Dân Chúa Âu Châu

Các nhân vật nhận giải Nobel Hòa bình Belarus, Nga và Ukraine: bà Natalia Pintchouk, đại diện cho chồng là ông Ales Beliatski bị cầm tù ở Belarus, ông Yan Rachinsky và bà Oleksandra Matviïtchouk ngày thứ bảy 10 tháng 12-2022 tại Oslo. ©Rune Hellestad/Getty Images qua AFP

parismatch.com, Emilie Cabot, 2022-12-10

Nhận giải Hòa bình danh giá ngày thứ bảy 10 tháng 12, tại Oslo, các nhân vật nhận giải Nobel Hòa bình Ukraine, Nga và Belarus kêu gọi không hạ vũ khí trong cuộc chiến ‘điên rồ và tội ác’ do Vladimir Putin phát động ở Ukraine.

Đến từ ba quốc gia chính của cuộc xung đột, nhà hoạt động người Belarus Ales Beliatski, bị cầm tù tại chính đất nước của ông, Tổ chức Phi chính phủ Nga Memorial, bị giải thể theo lệnh tòa và Trung tâm Tự do Dân sự Ukraine (CCL) đã nhận giải cho những dấn thân của họ nhằm đấu tranh cho ‘nhân quyền, dân chủ và chung sống hòa bình’ chống lại các thế lực độc tài.

Giải Nobel không làm giảm tính đấu tranh của họ – dù họ không có một dấu hiệu nào trút giận lên nhau trong lễ trao giải. Bà Oleksandra Matviychuk, người đứng đầu Trung tâm Tự do Dân sự cho biết: “Người dân Ukraine mong muốn hòa bình hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Nhưng hòa bình cho một quốc gia đang bị tấn công không thể đạt được bằng cách hạ vũ khí. Đó sẽ không phải là hòa bình, mà là chiếm đóng.

Được thành lập năm 2007, tổ chức do bà điều hành hiện nay ghi lại các tội ác chiến tranh của quân đội Nga gây ra ở Ukraine: phá hủy các tòa nhà chung cư, nhà thờ, trường học và bệnh viện, bắn phá hành lang sơ tán, buộc dân chúng phải di dời, tra tấn và tội ác…

“Chúng ta phải đặt tên cho tất cả các nạn nhân của tội ác chiến tranh”

Do hậu quả của các vụ đánh bom vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, bà Oleksandra Matviychuk đã viết bài diễn văn nhận giải Nobel dưới ánh nến, bà nói với hãng tin AFP trong một phỏng vấn ngay trước buổi lễ. Theo bà, trong 9 tháng bị Nga xâm lược, tổ chức CCL đã thống kê được “hơn 27.000 trường hợp” tội ác chiến tranh và đây “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

“Chiến tranh biến con người thành những con số.

Chúng ta phải đặt tên cho tất cả các nạn nhân của tội ác chiến tranh”, bà nhấn mạnh. Giọng nghẹn ngào xúc động trong bài diễn văn đọc tại Tòa thị chính Oslo được trang trí bằng những bông hoa Siberia đỏ, bà Oleksandra Matviychuk một lần nữa kêu gọi thành lập một tòa án quốc tế để xét xử ‘Putin, (đồng minh của ông, nhà lãnh đạo Belarus Alexander) Lukashenko và những tội phạm chiến tranh khác”.

“Chống Nga là chống phát xít”

Về phần mình, ông Yan Rachinsky, chủ tịch Memorial, người nhận giải tố cáo ‘tham vọng đế quốc’ thừa hưởng từ thời Liên Xô ‘vẫn còn phát triển cho đến ngày nay’. Ông nói, nước Nga của Vladimir Putin đã đánh cắp ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh chống phát xít ‘vì lợi ích chính trị của chính ông’. Ông buồn bã, từ nay, ‘chống Nga là tương đương chống chủ nghĩa phát xít

Ông nói, một thông tin bóp méo ‘biện minh về ý thức hệ cho cuộc chiến tranh xâm lược điên cuồng và tội ác chống lại Ukraine’, bất chấp lệnh cấm công khai chỉ trích cuộc xâm lược của Matxcova.

Được thành lập năm 1989, trong nhiều thập kỷ Memorial làm sáng tỏ những tội ác đã gây ra dưới chế độ toàn trị của Stalin và lưu giữ ký ức về các nạn nhân, sau đó họ thu thập thông tin về việc vi phạm các quyền tự do và quyền ở Nga.

Trong bối cảnh bị phe đối lập và giới truyền thông bóp nghẹt, tổ chức phi chính phủ này đã bị hệ thống tư pháp Nga giải thể vào cuối năm 2021, đồng thời ra lệnh tịch thu các văn phòng của tổ chức này ở Matxcova ngày 7 tháng 10, ngay buổi tối thông báo tin Memorial được giải Nobel. Ông Ratchinsky ghi nhận: “Ngày nay, số lượng tù nhân chính trị ở Nga lớn hơn tổng số tù nhân của họ trên toàn Liên bang Xô khi bắt đầu thời kỳ cải tổ vào những năm 1980.”

Người được giải thứ ba là ông Ales Beliatski, ở tù từ năm 2011

Ông Ales Beliatski là cha đẻ của tổ chức phi chính phủ nhân quyền Viasna, ông bị tù từ tháng 7 năm 2021 và đang chờ xét xử, ông đối diện với án tù 12 năm vì tội “buôn lậu” tiền mặt kiếm được từ những người chống chế độ Lukashenko, nhà hoạt động 60 tuổi không được phép đọc diễn văn cám ơn giải Nobel.

Bà Natalia Pintchouk, vợ của ông đại diện đọc lời cám ơn của ông, đặc biệt những lời ông kêu gọi đứng lên chống lại ‘các chế độ độc tài quốc tế’.

Ở Ukraine, Nga muốn thiết lập ‘một chế độ độc tài chư hầu, giống như Belarus ngày nay, nơi tiếng nói của những người bị áp bức bị bóp nghẹt, với các căn cứ quân sự của Nga, một phụ thuộc kinh tế to lớn, Nga hóa về văn hóa và ngôn ngữ. Lòng tốt và sự thật phải có khả năng tự bảo vệ mình,’ ông nói qua tiếng nói của vợ ông.

Tại Stockholm, nơi các giải Nobel khác được trao (y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế) đã có không dưới 26 người đoạt giải dự lễ phát giải năm nay. Vì Covid-19 nên không tổ chức được trong hai năm 2020 và 2021, người nhận giải nhận chi phiếu 10 triệu tiền Na uy tương đương 900.000 âu kim.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: phanxico.vn