Dân Chúa Âu Châu

TamBanhCó câu chuyện kể : “ Một ký giả  người Anh có ý tưởng làm một thí nghiệm ngộ nghĩnh: Ông mua ba tấm  bánh mì đặt ở góc đường có nhiều người qua lại nơi những thành phố khác nhau. Ông kêu mời những người qua lại dành ra một  tiếng đồng hồ để làm việc cho tấm bánh mì này. Kết quả như sau:

Ở thành phố Hamburg bên Đức ông bị người ta cười chế nhạo.

Ở thành phố New York bên Hoa Kỳ ông bị Cảnh sát bắt giữ.

Ở nước Nigeria bên Phi châu nhiều người đồng ý bằng lòng bỏ ra ba tiếng đồng hồ làm việc cho tấm bánh mì này.

Ở thành phố New Delhi bên Ấn Độ nhanh chóng có hàng trăm người tụ tập lại, sẵn sàng muốn làm việc cả ngày cho tấm bánh mì này.” ( Willi Hoffsümmer, Kurz Geschichten 1, Nr. 61. Der Wert eines Brotes, GrünewaldVerlag1992, S.46.)

Đây là một thí nghiệm, một cuộc khảo sát ngộ nghĩnh khác thường, nhưng  kết  quả nói lên sự khác biệt về nhận xét gía trị với cùng một tấm bánh mì mà những con người ở các nơi khác nhau bày tỏ nói lên. Có những người cho rằng tấm bánh mì không có ý nghĩa, đang khi lại có những người trái lại nhìn cân đo tấm bánh mì với gía trị quý báu, và để nhận được nó đã phải sẵn sàng hy sinh nỗ lực làm việc nhiều .

Đó là hình ảnh tấm bánh mì lương thực nuôi sống bao tử thân xác con người hằng ngày. Còn hình ảnh tấm bánh mì đức tin Thánh Thể tình yêu Chúa Giesu Kito thì sao?

Hằng năm vào ngày Thứ Năm tuần thánh Giáo Hội - từ thế  kỷ 04. Sau Chúa  giáng, ngày thứ Năm tuần thánh những người tín hữu phải phạt đền tội công khai được thâu nhận trở lại vào cộng đoàn Giáo hội xứ đạo. Và từ  ngày  đó  họ  được phép tiếp nhận Tấm Bánh Thánh thể Chúa Kito - mừng kỷ niệm Chúa Giesu Kito năm xưa trước khi chịu khổ nạn rồi sẽ từ giã trần gian trở về trời, đã dùng  tấm bánh mì thiết lập Bí tích Thánh Thể làm lương thực nuôi dưỡng đời sống đức tin tinh thần người tín hữu Chúa Kito trên trần gian.

Tấm bánh mì bữa tiệc ly mà Chúa Giesu Kito dùng nhìn bên ngoài không có gì khác lạ hơn một tấm bánh mì được dùng làm lương thực trong đời sống. Nhưng trong tấm bánh mì đó ẩn chứa một gía trị linh thiêng cao cả, mà con người chúng ta không thể nào lấy công sức thời giờ sản xuất chế biến làm ra được.

Tấm  bánh mì đó là món quà tặng chan chứa tình yêu thương của Thiên Chúa cho con người, như sách kinh thánh từơng thuật lại về tấm bánh mì bữa tiệc ly:” trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”(1.Cor 11, 23-24).

Từ ngày đó Lời này của Chúa Giesu và Tấm Bánh mì đó trở nên người cùng  đồng hành, trở thành lương thực tình yêu cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu trên đường lữ hành trần gian. Đây là hình ảnh dấu chỉ về Bí  tích Thánh  Thể, mà Chúa Giesu đã thực hiện trong Bữa tiệc ly.

Việc Ngài chọn tấm bánh mì là lương thực thiêng liêng nói lên dấu chỉ ý hướng Ngài luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt của con người nơi mọi tầng lớp, qua mọi không gian và thời gian thế hệ thời đại. Và như chúng ta cầu  nguyện trong Kinh Lạy Cha:Xin cho chúng con lương thực hằng ngày !

Bánh mì được nói đến trong Kinh thánh là thực phẩm nuôi sống đời sống con người cho có sức khỏe thể xác cũng như tinh thần. Cho dù có những thứ thực  phẩm  khác lạ ngon thơm hơn, nhưng bánh mì vẫn là thực phẩm chính yếu căn bản và không thể thiếu được.

Tấm bánh mì Thánh thể Chúa Giesu Kito mang đến sức sống thần linh cho đời sống tinh thần đức tin đời sống nơi trần gian cùng đời sống mai sau trên trời.

Tấm bánh mì Thánh Thể Chúa Giesu Kito giúp đời sống tinh thần con người  phát triển cho sống động trong cộng đoàn những người cùng tin theo Chúa  Giesu

“Con người chúng ta cần cơm bánh cho đời sống. Ai trong hoàn cảnh thiếu  lương thực bị đói, họ không đòi hỏi thứ thực phẩm cao cấp đắt giá, nhưng mong cần có tấm bánh mì. Những người thất nghiệp không đòi hỏi tiền lương cao nhiều, nhưng họ cần cơm bánh mì. Chúa Giesu mặc khải chính Ngài là bánh mì cần thiết cho đời hằng ngày. Không là một thứ loại bánh mì trong nhiều thứ loại, nhưng là tấm bánh mì mang lại sự sống thiêng liêng.” (Đức giáo hòang Phanxico)

Thứ Năm tuần thánh 2024

Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long