Tin Giáo Hội Việt Nam
WTGPHN - Như tin đã đưa, sau khi tới Roma nhận mũ và nhẫn hồng y từ tay Đức Thánh Cha Phanxicô trong nghi thức diễn ra tại Roma vào sáng thứ Bẩy, ngày 14 tháng 2 năm 2015, Đức Tân Hồng y đã lưu lại tại Roma ít ngày để thăm viếng các cộng đoàn tại đây trước khi đến Paris để viếng thăm Hội Thừa Sai Paris (MEP) và chủ tế thánh lễ tạ ơn vào lúc 10g00 sáng Chúa nhật 22 tháng 2 tại đây cùng với cộng đoàn MEP, thân nhân, quý linh mục và quý tu sỹ nam nữ Việt Nam tại Pháp.
13g30 chiều thứ Hai ngày 23 tháng 2, Đức Tân Hồng Y và một số linh mục tháp tùng đã lên đường trở về Việt Nam trên chuyền phi cơ của hãng hàng không Vietnam Airlines và đã tới sân bay Nội Bài lúc 6g20 sáng thứ Ba, ngày 24 tháng 2. Ra sân bay đón Đức Tân Hồng Y Phêrô có cha Quản hạt Chính Tòa Alphongsô dẫn đầu cùng với một số quý cha, quý tu sỹ nam nữ các hội Dòng Thánh Phaolô và Mến Thánh Giá Hà Nội và đại diện giáo dân.
Sau chặng đường khoảng 20 km từ sân bay, Đức Tân Hồng Y đã về tới Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội lúc 8g00 trong sự chào đón nồng nhiệt của quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ và cộng đoàn giáo dân trong Giáo hạt Chính tòa. Đặc biệt hiện diện trong buổi tiếp đón có Đức Cha Kevin Vann, Giám mục Giáo phận Orange và phái đoàn đang trong thời gian viếng thăm Tổng Giáo phận Hà Nội.
Sau lời chào mừng của Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, Đức Hồng Y đã bày tỏ niềm vui và sự xúc động trước tình cảm mà quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sỹ nam nữ và cộng đoàn dành cho Ngài, không phải cho cá nhân Ngài nhưng là vì Giáo Hội. Sau đó Ngài chia sẻ về những giây phút mà ngài bước lên nhận mũ và nhẫn từ tay Đức Thánh Cha và những tâm tình mà Ngài thân thưa với Đức Thánh Cha. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng với Ngài cám ơn Chúa về hồng ân mà Ngài đã lãnh nhận và cầu nguyện cho Ngài có thể cố gắng nhiều hơn để làm việc nhiều hơn xứng đáng với hồng ân vô giá mà Ngài đã lãnh nhận.
Sau những tâm tình chia sẻ với cộng đoàn, Đức Tân Hồng Y và cộng đoàn đã tiến về Nhà nguyện Fatima để cùng dâng lên Chúa lời kinh và lời ca tạ ơn Thiên Chúa và ca ngợi tình thương của Ngài. Cuối cùng Ngài đã ban phép lành bình an cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Vào lúc 10g00 ngày 26 tháng 2, Đức Tân Hồng Y sẽ chủ sự thánh lễ tạ ơn cùng với các Đức Giám mục của Giáo tỉnh Hà Nội và tất cả thánh phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận Hà Nội tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.
Nguồn: TGP HàNội
Sáng Mồng 5 Tết (23.2.2015), Cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hành hương về Đồi Sọ của Giáo xứ An Ngãi, cùng nhau nguyện gẫm 14 chặng Đàng Thánh Giá được khai mạc lúc 7 giờ 30. Những bài ca và nguyện gẫm về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, vì tội lỗi của mỗi người chúng ta, về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta , khi chúng ta còn là tội nhân. Mời gọi mỗi người sám hối ăn năn , mau quay về cùng Thiên Chúa, làm hòa với Chúa và làm hòa với anh chị em.
Hình ảnh
Trong cái nắng gắt đầu xuân, hơn 2 giờ nguyện gẫm, làm cho bước chân lên dốc Đồi Sọ của đoàn nguyện gẫm thêm nặng, mồ hôi lấm tấm trán, đủ làm cho mỗi người cảm nghiệm phần nhỏ cuộc khổ nạn xưa . Tượng Đức Mẹ đồng công cứu chuộc ở đỉnh đồi, chặng cuối đường nguyện gẫm được rất nhiều khách hành hương cố gắng chạm vào tà áo, thoa lên mái đầu, xin Mẹ cầu cùng Chúa cho chúng con biết trở về với Chúa và làm hòa với anh em.
Tiếp đó, Cha Tổng Đại diện chủ sự Thánh lễ đồng tế. Trong bài chia sẻ, Ngài đã dùng đoạn Tin Mừng Mt 25,31-46 để chứng minh : Thiên Chúa sẽ phán xét mỗi người chúng ta theo Đức ái, dưa trên cách chúng ta đối xử với anh em, vì khi làm cho anh em là làm cho chính Chúa. Mỗi người sẽ gặp Chúa trong Mình Thánh Chúa và trong anh em, yêu mến anh em là gặp gỡ Chúa trong họ; Cuộc sống đời này là để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Ngài cũng dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sứ điệp Mùa chay 2015 về thói vô cảm ích kỷ mang chiều kích toàn cầu, vô cảm đối với tha nhân và vô cảm đối với Thiên Chúa, ĐTC mời gọi mỗi người, mỗi cộng đoàn cần ra khỏi chính mình, đến với người nghèo, người bị bất công, bé nhỏ nhất…chúng ta phải trở thành những hải đảo yêu thương trong đại dương vô cảm.…..vì vậy Dân Chúa cần canh tân nội tâm, để không trở nên vô cảm và không thu mình lại.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Cha Phao–lô Đoàn Quan Dân, Quản xứ An Ngãi có lời cám ơn Cha Tổng, quý Cha, quý Tu sĩ, ca đoàn giáo xứ Hội An ( hát lễ), giáo xứ Hòa Khánh ( dâng lễ), Chính quyền và các ban ngành trong giáo xứ đã hy sinh rất nhiều cho ngày hành hương này. Với lời chúc năm mới hài hước : ”con dê không đẹp trai, bị mang tiếng không tốt … nhưng là đăc sản của người Việt Nam. Cha cầu chúc cho mọi người là đăc sản của nhau” làm cho người khó tính nhất cũng nở được nụ cười với người bên cạnh.
Tiếp đó, Cha G.B Hồ Thái Sơn ( Chánh văn phòng TGM ) thông báo cho cộng đoàn biết: Đức Giám Mục Giáo phận vì sức khỏe, không đến với cộng đoàn trong ngày hành hương này. Ngài cũng đọc thơ của ĐGM cám ơn cộng đoàn về việc lạc quyên vừa qua, mỗi người đã góp phần vào công việc Mục vụ chung và truyền Giáo của giáo phận . ĐGM gởi lời cầu chúc mọi điều tốt lành Thánh thiện đến với từng người , từng gia đình và giáo xứ. Cha cũng thông báo kết quả xổ số tạo niềm vui đầu năm, lịch phát thưởng, và tuần tĩnh tâm năm của Linh mục đoàn Giáo phận.
Trước lúc ban phép lành, Cha Tổng đã thay lời cộng đoàn hiện diện cám ơn Cha quản xứ và giáo xứ đã hy sinh nhiều cho cộng đoàn giáo phận có ngày hành hương đầu năm mới thật sốt mến, nhiều ý nghĩa.
Bắt tay chào ra về với người bên cạnh, tôi chào thân ái : Chúng ta là đặc sản của nhau nhé ! một nụ cười hạnh phúc trên môi….
Tôma Trương Văn Ân
VRNs (21.02.2015) – Sài Gòn – Chương trình tri ân Quý Thương phế binh VNCH do Quý cha DCCT Sài Gòn tổ chức đã diễn ra gần một năm nay cho hơn 1000 Quý ông TPB ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Qua chương trình này, đa phần quý ông đều cảm thấy, mình có cơ hội được gặp lại các anh em trong quân binh chủng Quân lực VNCH, được mọi người đánh giá cao và công nhận giá trị của cuộc sống của họ, sau hơn 40 năm bị lãng quên.
Trong những ngày chuẩn bị đón xuân mới Ất Mùi, VRNs hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT -Sài Gòn sẽ chia sẻ với quý vị rõ hơn hơn về công việc tri ân quý TPB VNCH trong năm 2014 vừa qua.
Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Cha, xin Cha cho mọi người một cái nhìn tổng quát về công việc tri ân quý TPB VNCH trong năm 2014 vừa qua ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: DCCT Sài Gòn bắt đầu tổ chức chương trình Tri ân quý TPB VNCH từ ngày 28/4/2014 với con số hơn 400 anh tham dự. Sau đó, các anh thông tin cho nhau và càng ngày càng có nhiều TPB đến nộp hồ sơ ghi danh tham gia. Tính đến thời điểm này đã có 1.413 anh.
Từ ngày 28/4/2014 đến nay chúng tôi còn tổ chức được 1 đợt khám chữa mắt cho 61 anh vào ngày 11/8/2014, 3 đợt khám sức khoẻ tổng quát vào các ngày26/8, 23/9, 31/10 trong năm 2014 và 2 đợt hôm 9/1 và 6/2/2015. Đầu năm nay chúng tôi cũng tổ chức ngày họp mặt tri ân hôm 12/1 thay cho ngày mà chúng tôi dự kiến là dịp Giáng sinh và cuối năm 2014, nhưng vì bận công việc mục vụ chúng tôi không làm được. Ngoài ra, sau mỗi một đợt khám sức khoẻ, chúng tôi tổ chức chi trả bảo hiểm y tế cho những anh đã mua tại địa phương, cấp phát xe lắc, xe lăn, nạng, gậy và kính mắt.
Tổng cộng cả 5 đợt, chúng tôi đã khám sức khoẻ cho: 585 anh.
Chi trả Bảo hiểm Y tế: 175 anh.
Cắtkính mắt: 132 anh
Cấp xe lắc: 157
Cấp xe lăn: 53
Cấp nạng nách: 62
Cấp gậy: 19
Các hoạt động khác:
- Các Phế binh VNCH qua đời: 11 người
- Nguyễn Văn Xúp (Sài Gòn, 7/2014)
- Lê Xuân (Bình Phước, 8/2014)
- Vinhsơn Nguyễn Hoàng Hiệp (SG, 8/2014)
- Đào Văn Thành (8/2014)
- Phêrô Đinh Văn Phước (9/2014)
- Phan Cơ Hữu (10/2014)
- Nguyễn Văn Còn (10/2014)
- Võ Thành Tâm (SG, 12/2014)
- Phan Văn Hoàng (Tiền Giang, 1/2015)
- Nguyễn Văn Đực (SG, 1/2015)
- Nguyễn Văn Xương (SG, 2/2015)
Giúp chi phí toàn bộ đám tang: 1 trường hợp
Phúng điếu và hỗ trợ: 10 trường hợp
- Thăm Phế binh đau ốm nằm bệnh viện, giúp chi phí hỗ trợ thuốc và viện phí rất nhiều trường hợp.
Huyền Trang, VRNs: Các con số Cha vừa chia sẻ được phân bổ về địa lý như thế nào, ngoài TP Saigon ra thì các tỉnh nào có TPB tham dự chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trong 1.413 TPB thì có 979 anh sinh sống tại vùng Sài Gòn, kể cả những anh không có nhà cửa, chỉ sống lây lất qua ngày, vô gia cư (72), số TPB ở SG chiếm tỉ lệ 69.3%. 30.7% còn lại thuộc 25 tỉnh khác như Đồng Nai (6.7%), Tiền Giang 3.9%, BR-VT 3.8%, Long An 3%, An Giang 2.6%,….
Huyền Trang, VRNs: Còn những TPB tuy đã có trong danh sách nhưng họ không có khả năng đến với chương trình vì sức khỏe, hoặc vì gia cảnh, thì Cha có dự định điều gì dành cho họ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Đối với những TPB sức khoẻ kém, mù, tai biến,…không thể tự đi xe khách hay xe buýt, mà lại chỉ sống 1 mình thì việc di chuyển về SG tham dự họp mặt hay nhận quà là cả 1 vấn đề lớn với họ. Chúng tôi cố gắng tìm kiếm những cách khác để chuyển quà cho họ, hoặc có thể tìm kiếm tình nguyện viên đến tận nơi thăm và trao quà cho họ.
Huyền Trang, VRNs: Ngoài chương trình tri ân, chúng con được biết Cha đang tiến hành một chương trình hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở bệnh viện hoặc tang lễ, xin Cha cho biết thêm thông tin này ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Khá nhiều TPB khi phải nhập viện thì người nhà liên lạc với Phòng CLHB chúng tôi để mong hỗ trợ chi phí chữa trị. Trừ những bệnh nan y mà chi phí quá lớn và kéo dài thì chúng tôi không dám hứa, nhưng những trường hợp chi phí vài triệu chúng tôi lo được cho họ. Ví dụ như hôm tháng 1/2015 vừa qua, 1 TPB mổ phaco mắt phải tại BV Mắt, chi phí và thuốc men gần 5tr, và hôm 11/2 một TPB khác mổ khối u mắt gần 3tr,…thì chúng tôi giúp trọn vẹn chi phí. Khi có 1 TPB qua đời, nếu trong vòng 30km, chúng tôi có TNV đến viếng và phúng điếu, bình thường là 1tr. Tuy nhiên nếu thấy gia cảnh khó khăn, chúng tôi hỗ trợ 5tr. Tính đến nay có 11 TPB qua đời, có 1 trường hợp rất khổ, quan tài đặt trong nhà không lọt mà 1 phần lộ ra ngoài,…chúng tôi hỗ trợ toàn bộ chi phí tang lễ. Còn những trường hợp ở xa thì chúng tôi gửi phúng điếu, chứ không đến được.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, sau gần 1 năm hoạt động thì cha đánh giá như thế nào về các kết quả đã thu được?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trước hết, chúng tôi phải thừa nhận rằng: có rất nhiều người yêu thương các anh TPB VNCH. Rất nhiều người VN trong và ngoài nước không kềm nổi sự xúc động khi xem những phóng sự của hoạt động tri ân quý TPB VNCH.
Thứ hai, sau gần 10 tháng phụ trách chương trình này, chúng tôi thấy rõ sức mạnh của truyền thông. Chính nhờ những clips về chuỗi hoạt động tri ân quý TPB VNCH mà nhiều người khi xem không nén nổi xúc động, thậm chí rơi nước mắt và thấy rằng phải hy sinh chi tiêu hàng ngày để chia sẻ với những người hơn 40 năm trước đã có công rất lớn trong việc gìn giữ sự an bình cho hậu phương miền Nam VN yên tâm học hành và làm việc.
Xin trích đọc 1 lá thư tôi vừa nhận được hôm 11/2 từ một nhóm thân hữu Seattle-USA gửi về:….
Tóm lại, tôi tin rằng càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng chung tay nâng đỡ quãng đời còn lại của các anh TPB VNCH. Chúng tôi cũng chợt nghĩ đến việc trong tương lai cũng nên có dự án “làng TPB” cho những anh vô gia cư có nơi cư ngụ. Con số này hiện nay đã gần 100.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, điều gì đã làm cản trở sự phát triển cộng đồng trong các mục tiêu của Chương trình Tri ân Quý TPB VNCH ạ? Và cha sẽ khắc phục những khó khăn này ra sao ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Việc tri ân quý TPB VNCH là một việc bác ái, nói đúng hơn là 1 bổn phận của xã hội nói chung, bất kể là bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, vì họ là những người lính bảo vệ quê hương trong một giai đoạn lịch sử. Giả sử tôi sinh ra vào thời chiến tranh thì rất có thể cũng là 1 người lính. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 cũng từng là 1 người lính ở quê hương Ba Lan của ngài. Đặc biệt hơn, tri ân quý TPB VNCH là 1 việc bổn phận của những ngườitrực tiếp chịu ơn các anh, tức là những người đã từng sống ở miền Nam trước năm 1975.Nhờ những người lính này mà miền Nam Vn đã có những ngày tháng yên bình và hạnh phúc.Nói chung, việc tri ân các TPB VNCH là một việc đáng cho cả xã hội phải làm, vì nó giúp cho XH chúng ta nhân bản hơn, biết quan tâm nhau hơn.Việc ấy một cách nào đó giúp cộng đồng VN phát triển toàn diện hơn.
Thế nhưng, với cái tâm thiếu sự thiện của mình, nhà cầm quyền CSVN chủ trương loại trừ những TPB VNCH này. Họ không hề có một chính sách nào cho những người bị thương tật vì chiến tranh của Quân lực VNCH, mà thậm chí còn miệt thị các anh là “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Đã không giúp đỡ họ, nhà cầm quyền này còn sách nhiễu họ không ngừng. Mỗi khi nhận được quà của đồng đội hay người hảo tâm nào ở ngoại quốc, nhiều ông TPB bị công an mời ra đồn làm việc, hạch hỏi họ đủ điều, đe doạ họ không được nhận bất cứ sự giúp đỡ của ai. Hành vi này của công an VN cũng làm cho một số anh lo lắng, ngại đi gặp nhau vì sợ sự khủng bố tinh thần của công an. Mặc dù chúng tôi ít khi thông báo trước ngày gặp gỡ nhưng khi thông tin ngày họp mặt đến tai công an thì nhiều ông TPB đã bị ngăn chặn không cho đến. Để khắc phục khó khăn này, đa số các anh TPB đã nói thẳng với công an: “Nếu các ông làm được như nhà thờ thì chúng tôi đến chỗ các ông, không đến nhà thờ nữa. Chúng tôi quá khó khăn, nên nơi nào giúp đỡ thì chúng tôi đến!”
Khó khăn thứ 2 là rất nhiều TPB ở xa SG, mà các anh lại di chuyển rất khó khan vì thương tật để lại trên thân thể. Có những trường hợp đang nằm trên giường bệnh không thể đi đâu được…. Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm TNV đến thăm họ tại tư gia…
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, qua chương trình Tri Ân quý TPB VNCH, cha muốn gửi thông điệp gì đến với Quý TPB VNCH cũng như Quý khán thính giả đang theo dõi chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Thật ra, điều chúng tôi nhắm đến trước hết là phục hồi danh dự và điều kiện sống của các anh sau gần 40 năm bị xã hội loại trừ. Các anh là những vị ân nhân của người dân miền Nam VN nhưng lại không được cư xử đúng phẩm giá. Hãy hỏi những người đã sống ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 xem có đúng như vậy không. Sự thật là như vậy. Những người lính bảo vệ sự yên lành cho dân, đã phải hy sinh một phần thân thể cho đất nước này phải được đối xử hết sức trân trọng. Một xã hội loại trừ họ là một xã hội vô nhân đạo, xã hội ấy không xứng đáng để người dân tin tưởng.
Nhà cầm quyền chụp mũ và tuyên truyền rằng khi giúp đỡ quý TPB VNCH là chúng tôi “làm chính trị”. Có một số người tin vào những luận điệu tuyên truyền đó. Chúng tôi nghĩ thế này: loan báo TM cho những người bị bỏ rơi là linh đạo của Tu sĩ DCCT. Chúng tôi đang sống đúng linh đạo của mình, ai muốn chụp mũ gì thì cứ chụp. Chúng tôi không bao giờ chùng bước trước tiếng kêu của người nghèo.
Chúng ta cũng cần biết điều này: Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Gám Mục giáo phận Gênôvađã tuyên bố rằng: “Chính trị là một hình thức ‘tận tụy vì thiện ích chung’ và như thế, là ‘một sự biểu hiện của bác ái’”.
Trong Tông Huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” của Đức Thánh Cha Phanxicô viết ở số 182: “Nếu quả thực ‘việc điều hoà trật tự công bằng của xã hội và nhà nước là một trách nhiệm chính trị’, thì Hội Thánh ‘không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý’. Mọi Kitô hữu, bao gồm cả các mục tử của họ, được kêu gọi bày tỏ quan tâm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn…”
Trong số 205, Đức Thánh Cha viết: “Chính trị, dù thường bị chê bai, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những hình thức cao quí nhất của bác ái, khi nó tìm kiếm lợi ích chung”.
Một giáo dân và là một trí thức viết: “Khi dân Chúa, nhất là mục tử, dấn thân cho công lý, cho người nghèo, thì vẫn “thường bị chê bai”, nhưng con cái Chúa phải dấn thân, vì đó là “ơn gọi cao cả” và “một trong những hình thức cao quý nhất của bác ái”.
Huyền Trang, VRNs: Con xin chân thành cám ơn cha Giuse
Huyền Trang, VRNs
Từ ngày 28/4/2014 đến nay chúng tôi còn tổ chức được 1 đợt khám chữa mắt cho 61 anh vào ngày 11/8/2014, 3 đợt khám sức khoẻ tổng quát vào các ngày26/8, 23/9, 31/10 trong năm 2014 và 2 đợt hôm 9/1 và 6/2/2015. Đầu năm nay chúng tôi cũng tổ chức ngày họp mặt tri ân hôm 12/1 thay cho ngày mà chúng tôi dự kiến là dịp Giáng sinh và cuối năm 2014, nhưng vì bận công việc mục vụ chúng tôi không làm được. Ngoài ra, sau mỗi một đợt khám sức khoẻ, chúng tôi tổ chức chi trả bảo hiểm y tế cho những anh đã mua tại địa phương, cấp phát xe lắc, xe lăn, nạng, gậy và kính mắt.
Tổng cộng cả 5 đợt, chúng tôi đã khám sức khoẻ cho: 585 anh.
Chi trả Bảo hiểm Y tế: 175 anh.
Cắtkính mắt: 132 anh
Cấp xe lắc: 157
Cấp xe lăn: 53
Cấp nạng nách: 62
Cấp gậy: 19
Các hoạt động khác:
- Các Phế binh VNCH qua đời: 11 người
- Nguyễn Văn Xúp (Sài Gòn, 7/2014)
- Lê Xuân (Bình Phước, 8/2014)
- Vinhsơn Nguyễn Hoàng Hiệp (SG, 8/2014)
- Đào Văn Thành (8/2014)
- Phêrô Đinh Văn Phước (9/2014)
- Phan Cơ Hữu (10/2014)
- Nguyễn Văn Còn (10/2014)
- Võ Thành Tâm (SG, 12/2014)
- Phan Văn Hoàng (Tiền Giang, 1/2015)
- Nguyễn Văn Đực (SG, 1/2015)
- Nguyễn Văn Xương (SG, 2/2015)
Giúp chi phí toàn bộ đám tang: 1 trường hợp
Phúng điếu và hỗ trợ: 10 trường hợp
- Thăm Phế binh đau ốm nằm bệnh viện, giúp chi phí hỗ trợ thuốc và viện phí rất nhiều trường hợp.
Huyền Trang, VRNs: Các con số Cha vừa chia sẻ được phân bổ về địa lý như thế nào, ngoài TP Saigon ra thì các tỉnh nào có TPB tham dự chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trong 1.413 TPB thì có 979 anh sinh sống tại vùng Sài Gòn, kể cả những anh không có nhà cửa, chỉ sống lây lất qua ngày, vô gia cư (72), số TPB ở SG chiếm tỉ lệ 69.3%. 30.7% còn lại thuộc 25 tỉnh khác như Đồng Nai (6.7%), Tiền Giang 3.9%, BR-VT 3.8%, Long An 3%, An Giang 2.6%,….
Huyền Trang, VRNs: Còn những TPB tuy đã có trong danh sách nhưng họ không có khả năng đến với chương trình vì sức khỏe, hoặc vì gia cảnh, thì Cha có dự định điều gì dành cho họ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Đối với những TPB sức khoẻ kém, mù, tai biến,…không thể tự đi xe khách hay xe buýt, mà lại chỉ sống 1 mình thì việc di chuyển về SG tham dự họp mặt hay nhận quà là cả 1 vấn đề lớn với họ. Chúng tôi cố gắng tìm kiếm những cách khác để chuyển quà cho họ, hoặc có thể tìm kiếm tình nguyện viên đến tận nơi thăm và trao quà cho họ.
Huyền Trang, VRNs: Ngoài chương trình tri ân, chúng con được biết Cha đang tiến hành một chương trình hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở bệnh viện hoặc tang lễ, xin Cha cho biết thêm thông tin này ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Khá nhiều TPB khi phải nhập viện thì người nhà liên lạc với Phòng CLHB chúng tôi để mong hỗ trợ chi phí chữa trị. Trừ những bệnh nan y mà chi phí quá lớn và kéo dài thì chúng tôi không dám hứa, nhưng những trường hợp chi phí vài triệu chúng tôi lo được cho họ. Ví dụ như hôm tháng 1/2015 vừa qua, 1 TPB mổ phaco mắt phải tại BV Mắt, chi phí và thuốc men gần 5tr, và hôm 11/2 một TPB khác mổ khối u mắt gần 3tr,…thì chúng tôi giúp trọn vẹn chi phí. Khi có 1 TPB qua đời, nếu trong vòng 30km, chúng tôi có TNV đến viếng và phúng điếu, bình thường là 1tr. Tuy nhiên nếu thấy gia cảnh khó khăn, chúng tôi hỗ trợ 5tr. Tính đến nay có 11 TPB qua đời, có 1 trường hợp rất khổ, quan tài đặt trong nhà không lọt mà 1 phần lộ ra ngoài,…chúng tôi hỗ trợ toàn bộ chi phí tang lễ. Còn những trường hợp ở xa thì chúng tôi gửi phúng điếu, chứ không đến được.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, sau gần 1 năm hoạt động thì cha đánh giá như thế nào về các kết quả đã thu được?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trước hết, chúng tôi phải thừa nhận rằng: có rất nhiều người yêu thương các anh TPB VNCH. Rất nhiều người VN trong và ngoài nước không kềm nổi sự xúc động khi xem những phóng sự của hoạt động tri ân quý TPB VNCH.
Thứ hai, sau gần 10 tháng phụ trách chương trình này, chúng tôi thấy rõ sức mạnh của truyền thông. Chính nhờ những clips về chuỗi hoạt động tri ân quý TPB VNCH mà nhiều người khi xem không nén nổi xúc động, thậm chí rơi nước mắt và thấy rằng phải hy sinh chi tiêu hàng ngày để chia sẻ với những người hơn 40 năm trước đã có công rất lớn trong việc gìn giữ sự an bình cho hậu phương miền Nam VN yên tâm học hành và làm việc.
Xin trích đọc 1 lá thư tôi vừa nhận được hôm 11/2 từ một nhóm thân hữu Seattle-USA gửi về:….
Tóm lại, tôi tin rằng càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng chung tay nâng đỡ quãng đời còn lại của các anh TPB VNCH. Chúng tôi cũng chợt nghĩ đến việc trong tương lai cũng nên có dự án “làng TPB” cho những anh vô gia cư có nơi cư ngụ. Con số này hiện nay đã gần 100.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, điều gì đã làm cản trở sự phát triển cộng đồng trong các mục tiêu của Chương trình Tri ân Quý TPB VNCH ạ? Và cha sẽ khắc phục những khó khăn này ra sao ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Việc tri ân quý TPB VNCH là một việc bác ái, nói đúng hơn là 1 bổn phận của xã hội nói chung, bất kể là bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, vì họ là những người lính bảo vệ quê hương trong một giai đoạn lịch sử. Giả sử tôi sinh ra vào thời chiến tranh thì rất có thể cũng là 1 người lính. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 cũng từng là 1 người lính ở quê hương Ba Lan của ngài. Đặc biệt hơn, tri ân quý TPB VNCH là 1 việc bổn phận của những ngườitrực tiếp chịu ơn các anh, tức là những người đã từng sống ở miền Nam trước năm 1975.Nhờ những người lính này mà miền Nam Vn đã có những ngày tháng yên bình và hạnh phúc.Nói chung, việc tri ân các TPB VNCH là một việc đáng cho cả xã hội phải làm, vì nó giúp cho XH chúng ta nhân bản hơn, biết quan tâm nhau hơn.Việc ấy một cách nào đó giúp cộng đồng VN phát triển toàn diện hơn.
Thế nhưng, với cái tâm thiếu sự thiện của mình, nhà cầm quyền CSVN chủ trương loại trừ những TPB VNCH này. Họ không hề có một chính sách nào cho những người bị thương tật vì chiến tranh của Quân lực VNCH, mà thậm chí còn miệt thị các anh là “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Đã không giúp đỡ họ, nhà cầm quyền này còn sách nhiễu họ không ngừng. Mỗi khi nhận được quà của đồng đội hay người hảo tâm nào ở ngoại quốc, nhiều ông TPB bị công an mời ra đồn làm việc, hạch hỏi họ đủ điều, đe doạ họ không được nhận bất cứ sự giúp đỡ của ai. Hành vi này của công an VN cũng làm cho một số anh lo lắng, ngại đi gặp nhau vì sợ sự khủng bố tinh thần của công an. Mặc dù chúng tôi ít khi thông báo trước ngày gặp gỡ nhưng khi thông tin ngày họp mặt đến tai công an thì nhiều ông TPB đã bị ngăn chặn không cho đến. Để khắc phục khó khăn này, đa số các anh TPB đã nói thẳng với công an: “Nếu các ông làm được như nhà thờ thì chúng tôi đến chỗ các ông, không đến nhà thờ nữa. Chúng tôi quá khó khăn, nên nơi nào giúp đỡ thì chúng tôi đến!”
Khó khăn thứ 2 là rất nhiều TPB ở xa SG, mà các anh lại di chuyển rất khó khan vì thương tật để lại trên thân thể. Có những trường hợp đang nằm trên giường bệnh không thể đi đâu được…. Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm TNV đến thăm họ tại tư gia…
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, qua chương trình Tri Ân quý TPB VNCH, cha muốn gửi thông điệp gì đến với Quý TPB VNCH cũng như Quý khán thính giả đang theo dõi chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Thật ra, điều chúng tôi nhắm đến trước hết là phục hồi danh dự và điều kiện sống của các anh sau gần 40 năm bị xã hội loại trừ. Các anh là những vị ân nhân của người dân miền Nam VN nhưng lại không được cư xử đúng phẩm giá. Hãy hỏi những người đã sống ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 xem có đúng như vậy không. Sự thật là như vậy. Những người lính bảo vệ sự yên lành cho dân, đã phải hy sinh một phần thân thể cho đất nước này phải được đối xử hết sức trân trọng. Một xã hội loại trừ họ là một xã hội vô nhân đạo, xã hội ấy không xứng đáng để người dân tin tưởng.
Nhà cầm quyền chụp mũ và tuyên truyền rằng khi giúp đỡ quý TPB VNCH là chúng tôi “làm chính trị”. Có một số người tin vào những luận điệu tuyên truyền đó. Chúng tôi nghĩ thế này: loan báo TM cho những người bị bỏ rơi là linh đạo của Tu sĩ DCCT. Chúng tôi đang sống đúng linh đạo của mình, ai muốn chụp mũ gì thì cứ chụp. Chúng tôi không bao giờ chùng bước trước tiếng kêu của người nghèo.
Chúng ta cũng cần biết điều này: Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Gám Mục giáo phận Gênôvađã tuyên bố rằng: “Chính trị là một hình thức ‘tận tụy vì thiện ích chung’ và như thế, là ‘một sự biểu hiện của bác ái’”.
Trong Tông Huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” của Đức Thánh Cha Phanxicô viết ở số 182: “Nếu quả thực ‘việc điều hoà trật tự công bằng của xã hội và nhà nước là một trách nhiệm chính trị’, thì Hội Thánh ‘không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý’. Mọi Kitô hữu, bao gồm cả các mục tử của họ, được kêu gọi bày tỏ quan tâm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn…”
Trong số 205, Đức Thánh Cha viết: “Chính trị, dù thường bị chê bai, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những hình thức cao quí nhất của bác ái, khi nó tìm kiếm lợi ích chung”.
Một giáo dân và là một trí thức viết: “Khi dân Chúa, nhất là mục tử, dấn thân cho công lý, cho người nghèo, thì vẫn “thường bị chê bai”, nhưng con cái Chúa phải dấn thân, vì đó là “ơn gọi cao cả” và “một trong những hình thức cao quý nhất của bác ái”.
Huyền Trang, VRNs: Con xin chân thành cám ơn cha Giuse
Huyền Trang, VRNs
WTGPHN - Trong niềm vui mừng Tết Nguyên Đán Ất Mùi, Đức cha Kevin Vann, Giám mục giáo phận Orange - Hoa Kỳ đã tới thăm Tổng Giáo phận Hà Nội từ ngày 21 tháng 2 năm 2015 (mồng ba tết) và đã chủ tế thánh lễ Chúa nhật I Mùa chay vào lúc 18g00 tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội. Đức cha Phụ Tá Lôrensô Chu Văn Minh đã thay mặt Đức Hồng Y Phêrô đón tiếp Ngài và cùng đồng tế thánh lễ.
Trước khi bước vào cử hành thánh lễ với ý chỉ cầu cho Đức Cố Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng nhân ngày giỗ (22.2.2009), Đức Cha Phụ tá Lôrensô đã chào mừng và giới thiệu Đức Giám mục Kevin Vann và hai linh mục tháp tùng với cộng đoàn giáo xứ Chính toà Hà Nội. Và để nói lên tình thân hữu giữa hai giáo phận từ nhiều năm qua cũng như niềm vui mừng năm mới, hai Đức Giám mục đã cùng hợp xướng bài thánh ca tặng cộng đoàn tín hữu. Ngoài ra là một nghệ sỹ piano, Đức Giám mục Orange còn biểu diễn tài nghệ của Ngài qua bài trình tấu làm cho mọi người tham dự đều thán phục.
Ðược biết Ðức Cha Kevin Vann sinh ngày 10 tháng 5 năm 1951 tại Springfield tiểu bang Illinois. Chịu chức Linh Mục ngày 02 tháng 5 năm 1981 thuộc Giáo phận Springfield tiểu bang Illinois. Ngày 17 tháng 5 năm 2005 được Ðức Thánh Cha Benedicto XVI bổ nhiệm làm Giám Mục phó Giáo Phận Forth Worth tiểu bang Texas. Ngày 12 tháng 7 năm 2005 kế nhiệm Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Forth Worth. Ngày 13 tháng 7 năm 2005 được tấn phong Giám Mục. Ngày 21 tháng 9 năm 2012 được Ðức Thánh Cha Benedicto XVI bổ nhiệm làm Giám Mục chính tòa Giáo phận Orange tiểu bang California. Ngày 10 tháng 12 năm 2012 nhậm chức Giám Mục chính tòa Giáo phận Orange.
Sau khi tới Hà Nội và dâng thánh lễ tạ ơn tại Nhà thờ Chính Toà, Đức Giám mục Orange sẽ tới viếng thăm một số giáo xứ và cộng đoàn thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.
Nguồn: TGP HàNội
WTGPHN - Nhận lời mời của Hội Thừa Sai Paris, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, sau khi lãnh nhận mũ và nhẫn hồng y tại Roma đã tới thăm Hội Thừa Sai Paris (MEP) từ ngày 19 tháng 2 năm 2015 và đã chủ tế thánh lễ tạ ơn lúc 10g00 sáng Chúa nhật I Mùa Chay (22.02.2015) tại nhà nguyện Épiphanie của MEP.
Trong niềm hân hoan khi Giáo Hội tại Việt Nam có thêm một vị hồng y thứ sáu, có Cha Georges Colomb, Bề Trên MEP, cha J.B. Etcharren, nguyên Bề trên, quý Cha MEP, quý Cha sinh viên lưu trú, quý cha Việt Nam đang sống và làm việc tại Paris, quý cha tháp tùng ĐHY cùng quý tu sỹ nam nữ Việt Nam và đông đảo giáo dân đã cùng đồng tế và tham dự thánh lễ trong bầu khí long trọng của phụng vụ Chúa nhật I Mùa Chay.
Trước khi bước vào thánh lễ, Cha Bề Trên MEP đã thay mặt cộng đoàn chào mừng Đức Tân Hồng Y và bày tỏ niềm vui mừng khi Đức Tân Hồng Y đã nhận lời mời của Ngài chủ tế thánh lễ tạ ơn tại nhà mẹ của Hội Thừa Sai Paris, nơi còn lưu giữ rất nhiều tài liệu và kỷ vật của của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, Hội Thừa Sai Paris dù không hiện diện bằng nhân sự tại Việt Nam như khi xưa nhưng đã trợ giúp cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam bằng cách trao tặng rất nhiều học bổng cho các linh mục sinh viên tới Paris và Toulouse để học cao học thần học và triết học, ngõ hầu giúp cho việc đào tạo linh mục và nâng cao trí thức đức tin cho Giáo Hội tại Việt Nam.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Hồng Y Phêrô đã bày tỏ tâm tình tri ân tới Cha Bề Trên và Hội Thừa Sai Paris đã nhã ý mời Ngài tới thăm và dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa cùng với Gia đình MEP để cùng cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam trong đó MEP đóng vai trò không nhỏ trong lịch sử truyền giáo của Giáo Hội tại Việt Nam khi xưa cho tới hôm nay. Sau đó Ngài đã chia sẻ với cộng đoàn về những giây phút đặc biệt khi Ngài nhận được tin Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Ngài làm hồng y và từ sự ngỡ ngàng ban đầu Ngài đã nhận ra đó là một hồng ân và là một sứ mạng mà Thiên Chúa trao ban để rồi Ngài bình an đón nhận với ước nguyện chu toàn sứ mạng cao trọng này. Và như thế Ngài xin cộng đoàn cùng thêm lời cầu nguyện để Ngài chu toàn bổn phận trong vai trò làm cố vấn cho Đức Thánh Cha, chèo lái con thuyền Giáo Hội hướng tới tương lai theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Sau ngày Chúa nhật lưu lại với tại nhà MEP, Đức Tân Hồng Y Phêrô sẽ cùng với các linh mục tháp tùng khởi hành trở về Hà Nội bằng chuyến máy bay từ Paris về Hà Nội vào chiều thứ Hai, ngày 23 tháng 2 năm 2015 và theo dự kiến Đức Tân Hồng Y và phái đoàn sẽ về tới Hà Nội lúc 6g30 sáng thứ Ba, ngày 24 tháng 2.
Nguồn: TGP HàNội
VRNs (22.02.2015) – Sài Gòn – Lúc 16:30 giờ ngày họm qua, 22.02 tức mồng Ba Tết, cha tân Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã chủ sự cuộc kiệu và thánh lễ bế mạc ba ngày hành hương Minh Niên tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (HCG) Sài Gòn. Có gần 6000 tín hữu tham dự. Đồng tế thánh lễ với cha Giám tỉnh có trên 30 linh mục thuộc tỉnh dòng, cùng hàng ngàn giáo dân tham dự.
Đây cũng là thánh lễ cầu nguyện cho việc thánh thánh hóa công việc làm ăn của người tín hữu, theo truyền thống Giáo hội Công giáo Việt Nam vào những ngày đầu năm.
Cha chánh xứ Giuse Hồ Đắc Tâm nhắc lại việc cha tân Giám tỉnh cùng ban cố vấn của ngài đã ra mắt cộng đoàn giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Gíup hôm 15.02 vừa qua, để thánh lễ này còn là cơ hội để hàng ngàn người được biết đến cha tân giám tỉnh và cầu nguyện cho công việc của ngài.
Trong bài chia sẻ LỜi Chúa, cha Giám tỉnh Giuse đã mời gọi mọi người hướng về Chúa để làm việc với các ân huệ Chúa ban. Người có vẻ ích khả năng như thánh Giêrađô lại được Chúa dùng để cho nhiều người được chạm đến ơn cứu độ, như chiếc khăn thánh Giêrađô giúp cho các bà mẹ sinh nở dễ dàng. Rồi ngài nhấn mạnh “chúng ta đừng ganh tị với người có nhiều nén vàng, mà hãy biết làm cho nén vàng nên trọn”.
Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành nhận xét: “Bài giảng của cha Giám tỉnh có một chi tiết làm cho mình bừng sáng, đó là ngài nói chúng ta hãy sinh lợi cho Thiên Chúa”.
Cuối thánh lễ, cha Giuse cầu chúc cho cộng đoàn trong năm Ất Mùi có “được bình an thật của Chúa, không phải bình an mà thế gian ban tặng”; “tràn ngập niềm vui của Tin Mừng, niềm vui của tất cả những ai tin vào Chúa.”
Hướng đến công việc loan báo Tin Mừng, cha Giuse nói tiếp, “và tôi cũng xin chúc anh chị em trong năm mới tràn đầy sức sống của Chúa, để anh chị em trở thành chứng nhân loan báo Tin Mừng, trở thành chứng nhân nói những điều tốt lành của Chúa cho anh chị em khác.”
Ngài cũng gửi lời cám ơn đến cộng đoàn vì sự tham dự đông đảo và sốt sắng, đồng thời cảm ơn quý cha, quý thầy và những ai đã góp phần tạo nên bầu không khí tốt đẹp trong ba ngày hành hương.
VRNs
Nguốn: DCCT
VRNs (21.02.2015) – Sài Gòn – Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lòng “thiết tha” muốn viếng thăm Việt Nam. Đức Thánh Cha nói điều này với Đức tân Hồng y Việt Nam Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong công nghị tấn phong hồng y vừa qua. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn cho biết như trên khi ngài chia sẻ với cộng đoàn sau thánh lễ hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày Mồng Hai Tết, tại sân Tu viện DCCT Sài Gòn.
Qua lời kể của ĐHY Nhơn, Đức TGM Sài Gòn cho biết thêm, ĐTC “rất thiết tha [thăm Việt Nam], và ngài đã biểu lộ nhiều lần và lần này là một cách chính thức và công khai khi đội mũ cho Hồng y của Hà Nội.”
Đức Tổng Giám mục (TGM) Sài Gòn cũng kêu gọi cộng đoàn “cầu nguyện cho điều đó được thành sự”, và ngài hy vọng việc này sẽ diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017.
Ngoài việc chia sẻ về việc Đức Thánh Cha muốn thăm Việt Nam, Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc nhắc tới biến cố cách đây 50 năm sắc lệnh về Truyền Giáo ra đời. Do đó, ngài mời gọi mọi người cộng tác với nhau để loan báo Tin Mừng.
Ngày thứ hai trong ba ngày hành hương minh niên tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn diễn ra hôm qua do Đức Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ tế cuộc rước kiệu và chủ sự thánh lễ đồng tế.
Ngày Mồng Hai Tết, theo truyền thống của Giáo hội Công giáo Việt Nam là ngày kính nhớ ông bà tổ tiên. Do đó, ngày thứ hai trong ba ngày hành hương minh niên kính Đức Mẹ tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn cách đặc biệt hướng về lòng biết ơn của người con, người cháu đối với cha mẹ, ông bà và các bậc tổ tiên còn sống cũng như đã qua đời.
Bầu trời Sài Gòn dịu mát khi cuộc rước kiệu Đức Mẹ HCG bắt đầu lúc 16 giờ 30 bắt và trong suốt thánh lễ tại lễ đài trong sân Tu viện lúc 17 giờ.
Mặc dù lúc 7 giờ cùng ngày đã có một thánh lễ đồng tế tại lễ đài này để cầu nguyện cho các bậc tổ tiên đã qua đời, nhưng giờ hành hương và thánh lễ buổi chiều đã có rất đông người tham dự. Khu vực sân Tu viện và cuối nhà thờ đều chật kín người.
Cũng như lịch hai ngày vừa qua, hôm nay Mồng Ba Tết, sẽ có cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ HCG lúc 16 giờ 30 và thánh lễ đồng tế bế mạc tam nhật hành hương lúc 17 giờ. Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Tân Giám tỉnh DCCT Việt Nam chủ sự.
Được biết, ngoài các cuộc rước kiệu và thánh lễ đại trào, trong ba ngày đầu năm này quý cha, quý thầy trong Tu viện DCCT Sài Gòn đều có mặt vào ban sáng và chiều để hướng dẫn mọi người dâng gia đình cho Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Những chiếc bàn được đặt phía cuối nhà thờ để mọi người đến ghi lời xin ơn, tạ ơn và được hướng dẫn dâng gia đình cho Chúa trong những ngày đầu năm mới.
Nguồn: DCCT
Những ngày Tết Nguyên đán năm nay, thời tiết tại Huế và Quảng Trị thật ấm áp và không mưa. Chính vì thế, sáng hôm nay mùng 3 Tết, hàng chục ngàn người hành hương viếng Đức Mẹ La Vang thật sốt sắng.
Đúng 8 giờ sáng, Kiệu Đức Mẹ La Vang do Đức Tổng Giám mục chủ sự, xuất phát từ Tháp Cổ tiến ra Quảng trường Mân Côi về Linh đài Đức Mẹ. Qua mỗi chục kinh Mân Côi, Cha Quản nhiệm Trung tâm Hành hương La Vang Giacôbê Lê Sĩ Hiền hướng dẫn cộng đoàn hành hương suy niệm về mỗi mầu nhiệm.
Thánh lễ Tạ ơn Đức Mẹ ngày đầu năm mới do Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế chủ tế, cùng đồng tế có Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm và chừng 50 Linh mục trong và ngoài Giáo phận. Đức Tổng Giám mục thay mặt Cộng đoàn cung kính dâng hoa tươi lên Mẹ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chúc mừng năm mới Cộng đoàn Dân Chúa hiện diện tại Thánh địa La Vang trong ngày đầu năm mới này. Ngài nói: Một năm đã trôi qua, một năm mới đến với tràn đầy hy vọng. Xin dâng lên Mẹ tâm tình tri ân và cảm tạ, xin Mẹ ban muôn ơn lành cho mỗi Cộng đoàn Giáo xứ, mỗi Gia đình chúng con trong năm mới này. Năm 2015 này, Giáo Hội Việt Nam phát động Chương trình Tân Phúc âm hóa đời sống Cộng đoàn, xin Mẹ thánh hóa và ban cho mỗi Cộng đoàn biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, để cùng nhau nhiệt thành trong công cuộc Loan báo Tin mừng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Ngày đầu năm mới mọi người thường chúc nhau Phúc – Lộc – Thọ.
-Phúc: Quan niệm Hạnh phúc mà Chúa muốn trao cho mỗi
một người chúng ta không phải là hạnh phúc tạm bợ ở trần gian, mà chính là hạnh phúc đích thực ở Nước Trời.
-Lộc: Là nhiều tiền nhiều của cải, nhưng khi mỗi người chúng ta nằm xuống trong lòng đất, thử hỏi có ai mang theo được những gì?
-Thọ: Thời gian qua đi, con người càng ngày càng rút ngắn cuộc sống ở cõi hồng trần để tiến dần đến cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên đàng.
Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, ngày Tết là dịp Tri ân và Đoàn tụ. Tri ân Ông Bà, Cha Mẹ và các bậc Tiền nhân.`Người Công Giáo chúng ta còn phải biết cảm tạ và tri ân Thiên Chúa, vì có cái gì nơi chúng ta mà không xuất phát từ Thiên Chúa. Ngày Tết cũng là dịp đoàn tụ, tất cả con cháu dù đi xa cũng đều qui tụ về sum họp, chúc Tết và mừng thọ ông bà cha mẹ.
Nét đẹp ngày Xuân mới là phố phường nhà cửa đều sạch sẽ và tươi mới. Mỗi một người tín hữu Công Giáo chúng ta cũng đổi mới bằng cách Tân Phúc hóa đời sống như HĐGM Việt Nam mời gọi. Ngày đầu năm mới, xin chúc Cộng đoàn “Mọi sự như ý Chúa”
Sau Thánh lễ, ông Gioan Baotixita Lê Khanh, Chủ tịch HĐGX Trí Bưu, thay mặt cộng đoàn nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế đã dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu nguyện đầu năm mới tại Thánh địa La Vang hôm nay, đồng thời chúc Tết Đức Tổng Giám mục và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa hiện diện trong ngày đầu năm mới này.
Các em Thiếu nhi dâng lên Đức Tổng Giám mục và quí Cha những bó hoa tươi thắm bày tỏ lòng kính yêu của con cái đối với vị Chủ chăn. Các em cũng trình bày vũ khúc “Mừng Xuân” giúp vui cho ngày gặp gỡ đầu năm mới tại Linh đài Đức Mẹ La Vang.
Kết thúc ngày hành hương, Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho Cộng đoàn.
VRNs (21.02.2015) – Sài Gòn – Chiều qua, Mồng Một Tết Nguyên Đán, tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn đã khai mạc tam nhật hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đức cha Stephanô Tri Bửu Thiên, Giám mục Giáo phận Cần Thơ đã chủ sự cuộc rước kiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp và chủ sự thánh lễ đồng tế tại lễ đài trong khu vực sân Tu viện.
Cuộc rước kiệu kính Mẹ HCG bắt đầu lúc 16 giờ 30, khởi đi từ gian cung thánh nhà thờ Giáo xứ. Các hội đoàn trong Giáo xứ, quý cha quý thầy trong Nhà Dòng đã tham dự buổi kiệu kính Mẹ Mẹ.
Đoàn rước đi xung quanh sân nhà thờ Giáo xứ và kết thúc tại lễ đài trong sân Tu viện. Ước tính có khoảng 8 ngàn người tham dự trong buổi chiều khai mạc tam nhật hành hương minh niên tại đây.
Lúc 17 giờ, Đức cha Stephanô Tri Bửu Thiên Chủ sự thánh lễ tại lễ đài, dâng thánh lễ đồng tế cùng với ngài có cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh DCCT và khoảng 40 cha trong Dòng, đa số thuộc Tu viện DCCT Sài Gòn.
Thánh lễ khai mạc tam nhật hành hương minh được cử hành cầu bình an cho năm mới. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Stephanô Tri Bửu Thiên nhấn mạnh đến lời cầu nguyện trong ngày đầu năm mới là xin cho được Cứu độ. Ngài nói rằng, mọi người đều muốn xin Chúa và cầu nguyện với Đức Mẹ ban cho mình, cho gia đình mình được hồn an xác mạnh, làm ăn tấn tới, xin tài lộc nhưng điều quan trọng là xin cho được được “lên Thiên Đàng”.
Lên Thiên Đàng không phải một mình, nhưng cố gắng để cả gia đình, những người thân yêu của mình cùng được hưởng sự sống ấy.
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức cha kể rằng: Tại một giáo xứ nọ, trong khi giảng, ngài hỏi mọi người: Ai muốn được lên Thiên Đàng? Tất cả mọi người đều giơ tay, nhưng rồi ngài ngạc nhiên thấy một em bé khoảng 4 tuổi không giơ tay. Ngài hỏi, con có muốn được lên Thiên Đàng không? Em trả lời: Con không muốn lên Thiên Đàng, nếu ở đó không có má con! Từ câu chuyện này, Đức cha nhấn mạnh đến việc mọi người cần giúp nhau, nhất là giúp những người thân yêu của mình để tất cả đều được lên Thiên Đàng.
Kết thúc thánh lễ có nghi thức làm phép “lộc Lời Chúa”. Đây được coi là cách hái lộc của người Công giáo trong những ngày đầu năm mới. Thay vì hái một cành cây như người ta thường làm, thì người Công giáo được mời gọi nhận một câu Lời Chúa trong ngày đầu năm và câu Lời Chúa ấy như là lời của Chúa dành riêng cho mình, mời gọi mình sống điều ấy trong suốt năm mới.
Trong ba ngày hành hương minh niên, nhà thờ và Tu viện sẽ mở cửa để mọi người tới cầu nguyện, dâng gia đình cho Chúa trong những ngày đầu năm. Tại sân nhà thờ, ban sáng và chiều có quý cha, quý thầy hướng dẫn cách dâng gia đình cho Chúa.
Theo lời cha Vinhsơn Phạm Trung Thành cho biết, “Công việc mục vụ rất đặc biệt và thuộc truyền thống của Nhà Dòng vào những ngày đầu xuân đó là việc tổ chức Hành Hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Việc hành hương này có từ khi DCCT bước chân vào Việt Nam và được tổ chức ở Huế, rồi Hà Nội, Saigon và nay có thể nói ở khắp nơi khi có sự hiện diện của tu sĩ DCCT VN.”
Theo thông báo, hôm nay Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Giáo Phận Sài Gòn sẽ chủ sự cuộc rước kiệu và thánh lễ để kính nhớ ông bà tổ tiên theo truyền thống vào ngày Mồng Hai Tết. Kết thúc ba ngày hành hương, nghĩa là vào ngày Mồng Ba Tết, ngày cầu nguyện cho việc thánh hóa công ăn việc làm, cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh DCCT sẽ cử hánh thánh lễ.
Nguồn:Dòng Chúa Cứu Thế
09 giờ 30 sáng Thứ Năm, ngày 12 tháng 02 năm 2015, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu - Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu - Chủ tich Ủy Ban Bác Ái Xã Hội Caritas Việt Nam sẽ chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành Trung Tâm Caritas Định Hải, cử hành thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho công việc bác ái của Giáo phận tại nhà thờ Giáo xứ Định Hải.
Khi còn là Cha xứ của Giáo xứ Định Hải, Cha Đaminh Ngô Văn Viễn đã kêu gọi người dân địa phương hiến đất, ủng hộ tinh thần, đóng góp công sức xây dựng công trình nhằm mục đích phục vụ công việc bác ái từ thiện. Với gần 02 năm nỗ lực làm việc, kêu gọi tấm lòng giúp đỡ của quý ân thân nhân, Cha xứ cùng người dân Định Hải đã có được một khu đất hiến tặng với diện tích khoảng 1.200m2 và xây tương đối hoàn thiện một căn nhà với diện tích 220m2 (dài 22m, rộng 10m).
Đầu năm 2014, Cha Đaminh ngỏ ý với Đức Cha Giáo phận trao toàn bộ khu đất cùng căn nhà đang hoàn thiện cho Giáo phận để phục vụ công việc bác ái xã hội. Tháng 06.2014, Ủy Ban Bác Ái - Caritas Giáo phận đã tiếp nhận Trung Tâm này. Dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Giáo phận và sự trợ giúp của quý ân nhân xa gần, ban Caritas Giáo phận tiếp tục hoàn thiện căn nhà, tìm kiếm nhân sự quản lý, phục vụ cho công việc bác ái từ thiện tại Trung Tâm này.
Trong tinh thần hiệp thông, Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi sẵn sàng hợp tác với Ủy Ban Caritas Giáo phận chịu trách nhiệm quản lý, phục vụ phòng khám và những công việc khác thuộc lãnh vực bác ái xã hội tại Trung Tâm Caritas Định Hải theo thỏa thuận giữa Ban Giám Đốc Caritas và Hội Dòng.
Ngày 10 và 11 tháng 09 năm 2014, Caritas Bùi Chu đã phối hợp với các nữ tu y bác sĩ Dòng Mân Côi Bùi Chu để thực hiện chương trình khám bệnh phát thuốc miễn phí cho 350 bệnh nhân nghèo trong khu vực. Những bệnh nhân khám bệnh trong chương trình trên có chỉ định châm cứu của bác sĩ được châm cứu miễn phí trong 01 tuần. Đó cũng là thời điểm Phòng khám bệnh phát thuốc từ thiện của Caritas Bùi Chu khai trương và Trung Tâm Caritas Định Hải chính thức được sử dụng theo mục đích mà Cha Đaminh - nguyên chánh xứ Định Hải ước mong.
Sau khi phòng khám khai trương, Hội Dòng Mân Côi Bùi Chu đã cử 02 nữ tu y sĩ trực tiếp ở tại Trung Tâm chịu trách nhiệm quản lý Trung Tâm, khám và điều trị các bệnh thông thường như: cảm, sốt, đau họng, viêm khớp, viêm xương, đau nhức thần kinh, mệt mỏi, trầm cảm... phục vụ nhu cầu sức khỏe cho người dân không phân biệt tôn giáo trong khu vực xã Hồng Thuận cùng các xã lân cận.
Kể từ thời điểm khai trương tới nay, mỗi ngày phòng khám đã đón tiếp từ 20 - 80 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh. Hai nữ tu y sĩ phục vụ bệnh nhân trong lãnh vực Tây y và Đông Y.
Theo nhận xét của bà con thuộc Giáo xứ Định Hải, Phòng khám Caritas đã giúp người dân địa phương, đặc biệt là những người lớn tuổi trước đây ít được tiếp cận với vấn đề y tế có điều kiện được chăm sóc sức khỏe mà tiết kiệm viện phí, chi phí di chuyển. Người nhà của một bệnh nhân mắc chứng bệnh hen suyễn, khó thở thổ lộ: “Trước đây, mỗi lần mẹ con bị khó thở là chúng con phải đưa lên tận Nam Định nhưng từ khi có các Dì về đây chúng con sung sướng quá, chỉ cần mấy bước đưa vào Dì được thở oxy, Dì theo dõi, điều trị là mẹ con thở được”.
Thật thế, những việc làm nhân ái được Hội Dòng và Caristas thực hiện tại Trung Tâm này cũng như ở một số nơi khác đã làm tăng chất lượng cuộc sống, và góp phần xây dựng hạnh phúc cho các gia đình.
Trải qua gần 03 năm gầy dựng, 05 tháng hoạt động, Trung Tâm đã từng bước hoàn thiện, ổn định nhờ sự hướng dẫn của Đức Cha Giáo phận, sự quan tâm nâng đỡ của Cha Đaminh, Cha Gioan Baotixita Vũ Quốc Đạt - chánh xứ Định Hải, anh chị em thuộc Giáo xứ Định Hải, cũng như sự chia sẻ của biết bao người hảo tâm, nhất là tình thương quan phòng nhiệm mầu của Thiên Chúa. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả hơn nữa, chắc hẳn Trung Tâm này còn cần đến nhiều hơn nữa những lời cầu nguyện, sự động viên, sự đóng góp quảng đại về công sức và tài chính của nhiều người hảo tâm.
BTT Dòng Mân Côi