Dân Chúa Âu Châu

renepoujol.fr, René Poujol, 2023-03-18

Không nghi ngờ gì, triều Đức Phanxicô ngày nay được quyết định nơi tương lai của Thượng hội đồng đang tiến hành.

Triều của ngài kỷ niệm 10 năm ngày 13 tháng 3. Dịp cho nhiều phương tiện truyền thông, chủ yếu là công giáo nhìn lại những điểm nổi bật trong quá trình của ngài. Dù tạm thời nhưng vào giờ kết toán, các ý kiến rõ ràng là đã kiên quyết khi chúng được chia sẻ. Thêm vào dị ứng của những “thất vọng” giờ đầu của một giáo hoàng Dòng Tên khó nắm bắt. Chính ý tưởng về một bảng kết toán đụng với những điều không chắc đã ảnh hưởng đến kết quả của Thượng hội đồng hiện tại về tính đồng nghị, mà chúng ta nhận thức rõ, đó là nền tảng của tòa nhà Bergoglio. Vì vậy, đây là triều giáo hoàng, không có tương đương, bị lên án theo một cách nào đó, đưa thế giới công giáo vào một hình thức đa nguyên hoặc mở một “lối ra” dứt khoát cho những người đã được rửa tội, những người sẽ không vượt lên thất bại có thể xảy ra.

Mười năm trước: tôi chờ một bức thư của giáo hoàng mà tôi không còn mong chờ

Tôi đã chờ đợi rất nhiều và nói thật là tôi còn chần chừ nhiều khi viết bài này. Nạn nhân của một kiểu mệt mỏi khi đối diện với sự sụp đổ liên tiếp của thể chế công giáo mà bài phê bình, ngày này qua ngày khác, truyền cảm hứng cho vài tác giả nào đó, chắc chắn sẽ nhanh chóng trở thành những quyển sách bán chạy nhất. Trong khi chuẩn bị bài viết này, tôi nhận ra, “người quan sát tận tụy” mà tôi tự cho tôi, trong số những người khác, đã viết 49 bài về Đức Phanxicô và hành động của ngài trên trang blog của tôi. Nhìn lại, tôi không khỏi xúc động, nhận xét của tôi từ mùa thu năm 2013, chỉ năm tháng sau khi ngài được bầu chọn, khi ngài trả lời phỏng vấn của linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Văn minh Công giáo, Civilta Cattolica. Bài này đã chứa bản chất tư tưởng của ngài ngay cả trước khi tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium ngài ban hành hai tháng sau đó.

Tôi viết trên trang blog của tôi ngày 21 tháng 9 năm 2013: “Đọc đến cuối bài viết dài này, cổ họng tôi như thắt lại, tôi có cảm tưởng như tôi nhận một bức thư tôi đã mong chờ từ… bốn mươi lăm năm nay. Bức thư nói với tôi, chia sẻ với tôi niềm hy vọng điên rồ của Công đồng và chúng ta đã không sống những năm này cách vô ích! Đức Phanxicô nói gì về điều này? ‘Công đồng Vatican II là đọc lại Tin Mừng dưới ánh sáng của văn hóa đương đại. Các hoa quả là đáng kể. Chắc chắn có những đường lối chú giải về tính liên tục hoặc gián đoạn, tuy nhiên có một điều rõ ràng: cách đọc Tin Mừng bằng cách cập nhật, vốn là đặc thù của Công đồng, là tuyệt đối không thể đảo ngược’”. Ngày nay, không thể chối cãi, triều giáo hoàng của ngài đã tái kết nối với tinh thần Công đồng Vatican II, nơi các vị tiền nhiệm của ngài là Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI muốn tuân theo nội dung của mười sáu văn kiện công đồng. Cập nhật, aggiornamento thân yêu của Đức Gioan XXIII, một lần nữa trở thành một nghĩa vụ thiết tha và liên tục. Hình ảnh một Giáo hội trong công nghị là cách diễn tả thích hợp nhất về điều này.

Thượng hội đồng về tính đồng nghị, nền tảng dự án của Đức Phanxicô

Thượng hội đồng! Chúng ta đang ở đây! Thách đố chính: thuyết phục các Nghị phụ thượng hội đồng, những người thực sự sẽ đại diện cho Giáo hội hoàn vũ, rằng quyền tự trị hợp pháp của các Giáo hội địa phương là điều kiện thiết yếu cho việc hội nhập văn hóa kitô giáo trong một thế giới bị chia cắt và đa dạng, một cách sâu sắc và thường xuyên biến đổi. Vì việc ấn định quy tắc từ Rôma trên Giáo hội hoàn vũ đã trở nên bất khả thi. Tác giả Albert Rouet đã nói: “Nói chuyện với toàn thế giới cũng giống như không nói chuyện với ai.” Và chính ở đây nảy sinh nghi ngờ liên quan đến ba giai đoạn chính của tiến trình: các đề xuất mà Đại hội đồng Thượng hội đồng sẽ hướng tới; Đức Phanxicô sẽ giữ lại gì trong tông huấn hậu thượng hội đồng của ngài; cách mà các thừa tác vụ mục vụ sẽ nắm bắt!

Quyền tự trị nào dành cho các Giáo hội địa phương?

Như mọi người đều biết, tiến trình đồng nghị bị tranh cãi về mặt nguyên tắc và kể từ ngày đầu tiên, một số giám chức mà những lời chỉ trích của họ đã được cố hồng y Pell công khai đưa ra, nói tiến trình này “thù nghịch với truyền thống tông đồ”, cũng như hồng y Müller lên án “sự dân chủ hóa” và một “tin lành hóa Giáo hội”. Nỗi sợ chia sẻ trong Giáo triều và còn ở ngoài Giáo triều, luôn là tính đa nguyên đe dọa sự hiệp nhất của Giáo hội và sự toàn vẹn của đức tin. Vì chính khái niệm về quyền tự chủ lớn hơn của các giáo hội địa phương đặt ra câu hỏi, chúng ta đang nói về quyền tự trị nào: thuần túy mục vụ hay có thể là học thuyết giáo lý? Tuy nhiên, với một phần của dân Chúa, những điều chỉnh học thuyết cũng hiển nhiên áp đặt.

Chỉ lấy một ví dụ: chúng ta có vĩnh viễn muốn tiếp nhận người đồng tính vào đời sống bí tích mà không đặt câu hỏi về chính giáo huấn của huấn quyền về đồng tính không? Tuy nhiên, quyết định gần đây của Thượng hội đồng Đức về việc làm phép cho các cặp đồng tính đã nhanh chóng dấy lên phản ứng ở Vatican qua tuyên bố của hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin. Nhật báo La Croix thuật lại nhận xét của ngài như sau: “Một Giáo hội địa phương cụ thể không thể đưa ra loại quyết định này, vốn liên quan đến kỷ luật của Giáo hội hoàn vũ.”  Ngài nhấn mạnh, phải có “một thảo luận của các nhà lãnh đạo công giáo Đức với Rôma cũng như với các Giáo hội còn lại trên thế giới để làm rõ các quyết định sẽ được đưa ra”.

Trong một công trình tập thể của 26 nhà thần học, được Hội đồng Giám mục Pháp uỷ quyền vào đêm trước Thượng hội đồng về gia đình năm 2015, linh mục Dòng Tên Alain Thomasset đã viết như sau: “Không thể duy trì sự tách biệt giữa học thuyết và chăm sóc mục vụ. (…) Việc tuyên xưng đức tin một cách phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ (…) không thể lên xuống với sự hiểu biết của chính học thuyết. Chúng ta phải xem phản ánh có tính quy luật này như một quá trình lịch sử luôn chuyển động.”

Chúng ta có thể hình dung Thượng hội đồng tiếp theo sẽ đi xa như vậy không?

Từ các quyết định đến việc thực hiện…

Bước quan trọng thứ hai: Đức Phanxicô sẽ giữ lại điều gì trong tông huấn hậu thượng hội đồng dự kiến vào năm 2025, như chúng ta biết, một mình, tông huấn này sẽ có giá trị huấn quyền không? Chúng ta biết, ngài không có khuynh hướng thay đổi học thuyết. Và các thượng hội đồng trước đó đã cho thấy ngài không những không vượt ra ngoài các đề xuất của các nghị phụ, mà còn giữ quyền không xác nhận bất kỳ đề xuất nào trong số đó, như chúng ta đã thấy về vấn đề phong chức cho các phó tế đã lập gia đình cho người Amazon, ngay cả khi cánh cửa dường như mở ra cho một quyết định tự do, sau này, của Giáo hội địa phương.

Cuối cùng, vẫn còn giai đoạn phải bước qua là đưa các quyết định trong tông huấn ra thực hiện. Tiền lệ của thượng hội đồng về gia đình mà chúng ta đã thấy một số giám mục và linh mục đã thắt lại xiềng xích, mở các bí tích cho người ly dị tái hôn và người đồng tính có thể nuôi dưỡng một số lo ngại. Đặc biệt nếu chúng ta nghĩ thượng hội đồng này và các kết luận của nó chắc chắn sẽ là một trong những hành động quan trọng cuối cùng của một triều giáo hoàng mà mọi người đều nói là sắp kết thúc. Để ủng hộ một tân mật nghị mà cuối cùng sẽ diễn ra, một số  người công khai kêu gọi quay lại với con lắc “giáo lý chân chính” mà theo đó, việc điều chỉnh lại việc chăm sóc mục vụ sẽ phù hợp một cách tự nhiên.

Đụng đến giáo lý? Cải cách cơ cấu?

Chúng ta hãy thẳng thắn, không phải tất cả mọi người trong Giáo hội đều đồng ý với ý kiến cho rằng việc thay đổi học thuyết là điều cần thiết và nó ở trong ơn gọi của một thượng hội đồng. Trong quyển sách xuất bản năm 2014, cố linh mục Dòng Tên Paul Valadier viết: “Nếu Đức Phanxicô đạt được mục đích của ngài, ngài sẽ không “thay đổi giáo điều” như những kẻ mất trí nói, nhưng ngài sẽ dẫn dắt toàn thể Giáo hội đến với sự đơn giản và với chân lý phúc âm hơn.” Tuy nhiên, cách đây không lâu, ngài đã nói với các tu sĩ Dòng Tên Canada suy nghĩ của Thánh Vincent de Lérins: “Ngay cả tín điều của kitô giáo cũng phải tuân theo những luật này. Nó tiến triển, củng cố theo năm tháng, phát triển theo thời gian, sâu sắc hơn với tuổi.” Những xác tín chúng ta thấy qua nhiều bài viết của ngài. Quý vị sẽ thấy! Đường lối của một giáo hoàng Dòng Tên thật khó dò!

Tuy nhiên, điều này không nên hạn chế các tham vọng và phạm vi của thượng hội đồng này. Trong một chuyên mục gần đây trên trang la-croix.com, đồng tác giả với nhà sử học Massimo Faggioli, linh mục Dòng Tên, nhà tâm lý học và thần học người Đức Hans Zollner viết: “Đại đa số người công giáo đã trở nên nhạy cảm với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục và bây giờ họ nhắm đến tương lai của Giáo hội, họ không muốn có một Giáo hội công giáo khác, thêm một Giáo hội đối lập với Giáo hội đã tồn tại. Họ không muốn một cuộc Cải cách khác sẽ chia đôi công giáo. Họ không muốn có một “Cải cách phản cái cách”, một phong trào mà vào thế kỷ 16, người công giáo đã phản ứng chống lại các nhà cải cách tin lành. Điều họ muốn là một cải cách công giáo thổi luồng sinh khí mới vào các cơ cấu hiện có, nghĩa là không ngại loại bỏ những cơ cấu không còn chức năng ý nghĩa và chắc chắn sẽ không còn bất kỳ tương lai nào, một Giáo hội có đủ can đảm để tạo ra những cơ cấu mới.”

Giáo hoàng, người sẽ làm điều này…

Không cần phải kéo dài: Thượng hội đồng này thực sự là chướng ngại cho triều giáo hoàng của ngài, chắc chắn một lần nữa sẽ khơi dậy những cuồng nhiệt như chúng ta đã thấy qua Thượng hội đồng về Gia đình trước đây. Vì, ngay từ ngày đầu bầu chọn, rõ ràng sự nhiệt tình của một số người được đáp lại bằng vụ xét xử bất hợp pháp do những người khác thúc đẩy. Chỉ bốn mươi tám giờ sau khi “làn khói trắng” bay lên, tôi đã có chủ ý viết một bài đăng trên blog của tôi “lời tiên tri” năm 2000 của Hồng y Danneels về giáo hoàng mà ngài muốn có lời chúc: “Vì những khác biệt trong Giáo hội, tôi nghĩ chúng ta cần một người làm việc chứ không cần một huấn quyền, chúng ta cần một tình phụ tử. Vì nếu chúng ta không còn có một người cha luôn cùng chia sẻ những ý kiến khác nhau trong gia đình, chúng ta sẽ lạc lối. Nếu chúng ta muốn họ thành người thầy, tôi nghĩ sẽ không giải quyết được vấn đề. Vì thế vai trò của giáo hoàng là vai trò của người cha. Tôi nghĩ chúng ta cần có một vai trò khó xác định và rất khó thực hiện, một kiểu quan hệ cha con thiêng liêng của thế giới. Tôi không nói điều đó là dễ dàng, vì  giáo hoàng đầu tiên cố gắng làm điều này sẽ bị vạ tuyệt thông hoặc gần như thế, hoặc, dù sao thì cũng bị loại trừ.”

Quá đáng không? Ngày 28 tháng 4 năm 1939, nhà văn Pháp François Mauriac đã viết cho bạn Luc Etang của ông: “Chừng nào Giáo hội còn là một Nhà nước của thế giới này với các đại sứ, chính sách, các thận trọng thì mọi thứ sẽ vẫn như cũ, dù nhân cách của giáo hoàng như thế nào. Ngày mà mọi thứ sẽ nhảy ra khỏi khuôn khổ này, chắc chắn là đáng kính, nhưng chưa được nhận, những Lời hứa vĩnh viễn thì giáo hoàng sẽ bị thiêu đốt như Chúa Kitô và sẽ bị đóng đinh với Ngài.

Kết luận như thế nào đây? Mười năm sau khi được bầu chọn, Đức Phanxicô đang bắt tay vào giai đoạn cuối của tiến trình tối hậu thay đổi nhằm đưa Giáo hội vào thực tế “đa diện” của thế kỷ 21. Với nguy cơ phải đối diện với cả những người không muốn một tiến hóa như vậy, mà họ xem là tự sát, và những người xem đó là điều kiện để họ tiếp tục ở trong Giáo hội. Từ góc độ con người, cá cược là rất không chắc chắn. Liệu ngài có đi vào lịch sử như giáo hoàng đến quá trễ để tránh một hình thức sụp đổ, hoặc người đến quá sớm để tự mình cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Đất Hứa hay, như Môsê, người đến đúng thời để dự vào?

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: phanxico.vn