Dân Chúa Âu Châu

Kinh tế Hoa Kỳ đi về đâu ?

BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG

Trong năm 2008, không phải chỉ các chuyên gia kinh tế hay tài chính nhận ra sự khủng hoảng một phần hay toàn phần hệ thống tài chính ở Hoa Kỳ và tại các quốc gia trên thế giới, mà các bà nội trợ đi mua bán cũng than sao giá hàng kỳ này mắc mỏ quá. Thực vậy, nếu theo sát nền kinh tế của mỗi nước, người ta thấy nó đang rơi vào tình trạng suy thoái. Hậu quả đầu tiên gây ra là nhiều nhà triệu phú bất ngờ trở thành trắng tay và nhiều người dân Mỹ trở thành vô gia cư, vì không có tiền trả nợ bị ngân hàng tịch thu tài sản.
Có bốn nguyên nhân tạo nên tình trạng khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng này như một bệnh truyền nhiễm lan rộng trên toàn thế giới:

Nguyên nhân 1

Sự khủng hoảng kinh tế bắt đầu bằng giá dầu hỏa leo thang, có lúc lên đến đỉnh cao nhất 150 Đô-la Mỹ (USD) một thùng dầu thô. Sự gia tăng giá dầu khiến cho hàng hoá sản xuất cũng như hàng hoa bán trên thị trường đắt lên gấp hai hay ba bốn lần, tuỳ theo nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sự gia tăng giá dầu đặt ra vấn đề cho các chính phủ, đặc biệt chính phủ Mỹ, phải tìm biện pháp giảm thiểu số lượng dầu tiêu thụ và thay thế bằng một nhiên liệu khác. Các nhà bác học đã thành công trong hai lãnh vực:
-Dùng than đá chế biến thành khí ``Ethanol hay ethyl alcohol: C2H5OH, gồm 3 hợp chất: carbon, hydrogen và oxygen’’ để đốt và thay thế dầu hỏa.
-Dùng các loại cây thực phẩm như: bắp (ngô), đậu phọng (lạc), đậu nành, lúa, bông hoa mặt trời v.v… và mỡ thú vật để chế biến thành ``biodiese’’ (methyl hay ethyl) thay cho dầu hỏa.

Nguyên nhân 2

Tình trạng lạm phát quốc tế (Global Inflation) hay nói nôm na là đồng tiền mất giá tại các quốc gia trên thế giới, khiến cho các chính phủ phải in thêm nhiều bạc giấy, hầu đáp ứng với nhu cầu của dân chúng và đối phó với vấn đề vật giá gia tăng. Nạn lạm phát bắt nguồn từ tình trạng vật giá gia tăng, hậu quả của nguyên nhân 1 ở trên. Đồng Đô-la của Mỹ ngày nay sụt giá so với những năm trước đây phát xuất từ sự thâm thủng trong ngân sách ngoại thương. Hoa Kỳ nhập cảng hàng hóa nhiều hơn xuất cảng, lỗ nhiều hơn lời và nợ nần hàng trăm tỷ Mỹ-kim.

Nguyên nhân 3

Cuộc khủng hoảng tín dụng ngân hàng (Credit crisis) tại Hoa Kỳ.
Tháng 4/2007, mở đầu là Công ty New Century Financial (NCF) bị thâm thủng 225 triệu Mỹ-kim và phải sa thải 3.200 nhân viên. Công ty này có 11 tiểu công ty, trong đó có Goldman Sachs ở Hoa Kỳ và Barlays Bank ở Anh quốc. Barly Bank lại có chi nhánh tại Hòa Lan là ngân hàng ABN Amaro. Công ty NCF cũng cho nhóm đầu tư kinh doanh Carrington Capital Management ở California vay 139 triệu Mỹ-kim và nhóm này bị phá sản 188 triệu Mỹ-kim vào tháng 5/2007. Ngân hàng đầu tư Bear Stearns, một trong các ngân hàng lớn nhất thế giới về đầu tư và bảo hiểm thương mại, trụ sở đặt tại Nữu Ước, vào tháng 3/2008, bị rơi vào tình trạng khủng hoảng dây chuyền về buôn bán nhà cửa. Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Nữu Ước phải cấp thời tung tiền ra bảo đảm để ngân hàng Bear Stearns không bị sụp đổ. Nhưng ngân hàng này không cứu vãn được lại bán cho công ty dịch vụ tài chính lớn JPMorgan Chase với giá quá rẻ 10 Mỹ-kim một cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu 52 tuần trước cuộc khủng hoảng là 133,20 Mỹ-kim.

Trong thời gian kế tiếp, lần lượt các ngân hàng rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính gồm: công ty bảo hiểm hợp đồng MBIA mất 3,2 tỷ Mỹ-kim, Hiệp hội cầm cố quốc gia Liên bang Freddie Mae và Freddie Mac có tài sản trị gía 5 ngàn tỷ Mỹ-kim đã làm thất thoát 4.5 tới 4.7 tỷ trong việc cho dân vay mua nhà cửa; ngân hàng Merrill Lynch được Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ mua lại với giá 50 tỷ; quỹ dự trữ Liên bang cứu vớt công ty bảo hiểm lớn nhất AIG với số tiền 85 tỷ Mỹ-kim; ngân hàng cho vay Washington Mutual có tài sản 307 tỷ cũng phải bán cho công ty JPMorgan Chase; ngân hàng Wall Street Lehman Brothers tổn thất 3,9 tỷ; ngân hàng Wachovia lớn thứ tư ở Mỹ cũng lỗ 42 tỷ phải bán cho Citigroup với sự trợ giúp của chính phủ. Từ tháng 3/2008, một số ngân hàng lớn của Hoa Kỳ rơi vào tình trạng phá sản như: Bear Stearns nhà băng lớn thứ 5 của Wall Street bán cho JPMorgan Chase 240 triệu USD; Fannie và Freddie phá sản, Lehman Brothers, Merrill Lynch đồng ý bán cho Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ 50 tỷ USD; AIG được Ngân hàng Dự trữ Liên bang cứu vớt với số tiền 85 tỷ USD, Washington Mutual (WaMu) bị phá sản phải bán cho Citigroup v.v…

Nguyên nhân 4

Ngân hàng Dự trữ Hoa Kỳ (US Federal Reserve) hạ mức tiền lời cho vay xuống quá thấp nhằm khích lệ việc đầu tư và phát triển kinh tế Hoa Kỳ. Tiền lời thấp, nhiều người Mỹ vội vã mượn tiền ngân hàng mua nhà với điều kiện quá dễ dãi, có khi không cần phải có tiền đặt cọc và không cần nghề nghiệp vững chắc v.v... Khi kinh tế Mỹ bị suy thoái do hậu quả tham chiến tại chiến trường Iraq, Afghanistan, chương trình chống khủng bố và nhiều xí nghiệp sản xuất chuyển ra ngoại quốc v.v… nhiều gia đình bị rơi vào cảnh thất nghiệp. Các chủ nhà không có đủ tiền trả nợ định kỳ cho ngân hàng đành phải mất nhà. Theo thống kê, nguyên trong năm 2007 có tới 1,3 triệu căn nhà rơi vào tình trạng bị ngân hàng đòi lại (tịch biên), tăng 79% so với năm 2006. Nhiều nhà bị bán đấu giá hay bỏ trống khiến cho thị trường nhà cửa rơi vào cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có. Các ngân hàng cho vay lấy lại nhà, nhưng bán không được hoặc phải bán với giá thấp hơn trước đây, bị lỗ vốn lớn thành phá sản. Từ biến cố này, người ta mới mỉa mai gọi là ``gia cư bong bóng’’ (housing Buble) bộc phát từ năm 2007.

Nguyên nhân 5

Do vấn đề đầu cơ, thao túng thị trường qua các dự án mơ hồ hoặc khó thực hiện được gọi là ``Dot.com Buble’’ hoặc ``I.T. Buble’’ của các tay tài phiệt và chủ ngân hàng. Họ đánh giá cổ phần (shares, stocks) và cổ phiếu quá cao hay quá thấp trên thị trường chứng khoán (stock market hay equaty market) với mục tiêu thu lợi càng nhiều càng tốt. Sự kiện này bắt đầu xuất hiện từ năm 1995-2001. Người ta không phải như các bà nột trợ mang rổ ra chợ kỳ kèo giá cả rồi mới mua đồ, họ ngồi trong phòng bấm máy điện toán mua bán cổ phần, cổ phiếu có khi lời lỗ hàng triệu Mỹ-kim chỉ trong một giây, chỉ ấn một cái nút O.K.
Cuộc khủng hoảng tài chính phần lớn do lỗi của ngân hàng; nhưng cũng do những kẻ buôn bán bất hợp pháp hoặc lừa đảo gây ra. Cảnh sát Liên bang FBI, sau các cuộc điều tra, đã bắt giữ 406 người buôn bán bất hợp pháp.
Sự thao túng và đánh giá sai lầm hoặc lừa đảo làm cho thị trường buôn bán cổ phần, cổ phiếu bị lỗ 7 ngàn tỷ Mỹ-kim (US $7 trillions) kể từ năm 2001. Thị trường buôn bán chính thức của công quyền hay tư nhân trên thế giới có giá trị ước tính vào khoảng 36,6 ngàn tỷ Mỹ-kim kể từ đầu năm 2008, nhưng thị trường không chính thức lại lên tớ 480 ngàn tỷ, gấp 12 lần. Sự bấp bênh nằm ở chỗ này. Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia NBER (National Bureau of Economic Research) đã công bố nền kinh tế Hoa Kỳ nắt đầu bị trì trệ từ tháng 12/2007.
Ngày 21/1/2008 được coi là ngày khởi đầu thị trường chứng khoán thế giới bị khủng hoảng lớn nhất kể từ sau biến cố khủng bố tại Nữu Ước ngày 9/11.

1-Biện pháp giải quyết của chính phủ Mỹ

Để cứu vãn cuộc khủng hoảng tài chính, ngày 6/12/2007, tổng thống George W. Bush đưa ra chương trình trợ giúp hơn một triệu gia đình rơi vào tình trạng không đủ tiền trả nợ mua nhà. Ngày 13/12/2007, ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hợp tác với 5 ngân hàng trung ương hàng đầu của trên thế giới cho các ngân hàng thương mại vay nhiều tỷ Mỹ-kim, để giải quyết các vấn nạn mà các ngân hàng này đang phải đối phó. Hoa Kỳ giúp 20 tỷ Mỹ-kim, Liên Hiệp Âu châu 500 tỷ. Quốc hội Mỹ cũng thông qua đề nghị trợ giúp các ngân hàng bị khủng hoảng với số tiền 700 tỷ Mỹ-kim. Đây là khoản tiền lớn nhất được sử dụng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trong thập niên 1920-1930.
Ngoài ra, tổng thống Bush đã đưa ra Đạo luật Ổn định Cấp thời (Emergency Stabilization of 2008) với ngân khoản 700 tỷ Mỹ-kim, được Quốc hội thông qua, nhằm bảo vệ niềm tin trên thị trường tài chính và tín dụng ngân hàng.
Khi Ủy ban Hoa Kỳ của chính phủ (US Committee of Government) dự đoán về chương trình cải tổ kinh tế, tiến sĩ Alan Greenspan, giám đốc Hệ thống Dự trữ Liên Bang (the Federal Reserve System, the Federal Reserve, viết tắt the Fed hay còn gọi là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ), đã tuyên bố về cuôc khủng hoảng như một cơn bão tín dụng Tsunami trong thế kỷ! (An Once-in-a-century credit tsunami). Tiến sĩ Alan Greenspan là nhà kinh tế lỗi lạc, đã được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào chức vụ giám đốc Hệ thống Dự trữ Hoa Kỳ vào ngày 19.10-1987, khi thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng mà người ta quen gọi là ngày thứ hai đen (Black Manday). Ông đã thành công trong việc ổn định kinh tế từ 1987 tới thời TT. George W. Bush 2006. Từ năm 2007, ông tiên đoán cuộc khủng hoảng tín dụng sẽ xẩy ra do mức độ tiền lời dài hạn gây ra, đặc biệt về buôn bán nhà cửa, nhưng ông tin tưởng Ngân hàng Trung ương sẽ kiểm soát được, vì giá trị của sự bảo hiểm dài hạn thị trường thế giới đã đạt tới 100 ngàn tỷ Mỹ-kim.

2-Cuộc khủng hoảng tài chính lan ra khắp thế giới

Tháng 8/2007, dịch hạch tài chính Mỹ lan tới Âu châu. Ngân hàng BNP Paribas và một số ngân hàng lớn khác tại các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Âu Châu cũng bị rơi vào cuộc khủng hoảng, BNP Paribas là một trong các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới về dịch vụ tài chính, có chi nhánh tại 85 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, và dẫn đầu ở Á châu, với 171.200 nhân viên, lợi tức khoảng 7,614 tỷ EURO. Ngân hàng Trung ương Âu châu (European Central Bank) phải bơm vào thị trường tài chính 95 tỷ EURO để trợ giúp việc trang trải và sẽ giúp thêm 108,7 tỷ trong những ngày tới. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ không chỉ lan rộng tới các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu, mà tới tận Á châu, Phi châu, Nam Mỹ, Trung Đông v.v…
Từ tháng 8/2007, ngân hàng Liên bang Hoa Kỳ, ngân hàng quốc gia Gia Nã Đại và Nhật Bản cũng bắt đầu can thiệp vào thị trường tài chính. Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ giảm tiền lời cho vay từ 6,25% xuống 5.75%; sau đó từ 5,75% xuống 4,75% rồi 3,5% vào ngày 22.2.2008; một sự cắt giảm lớn nhất trong 25 năm. Quyết định này làm cho thị trường chứng khoán sống trở lại. Nhưng gặp sự cảnh cáo của các chuyên gia kinh tế, vì nó có ảnh hưởng không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

3-Biện pháp giải quyết của các nhà lãnh đạo thế giới

Trong cuộc họp với tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, thủ tướng Anh Gordon Brown và Chủ tịch Ủy ban Đặc nhiệm Liên Hiệp Âu Châu, Jose Manuel Barrosso, vào các ngày 18-19/10/2008 tại Camp David, tổng thống George W. Bush đã đề nghị tổ chức cuộc họp thượng đỉnh 25 nhà lãnh đạo tài chính: gồm các Bộ trưởng tài chính, giám đốc ngân hàng trung ương; và lãnh đạo chính quyền của 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) vào ngày 14+15/11/2008 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Mục đích của cuộc họp là làm sao đi tới sự thống nhất trong việc giải quyết vấn nạn tài chính và kinh tế thế giới, hầu ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính khác có thể xẩy ra trong tương lai. Các chuyên gia kinh tế muốn duyệt lại cơ cấu tài chính đã dựa theo hệ thống Bretton Woods System có từ sau Đệ II Thế chiến. Qua hai ngày họp các nhà lãnh đạo của G20 đã đồng ý về 5 vấn đề: -Nhận thức được nguồn gốc của sự khủng hoảng, Quan sát hành động giải quyết của các quốc gia và theo dõi để báo cáo ngay sự khủng hoảng cũng như sự gia tăng trong tương lai; đồng ý nguyên tắc chung về việc cải tổ thị trường tài chính; đưa ra chương trình hành động để hoàn thành các nguyên tắc và yêu cầu các Bộ trưởng khai triển các khuyến cáo rộng hơn, để xét lại trong cuộc họp thượng đỉnh tới, dự trù vào ngày 30.4.2009 và tái xác định nguyên tắc thị trường tự do. Trong hội nghị có ý kiến đưa ra nên thành hình một đồng bạc chung cho thế giới là một đề nghị rất có ý nghĩa.
G20 gồm các quốc gia: Á Căn Đình (Argentina), Úc Đại Lợi (Australia), Ba Tây (Brazil), Gia Nã Đại (Canada), Trung quốc (China), Pháp (France), Đức (Germany), Ấn Độ (India), Nam Dương (Indonesia), Ý Đại Lợi (Italy), Nhật Bản (Japan), Mễ Tây Cơ (Mexico), Nga Sô (Russia), Saudi Arabia, Nam Phi (South Africa), Nam Hàn (South Korea), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Anh quốc (United Kingdom), Hoa Kỳ (United States) và Liên Hiệp Âu Châu (European Union), Quỹ Tiền tệ Thế giới (International Monetary Fund) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

4-Kinh tế Hoa Kỳ đi về đâu?

Trước cuộc khủng hoảng tài chính xẩy ra tại Hoa Kỳ và đang lan rộng trên thế giới, người ta tự hỏi: kinh tế Hoa Kỳ đi về đâu?
Trả lời cho thắc mắc này, chúng ta nên tìm hiểu:
4.1-Sự lỗ lã trong ngành xuất nhập cảng của Hoa Kỳ
Theo thống kê năm 2007 ngành ngoại thương của Hoa Kỳ bị lỗ khá nhiều. Hoa Kỳ buôn bán với các quốc gia bị lỗ theo thứ tự: Trung quốc: 259,1 tỷ USD (tăng 11,4% so với năm 2006), Nhật Bản: 83,1 tỷ USD (giảm 6,1%), Mễ Tây Cơ: 74 tỷ USD (tăng 15,4%), Gia Nã Đại: 65 tỷ (giảm 10,7%), Đức: 44,5 tỷ USD (giảm 6,9%), Nigeria: 28,9 USD (tăng 12,5%), Venezuela: 28,4 tỷ USD (tăng 0,6%), Saudi Arabia: 24,5 tỷ USD (tăng 1,8%), Ái Nhĩ Lan: 21,6 tỷ USD (tăng 7,5%), Ý: 20,9 tỷ USD (tăng 3,7%), Mã Lai: 20,8 tỷ USD (giảm 13.2%), Pháp: 14,5 tỷ USD (tăng 12.5%), Nam Hàn: 13,6 tỷ (tăng 2.5%), Đài Loan: 12,7 tỷ USD (giảm 16.7%), Anh quốc: 6,7 tỷ (giảm 16.8%).
4.2-Ngân sách của chính phủ Mỹ bị thâm thủng quá nhiều
Năm 2008 thiếu hụt ngân sách lên tới 455 tỷ Mỹ-kim.
Tính tới tháng 11/2008, tổng số nợ nần gồm tiền bạc và vật chất của Hoa Kỳ lên tới 10,6 ngàn tỷ Mỹ-kim, chia cho mỗi đầu người thì mỗi người Mỹ nợ 37.316 USD. Nợ trong lãnh vực công quyền năm 2007 chiếm tới 36,9% tổng sản lượng nội địa (GDP), nợ trong lãnh vực tư nhân 65,5% tổng sản lượng nội địa. Theo thống kê của CIA tỷ số nợ (phần trăm) của Hoa kỳ đứng hàng 27 trên thế giới.

6-Tại sao cổ phiếu mất giá?

Trong các cuộc khủng hoảng tín dụng ngân hàng thì những người mua cổ phần hay cổ phiếu thường bị lỗ, có khi trắng tay.
Tại sao?
Cổ phiếu xuống giá do ba nguyên nhân:
6.1-Công ty hay ngân hàng mà quí độc giả mua cổ phiếu làm ăn bị thất bại, sản phẩm bán trên thị trường bị ế ẩm; hoặc vì lý do chính trị nào đó, như bị khủng bố chẳng hạn.
Ví dụ: công ty sản xuất bơ sữa ARLA của Đan Mạch ba năm trước đây hàng hóa bị tẩy chay tại Trung Đông và các nước Hồi Giáo, vì các tranh hí hoạ nhạo báng Tiên tri Mohammad. Sự tẩy chay đưa tới hậu quả là việc sản xuất bị giảm đi, hàng chục nhân công bị sa thải và cổ phiếu của công ty này bi giảm giá trị trên thị trường chứng khoán.
6.2-Khi kinh tế và tài chính của một quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng thì giá trị của cổ phiếu nói chung cũng bị mất giá theo.
Ví dụ: hiện nay Băng Đảo (Iceland) bị khủng hoảng tài chính và kinh tế nặng nhất. Vào tháng 10/2008 cổ phiếu bị mất gía tới 76%. Một cổ phiếu trước đây mua vào 100 đồng, nay bán ra chỉ được 24 đồng, lỗ 76 đồng. Nếu tính hàng chục, hàng trăm ngàn cổ phần, cổ phiếu thì số tiền mất mát tăng lên hàng chục, hàng trăm triệu! Cả nước bị khủng hoảng thì người dân bị ảnh hưởng lây, đặc biệt những người giầu có mua nhiều cổ phần, cổ phần trong các ngân hàng hay công ty kinh doanh. Do đó chính phủ Băng Đảo đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán để chờ biện pháp cứu vãn cuộc khủng hoảng này.
6.3-Khi chuyên viên của ngân hàng hay của công ty lừa dối hoặc tính toán sai lầm khi mua bán ngoại tệ và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ gây ra sự lỗ vốn hàng trăm triệu đồng, rồi đi tới phá sản, nếu không có biện pháp cứu giúp của chính phủ hoặc của hệ thống ngân hàng.
Vì thế, qua kinh nghiệm, người ta khuyên không nên để một số tiền quá lớn trong một ngân hàng. Hãy gửi tiền tiết kiệm hoặc mua cổ phiếu nhiều nơi khác nhau. Đối với Đan Mạch thì tiền bảo chứng của một ngân hàng bị phá sản, khi được chính phủ cứu giúp cũng chỉ trả lại cho những ai có sổ băng ký thác từ 300.000 kroner trở xuống. Số tiền bồi thường nhiều hay ít dĩ nhiên tuỳ thuộc vào chính sách tài chính của mỗi quốc gia. Vậy quí độc giả nào gửi quá nhiều tiền trong một ngân hàng hay mua nhiều cổ phiếu của một công ty thì nên tính lại kẻo mất cả chì lẫn vốn.

7- Quyền lực nằm trong tay Chính phủ Mỹ hay tài phiệt Do Thái?

Cuộc diệt chủng dân Do Thái do Adoft Hitler gây ra trong thời Đệ Nhị Thế chiến không chỉ vì thuyết chủng tộc (Racism) mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Một trong những nguyên nhân là các nhà giầu Do Thái, ngày nay gọi là tài phiệt, cho vay tiền nặng lãi! Tại Hoa Kỳ cũng vậy, người ta thường nói tới các nhóm Hobby của Do Thái có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường Mỹ, đối với các chính phủ cũng như trong Quốc Hội. Các nước Ả Rập Trung Đông giầu tài nguyên dầu hỏa, trong khi Hoa Kỳ thiếu thiếu thốn nhiên liệu, mà không nước nào làm áp lực được các chính phủ Mỹ trong việc tranh đấu cho một quốc gia Palestina thành hình. Tổng thống Mỹ nào lên nắm quyền cũng tuyên bố ủng hộ Do Thái và viện trợ cho Do Thái bằng cách này hay bằng cách khác.
Tại sao?
Xin thưa: vì tiền!
Đã có người hỏi: Tại sao Do Thái sở hữu Hoa Kỳ qua Hệ thống Dự trữ Liên bang?
Muốn hiểu nguyên nhân vì tiền, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của sự thành hình cái gọi là Hệ thống Dự trữ Liên bang “The Federal Reserve System”.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một vài điểm chính.
Thực tế cho thấy Hệ thống Dự trữ Liên bang không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính phủ Mỹ mà là của tư nhân. Theo tiến sĩ Chuck Missler các ngân hàng chính danh có cổ phần, cổ phiếu trong Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là: các ngân hàng có tên Rothschild ở Anh và Berlin (Đức); các ngân hàng Warburg ở Hamburg (Đức) và Amsterdam (Hòa Lan); các ngân hàng Lazard Brothers ở Ba-lê (Pháp); Các ngân hàng Do Thái Moses Seiff ở Ý, các ngân hàng Lehman Brothers, Kuln, Loeb, Goldman, Sachs ở Nữu Ước (Hoa Kỳ) v.v… Vì cùng sở hữu chủ cổ phần và cổ phiếu; nên các ngân hàng này dễ dàng được vay nhiều tiền của chính phủ Mỹ với số tiền lời phải trả rất thấp. Trong khi đó họ lại cho ngân hàng hay công ty khác vay với số tiền lời cao hơn. Khi đầu tư được lợi tức bao nhiêu thì họ gửi về Do Thái, hoặc di chuyển văn phòng về Do Thái để được bảo vệ và được ưu tiên, theo chính sách mời gọi trở về xây dựng quê hương của chính phủ.

Ví dụ:
Một ngân hàng Do Thái vay 1.000.000 Mỹ-kim của chính phủ Mỹ với lý do để đầu tư và kinh doanh thì giả sử phải trả khoảng 2% tiền lời một năm. Ngân hàng này cho người đang muốn mua nhà vay mà không cần đặt điều kiện gì cả, nên phải trả tiền lời cao 5%, so với giá thị trường 3%-4%. Như vậy họ lời 3%. Nếu ngân hàng trả nợ cho chính phủ mỗi tháng 1.000 Mỹ-kim cũng bằng số tiền người mua nhà trả cho ngân hàng, thì sau một năm, ngân hàng phải trả cho chính phủ 1.000.000 – 12.000 x 2:100 = 1.019.760 Mỹ-kim. Trong khi đó, cùng số tiền vay và tiền trả theo định kỳ hàng tháng, chủ nhà phải trả cho ngân hàng: 1.000.000 – 12.000 x 5:100 = 1.049.900 Mỹ-kim. Ngân hàng lời 30.140 Mỹ-kim.
Giả sử sau một năm, chủ nhà thất nghiệp, không trả nợ được, nhà bị tịch thu, thì ngân hàng sẽ rơi vào hai trường hợp:
-Nếu giá thị trường nhà cửa đang lên cao thì ngân hàng đã lời 30.140 Mỹ-kim rồi, vẫn còn lời thêm nữa tuỳ theo giá nhà tăng nhiều hay ít..
-Nếu thị trường nhà cửa bị khủng hoảng thì ngân hàng bị lỗ vốn nhiều hay ít tuỳ theo giá thị trường.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, người ta nghi ngờ có thể do bàn tay của tài phiệt khuynh đảo.
Tài liệu cho thấy có khi ngân hàng cho vay trên 150% so với giá trị của cái nhà. Khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng, vì các chủ nhà không có tiền trả, thì trên nguyên tắc họ không mất đồng nào. Tiền họ mượn là tiền của chính phủ. Chính phủ sợ mất tiền lại phải bỏ ra một số tiền để cứu uy tín và không để ngân hàng bị phá sản, như trường hợp hiện nay tại Hoa Kỳ và các quốc gia đang bị khủng hoảng dây chuyền. Chính sách lấy tiền thuế của dân cứu các ngân hàng ``mượn đầu heo nấu cháo’’ bị các chuyên gia kinh tế phê bình. Nó như khuyến khích người ta dùng tiền dân để rồi phá sản mà chẳng mất mát gì.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, người ta cũng nghi ngờ tài phiệt khuynh đảo để tạo nên khó khăn cho chính phủ Barack Obama kế tiếp trong việc giải quyết sự suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính. Hàng loạt các ngân hàng mà tạo nên khủng hoảng thì chính phủ không dễ gì đối phó.
Họ làm như vậy để làm gì?
Xin thưa:
-để tạo áp lực và đòi yêu sách với tân chính phủ;
-để phá giá đồng bạc, làm giảm giá trị trữ lượng ngoại tệ Đô-la Mỹ quá lớn của một số quốc gia theo thứ tự: Trung quốc: 1.905 tỷ USD, Nhật Bản: 997 tỷ, Nga Sô: 484,7 tỷ, Liên Hiệp Âu Châu: 430 tỷ, Đài Loan: 282 tỷ, Ấn Độ: 247 tỷ, Ba Tây: 208 tỷ, Nam Hàn: 201 tỷ, Tân Gia Ba: 105 tỷ, Hương Cảng: 158 tỷ, Đức quốc: 137 tỷ, và còn nhiều quốc gia khác với trữ lượng Đô-la ít hơn, Việt Nam chẳng hạn.
-để giảm giá dầu. Hiện giá dầu xuống còn khoảng 50 USD.

Nếu trữ lượng ngoại tệ là đồng Đô-la Mỹ nằm trong kho bạc của ngoại quốc quá nhiều, trong khi nền ngoại thương của Hoa Kỳ thâm thủng, thì lấy tiền đâu để sử dụng trên thị trường nội địa.
In thêm bạc giấy, nguyên nhân của lạm phát và làm giảm giá đồng Đô-la không phải không có chủ đích.

Kết luận

Phía sau bức màn đen, ai hiểu được quyền lực của đồng tiền và sự liên hệ giữa chính quyền với tài phiệt?