Sống Lời Chúa Hôm Nay
- Viết bởi Mc 6,45-52
08/01/2025 – THỨ TƯ SAU LỄ HIỂN LINH
Mc 6,45-52
TUY XA MÀ GẦN
Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa Biển Hồ, chỉ còn một mình Người ở trên đất. Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược, nên vào khoảng canh tư đêm ấy, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. (Mc 6,47-48)
- Viết bởi Mc 6,34-44
07/01/2025 – THỨ BA SAU LỄ HIỂN LINH
Mc 6,34-44
TỎ MÌNH RA LÀ CHÚA TÌNH YÊU
Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra trao cho các môn đệ để các ông dọn cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người. (Mc 6,41)
- Viết bởi Mt 4,12-17.23-25
06/01/2025 – THỨ HAI SAU LỄ HIỂN LINH
Mt 4,12-17.23-25
SÁM HỐI: HÀNH TRÌNH BIẾN ĐỔI TOÀN DIỆN VÀ LIÊN TỤC
Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” (Mt 4,17)
Suy niệm: Trong Thánh Kinh, từ “sám hối” không chỉ đơn thuần là cảm giác hối hận về tội lỗi mà còn hàm ý một sự thay đổi sâu xa trong tâm hồn và cách suy nghĩ. Đó là việc từ bỏ tội lỗi để quay về với Thiên Chúa. Đó là sự biến đổi toàn diện và khẩn cấp đòi hỏi mọi người canh tân đời sống để thực thi thánh ý Chúa. Như thế, sám hối không chỉ là hành động diễn ra một lần, mà là một hành trình liên tục và không ngừng cho đến khi “trở nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). “Sám hối”, đó chính là đòi hỏi tiên quyết của Đức Ki-tô ngay từ lúc khởi đầu công cuộc rao giảng và xuyên suốt sứ vụ công khai của Ngài.
- Viết bởi Mt 2,1-12
05/01/2025 – CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH
Mt 2,1-12
LÊN ĐƯỜNG TÌM CHÚA
Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” (Mt 2,1-2)
- Viết bởi Ga 1,35-42
04/01/2025 – THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
Ga 1,35-42
ĐỔI TÊN ĐỔI ĐỜI
Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha (tức là Phê-rô).” (Ga 1,42)
Suy niệm: Nghe lời giới thiệu của ông thầy mình là Gio-an Tẩy giả, An-rê đã đi theo Đức Giê-su, và được Ngài thu hút, ông đã “đến và ở lại với Ngài ngày hôm ấy”, để rồi ông trở thành môn đệ Ngài. Chưa dừng lại ở đó, An-rê, một khi xác tín Người mà ông đã gặp chính là Đấng Mê-si-a, ông lại dẫn em mình là Si-môn đến với Ngài. Lần này đến lượt người em gặp Đức Ki-tô và cũng được biến đổi cuộc đời. Chúa đã đổi tên ông: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha (tức là Phê-rô).” Đổi tên thì cũng đổi đời đổi vận. Si-môn trở thành Phê-rô nghĩa là tảng đá, mà “trên tảng đá này Chúa sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài” (x. Mt 16,18). Chưa hết, các ông vốn là những ngư phủ, nay đi theo Người các ông lại được biến đổi để trở nên “ngư phủ lưới người như lưới cá” (Mt 4,19).
- Viết bởi Ga 1,29-34
03/01/2025 – THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
Thánh Danh Chúa Giê-su
Ga 1,29-34
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐẤNG THIÊN SAI
“Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi…” (Ga 1,33)
Suy niệm: Sứ mạng của Gio-an Tẩy giả là loan báo Đấng Mê-si-a. Tuy nhiên, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi Gio-an nói rằng: “Tôi đã không biết Người.” Quả thật, Thiên Chúa là Đấng cao cả siêu việt, trí tuệ con người làm sao đạt thấu Người được. Với tinh thần khiêm tốn, Gio-an “biết” được là nhờ dựa vào những dấu chỉ Thiên Chúa đã tỏ lộ cho ông. Ông được Chúa sai ông đi làm phép rửa và ban cho ông một dấu hiệu làm ước hẹn: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” Gio-an theo dấu hiệu mà Lời Chúa đã thổ lộ cho ông: và ông đã thấy và đã được hội ngộ với Đấng mà Thiên Chúa đã hẹn ông.
- Viết bởi Lc 2,15-21
01/01/2025 – THỨ TƯ CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GS
ĐỨC MA-RI-A, MẸ THIÊN CHÚA
Ngày cầu cho hoà bình thế giới
Lc 2,15-21
DẤU CHỈ CỦA VUA HOÀ BÌNH
Những người chăn chiên liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a ông Giu-se và Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (Lc 2,16)
Suy niệm: Trong đêm mừng Chúa ra đời, muôn vàn thiên binh cùng vang tiếng hợp ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”; quả thật lời ngôn sứ I-sai-a đã được ứng nghiệm khi gọi Đấng Cứu Thế là “thủ lãnh hoà bình” (x. Is 9,5). Thế nhưng, dấu hiệu để nhận biết “vua hoà bình”, vị vua vĩ đại, ân nhân của nhân loại thì lại rất đơn sơ: – dấu hiệu của một gia đình mẫu mực “bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi”; – dấu hiệu của sự khiêm tốn, bé mọn và nghèo khó: một Hài Nhi sơ sinh, bọc trong tã, nằm trong máng cỏ của một chuồng bò.
- Viết bởi Lc 2, 16-21.
NGÀY 01/1
Cuối tuần bát nhật Giáng sinh
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
(cầu cho hoà bình thế giới)
Ds 6, 22-27; Gl 4, 4-7; Lc 2, 16-21.
Lời suy niệm: Khi Hài Nhi được tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ. (Lc 2,21)
- Viết bởi Ga 1,1-18
31/12/2024 – THỨ BA. NGÀY VII TRONG TUẦN BÁT NHẬT GS
Th. Xin-vét-tê I, giáo hoàng
Ga 1,1-18
THẾ GIAN ĐÃ NHỜ NGƯỜI MÀ CÓ
“Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.” (Ga 1,10)
Suy niệm: Ngày ấy một Ki-tô hữu gốc Do Thái tên là Gio-an sống ở Ê-phê-xô, một thành phố Hy Lạp, quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng cho dân bản xứ. Hằng ngày tiếp xúc với người Hy Lạp, ông nhận thức rằng với họ, tư tưởng Do Thái là điều xa lạ, khó hiểu. Và rồi, ông đã tìm ra điểm chung giữa hai dân tộc: ý niệm về lời (logos). Gio-an vui mừng nói với người Hy Lạp: Bao thế kỷ nay các bạn đã tư duy, viết lách và mơ ước về Lời-Logos, quyền năng đã tạo nên thế giới, quyền lực giữ cho thế giới ấy đi theo một trật tự, sức mạnh nhờ đó con người suy tư, lý luận và hiểu biết, cũng như nhờ đó họ có tương quan, tiếp xúc với Thiên Chúa. Đức Giê-su mà chúng tôi giới thiệu với các bạn chính là Ngôi Lời-Logos ấy đã xuống thế, mặc lấy xác phàm. Nói cách khác, Lý Trí của Thiên Chúa đã thành người ở giữa chúng ta.
- Viết bởi Lc 2,36-40
30/12/2024 – THỨ HAI. NGÀY VI TRONG TUẦN BÁT NHẬT GS
Lc 2,36-40
NGHỆ THUẬT CỦA HY VỌNG
“Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm phụng thờ Thiên Chúa.” (Lc 2,37b)
Suy niệm: Điều mà văn hào Pháp, Vauvenargues viết: “Kiên nhẫn là nghệ thuật của hy vọng” được thể hiện thật ấn tượng trong cả cuộc đời của bà Anna. Sự kiên trì của bà đạt đến trình độ “nghệ thuật” đáng khâm phục. Xuất giá, hẳn là từ khi còn xuân xanh, bà chỉ ở với chồng được 7 năm đã trở thành goá phụ (c. 36). Với 84 tuổi đời, nếm trải nhiều đau buồn, nhưng bà luôn trải rộng tấm lòng một cách mềm mại với ơn Chúa: không oán hận trách móc Thiên Chúa. Hơn nữa, thời gian có thể cướp đi nhựa sống và xuân sắc tuổi trẻ, nhưng không thể làm mất niềm tin và hy vọng vào lời hứa cứu độ của Thiên Chúa nơi bà. Từng ấy năm dài, bà “không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa” (c. 37) Bà chỉ ước mong một điều: được nhìn ngắm Đấng Cứu Thế dù chỉ một lần trước khi nhắm mắt. Và chỉ một lần đó thôi cũng đủ để bà trở thành sứ giả loan báo về Hài Nhi cho tất cả những ai đang mong chờ Đấng Cứu Thế (c. 38).
- 29/12 Trở lại với Chúa
- 28/12 Sự sống muôn đời từ sơ sinh
- 27/12 Người môn đệ Đức Giê-su thương mến
- 26/12 Để làm chứng cho Tin Mừng
- 25/12 Lạ lùng thay Thiên Chúa chúng ta
- 24/12 Bất ngờ vượt mọi bất ngờ
- 23/12 Gioan Thiên Chúa thi ân
- 22/12 Đức Maria đi thăm Bà Elisabet
- 21/12 Niềm vui có Chúa
- 20/12 Khởi đầu một nhân đức