Tin Việt Nam
- Viết bởi HT, VRNs
VRNs (25.02.2015) – Sài Gòn – Video có độ dài chưa đầy 30 giây được lan truyền trên các trang mạng xã hội mô tả sự hỗn loạn của nhiều thanh niên cướp kiệu giò hoa, dùng gậy quật, vụt vào những người bảo vệ kiệu, phản ứng lại, những người bảo vệ này cũng dùng gậy quất vào đám đông tại lễ hội đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, vào sáng ngày 24.02, tức mồng 6 Tết.
Vnexpress cho hay, trước khi kết thúc lễ hội, đám đông hàng chục thanh niên lao vào giằng xé, xô đẩy nhau để tranh cướp lộc, một số thanh niên mặc lễ phục hộ tống cầm thanh tre vụt vào đám đông.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng có mặt ở đó tham dự lễ hội khẳng định: “… không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào…”. Còn Trưởng công an huyện Sóc Sơn ông Trần Quang Huy cũng cho rằng “không có đánh nhau, không có ai trình báo”.
Bạn đọc Truong Cong Suong xót xa: “Đầu năm mở mạng đọc báo mạng cũng thấy xã hội đen thui”. Hoang Phuoc Quy đau lòng cho người dân: “Mình không bị đánh mà sao thấy quá đau!!!”.
Một số bạn đọc khác nhận định, đó là do kết quả của chế độ vô thần toàn trị đã dùng bạo lực trấn áp người dân khiến cho người dân Việt mất đi bản sắc dân tộc.
Daniel Nguyen nói mỉa mai: “nền văn hóa bạo lực do đảng CS tiêm vào con người VN đã thành công hoàn toàn.” Dinhnguyen Dinh nhận xét: “Đây là hệ quả của một nền giáo dục không nhân tính, nhân bản…” Tính Đoán có vẻ bực tức: “cái xứ lừa này, ông cha ta đã truyền lại từ bao đời này rằng:” Vô Văn Hóa và mê tín dị đoan” là phải đi đầu bác ah.”
Một số người bạn khác cho rằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho những người nhập viện đánh nhau trong những ngày đầu xuân Ất Mùi gia tăng.
Bạn đọc Mua Thu chán nản: “Con số bị thương do đánh nhau ngày tết còn nhiều hơn cả con số tai nạn giao thông là ở đây chứ còn đâu. Dân Lừa dưới thời nhà sản ngày càng mu muội.” Bạn đọc Tuyen Chí Nguyen tiếp lời: “Mình vừa xem xong cái clip quay cảnh lễ hội đền Gióng năm nay. Xem xong thì mình không lấy làm ngạc nhiên với con số mấy nghìn người nhập viện vì ĐÁNH NHAU đến NHẬP VIỆN trong dịp Tết vừa qua nữa. Dân ta có truyền thống đánh nhau rất giỏi và đó là một vốn quý cần “gìn giữ và phát huy”. Chấm hết!”. Bạn đọc Võ Tiến Cường cho rằng: “Tôi nghĩ nước mình nên gộp tất cả các lễ hội thành lễ hội Đánh, vừa vui vừa rõ ràng về mục đích lễ hội. Cho dùng tất các dụng cụ bao gồm cả súng. Ai lành lặn đi về cho tuyển thẳng vào lực lượng Côn An ( côn đồ làm công tác bảo vệ an ninh).”
Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong những ngày đầu năm Ất Mùi có hơn 300 người chết do tai nạn giao thông và 6.000 người nhập viện vì đánh nhau.
Cũng theo vnexpress, lễ hội đền Gióng, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) diễn ra từ mùng 6 đến 8 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng trong truyền thuyết đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước.
Về phía quan điểm của nhà cầm quyền địa phương khi trao đổi với Zing.vn về hình ảnh ẩu đả tại lễ hội đền Gióng sáng 24.02, ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, sự việc trên là bình thường, bởi đây là phong tục của hội. “Lễ hội không tổ chức phát lộc cho người dân nên ai muốn có phải cướp. Việc xảy ra xô xát là bình thường”, ông Mạnh nói thêm, Đại tá Trần Quang Huy, Trưởng công an huyện Sóc Sơn cũng xác nhận việc này”.
Lập luận này có thể trở thành “châm ngôn”: hễ Lễ hội nào không tổ chức phát mà ai muốn có thì phải cướp. Từ nay, các Lễ, hội như kỷ lục bánh trưng, tô hủ tiếu kỷ lục, chợ hoa, hội hoa xuân, lễ hội hoa anh đào… nếu không tổ chức phát thì ai muốn có phải cướp, và cướp này là bình thường, là phong tục của lễ, của hội. Đúng như người dân từng nói: nhà dột từ nóc. Cũng từ quan điểm này, ai cũng phải hiểu: ông Trần Văn Truyền, ông cựu Tổng Mạnh, cựu Tổng Phiêu, ông X, ông Y… do không được phát biệt thự, ngai vàng, tượng đồng, ngà voi, nhà thờ họ… nên phải cướp. Và cướp này là ‘bình thường’, đây là phong tục của cộng sản.
HT, VRNs
Nguồn: DCCT
- Viết bởi HT, VRNs
VRNs (26.02.2015) – Trong những ngày Tết vừa qua, Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình Dòng Chúa Cứu Thế Saigon (VPCL&HB) nhận được tin một số Quý ông Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa lâm bệnh nặng phải nằm bệnh viện, VPCL&HB đã tổ chức viếng thăm và hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn.
Ông TPB Đặng Vinh -sinh năm 1955, thuộc sư đoàn 1 Bộ Binh- bị lao, ung thư phổi cấp độ A3, tràn dịch màng phổi. Ông sống một mình và được người em họ giúp nuôi tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn.
Chiều 30 Tết, tình hình sức khỏe ông Vinh rất xấu với khuôn mặt, tay, chân, bụng bị sưng vù.
Được biết, cũng vào chiều ngày 30 Tết, VPCL&HB đến thăm và hỗ trợ cho ông một chút kinh phí chữa trị.
Sau đó, vào chiều mồng 6 Tết, đích thân hai cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và Giuse Đinh Hữu Thoại đến bệnh viện viếng thăm và yểm trợ.
Ông TPB Đặng Vinh chia sẻ: “Tôi cảm thấy thật diễm phúc khi được hai cha đến thăm. Điều này sẽ tăng thêm niềm hy vọng sống nơi tôi, chứ ngay từ ban đầu, tôi không còn tinh thần nào để sống nổi, bởi vì khi bác sỹ phát hiện tôi có khối u trong phổi thì tôi cứ như là mang bản án tử hình theo người vậy.”
Hiện nay tình trạng sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều và gia đình đang chờ bác sĩ hội chẩn trước khi quyết định phẫu thuật khối u trong phổi.
Cũng trong chiều ngày mồng 6 Tết, hai cha đến bệnh viện Trưng Vương, Sài Gòn thăm ông TPB Bùi Sỹ Hoàng, sinh năm 1950, thuộc sư đoàn 2 Không Quân Nha Trang.
Ông Bùi Sỹ Hoàng mang trong người nhiều chứng bệnh nan y như tiểu đường, u tiền liệt tuyến, suy thận, tim mạch…. Hiện các bác sĩ đã cho thông niệu quản để giải quyết ứ nước tiểu, trước mắt phải điều trị bệnh tiểu đường và chạy thận trước khi có thể có những can thiệp nào khác.
Ông Hoàng được gia đình chăm sóc khá kỹ lưỡng.
Quý cha chỉ đến thăm để chia sẻ và nâng đỡ.
Viếng thăm, nâng đỡ và yểm trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh cho Quý ông TPB VNCH có hoàn cảnh khó khăn và neo đơn là một trong các chuỗi hoạt động của Chương trình “Tri Ân Quý TPB VNCH” do quý cha DCCT phụ trách từ tháng 5 năm 2014 cho đến nay.
HT, VRNs
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài)
VRNs (25.02.2015) – Nhân dịp đầu năm mới, Quí Chức Sắc trong HĐLTVN gồm có: Hoà thượng Thích Không Tánh (GHPGVNTN), Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (Hội Thánh Tin Lành Mennonite), Hội trưởng PGHHTT tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Luốc, Phó HT PGHHTT tỉnh Vĩnh Long Lê Văn Sóc, Tổng vụ trưởng Vụ Truyền thông PGHHTT Nguyễn Ngọc Tân, cùng 3 thành viên nữ tín đồ PGHHTT, đến thăm viếng Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và nữ Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (Thành viên HĐLTVN) tại văn phòng Tộc Đạo Châu Thành – Châu Đạo Vĩnh Long vào lúc 12g30 phút trưa ngày thứ hai mùng 05 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 23-02-2015).
Trong tình liên đới và sự tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, Quí Chức Sắc thắp nén hương cầu nguyện Đức Thượng Đế toàn năng cùng Mười Phương Chư Phật ban hồng ân cho toàn cả nhân loại được hưởng cảnh thái bình, mọi người biết thương yêu nhau và nhìn nhận cùng nhau là con chung của Đức Thượng Đế.
Cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam sớm có nền Dân Chủ – Nhân Quyền và Tự do Tôn giáo.
Hoà Thượng Thích Không Tánh đại diện phái đoàn chúc xuân Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng và cùng toàn thể Chức Việc Hội Thánh Em và tín Đồ Cao Đài bảo thủ luật pháp chơn truyền tỉnh Vĩnh Long được dồi dào sức khoẻ, đạo đức thăng tiến, gia quyến một năm mới an khang thịnh vượng.
Mùa xuân về thật vui tươi, hương xuân thơm tho, ngạt ngào, gió xuân mát mẻ, đầm ấm, những hoa Mai, hoa Cúc, Vạn Thọ, Đại Hồng Hoa vàng rực rỡ, óng ánh hoà với không khí xuân của Đất Trời, ý xuân của lòng người ước mơ một năm mới có nhiều chuyển biến mới để đất nước, con người, vạn vật được hồi sinh trong sự tự do như chính sự tự do hít thở không khí của Đất Trời mà không bị một ai đe doạ, trù dập hay cấm đoán.
Phái đoàn cũng dành thời gian viếng thăm Phủ Thờ Chức Sắc Cao Đài là Cố Hiền Huynh Lễ Sanh Thái Kim Thanh – một vị Chức Sắc trung kiên, chết đời sống đạo, đầy dũng cảm, đối mặt với cường quyền đàn áp mà không chút sợ hãi luôn giữ vững chủ quyền của đạo đến giờ phút cuối cùng.
Phái đoàn dùng cơm chay thân mật cùng với Hội Thánh Em và Tín Đồ Cao Đài Vĩnh Long trong tình thương yêu đại đồng, không phân biệt tôn giáo. Sự hiện diện của Quí Chức sắc Liên tôn đầu xuân mới là niềm vinh dự cho toàn thể đồng đạo nơi tỉnh Vĩnh Long nói riêng và cũng là niềm tự hào vinh dự cho dân tộc Việt Nam nói chung để làm chỗ dựa tinh thần cho con cái Đức Thượng Đế trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Sau khi dùng bữa cơm thân mật, Hoà thượng Thích Không Tánh cùng Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục lên đường đi Đà Lạt để thăm viếng Chánh trị sự Hứa Phi (Đồng Chủ Tịch HĐLTVN), nhân đầu xuân mới.
Cầu nguyện Đức Thượng Đế ban ân lành cho tất cả con cái của Ngài sớm thực hiện được LUẬT Thương Yêu, QUYỀN Công Chánh để đem lại Hoà Bình, Hạnh Phúc vĩnh cửu cho loài người trên mặt thế gian nầy.
Được biết trước đó, chiều mùng 4 Tết, ngày 22/2/2015 nhằm Chúa Nhật, Quí Chức Sắc trong HĐLTVN là Hoà thượng Thích Không Tánh (GHPGVNTN), Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và Mục sư Lê Quang Du (Hội Thánh Tin Lành Mennonite) đã đến thăm, chúc Tết quý Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành và Antôn Lê Ngọc Thanh tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng
Nguồn: DCCT
- Viết bởi K.Thuyên
VRNs (25.02.2015) – Sài Gòn – Năm Ất Mùi được đánh giá là năm có nhiều biến động ở bề nổi, nhưng thực ra nguy cơ vỡ ra của phầm chìm cũng thật lớn.
Sống chết ở Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam cho biết: Trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Mùi 2015, toàn quốc đã xẩy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người và làm bị thương 509 người.
Theo thông tin từ Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, thống kê trong 2 tháng đầu năm (từ 16/12 đến 15/2), toàn quốc có 1.567 người chết vì tai nạn giao thông trên tổng số 4.115 vụ tai nạn. Ngoài ra, tai nạn giao thông còn khiến cho 3.771 người bị thương. Trong đó, các vụ tai nạn giao thông đường bộ đã cướp đi sinh mạng của 1.527 người, làm bị thương 1.094 người.
Vậy là bao nhiêu người xa quê trở về quê ăn Tết để góp vui với gia đình thì lại làm cho cả gia tộc và láng giềng đau xót.
Trên thế giới chỉ một hai người bị IS giết, hoặc một tai nạn giao thông chết vài người đã gây ra hoảng loạn, nhưng ở Việt Nam với con số người chết trong hai tháng là hơn 2 ngàn 5 trăm người và chỉ mới chín ngày có 317 người chết vẫn chưa làm cho người dân thấy có vấn đề gì, nhất là ông Bộ trưởng, phó Ban an toàn giao thông quốc gia còn tỏ ra mừng, vì số trường hợp tử vong có giảm.
Người Việt Nam đang bị sát hại ngay tại trong nước bởi chính sách sai lầm về giao thông.
Giầu nghèo
Vietnamnet cho hay: Bản điều tra tỷ phú USD “Billionaire Census 2014″ của Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sĩ) vừa công bố cho biết, năm 2014, Việt Nam tiếp tục có mặt trong danh sách 14 nước châu Á có tỷ phú đô-la. Trong năm 2014, số lượng tỷ phú Việt Nam đã tăng từ 1 lên 2 người và tổng giá trị tài sản tăng từ 1 lên 3 tỷ USD.
Cũng theo Wealth-X và UBS, trong năm 2014, Việt Nam góp mặt 210 đại diện siêu giầu với tiêu chí đầu tiên là có tài sản trên 30 triệu USD/người (tổng tài sản hơn 6,3 tỉ USD).
Báo Người lao động cho hay, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD. Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng.
Báo Tuổi trẻ cho biết thêm, thu nhập bình quân đầu người sống ở Sài Gòn năm 2014 con số này tăng lên 5.131 USD.
Các nhà xã hội đã cảnh báo nguy cơ 80% tài sản quốc gia thuộc về 20% người giầu, còn 80% ngời nghèo chỉ giữ lại được 20% tài sản. Với các số liệu này ở Việt Nam, thì số người chiếm 80% tài sản chỉ chiếm chưa tới 1% dân số.
Một chính sách sai lầm về kinh tế đã đẩy người trung lưu trở nên nghèo, và người nghèo trở nên nghèo hơn. Những cố gắng tăng lương từ đầu năm 2015 cũng chỉ là cách mị dân, vì với quy định lương tối thiếu, người làm công ở đất nước XHCN này vẫn không thể sống nổi.
Đến năm 2015 này, mức lương tối thiểu được xác định là: Vùng (1): 3.100.000 đồng/tháng; Vùng (2): 2.750.000 đồng/tháng; Vùng (3): 2.400.000 đồng/tháng;Vùng (4): 2.150.000 đồng/tháng.
Vùng (1) cao nhất, thì mức lương tối thiểu cũng không thể đạt được 200 USD/tháng, còn vùng (4) thấp nhất còn tệ hơn nữa là chỉ được 100 USD/tháng. Trong khi đó, mức lương tối thiểu của đế quốc Mỹ của ngời lao động phổ thông (không có nghề chuyên môn) là 80 USD/ngày.
Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang làm cho một vài thiểu số trở nên “vua”, còn đại đa số con dân nước Việt ra “tôi mọi”.
Chế độ tồn tại nhờ tiền ở đâu
Mỗi năm, cần hơn 6 tỷ đô la chi phí cho bộ máy hành chánh và hệ thống chính trị quốc gia Việt Nam. Nguồn tài chính nội tại của Việt Nam dựa vào xuất khẩu dầu hỏa thô, và sức lao động, nhưng các nguồn này đang thất thu vì nhiều lý do. Do vậy, nguồn thu từ bên ngoài vẫn là ước mong của chế độ.
Nguồn tài chính đổ về Việt Nam hiện nay từ ba nguồn: FDI (năm 2014 là hơn 20 tỷ USD, nhưng đây chỉ là hứa đầu tư và được cấp phép của doanh nghiệp nước ngoài tại VN, chứ trong thực tế con số này không cao đến như vậy), kiều hối (năm 2014 là 12 tỷ USD. Đây là số tiền đã về Việt Nam và đang được lưu thông trong thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức), ODA (đây là tiền viện trợ và vay nợ quốc tế. Năm 2014 là 5 tỷ USD, trong đó chỉ có 60 triệu USD là được viện trợ không hoàn lại, còn tất cả là vay nợ).
Theo báo Giáo dục VN, trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỷ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỷ đô la Mỹ. Báo này còn cho biết thêm Viện nghiên cứu quản lý trung ương VN nói: riêng trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI – vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào VN) và lớn hơn cả vốn ODA (viện trợ / vay nợ quốc tế) đã giải ngân.
Tuy cả ba nguồn tiền này hiện vẫn đang tồn tại, nhưng các nguồn FDI và ODA tuy đã có con số, nhưng vẫn bấp bênh, vì các doanh nghiệp nước ngoài ký kết sẽ đầu tư (FDI), nhưng do tình hình làm ăn không thuận lợi, bởi chính sách lấy quốc doanh làm trọng tâm khiến họ chỉ mới đầu tư cho có, mà không thực sự thúc đẩy hoạt động đúng tầm của dự án. Còn ODA để được giải ngân cần phải có nhiều thủ tục, nhất là càng ngày chỉ số tham nhũng ở VN càng cao, khiến ODA khó được giải ngân hơn. Như vậy chỉ có nguồn kiều hối là chắc chắn.
Giả sử một ngày nào đó, các nguồn thu nội địa “đột tử”, còn nguồn vốn FDI và ODA bị đóng băng hoàn toàn, thì chế độ hiện hành của VN vẫn sống, vì chỉ cần 1 năm thu kiều hối đủ cho chi phí duy trì chế độ được 2 năm.
Chuyện mị dân trong năm nay và vài năm tới
Một cựu đảng viên CSVN cho biết Bộ chính trị VN đang xem xét cho phép phục hoạt các đảng Dân Chủa và Xã Hội nhằm mị dân, và cũng để chính thức hóa giải quyết những căng thẳng quyền lợi trong một đảng quá lớn, có nguy cơ làm nổ tung chính nó.
Như vậy việc đa đảng này không có lợi gì cho dân, vì chỉ giúp đảng CSVN tiếp tục mị dân, và khẳng định đảng CSVN có quyền trên các đảng khác. Cách làm này của đảng CSVN trái với Hiến pháp.
Nỗ lực đa đảng không hề nhằm đáp ứng nhu cầu của dân chúng, vì cho đến nay, các phong trào dân chủ trong nước không đủ sức gây áp lực, mà chỉ mới ở tầm “tấm bảng trang trí” cho chế độ có vẻ dân chủ mà thôi.
Nhưng dù sao, nó vẫn là cơ hội cho những ai muốn đất nước thay đổi, và đất nước chỉ thật sự thay đổi khi những người đó dám nỗ lực gấp 100 lần năm ngoái. Không nỗ lực được thì đừng mơ nữa, vì trời đã sáng rồi.
K.Thuyên
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Lê Minh Nguyên
VRNs (22.02.2015) – Sài Gòn – Bộ Luật Hình Sự Việt Nam nơi Chương XXI có quy định Các Tội Phạm Về Tham Nhũng. Theo đó, các điều sau đây nếu vi phạm sẽ bị án tử hình.
Điều 278 (4) Tội Tham Ô Tài Sản: (a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ $500,000,000 đồng trở lên ($23,441 đôla)
Điều 279 (4) Tội Nhận Hối Lộ: (a) Của hối lộ có giá trị từ $300,000,000 đồng trở lên ($14,065 đôla)
Điều 289 (4) Tội Đưa Hối Lộ: (a) Của hối lộ có giá trị từ $300,000,000 đồng trở lên ($14,065 đôla)
Luật này chỉ được áp dụng cho những ai không phải là đảng viên của Đảng CSVN, hoặc những ai đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Nếu luật được áp dụng cho giai cấp cộng sản thì gần như tất cả giàn lãnh đạo cộng sản, từ trung ương đến địa phương, ai cũng đều bị án tử hình.
Cho nên Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mới nói “đánh con chuột đừng để vỡ bình”, tức đánh chuột có chọn lọc, người đánh chuột (Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương) nên chọn chuột của đối thủ mà đánh và chọn con chuột nào què quặt để đối thủ không quậy cho bể đảng.
Vì tất cả đều có thể bị án tử hình, cho nên ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, giàn lãnh đạo ai cũng lo sợ, không biết đồng chí cán bộ chừng nào cho mình bị lộ, cũng không biết cách đánh có chọn lọc này dựa vào tiêu chuẩn nào, cho nên sự bảo vệ duy nhất là phải làm sao cho kẻ đánh chuột sợ chuột nên không dám đánh, ai dám đánh thì mình phải đánh cho gục trước.
Đó là lý do mà GS Carl Thayer hôm đám tang ông Thanh 13/2/2015 đã nhận xét “ông Nguyễn Bá Thanh được đưa vào ngã ba đường” và “bất kỳ ai ngồi vào vị trí đó (Trưởng ban Nội chính Trung ương) sẽ bị ‘bẻ nanh’ hay kể như bị vô hiệu hoá”. Qua câu nói này, ta thấy trong thâm tâm của ông Thayer không tin là ông Thanh chết do bệnh tự nhiên.
Trong khi ở Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn, có vai trò chống tham nhũng y như ông Thanh, nhưng ông ta có rất nhiều lợi thế hơn so với ông Thanh. Lợi thế lớn nhất của ông VKSơn là được ông Tập Cận Bình bảo vệ bằng mọi giá, nói chém “cả hổ lẫn ruồi” chứ không “đánh con chuột đừng để vỡ bình” như ông NPTrọng, câu nói làm yếu ông Thanh và làm mạnh chuột. Lợi thế thứ hai là ông VKSơn là một trong 7 người của Thường Trực Bộ Chính Trị, có quyền lực trên đỉnh cao, điều mà ông Thanh không có. Lợi thế thứ ba là ông VKSơn không có gia đình để chuột có thể cắn trả thù, muốn cắn phải cắn chính ông, cho nên ông gần như có một cơ thể bất diệt.
Vì chế độ cộng sản xây dựng ra giai cấp thống trị đứng trên luật mà nếu áp dụng luật thì hầu như ai cũng bị án tử hình, cho nên việc ông VKSơn chém “hổ lẫn ruồi” cũng là có chọn lọc, ưu tiên cho đối thủ và ưu tiên cho chuột yếu chuột què. Nhưng vì không có tiêu chuẩn cho việc chọn lọc nên ai cũng lo mất ngủ, hậu quả là trong đường dài có thể chính ông VKSơn cũng sẽ bị cả bầy chuột vật.
Ông Thanh có cá tính mạnh, quyết đoán và không muốn nghe theo lời khuyên của người chống lưng mình “đánh con chuột đừng để vỡ bình”, trong khi chính người chống lưng cũng yếu không có nhiều quyền lực như ông Tập Cận Bình.
Khi ông Phạm Quý Ngọ đã bị chết theo quy trình để bảo vệ cho bình (Đảng) không vỡ và Viện Kiểm Sát Trung Ương đã tuyên bố đóng hồ sơ thì đáng lẽ ra ông Thanh nên dừng, nhưng sau đó ông Thanh đã tuyên bố là muốn tiếp tục và mở rộng cuộc điều tra qua lời khai của ông Dương Chí Dũng.
Với hành động này và các tuyên bố “hốt liền”, “hốt hết”, “không nói nhiều” trước đây khi nhận nhiệm vụ thì ông Thanh đã làm cho cả giai cấp thống trị phải âu lo và muốn áp dụng luật chơi của game độc tài là “giết hay bị giết”.
Trong Hội Nghị Trung Ương 10 hôm 5-12/1/2015 Bộ Chính Trị đề nghị kỷ luật một cán bộ cao cấp và Ban Chấp Hành TƯ đồng ý, nhưng không cho biết là ai và phạm lỗi gì, làm cho những người theo dõi chính trị VN nghi ngờ là nó có liên quan đến vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng.
Các phe phái trong Đảng đang tranh chấp quyền lực dữ dội trước thềm Đại Hội 12, nhưng khi đi đến mức có thể bể đảng thì họ ngưng lại để thoả hiệp, và khi đã thoả hiệp rồi thì họ cùng nhau làm thành giàn đại hoà tấu để định hướng dư luận, cho dù có trơ trẽn đến đâu.
Giàn nhạc này biểu diễn khá hề trong cái chết của ông Thanh, nào là “tao khỏe mà, có chi mô”, “ăn hết tô cháo”, “ký giấy tờ công văn Nội Chính”, “đi lại được trong phòng”, trước khi chết ông Thanh nói với bác sĩ đại diện đảng là “để cho gia đình chịu mọi chi phí trị bệnh của ông”. Có ai khi lâm chung nói lời cuối cùng như vậy không? hay đó là cách Đảng muốn định hướng dư luận rằng ông Thanh tuy chống tham nhũng nhưng chẳng trong sạch gì, mà cũng là đại tham nhũng.
Các lãnh tụ đến thăm như các ông Tô Huy Rứa, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thị Kim Tiến… nhưng tuyệt đối không có một âm thanh hay hình ảnh gì của ông Thanh cả, trong khi ông Võ Nguyên Giáp đã ngất ngư còn được mặc quân phục để chụp hình.
Tại sao?
- Tại vì ông Thanh không chết do bệnh tự nhiên, và khác với ông Phạm Quý Ngọ bị dính bên phía tham nhũng, ông Thanh là người đang cầm thượng phương bảo kiếm để chống tham nhũng. Nếu sự thật được phơi bày thì rõ ràng là tham nhũng đã thắng, và lòng dân sẽ muốn nổi loạn.
Vì muốn bảo vệ Đảng, bảo vệ bình, nên tất cả các phe tạm thời đình chiến để hoà nhạc tế thần hy sinh ông Thanh. Có thể nói người có lỗi lớn nhất trong cái chết của ông Thanh là ông TBT Nguyễn Phú Trọng.
Và những người có lỗi trong việc bao che cái sai quấy này để bảo vệ chế độ là những người không chịu nhân cơ hội này để phơi bày ra sự thật hầu thay đổi chế độ để đi về hướng trong sáng cho Việt Nam hơn.
Lê Minh Nguyên
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Huyền Trang, VRNs
VRNs (21.02.2015) – Sài Gòn – Chương trình tri ân Quý Thương phế binh VNCH do Quý cha DCCT Sài Gòn tổ chức đã diễn ra gần một năm nay cho hơn 1000 Quý ông TPB ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Qua chương trình này, đa phần quý ông đều cảm thấy, mình có cơ hội được gặp lại các anh em trong quân binh chủng Quân lực VNCH, được mọi người đánh giá cao và công nhận giá trị của cuộc sống của họ, sau hơn 40 năm bị lãng quên.
Trong những ngày chuẩn bị đón xuân mới Ất Mùi, VRNs hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT -Sài Gòn sẽ chia sẻ với quý vị rõ hơn hơn về công việc tri ân quý TPB VNCH trong năm 2014 vừa qua.
Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Cha, xin Cha cho mọi người một cái nhìn tổng quát về công việc tri ân quý TPB VNCH trong năm 2014 vừa qua ạ?
Từ ngày 28/4/2014 đến nay chúng tôi còn tổ chức được 1 đợt khám chữa mắt cho 61 anh vào ngày 11/8/2014, 3 đợt khám sức khoẻ tổng quát vào các ngày26/8, 23/9, 31/10 trong năm 2014 và 2 đợt hôm 9/1 và 6/2/2015. Đầu năm nay chúng tôi cũng tổ chức ngày họp mặt tri ân hôm 12/1 thay cho ngày mà chúng tôi dự kiến là dịp Giáng sinh và cuối năm 2014, nhưng vì bận công việc mục vụ chúng tôi không làm được. Ngoài ra, sau mỗi một đợt khám sức khoẻ, chúng tôi tổ chức chi trả bảo hiểm y tế cho những anh đã mua tại địa phương, cấp phát xe lắc, xe lăn, nạng, gậy và kính mắt.
Tổng cộng cả 5 đợt, chúng tôi đã khám sức khoẻ cho: 585 anh.
Chi trả Bảo hiểm Y tế: 175 anh.
Cắtkính mắt: 132 anh
Cấp xe lắc: 157
Cấp xe lăn: 53
Cấp nạng nách: 62
Cấp gậy: 19
Các hoạt động khác:
- Các Phế binh VNCH qua đời: 11 người
- Nguyễn Văn Xúp (Sài Gòn, 7/2014)
- Lê Xuân (Bình Phước, 8/2014)
- Vinhsơn Nguyễn Hoàng Hiệp (SG, 8/2014)
- Đào Văn Thành (8/2014)
- Phêrô Đinh Văn Phước (9/2014)
- Phan Cơ Hữu (10/2014)
- Nguyễn Văn Còn (10/2014)
- Võ Thành Tâm (SG, 12/2014)
- Phan Văn Hoàng (Tiền Giang, 1/2015)
- Nguyễn Văn Đực (SG, 1/2015)
- Nguyễn Văn Xương (SG, 2/2015)
Giúp chi phí toàn bộ đám tang: 1 trường hợp
Phúng điếu và hỗ trợ: 10 trường hợp
- Thăm Phế binh đau ốm nằm bệnh viện, giúp chi phí hỗ trợ thuốc và viện phí rất nhiều trường hợp.
Huyền Trang, VRNs: Các con số Cha vừa chia sẻ được phân bổ về địa lý như thế nào, ngoài TP Saigon ra thì các tỉnh nào có TPB tham dự chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trong 1.413 TPB thì có 979 anh sinh sống tại vùng Sài Gòn, kể cả những anh không có nhà cửa, chỉ sống lây lất qua ngày, vô gia cư (72), số TPB ở SG chiếm tỉ lệ 69.3%. 30.7% còn lại thuộc 25 tỉnh khác như Đồng Nai (6.7%), Tiền Giang 3.9%, BR-VT 3.8%, Long An 3%, An Giang 2.6%,….
Huyền Trang, VRNs: Còn những TPB tuy đã có trong danh sách nhưng họ không có khả năng đến với chương trình vì sức khỏe, hoặc vì gia cảnh, thì Cha có dự định điều gì dành cho họ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Đối với những TPB sức khoẻ kém, mù, tai biến,…không thể tự đi xe khách hay xe buýt, mà lại chỉ sống 1 mình thì việc di chuyển về SG tham dự họp mặt hay nhận quà là cả 1 vấn đề lớn với họ. Chúng tôi cố gắng tìm kiếm những cách khác để chuyển quà cho họ, hoặc có thể tìm kiếm tình nguyện viên đến tận nơi thăm và trao quà cho họ.
Huyền Trang, VRNs: Ngoài chương trình tri ân, chúng con được biết Cha đang tiến hành một chương trình hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở bệnh viện hoặc tang lễ, xin Cha cho biết thêm thông tin này ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Khá nhiều TPB khi phải nhập viện thì người nhà liên lạc với Phòng CLHB chúng tôi để mong hỗ trợ chi phí chữa trị. Trừ những bệnh nan y mà chi phí quá lớn và kéo dài thì chúng tôi không dám hứa, nhưng những trường hợp chi phí vài triệu chúng tôi lo được cho họ. Ví dụ như hôm tháng 1/2015 vừa qua, 1 TPB mổ phaco mắt phải tại BV Mắt, chi phí và thuốc men gần 5tr, và hôm 11/2 một TPB khác mổ khối u mắt gần 3tr,…thì chúng tôi giúp trọn vẹn chi phí. Khi có 1 TPB qua đời, nếu trong vòng 30km, chúng tôi có TNV đến viếng và phúng điếu, bình thường là 1tr. Tuy nhiên nếu thấy gia cảnh khó khăn, chúng tôi hỗ trợ 5tr. Tính đến nay có 11 TPB qua đời, có 1 trường hợp rất khổ, quan tài đặt trong nhà không lọt mà 1 phần lộ ra ngoài,…chúng tôi hỗ trợ toàn bộ chi phí tang lễ. Còn những trường hợp ở xa thì chúng tôi gửi phúng điếu, chứ không đến được.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, sau gần 1 năm hoạt động thì cha đánh giá như thế nào về các kết quả đã thu được?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trước hết, chúng tôi phải thừa nhận rằng: có rất nhiều người yêu thương các anh TPB VNCH. Rất nhiều người VN trong và ngoài nước không kềm nổi sự xúc động khi xem những phóng sự của hoạt động tri ân quý TPB VNCH.
Thứ hai, sau gần 10 tháng phụ trách chương trình này, chúng tôi thấy rõ sức mạnh của truyền thông. Chính nhờ những clips về chuỗi hoạt động tri ân quý TPB VNCH mà nhiều người khi xem không nén nổi xúc động, thậm chí rơi nước mắt và thấy rằng phải hy sinh chi tiêu hàng ngày để chia sẻ với những người hơn 40 năm trước đã có công rất lớn trong việc gìn giữ sự an bình cho hậu phương miền Nam VN yên tâm học hành và làm việc.
Xin trích đọc 1 lá thư tôi vừa nhận được hôm 11/2 từ một nhóm thân hữu Seattle-USA gửi về:….
Tóm lại, tôi tin rằng càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng chung tay nâng đỡ quãng đời còn lại của các anh TPB VNCH. Chúng tôi cũng chợt nghĩ đến việc trong tương lai cũng nên có dự án “làng TPB” cho những anh vô gia cư có nơi cư ngụ. Con số này hiện nay đã gần 100.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, điều gì đã làm cản trở sự phát triển cộng đồng trong các mục tiêu của Chương trình Tri ân Quý TPB VNCH ạ? Và cha sẽ khắc phục những khó khăn này ra sao ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Việc tri ân quý TPB VNCH là một việc bác ái, nói đúng hơn là 1 bổn phận của xã hội nói chung, bất kể là bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, vì họ là những người lính bảo vệ quê hương trong một giai đoạn lịch sử. Giả sử tôi sinh ra vào thời chiến tranh thì rất có thể cũng là 1 người lính. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 cũng từng là 1 người lính ở quê hương Ba Lan của ngài. Đặc biệt hơn, tri ân quý TPB VNCH là 1 việc bổn phận của những ngườitrực tiếp chịu ơn các anh, tức là những người đã từng sống ở miền Nam trước năm 1975.Nhờ những người lính này mà miền Nam Vn đã có những ngày tháng yên bình và hạnh phúc.Nói chung, việc tri ân các TPB VNCH là một việc đáng cho cả xã hội phải làm, vì nó giúp cho XH chúng ta nhân bản hơn, biết quan tâm nhau hơn.Việc ấy một cách nào đó giúp cộng đồng VN phát triển toàn diện hơn.
Thế nhưng, với cái tâm thiếu sự thiện của mình, nhà cầm quyền CSVN chủ trương loại trừ những TPB VNCH này. Họ không hề có một chính sách nào cho những người bị thương tật vì chiến tranh của Quân lực VNCH, mà thậm chí còn miệt thị các anh là “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Đã không giúp đỡ họ, nhà cầm quyền này còn sách nhiễu họ không ngừng. Mỗi khi nhận được quà của đồng đội hay người hảo tâm nào ở ngoại quốc, nhiều ông TPB bị công an mời ra đồn làm việc, hạch hỏi họ đủ điều, đe doạ họ không được nhận bất cứ sự giúp đỡ của ai. Hành vi này của công an VN cũng làm cho một số anh lo lắng, ngại đi gặp nhau vì sợ sự khủng bố tinh thần của công an. Mặc dù chúng tôi ít khi thông báo trước ngày gặp gỡ nhưng khi thông tin ngày họp mặt đến tai công an thì nhiều ông TPB đã bị ngăn chặn không cho đến. Để khắc phục khó khăn này, đa số các anh TPB đã nói thẳng với công an: “Nếu các ông làm được như nhà thờ thì chúng tôi đến chỗ các ông, không đến nhà thờ nữa. Chúng tôi quá khó khăn, nên nơi nào giúp đỡ thì chúng tôi đến!”
Khó khăn thứ 2 là rất nhiều TPB ở xa SG, mà các anh lại di chuyển rất khó khan vì thương tật để lại trên thân thể. Có những trường hợp đang nằm trên giường bệnh không thể đi đâu được…. Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm TNV đến thăm họ tại tư gia…
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, qua chương trình Tri Ân quý TPB VNCH, cha muốn gửi thông điệp gì đến với Quý TPB VNCH cũng như Quý khán thính giả đang theo dõi chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Thật ra, điều chúng tôi nhắm đến trước hết là phục hồi danh dự và điều kiện sống của các anh sau gần 40 năm bị xã hội loại trừ. Các anh là những vị ân nhân của người dân miền Nam VN nhưng lại không được cư xử đúng phẩm giá. Hãy hỏi những người đã sống ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 xem có đúng như vậy không. Sự thật là như vậy. Những người lính bảo vệ sự yên lành cho dân, đã phải hy sinh một phần thân thể cho đất nước này phải được đối xử hết sức trân trọng. Một xã hội loại trừ họ là một xã hội vô nhân đạo, xã hội ấy không xứng đáng để người dân tin tưởng.
Nhà cầm quyền chụp mũ và tuyên truyền rằng khi giúp đỡ quý TPB VNCH là chúng tôi “làm chính trị”. Có một số người tin vào những luận điệu tuyên truyền đó. Chúng tôi nghĩ thế này: loan báo TM cho những người bị bỏ rơi là linh đạo của Tu sĩ DCCT. Chúng tôi đang sống đúng linh đạo của mình, ai muốn chụp mũ gì thì cứ chụp. Chúng tôi không bao giờ chùng bước trước tiếng kêu của người nghèo.
Chúng ta cũng cần biết điều này: Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Gám Mục giáo phận Gênôvađã tuyên bố rằng: “Chính trị là một hình thức ‘tận tụy vì thiện ích chung’ và như thế, là ‘một sự biểu hiện của bác ái’”.
Trong Tông Huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” của Đức Thánh Cha Phanxicô viết ở số 182: “Nếu quả thực ‘việc điều hoà trật tự công bằng của xã hội và nhà nước là một trách nhiệm chính trị’, thì Hội Thánh ‘không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý’. Mọi Kitô hữu, bao gồm cả các mục tử của họ, được kêu gọi bày tỏ quan tâm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn…”
Trong số 205, Đức Thánh Cha viết: “Chính trị, dù thường bị chê bai, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những hình thức cao quí nhất của bác ái, khi nó tìm kiếm lợi ích chung”.
Một giáo dân và là một trí thức viết: “Khi dân Chúa, nhất là mục tử, dấn thân cho công lý, cho người nghèo, thì vẫn “thường bị chê bai”, nhưng con cái Chúa phải dấn thân, vì đó là “ơn gọi cao cả” và “một trong những hình thức cao quý nhất của bác ái”.
Huyền Trang, VRNs: Con xin chân thành cám ơn cha Giuse
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Bạch Cúc
VRNs (21.02.2015) – Sài Gòn – Nói thật, trước giờ tôi rất ít khi xem phim Việt Nam vì hầu như nội dung của các bộ phim đều nhạt nhách, đôi khi hết sức vô duyên và tình tiết thì khiên cưỡng. Lợi ích có được chăng cũng chỉ là giúp người ta giải trí chứ ít để lại ấn tượng gì để mà suy gẫm…
Trong dòng phim Hài mùa Tết 2015 có lẽ đã có sự khác biệt khi “TRÚNG SỐ” được công chiếu và ít nhiều đọng lại trong tôi đôi điều trăn trở…
Bộ phim gây được ấn tượng sâu sắc với tôi cũng chỉ bởi vì nó gióng lên được một thông điệp, nó khái quát gần như đầy đủ bộ mặt thật và văn hóa sống của con người Việt Nam dưới chế độ thiên đường XHCN. Bây giờ sống tốt được xem là ngu, chân tình – thật thà là ngốc, gian dối, tham lam, lừa đảo là điều hết sức bình thường… Chỉ có điều bất thường là hầu như người ta xem những người dám sống tốt là những người bất bình thường!
Tôi chưa thấy ở nơi đâu mà giá trị “Tốt” được đánh đồng là “Ngu” và quả thật là rất đúng như ở xã hội Việt Nam hiện nay. Bạn có thừa nhận với tôi không: ở cái xứ sở này người tốt và việc tốt đang được xem như một điều lạ lùng và hiếm thấy. Nó khiến người ta phải ca ngợi, tôn vinh, nhắc nhở nó trên báo đài như một tấm gương, như bài học luân lý… mặc dù xét ở nhiều góc độ, cái được xem là người tốt, việc tốt ở Việt Nam cũng chỉ là điều hiển nhiên, là thứ văn hóa giao tế cộng đồng bình thường, là những nguyên tắc cơ bản được mặc định ở các xã hội khác trên toàn thế giới…
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi và lý giải tại sao xã hội Việt Nam ngày nay lại tràn lan những sự việc suy đồi và đạo đức con người đang xuống cấp, tha hóa đến mức trầm trọng? Tôi không phải là giáo sư, tiến sĩ để có thể lý giải bằng thứ triết học cao siêu, uyên bác… Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng Cha mẹ sống thế nào thì con cái thế ấy. Bản chất Chính quyền ra sao thì nảy sinh bản chất người dân như vậy! Bạn không thể đòi hỏi một xã hội lành mạnh và phát triển khi chính bộ phận điều hành xã hội đó chưa bao giờ được lành mạnh và sâu bệnh từ gốc đến ngọn.
Chế độ tại VN đã được hình thành và xây dựng với niềm tự hào là “cướp chính quyền” bằng sự khẳng định và tư liệu chính thống; Một đất nước với sách giáo khoa là những trang lịch sử ngụy tạo, xóa bỏ sự thật, che dấu sự giả dối! Một bộ máy với cơ chế và những con người luôn đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích đất nước và nhân dân… thì làm sao xây dựng được một xã hội biết nói không với giả dối? Biết tự trọng để nhìn nhận lỗi lầm? Biết quay lưng với sự gian tham? Biết giúp đỡ, lên tiếng phản đối bất công và gìn giữ sự thật, công bằng? Dám làm điều tốt mà không sợ nhầm lẫn và không bị xem là ngớ ngẩn khác lạ…
Với một chính thể và bộ máy điều hành như vậy thì Người dân biết dựa vào đâu để cùng xây dựng và vun đắp những giá trị luân lý? Biết dùng tấm gương tốt nào để học tập và noi theo? Thể chế và lãnh đạo toàn thể hiện điều xấu xa thì dân làm theo cũng là điều hiển nhiên!
Tốt và ngu bây giờ như nhau có đồng nhất không? Giống như Xứ sở này là thiên đường nhưng đang lao nhanh xuống địa ngục vậy? Y chang!
Bạch Cúc
Nguồn: DCCT
- Viết bởi BÙI ANH TRINH
VRNs (20.02.2015) – Baotoquoc – Chế độ Xã hội chủ nghĩa
Năm 1976, Tổng bí thư Lê Duẩn quyết định đổi tên nước là Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên đảng Lao động Việt Nam thành đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyên bố tiếp tục áp dụng chế độ Cộng sản theo như Hiến pháp của CSVN năm 1959. Hiến pháp này rập khuôn hiến pháp của Stalin và hiến pháp của Mao Trạch Đông.
Thực ra Chế độ Xã hội chủ nghĩa là một tên gọi khác của Chế độ Cộng sản. Thoạt ban đầu chữ “Cộng sản” là tên gọi của một chế độ tưởng tượng do 3 triết gia Saint Simon, Fourier và Robert Owen nghĩ ra vào đầu thế kỷ 19. Theo đó thì mọi của cải trong xã hội đều là của chung ( Cộng sản ), mọi người cùng làm và cùng hưởng.
Tuy nhiên sau đó Robert Owen dùng tài sản của gia đình mình phân phát cho nông dân nghèo cùng nhau tự quản lý, nhưng kết quả thất bại vì “cha chung không ai khóc”. Vì vậy người ta đặt cho chế độ Cộng sản của 3 triết gia là “Chế độ Cộng sản không tưởng”.
Đến giữa thế kỷ 19 triết gia Karl Marx sửa đổi Chế độ Cộng sản không tưởng thành “chế độ Cộng sản hiện thực”. Theo chế độ này thì xã hội được quản trị bởi một chính quyền. Đặc biệt chính quyền này toàn là do những người lao động nghèo điều hành. Những người lao động nghèo được gọi là giai cấp vô sản. Và giai cấp vô sản nằm trong một tổ chức chặt chẻ gọi là Đảng Cộng sản. Tổ chức này coi những người có học, những người giàu, những người có đất đai nhiều, có thế lực mạnh… là kẻ thù ( Trí, Phú, Địa Hào ).
Cuối thế kỷ 19, một triết gia Cộng sản khác là Friedrich Engels nghĩ ra một chế độ chuyển tiếp trước khi đi đến chế độ Cộng sản, ông ta đặt tên cho chế độ đó là “Chế độ Xã hội chủ nghĩa khoa học”.
Như vậy, khi CSVN áp dụng “Chủ nghĩa xã hội khoa học” vào năm 1959 thì Miền Bắc Việt Nam được lãnh đạo bởi ĐCSVN ( Điều 4 hiến pháp ). Đảng này sẽ làm chủ đất nước, còn người dân là lực lượng lao động làm ra của cải cho đất nước; nghĩa là người dân cũng giống như trâu cày ngựa kéo ( nô lệ ) của ông chủ CSVN.
Số của cải có sẵn trong nước và số của cải do lực lượng lao động ( người và thú vật ) làm ra sẽ được quản lý bởi các cán bộ của ĐCSVN. Những cán bộ này nằm trong một cơ chế quản lý gọi là “nhà nước”.
Như vậy theo như hiến pháp 1959 của nước CSVN thì mọi đất đai tài sản có trong nước là do Đảng làm chủ và Đảng quản lý. Đảng muốn sử dụng đất đai tài sản trong nước ra sao là tùy Đảng. Thường thì Đảng giao đất cho người dân sử dụng để sinh sống, phát cho người dân một tờ giấy gọi là “quyền sử dụng đất” ( sổ đỏ ); khi nào Đảng muốn lấy lại đất để làm việc khác, thí dụ như để giao cho một công ty ngoại quốc, thì gởi cho người dân đó một tờ giấy “thu hồi quyền sử dụng đất” hay nói gọn là “thu hồi đất”.
Cái lối quản lý tài sản như vậy cuối cùng đưa tới sụp đổ “chế độ Xã hội chủ nghĩa” vì hai nguyên lý cơ bản :
(1). Bất công : Của cải chung của toàn xã hội rơi vào tay một nhóm người và những người này phân phối quyền hưởng thụ tài sản cho cá nhân mình hay gia đình mình mà không có ai được quyền xoi mói hay can thiệp.
(2). Cha chung không ai khóc: tài sản chung giống như một cái kho chung do một nhóm người quản lý. Nhưng những người này chuyên môn đục khoét cái kho để tuồn của cải về cho gia đình mình. Hoặc là thay vì đem của cải cất vào kho thì đem thẳng về nhà mình. Rốt cuộc kho chung như cái thùng lủng đáy.
Hai nguyện lý cơ bản trên đây trái ngược với chế độ Tư sản ( Tư bản). Trong chế độ Tư sản thì của cải trong nước là của cải riêng của từng người dân. Mỗi người dân tự quản lý lấy tài sản của mình. Cho nên không có bất công và không hề thất thoát. Hễ dân giàu thì nước mạnh.
Chế độ “Xã hội chủ nghĩa, định hướng cơ chế thị trường”
Năm 1976 Mao Trạch Đông chết, năm 1978 Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền. Đến 1983 Đặng Tiểu Bình cho áp dụng chế độ Cộng sản cải cách, gọi là “Chế độ Xã hội chủ nghĩa, định hướng cơ chế kinh tế thị trường”.
Tại Việt Nam năm 1986 Lê Duẩn chết, Nguyễn Văn Linh lên nắm quyền. Mặc dầu không chuyển đổi chế độ như Đặng Tiểu Bình nhưng Nguyễn Văn Linh cũng cho dẹp bỏ một số quy định phi lý của cơ chế kinh tế Cộng sản và tuyên bố sẽ “đổi mới” chế độ.
Từ năm 1987 người Phó thủ tướng kinh tế của CSVN là Võ Văn Kiệt bắt đầu tìm cách tiếp xúc với thế giới tư bản. Ông nhờ người cố vấn kinh tế của ông là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh liên lạc với cựu Phó thủ tướng VNCH là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo để vận động hành lang nối lại liên hệ Việt- Mỹ.
Đầu tháng 9 năm 1987 Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cử người đại diện của ông là Tướng John Vessy đến Hà Nội. Sau 1 tuần làm việc, ngày 14-9-1987 Vessy ký với Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan một Hiệp ước giải quyết những gì còn tồn đọng sau chiến tranh Việt Mỹ.
Chủ yếu của Hiệp ước là Mỹ nới bỏ một phần lệnh cấm vận cho CSVN, bắt đầu cung cấp viện trợ nhân đạo cho CSVN nhưng không phải là viện trợ “Bồi thường chiến tranh” như đã ghi trong “Mật ước Nixon-Phạm Văn Đồng ký ngày 1-2-1973”. Ngoài ra còn có tìm kiếm người Mỹ mất tích, và đưa đi định cư tại Mỹ những nhân viên của VNCH đã từng bị giam trong tù cải tạo. ( Sưu tập báo chí của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyến, Lịch Sử Việt Nam 1975-2000, trang 83,84 ).
Sang năm 1988 ông Võ Văn Kiệt nối được đầu cầu giao lưu kinh tế với thế giới tư bản qua ông Võ Tá Hân, một thương gia tại Singapore ( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ). Trước đó ông Hân đang phụ trách quản trị trung tâm băng nhạc Asia thì nhận được lệnh đến Singapore với danh nghĩa “Chủ tịch hiệp hội thương mại Canada”.
Đến cuối năm 1989 chủ nghĩa Cộng sản đang trên đà sụp đổ. Tại Đông Đức, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Văn Linh xin tiếp kiến Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev nhưng ông này đối xử lạnh nhạt. Nguyễn Văn Linh trở về dẫn Đổ Mười và Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc để gặp Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Cuộc gặp này được gọi là Hội nghị Thành Đô.
Sau hội nghị Thành Đô, CSVN học theo Đặng Tiểu Bình sửa lại hiến pháp, tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng thể chế “Xã hội chủ nghĩa, định hướng cơ chế kinh tế thị trường”.
Thực ra đây chỉ là một cách chơi chữ của Đặng Tiểu Bình : “xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là độc tài độc đảng (chuyên chính vô sản). Và “định hướng cơ chế kinh tế thị trường” có nghĩa là kinh tế tư bản. Vì vậy chế độ XHCNĐHCCTT tức là chế độ “Cộng sản” về cai trị nhưng “Tư bản” về kinh tế. Hoặc nói một cách bình dân là chế độ “Cộng sản lai tư bản”.
Chế độ Cộng sản lai tư bản vẫn giữ nguyên chuyên chính vô sản, nghĩa là ĐCS vẫn là chủ nhân ông của đất nước; quân đội và công an vẫn là công cụ bảo vệ chế độ, tức là được dùng để trấn áp dân chúng. Khi nào có đánh nhau với nước ngoài thì quân đội với nhân dân cùng nhau chống giặc, nhưng trong thời bình thì quân đội được dùng để chống lại sự nổi dậy của nhân dân.( Quân đội trung với Đảng chứ không phải trung với dân ).
Còn về kinh tế thì có sự đổi khác rõ rệt giữa “kinh tế Xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường” : Kinh tế XHCN có 2 thành phần sở hữu là sở hữu nhà nước (quốc doanh) và sở hữu hợp tác xã, còn kinh tế thị trường có 5 thành phần sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân. Nghĩa là nhà nước làm chủ đất đai và tài sản lớn (công cộng) do cha ông để lại, còn người dân được quyền làm chủ tài sản nhỏ, tức là làm chủ những gì do công sức mình làm ra.
Thí dụ như có 1 công ruộng do một hộ nông dân cày cấy thì đương nhiên Đảng là chủ của công ruộng đó, còn người nông dân làm chủ tất cả sản phẩm được làm ra từ công ruộng đó. Đảng sẽ cấp cho người dân một quyển sổ màu đỏ gọi là “giao quyền sử dụng đất” (cho mượn). Khi nào Đảng muốn lấy lại công ruộng đó thì thông báo cho hộ nông dân biết là Đảng sẽ “thu hồi” miếng đất để làm chuyện khác. Điển hình của thí dụ này là vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên. Hay vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn tại Quảng Ninh.
*( Đa số người dân đã hiểu lầm khi nhận được quyển sổ đỏ, họ cứ đinh ninh rằng quyển sổ đỏ là sổ “chủ quyền” bởi vì miếng đất đó do cha ông họ đã làm sở hữu chủ từ nhiều đời. Sự thực cái quyền sở hữu chủ đó đã bị mất vào tay ĐCS khi ĐCS dùng súng chiếm được toàn Miền Bắc năm 1954 và toàn Miền Nam năm 1975; sau đó Đảng giao cho mỗi người dân quyển sổ đỏ như là giấy chứng nhận cho mượn đất để sinh sống.
Đến năm 1993 thì CSVN cho ra đời luật đất đai, cho phép người được giao đất (sổ đỏ) có quyền sang nhượng, thừa kế hay thế chấp “quyền sử dụng” đất đó nếu như Đảng không “thu hồi”. Vì vậy mà quyển sổ “sử dụng đất” có vẻ như là sổ “chủ quyền” ).
Chế độ “Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Mãi đến năm 2006 Nguyễn Tấn Dũng thống lĩnh quyền lực tại VN, ông ta vận động Trung ương ĐCSVN sửa đổi tên gọi của chế độ thành “Chế độ kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tức là chế độ tư bản về kinh tế nhưng không đa nguyên đa đảng. Hoặc nói một cách bình dân là “chế độ Tư bản lai Cộng sản”. Đến năm 2008 thì tên gọi này được viết thành Nghị quyết 21 của ĐCSVN.
Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng làm ảo thuật, hoán đổi vị trí của hai vế tên gọi của chế độ. Biến đổi từ chế độ “Cộng sản lai Tư bản” thành chế độ “Tư bản lai Cộng sản”. Nhưng thoạt đầu chỉ là hoán đổi tên gọi, rồi sau mới dần dần cải sửa chế độ đúng như tên gọi.
Tuy nhiên quá trình cải sửa chế độ của Nguyễn Tấn Dũng gặp nhiều rắc rối. Cơ bản là do ông ta muốn chơi cờ vua trên bàn cờ tướng.
Nguyên tắc đầu tiên của chế đô Tư bản ( tư hữu ) là tài sản trong xã hội do mỗi người dân làm chủ. Cho nên người dân có quyền sống chết với những gì do công sức của họ làm ra, từ đời cha tới đời con, đời cháu. Họ có toàn quyền sang nhượng, thừa kế hay thế chấp những tài sản đó.
Nguyên tắc thứ hai là người làm chủ có quyền sang nhượng tài sản của họ với những điều kiện hoàn toàn do họ muốn, và với giá cả hoàn toàn do họ ấn định. Họ có quyền sang nhượng cho bất cứ người nào trả giá cao nhất, bất kể là người trong nước hay người ngoài nước.
Nguyên tắc thứ ba là họ có quyền làm chủ bất kể số lượng tài sản to lớn đến bao nhiêu. Họ có quyền làm chủ hằng vạn mẫu ruộng, hằng ngàn căn nhà.
Nguyên tắc thứ tư là nếu tài sản đó cần cho nhu cầu chung của quốc gia thì nhà nước có thể trưng thu nhưng đền bù ngang giá thị trường hoặc trên giá thị trường.
Nguyên tắc thứ năm là mọi tài sản được đánh giá và trao đổi trên căn bản tự do cạnh tranh và chống độc quyền.
Nguyên tắc thứ sáu là chính quyền có bổn phận bảo vệ quyền làm chủ tài sản của mỗi người dân, chính quyền sẽ khuyến cáo hoặc can thiệp nếu tài sản của người dân có nguy cơ bị xâm phạm hoặc bị xâm phạm.
Nếu có đủ 6 nguyên tắc cơ bản trên đây thì mới có thể hội nhập với thị trường của kinh tế tư bản, thiếu một trong 6 nguyên tắc đó thì không thể nào vận hành kinh tế tư bản. Cho nên dầu cho Nguyễn Tấn Dũng có làm ảo thuật tài giỏi như thế nào đi nữa thì cũng không thể hoàn thiện được chế độ “Tư bản lai Cộng sản”.
Đầu năm 2014 Nguyễn Tấn Dũng đã hăng hái tuyên bố sẽ hoàn thiện chế độ Tư bản lai Cộng sản ( Kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa ). Nhưng đầu năm nay không thấy ông báo cáo thành quả của công cuộc hoàn thiện chế độ. Nghĩa là không thành công.
Sát thủ kinh tế
Sở dĩ NTD không thành công bởi vì ông ta không đạt được một nguyên tắc nào trong 6 nguyên tắc trên. Trong khi đó các nhà tư vấn quốc tế quốc tế đã vẽ ra cho NTD quá nhiều hướng tiến đầy lạc quan, nhưng chỉ là lạc quan ảo.
Sự thực những nhà tư vấn kinh tế ngoại quốc ( Sát thủ kinh tế ) không hề muốn CSVN chuyển đổi thành chế độ Tư bản. Bởi vì chỉ có chế độ XHCN thì đất đai tài sản trong nước mới thuộc về Đảng Cộng sản. Mà chỉ có ĐCS mới dám bán đất đai, tài nguyên quốc gia với giá bèo, ngang giá với của cải ăn trộm ăn cướp. Còn một khi đất đai là tài sản của người dân thì họ sẽ bán đúng theo giá thị trường. Nhưng nếu đúng theo giá thị trường thì các nước tư bản còn gì nữa đâu mà kiếm một vốn bốn lời ?
Nguyễn Tấn Dũng thành công như ngày nay là nhờ tư vấn của các sát thủ kinh tế. Nhưng nếu cứ theo các sát thủ kinh tế thì chế độ “Tư bản lai Cộng sản” sẽ không bao giờ hoàn thiện được. Rồi đây NTD sẽ tiếp tục thu hồi đất đai mà người dân đang sinh sống để giao cho các công ty ngoại quốc ( Thuê dài hạn 90 năm và tái ký hợp đồng, tức là bán ) cho tới khi nào không còn đất để bán mới thôi.
Như vậy càng ngày nước mắt của dân oan càng nhiều chứ không thể nào giải quyết hết bằng cách bày trò ảo thuật hứa hẹn “Đổi mới thể chế”, “Phát huy quyền làm chủ thực sự của người dân”, “Phát huy quyền sở hữu tài sản”, “Tạo mội trường cạnh tranh bình đẳng”, “Xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp”, “Thúc đẩy tập trung ruộng đất”, “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”,v.v … ( trích nguyên văn thông điệp đầu năm 2014 của Nguyễn Tấn Dũng ).
BÙI ANH TRINH
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Phạm Trần
THÁNG HAI BUỒN HIU VÀ ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tháng hai năm 2015 ở Việt Nam có 3 sự kiện khó quên nhưng day dứt thắc mắc: Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh qua đời được nhân dân mến thương hơn nhiều Lãnh đạo đảng, tại sao ?
Cũng thắc mắc là chuyện Đảng và Nhà nước đã 36 lần cố tình lờ đi không hương khói cho trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đã bỏ mình trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc từ ngày 17/02/1979 đến cuối năm 1987.
Sau cùng là chuyện chả ai hiểu nổi tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 11/02 (2015) đã phải gọi điện chúc Tết Ất Mùi Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, để sau đó đến ngày 13/02 (2015) Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh cũng phải điện đàm chúc Tết người đồng nhiệm của phía Trung Quốc là Quốc vụ viện Dương Khiết Trì. Họ Dương là người đã có những lời nói và cử chỉ khiếm nhã đối với các Lãnh đạo CSVN trong lần sang Hà Nội ngày 18/06/2014, sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5/2014 đến 27/07/2014.
Kết qủa sau 2 cuộc điện đàm này là việc ông Trọng chuẩn bị thăm Trung Quốc trong năm nay (2015). Chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng rơi vào thời điểm đảng chuẩn bị cho Đại hội khoá XII vào đầu năm 2016 đã gây ngạc nhiên không ít cho những người theo dõi tình hình Việt-Trung. Câu hỏi được bàn tán bây giờ là : Tại sao ông Trọng phải thăm Trung Quốc trước ngày Đại hội đảng và với mục đích gì, nếu không phải là chuyện cốt tử liên quan đến chức vụ Tổng Bí thư đảng khoá XII và quan hệ giữa 2 đảng và 2 nhà nước trong nhiệm kỳ 2016-2021 ?
Ông Trọng sẽ 72 tuổi vào kỳ Đại hội đảng XII, qúa tuổi nghỉ hưu đến 7 tuổi và đã thất bại trong nhiệm vụ chống tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn đảng nên nếu ông được ngồi lại thêm nhiệm kỳ 2 thì đó là theo ý muốn của Bắc Kinh vì ông Trọng là người được phiá Trung Quốc tin cậy nhất hiện nay.
Vây hai ông Trọng và Tập đã nói với nhau những gì trong cuộc điện đàm ?
Phiá Nhà nước Viết Nam nói : “Trong cuộc điện đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, 65 năm qua, quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu cần được kế thừa, gìn giữ và phát huy. Trải qua các giai đoạn, thời điểm khó khăn, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung cần tiếp tục được thúc đẩy vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tổng bí thư cho rằng, hai bên cần tăng cường hơn nữa hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, củng cố hữu nghị; đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; duy trì hòa bình, ổn định, đàm phán, trao đổi chân thành để giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển Đông theo tinh thần các thỏa thuận đã đạt được và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; đưa quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.”
Vế phần mình, ông Tập Cận Bình cũng nói : “ Truyền thống hữu nghị, ủng hộ, tương trợ lẫn nhau là tài sản quý báu trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong 65 năm qua; Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, mong muốn cùng với phía Việt Nam tăng cường tin cậy và hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước, thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung - Việt phát triển lành mạnh theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".”
Nhưng trong thực tế, phiá Trung Quốc không giữ như đã nói theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bằng chứng điển hình như vụ giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc tái tạo các đảo và đá ngầm chiếm được của Việt Nam năm 1988 tại quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự và xây dựng đường bay, bến cảng đã trực tiếp đe dọa an ninh đường biển và quốc phòng Việt Nam.
Vì vậy, việc ông Trọng phải sang Bắc Kinh trước ngày Đại hội đảng XII, nếu chỉ để tái xác nhận những sáo ngữ ghi trong cuộc điện đàm ngày 11/02 (2015) nhưng lại bỏ qua hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì ông Trọng chỉ chuốc lấy thất bại cho phiá Việt Nam.
Trong cuộc điện đàm giưa hai ông Minh và Dương thì bản tin của Bộ Ngọai giao Việt Nam cho biết : “ Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và phối hợp chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong việc điều phối, thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước và tổ chức tốt phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Trung Quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước; kiểm soát và giữ vững ổn định trên biển, duy trì quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.”
Ngôn ngữ ngoại giao này chỉ phản ảnh làm theo yêu cầu của Trung Quốc trong khi phía Việt Nam không kiểm soát được tình hình trên biển. Ngư dân Việt Nam vẫn bị “các tầu lạ” và tầu của Trung Quốc tấn công, đánh đập và tịch thu tài sản quanh vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Phiá Việt Nam cũng không dám chống lại hành động bành trướng các khu vực bị chiếm ở Trường Sa, không ngăn chặn được các hành động xây dựng, khuếch trương ở quần đảo Hòang Sa nhưng vẫn phải bằng lòng với nhóm chữ “giữ vững ổn định trên biển” !
HIỆN TƯỢNG NGUYỄN BÁ THANH
Về ông Nguyễn Bá Thanh, qua đời ở tuổi 62, sau 2 năm 47 ngày giữ chức Trưởng ban Nội Chính Trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2012 thì hiện tượng người dân thương tiếc ông có liên quan gì đến chuyện ông là một đảng viên Cộng sản ?
Ngược lại là khác. Ông Bá Thanh mà người dân Đà Nẵng thường quen gọi, đã làm được nhiều việc cho Thành phố và người dân hơn “hành dân” như nhiều lãnh đạo nào khác trên tòan cõi Việt Nam từ sau năm 1975.
Ông từng nắm các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng từ năm 1996 rồi Bí thư Thành ủy năm 2003 và Đại biểu Quốc hội 3 Khoá IX, XI và XII trước khi đượcđiều động ra Hà Nội giữ chức Trương ban Nội Chính Trung ương có nhiệm vụ chính là giúp Bộ Chính trị dẹp tham nhũng và xử 10 vụ án quan trọng đã tồn đọng trong nhiều năm.
Rất tiếc trong số 10 vụ án tham nhũng lớn và nghiêm trọng nhất đã kéo dài trên 10 năm không ai dám ra tay thì ông Bá Thanh mới giải quyết được 3 là : Vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh TP HCM) lừa đảo chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khoảng 4.000 tỷ đồng bị án chung thân; Vụ tham nhũng tại Công ty Vinalines với nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bị án tử hình; Và vụ lừa đảo,thao túng thị trường địa ốc và ngân hàng của Nguyễn Đức Kiện tự Bầu Kiên bị mức án tù 30 năm, phạt 75 tỷ đồng.
Các Bác sỷ điều trị cho biết ông Bá Thanh bị mắc bệnh rối loạn sinh tủy phải điều trị từ tháng 5/2014 từ Việt Nam qua Singapore rồi sang Mỹ với dự định ghép tủy. Tuy nhiên, vì sức khỏe bình phục kém nên chưa đủ điều kiện ghép tủy.
Sau đó ông được đưa về Đà Nẵng để tiếp tục điều trị từ ngày 9/1/2015 , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn căn bệnh hiểm nghèo đã sinh ra nhiều biến chứng khiến ông kiệt quệ rồi qua đời ngày 13/02/2015.
Ngay trước vài ngày ông Thanh được máy bay đặc biệt đưa về Đà Nẵng, một số buổi lễ cầu an cho ông đã được người dân tổ chức tại Chùa và hàng trăm người dân Đà Nẵng đã đội mưa ra phi trường đón ông trong hai lần với hy vọng được nhìn mặt ông và cầu chúc ông mau bình phục.
Đến khi nghe tin ông Bá Thanh được đưa vào bệnh viện chuyên khoa Đà Nẵng thì hàng trăm người khác đã tự động kéo đến đứng đông nghẹt hai bên đường dẫn đến Bệnh viện để đón chào ông.
Rồi khi hay tin ông đã bỏ họ mà đi, hàng ngàn người dân Đà Nẵng và vùng phụ cận cũng đã kéo đến nhà riêng nối đuôi nhau xin được vào thăm viếng.
Đến ngày tiễn đưa 30 Tết (18/02/2015), nhiều ngàn người đã đứng hai bên đường trên suốt chiếu dài 10 cây số vẫy tay từ biệt.
Với tất cả mọi người miền Trung, không riêng gì dân Đà Nẵng đã hãnh diện với con người xứ Quảng vì ông Bá Thanh đã biến Đà Nẵng từ một thành phồ nghèo, chậm phát triển thành một nơi “đáng sống nhất của Việt Nam” với những tòa nhà cao ngất, những cây cầu khang trang bắc qua sông Hàn chưa bao giờ có, những con đường rộng mở sạch sẽ và những bãi biển an tòan.
Báo chí bên Việt Nam cũng chỉ nói đến bấy nhiêu đó khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng nhiều người dân đã lo lắng sau ông Thanh không biết có ai dám chống tham nhũng nữa không ?
Có người dân viết tự do trên Internet rằng “rất nhiều lãnh đạo chức vụ cao hơn ông Thanh chỉ biết nói chống tham nhũng bằng nước bọt nên tham nhũng mới tồn tại”.
Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói về hiện tượng có nhiều người dân đến viếng ông Bá Thanh: “Đấy là hình ảnh đẹp, nói lên sự yêu mến của nhân dân với anh Thanh, và cũng sẽ làm thức tỉnh không ít người có trách nhiệm trong bộ máy công quyền. Mọi việc làm của lãnh đạo người dân biết cả đấy, làm tốt hay không tốt, làm thật tâm hay giả vờ, chỉ nói chứ không làm thì sớm hay muộn cũng lòi ra hết. Vậy là danh dự sụp đổ và bị nhân dân coi thường, dẫu biết thế nhưng nhiều lãnh đạo vẫn không giữ nổi mình.” (Phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 15/02/2015)
Cũng rất dễ hiểu vì “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã nói mà không làm từ trong bản chất chứ không phải đến khi có chức trọng quyền cao thì họ mới lãng quên. Vì vậy Nghị quyết trung ương 4/XI đã chỉ rõ tình trạng suy thoái đạo đức và tham nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thất bại với Nghị quyết 4 “về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” sau 2 năm thực hiện.
Có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh là một trường hợp ngọai lệ nên mới được nhiều người dân yêu mến đến thế.
Nhưng người dân Đà Nẵng trả ơn ông Bá Thanh như thế đã nói lên điều gì nếu không phải vì ông là người đã làm được nhiều việc giúp dân nghèo khi còn sống ?
Khi đến viếng và ký vào sổ Tang, có thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều Lãnh đạo khác đã nhanh hẩu đỏang nghĩ rằng “nhờ ơn Đảng mà ông Bá Thanh mới được người dân mến thương như thế”, nhưng đâu biết rằng người dân đã đến chỉ để nhớ ơn ông Thanh đã giúp họ có đời sống tốt đẹp hơn và không có mục đích nào khác.
Nhưng ở Việt Nam có còn bao nhiêu Nguyễn Bá Thanh khác hay đâu đâu cũng chỉ thấy nhiều cán bộ, đảng viên chỉ biết “ăn và phá”, như ông Bá Thanh từng phát biểu ?
TẠI SAO LẠI LÃNG QUÊN ?
Sau cùng là chuyện buồn tháng Hai khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung từ ngày 17/02/1979 đến cuối năm 1987, trước khi có cuộc họp bí mật ở Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 1990 giữa phái đòan đảng CSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cầm đầu với Phái đòan Trung Quốc do Giang Trạch Dân lãnh đạo.
Nhiều dư luận rất xấu có hại cho Việt Nam đã được loan truyền vì phái đòan Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có những cam kết bí mật, trong đó có cả việc Việt Nam không được nhắc đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung và vụ quân Trung Quốc xâm lược và chiếm quần đào Hoàng Sa từ tay quân lực Việt Nam Cộng hoà năm 1974.
Vì vậy mà trong suốt 36 năm qua, đảng CSVN từ thời các Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười rồi qua Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã không dám cho dân và quân đội được tổ chức truy điệu những người đã hy sinh trong cuộc chiến tuy ngắn những đẫm máu và nhục nhã này.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây, Ban Tuyên giáo Việt Nam đã làm ngơ để cho báo chí chính thống tự ý viết các bài về cuộc chiến cùng những phát biểu ghi ơn những người đã hy sinh, không riêng tại chiến trường biên giới Việt-Trung mà cả 74 chiến sỹ VNCH hy sinh tại Hòang Sa và 64 người lính của Quân đội Nhân dân đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở Trường Sa.
Với tựa đế “Phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên”, báo điện tử Infonet.vn của Bộ Thông tin và Truyền Thông đã viết một loạt bài, mở đầu bằng lới giới thiệu :”Cuối năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là “phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.”
Sau đó, báo này viết Lời Tòa soạn:” Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ. Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như:
Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2;
Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó;
Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395;
Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng
Lịch sử Dẫn đường Không quân
Lịch sử Pháo binh QĐNDVN
Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen.”
Trong bài về “Những bài học tháng hai” của Tác gỉa Đào Tuấn, báo Lao Động của Tổng liên đòan Lao động Việt Nam viết lời giới thiệu ngày 17/02/2015 : “Đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ đến tháng 2 tây lịch, đất và người vùng biên giới phía Bắc lại dâng lên nhiều cảm xúc đan xen khó tả khi nhớ lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc nổ ra vào rạng sáng ngày 17.2.1979.
Phóng viên báo Lao Động đã có mặt ở những vùng đất nóng bỏng, trực tiếp gặp gỡ những nhân chứng sống trong những thời khắc ác liệt nhất của cuộc chiến năm nào. Đau thương, uất nghẹn, pha lẫn tự hào, tự tin trước những biến cố của chiến tranh, của thời cuộc. Nhưng dù là đau thương đến mấy, 36 năm đã qua đi, vết thương theo năm tháng cũng dần lành lặn và hồi sinh hướng về một tương lai mới. Chỉ còn duy nhất những bài học, bài học phải trả bằng xương máu là vẫn còn nguyên giá trị.”
Và ngay trong bài đầu tiên, tờ Lao Động đã đăng hình tấm bia tưởng nhớ về một vụ quân Trung Quốc đã dã man tàn sát dân lành người Tày : “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, Xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An Quân Trung Quốc Xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giến nước”
Trong khi đó trên báo Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam đã đăng bài viết của Phạm Ngọc Triển hô bào nhớ ơn những người dân Việt đã bỏ mình trong cuộc chiến năm 1979.
Bài báo đó đọan viết : “ Ngày 17/2 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của hàng ngàn liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc - ngày 17/2/1979.
Ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai, các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17/2 rất đông bà con các dân tộc địa phương và người thân của liệt sĩ tới tảo mộ và thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã dũng cảm ngã xuống vì lãnh thổ thiêng liêng của đất nước.
Ngày giỗ trận 17/2/2015 đúng vào ngày 29 Tết Ất Mùi, xin cùng tưởng nhớ một vài tấm gương liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới đầu năm 1979 đã được ghi vào sử sách truyền thống Lào Cai.”
SÁCH SỬ VIẾT GÌ ?
Nhưng khi nói đến sử sách thì thật tủi nhục cho những Nhà viết sử của đảng và nhà nước CSVN. Không những chỉ thiếu sót mà họ còn bôi bác, cẩu thả không xứng danh viết sử.
Cuộc chiến đẫm màu và vô cùng hào hùng của những con dân nước Việt đã hy sinh trong các cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược không hề được nói đến cặn kẽ để làm bài học cho mai sau.
Trong cuốn “Việt Nam Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” của Viện Sử Học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) do Nhà xuất Bản Giáo dục phát hành thì họ viết về trận chiến Hòang Sa như thế này:
“Ngày 19 tháng Một (1974): Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm đảo Hòang Sa.”
“Ngày 20 tháng Một (1974) : Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hòang Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đào Hòang Sa. Đồng thời, Bộ Ngọai giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hòang Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hòang Sa cho Hội dồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình Trường Sa cho các bên ký Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.”
Sự im lặng không phản ứng vào thời gian này của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trước hành động xâm lược Hòang Sa của Trung Quốc được coi như một thái độ chính trị đang gây bất lợi cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hòang Sa với Trung Quốc, tiếp theo sau Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khi ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam !
Về cuộc chiến đẫm máu biên giới từ 1979 đến hết năm 1987, họ càng viết mờ nhạt hơn : “ Từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba (1979): Quân đội và nhân dân Việt Nam gìanh thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc.
Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động lực lượng với 32 sư đòan, mở cuộc tiến công dọc biên giới phía Bắc từ Quang Ninh đến Lai Châu.
Để bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã trực tiếp chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ nước ta.”
Tuyệt nhiên, những viên chức đảng viết sử “ngồi mát ăn bát vàng” đã quên hết những máu đổ, thịt rơi của trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Đó là bài học mà thiết tưởng ông Nguyễn Phú Trọng phải nhớ khi giáp mặt với ông Tập Cận Bình trong cuộc họp sắp tới chứ không phải tương lai chính trị của ông.
- Viết bởi Anh em chủng sinh khoá 12
Vào một ngày cuối năm Giáp Ngọ, theo chân cha Phanxicô Xaviê, anh em chủng sinh khóa 12 thuộc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn đến thăm Pháp viện Minh Đăng Quang. Trong khuôn khổ giảng khóa Mục vụ đối thoại liên tôn, chuyến viếng thăm này giúp anh em tiếp cận với một nơi đào tạo tăng sinh sau khi được tìm hiểu về pháp tu của Phật giáo tại lớp.
Đón chúng tôi tại cổng Pháp viện là Đại Đức Minh Liên. Theo sự hướng dẫn của Đại Đức lễ tân này, chúng tôi lần lượt viếng thăm quần thể kiến trúc của Pháp viện. Sau khi thăm chánh điện - nơi các Phật tử đang tụng kinh Pháp hoa bằng tiếng Việt. Bên cạnh ngôi Tổ Đình cổ được lưu giữ như di tích lịch sử hiện diện cùng Tổ sư từ năm 1968, là những cơ sở khang trang - khởi công xây cất tư năm 2009 đến nay -, với hai bảo tháp bát giác được, như nâng bước chân người trên con đường tu tập vươn tới bát chánh đạo, như níu kéo lòng người trong sự da diết của nhân duyên, trong chiều sâu của đời sống nghĩa tình.
Hơn nửa thế kỷ khai sáng và hiện diện trên quê hương, hệ phái Khất Sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập trở nên thân quen trong tâm thức người Việt, trong huyết quản của những ai yêu mến và tu tập giáo lý nhà Phật theo con đường của hệ phái Khất Sĩ. Với những chia sẻ thân tình của vị trụ trì, Hòa thượng (HT) Thích Giác Toàn, dù khác nhau trên con đường tìm kiếm chân lý, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn trên hành trình thanh luyện cũng như trong cố gắng hoàn thiện con người mình. Qua những kinh nghiệm của vị chức sắc Phật giáo, chúng tôi nhận ra khao khát của Tổ sư hệ phái Khất Sĩ trong suốt mười năm hoằng pháp là đưa đạo Phật gần gũi với người Việt; sự chuyên chăm dõi theo gương của vị sáng lập trong nỗ lực tinh tấn tu tập, hành trì chánh pháp của chư vị Tôn đức Tăng Ni và Phật tử môn đồ Hệ phái. Cùng là Kinh Phật, cùng là chân lý được chứng ngộ hơn hai ngàn năm, nhưng lối hành đạo hội nhập văn hóa của hệ phái Khất Sĩ đã giúp Phật tử Việt Nam tìm thấy một điểm tựa tâm linh vững chắc gần gũi, giữa một thế giới vô thường còn nhiều tham, sân, si.
Nghe HT trụ trì chia sẻ, chúng tôi chợt nhận ra quan niệm tu tập còn khá hạn hẹp nơi bản thân mình. Sự tu tập phải là một cảm thức sống động trong từng khoảnh khắc của đời tu sinh. Nếu đã thực sự dấn thân thì làm sao có thể chấp nhận sự tu tập nửa vời? Nếu đã chấp nhận từ bỏ thì sao cứ mãi băn khoăn về cái ăn, cái mặc, về cái được và mất giữa chông chênh của cuộc đời? Lời dạy của Tổ sư hệ phái Khất Sĩ - được ghi chép lại trong bộ Chơn Lý gồm 69 quyển -, hẳn sẽ được khắc sâu nơi tâm các môn sinh nhờ thiền ngẫm. Phần anh em chúng tôi - trong Năm sống Dấn thân xây dựng cộng đoàn Chủng Viện -, cảm thấy tâm đắc với hướng đào tạo tăng-ni sinh của Tổ sư: “Nên tập sống chung tu học. Cái sống là phải sống chung. Cái biết là phải học chung. Cái linh là phải tu chung”.
Buổi gặp gỡ khép lại với bữa cơm chay được chuẩn bị với lòng hiếu khách của chư Tăng và sự tận tâm phục vụ của quý Phật tử Thiện Duyên (tên của nhà hàng chay). Cuối bữa cơm trưa, chúng tôi còn được gặp gỡ phái đoàn Tăng Ni vừa tốt nghiệp từ các nơi trở về. Niềm vui hạnh ngộ biểu lộ trên gương mặt mọi người. Cha Phanxicô Xaviê nói lên niềm vui hội ngộ mà mọi người được mời gọi đón nhận và sẻ chia cho nhau. Cơ duyên gặp gỡ sẽ mang đến cho tu sinh của hai đạo, niềm vui lâu dài nếu mỗi người biết mở lòng và mỉm cười với tha nhân. Chúng tôi nhớ đến cảm nghiệm chân thành của HT Thích Giác Toàn: Niết Bàn không ở đâu xa, Niết Bàn ở tại lòng ta “nếu bạn học được cách dùng bộ măt tươi cười của Đức Phật Di Đà mà nhìn thế giới này thì bạn cũng vui vẻ, trong lòng thư thái, bạn chính là Niết Bàn”.
Rời Pháp viện Minh Đăng Quang dưới cái nắng oi bức giữa trưa Sài Gòn, chúng tôi vẫn còn trông thấy biểu tượng những ngọn lửa vươn cao trên hai bảo tháp. Chúng tôi chợt nhớ di ngôn của Tổ sư hệ phái Khất Sĩ dành cho môn sinh, trước khi ngài vắng bóng. Cuộc sống tương lai vẫn là nỗi băn khoăn tồn vong day dứt nơi lòng người. Thế nhưng, dù cuộc sống ngày mai có như thế nào đi chăng nữa, nếu trong giây phút hiện tại ta đã sống trọn vẹn, đã chu toàn cách thiện hảo bổn phận của mình, thì chúng ta hãy cứ bình thản ra đi và hãy tin rằng ngọn lửa chơn lý sẽ được thắp sáng mãi nơi lòng người, giữa lòng đời.
Nhờ gặp gỡ, lắng nghe và trò chuyện với những người có trách nhiệm đào tạo bên đạo Phật, chúng tôi tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu cho hành trình sứ vụ mai ngày.
Nguồn: TGP SàiGòn