ra, ngài sẽ thông báo kết quả cuộc bầu cử Giáo hoàng mới, và sẽ trao dây Pallium cho Đức tân Giáo hoàng trong thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô.
(Aci Stampa 30-10-2024)
Hôm nay, ngày 26 tháng 10 năm 2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Vũ Công Viện, thuộc linh mục đoàn tổng giáo phận Hà Nội, làm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
Tiểu sử Linh mục Giuse Vũ Công Viện
- Sinh ngày: 23/2/1973
- Quê quán: Thôn Tân Độ, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; thuộc giáo xứ Tân Độ, tổng giáo phận Hà Nội.
- 2000 - 2007: Tu học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Ngày 31/5/2007: Lãnh chức Phó tế
- Ngày 20/12/2007: Thụ phong linh mục qua nghi thức đặt tay của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội
- 2008 - 2010: Linh mục Phó xứ An Lộc, thường trực tại Bình Cách
- 2010 - 2014: Du học tại Philippines và Canada
- 2014: Tốt nghiệp học vị Thạc sĩ Giáo luật tại Saint Paul University, Ottawa, Canada
- Từ năm 2014 đến nay: Linh mục Đại diện Tư pháp
- Từ năm 2014 đến năm 2018: Linh mục Phó văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội
- 2015 - 2021: Linh mục Chính xứ Nam Dư
- 2021 - 2022: Linh mục Chính xứ Kẻ Sét
- 2021 - 2022: Phó Tổng Thư ký và thành viên Ban Soạn thảo Công nghị tổng giáo phận Hà Nội
- Từ năm 2022 đến nay: Giám học Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Từ ngày 16/01/2024: Phó Chánh Văn phòng tiếp nhận trình báo lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương của tổng giáo phận Hà Nội.
- Ngày 26 tháng 10 năm 2024: Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội.
Nguồn: WHĐ (26/10/2024)

Vatican News
Đức Thánh Cha sẽ là nguồn cảm hứng hơn nữa cho cộng đồng Kitô hữu
Theo Đức Cha Louis, người dân Việt Nam rất mong đợi Đức Thánh Cha viếng thăm đất nước ngay cả khi vấn đề ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Tòa Thánh vẫn đang còn bỏ ngỏ. Ngài bày tỏ: “Tôi tin tưởng rằng năm tới sẽ có một lễ ký kết chính thức và Đức Thánh Cha sẽ có thể chính thức viếng thăm, nhờ vào nỗ lực của các phái viên của Tòa Thánh trong những năm gần đây”, bao gồm cuộc viếng thăm Việt Nam mới đây của Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher.
Đức Cha nhấn mạnh rằng đức tin và đời sống thiêng liêng “vẫn là những yếu tố rất quan trọng” đối với người dân và ngài tin rằng Đức Thánh Cha sẽ là nguồn cảm hứng hơn nữa cho cộng đồng Kitô hữu.
Vấn đề di dân
Một trong những mối quan tâm của Giám mục giáo phận Hà Tĩnh vẫn là vấn đề di dân vì “xuất thân từ một thực tế nông nghiệp, nông thôn, trong năm năm qua, chúng tôi đã thấy nhiều người trẻ chuyển ra nước ngoài”. Do đó, quan tâm của Hội đồng Giám mục là “tăng cường đào tạo, bắt đầu bằng giáo lý, để họ có thể có nền tảng thiêng liêng vững chắc hơn và trở thành những chứng nhân đức tin thực sự” ngay cả trong các cộng đồng di cư và sống “một cuộc sống ổn định, không có tác động bên ngoài”. Đức Cha cho biết Hội đồng Giám mục đã thành lập hoạt động mục vụ cho người di cư để giúp đỡ họ trên hành trình loan báo Tin Mừng và tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thượng Hội đồng Giám mục là cơ hội thúc đẩy sự hiệp thông và truyền giáo
Nói về Thượng Hội đồng Giám mục sắp kết thúc, Đức Cha xác nhận rằng đây là một cơ hội lớn. Ngài hy vọng Thượng Hội đồng sẽ “củng cố tình liên đới, cũng như sự cai quản của Giáo hội, sự hiệp thông, để tất cả mọi người trên thế giới, ngay cả khi ở bên lề, đều cảm thấy mình là một phần của Giáo hội, được hòa nhập và hỗ trợ”. Đây cũng là cơ hội để “thúc đẩy các chương trình nhằm loan báo Tin Mừng thông qua di dân... Chúng ta phải ra đi và trở thành những chứng nhân sống động của đức tin”. (Asia News 24/10/2024)

1. Giuse Nguyễn Hữu Bình, RCJ
2. Phêrô Trần Duy Nhân, RCJ
3. Phêrô Đỗ Xuân Trường, RCJ
4.Giuse Chu Ngọc Kiên, RCJ
5. Augustinô Hoàng Trần Minh Châu, RCJ
Thánh lễ được tổ chức tại giáo xứ Bùi Phát, TGP Sài Gòn, do Đức TGM Giuse Nguyễn Năng chủ sự và truyền chức phó tế cho quý thầy.
Tham dự thánh lễ có khoảng 50 linh mục từ Việt Nam và Philippines, quý tu sĩ nam nữ từ các hội dòng khác nhau, ân nhân, thân nhân, bạn bè của Hội Dòng và tiến chức cùng cộng đoàn giáo xứ Bùi Phát.
Trong bài giảng, Đức TGM Giuse mời gọi cộng đoàn, cách riêng các thầy sắp lãnh nhận chức Phó Tế cùng suy niệm về vai trò của Phó Tế trong Giáo Hội.
Trước hết, phó tế được tuyển chọn để phục vụ bàn thánh Chúa.
Giống như các tư tế Lêvi được tuyển chọn trong thời Cựu Ước để phục vụ bàn thánh và giúp đỡ các tư tế Aaron, các thầy Phó Tế cũng được tuyển chọn để phục vụ bàn thánh và giúp đỡ các linh mục. Đức TGM nhấn mạnh rằng:
“Khi phục vụ bàn thờ, các thầy phải ý thức được sự thánh thiêng của Chúa và diễn tả niềm xác tín của mình. Điều này rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới đức tin của toàn thể dân Chúa. Thế nên, mọi cử chỉ, lời nói của quý thầy phải diễn tả được sự hiện diện thánh thiêng của Chúa và đức tin của mình.”
Kế đến bổn phận của các thầy phó tế là rao giảng Tin Mừng. Giống như phó tế Philíp được Chúa Thánh Thần thúc đẩy để rao giảng Lời Chúa cho vị thái giám, các thầy phó tế cũng có bổn phận rao giảng Lời Chúa.
Đức TGM Giuse nhấn mạnh thêm rằng: “Trong thời kỳ công nghệ, trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng soạn một bài giảng cho quý thầy. Thế nhưng có một thứ mà trí tuệ nhân tạo không thể làm được đó là để cho Lời Chúa tác động vào con tim, trí óc và biến đổi cuộc đời của người giảng. Thế nên, việc soạn bài giảng đòi hỏi quý thầy phải dành thời gian học hỏi, suy niệm, cầu nguyện, sống Lời Chúa trước đã. Chỉ khi đó, mình mới thực sự là người giảng dạy Lời Chúa.”
Đức TGM Giuse căn dặn thêm: “Anh em hãy giảng Lời Chúa, đừng biến bục giảng thành nơi giảng những chuyện tầm phào.”
Cuối cùng, Đức TGM nhắn nhủ quý thầy phải trở nên những người tôi tớ phục vụ như thầy Giêsu. Đừng học theo thói đời, phục vụ vì tìm kiếm tiền bạc hay danh hoa. Nhưng hãy biết khiêm tốn, hạ mình phục vụ cách vô vị lợi vì lợi ích của tha nhân và vì vinh danh Chúa.
Sau Thánh lễ, mọi người cùng chung vui với Hội Dòng, tân chức và gia đình qua bữa cơm trưa thân mật.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, qua lời bầu của Mẹ Maria, thánh Hanniban, biến đổi lòng trí của quý thầy, để được biến đổi và trở nên những người tôi tớ phục vụ trung tín của Chúa và Giáo Hội.
Lạy Chúa, xin sai đến Hội Thánh Chúa, nhiều vị Tông Đồ Thánh Thiện.
Joseph Phan, RCJ