Tin Cộng Đoàn
Tin Cộng Đoàn
- Viết bởi Giuse Khổng Hữu Nguồn
GÒ CÔNG - Lại một mùa Noel nữa đang đến gần! tôi có dịp đi chuyến hành trình thăm viếng bà con nghèo lần thứ tư trong năm 2014.
Theo đoàn Bác ái Thiện nguyện hạt Vũng Tầu do Ông Vicente Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn.
Chiếc xe 30 chỗ đón tôi lúc 8 giờ sáng thứ Tư 10/12/2014, tại ngã ba Vũng Tầu và theo hướng Sài Gòn đoàn xe đi qua các địa danh, Quận 2 qua cầu Phú Mỹ đi vào Quận 7 đến Huyện Bình Chánh sang Huyện Cần Giuộc Long An rồi đi mãi trên quốc lộ 50 đến phà Mỹ Lợi xuống Gò Công qua hai phà nữa là Tân Long và Tân Thanh mới vào tới giáo xứ Cồn Bà thuộc Ấp Tân Thành II, xã Tân Thạnh, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
Đoàn chúng tôi tới nơi lúc 14 giờ chiều, ai nấy đều mệt nhoài do phài chờ chuyển hàng hóa và sang xe nơi hai phà nhỏ, xe lớn có gầm thấp nên không thể lên phà do con nước xuống.
Vào trong sân nhà thờ Cồn Bà chúng tôi thấy bà con nghèo đã chờ đợi sẵn, chúng tội vội cùng với cha xứ Cồn Bà và các vị chức việc, phát hết 200 phần quà cho họ. Mỗi phần quà trị giá 210 ngàn đồng, và gởi lại giáo xứ 250 phần quà dành cho các em thiếu nhi để giáo xứ phát vào dịp giáng sinh sắp tới trị giá hơn 3 triệu đồng và 25 bao quần áo, loại bao 50 ký.
Cha xứ Giuse Trần Thanh Long, chánh xứ Cồn Bà cho biết, giáo xứ có hơn 500 gia đình và hơn 1.500 người, chiếm tỷ lệ 25% so với dân số trong xã.
Hiện cuộc sống bà con cũng bình thường thôi, công việc nuôi tâm, làm ruộng, buôn bán nhỏ lẻ.
Giáo xứ Cồn Bà được hình thành từ năm 1930, do những gia đình chạy trốn sự cấm cách từ Phú Yên, trong đó có gia đình Bà Nỡ, là người đầu tiên khai phá, nên giáo xứ mới có tên là xứ Cồn Bà (Nỡ). Gọi là cồn là vì giáo xứ nằm trên một cù lao giữa sông Tiền gần Cửa Đại cách biển khoảng 10 cây số.
Ngày Chúa Nhật giáo xứ có hai lễ, sáng lúc 5 giờ, chiều lúc 15g30, còn ngày thường có một lễ chiều lúc 16g15’.
Trong dịp này, đoàn Bác ái Thiện nguyện hạt Vũng Tầu cũng muốn đến để đền ơn cha xứ, quý vị chức việc và bà con giáo xứ Cồn Bà đã cầu nguyện và lo liệu việc hậu sự cho thi thể Linh mục Đaminh Trần Thế Huy, 45 tuổi, phó xứ giáo xứ Vũng Tàu thuộc giáo phận Bà Rịa và là vị đặc trách tượng đài Chúa Ki-Tô núi Tao Phùng, đã mất tích khoảng 5 giờ 30 chiều hôm mồng 5 tháng 11 vừa qua, sau khi tắm biển cùng một người bạn gần khu vực mũi Nghinh Phong, Vũng Tàu. Sau 5 ngày tìm kiếm và thi thể đã được tìm thấy sáng Chúa Nhật mồng 9 tháng 11 vừa qua ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục Giuse Trần Thanh Long (học dưới cha Huy một lớp), chánh xứ Cồn Bà nói thi thể linh mục Đaminh được người dân phát hiện khoảng 8 giờ hơn ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục chánh xứ Cồn Bà cùng linh mục quản hạt và quý linh mục thuộc giáo phận Bà Rịa, đã cử hành nghi thức tẩm liệm trước khi đưa thi thể linh mục Đaminh về Vũng Tàu để tổ chức lễ an táng.
Phát quà cho bà con nghèo xong, chúng tôi vội vã dùng cơm, rồi tiếp tục lên thuyền ra chỗ thi thể cha Đaminh Huy trôi vào cách giáo xứ Cồn Bà hơn 3 cây số. Chúng tôi được hai em trong giáo xứ là người trực tiếp vớt xác cha Đaminh Huy diễn tả cụ thể nơi chốn và tư thế thi thể khi phát hiện.
Chúng tôi đã đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn cha Đaminh Huy ngay tại nơi này và sau đó đoàn chúng tôi quay lại nhà thờ để chào cha xứ, chào quý vị chức việc và bà con rồi vội vã thu xếp ra về cho kịp chuyến phà.
Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, đoàn chúng con đã đi về được mọi sự lành bằng an. Con về đến nhà lúc 10 giờ đêm, còn anh chị em con trong đoàn cũng đã về tới nhà ở Bà Rịa Vũng Tầu lúc 23 giờ hơn trong đêm.
- Viết bởi Thanh Sơn
Mỗi năm đến hẹn lại lên
"Khánh Nhật Truyền Giáo" vang rền nơi đây.
Mỗi năm vào ngày khánh nhật truyền giáo muôn người lại nô nức tìm về St. Augustin như trẩy hội để tham dự thánh lễ và dự hội hoa đăng. Tôi cũng không nhớ đây là lần thứ mấy các Cha,Thầy Việt Nam dòng Ngôi Lời đã tổ chức tại đây, nhưng lần này tôi thấy tham dự đông hơn những lần trước.
Trời mùa thu Tây Đức tôi lái xe 200 cây số tới tham dự. Hai bên đường lá đã ươm vàng._ Mấy ngày trước đó trời se lạnh, gió thổi ào ào như mưa bão, đưa muôn cánh lá bay đi về cội. Nhưng hai bữa nay bỗng nắng ấm chan hòa và gió đã ngưng thổi. Tôi tự hỏi._Có phải chăng, Cuộc đời con người cũng như những cánh lá kia? Xuân qua, hạ tới, thu tàn, và đông đến. Có những cánh lá rụng về cội._ Có những cánh bay đi mù mịt chẳng biết tới nơi đâu???
Một chút suy tư trên đường đi, vậy mà chúng tôi đã đến nơi cũng sắp giờ lễ. Gặp lại bao người thân quen, tay bắt mặt mừng sánh bước vào giáo đường hiệp dâng thánh lễ.
Thế mà vào đến nơi 66 băng ghế bên dưới đã chật hết chỗ bao nhiêu người phải đứng dưới và xung quanh. Tôi lên tầng trên thì cũng hết ghế nên đành phải đứng cả buổi lễ. (Những nhờ vậy mà chụp được mấy tấm ảnh này.) Lần sau nhất định sẽ đi thật sớm để có chỗ ngồi. Viết tới đây tôi sực nhớ lại câu vè này nghe thấy cũng mắc cở thật.Không ăn đậu đâu phải người Mễ
Không đi trễ đâu phải người Việt.
Trước thánh lễ LM. Giuse Huỳnh Công Hạnh giới thiệu chào mừng quan khách đến từ khắp nơi như Na Uy, Đan Mạch Hòa Lan, Pháp, Bỉ v. v... Qúy LM. đồng tế và đặc biệt Đan Viện Phụ Huỳnh Quang Sanh dòng Biển Đức Việt Nam sang họp ở giáo đô Rôma về ghé ngang Đức ghé thăm cộng đoàn, nên các Linh mục mời Ngài Chủ tế trong thánh lễ hôm nay.
Thánh lễ bắt đầu với những lời ca rất hân hoan để dẫn đưa mọi tham dự viên vào chủ đề Khánh Nhật Truyền Giáo hôm nay.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long cũng là Quản Nhiệm giáo dân công Giáo VN. của vùng trung tây Đức này, công bố Tin Mừng. (Mc.10, 35-45)
Đan Viện Phụ Huỳnh Công Sanh chia sẻ Tin Mừng của ngày "khánh Nhật Truyền Giáo" tôi nhớ được mấy điểm như sau:
- Nói tới việc truyền giáo ngày nay. Chúng ta không thể không nhắc tới chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là quan thầy truyền giáo. Chị thể hiện cách truyền giáo bằng hành động, tức việc làm chứ không chỉ bằng lời nói. Chị cũng đã rất ước ao được sang Việt Nam để sống nhưng tiếc rằng cuộc đời chị ngắn ngủi mất lúc 24 tuổi nên mơ ước đó không thành, nếu không quê hương chúng ta đã được đón tiếp một vị thánh truyền giáo vĩ đại chỉ bằng những việc làm nhỏ.
- Bởi thế cách truyền giáo hay nhất là bằng hành động việc làm, chứ không thể chỉ bằng lời nói.
- Đan Viện của chúng tôi cũng đang áp dụng bằng những cách đó. Thà làm những việc nhỏ trong khiêm nhường đích thực, còn hơn là làm những việc lớn trong huênh hoang tự đắc. Chúng tôi đang đặt những thí điểm như nhà tù, bệnh viện v. v...
Chúng tôi đi nhiều nơi ở VN. hay sang bên Âu Châu này thì thấy phần nhiều phụ huynh đều chia sẻ và hay phàn nàn về con cái. Nhưng mà thực sự ra gia đình mới là cái nôi truyền giáo đầu tiên của giáo hội. Nếu gia đình mà êm ấm thì con cái sẽ được hưởng trực tiếp cái nền nếp sống đạo từ đây mà ra.
Có những cha mẹ rượu chè đủ thứ, đánh nhau cãi lộn
say sưa, thì làm sao mà nên tấm gương truyền giáo cho chúng được. rồi mới tới những người chung quanh v. v...
Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa xin cho tất cả những bước chân truyền giáo được thật nhiều ơn khôn ngoan hiểu biết cam đảm trong khiêm nhường để mang lại nhiều ơn ích cho mọi người.
Xin cho Quê Hương mau thoát ách nô lệ thần dữ, thoát cảnh đau thương bóc lột nhau. Cho các đấng bậc trong giáo hội Việt Nam được ơn can đảm và khôn ngoan theo con đường của Chúa để dìu dắt đoàn chiên của Chúa trao,và biết hy sinh để bảo vệ Giáo dân của mình.
Cho ĐGH. cho hội thánh, những người cô đơn, đau yếu, những linh hồn, v.v..
Ca đoàn trẻ và ca đoàn tổng hợp đã ca tụng Thiên Chúa bằng cả con tim với những bài thánh ca truyền giáo thật hay và tâm tình rất tuyệt vời.
Trước khi nhận phép lành các em thiếu nhi vũ tiến hoa thật là xinh xắn và điệu nghệ, và kết thúc bằng tràng pháo tay như bất tận. Đây cũng chính là các em nhỏ đang làm việc nhỏ nhưng mà hiệu qủa thì to.
Cuối thánh lễ LM. Giuse Lê Thắng thay mặt ban tổ chức cám ơn Đan Viện Phụ, Qúy LM. cùng qúy tham dự viên đã cùng nhau hiệp dâng thánh lễ rất long trọng cho phần hồn. Bây giờ mời tất cả sang hội trường khang trang của nhà dòng để thưởng thức những bổ dưỡng cho phần xác.
Trong thánh đường hôm nay khoảng 700-800 trăm người tham dự. Nhưng khi sang hội trường tôi thấy số người đến tham dự dông hơn lên. Những quầy hàng được chiếu cố rất tận tình để ủng hộ cho công việc trợ giúp các LM. của dòng đang đi truyền giáo khắp nơi xa xôi bên Phi Châu hay quê nhà v.v...
Một chương trình nhạc sống văn nghệ thật hay . Những màn vũ của các em thiếu nhi rất được tán thưởng
Có 1 sơ và một Lm. nhỏ lên song ca bản nhạc "Ai Bảo Đi Tu Là Khổ" rất thú vị
Ban hợp ca Cha Cha Cha và cácThầy cũng không kém phần hấp dẫn. Chương trình còn kéo dài nhưng vì ở xa nên tôi ra về lúc 22giờ đêm bỏ lại sau lưng những tiếng nhạc tiếp tục đầy ý nghĩa của ngày "KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO".
Bước chân truyền giáo muôn phương
Đẹp thay đon đả lên đường gần xa
Ngôi Lời Ngài dạy chúng ta
Sống đời chứng tá truyền ra khắp cùng.
Thanh Sơn 20.10.2012
- Viết bởi Văn Ming
WGPSG -- Trong niềm vui cùng Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cách riêng đối với giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, còn là ngày vui mừng đón nhận 6 anh chị Tân tòng đã theo khóa học lớp Giáo lý dự tòng của giáo xứ, được lãnh nhận bí tích Khai tâm Kitô giáo để chính thức trở thành người Kitô hữu.
Đúng 17g30 thứ Hai ngày 08.12.2014, Cha Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng chủ sự nghi thức tiếp nhận trước tiền sảnh nhà thờ.
Sau phần nghi thức tiếp nhận, các Dự tòng cùng với cha mẹ đỡ đầu tiến vào trong nhà thờ như đi vào giữa lòng Hội Thánh, trong vòng tay yêu thương của cộng đoàn giáo xứ.
Trong bài giảng lễ, cha Vinh Sơn chia sẻ: Hôm nay, toàn thể Giáo hội tôn vinh Đức Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, bởi vì Mẹ không mắc tội nguyên tổ: Mẹ được đặc ân ''Vô Nhiễm Nguyên Tội''. Lời kinh Kính Mừng đó đã quen thuộc với mọi người tín hữu và cùng lớn lên trong họ từ thời Giáo hội sơ khai cho đến hôm nay. Đức Thánh Cha Pio IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cha Vinh Sơn nhấn mạnh cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa, đặc biệt 6 anh chị Tân tòng hôm nay được trao chiếc áo trắng tinh tuyền sẽ mang theo bên mình suốt cuộc đời, và từ đây ra đi làm chứng nhân cho Đức Kitô.
Sau bài giảng, cha chủ tế chủ sự nghi thức Rửa Tội và Thêm Sức cho 6 anh chị trên cung thánh. Sau đó là phần Phụng vụ Thánh Thể.
Thánh lễ kết thúc lúc 19g00, nhưng mọi thành phần dân Chúa lại hăng say ra đi loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay trên quê hương thân yêu này.
Nguồn: TGP Sài Gòn
- Viết bởi Thanh Sơn
Hôm nay vào lúc 14giờ 25.12.2012 đoàn Thiên Thần với loa kèn loan báo tin vui tới muôn người. Tiếp theo sau là đội giúp lễ hùng hậu tiến vào lễ đài rước tân linh mục Dominik Nguyễn viết Hiển cùng 3 Linh mục đồng tế mừng đại lễ Giáng Sinh với khoảng 500 giáo dân thuộc cộng đồng thánh Micae liên giáo phận Paderborn-Essen và vùng phụ cận.
- Viết bởi Jos. Vĩnh An
Sáng Chúa Nhật 07/12/2014 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại trường La Selle Revesby Heights, Sydney. |
(
- Viết bởi Giuse Khổng Hữu Nguồn
Chiều thứ Bảy 06/12/2014, tại nhà thờ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc. Giới Hiền mẫu của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai đã về tham dự ngày lễ trọng Mừng Kính Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Bổn mạng giới Hiền mẫu hạt.
Cùng dâng lễ với cha Đaminh Bùi Văn Án - Quản hạt, có cha Giuse Nguyễn Ý Định - Đặc trách giới Hiền mẫu hạt. Cha Anton Nguyễn Minh Thuấn - Giám đốc Tu đoàn Thánh Thể, và quý cha trong Hạt.
Trước lễ, cộng đoàn Giới hiền mẫu được nghe cha Anton giảng huấn đề tại “Đức Maria – Người Nữ Thánh Thể” với những đặc ân của Đức Mẹ, vị trí và vai trò của Mẹ Maria trong đời sống đức tin của người Công Giáo là hết sức quan trọng. Nói cách khác, đời sống của người tín hữu không thể thiếu Đức Hiền Mẫu trinh khiết Maria dẫn đường.
Và cha giảng huấn mời gọi quý bà, quý chị em giới hiền mẫu hãy noi gương Đức Mẹ. Tất cả được thể hiện qua lời đáp “xin vâng”. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời, dù trên đỉnh vinh quang hay dưới vực đau thương quay quắt. Một lời vừa biểu lộ sự hiến dâng cộng tác tích cực, vừa thể hiện niềm yêu mến tin tưởng phó thác.
Kế đến, là cuộc rước tượng Mẹ Vô Nhiễm – Bổn mạng. Quý bà, quý mẹ với y phục mầu sắc đẹp mắt, tay cầm nến, cầm hoa, vừa đi vừa nghe những lời đọc suy niệm về Đức Mẹ.
Mở đầu thánh lễ, cha quản hạt ngỏ lời chào mừng quý cha, quý cộng đoàn hiện diện và ngài chia sẻ: Giáo Hội đang sống tâm tình những ngày đầu của Mùa Vọng và hướng về mầu nhiệm Giáng Sinh và Năm mới. Cách đặc biệt Năm Thánh Mừng Kim Khánh Thành Lập Giáo Phận Xuân Lộc. Giới hiền mẫu giáo hạt long trọng mừng lễ Quan Thầy Mẹ Vô Nhiễm.
Mừng lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội hôm nay, chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng một kiệt tác, một công trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn yêu thương con người.
Trong dịp này chúng ta nhớ cầu nguyện cho quý cha linh hướng, quý ân nhân, quý bà, quý chị em hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.
Trong bài giảng lễ, cha đặc trách chia sẻ về những danh xưng của Đức Mẹ “Đầy Ơn Phúc”. Qua lời chào “đầy ơn phúc” như thế, chúng ta mới thấy mối liên quan khít khao với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, vốn là một ơn ban để chuẩn bị Đức Maria cho thiên chức làm mẹ Đấng Cứu Thế.
Tiếng “Xin Vâng” trong lời Đức Mẹ. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời mỗi người Kito hữu.
Và cha đặc trách mời quý bà quý mẹ hãy sống xứng với tên gọi của mình, tên gọi Người Mẹ Hiền, còn được gọi là Hiền Mẫu chính là người khơi lên ngọn lửa đức tin trong chính cuộc sống của mình, của gia đình, của xóm làng, nơi cộng đoàn, đoàn thể, giáo họ, giáo xứ.
Trước khi kết lễ, bằng những lời tri ân của vị đại diện cộng đoàn hiền mẫu hạt và những bó hoa tươi thắm, kèm theo những tràng pháo tay vang dòn dâng kính quý cha.
Nhận phép lành toàn xá, mọi người vui mừng bước qua sân phía đông nhà thờ, dùng tiệc liên hoan và thưởng thức văn nghệ cây nhà lá vườn.
- Viết bởi Trầm Hương Thơ
Hôm nay chúa nhật thứ nhất mùa vọng, mùa trông chờ, mùa hồng ân cứu độ. Lời Chúa bảo: Hãy tỉnh thức!... Chúng ta canh thức và sửa soạn tâm hồn chờ đón Chúa ra sao, là tùy thái độ mỗi tâm hồn của mình.
Nhưng hôm nay cũng là Chúa nhật thứ nhất của năm lịch phụng vụ mới. Năm B. Đầu năm Phụng Vụ mới này Hội Bác Ái vinh Sơn Phaolô gặp mặt một ngày để nhìn lại những sinh hoạt của năm Phụng Vụ đã qua, đồng thời vạch ra chương trình cho năm phụng vụ mới.
15g00 đúng, hơn 50 hội viên và cảm tình viên tôn vinh kính"Lòng Chúa Thương Xót" dưới sự hướng dẫn của Lm. linh hướng Fernand Nguyễn Hữu Công thật tâm tình tha thiết và chậm rãi trang nghiêm, giữa mỗi chục kinh ngài ngưng lại và xen lời nguyện xin ngắn gọn.
Một giờ kinh vô cùng ý nghĩa, tâm tình tha thiết, trang nghiêm kính "Lòng Chúa Thương Xót"
Chấm dứt giờ kinh là ca đoàn hát bài nhập lễ.
BÀI ĐỌC I: Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8
"Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống".
PHÚC ÂM: Mc 13, 33-37
"Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về".
Tỉnh thức ở đây mang ý nghĩa gì?
Tỉnh thức không phải là thức cả đêm không dám ngủ vì sợ Chủ về bất thình lình, mà là mọi cái ta luôn phải biết sẵn sàng. Các em đang đi học, thì phải lo bài vở cho ngày hôm sau xong xuôi trước khi ta muốn đi chơi hoặc trước khi đi ngủ để ngày hôm sau thức dậy mọi cái cần cho buổi học đã có sẵn. Người đi làm thì cũng phãi sửa soạn những gì cần cho ngày hôm sau dây sớm để mọi sự đã có sẵn. Phần tâm linh, hay linh hồn ta cũng vậy. Ai biết sửa soạn sẵn sàng cho phần hồn của mình rồi thì người ấy sẽ sống trong hạnh phúc và an bình, để mong chờ Chúa đến thăm ta bất kể giờ nào ngày nào. Đó là những người luôn tỉnh thức vậy.
Một em bé Việt-Đức 8 tuổi đọc lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt rất rõ ràng và mạch lạc:
- Cầu cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội, cho ông bà cha mẹ và mọi người trong Mùa Vọng này biết luôn tỉnh thức đễ lãnh nhận được thật nhiều ơn thánh Chúa.
- Cầu cho quê hương được thoát ách vô thần đang kềm kẹp, để tương lai đất nước ngày được tươi sáng lên.
- Cầu cho những linh hồn tiền nhân chúng con được Thiên Chúa đoái thương mà cho hướng ánh sáng vinh quang của Ngài.
Thánh lễ tạ ơn cuối năm của Hội Bác Ái Vinh Sơn Phao Lô chấm lúc lúc 17h với bài hát tận hiến cho Đức Mẹ Maria, và mọi thành viên xin được Mẹ dắt dìu theo hai tiếng "xin vâng" của Mẹ..
Ông hội trưởng đứng lên cám ơn Lm. Linh hướng và mọi người hôm nay đã về đây tham dự khá đông đủ. Ông cũng thay mặt Ban Chấp Hành kêu gọi mọi người rộng mở tấm lòng để đóng góp giúp đỡ cho những người mang căn bệnh dịch Ebola đang hoành hành, đặc biệt bên những nước Châu Phi. Số tiền đóng góp trong buổi sinh hoạt đầu năm Phụng Vụ mới này được 350Euro và sẽ được chuyển tới nơi cần trong thời gian sắp đến.
Một bữa ăn đơn sơ nhưng rất chân tình đã làm ấm lòng mọi thành viên của hội trong ngày đầu năm Phụng Vụ này. Lm. Linh hướng và mọi người cầu chúc trong mùa vọng luôn biết sống tỉnh thức để lãnh nhận hồng ân Chúa. Một năm phụng vụ mới thăng tiến trên con đường tâm linh và bình an của Chúa.
18g30 bế mạc chia tay nhau trong tâm tình lưu luyến và hẹn gặp lại nhau trong ngày đầu năm mới 2015.
Trầm Hương Thơ
01.12.2014 Tường thuật và ghi hình
XEMTHÊM HÌNH
- Viết bởi Thanh Sơn
Chung nhau một chuyến hành hương
Giáo Đô Công Giáo yêu thương một trời
Rôma muôn thuở tuyệt vời!
Tình yêu Thiên Chúa sáng ngời chiếu soi.
Nhóm chúng tôi 12 người đáp máy bay đến Rôma 4 ngày để tham dự lễ tuyên Chân Phước ĐGH Phaolô VI, đồng thời hành hương thăm Giáo Đô Rôma muôn thuở. Nhờ sự quen biết của chị trưởng nhóm nên đã liên lạc từ truớc để mướn một cái Apartment lớn đủ cho đúng một tiểu đội ở ngoại thành Rôma cho giá cả bình dân, có sân thoải mái và bếp núc đầy đủ. Xuống sân bay thấy chủ nhà cầm bảng Priester Dr. Qúy đứng đón, dẫn ra xe Mersedes và thêm 1 chiếc 9 chỗ ngồi nữa là an tâm vì trong đoàn có mỗi mình cha Phêrô Qúy là hiểu và nói được tiếng Ý để xã giao còn chúng tôi đều ngồi hiền ru rất là dễ thương... Thấy cha nói gì đó mà nghe như Grazie millev.vv, nửa tiếng sau xe đã tới nhà. Căn hộ khá khang trang, bữa tối đã nấu xong do hai người đẹp Chinh và Claudia sang từ hai ngày trước nên đã đi chợ cá biển và nấu giúp cho. Cám ơn hai cô nhiều nhé. Thật là tuyệt vời! với bữa cơm tối hôm nay.
Sáng thứ bảy lấy xe buýt đi thăm Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (Tiếng Ý: Basilica Papale di San Paolo fuori le Mura, có tên khác là Nhà thờ Thánh Phaolô) Đây là một trong bốn Đại Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatikan mà khách hành hương không nên bỏ qua mỗi khi đến Giáo Đô.
Vương cung thánh đường này do hoàng đế Constantine I cho xây dựng vào khoảng năm 370 đúng ngay tại nơi có phần mộ của Thánh Phaolô , ban đầu là một đài tưởng niệm. Đến năm 386, hoàng đế Theodosius I bắt đầu xây dựng thành một nhà thờ to lớn hơn rất nhiều, công việc này kéo dài mãi đến đời ĐGH. Lêo thứ nhất (440-461) mới hoàn thành Từ đó nơi đây trở thành nhà thờ lớn nhất. Lớn hơn cả Vương cung thánh đường thánh Phêrô trong suốt thế kỷ thứ V...
Dưới bàn thờ chính hiện nay, có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 mét, có ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Theo một số người, bia này có từ thế kỷ thứ I, một số khác cho là từ nửa sau của thế kỷ thứ IV. Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành. Ðây chính là mộ của thánh Phaolô Tông Ðồ.
Ở đây cũng có một hòm kính trong đó có sợi dây xích thánh nhân khi bị bắt giam trong tù.
Khu vườn sau cũng rất đẹp nên nếu đả đến đây thì không nên bỏ qua, nơi đây cũng còn lưu giữ nhiều thứ đồ mà khảo cổ đã tìm thấy có liên quan đến thời các thánh Tông Đồ truyền giáo sang đây. Chung quanh hành lang có tổng cộng là 218 cây cột nhỏ chống đỡ. Cái đặc biệt là khi kiến thết thì mỗi cây mỗi kiểu chứ không có cây nào trùng nhau cả, nhưng vì theo dòng thời gian bị chiến tranh tàn phá và hỏa hoạn nên bây giờ một số cây đã phải làm lại giống nhau để chống đỡ giữ cho tường nhà khỏi bị hư.
Rời nơi đây sau khi ăn trưa chúng tôi đến viếng "hang Toại Đạo Thánh Callistô" (Catacambe Di.S Callisto)
Đây là hang toại đạo quan trọng nhất Roma. Thầy sáu Callisto là người cộng sự thân cận của Đức giáo hoàng Zeferino (199-217) năm 217, ngài được chọn làm đấng kế vị lèo lái con thuyền Giáo Hội dưới thời hoàng đế Antonio Heliogabale.
Đây cũng là nơi chôn cất chính thức của các Giáo Hoàng, từ đức giáo hoàng Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được Đức Giáo Hoàng Callisto nới rộng, sau đó Đức giáo hoàng Damacos cho trang hoàng với những bức tranh vẽ trên tường và được tôn kính cho đến thế kỷ XV.
Hang Toại Đạo này gồm 4 tầng nhưng chỉ có thể thăm tầng 2. Nơi có nhà nguyện các ĐGH. Tại đây đã có 9 Thánh Giáo Hoàng được chôn cất, trong số đó có: Thánh Sistô II, Thánh Anterô Thánh Fabianô, Thánh Luciô I và Thánh Eutichianô. Bia mộ khác bằng nguyên ngữ Hy Lạp. Cuối nhà nguyện, gian bên cạnh là mộ thánh nữ Cecillia Đồng Trinh Tử Đạo. Khi bị hành quyết nàng không nói được vì bị cắt vào cổ nhưng vẫn giơ lên 3 ngón tay biểu tượng thờ một "Thiên Chúa Ba Ngôi". Nơi đây có nhiều bức tranh Byzantin thuộc các thế kỷ VII và VIII.
Hôm nay nơi đây tình cờ chúng tôi gặp 2 Lm. VN. quen biết đang tu học ở Rôma dẫn mấy người hành hương tới đây. Tay bắt mặt mừng, truyện trò vui vẻ, chụp mấy tấm hình lưu niệm và không quên hẹn ngày gặp lạ
Lền đường tiếp tục tìm đến thăm trạm Pyramid và cổ thành?.. và chụp mấy tấm hình kỷ niệm.
Thăm "Đài tưởng niệm Victor Emmanuel"
Tên chính thức được gọi là Monumento Nazionale.
Tượng đài bằng đá hoa cương trắng, xây dựng giữa năm 1885 và 1927 để tôn vinh và đánh dấu sự hợp nhất của Ý dưới cượng vị vua đầu tiên của mình. Xây dựng theo phong cách tân cổ điển được thiết kế bởi Giuseppe Sacconi. Bên trong Đài tưởng niệm , là bảo viện Risorgimento (trung ương).
Sau khi tham quan và chụp hình lưu niệm nhóm lấy xe điện trở về Apartment ăn cơm chiều và chia sẻ chuyện trong ngày, dâng kinh tối và phút hồi tâm rồi
đi ngủ để sáng mai dậy sớm tham dự thánh lễ tuyên Chân Phước ĐGH. Phaolô VI.
Sáng chúa nhật 19.10.2014 chúng tôi dậy ăn sáng xóng 7 giờ lấy xet bus ra công truờng thánh Phêrô xếp hàng để chờ mở cổng vào trong tìm chỗ dự lễ. 9giờ thì những dòng người được cảnh sát mởi cửa cho vào, và họ khám xét khá kỹ, tương tợ như chúng ta vào phi trường để đi máy bay vậy. Máy ảnh, đồng hồ, dây chuyền, bóp, thắt lưng bõ vào những cái rổ để chạy qua máy soi và người thì đi qua cổng có máy rà xem có mang chất nổ hay gì đó vào không. Sau đó là vào công trường để có chỗ ngồi, đây là chúng tôi có vé trước chứ còn những người không có vé thì không biết ra sao nữa. May mắn có mấy người trẻ nhanh chân kiếm được chỗ cho cả nhóm 12 ở hàng ghế gần trên nơi gần con đường ĐGH. đi nên chắc ăn là đến gần được ngài.
Ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ dưới cái nắng khá gay gắt mới thấy đoàn đồng tế các Hồng Y, Giám Mục, Lm. rước ra nhưng chưa thấy ĐGH. Phanxicô đâu. Khi nghe một tràng pháo tay vang dội cả công trường tôi cứ ngỡ là ĐGH. Phanxicô nhưng không phải ngài mà là ĐGH. Benedictô XVI. Chờ thêm ít phút nữa mới thấy ĐGH. đương kim tiến ra hôn bàn thánh và tới chào hỏi vị tiền nhiệm và mọi người.
Thánh lễ kéo dài tới 13 giờ mới chấm dứt. Quảng trường đầy cả nhưng rất nghiêm trang và trật tự. Mọi người chờ đợi ĐGH. đi ngang những hàng ghế gần mình để chụp hình và chào ngài. Hôm nay thánh lễ Tuyên Chân Phước kéo dài nên ngài xuống thăm giáo dân có phần đi nhanh hơn những ngày bình thường, nhưng mình cũng chụp được một số hình ảnh ngài khi đến gần cách khoảng 2m.
Buổi chiều nay chúng tôi có hẹn với Lm. Nguyễn Trường Luân tại nhà dòng Chúa Cứu Thế tại Rôma. Đi một trạm xe điện là đến, ngài đón chúng tôi và dẫn về thăm thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và giới thiệu nhà dòng. Sau khi cà phê trà nước xong ngài dẫn chúng tôi đi thăm nhà thờ Basilica Di S. Clemente. Đây là nhà thờ cổ nhất và cũng có lịch sử rất quan trọng của giáo hội Công Giáo ở Rôma.
Đây có thế nói là nhà thờ khi các tông đồ Chúa Giêsu mới qua truyền giáo và nhờ được một người hảo tâm hào hiệp có cảm tình và giúp đỡ cho mượn nhà để họp nhau chia sẻ và những nghi thức tưởng nhớ đến Chúa Giêsu của những người đầu tiên theo Ngài. Theo các cha dòng Đaminh từ Ái Nhĩ Lan qua đây ở khi bị cấm cách ở bên nước nhà. Sau một thời gian dài các ngài đã nghiên cứu lịch sử và đã đào lên khám phá ra bên dưới nền nhà là những tầng hầm từ ngàn xưa ấy, nơi đây đã ghi lại rất nhiều về lịch sử đạo Công Giáo thời các thánh Tông Đồ sang đây truyền đạo.
Sau đó quốc bộ sang nhà thờ Đức Bà Cả, (hay còn có tên là nhà thờ tuyết rơi).
Đền thờ Đức Bà Cả cũng gọi là Vương Cung Thánh Đường Liberiô, được xây trên đồi Esquilinô thành Rôma. Truyền thuyết kể rằng đêm mồng 4 rạng mồng 5 tháng 8 năm 352, Đức Mẹ hiện ra với Đức Liberiô I, và truyền lệnh xây một đền thờ nơi có tuyết rơi trong đêm đó. Sáng hôm sau, Đức Giáo Hoàng đến đồi Esquilinô thấy có tuyết rơi, thời kỳ này là mùa hè mà lại xảy ra đúng như lời Đức Mẹ đã nói với ngài trong giấc mơ, vì thế đền thờ này cũng gọi là Đền thờ Đức Mẹ xuống tuyết, nên ngài đã ra lệnh xây đền thờ kính Đức Mẹ tại đây năm 366. Đền thờ được Đức Sixtô III chỉnh trang và cung hiến năm 435 để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa mà Công đồng Ephesô đã tuyên tín năm 431. Gọi là đền thờ Đức Bà Cả vì là đền thờ đầu tiên và là một trong bốn Vương cung thánh đường lớn nhất thành Rôma. Đền thờ được xây, và mở rộng trùng tu nhiều lần qua nhiều thế kỷ. Tiền đường chính được xây thế kỷ XVIII. Tháp chuông kiểu Rôma tuyệt đẹp được hoàn thành năm 1377 và được kể là ngọn tháp cao nhất kinh thành Rôma.
Đền thờ Đức Bà Cả cũng còn có tên là Đền thờ Đức Bà máng cỏ, vì thời xưa nguyện đường máng cỏ được thiết lập gần bàn thờ chính,về sau được di về nguyện đường Sixtine do Đức Sixtô V xây cất
Đền thờ Đức Bà Cả tôn kính ảnh Đức Mẹ lừng danh nhất do thánh Luca minh hoạ, gọi là Đức Mẹ sự an lành của dân thành Rôma (Salus populi Romani), đã được đội triều thiên liên tiếp nhiều lần do Đức Clementê VIII, Đức Grêgôriô XVI, và Đức Piô XII ngày 1-11-1954, Năm Thánh Mẫu kỷ niệm 100 năm Đức Piô IX tuyên tín Đức Mẹ Vô Nguyên Tội. Dịp này, Đức Piô XII, với thông điệp Ad Caeli Reginam, tuyên ngôn vương quyền của Mẹ và thành lập lễ Mẹ Nữ Vương ngày 22 tháng 8. Buổi tối về nhà chia sẻ và làm phút hồi tâm.
Ngày hôm sau nhóm dâng thánh lễ tại thánh đường nhà dòng Chúa Cứu Thế sau đó cha Trường Luân dẫn đi kính viếng ngôi nhà thờ có Cầu thang thánh (Scala Santa Monument) với những bậc thang Chúa Giêsu đã đặt chân lên khi đến gặp tổng trấn Philatô (được Thánh nữ Hêlêna đem từ Israel về). chúng tôi đã đi bằng đầu gối qua 28 bậc thang để đến được đỉnh cầu thang đối diện với cung thánh.
ÐỀN THỜ LATÊRANÔ
Ðền thờ Latêranô là nhà thờ chánh toà của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha với tư cách là Giám Mục Roma, cũng đặt ngai tòa của mình tại nhà thờ chánh tòa. Ðền thờ này được xây dựng vào năm 320 khi Giáo Hội Chúa Kitô, tượng trưng cho Tòa Thánh Roma vừa thoát qua khỏi một thời kỳ cấm cách, bắt bớ khủng khiếp .
Ðền thờ này do công của Hoàng đế Constantinô xây dựng để tôn vinh danh Chúa và để dân Chúa có nơi tụ tập, đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích . Ðền thờ này đã được cung hiến vào khoảng thời gian trên. Lịch sử đã thuật lại rằng, khi hoàn tất ngôi thánh đường này, nhiều đoàn người khắp trong thành phố Roma đã tuôn đến để dự lễ khánh thành và hiệp ý trong nghi lễ cung hiến ngôi thánh đường dùng đặt ngai tòa của Ðức Giáo Hoàng là Giám Mục Roma.
Ngôi đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu thăng trầm của đạo Công Giáo, biết bao nhiêu thử thách, khó khăn của các thời Hoàng đế Roma trị vì. Biết bao nhiêu người đã tới thánh đường Latêranô để xin rửa tội, gia nhập đạo thánh Chúa trong những đêm phục sinh và mừng lễ vượt qua tại đây. Theo như cha Trường Luân giải thích thì tại đền thờ này có mộ phần của thánh Mathias tông đồ thứ 12 thay thế ông Giuđa phản Chúa. Và nhiều mộ của các tông đồ nhất. Phía trước mặt đền thờ có tượng thánh Phanxicô khó khăn và các bạn của ngài đến đây để xin gặp Đức Giáo Hoàng.
Đoàn đi bộ một đoạn đường khá dài đến viếng Thánh Thể và cầu nguyện trong một ngôi nhà thờ nổi tiếng đang lưu giữ thân gỗ cây thánh giá của Chúa Giêsu. Nơi đây còn lưu giữ cả một tấm khăn liệm của Chúa Giêsu.
Vương Cung Thánh Đường Thánh-Giá (còn gọi là Vương Cung Thánh Đường Các Thánh Tích) trong đó lưu giữ một phần gỗ Thánh giá và các đinh của Chúa Giêsu.
Theo truyền thống thì Thánh nữ Hêlena mẹ của vua Constantinô, vị vua đã trở lại đạo Công Giáo và cho Giáo Hội được hưởng nền hoà bình sau 3 thế kỷ bị bắt bớ và bách hại. Chính bà trong cuộc hành hương cuối đời, năm bà 80 tuổi, đã tìm thấy Thánh Giá Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
Năm 326, Bà Hêlena đã lưu lại ở Giêrusalem để tìm mộ Chúa Giêsu. Nhờ ơn soi sáng bà tin rằng mình sẽ tìm thấy mồ Chúa và Thánh Giá thật nên bà đã cho đào bới khá kỹ với sự cộng tác của Thánh Macarius, Giám mục ở Giêrusalem. Những người Do Thái đã cất dấu Thánh Giá Chúa trong một cái rãnh sâu rồi lấp đá lên trên để những Kitô hữu không thể đến đó tôn kính được. Chỉ có một vài người Do Thái tín cẩn được cho biết nơi giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa sau này đã theo đạo với tên là Cyriacus. Được ơn Chúa thúc đẩy ông đã chỉ cho những người tìm kiếm biết chỗ cất Thánh Giá. Trong cuộc đào bới, người ta đã tìm thấy 3 thập giá và không thể phân biệt đâu là Thánh Giá thật. Lúc ấy Thánh Giám Mục Marcarius đã cho đem cả ba cây thập giá chạm đến một bệnh nhân đang cơn nguy tử. Hai cây thập giá đầu tiên đã chạm đến nhưng người bệnh không cảm thấy gì chỉ đến khi được cây Thánh Giá thật chạm đến thì người bệnh được bình phục ngay. Theo một truyền thống khác, thánh Ambrosio cho rằng người ta biết được Thánh Giá thật nhờ bảng chữ INRI còn để lại trên cây Thánh Giá.
Kể từ khi tìm ra được Thánh Giá thật thì một phần gỗ thánh giá cũng được phân tán đi nhiều nơi khác nữa.
ĐẤU TRƯỜNG CÔLÔSÊ
Đây là nơi gắn liền với lịch sử của Giáo Hội Công Giáo vì biết bao nhiêu người đã đổ máu đào tử đạo tại đây. Biết bao nhiều anh hùnh tử đạo đã bị giết, bị nhốt và cho thú dữ dày xéo, ăn thịt. Những hạt giống tử đạo đó đã sinh ra nhiều hoa trái rất lạ kỳ, cho đến một ngày nào đó đã ướp đậm cả kinh thành nguy nga tráng lệ Rôma và trở thành Giáo Đô của Giáo Hội Chúa Kitô phục sinh. Như lời ngài đặt cho người thuyền chài Phêrô. Đá Tảng này Ngài đã đặt tại đây và cửa hỏa ngục có công phá bao nhiêu cũng không thể lay chuyển được. Kế bên là một Khải Hoàn Môn, sau khi tham quan và chụp vài tấm ảnh làm lưu niệm thì trời đã chiều nên đoàn chia tay cha Trường Luân và trở về căn nhà ngoại ô của mình. Cả một ngày hômnay chúng tôi đã đi thăm biết bao nhiêu là những di tích kỳ công của kinh thành Giáo Đô muôn thuở. Đêm trở về nhìn lại ngày sống và nghỉ ngơi để lấy sức cho hôm sau.
Sáng sớm đoàn chúng tôi lấy xe điện và bus để vào tham quan và kính viếng đền thánh Phêrô. Hơn 08h chúng tôi đã có mặt tại đây. Khi chúng tôi vào trong kính viếng đền thánh còn cha Phêrô Nguyễn Trọng Qúy và cha PX. nguyễn Văn Thắng thì đi giao thiệp và hai cha đã được chỗ dâng thánh lễ trong Đền Thánh Phêrô cho chúng tôi. Đây đúng là một sự vinh dự lắm! vì mấy khi mới có dịp được dâng thánh lễ bằng tiếng Việt tại tòa thánh Phêrô này.
Đây là bàn thờ chính của đền thánh Phêrô. Theo truyền thuyết bàn thờ này từ thời vua Salômon sau này đã được đưa từ Giêrusalem về. Những cây cột xoắn và trạm trổ vô cùng tinh vi bằng đồng đen có mạ thêm một số vàng ròng. Đoàn chúng tôi chỉ được dâng thánh lễ ở bàn thờ phụ thôi chứ không phải bàn thờ chính này đâu nha.
Sau khi tham dự thánh lễ xong thì cha Qúy lại xin được giấy để vào tham quan khu vườn của Đức Giáo Hoàng. Đời người biết mấy khi được vào vườn thượng uyển của ĐGH. nên chúng tôi phải sử dụng thời gian tối đa tham quan và ghi hình. Vì không có người hướng dẫn nên cứ đi loanh quanh một hồi và lộn cả đường ra.
Buổi sáng hôm nay là ngày cuối cùng ở đây nên còn nhiều nơi trong này cần đến nên cũng hơi vội vã.
Sau đó trở vào Đền Thánh Phêrô thăm khu hầm mộ các ĐGH. ai ngờ có một đoàn Hành Hương lớn nào đó đang dâng thánh lễ nên lính bảo vệ chưa cho xuống thăm viếng, cả hàng dài phải chờ đợi. Tôi dẫn vài người đi trong đền thánh rộng mênh mông này và viếng những thánh tượng thánh Phêrô bằng đồng đen, tượng Pieta, có cả tượng thánh I-nhã ở gần giữa nhà thờ nữa.
Cuối cùng cũng được xuống thăm khu hầm mô của các thánh Giáo Hoàng cùng các GH. khác. Đi loanh quanh theo mũi tên chỉ tôi thấy có tấm bia mộ rất mới và có nhiều người cầu nguyện tôi đọc thấy tên Đức Chân Phước GH. Phaolô VI vừa mới được tuyên phong trước đây 2 ngày.
Cầu nguyện với ngài, xin phù trợ cho những người tranh đấu cho tự do, nhân quyền và dân chủ. Ngài là một vị chân phước tôi tớ Chúa luôn phục vụ cho công lý và hòa bình. Đúng ra tấm hình này không có vì khi xuống khu hầm mộ này không được phép chụp hình, khi tôi đang tâm sự với ngài sắp xong để đi ra cho kịp giờ hẹn ngoài công trường thì thấy có một ông chắc là ký giả nên đeo máy to tướng và giơ lên ngắm nghía để chụp hình, thấy thế nên tôi cũng móc cái máy nhỏ trong túi ra vừa bấm xong một tấm tôi giật thót mình vì nhớ ra là không được chụp hình nên cất vội vào túi, nhưng nhờ quên bẫng đi mà có tấm hình ngôi mộ của ngài này đấy. Ra đến công trường thánh Phêrô là vừa đúng giờ hẹn với nhóm nên chúng tôi chụp ít tấm ảnh nữa là ra lấy xe bus và xe điện về nhà ăn trưa và xếp valis sửa soạn ra phi trường để bay về Đức.
Tạ ơn Chúa đã ban cho 12 người chúng tôi một chuyến hành hương 4 ngày đêm nơi Giáo Đô Rôma đầy tràn thương mến và chan chứa niềm vui, lãnh nhận học hỏi được rất nhiều ơn ích. Cám ơn cha Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy, LM Micae Nguyễn Trường Luân, CSsR. và cha Lm. PX Nguyễn Văn Thắng, cùng tất cả anh chị em, mong cùng đồng hành nhau vào lần tới.
Từ Rôma vườn hoa Ngài nở rộ
Ân tình Ngài cứu độ khắp năm châu
Ai khổ nhọc, gánh nặng đến kêu cầu
Ngài xóa tan khổ sầu, đầy hạnh phúc.
Thanh Sơn.11.2014
- Viết bởi MICAE BÙI THÀNH CHÂU
Nhân dịp mừng ngày nhà giáo Việt Nam, kết hợp với việc mục vụ và đặc biệt thao thức với việc giáo dục, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - Chủ tịch Ủy ban giáo dục của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến thăm viếng trường Sao Việt. Đặc biệt, trong cuộc thăm viếng này, Đức Cha có cuộc nói chuyện thân tình với Ban Giám Hiệu trường.
Rất thẳng thắn, Đức Cha nói rằng Đức Cha đến đây Đức Cha cũng sẽ phát biểu cảm tưởng nhưng rồi cũng có yêu cầu.
Cảm tưởng đầu tiên của Đức Cha Giuse khi đến trường này theo cái nhìn đức tin Kitô giáo là ơn Chúa quan phòng. Ngài nói về ưu tư của Ngài cũng như nhiều người về Đại Học Công Giáo. Khi đến đây, Đức Cha nhìn thấy ngôi trường khang trang đó chính là kết quả của một công trình bằng những thao thức. Đây khởi đầu bằng không có gì, khởi đầu là chỗ không có gì.
Quả thế, Ban Giám Hiệu nhà trường trình bày cho Đức Cha Giuse biết là vùng đất quận 7 mà trường đang hiện diện là vùng đất chưa có nhiều trường học. Thao thức về giáo dục, một số anh chị em Công Giáo có tâm huyết đã đầu tư để ngôi trường tại khu dân cư Him Lam, đường Nguyễn Hữu Thọ, q.7. Với nổ lực của nhiều tấm lòng tâm huyết mà trường Sao Việt có được như ngày hôm nay.
Trong cuộc trò chuyện với Ban Giám Hiệu trường, Đức Cha Giuse chất vấn về việc giáo dục, khía cạnh quan trọng Ngài muốn nhắm đến trong buổi nói chuyện này là về tính trung thực. Ngài nói rằng ngày nay nói dối quá dễ, không trung thực trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đó là tính xấu xã hội, tính xấu tập thể nên phải để ý đến không chỉ trung thực trong học tập nhưng cần trung thực luôn trong cả cuộc sống.
![]() |
Đáp lại lời chất vấn của Đức Cha Giuse, đại diện Ban Giám Hiệu thưa với Đức Cha rằng vấn đề trung thực được nhà trường rất quan tâm. Trường mời các linh mục thân quen đến để chia sẻ, huấn luyện kỹ năng sống cho các em đặc biệt về tính trung thực. Cô Mỹ đại diện nhà trường chia sẻ tâm tình với Đức Cha rằng để học hỏi, phát huy năng lực cho trường, nhà trường đã lên tận Yaly - Gia Lai - nơi Dòng Lasan mở trường để học hỏi kinh nghiệm. Cô Mỹ cũng chia sẻ rằng học sinh trường này không nghèo về vật chất, vật chất các em tương đối đầy đủ nhưng điều các em thiếu đó là tinh thần cũng như những kỹ năng sống. Đức Cha cảm ơn những chia sẻ của Ban Giám Hiệu. Đức Cha cũng nhắn gửi cũng như yêu cầu nhà trường tập trung giáo dục nhân cách cho các em. Trước khi chia tay với Ban Giám Hiệu trường Sao Việt, Đức Cha ban phép lành cũng như chúc lành cho công việc giáo dục và đào tạo ở đây. Đức Cha ước mong có nhiều trường Công Giáo nữa như Sao Việt được xây dựng và giáo dục các em ngày một tốt hơn để góp phần cho nền giáo dục của đất nước.
Micae Bùi Thành Châu
- Viết bởi Thanh Sơn
ĐỨC QUỐC: Phiên họp Hôi Đồng Đại Biểu toàn quốc đã được BCH. nhóm họp vào hai ngày cuối tuần 08-09 tháng 11. 2014 tại Schullanheim Lützel miền trung Đức Quốc, với sự hiện diện của Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu đại diện Hội Đồng Tuyên Úy, 5 thành viên BCH. 2 vị tư vấn cùng 43 đại biểu,đến từ 7/10 vùng của toàn nước Đức.
Đúng 14h khai mạc phiên nhọp với bài hát "Cầu Xin Chúa Thánh Thần" sau đó Bà Tổng thơ ký Phan Thi Hương thay mặt BCH. dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa xin Ngài chúc lành cho những phiên họp trong cả cuối tuần này được tốt đẹp theo thánh ý Ngài. Đồng thời chào mừng và giới thiệu BCH. cũng như toàn thể 43 đại biểu hiện diện hôm nay.
- Ông Chủ Tịch GB. Phùng Khải Tuấn ngỏ lời chào mừng đến Lm. Stêphanô, qúy vị ban tư vấn và toàn thể qúy Đại Biểu, đồng thời nêu lý do và chủ đề về phiên họp thường niên trong cả cuối tuần này.
- Lm. Stêphanô thay mặt Hội Đồng Tuyên Úy chào mừng đến toàn thể Hội Đồng, ngài cũng tạ ơn Chúa và cám ơn tới tất cả thành phần qúy Đại Biểu là những người đã phải hy sinh bao nhiêu công việc ở nhà để dấn thân cho công việc chung của ngôi nhà Liên Đoàn được mỗi ngày tốt đẹp và gắn bó với nhau hơn. Ngài cũng chia sẻ trong thời gian qua đã đại diện Tuyên Úy Đoàn đến tham dự được nhiều nơi thì thấy sự phát triển và càng ngày càng trưởng thành của rất nhiều vùng. Ngài cũng tạ ơn Chúa về Hội Đồng Giám Mục Đức đã ưu ái cho người Công Giáo Việt Nam ở nhiều vùng có những TTMV. riêng để thuận tiện cho những sinh hoạt đạo cũng như văn hóa của chúng ta, ngài gọi đây là những vùng đã được an cư lạc nghiệp. (Không phải vất vả đi tìm chỗ tổ chức chung nữa vì đã có trung tâm để sinh hoạt)
- Ông phó Chủ Tịch nội vụ Phạm Anh Tuấn Tú trường trình báo cáo về tất cả những hoạt động của BCHLĐ trong năm qua.
- Ông Thủ qũy Dương Văn Đá tường trình báo cáo chi thu tài chánh trong năm.
- Ông Chủ tịch GB. phùng khải Tuấn trình bày cùng nhìn lại Đại Hội năm qua, với những khó khăn gặp phải khi tới một địa điểm mới ở Hassfurt. ông cũng thay mặt BCH. tri ân tới tất cả các vùng đã đóng góp tích cực trong vấn đề công tác tổ chức, đặc biệt là gánh nặng của vùng cha Vicent Trần Văn Bằng, cha Đomnik Nguyễn Mạnh Nam, và cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu. Tất cả mọi bàn tay xây dựng nên một Đại Hội thành công tốt và đã để lại ấn tượng đẹp cho Hội Đồng thành phố cha sở và họ đạo giáo dân người Đức nơi đó.
- Mọi người nêu ý kiến rút ưu khiyết đểm trong bầu khí thật là cởi mở trong một "luồng gió mới" trong sáng và nhẹ nhàng. Vùng cha Antôn Đỗ Ngọc Hà cũng chia sẻ một niềm vui là Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà đã được đức TGM. Berlin quyết định làm 100% hoàn toàn cho người công giáo Việt Nam thay cho trước đây chỉ có 25% và có một trung tâm mục vụ. (tương lại có thể sẽ nâng lên hàng giáo xứ) Tạ ơn Chúa và mọi người cùng chia vui với vùng thủ đô Bá Linh và bế mạc phiên họp I.
Sau khi nghỉ giải lao 15 phút xong là vào Phiên Họp II.
- Đúng 16h Ông Chủ tịch Liên Đoàn trình bày về chủ đề cho ngày Đại Hội Công Giáo năm 2015 sắp tới mà Hội Đồng Tuyên Úy đã gợi ý. "NHỮNG THÁCH ĐỐ (ĐỐI CHỌI) ĐỨC TIN TRONG GIA ĐÌNH..."
Khá nhiều ý kiến góp ý cho đề này của những Đại biểu hiện diện.
- Thuyết trình viên chính của Đại Hội năm 2015 là Lm. Giuse Nguyễn Thiết Thắng thuôc dòng Biển Đức , ngài đã nhiều năm thuyết trình ở Đại Hội Thánh Mẫu tại dòng Đồng Công bên Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi trên thế giới nhưng còn rất trẻ.
- Tiếp đến là thành lập Ban Tổ Chức ĐHCG. kỳ thứ 39. Năm nay đúng là có một "Luồng gió mới" đầy ơn Chúa Thánh Thần thổi tới. Tất cả những công tác đã được các Đại Biểu vùng sẵn sàng đảm nhận trong vui vẻ đặc biệt, hai vùng gần nhất là vùng cha Vincent Trần Văn Bằng và vùng cha Đominik Trần Mạnh Nam. Một Ban Đại Hội lớn lao cho công tác toàn quốc đã hoàn thành trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ thì phải cúi đầu cảm tạ ơn Chúa đã ban cho một "Làn gió mới" của Chúa Thánh Thần. Chỉ có Ngài tác động và thúc đẩy, hướng dẫn cho chúng con mà thôi. Một Đại Gia Đình cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đang ngày một gắn kết chặt chẽ với nhau và thông hiểu nhau hơn.
- Sau cơm tối cha Đại Diện Tuyên Úy Đoàn Stêphanô Bùi Thượng Lưu cùng tất cả anh chị em ngồi lại với nhau trong tâm tình thân thương để chia sẻ những điều còn thắc mắc, những gì chưa được rõ ràng với nhau. Những gì mà trước tới nay vì không có thời gian ngồi lại với nhau để chia sẻ. Đây mới là những sự qúy báu để quen biết và hiểu nhau hơn, để cùng nắm tay nhau xây dựng ngôi nhà của Liên Đoàn ngày một vững chắc và đẹp hơn lên.
Buổi tối hôm nay cũng là một buổi tối rất đặc biệt, Hội Đồng Đại Biểu được mừng 40 năm hồng phúc Lm. và 70 tuổi xuân của cha linh hướng Stêphanô Bùi Thượng Lưu. Một bữa tiệc đơn sơ do anh Hải và qúy chị phu nhân đầu bếp sửa soạn cho, với những chai rượu đỏ cha mang từ Pháp về để mời anh chị em cùng mừng chung với ngài. Hội Đồng Đại Biểu và BCH, Ban Tư Vấn tạ ơn Chúa và cầu chúc cho ngài nhiều sức mạnh hai phần hồn xác và cùng tạ ơn Chúa với ngài.
Sáng ngày Chúa nhật 08h kinh sáng theo cách thức của Linh Thao. Sau thánh vịnh kinh sáng Chúa nhật
Lm. đọc bài Phúc Âm: HÃY SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN CHÚA (Mt.25,1-13) đọc thật thong thả để suy tư. Sau đo cha gợi ý những câu chữ để anh chị em dễ nhận thấy được ý nghĩa của lời Chúa. Dụ ngôn 10 cô Trinh Nữ: được ví như chiếc áo trắng khi ta được rửa tội. Áo sẽ vấy bẩn khi ta không biết giữ gìn. Sẽ đen đi nếu ta không biết cách gội rửa đi khi tâm hồn đã chai lì.Sẽ mục rữa đi khi ta cứ đễ dầm mưa nắng, và sẽ cháy đi khi lửa đến. Năm cô khôn ngoan là biết thực hành Lời Chúa. Biết làm việc siêng năng để trữ dầu nhân đức. Biết sẵn sàng khi chàng rể đến dù là chưa biết lúc nào. Nhưng vẫn ngủ như những cô kia nhưng bất chợt khi Người đến! thì đèn có dầu sẵn rồi, và đèn sáng láng đi theo Người vào dự tiệc. Ngược lại năm cô kia thì bất ngờ Người đến! đã không có dầu thì chớ đèn cũng đen đủi nên tối om... tại sao??? thì mỗi người tự xét mình sẽ thấy... Xin Chúa cho chúng con luôn tỉnh thức và sẵn sàng chăm sóc cho đèn tâm hồn chúng con có được những thứ dầu nhân đức, bác ái, yêu thương, hy sinh và đoàn kết.
BẦU TÂN BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ 2015-2017
09h sáng BCH đương nhiệm tạm thời ngưng trách nhiệm để thành lập một Ban Bầu Cử gồm hai ông Tư Vấn Liên Đoàn, hai vị Đại Biểu trưởng vùng và Lm. Đại Diện Hội Đồng Tuyên Úy Đoàn. 5 Vị đã tạm thời thay mặt BCH. để điều khiển chương trình bầu cử. Năm nay cuộc bầu cử tiến hành rất thuận tiện, vì 7 vùng đã gởi danh sách Ứng cử viên về trước cho BCHLĐ. nên Ban Bầu Cử chỉ cần thông báo lại tất cả cách thức bầu cử, dựa theo nội quy Liên Đoàn. Bỏ phiếu kín 2 vòng để chọn ra một BCH. mới 5 người. Kết qủa trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ đã có kết qủa tốt đẹp một BCH. mới, như Một "Làn Gió Mới".(Tân BCH. sẽ được giới thiệu trong kỳ Đại Hội Công Giáo vào ngày đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 2015).
11h thánh lễ bế mạc cho kỳ họp Hội Đồng Đại Biểu lần thứ 27 bảy này.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ "Cung Hiến Thánh Đường Latêranô". Đây là đền thờ đại thánh đường quan trọng nhất của giáo Hội Công Giáo. Là đền thờ mẹ của các đền thờ trên thế giới, kể cả đền thờ thánh Phêrô.
Đây là Vương Cung Thánh đường của giáo phận Rôma, là nơi ngự của ngai tòa Giáo hoàng. Đó là đền thờ của Giáo Hội, được làm từ bàn tay và công sức của con người xây nên, như bao nhiêu những đền thờ đẹp đẽ nơi thế gian này với lòng trang trọng và thánh hiến.
Nhưng có một Đền thờ quan trọng nhất là con người Đức Giêsu phục sinh, một con người đầy tràn sức sống của Thánh Thần, và mọi đền thờ đều phải qui về Đền thờ đó, nếu không gắn kết với Đấng phục sinh và Thánh Thần của Ngài, chẳng đền thờ nào là đền thờ thực sự vĩnh viễn cả. Lm. Stêphanô chia sẻ về cái đền thờ "tâm hồn" của mỗi người trong chúng ta mới là cái đến thờ quan trọng nhất. Cái đền thờ trong trái tim của chúng ta nếu được thánh hiến cho Ngài trọn vẹn, thì sẽ trở nên một đền thơ tinh tuyền, và sẽ trở nên đền thờ cho Chúa Thánh Thần ngự trị. Amen.
Tay trong tay quây quần dâng lên Thiên Chúa kinh Lạy Cha mà chính Chúa Giêsu đã trực tiếp dạy giỗ và truyền đạt lại cho các môn đệ khi cầu nguyện.
- Những lời nguyện xin dâng lên Thiên Chúa tất cả Giáo Hội, Cầu ĐGH. cho thế giới được hòa bình, cho những linh hồn tiền nhân được hưởng Ánh Sáng của Ngài.v.v...
Sau thánh lễ BCH. cám ơn tới cha Stêphanô, đồng thời gởi lời cám ơn tới tất cả qúy cha Tuyên Úy, tới tất cả các vùng và mọi cộng đoàn. Cám ơn Hội Đồng Đại Biểu và Hội Đồng Tư Vấn. Chụp hình lưu niệm, và tất cả mọi bàn tay mau mắn thu dọn khiêng sếp bàn ghế lại trong phút chốc đã đâu vào đấy cả một cách mau mắn.
Sau khi dùng cơm trưa và bế mạc chia tay vào lúc 14h30. Hẹn nhau ngày Đại Hội Công Giáo lần thứ 39 sẽ được tổ chức tại thành phố Hassfurt vào 3 ngày Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống 2015.
Thanh Sơn 10.11.2014
Tường thuật và ghi hình