Dân Chúa Âu Châu

1DA3DDBF 1087 45A3 A872 3EFD99BA1980 w1023 r1 sNgày 02.11.1963, Henry C. Lodge thuê người giết hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu vì Tổng thống cương quyết từ chối sự hiện diện của lính Mỹ đánh giặc trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Lý do của họ: tiêu thụ kho đạn còn tồn sau Ðệ nhị thế chiến. Cho đến hôm 28.01.2020, Daniel J. Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại Hà nội, mới lên tiếng về vụ cụ Lê Ðình Kình, 84 tuổi, bị tàn sát khi đang ngủ lối 3 giờ sáng ngày 09.01.2020 …

Trước ngày 30.04.1975, đồng minh đã tháo chạy kéo theo những ‘Người’ của họ. Sau ngày đó, nhà nước cộng nô đã giết hàng triệu đồng bào bị lường gạt đến các ‘khu kinh tế mới’, ‘trại học tập cải tạo’, những người ra đi tìm tự do đã chết trên biển cả hay ở rừng sâu… Ở lại Quê hương ư? Chúng cướp nhà, đoạt đất của đồng bào… Phản đối, chúng sai bọn công an, côn đồ, ăn lương do người dân đóng thuế, dùng võ khí Nga Tàu và, gần đây, thêm từ Mỹ trả bằng tiền dân nộp thuế để cướp đất ở Cồn Dầu cố tình giết chết giáo dân Nguyễn Thành Nam, trước sự van lạy của vợ anh, cướp tài sản của gia đình giáo dân Ðoàn Văn Vươn bởi tướng ‘cướp’ Ðỗ Hữu Ca tại Tiên Lãng… và còn, còn rất nhiều không thể kể xiết.

Thời gian trôi qua, cộng phỉ tiếp tục dùng võ lực và mưu mẹo để ‘cướp’, công dân Cấn Thị Thêu phản đối, chúng bắt và bỏ tù Chị. Phải chờ đến những ngày gần đây, đồng bào Ðồng Tâm (một địa danh đầy ý nghĩa) đã có những hành động can đảm, thật ý nghĩa và đáng nhận lời tạ ơn.

Ðối với cá nhân tôi, tôi từng đề cao các Tướng Mỹ gốc Việt, nhưng vì Công bình, tôi rất ngưỡng mộ những Vị tay không tấc sắt đã can đảm bảo vệ đồng bào khi bị cường quyền cướp nhà ở và đất đai, nơi gia đình cư ngụ và làm ruộng vườn để sinh sống. Tại các nước xã hội thứ thật, chính phủ trợ cấp nhà cửa cho dân. Nếu không, đến kỳ tuyển cử… mất phiếu tín nhiệm. Nếu thấy có những người sống dước gầm cầu vì họ thích sống tựdo với thiên nhiên.

I.- SỰ KIỆN ÐỒNG TÂM.

A. Nguyên nhân.

Năm 1980, Đỗ Mười, phó thủ tướng, ký quyết định thu hồi 47,36 mẫu đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho Dự án an ninh quốc gia (sân bay Miếu Môn) và tạm giao cho Lữ đoàn 28, Phòng không - Không quân quản lý. Năm 2007, Dự án làm sân bay Miếu Môn không khả thi, nên Lữ đoàn 28 vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho Uûy ban Nhân dân (UBND) xã Đồng Tâm. Ngày 30.07.2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm ký xác nhận và quản lý. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Tuy nhiên đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.

Sau đó, Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 mẫu đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27.03.2015), trong đó bao gồm 46 mẫu đất thuộc xã Đồng Tâm. Người dân nơi đây không đồng ý, bởi họ đang canh tác trên đất nông nghiệp, không phải ‘đất quốc phòng’.

Thu hồi đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để phục vụ cho Dự án quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và, sau khi Dự án không khả thi, tại sao chúng không trả lại cho người dân mà cướp để trao cho Vietel, một nhóm lợi ích kinh tế?

B. Diễn biến tranh chấp.

Cuộc tranh chấp khởi sự từ cuối năm 2016 khi bạo quyền quyết định giải tỏa một khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 cây số, để giao bán cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Tổng giám đốc Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên trung ương đảng, cơ quan bao gồm hơn 100 người có quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên Quân ủy trung ương, cơ quan đảng đầy quyền lực của quân đội Việt Nam. Một nguồn tin giấu danh tính cho biết rằng vụ việc ở Đồng Tâm nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội.

Ngày 21.11.2016, Ðại diện nông dân Đồng Tâm mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, khiếu nại việc chính quyền lấy đất của dân. Ðầu tháng 4/2017, nông dân về hưu Lê Đình Kình 82 tuổi, dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, vốn hiền hòa nhưng cương nghị, đang làm nên lịch sử của quyền tư hữu đất đai cũng như quyền sống và quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của người dân.

Ngày 15.04.2017, lúc 10 giờ, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là ‘đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã’. Nhưng khi vừa đến, 5 người này, hầu hết lớn tuổi, trong đó có cụ Lê Đình Kình, cựu thương binh, đã bị công an ập tới đá gẫy chân và bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả thì bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp. Bạo động bùng nổ khi bạo quyền đưa công an cơ động và côn đồ đến cưỡng chế đất của người dân để giao cho bọn công ty viễn thông quân đội Viettel. Người dân dùng gạch đá chống trả lại lực lượng cưỡng chế, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ. Người dân kiên quyết phản đối lịnh tịch thu đất, 9 nông dân bị phía công an bắt giữ. Hôm sau, cảnh sát cơ động được tăng cường đến Đồng Tâm, yêu cầu người dân thả các người của họ vì họ đã thả những người dân bị bắt giữ hôm trước. Người dân Đồng Tâm lập kênh phát thanh riêng, tố cáo chính quyền tìm mọi cách để lấy đất của dân; đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, tranh đấu trong ôn hòa, đúng pháp luật.

Qua Bản tin Thông tấn xã nhà nước loan tin ngày 16.04.2017, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã ra tuyên bố chính thức về vụ này. Theo đó, ngày 15.04.2017, công an đã bắt 4 người dân Đồng Tâm vì tội gây rối trật tự và, sau đó, dân xã này đã bắt giữ khoảng 20 công an trái luật. Thành phố Hà Nội kêu gọi người dân thả các nhân viên công an và đừng để bị kích động dẫn tới những hành vi phạm luật. Họ cho là vụ việc xung đột này có nguyên nhân là do dân chúng cứ biểu tình khiếu kiện kéo dài, không chấp nhận những quyết định của chính quyền. Ðiều quan trọng khác là họ khẳng định khu đất mà nông dân Đồng Tâm đang đòi là thuộc khu vực quốc phòng. Trong khi trước đó, liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, sau nhiều lần giải quyết, Hà Nội đã công nhận khu đất mà người dân đòi là thuộc đất nông nghiệp chứ không thuộc đất quốc phòng.

Do đó, ‘Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây giờ chúng tôi chả còn gì nữa’. Người dân bảo rằng các nhân viên công an đang bị bắt giữ được đối xử tử tế, và họ muốn chính quyền thả những người bị bắt, và giải quyết chuyện thu hồi đất đai một cách đúng qui định.

Ngày 17.04.2017, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm, đề nghị dân chúng hợp tác tránh làm phức tạp tình hình, và cam kết sẽ xử lý công bằng cho dù là cán bộ hay dân. Công an và cảnh sát cơ động được tăng cường đến khu vực. Người dân tiếp tục cầm giữ các nhân viên công lực, yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng sự việc. Hiện tình hình vẫn còn rất căng thẳng, ông Chung cho biết có thể ông sẽ đến Đồng Tâm vào 18.04.2017 để trực tiếp giải quyết sự việc.

Ngày 18.04.2017, mặc dù có gần một nửa con tin được dân làng trả tự do, đi về nhà. Căng thẳng vẫn tiếp tục phủ bóng lên vùng đất ven đô Hà Nội, vì người dân không còn lòng tin nữa. Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an Hà Nội nói với báo chí rằng sẽ giải quyết chuyện Đồng Tâm theo đúng pháp luật, và chính quyền sẽ không nhân nhượng. ‘Mọi người đang chờ là sau những lời lẽ đó sẽ là một cuộc tấn công như từng làm, như Văn Giang, hay các nơi mà họ chiếm đất. Ngày xưa vụ sân golf Đông Anh cũng dạng như thế. Sau khi dân lập hào lũy, họ tìm cách chia dân ra, rồi sau đó kiểu gì họ cũng chiến thắng, chiến thắng trong ngoặc kép, giành thế áp đặt lên người dân theo cái cách của họ‘.

Xung đột đất đai giữa nông dân và bạo quyền các địa phương tại Quê hương không phải lần đầu tiên xảy ra. Ðã có rất nhiều cuộc xung đột như Văn Giang, Đông Anh, Tiên Lãng, Trịnh Nguyễn, … đều ít nhiều mang tính chất bạo lực và đã kết thúc bằng những lời hứa của chính quyền cộng sản, thường là những lời hứa ‘đừng tin những gì cộng sản hứa, hãy nhìn những gì cộng sản làm. Tuy nhiên, lần này khác với những lần trước, trong vụ xung đột tại Đồng Tâm, người dân chỉ liên lạc với bên ngoài qua một số rất ít các luật sư đại diện quyền lợi của họ. Ngoài việc bắt giữ các nhân viên nhà nước, họ còn không cho bất cứ người lạ được quyền vào làng, kể những nhà báo, lề trái lẫn lề phải. Một nhà báo ở gần làng Đồng Tâm cho biết rằng người dân Đồng Tâm khi đó không tin chính quyền, nhà báo.

Trong cơ chế quyền lực chính trị tập trung Việt Nam, việc quyết định thường mang tính tập thể, do đó một cá nhân đứng trước một việc thuộc trách nhiệm của mình thường rất khó đưa ra một quyết định chính xác hay một lời hứa có thể thực hiện được. Ngoài ra với cơ chế xã hội hiện nay được đảng cầm quyền gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng tham gia vào các quyết định còn có các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Chúng vô cùng lúng túng khi giai quyết sự việc này và luôn họ chờ lệnh cấp trên, và những việc họ làm là chỉ để xoa dịu đúng thời điểm đó thôi.

Chiều ngày 20.04.2017, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác mời đại diện người dân xã Đồng Tâm ra đối thoại tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức. Tuy nhiên, không có người dân nào tới dự. Họ chỉ muốn gặp ông Chung tại Ðồng Tâm. Sao ông không ‘dám’ đến?

Ngày 21.04.2017, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được cho về. Ðồng thời, người dân Đồng Tâm ký đơn kiến nghị và tâm thư gửi Chủ tịch Nguyễn Ðức Chung. Ngày 22.04.2017, ông Chung đã dẫn đầu đoàn công tác, gồm cả hai đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng, về thôn Hoành đối thoại với người dân và cam kết sẽ trực tiếp làm việc, theo dõi việc thanh tra toàn diện quá trình sử dụng, khai thác diện tích đất gây tranh cãi. Sau cùng, ông Chung ký Bản Cam kết gồm 3 điểm :

1. Trực tiếp kiểm tra Ðoàn Thanh tra, chỉ đạo làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Ðồng Tâm, theo quy định của pháp luật;

2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Ðồng Tâm;

3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt giữ và gây thương tích cho cụ Lê Ðình Kình, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngay sau cam kết của ông Chung, người dân đã thả 19 cán bộ, chiến sĩ cuối cùng. Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận?

- 1. Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân nơi đây tuy phản đối bạo quyền cướp đất nông nghiệp, nhưng không tranh chấp đất quốc phòng. Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, họ đã kéo đến hỗ trợ.

- 2. Ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối bạo quyền, nhưng cụ tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết.

- 3. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung đang lên, được lãnh đạo ủng hộ, vì sau đại hội Đảng, lãnh đạo thường muốn xây dựng hình ảnh để củng cố quyền lực.

C. Ðổ máu.

Gần ba năm sau, lời khuyên ‘Ðừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì họ làm’ tái xuất hiện khi ông Chung không giữ cam kết với dân Đồng Tâm, nên làm mất cơ hội đối thoại. Phe cực đoan nhà nước muốn thanh toán cụ Kình để cảnh cáo những ai dám thách thức. Nhóm lợi ích không chịu ngồi yên để mất cơ hội. Xu thế đối đầu cực đoan trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng sắp tới… Mục tiêu dùng bạo lực đánh úp Đồng Tâm là ‘phải tiêu diệt ông Kình, tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, và bắt bằng hết phe nhóm Đồng Tâm’. Cụ Kình đã nhiều lần nói với báo chí: « Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp ». Cụ nói trong tay nắm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh. Cụ vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, theo ba nguyên tắc (dứt khoát không dùng vũ lực; phải đấu tranh pháp lý (kiện ra tòa án; phải đối thoại và hòa giải). Nhóm của cụ Đồng thuận luôn khẳng định không chống Đảng và Nhà nước, mà chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích.

D. Ngày tang tóc cướp đất, giết người.

Xin ghi tóm tắc lời bà Dư Thị Thành, hiền thê ông Lê Đình Kình, tường thuật lại việc công an đàn áp gia đình bà ngày 09.01.2020 (rằm tháng chạp). Bà cho biết : « Lúc đó, tôi rất minh mẫn, và đầu óc tôi tỉnh táo, tôi khoẻ ».

« Hôm đó vào khoảng 3 giờ sáng, tôi nghe thấy nhịp chân nhiều người ở ngoài đường. Ttôi mở cửa, ngó ra thì thấy công an, cảnh sát đứng đầy đường. Vào nhà thì thấy bắn hơi cay và súng vào nhà tôi. công an ném hơi cay và khói vào rất nhiều, mù mịt nhà, tôi và ông cay hết mồm, mắt mũi. Tôi với nghĩ ra tôi đi lấy nước, tôi vào để cho ông (chồng bà), nhưng chưa kịp, thì tôi bị sặc hơi cay tôi không ‘ấy’ được thì tôi thấy ông ở trong cứ sằng sặc ông kêu là ‘ấy’ quá, đi lấy nước khăn cho ông, tôi bảo ông là ông quàng vào cho nó đỡ, thì là tôi thấy bắn nhiều quá, tôi lại đi ra, bắt đầu tôi đi ra cửa tôi ngó, ngó thì bắn mù mịt vào nhà tôi, thì tôi lại ‘thụt’ vào trong chỗ ông, xong thì bắt đầu tôi lại thấy bắn nhiều quá thì tôi lại đi ra, bắt đầu thấy công an phá cửa, trèo tường, các thứ vào trong phòng, xong lôi tôi ra.

Con cháu nhà tôi nó ngủ ở đây từ ngày ông gãy chân, lúc nào nó cũng ở trông nom bảo vệ để cho công an không bắt cóc ông, nên khi nó thấy bắn nhiều quá nó chạy lên chạy xuống tum, lên bàn thờ, nhưng vì hơi cay nhiều quá nó không chịu được thì nó khép cửa lại, công an uà vào bắt hết.

Hôm đó, nhiều công an bắn súng tơi tả vào nhà, các anh ấy sấn vào đông lắm, bắt kéo tôi ra, bịt mồm bịt miệng, xong rồi tống tôi lên xe cùng các cháu ngủ ở đây, lôi các con cháu của tôi đi. Khi tôi bị bắt ở ngoài đường, ông nhà tôi vẫn còn sống, tôi trông thấy công an đánh con cháu tôi rất dã man, xong rồi lôi ra ngoài đường. Tất cả đều bị chở lên cái đồn Miếu Môn. Tại đồn, tôi nhìn thấy các anh lại đánh con cháu tôi tơi tả ra, cứ đá cứ đấm vào mặt vào bụng, đánh coi như là tôi cứ nghĩ là Công nhà tôi nó chết ngay ở trên đồn, thì không nghĩ đâu là nó còn sống.

Cứ tát tôi, đá đi đá lại, còn thằng Chức nhà tôi thì tôi không nhìn thấy đâu tất cả, tôi nhìn thấy ở trên đồn các anh ấy đánh, tra tấn người dân ghê lắm, còn lấy bút kẹp ngón tay, các thứ xong rồi bảo không được ấy, đánh xong, xong lại bắt vào ký cái giấy là không mớm cung, không tra tấn, đêm hôm đấy là bắt đầu cho bịt mồm hết lại xong rồi cho lên xe kem, xong rồi chở đi đâu thì tôi cũng không biết nữa.

Còn tôi và mấy đứa trẻ con được về lúc 2 giờ sáng (ngày 10/01/2020), chúng nó bảo cho mày về để mày lo hậu sự cho chồng cho con mày, chúng nó còn bảo chúng tao mà không nhân đạo thì chúng tao bắn chết hết chúng mày, từ lúc ông nhà tôi bị đánh gẫy chân, thì các con các cháu nó cứ đến, nó ở để trông nom, mà người ta nói là nhà tôi nuôi bọn nghiện mấy chục người, đang ngủ như mọi ngày thì công an vào là bắt bớ là mang hết con cháu, người thân của chúng tôi đi. Tôi cũng không hiểu là đến để bắt cóc hay thế nào nữa, vì không thấy giấy tờ gì đưa ra cả.

Đây là những gì tôi nhớ thì tôi kể ra, sau này nếu như tôi kể sai thì đó tôi bị ảnh hưởng nhiều tới mất trí nhớ hoặc tôi bị áp lực khiến tôi phải kể sai, mong bà con thông cảm hết cho tôi ».

Đ. Cụ Lê Đình Kình bị bắn chết ngay trên giường ngủ

Theo báo cáo của Công an Hà Nội, khi giảo nghiệm tử thi nạn nhân đã bị chết trong vụ công an tập kích hôm 09.01.2020, phát hiện trên tay ‘vẫn đang nắm giữ quả lựu đạn’. Theo báo chí Việt côäng, chiều 10.01.2020, thi thể cụ Kình, đã được đại diện UBND xã Đồng Tâm bàn giao cho bà Lê Thị Nhung, con gái cụ Kình để mai táng theo phong tục địa phương. Theo phúc trình của Công An thành phố Hà Nội, khi giảo nghiệm tử thi, trên tay của cụ Kình còn ‘cầm giữ quả lựu đạn’, nhưng không có hình ảnh chứng minh.

Buổi chiều cùng ngày, công an cũng đã thả tám người bị cáo buộc ‘có liên quan đến việc chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’, gồm bốn người trong gia đình cụ: vợ, con dâu và cháu dâu. Cùng lúc, trên Facebook, video trình chiếu clip quay lại thi thể cụ Kình với vết mổ chạy dọc phía trước cơ thể, trên phần ngực ngay tim có dấu đạn bắn. Thi thể cụ bị đánh gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm.

E. Tuyên dương công trạng.

Ngay sau khi tử trận do té giếng, ba đồng chí công an được ông Nguyễn Phú Trọng ban huy chương cao quý và tướng Tô Lâm thăng hàm và vì không quên thủ tướng, nên xin nhắc đến điện thư bài ‘Niễng ơi: Thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu!’ viết bởi Ngô Trường An. Xin được tóm tắc : Khi vào giết ông Kình, ba quan công an, vì tối quá, té giếng chết, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vinh danh ‘Sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước’

Tác giã than ông thủ tướng không phân biệt được thế nào là hy sinh, là xả thân, là bảo vệ đất nước… Cứ mở miệng ra là nói càn nói đại thì, hoặc là xảo ngôn hoặc là không biết gì. Rồi than ‘Khổ!’.

Theo báo chí quốc doanh, các công an chết vì rớt xuống giếng trời của nhà ông Kình và bị bom xăng thiêu cháy, thì đây là điều rủi ro cho họ, chứ không là hành động xả thân bảo vệ đất nước.

Ông Lê Đình Kình, đại diện người dân Đồng Tâm tranh chấp đất đai với quân đội. Nếu ông thắng thì 59 héc ta đất Đồng Tâm thuộc về nhân dân xã Đồng Tâm và nó cũng nằm trong lãnh thổ Việt Nam và, như vậy, người xả thân bảo vệ đất nước chính là ông Kình chứ.

II. QUYỀN SỞ HỮU.

Quyền này được dạy bởi Thầy Chí Thánh và Giáo hội Người. Trong những Vị đó, người Công Giáo Việt lưu ý lời dạy của Hồâng y Ðáng Kính P.X Nguyễn Văn Thuận, qua Giáo huấn xã hội và đã chia sẻ niềm vui, nổi buồn với Ðất Nước, Dân Tộc và Giáo hội Việt Nam.

A. Mục đích Phổ quát của Của cải Vật chất.

Mời đọc Kinh Thánh: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Vũ trụ này được tạo dựng cho con người, nên họ có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của nó, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Ðồng Vatican II đã nhắc lại điều đó : « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Ðịnh luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22)

Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp : « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động; đây chính là nguồn gốc của sở hữu » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31).

« Sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho tự lập cá nhân và gia đình, cần thiết phải coi đó như một mở rộng tự do con người, là một trong những điều kiện của tự do chính trị. Sau cùng, quyền này thôi thúc thi hành trách nhiệm. Nó có một vai trò xã hội nội tại là nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu… Trong một vài miền kinh tế đang phát triển, có những chấp hữu ruộng đất mênh mang mà vì lý do tư lợi, nên chỉ được khai thác một phần hoặc hoàn toàn bỏ hoang, trong khi một số lớn dân chúng thiếu ruộng đất hoặc chỉ có một phần nhỏ ».

B. Giáo huấn của Ðức Kitô.

Người đã không kết án chế độ tư hữu. Nếu chế độ này gây bất công và đi ngược luật tự nhiên thì chắc chắn Người đã phê phán rồi, như đã kết tội bè đảng Biệt phái giả hình, những chính sách công bình giả tạo, những thái độ kiêu căng, chế độ ly hôn… Trái lại, trong nhiều dịp khác nhau, Chúa đã mặc nhiên chấp nhận cho con người quyền thủ đắc của cải và gia tài tư hữu.

Chúa Giêsu đã xác định bổn phận xã hội của quyền sở hữu khi Người nói đến những nhiệm vụ mà người có của phải thi hành đối với tha nhân, Trái ngược với chủ trương của phái Rabbini cho rằng người có của được hưởng dùng của cải mình một cách vô giới hạn. Người nói: « Phải làm phúc bố thí những của còn dư dật ». (Luc. 9, 4). Kh nói lời đó, Chúa đã dùng thể cách mệnh lệnh «Hãy làm phúc». Mặt khác, đặc tính xã hội của quyền sở hữu đã mặc nhiên chứa đựng trong một quan niệm phổ quát là tình Huynh đệ đại đồng, một trong những chân lý trọng yếu Phúc m Ðức Kitô. Trong tình nghĩa anh em chân thành thì những danh từ ‘của anh, của tôi’ đã mất hẳn ý nghĩa vị kỷ của câu nói, vì một người anh em giầu có không thể nhẫn tâm để anh em mình bị nghèo nàn đói khổ.

C. Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo.

Trong Thông điệp ‘Tân Sự’, (Rerum Novarum, số 14 và 15), Ðức Lêô XIII đã viết: « Chúng ta không nên đối nghịch tính hợp pháp của quyền tư hữu với sự kiện Thiên Chúa đã ban đất cho toàn thể nhân loại sử dụng và thụ hưởng. Nếu người ta nói rằng Thiên Chúa đã ban đất để sử dụng chung cho mọi người, điều này có nghĩa là con ngươi không phải chiếm giữ nó cách hồ đồ, nhưng hàm ý là Thiên Chúa không ấn định phần riêng cho người nào ».

Thiên Chúa đã ban cho con người và các dân tộc, tùy theo sự khôn ngoan mà ấn định giới hạn của cải. Hơn nữa, dù bị phân chia thành những tư sản, đất đai vẫn để phục vụ công ích cho mọi người, bởi vì không người nào mà không được nuôi sống bằng hoa lợi đồng ruộng. Ai không có đất thì bổ sung bằng lao động. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng lao động là phương tiện phổ quát để lo cho nhu cầu sự sống, hoặc người ta lao động trên phần đất của mình hay là trong nghề nào đó mà phần thù lao chỉ lấy từ những sản phẩm đất và dùng những sản phẩm đó trao đổi với nhau. Do tất cả điều nói đó, một lần nữa chúng ta thấy quyền sở hữu hoàn toàn phù hợp với luật thiên nhiên ».

Các Ðức Giáo Hoàng kế vị Ðức Lêo XIII đã lặp lại xác quyết hai phần này: sự cần thiết và sự hợp pháp của quyền sở hữu, và những giới hạn đặt ra cho quyền đó. Công Ðồng minh bạch nhắc lại học thuyết lâu đời qua những lời lẽ lặp lại như sau: « Khi sử dụng những vật bên ngoài mà ta làm chủ một cách hợp pháp, phải coi nó không phải chỉ là của riêng chúng ta nhưng còn là của chung, theo nghĩa nó có thể làm lợi không những cho người làm chủ mà còn cho những người khác nữa » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Và xa hơn: « Quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Theo bản chất, tài sản riêng cũng có tính cách xã hội, đặt trên luật lệ hưởng chung của cải" (Vui Mừng và Hy Vọng số 71).

Qua Thông điệp ‘Divini Redemptoris’ (19.03.1937), Ðức Piô XI đã viết: « Những ai giàu có không nên xem của cải trần gian như là hạnh phúc duy nhất, nhưng họ phải coi mình như những người quản lý sau này sẽ phải trả lẽ với Ðấng gia chủ tối cao; họ phải sử dụng gia sản của mình như những phương tiện quí báu Thiên Chúa đã ủy thác để làm việc phúc đức, họ phải phân chia những của dư dật cho người nghèo khổ, thể theo huấn giới của Phúc Aâm ».

Tóm tắc, Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào lời giảng dạy của Chúa Cứu thế, luôn xác định: ‘Quyền sở hữu là một quyền tự nhiên, do Thiên Chúa, Ðấng Sáng tạo vạn vật đã thiết lập. Quyền đó rất phù hợp với lý lẽ tự nhiên vì:

a. Tài sản riêng là một động cơ thúc đẩy con người siêng năng làm việc để đem lại lợi ích cho bản thân, rất cần thiết cho việc tăng gia mức sản xuất về mọi ngành hành động;

b. Chế độ sở hữu lại là một biện pháp cần thiết để dung hoà trật tự xã hội với tự do cá nhân, cần lao với phẩm giá con người;

c. Sự phân chia của cải một cách công bình là một yếu tố quan trọng để củng cố và phát huy an ninh xã hội, trái lại chế độ cộng đồng tài sản thường phát sinh những tình trạng thù ghét và bất bình.

Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo bác bỏ những chủ nghĩa hay chính sách kinh tế liên quan đến quyền sở hữu như:

a. Chủ nghĩa tự do vì quá đề cao quyền tự do cá nhân nên không ấn định những giới hạn quyền lợi và nhiệm vụ cho vấn đề sở hữu. Do đó, đã gây nên nhiều bất công trong xã hội;

b. Chủ nghĩa cộng sản vì muốn phá hủy quyền sở hữu đất đai của mọi người để tập trung vào một tay chính phủ, nên đã đi đến chỗ thất bại trong áp bức và đau thương (dân oan, đất đai của các tôn giáo…).

Do đó, thật rõ ràng cho mọi Kitô, cái gọi là ‘Ðất đai thuộc quyền sở hữu của Toàn Dân do nhà nước quản lý’ chỉ là một trò gian dối, rồi với bạo lực, cướp đất đai của dân lành. Xin đừng nhân danh nguyên tắc CÔNG ÍCH để ngụy biện những vụ ‘cướp đất’ này.

TRƯỚC KHI DỪNG BÚT.

Ngay ngày 09.01.2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW, Humain Right Watch) ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, khiến ít nhất 4 người chết. Việt Nam cần tiến hành điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng lực lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm. Xin chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc Liên Hiệp Quốc đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm… ûa chính phủ. Chuyện nực cười : ‘Trong khi HRW chỉ là một Tổ chức Phi Chính phủ phải can thiệp cho các nhà ngoại giao và các quan chức Liên Hiệp Quốc được trả lương cao để làm việc đó. Ðúng là ‘Ðất nước mình ngộ quá, phải không anh?’

Bằng cách tập kích Đồng Tâm khi trời còn tối như tấn công đồn địch. Giết dân (cụ Kình) được coi như kẻ thù của đảng, nhà nước đang đánh mất lòng tin đồng bào và chứng minh ‘cộng sản đang tâm cướp và giết dân mình’.

Chúng không chỉ dùng bạo bạo quyền đối với người già, phụ nữ và trẻ em, mà sau đó còn ra lịnh Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng điếu, chia buồn của thân nhân, đồng bào gửi cho gia đình cụ Kình với lý do đó là ‘tổ chức khủng bố’.

Quyết định đàn áp Đồng Tâm và giết đảng viên Lê Ðình Kình bất chấp Việt Nam là Chủ tịch Hiệp hội các Nước Ðông Nam Á (ASEAN) và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 01/2020. Ngoài ra, cộng đảng cũng khinh thường việc Nghị viện Châu u sẽ quyết định số phận Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Liên Aâu (EVFTA) trong tháng 02/2020 hay đảng tin rằng những chai champagne sẽ có hiệu lực. Do thương mại thường mang tính bất nhân và trái nhân quyền, nên Ðức Kitô đã xua đuổi những người buôn bán tại Ðền thờ Giêrusalem.

Hà Minh Thảo