Dân Chúa Âu Châu

SebastianVị thánh trong ngày 20/1

Thánh Sebastian (257? - 288?) 

Thánh Sebastian gia nhập quân đội La Mã. Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastian là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Ngài bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết.

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.
Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletian giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletian đi sang miền Ðông thì Hoàng Ðế Maximian kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastian là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, ngài bị bắt gặp, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximian và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết.

Suy niệm hạnh Thánh Sebastian

Lược sử

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Xêbaxianô, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Đền Thánh Xêbaxianô ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.
Truyền thuyết về Thánh Xêbaxianô góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Đế Diocletian giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletian đi sang miền Đông thì Hoàng Đế Maximian kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. Không một hoàng đế nào biết Thánh Xêbaxianô là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, ngài bị bắt gặp, bị đánh đập trước mặt Hoàng Đế Maximian và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết.

Suy niệm 1: Lịch sử

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Xêbaxianô, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan.
Yếu tố lịch sử vốn quan trọng trong nhiều lãnh vực thuộc xã hội loài người, nhưng xét về phương diện sống đức tin thì nó chỉ là điều thứ yếu. Vì thế thánh Xêbaxianô được mọi người sùng kính, chính vì ngài là một vị thánh tử đạo.
Xét về khía cạnh lịch sử, thánh Têphanô chỉ được nhắc đến như là một trong bảy vị được chọn để thay Nhóm Mười Hai lo việc ăn uống cho cộng đoàn tiên khởi, nhưng lại được tôn vinh, nhờ vào việc ngài chịu tử đạo (Cv 6-7).
Đức Giêsu lại là một nhân vật nổi bật tuyệt vời trên khắp thế giới cả đời lẫn đạo, nên vấn đề giá trị lịch sử của Ngài đã được đặt ra, để xem Ngài có thật sự hiện hữu hay không. Và quả thật Ngài đã được chứng minh là chào đời vào thời vua Hêrôđê (Mt 2,1) và bị quan Philatô kết án tử hình thập giá (Mt 27,26).
* Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con sống vào thời đại không còn thắc mắc về giá trị lịch sử của Chúa nữa. Xin giúp chúng con đáp trả bằng việc sống thánh để được chết lành.

Suy niệm 2: Tử đạo

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Xêbaxianô, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan.
Tử đạo là một phương cách nên thánh bảo đảm nhất, vì qua việc đổ máu thì mọi tội lỗi đều được thứ tha và ơn cứu chuộc sẽ tuôn đổ chan hòa (Dt 9,22). Do đó mọi tín hữu nói chung đều khao khát được ơn chết vì đạo theo gương các ngôn sứ (Mt 5,12).
Thánh Giáo Hoàng Xêbaxianô vốn là tôi tớ của mọi tôi tớ đã được mãn nguyện, khi được phúc tử đạo theo gương Thầy Chí Thánh: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20).
* Lạy Chúa Giêsu, ơn phúc tử đạo bằng việc đổ máu không hẳn Chúa dành cho chúng con, nhưng xin giúp chúng con biết vác thập giá hằng ngày để xứng đáng là người môn đệ của Chúa (Lc 14,27).

Suy niệm 3: Sùng kính

Việc sùng kính thánh Giáo Hoàng Xêbaxianô lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.
Lòng sùng kính là một tâm tình đạo đức phát xuất từ một quả tim sùng mộ và một trí óc kính yêu. Dĩ nhiên phải ưu tiên tôn kính những gì liên quan đến Lời Chúa: Sách Thánh, các nghi thức như xông hương và hầu đèn, giảng đài, cung cách công bố, những lời xướng đáp... (Sách Giáo Lý số 1154).
Đức Giêsu là Chúa (1Cr 12,3) nên Lời Chúa là Lời Đức Giêsu (Ga 2,22) và cũng chính là Đức Giêsu (Ga 1,14). Không lạ gì, dân chúng hâm mộ háo hức và lũ lượt tuôn đến cùng Ngài (Mt 4,25;Mc 10,1), thậm chí muốn tôn Ngài lên làm vua (Ga 6,15).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ghi nhận một yếu tố quan trọng trong việc sùng kính là ngoài con tim còn có trí óc nữa, để không biến việc sùng kính thành việc mê tín dị đoan.

Suy niệm 4: Nghệ thuật

Truyền thuyết về Thánh Xêbaxianô góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân.
Thiên Chúa đã cho các nghệ nhân lòng trí dồi dào khôn ngoan để thực hiện mọi tác phẩm nghệ thuật (Xh 35,35). Nhưng Thánh Xêbaxianô là một tác nhân phụ giúp họ có ý tưởng để thực hiện nhiều sản phẩm nghệ thuật.
Phải cần lưu ý: có hai loại nghệ thuật được gọi là nghệ thuật thánh, như việc xây dựng nơi thánh với các chỉ thị cụ thể của Giáo Hội (Sách GL số 1181-1186) và của Thiên Chúa (Xh 25-27), và nghệ thuật đồi bại (Kn 15,4), như việc đúc bê vàng (Xh 32,4).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con đừng nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ (Cv 17,29).

Suy niệm 5: Giờ

Khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác Thánh Xêbaxianô để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục.
Theo chương trình quan phòng đầy tình thương và quyền năng của Thiên Chúa, mỗi người đều có “giờ” của mình. Vì thế cho dầu thân thể Thánh Xêbaxianô ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn, nhưng “giờ” của ngài chưa đến nên ngài đã được cứu sống và đã bình phục.
Thánh Phaolô tông đồ vốn bị ném đá và bị lôi ra ngoài thành vì người Dothái tưởng ngài đã chết. Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ngài thì ngài đứng dậy và đi vào thành cách bình an vô sự (Cv 14,19-20), vì “giờ” của ngài chưa đến. Còn Đức Giêsu thì tự nguyện ra đi chịu chết vì “giờ” đã điểm (Mc 14,41).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn can đảm tuyên xưng đức tin ở mọi nơi mọi lúc, vì chưa đến “giờ” thì chẳng ai làm được gì.

Suy niệm 6: Dũng cảm

Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu.
Ông Bơnagiahu, con ông Giơhôgiađa, con một người dũng cảm, nhiều thành tích, xuất thân từ Cápxơên. Chính ông đã hạ sát hai anh hùng Môáp. Chính ông đã xuống đập chết con sư tử ở trong giếng vào một ngày có tuyết (2Sm 23,20).

Ông Giuđa dũng cảm xông vào con thú đang đi giữa đội quân và chém giết hai bên tả hữu, khiến chúng phải giãn ra. Ông luồn xuống dưới bụng voi; đâm từ dưới lên và giết chết nó; con vật ngã xuống đất đè lên ông. Thế là ông chết ngay tại chỗ (1Mcb 6,45t).

* Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin mượn lời của hoàng hậu Étte để cùng dâng lên ý nguyện: xin ban cho chúng con lòng dũng cảm (Et 4,17r).


Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ