Dân Chúa Âu Châu

lefigaro.fr, Delphine Chayet, 2020-03-12

Theo nhà dịch tể học người Pháp Antoine Flahault thì tình trạng ở Ý rất đáng lo ngại và tiến trình nạn dịch biện minh cho việc đóng cửa trường học và hạn chế các di chuyển.

Nhà dịch tể học Antoine Flahault là giáo sư y tế công cộng tại Đại học Genève. Giáo sư yêu cầu  hành động mạnh ngay lập tức để ngăn chặn nạn dịch coronavirus ở Âu châu.

Theo giáo sư, nước Pháp đối phó với các dấu hiệu đầu tiên của nạn dịch có đầy đủ không?

Giáo sư Antoine Flahault-. Người ta đặt cho tôi cùng câu hỏi này với các nước Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sĩ… Không, tôi không phải là người phán xét đường lối của các quốc gia… Tuy nhiên tôi rất tiếc, lúc này chúng ta đã không có đường lối chỉ dẫn quốc tế chung. Đáng lẽ Tổ chức Y tế Thế giới phải hướng dẫn hành động của các quốc gia, ấn định các tiêu chuẩn khách quan, chẳng hạn dựa trên thời gian tăng gấp đôi các ca hay số lượng thêm các ca mới mỗi ngày. Tổ chức có thể dùng luật lệ y tế quốc tế, một sắc luật được tất cả các nước thành viên ký để cho Tổ chức Y tế Quốc tế được hợp pháp đưa ra các chỉ dẫn. Nhưng cũng không phải là quá trễ vì chúng ta mới bắt đầu tiến trình. Ngày thứ tư 11-3, 9 nước trên thế giới có thêm 100 ca mới mỗi ngày, như thế có thể xem đây là một hoạt động sôi sùng sục trên quan điểm dịch tể học.

Các thẩm quyền y tế có thể làm gì?

Có hai loại can thiệp để chống nạn dịch. Các chỉ dẫn về giáo dục y tế như rửa tay, mang khẩu trang, tự cách ly và các biện pháp bao gồm trong quy trình gồm bốn chuyện: đóng cửa trường học, hạn chế di chuyển, giới hạn các hội họp và hàng rào y tế chung quanh các ổ dịch. Các chuyên gia dựa trên các dữ liệu khoa học phải hành động ngay và lâu dài nhất có thể.

Có nghĩa là?

Chúng ta biết có bốn biện pháp đã áp dụng trên nhiều mức độ khác nhau ở Mỹ năm 1918 trong thời kỳ có dịch cúm tây ban nha. Năm 2007, các sử gia và các nhà dịch tể học đã công bố một bài trên tạp chí khoa học Jama. Họ so sánh các biện pháp đã được áp dụng và tử suất do bệnh cúm trên nhiều thành phố khác nhau ở Mỹ; con số thay đổi trong khoảng có 358 trường hợp chết trên 100 000 dân cư ở Saint Louis, tại đây các biện pháp được áp dụng nhanh chóng và kéo dài 143 ngày, so với 807 người chết trên 100 000 dân cư ở Pittsburgh nơi các biện pháp ít khắc nghiệt hơn và chỉ kéo dài 53 ngày. Như thế bối cảnh ngày nay rất giống với bối cảnh nạn dịch năm 1918: một con vi-rút lành tính đối với đa số dân chúng và giết cũng cùng một nhịp điệu, dẫn đến việc nhập viện làm bệnh viện quá tải. Và chúng ta không có cách chữa trị cũng như thuốc chủng.

Như thế giáo sư chủ trương một chiến lược can thiệp mạnh.

Để phòng ngừa, đúng. Khi chúng ta nhìn tình trạng hiện nay ở Ý, người dân đã đau khổ rất nhiều và biểu đồ tăng mạnh ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ thì chúng ta có các yếu tố đủ để lo. Đây không phải là báo động trên giấy tờ vì nhận thức nguy cơ của dân chúng theo tôi đã đủ cao. Tuy nhiên tôi không tiên đoán được tương lai, và tôi sẽ rất vui nếu các chuyên gia khác có các lập luận khác chứng minh cho thấy tôi đã lầm. Bây giờ tôi xin các nhà cầm quyền hành động nhanh nhất có thể và dùng các biện pháp mạnh để ngăn chặn tiến trình phát triển nạn dịch, và tránh tắc nghẽn hệ thống y tế. Chúng ta không thể ngăn nạn dịch không đến Pháp nhưng chúng ta rút kinh nghiệm của Nam Hàn trước tình trạng đáng lo ngại này.

Khi nào các biện pháp hạn chế này được dỡ bỏ?

Cần phải nhớ trong đầu, các biện pháp này có tác dụng tạm thời: nạn dịch sẽ xuất hiện lại ngay lập tức khi các biện pháp này được dỡ bỏ. Khi áp dụng các biện pháp, chúng ta chỉ đẩy lui và kéo dài tiến trình. Vì thế rất khó để lấy quyết định, bởi vì chúng sẽ kéo dài nạn dịch với thời gian. Mục đích là trải dài nạn dịch với thời gian để hệ thống y tế có thể hấp thụ nó dưới hình thức một cao điểm duy nhất và đồng loạt. Theo tôi, các hạn chế di chuyển và hội họp đông đảo phải kéo dài đến mùa hè. Chúng ta có thể hy vọng tình hình sẽ dịu xuống khi những ngày đẹp trời đến, để chúng ta có thì giờ chuẩn bị, sản xuất lại khẩu trang, để nhân viên y tế có thì giờ nghỉ ngơi..vv.. trước khi có các đợt sóng mới xuất hiện. Dịch cúm tây ban nha diễn ra qua ba làn sóng: một làn sóng nhỏ gọi là làn sóng báo tin vào cuối mùa đông năm 1918, một làn sóng rất mạnh vào mùa thu và làn sóng cuối vào mùa đông năm 1919.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: phanxico.vn