Tin Giáo Hội Việt Nam
Kính gởi quí cha, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong Tổng giáo phận.
1. Anh chị em thân mến,
Rất đặc biệt: 24/12, ngày kết thúc Mùa Vọng cũng chính là ngày Đức Thánh Cha Phanxicô mở Cửa Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô để khai mạc Năm Thánh Hy vọng với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng”. Như vậy Mùa Vọng năm nay chính là thời gian chuẩn bị bước vào Năm Thánh.
Thế giới đang trải qua những năm tháng in đậm vết thương đau: đó là những tiếng nổ vang trời của vũ khí khắp đó đây; đó là chết chóc, huỷ diệt, căm thù; là tình trạng nghèo đói, di cư, buôn bán vũ khí, sản xuất và tiêu thụ ma tuý, huỷ diệt thiên nhiên; đó là những tội ác chống lại Thiên Chúa và loài người, thái độ quay lưng lại với Thiên Chúa và thờ ơ với tha nhân; đó còn là những chiếc nôi vắng bóng trẻ thơ, là những món nợ sinh thái khi bóc lột tài nguyên của các dân tộc và tàn phá trái đất là công trình của Thiên Chúa.
Trong một thế giới đau thương và u ám như thế, Đức Thánh Cha mời gọi Hội Thánh sống niềm hy vọng và làm lan toả niềm hy vọng Kitô giáo cho nhân loại. Các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương của hy vọng”. Theo nguyên văn tiếng latinh, “peregrinantes in spem”, sở dĩ chúng ta bước đi “trong hy vọng” (in spe), là vì chúng ta hành hương “tiến đến niềm hy vọng” (“in spem”), tức là gia nghiệp Nước Trời. “Giông tố không bao giờ thắng được vì chúng ta neo chặt vào niềm hy vọng ân sủng có thể giúp chúng ta sống trong Chúa Kitô bằng cách chiến thắng tội lỗi, sợ hãi và cái chết. Niềm hy vọng này, lớn hơn nhiều so với việc thỏa mãn các nhu cầu hằng ngày và việc cải thiện những điều kiện sống, đưa chúng ta vượt qua thử thách và thúc đẩy chúng ta tiến bước, mắt luôn dõi nhìn mục tiêu cao cả mà chúng ta được kêu gọi hướng đến là Nước Trời” (Tông sắc Spes non confundit, số 25). Vì thế, hãy “trông cậy và vững tin ngay cả khi không còn gì để trông cậy, … chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời Thiên Chúa hứa” (Rm 4, 18.20).
2. Chúng ta sẽ có cả một Năm Thánh để khơi dậy và làm lan toả niềm hy vọng. Xin anh chị em hãy học hỏi và thực hành giáo huấn của Đức Thánh Cha trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh.
- Năm Thánh là thời gian cầu nguyện. Nếu thiếu cầu nguyện, sẽ không biết hy vọng. Người giàu có thì tự mãn trong cuộc sống mà họ tưởng là ổn định bảo đảm, nên không cảm nhận được niềm hy vọng Kitô giáo. Còn người nghèo và đau khổ lại dễ rơi vào thất vọng trong nỗi cùng cực đau thương. Cầu nguyện sẽ giúp nâng tâm hồn lên tới Chúa và cho chúng ta có khả năng nhìn xuyên qua tăm tối của thế giới này để thấy tương lai phục sinh.
- Trong Tổng giáo phận, những nơi hành hương để lãnh ơn toàn xá là các nhà thờ có ý nghĩa lịch sử hoặc thuận tiện cho các cộng đoàn: Chánh toà, Fatima Bình Triệu, Thanh Đa, Thánh Gẫm, Chợ Quán, Chí Hoà, An Nhơn, Tân Qui, Tân Phú, Phanxicô Xaviê - Chợ Lớn.
- Cùng với việc cầu nguyện và hành hương để lãnh ơn toàn xá, anh chị em hãy thực thi các việc của lòng thương xót và sám hối. Có rất nhiều việc dễ thực hiện trong ngày sống, qua đó cũng được ơn toàn xá, như: tham dự các khoá tĩnh tâm, học hỏi về Công đồng Vaticanô II; hy sinh hãm mình, thực hành “Thương người có 14 mối”, giúp đỡ những người nghèo khổ, già yếu, bị bỏ rơi, di cư; hoặc hoạt động để bảo vệ sự sống; tránh phân tâm vô ích vì mạng xã hội…
3. Thực thi các việc của lòng thương xót như thế cũng chính là thi hành sứ vụ “Cùng nhau loan báo Tin Mừng” như Hội đồng Giám mục Việt Nam mời gọi trong Thư Mục vụ năm 2024. Anh chị em là Hội Thánh và đồng trách nhiệm về Hội Thánh, là chi thể trong Nhiệm thể Hội Thánh, vì thế anh chị em hãy tích cực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, tuỳ theo chỗ đứng và hoàn cảnh của mình trong Hội Thánh, với ân sủng và khả năng Chúa ban riêng cho từng người.
- Hãy loan báo Tin Mừng bằng cách trở nên niềm hy vọng cho người đang đau khổ, như lời sách Gióp: “Tôi nên mắt cho kẻ mù lòa, thành chân cho người què quặt. Tôi là cha của người nghèo túng.” (G 29, 1516). Hãy trở thành tai cho người điếc, thành miệng lưỡi cho người câm, là người đem cơm nước cho người đói khát, là tiếng nói cho người chịu oan ức bất công, là ánh sáng cho ai đi trong đêm tối, là sự nâng đỡ cho người quị ngã dưới gánh nặng cuộc đời, là bàn tay nối kết những ai đang bất hoà chia rẽ, là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn giá lạnh, là niềm vui cho người sầu khổ.
- Các thành phần Dân Chúa đã rất quan tâm đến hoạt động bác ái và gặt hái những hoa trái tốt đẹp. Tuy nhiên chúng ta còn có sứ mạng đem niềm hy vọng gia nghiệp Nước Trời cho người “ở xa”, “hướng tới sứ vụ căn bản của người tín hữu. Đó là đến với người xa Chúa và những anh chị em chưa biết Chúa, để nói với họ về Ngài” (Thư Mục vụ 2024 của HĐGM VN). Quả vậy, khi làm việc bác ái, chúng ta mới đi được nửa đường Phúc Âm hoá, tức là mới chăm lo cho cuộc sống đời này, chưa quan tâm tới cuộc sống vĩnh cửu. Truyền giáo là bác ái cao nhất vì là trao tặng chính Chúa và sự sống viên mãn của Chúa.
- Chúng ta không cần phải đi quá xa, vì người chưa biết Chúa ở ngay bên cạnh, ngay giữa lòng thành phố. Chúng ta cũng không cần phải là người trí thức, tài giỏi, giàu có. Chỉ cần một đời sống nội tâm đầy Chúa và đầy Lời Chúa, chỉ cần một niềm vui thiêng liêng từ một tâm hồn đầy ắp Tin Mừng. Chỉ cần có thế, rồi niềm vui và sự sống của Chúa sẽ tuôn trào và thúc đẩy chúng ta đến với anh chị em và mở lời giới thiệu Chúa cho họ. “Lòng bừng cháy thì chân bước nhanh”. Chân không thể bước và miệng lưỡi cũng không thể nói nếu lòng chưa bừng cháy.
- Dựa vào lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, tiếp nối lời kêu gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng giáo phận hãy thực hiện một cuộc hoán cải mục vụ theo định hướng truyền giáo. Hãy đặt truyền giáo làm ưu tư hàng đầu. Đừng đóng khung trong các sinh hoạt mục vụ cho người tín hữu, hãy hướng tới những người chưa biết Chúa hoặc rời xa Chúa. Hãy đi ra, hãy nói về tình yêu của Chúa, hãy toả chiếu niềm vui Tin Mừng và làm chứng cho Chúa bằng chính đời sống công chính và tràn ngập yêu thương. “Hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 4). Ra khơi thì vất vả gian nan, nhưng ngoài khơi mới có nhiều cá. Không ra khỏi nhà sẽ không bao giờ có cá.
- Cuối cùng, Dân Chúa trong Tổng giáo phận cũng hy vọng mau hoàn thành Nhà Tĩnh dưỡng Linh mục Chí Hoà để các cha đang nghỉ dưỡng tạm tại giáo xứ Tân Định sớm về nhà mới, rộng rãi hơn, tiện nghi hơn. Công việc xây dựng hiện nay vẫn chưa xong phần thô và còn cần nhiều kinh phí để thiết kế nội thất. Xin anh chị em tiếp tục dành thời gian Mùa Vọng năm nay để rộng tay giúp đỡ nhiều hơn cho công trình này. Xin Chúa bù đắp cho anh chị em muôn vàn hồng phúc.
Anh chị em thân mến, mục đích của Mùa Vọng trong phụng vụ là chuẩn bị tâm hồn đón Chúa trong đại lễ Giáng sinh. Tôi chân thành kính chúc từng người, từng cộng đoàn và từng gia đình trong gia đình giáo phận được Chúa đến trong tâm hồn và ban đầy tràn niềm vui, bình an và ân sủng để anh chị em trở thành những chứng nhân của niềm hy vọng vĩnh cửu trong thế giới hôm nay.
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng giám mục
Sau Thánh lễ Chúa nhật ngày 15/12/2024, tại nhà nguyện Hiển Linh rue du Bac, vào lúc 11h00 (giờ Pháp), Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã làm phép bia ghi ơn Hội Thừa sai Hải ngoại Paris tại trụ sở của Hội.
Hiện diện trong biến cố quan trọng này có Đức cha Giu-se Đỗ Mạnh Hùng – Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Cha Vincent Sénéchal – Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, quý cha thành viên nhà MEP, quý cha du học sinh và một số anh chị em giáo dân hải ngoại.
Bia ghi ơn này được đặt tại hoa viên Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, ngay cạnh tượng đài Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, nơi các nhà thừa sai được sai đi. Việc đặt tấm bia này mang nhiều ý nghĩa. Đây là tâm tình tri ân của Hội Đồng Giám mục và của Giáo hội Công giáo Việt Nam đối với Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, đồng thời nhắc nhớ cho các thế hệ tương lai lịch sử truyền giáo tại Việt Nam. Qua tấm bia này, Giáo hội Việt Nam luôn hiện diện giữa trụ sở của Hội.
Hội Thừa sai Hải ngoại Paris là tổ chức được thiết lập để truyền giáo cho Việt Nam và vùng Viễn Đông năm 1663. Hội đã đóng góp khoảng 1000 nhà thừa sai làm việc trên cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam. Trong số này có 10 vị tử đạo đã được phong thánh ngày 19/6/1988. Cha Jean-Baptiste Etcharren là vị thừa sai cuối cùng hiện diện tại Việt Nam, mất ngày 21/9/2021 tại Tổng Giáo phận Huế.
Hiện nay, Hội Thừa sai Hải ngoại Paris vẫn tiếp tục giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam qua việc đào tạo rất nhiều nhân sự cho hầu hết các giáo phận tại Việt Nam. Đây là nghĩa cử biểu lộ lòng biết ơn của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như của con dân Công giáo đất Việt đối với công ơn của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris.
Lm. Gio-an Nguyễn Văn Toàn | tonggiaophanhanoi.org
Xem Video : https://youtu.be/ifNnRGpQHpU
Số đầu tiên của chương trình Năm Thánh - Năm Hồng Ân, Vatican News Tiếng Việt giới thiệu cuộc trò chuyện với Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, TGM Sài Gòn, một cuộc trò chuyện bắt đầu bằng những câu chuyện cá nhân và kết thúc bằng những suy tư mang tính gợi hứng cho nhiều cuộc trò chuyện khác trong suốt Năm Thánh 2025 - "Những người hành hương của hy vọng".
VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT

Vatican News
Chúng ta đều là những kẻ lữ hành giữa cuộc đời này. Chẳng một kẻ lữ hành nào có thể bước đi mà không ủ ấp trong tim mình một niềm hy vọng nào đó. Hy vọng cho chúng ta động lực để bước đi, mục tiêu để hướng về, sức mạnh và sự bền bỉ để không bỏ cuộc khi gặp phải nhiều khó khăn và thử thách.
Với người đặt niềm hy vọng nơi Chúa Giêsu Kitô, Năm Thánh trở thành một cơ hội tuyệt vời để sống đức tin và niềm vui về một hành trình hy vọng và đến đích cùng nhau. Đây là khoảng thời gian đặc biệt để mọi người tín hữu thực tập việc sống hoà giải với Thiên Chúa, với chính mình, và với nhau.
Với người Việt cách riêng, năm 2025 đánh dấu cột mốc 50 năm kể từ biến cố bước ngoặt 1975. Không thể phủ nhận rằng biến cố ấy đã gây nhiều tan thương đổ vỡ và cả những xung đột kéo dài dai dẳng giữa người Việt với người Việt. Thế nhưng từ góc nhìn đức tin và với tinh thần của Năm Thánh, người tín hữu xác tín rằng: “Mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Chúa” (Rm 8,28). Chúng ta tin rằng những điều dở và xấu mà con người đã làm cho nhau, Chúa luôn có thể biến thành những điều tốt lành để mang lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa (x. St 50,20). Ngang qua mọi thăng trầm đau khổ, chúng ta nhận ra chính Chúa mới là chủ của mọi dòng lịch sử. Chính sự quan phòng của Thiên Chúa là cội nguồn của mọi niềm hy vọng. Vì thế, với người Việt, dù sống trên đất nước Việt Nam hay ở khắp nơi trên thế giới, 50 năm là dịp đáng để nhìn lại, để suy gẫm, để tạ ơn, và để cho những vết thương của mình được chữa lành. Năm Thánh là cơ hội để những con người cùng dòng máu và nguồn cội có thể trao cho nhau sự tin tưởng và cùng hướng đến một tương lai hy vọng, cho chính mình và cho cả thế hệ con cháu.
Vatican News Tiếng Việt mong muốn góp phần cử hành Năm Thánh 2025 ý nghĩa bằng một giải truyện ngắn với chủ đề: “Hy vọng và Hoà giải”.
Thể lệ:
1. Truyện ngắn được sáng tác diễn tả về đời sống đức tin Công giáo phù hợp với chủ đề “Hy vọng và Hoà giải”
2. Đối tượng tham gia: các tác giả viết văn chuyên nghiệp và không chuyên, cả trong và ngoài nước
3. Ngôn ngữ: tiếng Việt
4. Mỗi truyện không quá 3000 từ.
5. Mỗi tác giả dự thi nộp tối thiểu 3 truyện và không giới hạn số lượng bài dự thi
6. Bài thi chỉ được nhận qua email và gởi kèm file định dạng văn bản (.doc, .docx)
7. Bài dự thi hợp lệ cần bao gồm các thông tin ở trang đầu:
- Tên thánh, họ và tên
- Bút danh
- Năm sinh
- Địa chỉ
- Giáo xứ, giáo phận
- Số điện thoại (+mã quốc gia)
- Email
8. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận
9. Bài dự thi chưa được đăng trên bất kỳ sách báo hoặc nền tảng truyền thông nào
10. Cách thức gởi bài dự thi:
- Gởi email đến địa chỉ:
- Cấu trúc tiêu đề email: [HY VỌNG VÀ HOÀ GIẢI] – Tên tác giả – Giáo phận
11. Tác giả sẽ được Vatican News Tiếng Việt phản hồi đã nhận được bài trong 3 ngày làm việc
12. Thời gian nhận bài: từ ngày khai mạc Năm Thánh 24/12/2024 đến 30/09/2025
13. Cuộc thi gồm 6 giải chính thức và 5 giải triển vọng:
- Một giải nhất: 25 triệu VNĐ
- Hai giải nhì: mỗi giải 10 triệu VNĐ
- Ba giải ba: mỗi giải 05 triệu VNĐ
- Năm giải triển vọng: mỗi giải 01 triệu VNĐ
14. Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh mã số và đăng trên website của Vatican News Tiếng Việt.
15. Vatican News Tiếng Việt sẽ giữ bản quyền các tác phẩm đạt giải và được dùng để chuyển thể thành multimedia cho các kênh truyền thông của Vatican News Tiếng Việt
16. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào ngày 01/12/2025 trên website của Vatican News Tiếng Việt
17. Lễ trao giải sẽ được tổ chức online và được phát trực tuyến trên kênh //www.youtube.com/@vaticanNewsvi" target="_blank" rel="external nofollow noopener">Youtube của Vatican News Tiếng Việt vào ngày 15/12/2025
Tĩnh tâm Mùa Vọng 2024 - Bài 8: Hy vọng nơi Giáo hội
Xem Video : https://youtu.be/3eKDdIBusOM
VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT
Tĩnh tâm Mùa Vọng 2024 - Bài 7: Niềm hy vọng tuổi già
Xem Video: https://youtu.be/I7Y5vExEzVM
VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT
Tĩnh tâm Mùa Vọng 2024 - Bài 5: Hy vọng, con đường nên thánh
Xem Video : https://youtu.be/UVGBkKvdvdc
VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT

Vatican News
Phát biểu tại một sự kiện tuần trước, cố vấn của các Hội đồng Giám mục, Alessandro Calcagno đã bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi cho rằng đã đến lúc thực hiện bước này, không thảo luận về tính đặc thù của cộng đồng Do Thái và Hồi giáo, vốn đã có những điều phối viên tương ứng. Đây không phải là vấn đề về nạn nhân mà là về quyền tiếp cận bình đẳng với các công cụ bảo vệ”.
Theo ông, kiến nghị này được đưa ra liên quan đến việc cho rằng các quy định chống phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo không được coi là chủ yếu liên quan đến các nhóm tôn giáo thiểu số. Ông Calcagno giải thích: “Cần phải phá vỡ kiểu suy nghĩ ‘đa số so với thiểu số’ vốn củng cố cách tiếp cận của một số chủ thể và lãnh đạo chính trị”.
Việc bổ nhiệm này là một trong những ưu tiên mà ông Calcagno, thay mặt các Giám mục châu Âu đưa ra liên quan đến việc thực thi quyền tự do tôn giáo ở châu Âu, trong đó có việc “phải đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả chiều kích của quyền cơ bản này”.
Theo ông Alessandro Calcagno, tự do tôn giáo thường được trình bày như một quyền “có vấn đề” và chiều kích tập thể của quyền này bị bỏ qua so với chiều kích cá nhân. Sự khoan dung không thể thay thế cho việc bảo vệ quyền cơ bản về tự do tôn giáo. Mặt khác, nhu cầu hội nhập tốt hơn việc bảo vệ tự do tôn giáo vào các chính sách của châu Âu đã được nhấn mạnh, đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ các nơi thờ phượng và dữ liệu cá nhân có tính chất tôn giáo.
Hơn nữa, đại diện của các Giám mục châu Âu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc hiểu biết về tôn giáo “để thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tôn giáo cũng như chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo”.
Xem Video: https://youtu.be/0R7pLZ9eBfQ
VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT