Dân Chúa Âu Châu

𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗦𝗮́𝘂 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗜𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗦𝘁 𝟭𝟳, 𝟭, 𝟵-𝟭𝟬. 𝟭𝟱-𝟮𝟮; 𝗠𝘁 𝟴, 𝟭- 𝟰.
205474704 4421520577878478 2500140378505253423 nThiên Chúa Toàn Năng, Toàn Trí vô song. Sự khôn ngoan của Ngài vượt bậc trên tất cả, như Ngài đã tuyên bố qua môi miệng Isaia : “Trời cao hơn đất bao nhiêu, tư tưởng Ta cao hơn tư tưởng các ngươi bấy nhiêu”. Con người có giới hạn, chỉ làm được những gì theo khả năng và hiểu biết của mình. Trái lại, Thiên Chúa làm nên tất cả, Ngài cho có mưa có nắng, ban cho vợ chồng cao niên được sinh con khống chế thiên nhiên biển cả, chữa lành bệnh tật mà con người phải bó tay. Trong bài đọc 1, Abraham (99 tuổi) và Xa-ra (90 tuổi) đã cao niên mà Thiên Chúa cho có mụn con là Isaac và lập giao ước với ông. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su dùng quyền năng chữa trị cho anh mắc bệnh phong được khỏi.

𝟭. 𝗫𝗲𝗺

Khi Đức Giê-su ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Bỗng có một người mắc bệnh phong tiến lại, bái lạy Người và nói : “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Lập tức, anh được sạch bệnh phong. Rồi Đức Giê-su bảo anh : “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”

𝟮. 𝗫𝗲́𝘁

Sau khi chấm dứt một loạt các bài giảng trên núi (các chương 5,6,7), Đức Giê-su cùng các tông đồ và đoàn người lũ lượt xuống núi (bắt đầu chương 😎. Đây là một hình ảnh đẹp, hết sức thành công vì những bài giảng nói về Nước Trời thật cụ thể, sinh động, kèm theo những phép lạ chữa lành, làm mọi người cảm kích hăng hái cùng Đức Giê-su xuống núi. Sứ vụ loan báo Tin Mừng phải được thực hiện dưới núi chứ không thể trên núi được. Ngài phải đi vào xã hội con người để cùng đồng hành, để cùng chia vui sẻ buồn với họ. Chúa Giêsu phải mang vào mình bao thao thức, bao trăn trở, bao niềm vui cũng như nỗi bất hạnh của con người để có thể cứu độ họ. Vì Chúa Giêsu cũng là một con người thật sự, nên không thể tách ra khỏi đời sống con người. Kitô hữu chúng ta cũng thế, có thể có một lúc nào đó ta mang tư tưởng bi quan yếm thế, muốn chạy trốn tất cả, muốn sống ở một nơi hoang đảo không một ai biết đến. Muốn một mình trên núi cao, trong rừng sâu vì ta đã quá chán ngán các trò lừa đảo, gian dối của con người.

Người đầu tiên đón Đức Giê-su từ trên núi xuống không phải là nhân viên cao cấp trong xã hội hay một tư tế được người ta trọng vọng, nhưng là một người mắc bệnh phong. Bệnh phong thời Đức Giê-su là một loại bệnh nan y không chữa trị được, ngày nay căn bệnh này đã được khống chế dễ dàng, người mang bệnh này vừa đau đớn thể lý vừa đau khổ tinh thần. Họ chỉ sống trong mồ mả hay cách ly ở khu riêng biệt xa dân cư. Khi ra đường phải lắc chuông hay la lớn tiếng để người ta biết mà tránh đi lối khác (Lv 13). Đó là nỗi nhục niềm đau của họ. Theo dõi người mắc phong đón Đức Giê-su từ núi xuống ta thấy gì? Anh vui mừng hớn hở, biết chắc chỉ có mình Người này mới có khả năng chữa lành mình bằng quyền năng. Trước nay, anh đã từng nguyện xin cùng Thiên Chúa chữa lành anh rất nhiều lần rồi. nhưng vẫn chưa được. Lần này, dường như anh cảm nghiệm rằng: Bấy lâu nay, mình chỉ mong Chúa làm theo ý muốn của mình. Sao mình không làm theo ý Chúa muốn? Vì thế, lần này gặp được Đức Giê-su anh sửa lại lời nguyện xin: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đây là một lời cầu đầy niềm tin vào Chúa. Nếu Chúa muốn con mang căn bệnh đó có ảnh hưởng gì ơn cứu độ đâu. Nhưng Chúa làm sao thấy vui khi con người đau khổ! Cho nên, anh đặt trọn lời cầu vào tình yêu Chúa, Chúa muốn sao con cũng đón nhận. Ngay lúc đó, Đức Giê-su giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Đức Giê-su trả lời ngay câu đặt điều kiện của anh “Nếu Ngài muốn”, Ngài bảo “Tôi muốn, anh hãy được sạch”. Ở đây, ta thấy Thiên Chúa là Tình Yêu, một tình yêu cúi xuống con người và chạm đến, thịt đụng thịt mà không sợ vi phạm luật (Lv 14). Đáng lý Ngài chỉ dùng lời phán thôi cũng đủ chữa lành cho anh rồi, nhưng vì Ngài muốn chia sẻ nỗi đau của con người, Ngài dùng tay chạm đến anh.

𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺

Với quyền năng Thiên Chúa, anh mắc phong được khỏi bệnh và được Ngài căn dặn: “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Tại sao Đức Giê-su căn dặn anh đừng nói với ai mà hãy đi trình diện với tư tế? Trong khi biết bao người chứng kiến hôm ấy cũng sẽ có bấy nhiêu cái miệng loan truyền tin vui này. Đó là vì Đức Giê-su muốn người thụ ơn hãy thinh lặng, lắng động tâm hồn mà cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho mình. Trình diện với Tư tế, vì lúc bấy giờ chỉ có Tư tế mới có đủ tư cách tuyên bố ai khỏi bệnh phong trước cộng đoàn.

Phần chúng ta, nên ghi nhận hai điều này: thứ nhất, bắt chước lời cầu nguyện đầy niềm tin của anh mắc phong trong Tin Mừng. Đừng buộc Chúa phải làm theo ý mình, mà mình phải làm theo ý Chúa. Nghĩa là sau lời nguyện nên thêm câu này “Nếu Chúa muốn”. Đó là lời cầu khôn ngoan sẵn sàng theo ý Chúa chứ không theo ý mình; Thứ đến, Khi ta được thụ ơn Chúa, cần đi vào trong cõi thinh lặng để cảm nghiệm tình thương Chúa và âm thầm cảm tạ Chúa muôn đời.

@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻

𝙇𝙖̣𝙮 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙭𝙞𝙣 𝙨𝙤𝙞 𝙩𝙧𝙞́ 𝙢𝙤̛̉ 𝙡𝙤̀𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙖𝙢 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙪 𝙆𝙞𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝, 𝙣𝙝𝙪̛ 𝙫𝙖̣̂𝙮, 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙨𝙚̃ 𝙘𝙤́ 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙡𝙖̀𝙢 𝙘𝙝𝙪̛́𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙤 𝘾𝙤𝙣 𝙈𝙤̣̂𝙩 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙡𝙖̀ Đ𝙖̂́𝙣𝙜 đ𝙖̃ 𝙘𝙝𝙚̂́𝙩 𝙫𝙞̀ 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙫𝙤̛́𝙞 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 𝙩𝙝𝙪𝙤̛̉ 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣.

Lm. Nhan Quang