Dân Chúa Âu Châu

Chia sẻ di sản và tiền bạc cá nhân của mình khi còn sống không phải là chuyện dễ dàng. François Bal, tác giả quyển Phúc âm về việc chia sẻ của cải (L’Évangile du partage des biens, nxb. Fidélité) khuyến khích tín hữu kitô không nên hoãn việc này qua ngày mai.

lavie.fr, Véronique Durand, 2022-08-18

Tháng 3 năm 2022, Đức Phanxicô tiếp các đại diện của hiệp hội Lazare. Nhân dịp này, ngài đề cập đến việc phân phối của cải không đúng trong các xã hội chúng ta. VATICAN MEDIA / CPP / IP / SIPA

Lập gia đình và là người cha gia đình, tác giả François Bal, ngoài 70 tuổi là giám đốc Văn phòng Kitô giáo dành cho người khuyết tật (OCH). Trong Thư gởi các tín hữu kitô có tài sản, ông nhắc “2% người có hơn 50% tài sản của hành tinh, nhưng tài sản này lại do Thượng đế nhân từ ban cho tất cả mọi người”. Theo ông, cộng đồng tín hữu kitô không có biện pháp thích hợp để sửa chữa bất công này, theo tiêu chuẩn “không đo đếm” của Phúc âm. Ông giải thích, xem lại di sản của mình là dịp để chia sẻ với người nghèo.

Lo trước nhằm để lại di sản của mình sau khi chết có còn là chủ đề cấm kỵ ngày nay không?

François Bal: Không, và cũng không nên! Thường thường chúng ta chỉ bàn việc này với chưởng khế khi đến lúc phải làm chúc thư. Nhưng thừa kế là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất được thảo luận trong gia đình. Nó cũng được đề cập đến như một một vấn đề đạo đức và kỹ thuật.

Điện ảnh gia Henri Clouzot để lại tài sản cho cơ quan Cứu trợ Công giáo Pháp

Dù vậy chúng ta nên thảo luận với con cái về cách chúng ta dùng của cải theo mức sống, tiện nghi vật chất mong muốn, số tiền tiết kiệm dùng đầu tư, v.v. và đáp trả theo ơn gọi của mình để sống theo tinh thần Chúa Giêsu. Về các vấn đề này, Giáo hội công giáo để giáo dân bơ vơ và đơn độc. Trong các bài giảng ngày chúa nhật, quý vị có muốn nghe nói về tiết kiệm, về tài chánh, về quyên góp, về di sản hoặc thừa kế không? Không! Tôi nghĩ về vấn đề này kitô giáo đã ở bên lề.

Với những người muốn cho một cách công bằng và / hoặc chính trực, việc chia sẻ của cải đòi hỏi những lựa chọn tế nhị. Không dễ để nói về những quyết định như vậy.

Tôi hiểu, các giáo xứ và linh mục của chúng ta ngại nói điều này, nhưng chúng ta phải là tấm gương phản chiếu nỗi sợ và buộc mình phải đặt câu hỏi bằng những lời cụ thể: liệu chúng ta có định bán căn nhà gia đình không? Chúng ta có muốn tặng hay để lại di sản không? Chúng ta rất khéo léo khi hẹn lại việc này cho ngày mai, chúng ta luôn tự nhủ: “Chỉ khi nào tôi về hưu”, “khi nào con cái tôi ổn định”.

Vậy mà kitô giáo của chúng ta là tôn giáo của hiện tại. Chúa Giêsu cực kỳ triệt để với những ai muốn là môn đệ của Ngài. Những người muốn đi theo Ngài nói: “Xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”, một điều rất đáng kính trọng, nhưng Ngài trả lời: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Nước Chúa” (Lc 9: 59-62). Ngài xin chúng ta quyết định và từ bỏ ngay ngày hôm nay, không phải ngày mai.

 “Ngôi làng của Phanxicô” sẽ được thành lập trong một đan viện Trappist, gần Toulouse

Trong các dụ ngôn của Ngài, tiền bạc được xem là gắn liền với khúc ruột. Ngài đặt tiền bạc ở một vị trí quan trọng trong việc biến cuộc sống cũ thành cuộc sống mới. Có điều gì đó tương tự như khi tôi xem xét tài khoản ngân hàng để xem có thể dùng một cách nào khác không. Vì sao chúng ta không làm hôm nay?

Có một nỗi sợ cho ngày mai, cần phải tiết kiệm cho con cái, phải trả chi phí cho căn nhà hưu trí…

Chúng ta đặt quan trọng những chuyện này đến mức chúng làm chúng ta chậm quyết định. Bây giờ là lúc cho đi. Cha mẹ chúng ta qua đời trong khoảng tuổi 90, để lại của cải cho những đứa con đã 60, đã ổn định và nhận tài sản cha mẹ như một phần lợi tức thêm, không phải là phần cần thiết. Chúng ta nên thay đổi phần mềm nhận thức của mình.

Trong quyển Phúc âm về việc chia sẻ của cải, ông nêu rõ “quyền sở hữu cá nhân công chính”. Giữ lại những gì mình nhận được từ gia đình hoặc có được do công việc của mình, điều này rốt cuộc có chính đáng không?

Giáo lý của Giáo hội công giáo khẳng định “việc sở hữu của cải là hợp pháp để đảm bảo tự do và phẩm giá con người, giúp mọi người có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ và nhu cầu của những người mà họ có trách nhiệm”. Vì thế quyền sở hữu được biện minh qua việc chăm sóc và sử dụng của cải chúng ta làm ra. Như thế chúng là hợp pháp, tài sản là công chính; nhiều hơn nữa, đó là nguồn gốc của bạo lực, lạm dụng, bất hợp pháp.

Năm 1945, hồng y Suhard, tổng giám mục Paris, trong thư mục vụ Giáo huấn của Giáo hội về tài sản ngài viết vào lúc mọi người gặp khó khăn về vật chất, ngài khuyến khích chia sẻ: “Một khi người chủ đã bảo đảm những gì cần thiết và phù hợp, họ phải cống hiến cho công ích những gì còn lại của gia tài, chứ không phải một phần, nhưng toàn bộ.” Tôi thực sự thích khái niệm của ngài về “cần thiết và phù hợp”.

Quan điểm này có thể bàn cãi với người tín hữu kitô của thế kỷ 21 không?

Xã hội chúng ta dành ưu tiên cho thành tựu của cải cá nhân, bỏ ưu tiên cho lợi ích chung. Nhưng nếu tôi giữ cho mình một cái gì đó khác với những gì cần thiết và phù hợp, tôi sẽ giảm đi phần của cải chung. Nếu tôi đặt mình vào địa vị của Chúa, tôi sẽ phân phát của cả của tôi theo lợi ích chung. Ngày nay, quyền ưu tiên cho thành tựu của cải cá nhân đã trở thành điều tuyệt đối của thế giới tự do.

Vì sao họ chọn di tặng?

Ngược lại, Giáo hội dạy, mọi thứ thuộc về Chúa, tài sản là tương đối, là do Chúa ban để mọi người sinh sống. Học thuyết xã hội của Giáo hội là một trợ giúp thích hợp trong việc đào tạo nhận thức lương tâm chúng ta về quyền sở hữu hợp pháp. Tháng 3 năm 2022, khi tiếp Hiệp hội Lazarô (một hiệp hội đồng hành với người vô gia cư, với các cô gái mại dâm), Đức Phanxicô đã công nhận tội lỗi lớn của xã hội là phân phối của cải thế giới một cách bất công.

Theo mức độ của mình, một cá nhân có thể đóng góp vào mục tiêu phổ quát của của cải không? Và làm như thế nào?

Có những thuộc tính chính xác và những thuộc tính khác không chính xác. Chúng ta không có ý tưởng, rằng tài sản hoặc lợi tức mà chúng ta có được do thừa kế, về mặt pháp lý có thể không công chính. Dưới con mắt của xã hội dân sự, những gì nhận được một cách hợp pháp là công bằng. Nhưng không! Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: tôi sở hữu mọi thứ có đúng không?

Nhờ việc đánh thuế theo luật thừa kế, Nhà nước đảm bảo một phần công bằng xã hội. Nhưng người Pháp cho rằng qua việc đóng thuế này, họ đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng. Cá nhân tôi, quy tắc của tôi là vui vẻ cho đi. Nếu đó là niềm vui, đó là do trái tim tôi đã được hoán cải đủ để tìm thấy sự giải thoát vui vẻ trong món quà này. Nhưng điều này trái ngược với cuộc sống, vốn thúc đẩy cho việc giữ lại và sinh lợi. Đây là lúc chúng ta cần phát minh một ý thức, khuyến khích chia sẻ là giải thoát vui vẻ chứ không phải là một ràng buộc đạo đức bổ túc thêm vào.

Ông có lời khuyên nào để chuẩn bị cho tâm hồn nhẹ nhàng khi quyết định?

Đầu tiên, tránh những câu nói có ý định lớn lao như: “Tôi sẽ cho rất nhiều.” Quyết tâm đạo đức sẽ thấy rõ ở mức độ tham lam dù nhỏ nhất nào. Nhưng tôi khuyên nên thử làm với trẻ em khi chúng còn ở nhà, đón tiếp một người nghèo vào bàn ăn vì công việc này sẽ hoán cải tâm hồn chúng.

Tôi xuất thân từ một gia đình trưởng giả, tự đủ cho chính mình nhưng vợ tôi xuất thân từ một gia đình rộng mở với mọi người. Sự đón nhận không điều kiện này đã được truyền cho các con, các cháu chúng tôi. Chính nhờ các chứng từ của chúng tôi mà chúng tôi truyền được lối sống chúng tôi gắn bó. Tôi cũng khuyên bạn nên nói chuyện này với những người khác, tìm một cộng đồng kitô (các nhóm trong giáo xứ…) nơi có đủ tin tưởng và nơi mọi người đủ hiểu biết về nhau để giúp đỡ lẫn nhau và không phán xét.

Ông đã nghĩ về mong ước cuối cùng của ông sẽ như thế nào chưa?

Ba đứa con của tôi có cuộc sống và mức sống khác nhau. Tôi chia bất động sản của tôi thành năm phần thay vì ba: ba đứa con mỗi đứa một phần, một phần cho Hiệp hội Nhà ở và một phần cho một đứa con nữa, như Thánh Augutinô mời gọi. Như thế mỗi người đều có thể tặng một phần như một món quà, như thể họ đã có một đứa con trên trời (tôi có thêm một đứa trẻ nữa đã rời bỏ chúng tôi), tôi thấy đề xuất này thật khéo léo và tôi đã nói với nhiều người.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: phanxico.vn