Tin Việt Nam
- Viết bởi PV.VRNs
VRNs (29.03.2015) – Sài Gòn – Khi khoảng 2000 nghị sĩ khắp thế giới ờ Hà Nội dự khai mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-132) hôm qua, 28.03, thì nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Ông Phạm Bá Hải, Điều phối viên Hội cựu tù nhân lương tâm, ở Sài Gòn. Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và anh Võ Trường Thiện, các blogger sống tại Nha Trang. Cả ba vị này đều bị cấm lên máy bay để đến Hà Nội gặp các phái đoàn nghị sĩ quốc tế đã lên lịch tiếp xúc với họ.
Trưa hôm qua, ông Hải cho biết: “Chiều tối ngày 27.03, an ninh công an các cấp đổ quân quanh nhà. Họ vào nhà và gọi tôi, yêu cầu không ra Hà Nội. Sáng sớm hôm nay, vừa ra khỏi nhà để đến sân bay TSN, tôi bị họ chặn lại, yêu cầu quay về và ở nhà cho đến hết ngày 01.04. Từ ngày 28.03 đến 01.04 là Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế tại Hà Nội với hơn 2000 đại biểu của quốc hội các nước. Tôi có các cuộc hẹn trao đổi với các đoàn quốc tế. Cấm công dân đi lại ngay trong đất nước mà không có giấy lệnh là vi phạm ngay luật pháp VN. Quốc hội có UB nhân quyền nhưng không bao giờ quan tâm đến các vụ đàn áp nhân quyền. Sao lại cứ mãi gọi là của dân, do dân và vì dân?
Trong lúc đó, cô Quỳnh và anh Thiện bị công an Nha Trang bắt lúc 11 giờ khi đang trên đường ra sân bay cũng để đi Hà Nội.
Dânlàmbáo cho biết hai blogger này ra Hà Nội để “tham gia buổi họp với phái đoàn Quốc hội liên bang Đức theo lời mời từ đại sứ quán Đức. Mục đích buổi gặp là để chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động của cá nhân và Mạng lưới Blogger Việt Nam. Buổi họp dự kiến sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 29.03.2015 (hôm nay) với sự hiện diện của Giáo sư Norbert Lammert. Vụ bắt cóc diễn ra trong bối cảnh Hà Nội được lệnh thắt chặt an ninh nhằm phục vụ cho đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU)”.
Về IPU-132, báo chí nhà nước cho biết tại Đại hội đồng, nghị sĩ từ các nơi trên thế giới sẽ tham gia thảo luận về chủ đề “Các mục tiêu phát triển bền vững, biến lời nói thành hành động”. Đây là chủ đề lớn mang tính trọng tâm, vừa đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) mà các thành viên Liên hợp quốc đã cam kết mạnh mẽ từ năm 2000, vừa đề ra những khuôn khổ cho sự phát triển tiếp theo.
Trong khi đó, các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam đang gởi đến IPU-132 bằng nhiều kênh khác nhau nhiều thông điệp. Thông điệp được hầu hết các tổ chức XHDS đồng tình là ở Việt Nam không có một quốc hội thực sự, chỉ là một cơ cấu do đảng CSVN đặt ra để đánh lừa thế giới, và tiếp tục dùng nó cai trị dân.
Các tổ chức XHDS nhắn tin với các nghị sĩ dự IPU-132: “Nhân Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế lần thứ 132 tại Hà Nội sắp tới, trong đó nhà cầm quyền Cộng sản VN sẽ ra sức tuyên truyền với Quý vị rằng Quốc hội VN là của dân, do dân và vì dân, luôn phục vụ nhân quyền, chúng tôi gởi tới Quý vị lá thư ngỏ này để Quý vị nắm được bản chất và nhiệm vụ của định chế chính trị quan trọng ấy: một công cụ ngoan ngoãn của đảng Cộng sản, một con dấu cao su cho nhà cầm quyền Cộng sản”.
Một thiếu nữ đã từng là tù nhân lương tâm đang sống ở Bình Thuận là Nguyễn Phương Uyên nói rõ thêm về cái gọi là quốc hội ở Việt Nam: “Quốc hội cũng là đảng hội nên những lựa chọn, những phán quyết về chính trị, xã hội không thể phục vụ cho dân chúng mà thay vào đó là bảo vệ, làm lợi cho những mục tiêu hẹp hòi của những người đang nắm giữ quyền lực. Hình thức chúng ta dễ thấy được xu hướng của sự lựa chọn đó là việc nghiên cứu đặt ra thêm các loại thuế mới chồng chéo đánh vào phương tiện đi lại của người dân, và nâng mức thuế ngày càng cao hơn với những mặt hàng kinh doanh độc quyền như năng lượng”.
Nhiều người ở Việt Nam đồng loạt bày tỏ mong muốn hủy bỏ quốc hội do đảng CSVN điều khiển, mà họ gọi là quốc hội bù nhìn.
Cũng có những tổ cức XHDS nhân cơ hội này có những thông điệp cụ thể gởi đến một số cá nhân nghị sĩ tham dự IPU-132.
Ông Nguyễn Bắc Truyển, thư ký điều hành Hội trưởng Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã gởi đến quý bà Nansi Pelosi, Trưởng phái đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ và bà Zoe Lofgren, Dân biểu bang California hai kiến nghị:
“Trong năm 2015, chúng tôi kính mong Quý Dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến các lĩnh vực nhân quyền mà chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến tình trạng vi phạm nhân quyền nghiệm trọng tại Việt Nam, đó là:
1. Quyền tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng: thông qua chuyến đi của Báo cáo viên đặc biệt LHQ – ông Heiner Bielefeldt đến Việt Nam vào tháng 07.2014 mà tôi có dịp đi cùng với ông về vùng Châu thổ sông Cửu Long để thăm các cộng đồng Tôn giáo độc lập (Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo…). Ngày 10.03.2015, ông cũng đã đệ trình Báo cáo Tình hình Tôn giáo tại Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva (Thụy Sỹ).
2. Quyền thành lập Hội: thông qua các đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, chính phủ Hoa Kỳ có thể gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền thành lập Nghiệp đoàn độc lập của người lao động”.
Chưa biết IPU-132 sẽ đóng góp gì cho đất nước Việt Nam, nhưng chỉ mới ngày khai mạc ít nhất ba (3) công dân Việt Nam đã bị xâm phạm nhân quyền về tự do đi lại do Hiến định.
PV.VRNs
- Viết bởi VRNs
VRNs (28.03.2015) – Ngày 10 tháng 3 năm 2015, hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thăm viếng và tặng quà cho một số TPB VNCH ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long, là những người đau yếu không thể về Sài Gòn tham dự các buổi họp mặt được. Sau đó vài ngày ông Phạm Thiện Hửng, một TPB nhà ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang bị an ninh huyện Phú Tân mời ra trụ sở công an ấp Thượng 1 làm việc và cấm ông không được lên Sài Gòn tham gia ngày họp mặt TPB VNCH do Phòng Công lý-Hòa bình DCCT Sài Gòn tổ chức. Một TPB khác, xin được giấu tên, biết việc này đã viết thư gửi cho Phòng Công lý-Hòa bình. Chúng tôi đã xác minh lại thông tin trên và được ông Hửng xác nhận có việc an ninh huyện triệu tập ông và ra lệnh miệng một cách vô lý cho ông.
VRNs trích đăng nội dung thư và đoạn ghi âm TPB Hửng kể lại sự việc:
…Ngày 12/03/2014 (đúng hơn là ngày 10) đoàn Dòng Chúa Cứu Thế có đến thăm anh Võ Văn Ưu tặng quà 1.000.000đ, và có hỏi thăm qua huyện Phú Tân thăm anh Phạm Thiện Hửng (tự Lành) đau chân ngày Tri ân đi không được, nhà ở (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)…, loại 3 cấp độ 50% – ĐT: …216 được đoàn 2 linh mục phát quà 1.000.000đ.
Thì 2 ngày sau anh Hửng bị công an huyện mời về văn phòng Ấp làm việc và cấm từ đây sắp tới không được lên văn phòng Chúa Cứu Thế nhận quà và cũng làm cam kết, 1 tờ họ tự viết và 1 tờ giấy trắng, không biên gì bảo ký vào tờ giấy ấy sau cùng họ cắt nghĩa đủ điều theo lời kể của anh Phạm Thiện Hửng.
Kính thưa Quý Dòng Chúa Cứu Thế và các ân nhân mạnh thường quân trong và ngoài hải ngoại, anh em chúng tôi một lòng không lùi bước trước sự ngăn cấm, vì nơi đây Dòng Chúa Cứu Thế làm điểm tựa đề anh em TPB.VNCH có 1 chút phần nào đã bị lãng quên 40 năm qua đáng lý ra nhà nước phải quan tâm giúp đỡ nhưng họ cố tình gây khó dễ cho anh em bị thương tật. Mà nếu nói ra thì loài người ở trong nước hay ở hải ngoại hoặc 1 quốc gia nào cũng chẳng bao giờ chấp nhận việc làm không mang tánh con người?
Anh em TPB tỉnh An Giang kiến nghị thư này, nếu một ngày nào chúng tôi bị họ ngăn cản không được lên Dòng Chúa Cứu Thế nhận quà trong ngày tri ân sắp tới, mong Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cứu xét giúp để cho anh em chúng tôi, hoặc cho đại diện đến nhà phát quà theo danh sách đính kèm chúng tôi sẽ ký tên và điện thoại về Dòng Chúa Cứu Thế, là đã nhận được quà để làm chứng từ.
Chúng tôi anh em TPB. cầu chúc Dòng Chúa Cứu Thế, anh chị ân nhân hải ngoại những nhà hảo tâm trong nước giúp đỡ đóng góp lá lành đùm lá rách để anh em TPB quê nhà có niềm an ủi kéo dài cuộc sống còn lại…”
Ai đã dung túng cho hành vi trái pháp luật của công an huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong sự việc này?
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Nam Nguyên, phóng viên RFA
Vụ sập giàn giáo làm ít nhất 13 người chết, 28 người bị thương vào đêm 25/3/2015 ở công trường khu Liên hợp gang thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương, Khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh được báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin. Một lần nữa máu lại đổ tại dự án đầu tư lớn nhất Việt Nam với tổng trị giá 15 tỷ đô la và cũng từng là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong công luận.
Phớt lờ cảnh báo?
Trả lời Nam Nguyên tối 26/3/2015, Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, cần phân biệt hai vấn đề khác nhau là an toàn lao động và sự cố công trình gây ra ảnh hưởng tính mạng người lao động. TS Phạm Sĩ Liêm nhận định:
“Đây là việc biện pháp thi công, tổ chức thi công không tốt không cẩn thận. Bộ giàn giáo này được ghép rất cao rất lớn thì phải có đảm bảo độ an toàn của nó. Thực tế diễn ra chứng tỏ độ an toàn chưa đảm bảo và thiếu sự kiểm tra, người ta thông báo những dấu hiệu có thể đổ sập giàn giáo thì những người kỹ sư ở đấy bảo không có vấn đề gì cứ trở lại làm việc. Vấn đề ở đây là biện pháp thi công tổ chức thi công kém và gây ra sự cố công trình như vậy.”
Theo VnExpress, chiều 26/3 Bộ lao động Thương binh và xã hội cho biết nguyên nhân ban đầu dẫn đến tai nạn ở khu công nghiệp Formosa Vũng Áng là hệ thống phanh thủy lực không đảm bảo dẫn đến toàn bộ giàn giáo dài 40 mét rộng 35 mét đổ sập xuống từ độ cao khoảng 20 mét. Báo Thanh Niên đưa tin, một số công nhân, nạn nhân trong vụ sập giàn giáo ở Formosa
Hà Tĩnh cho biết trước lúc giàn giáo sập xuống khoảng 30 phút, giàn giáo đã bị rung lắc. Công nhân hoảng sợ bỏ chạy nhưng chỉ huy công trình người Hàn Quốc đã yêu cầu họ quay trở lại tiếp tục làm việc và thảm kịch xảy ra sau đó.
Đáp câu hỏi là cần có những biện pháp gì để không tái diễn những vụ việc như vừa xảy ra ở công trường Formosa Vũng Áng và gây thiệt hại nhân mạng nghiêm trọng. TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ việc. Ông nói:
“Kể cả những việc đã xảy ra trước đây như vụ ở cầu Cần Thơ cũng là giàn giáo đổ sập, thì người ta cứ gọi đấy là tai nạn lao động. Mà đã là tai nạn lao động thì quan trọng là đền bù cho những người lao động và coi như thế là xong công việc. Còn vấn đề rút kinh nghiệm như thế nào và trừng phạt những người có trách nhiệm liên quan thì không thấy làm, không thấy công bố. Tôi mong rằng lần này với sự cố này Bộ Xây dựng vào cuộc và phải rút ra được những kết luận trách nhiệm thuộc về ai và đưa ra những chế tài cần thiết để nêu gương chứ không phải chỉ có việc đền bù cho một số người thiệt hại rồi mọi việc coi như xong và kết thúc thì không nên, bởi vì như thế không rút ra được bài học và những giải pháp nào đó cần thiết cho tương lai.”
Vụ sập giàn giáo đêm 25/3/2015 ở đại công trường Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh, cụ thể xảy ra ở hạng mục xây dựng Cảng nước sâu Sơn Dương với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD và là một thành phần của Dự án Formosa. Theo Thời báo kinh tế Việt Nam online, tai nạn xảy ra tại khu vực thi công của nhà thầu Hàn Quốc Samsung C&T. Công trình Cảng nước sâu Sơn Dương được khởi công từ tháng 2/2012 dự kiến hoàn tất vào tháng 6/2016. Cảng này có cầu cảng dài 3km, đê chắn sóng dài 5km. Theo Tuổi Trẻ Online, nhà thầu Samsung C&T cho biết số công nhân thi công tại công trường thuộc nhà thầu phụ của hãng này. Tuy nhiên là chủ đầu tư thi công giàn giáo, Samsung C&T nhận trách nhiệm trong việc phải có biện pháp hỗ trợ nạn nhân. Công ty này hứa sẽ hợp tác đầy đủ với chính quyền để điều tra về nguyên nhân tai nạn.
Sự cố công trình trong thi công xảy ra ở Vũng Áng với hơn 50 người thương vong được mô tả là sự kiện mới nhất được nêu lên, trong cả chuỗi sự kiện nóng bỏng về Dự án Khu gang thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương. Ngược dòng thời gian trên mạng Internet, chúng tôi ghi nhận hàng trăm bài báo với các ý kiến tranh cãi của giới nhân sĩ trí thức chuyên gia và các nhà phản biện chính sách.
Xui nhưng ưu đãi thì không ai bằng?
Cùng với những âu lo về an ninh môi trường, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng và cả sự lo ngại cấp thời về việc tạo ra những phố người Hoa khu dân cư Trung Quốc; đại dự án Formosa rơi vào đỉnh điểm phong trào chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo VN qua sự kiện giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 đầu tháng 5/2014. Mặc dù Công ty mẹ của của dự án Formosa ở Đài Loan và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có 5% cổ phần, nhưng dự án Formosa đa phần giao cho nhà thầu Trung Quốc thi công và sử dụng một khối lượng lớn công nhân đến từ Hoa Lục.
Bị cuốn trong cơn lốc xoáy thời cuộc với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên toàn quốc, chiều 14/5/2014 hàng ngàn công nhân Việt Nam đã đụng độ với công nhân Trung Quốc tại dự án nhà máy thép Formosa. Vụ bạo động này khiến phía Trung Quốc thiệt mạng 4 người, 130 người bị thương. Đến ngày 19/5/2014 chính quyền Trung Quốc đã đưa hai tàu đến Cảng Vũng Áng sơ tán khoảng 4.000 công nhân Trung Quốc về nước.
Dự án Formosa bao gồm Khu liên hợp gang thép khổng lồ với nhiều ưu đãi, có công suất lý thuyết tới 22 triệu tấn/năm, được cho là ảnh hưởng an ninh kinh tế vì có thể làm công nghiệp thép của Việt Nam phá sản. Dự án này được quyền sử dụng trong 70 năm một diện tích 3.300 ha ở vị trí địa lý chiến lược, bao gồm 2.000 ha đất liền và 1.200 ha mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh. Giới phản biện quan ngại việc một khu vực quan trọng như thế được giao đứt cho nước ngoài trong 70 năm và có dính líu ít nhiều tới yếu tố Trung Quốc. Theo đó Vũng Áng gần và đối diện đảo Hải Nam Trung Quốc, một khu vực khép kín 3.300 ha dất và biển sẽ trao cho chủ nhân của nó khả năng khống chế thủy đạo Bắc Nam và chia cắt Việt Nam ngang Hà Tĩnh. Chuyên gia đề cập tới sự kiện đường bộ từ Lào qua Hà Tĩnh chỉ tốn thời gian rất ngắn. Giả thiết khi chiến tranh xảy ra, Cảng nước sâu Sơn Dương với cầu cảng dài 3km, đê chắn sóng dài 5 km sẽ dễ dàng cho chủ nhân của nó tiếp nhận tàu quân sự, binh sĩ và khí tài.
Trong một dịp trả lời chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từng bày đỏ sự quan ngại sâu sắc:
“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.”
Quan ngại về an ninh quốc phòng, an ninh kinh tế xuất phát từ Dự án Formosa được các quan chức nhà nước bỏ ngoài tai, vì dù sao nó mới chỉ là giả thiết. Nhưng thật sự khó thể gác bỏ mối lo ngại về an ninh môi trường và an ninh năng lượng; luyện thép là một ngành sử dụng năng lượng rất lớn và ảnh hưởng môi trường không kém.
TS Nguyễn Quang A, nhà phản biện xã hội dân sự ở Hà Nội từng lên tiếng:
“Dự án Vũng Áng dư luận lên tiếng rất nhiều về chuyện lao động nước ngoài cụ thể là lao động Trung Quốc, đó là những chuyện nổi cộm nhưng theo tôi chưa phải là vấn đề trầm trọng nhất ở đây mà là vấn đề người ta trải thảm đỏ để mời đầu tư nước ngoài mà không cân nhắc những hậu quả của nó. Thí dụ tất cả những dự án mà tốn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều, tôi chưa nói đến chuyện an ninh quốc phòng hay an ninh kinh tế, mà vẫn khuyến khích thì đấy là những khuyến khích hết sức nông cạn và nó có thể gây tác hại cho Việt Nam hàng năm bảy chục năm nữa. Bởi vì những hệ quả nó để lại có thể rất khủng khiếp về vấn đề môi trường, về tiêu thụ năng lượng mà tiêu thụ năng lượng cũng dính tới môi trường và không những thế, rất có khả năng người ta trải thảm đỏ thì người ta đồng ý cho những nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một giá rẻ nhất định.”
Doanh nghiệp, thương nhân Á châu đặc biệt người Hoa như Trung Quốc và Đài Loan cũng như người Việt thường rất chú trọng một số yếu tố phi kinh tế, chẳng hạn như điềm gở, sự xui xẻo. Dự án Formosa quả thật gặp quá nhiều xui xẻo, từ bạo động đến máu đổ người chết và một điềm gở khác là họ cố tình bất tuân pháp luật xây dựng miếu thờ ông địa trước công trình và đã phải gỡ bỏ.
Nhưng ngược lại chưa có dự án nào hưởng nhiều ưu đãi về tín dụng, thời gian sử dụng đất, miễn giảm thuế như Formosa. Hồi đầu tháng 3 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn hợp thức hóa một sai phạm của tỉnh Hà Tĩnh khi cấp giấy phép cho Formosa có thời hạn 70 năm thay vì 50 năm như luật định. Formosa xui thì thật là xui nhưng ưu đãi của nhà nước thì không ai bằng.
Nguồn: RFA
- Viết bởi Đức Thiện, VRNs
VRNs (26.03.2015) – Sài gòn – Mục sư Tin Lành Nguyễn Hồng Quang nói ông và 3 người khác bị một nhóm hơn 20 người hành hung sáng 25/3 tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương.
Ông Quang, Quyền Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam, nói công an địa phương tuy có đến sau khi xảy ra vụ việc nhưng họ không làm gì hơn ngoài việc lập biên bản. Hiện nhóm người hành hung ông Quang vẫn tự do.
Ông Quang cho biết đây là lần thứ 4 ông bị hành hung kể từ đầu năm.
Trong khi đó, ông Trương Văn Dũng, Giám đốc công an thị xã Bến Cát (Bình Dương) được Đài Á châu Tự do dẫn lời đã phủ nhận sự việc trên.
Ông nói khoảng 9 giờ 30 sáng 25/3, ông và mục sư Lê Quang Du cùng 3 người khác đến một cơ sở ở khu phố 6, đường D10 (phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) để lấy những đồ dùng cần thiết.
Tuy nhiên, ông Quang nói tiếp, “chúng tôi mới vừa mở cửa ra thì họ [7-8 người] ập vô, không cho mở cửa.”
“Tôi nói đây là nhà tôi thuê, sao các em tràn vô làm gì. Nhưng vừa nói dứt điểm là họ xách đá đánh tui, rồi dùng ghế sắt đánh trên đầu trên mặt, họ đánh con trai tôi [Nguyễn Quang Triệu], rồi đánh em Y Thiếu vào đầu, rồi đánh mục sư Du nhưng ông thoát ra ngoài được.”
“Rồi họ kéo khoảng 20 người nữa tới đánh tới tấp, đá dữ dội và đòi giết chúng tôi.”
“Nguyễn Quang Triệu là người bị đánh nặng nhất, họ lấy cây sắt đánh vào sương tay, ống khuyển, đánh vào đầu chảy máu. Tôi dập móng tay, bị 5 viết thương trên mặt và đầu.”
Vị mục sư Tin Lành cho biết công an địa phương sau đó có đến lập biên bản nhưng ‘thay vì họ hỏi mình làm sao bị đánh để đưa đi cấp cứu’, họ lại ghi ‘mình đánh lộn, gây rối trật tự và gây mâu thuẫn với những thanh niên, gây thiệt hại tài sản.’
Vì thế ông Quang đã không ký nhận biên bản.
Ông Quang cũng khẳng định không hề có mâu thuẫn với nhóm thanh niên trên và cho biết, công an địa phương đã không bắt nhóm người này dù “những người đánh còn ở 6,7 ngôi nhà chung quanh.”
Trao đổi với đài Á châu Tự do, ông Trương Văn Dũng Giám đốc công an thị xã Bến Cát phủ nhận sự việc trên và nói, “Không có chuyện đó đâu. Những người đó có vấn đề cá nhân người ta tranh chấp hoặc bức xúc cái chuyện tư lợi cá nhân thôi. Xã hội này không bao giờ có chuyện đó đâu, xã hội này văn minh rồi, cuộc sống thượng tôn về pháp luật rồi.”
Ông Quang cho biết, “nhóm thanh niên trên được nguời dân trong khu vực báo là dân xã hội đen ở Cà Mau và xứ khác, từ 8 tháng nay thường trực ở đây, thuê nhà, được đãi ngộ, ăn nhậu.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở Mỹ hồi tháng 1/2015 từng tuyên bố chính quyền VN “đã sử dụng côn đồ để tấn công những người vận động nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam.”
Tổ chức này cũng ghi nhận trường hợp “nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Hồng Quang, mục sư của nhánh Tin lành Mennonite độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh [trong tháng Một] bị những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công.”
Đức Thiện, VRNs
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Phạm Trần
“Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, để sống một cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai được bảo đảm, một cuộc đời văn minh, hạnh phúc....Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hoá, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày càng phát triển phồn vinh.”
(Trích Báo cáo Chính trị của Bí thư thứ nhất đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn trình bầy tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, do, ngày 14 tháng 12 năm 1976)
Ông Lê Duẩn tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư khi đảng đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt Nam kể từ ngày 20 tháng 12, 1976 cho đến khi qua đời ngày 10 tháng 7, 1986.
Sau khi ông Duẩn trinh bầy, Đại hội IV biểu quyết chấp thuận Báo cáo rồi ra Nghị quyết với nội dung tương tự:
“Ngày nay, nước nhà đã hoàn toàn độc lập thì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới làm cho nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân ta quyền làm chủ đầy đủ, mới làm cho Tổ quốc ta độc lập, tự do vững chắc và ngày càng giầu mạnh.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành quả vĩ đại của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân ta, có lịch sử hết sức vẻ vang, có tiềm lực dồi dào, có tiền đồ sáng lạng, là một tiền đồn bất khả xâm phạm của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là nhân tố quan trọng của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Đông Nam châu á và trên thế giới.”
Bây giờ nhìn lại sau 39 năm ngày Lê Duẩn đưa ra lập luận cực kỳ bảo thủ “dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một” và Nghị quyết cũng khẳng định“Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một” thì đảng CSVN đã đưa đất nước đi về đâu trong thế giới không còn Đế quốc Cộng sản nữa ?
Trước mắt, Việt Nam đang đứng sau nhiều nước trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương từ kiến thức đến nghề nghiệp và khả năng lao động.
NHỮNG CON SỐ XẤU HỔ
Báo Giáo Dục ngày 11/12/2014 viết: “Theo thống kê mới đây của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.”
Tuy nhiên trình độ học vấn và khả năng thực tế của những người được phong hàm Tiến sỹ không phù hợp với tiêu chuẩn của các nước có nền giáo dục tân tiến và truyền thống. Bằng Tiến sỹ của Việt Nam có đem rao bán cũng khó kiếm được người mua.
Trong lĩnh vực sáng chế, bài báo cho biết : “ Một thống kê khác của Bộ KHCN cho thấy, trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.”
Bài báo kết luận: “Theo nhận định của giới chuyên gia, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực, nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.”
Năng suất lao động VN cũng bị xếp vào nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương, tại sao ?
Báo Lao Động trích lời ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) nói ra những nguyên nhân: “
Thể lực, sức khỏe LĐVN hạn chế; chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, các trường nghề nói riêng còn kém; chế độ đãi ngộ hiện nay mà tập trung là chính sách tiền lương chưa hợp lý…, trong đó trước hết là chúng ta thua do còn ít được xử dụng công nghệ cao.
Theo ông Thọ, hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất ở nước ta hiện nay nói chung là đã quá lỗi thời, lạc hậu. Có những máy móc, thiết bị từ thời Liên Xô mà các nước đã thay thế từ lâu, nhưng đến nay chúng ta vẫn phải dùng. Bởi chưa tiếp cận được công nghệ cao nên kỹ năng, tay nghề bậc cao của LĐVN còn thấp, dẫn đến năng suất lao động còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực là chuyện đương nhiên.”
Về tiền lương công nhân Việt Nam mỗi tháng trung bình của năm 2012 là 3,8 triệu đồng tương tứng ứng 181 đôla Mỹ.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tiền lương toàn cầu 2014-2015 thì : “ Con số này chỉ cao hơn so với Lào (119), Campuchia (121) và Indonesia (174). Trong khi đó, mức lương này chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan, chưa bằng một phần ba của Malaysia và chỉ bằng khoảng một phần hai mươi của Singapore (hơn 3.500 đôla).”
THUA CẢ CAO MIÊN-LÀO
Song song với những con số không vui này, Việt Nam còn phải đương đầu với đe dọa qua mặt của Kampuchia (Cao Miên).
Báo Đất Việt viết trong số ra ngày 13/10/2014: “ Trên thực tế nhiều bằng chứng như tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI (Foreign Direct Invesment,đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) , công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đều cho thấy Việt Nam đang thua kém Campuchia.”
Điều này cũng được Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng cảnh giác tại phiên họp về cải cách thủ tục hành chính ngàyy 25/3 (2015) tại Hà Nội. Ông nói: “Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN-6, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được"
ASEAN-6 gồm 10 nước của ASEAN là : Brunei,Cao Miên, Nam Dương (Indonesia), Lào, Mã Lai Á (Malaysia), Myanma ( Burma,Miến Điện), Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam. 6 nước trong khu vực Á châu-Thái Bình Dương gồm : Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan (New Zealand).
Báo Đất Việt viết tiếp : “Đáng ngạc nhiên hơn, Campuchia đã vui mừng đón chiếc ôtô "Angkor EV 2014" tự sản xuất đầu tiên. Chiếc ô tô lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia này được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.
Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan...
Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua Mazda rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa.
Các dự án đó được chuyển sang các nước lân cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.”
Dưới tiêu đế “Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào”, báo Đất Việt cảnh báo tiếp: “ Việt Nam đang bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học thấp hơn so với Lào.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sung Mỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh).
Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước - yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.
Theo đó, trong bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo được đánh giá chỉ ở mức trung bình, với cả “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối danh sách. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.”
Như vậy, Lãnh đạo đảng và Nhà nước Việt Nam có đỏ mặt tiá tai không hay còn muốn đọc tiếp bài trên báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) ngày 29/01/2015 ?
Bài báo mở đầu : “Người Việt Nam có “thành tích” uống bia đứng đầu khối ASEAN, nhưng lại có năng suất lao động đứng hàng cuối trong khối ASEAN và đứng bét bảng so với các nước châu Á - Thái Bình Dương.”
Trích báo cáo của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, báo NNVN cho biết: “Theo VBA, năm 2014, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng 3% so với năm 2013, đạt 3,1 tỷ lít. Còn theo Eurowatch, thì trong hai năm 2012 và 2013, mỗi năm, bình quân một người dân Việt Nam uống hết 32 lít bia. Tức là mỗi năm cả nước tiêu thụ 3 tỷ lít bia, tương đương 3 tỷ USD.
Mức tiêu thụ bia của người Việt Nam đứng đầu ASEAN và đứng thứ ba châu Á, chỉ thua Trung Quốc và Nhật Bản. Đó là chỉ nói riêng về bia. Nếu tính cả rượu, thì con số đó chắc chắn còn nhiều hơn nữa.”
CÓ LÝ DO GÌ TỒN TẠI ?
Báo NNVN cho biết : “Lượng bia tiêu thụ trong nước lên đến 3,1 tỷ lít trong năm 2014, chứng tỏ người Việt Nam càng ngày càng uống bia khỏe hơn (năm 2012 và 2013 mỗi năm có 3 tỷ lít), trong lúc nền kinh tế suy thoái, có đến 67.800 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động trong năm 2014.
Người Việt Nam có “thành tích” uống bia đứng đầu khối ASEAN, nhưng lại có năng suất lao động đứng hàng cuối trong khối ASEAN và đứng bét bảng so với các nước châu Á - Thái Bình Dương. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì năng suất lao động của một lao động cùng ngành nghề của Việt Nam chỉ bằng 2/5 một lao động Thái Lan, bằng 1/5 một lao động Malaysia và bằng 1/15 một lao động Singapore. Chỉ có khoảng 20% lao động của Việt Nam là được đào tạo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, còn lại, 80% là lao động phổ thông, lao động trình độ thấp.”
Với những con số xấu hổ như thế, nhất là đối với nhân dân hai nước láng giềng luôn luôn đi sau Việt Nam là Kampuchia (Cao Miên) và Lào thì đảng Cộng sản Việt Nam có còn xứng đáng được dân tín nhiệm nữa không ?
Ông Lê Duẩn đã chết 29 năm và đảng Cộng sản Việt Nam đã có thêm 6 đời Tổng Bí thư gồm Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng mà Việt Nam vẫn chưa làm nổi con ốc vít thì đảng CSVN còn hãnh diện gì với mớ tư duy mơ hồ cố đấm ăn xôi để “quá độ lên xã hội chủ nghĩa” ?
Thiết nghĩ những con số u ám về khả năng sáng tạo và xây dựng đất nước đã xóa tan lời mộng du của ông Lê Duẩn năm 1976 cho rằng “Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hoá, khoa học tiên tiến”
Và tất nhiên, Ban Chấp hành Trung ương IV cũng đã quáng gà khi nói rằng : “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân ta quyền làm chủ đầy đủ, mới làm cho Tổ quốc ta độc lập, tự do vững chắc và ngày càng giầu mạnh.”
Nhưng nhân dân Việt Nam 90 triệu người sống trong chế độ độc tài hà khắc của đảng CSVN đã được thực thi quyền làm chủ đất nước của mình từ bao giờ ?
Tại sao nhân dân đứng lên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đánh đập ngư dân Việt Nam ở Biển Đông từ 2007 đến 2012 đã bị Công an đàn áp, bắt tù và hù họa ?
Và cũng tại sao đảng lại cấm dân không được tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong các trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở Hoàng Sa, mặt trận biên giới 6 tỉnh phiá Bắc và trận chiến Trường Sa năm 1988?
Thái độ qụy lụy và hành động không minh bạch từ năm 1999 về lãnh thổ và biển đảo của Lãnh đạo CSVN với Trung Quốc cũng sẽ có ngày được bạch hoá với lịch sử và quốc dân.
Lãnh đạo đảng cũng cần phải sờ lên gáy xem các quyền tự do dành cho dân ghi trong các Hiến pháp từ 1946 đến 2013 đã được thi hành như thế nào, hay chỉ hình thức, phù phiếm trong bàn tay phù thủy của cường quyền và bạo lực ?
Xét từ tư duy lấy Chủ nghĩa xã hội Cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước của Đại hội đảng IV, đảng CSVN đã không ngừng hủy hoại đất nước và con người Việt Nam trong mọi lĩnh vực từ luân thường đạo lý đến xây dựng xã hội và kiến thiết đất nước.
Chưa bao giờ nhân dân Việt Nam bị làm nô lệ cho tư bản nước ngoài dưới dạng làm thuê như hiện nay. Cũng chưa bao giờ tài nguyên, khoáng sản của đất nước, trong đó có Bauxite bị đào bới đem bán cho nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc nhiều như thời đảng Cộng sản cầm quyền.
Càng nguy hiểm hơn, nhà nước Việt Nam cũng đã không kiểm soát được số hàng lậu, kể cả hàng hoá độc hại của Trung Quốc tràn vào Việt Nam mỗi ngày làm tê liệt Doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều ngàn người Trung quốc nhập cư bất hợp đang lập xóm, lập phố hay đang làm công cho các cơ xưởng của người Tầu trên đất nước Việt Nam cũng không được kiểm soát nghiêm ngặt.
Ở Biển Đông, trên thực tế Việt Nam đã mất quyền làm chủ ở Hòang Sa và một phần quan trọng ở Trường Sa.
Tất cả những thay đổi này đều xẩy ra cho nhân dân Việt Nam từ khi có kết luận của ông Lê Duẩn và Đại hội đảng IV, cốt lõi là phải bảo vệ Chủ nghĩa xã hội Cộng sản bằng mọi giá.
Và mặc dù sau đó, trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai Tổng Bí thư đảng Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh (1985-1986), chủ trương “đổi mới” nhằm “xoá bỏ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp” thời Lê Duẩn “sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường” nhưng vẫn phải ”có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Từ đó đến nay, đảng CSVN đã làm theo đường lối của Trung Quốc nhất quyết “không đổi mới Chính trị” để bảo vệ quyền cai trị độc tôn và độc tài cho mình mà thôi. Đảng cũng chống “đa nguyên đa đảng”, chống tư nhân ra báo và độc quyền báo chí, truyền thông.
Giờ đây, ở thời điểm năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn ra bài tập huấn cho cán bộ, đảng viên chuẩn bị Đại hội đảng XII với tư duy tuyệt đối trung thành với Cương lĩnh thoái trào 1991 (được bổ sung, phát triển năm 2011), tiếp tục “lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng (Cộng sản) Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” xây dựng đất nước.
Thật khôi hài là trong Cương lĩnh này, đảng CSVN vẫn còn mơ màng viết rằng : “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Lập luận này có khác gì cơn mộng du của Lê Duẩn và Ban Chấp hành Trung ương IV đã ghi vào Nghị quyết năm 1976: “Nhất định giai cấp công nhân sẽ đánh bại mọi thế lực phản động và sớm muộn sẽ vĩnh viễn loại trừ chủ nghĩa tư bản ra khỏi đời sống xã hội.”
Cũng tại Đại hội IV, ông Lê Duẩn và đảng CSVN đã huyênh hoang “ai thắng ai” sau cuộc chiến Việt Nam, nhưng sau 39 năm, rất tiếc ông Lê Duẩn đã không còn sống để thấy Thế giới Cộng sản đã tan rã và một bộ phận không nhỏ nhân dân Việt Nam không còn muốn liên hệ máu thịt với đảng nữa. -/-
Phạm Trần
(03/015)
- Viết bởi Thanh Sơn
Ta đi vào giữa dòng đời
Bơ vơ lạc lõng chơi vơi lạnh lùng
Phố phường cây cối đổ tung
Nghe tim nghẹn đắng tận cùng khổ đau
Đang xuân hoa lá đổi màu
Ai ra lệnh phá nát nhầu thủ đô
Ôi! loài thảo khấu côn đồ
Dối gian lừa đảo lõa lồ thế sao
Còn đâu hoa sữa hôm nao
Còn đâu hàng sấu ngất cao che đầu
Xà cừ trăm tuổi đỏ ngầu
Cây sưa quý giá biến đâu mất rồi?
Lòng tham không đáy cướp ngôi
Bao nhiêu cho đủ tâm tồi lộ ra
Ác quan lừa đảo gian tà
Đem con tốt thí để mà che thân
Nhục thay một lũ ngu đần
Phì thân ăn bẩn đâu cần nghĩ xa
Vì tiền bán cả Hoàng Sa
Vì thân bán cả mồ cha cho tầu
Xá chi cây gỗ cây cầu
Miễn sao cướp được làm giầu thì thôi
Bỏ bao tiền kiếm chỗ ngồi
Cưa cây bán lại mấy hồi giầu to.
Thanh Sơn 26.03.2015
Hà Nội quan tham tàn phá cưa đem bán 6.700 cây xanh.
Huế 3400 cây xanh đã được phê chuẩn để cưa chia chác.
- Viết bởi Pv. VRNs
VRNs (25.03.2015) – Sài gòn- Công an, dân phòng Tp.HCM hành hung, đánh đập Tiểu thương chợ Tân Hiệp-Đồng Nai, khi họ giăng biểu ngữ và biểu tình ôn hòa trước Phòng Thanh Tra Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu Tp.HCM, vào sáng ngày 25.03.2015.
Một Tiểu thương tên Tăng Thị Ngân bị bắt giữ trái phép tại công an phường 14, Quận 3. Bà bi bắt vào lúc 12 giờ cùng ngày. Rất đông tiểu thương chợ Tân Hiệp đứng trước trụ sở công an này để đòi người một cách ôn hòa.
Vào sáng nay, gần 100 Tiểu thương Tân Hiệp đứng trước Phòng Thanh Tra Chính Phủ kêu oan, gửi đơn kiếu nại nhưng công an, dân phòng đã xô đẩy, hành hung, tống bà con lên xe và đưa về Văn phòng tiếp dân tại Hồ Học Lãm Q.Bình Tân, Tp.HCM.
Một Tiểu thương chợ Tân Hiệp tên là Thục kể lại: “Công an và dân phòng ra đông lắm để trấn áp mọi người. Trong đám đông, công an, dân phòng cứ xô đẩy bà con. Mấy anh công an to lắm, đẩy em nằm sõng soài giữa đường, sau đó chúng nó đạp em. Em đứng dậy lại được thì nó tiếp tục cầm tay cầm chân em lôi đi, đá vào người em nữa.
Bà Thục uất ức bật khóc: “Em không ngờ một người làm việc nhà nước lại đi đánh dân, mà là đàn ông nữa chứ, to gấp rưỡi em. Đau thì không đau nhưng không thể chấp nhận được cái cảnh đàn ông đánh, xô đẩy phụ nữ như vậy. Dân giang hồ cũng không xử sự như vậy nữa. Những người làm cho chính quyền có ăn có học mà lại hành xử với người dân như vậy.”
Bà Hà – Tiểu thương chợ Tân Hiệp- cho biết thêm: “Khoảng 12 giờ, rất đông công an và dân phòng ra hốt các tiểu thương lên xe đưa về Hồ Học Lãm. Cứ 4 người khiêng một tiểu thương, rồi tống lên xe. Ai chống cự thì bị hành hung, đánh đập dã man. Chị kia bị công an nắm lấy tóc, đánh dã man lắm. Một người khác kêu lên ‘công an đánh dân, công an đánh dân…’ thì công an kéo rách cả áo của bé ấy luôn đó. Trên xe thì có mùi hơi cay nồng nặc, không chịu nổi. Chúng nó quá thô bạo và khốn nạn quá! Kinh khủng lắm! Lần đầu tiên, tôi thấy cảnh công an đàn áp người dân như thế.”
Còn bà Nương -Tiểu thương chợ Tân Hiệp- tiếp lời: “Bà con mới chỉ đứng trước cổng thôi, mới căng băng rôn lên thì lập tức họ [công an và dân phòng] kéo ra đông lắm. Họ bắt một số người để làm nhụt chí những người còn lại và sợ không dám làm gì nữa. Họ xô đẩy làm cho một cô lớn tuổi bị ngất xỉu. Tôi chưa từng thấy chính quyền nào lại đàn áp người dân như thế này. Chúng tôi thấp cổ bé miệng không biết kêu cứu ai, vì quan lớn bao che cho quan nhỏ. Bây giờ, chúng tôi chả biết tin vào ai hết.
Chị Nương: bà con mới chỉ đứng ở trước cổng, căng băng rôn thì ngay lập tức họ kéo ra bao vây bà con để. Họ bắt để làm nhụt chí những người khác và làm tiểu thương sợ không dám làm gì nữa. Một cô lớn tuổi nhất ngất xỉu. Chưa từng thấy chính quyền nào lại đàn áp người dân như thế này. Chúng tôi thấp cổ bé miệng không biết kêu cứu ai vì quan lớn bao che cho quan nhỏ. Bây giờ, chúng tôi chả biết tin vào ai hết. Bà con chỉ mong muốn chính quyền trả lại chợ truyền thống cho bà con thôi.”
Như VRNs đã loan tin, chợ Tân Hiệp, thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được xây dựng vào năm 1998, hoạt động từ năm 1999, là nơi buôn bán kinh doanh của khoảng 700 tiểu thương.
Việc xây dựng chợ Tân Hiệp được bắt đầu bằng quyết định 429/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định này, gần 19.000m2 đất tại phường Tân Hiệp được giao cho UBND TP. Biên Hòa để xây dựng chợ Tân Hiệp theo dự án đầu tư đã được phê duyệt. Khi đó, các tiểu thương đã bỏ tiền mua sạp tại chợ để buôn bán kinh doanh.
Vào năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định 1266/QĐ-UBND thu hồi gần 16.000m2 đất từ các tiểu thương để xây dựng trung tâm thương mại – siêu thị kết hợp chợ truyền thống do công ty Tân Trung Sơn làm chủ đầu tư. UBND tỉnh đã cho công ty Tân Trung Sơn thuê đất để xây dựng dự án. Các tiểu thương đã phải di dời sang chợ tạm.
Cũng trong năm 2008, UBND TP. Biên Hòa đã ban hành văn bản số 1506/UBND-KT về việc cam kết đối với các hộ tiểu thương, rằng khi dự án hoàn thành thì chủ đầu tư dự án sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng tầng trệt (khu vực làm chợ truyền thống) cho thành phố quản lý để phục vụ cho các hộ tiểu thương tiếp tục kinh doanh tại chợ. Đây cũng là cam kết công ty Tân Trung Sơn, chủ đầu tư, đối với các tiểu thương.
Tuy nhiên, sau khi chợ mới được xây xong, UBND TP. Biên Hòa và công ty Tân Trung Sơn đã không bố trí các tiểu thương vào tầng trệt của chợ mới như đã cam kết mà bố trí các tiểu thương vào vị trí bất lợi và không đảm bảo cho việc phòng cháy chữa cháy.
Trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư đã đưa ra các thay đổi trong thiết kế, bố trí ban đầu và được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận. Các thay đổi đã được thực hiện mà không có sự tham gia bàn bạc của các tiểu thương.
Suốt 7 năm nay, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai vẫn chưa thực sự lắng nghe, đối thoại và giải quyết các khiếu nại của Tiểu thương chợ Tân Hiệp, nên buộc họ phải đoàn kết lên tiếng, biểu tình.
Pv.VRNs
- Viết bởi Lm. Antôn LÊ NGỌC THANH, CSsR
VRNs (24.03.2015) – Manila, Philippines – Nhà cầm quyền rất sợ mạng xã hội vì tính liên kết và lan tỏa vừa thông tin vừa nguồn nhân sự, nên họ tìm mọi cách ngăn chặn. Nhưng đến nay họ đã thất bại và quyết định sống chung với nó.
1. Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều này phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (năm 1948), và các Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (năm 1966), mà Việt Nam đã tham gia làm thành viên.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản dùng mọi thủ đoạn để vô hiệu hóa các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thậm chí biến nó thành một “vật” nguy hiểm, ai đụng vào sẽ bị thương, bị tù và bị chết như nhiều nhà báo, blogger đã bị nhốt tù và tạm giam theo các điều luật mơ hồ của Bộ luật hình sự (88, 258).
Bản chất các luật Báo chí và Xuất bản là cắt bỏ quyền tự do Hiến định về báo chí và ngôn luận, và là công cụ quản lý báo chí và xuất bản của chính phủ. Ngay việc cấp phép ra báo và phát hành thẻ nhà báo cũng là cách hợp thức hóa việc cấm tự do báo chí, ngôn luận.
Họ chỉ cho phép các cơ quan thuộc đảng hoặc có liên quan đến đảng cộng sản mới được quyền ra báo. Họ cấp thẻ nhà báo cho khoảng 20,000 người và cho những người này có quyền làm báo, để lấy cớ cấm 90 triệu dân khác không được cấp thẻ, không được làm báo.
Có thể nói quyền của công dân về tự do ngôn luận và báo chí bị quản thúc từ khi đảng cộng sản cai trị trên toàn cõi Việt Nam cho đến nay.
Các công dân Việt Nam bất lực, không thể làm gì với việc các quyền chính đáng của mình bị cướp mất. Nhưng cách đây khoảng 25 năm, Internet bắt đầu biết đến trên thế giới, và đã nhanh chóng du nhập vào Việt Nam, Internet đã mở ra một cơ hội để công dân tự tìm lại các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí cho chính mình.
Nhiều công dân với tính cách cá nhân, nhóm và tổ chức đã sử dụng Internet để thực thi quyền của mình, trong đó có Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam (Vietnamese Redemptorists).
2. Với Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (Vietnamese Redemptorists’ News – VRNs), chúng tôi đã chính thức sử dụng Internet để làm tin và chuyển tin từ tháng 6 năm 1998. Đó là thời điểm thanh niên Công giáo thế giới đang nô nức chuẩn bị gặp nhau tại Ngày giới trẻ thế giới lần thứ 13 tại Paris vào tháng 8 sắp tới. Chúng tôi làm eNewsletter về chủ đề này gởi cho những ai đã dùng email và có liên lạc mục vụ với chúng tôi.
Sau khi những Ngày giới trẻ thế giới kết thúc, chúng tôi chính thức phát hành báo Ephata qua email và qua các bản photocopy. Rồi tiếp tục ra đời các phiên bản báo khác nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ khác nhau như Abba-Cha ơi!, Gospelnet.
Đến năm 2005, VRNs chính thức phổ biến tin trên website www.chuacuuthe.com với sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ và vọng lại tiếng nói của dân oan, của người bị đối xử bất công, của những người không có tiếng nói.
Từ năm 2010 đến nay, với kỹ nghệ web và multimedia phát triển không ngừng, chúng tôi đã tạo ra kênh truyền hình Internet mang tên Đức Mẹ Tv và Radio Anphong vừa chạy độc lập vừa tích hợp vào website chuacuuthe.com vừa tích hợp vào các mạng xã hội.
Các kênh truyền thông này đã chuyển tải đến các công dân Việt Nam và thế giới những sự thật đang diễn ra ở Việt Nam, nhưng bị hệ thống truyền thông của đảng Cộng sản cố tình che giấu. Người dân oan, người bị đàn áp có diễn đàn để lên tiếng đối thoại, kêu cứu và phản kháng. Hình ảnh các phiên tòa công khai, nhưng những người tham dự không được vào, nhưng người đưa tin bị bắt. Những người bị bỏ rơi, loại trừ được cộng đồng biết và đến chia sẻ…
Có thể nói Internet đã giúp các công dân Việt Nam giành lại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình từ tay đảng cộng sản, và giúp VRNs thi hành sứ mạng truyền thông của mình cách hiệu quả.
3. VRNs từ khi thành lập đến này vẫn gặp phải 3 thách đố lớn, mà chúng tôi tự nhận thấy, mình chỉ đủ sức vượt qua từng phần và từng thời điểm trong sự tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa, chứ chưa bao giờ thấy mình có thể dễ dàng chiến thắng các thách thức đó.
Một là làm sao tin tức của mình đến được với mọi người dân, ít là công dân mạng, trong lúc nhà cầm quyền đặt tường lửa website www.chuacuuthe.com bằng hai lớp DNS và IP. Ở Việt Nam chỉ có những người hiểu biết rõ về IT mới có thể tự do vào đọc website này, còn những người khác muốn vào phải dung trung các website biến đổi proxy, nhưng các proxyweb này thường không hỗ trợ multimedia, nên không xem được video, nghe âm thanh, và đôi khi cả hình ảnh cũng không xem được. Nhất là các proxyweb này có nhiều quảng cáo. Thách thức này còn tăng lên gấp nhiều lần với những đợt tấn công (hack) trực tiếp vào website.
Hai là việc công khai tiếp cận các nguồn tin khi sự kiện xảy ra thường bị cản trở và bắt bớ. Cá nhân tôi đã 3 lần bị bắt về đồn công an nhiều giờ khi đang thu thập thông tin cho phiên tòa xét xử Điếu Cày tại Sài Gòn, khi tìm thông tin làm rõ vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần ở Bác Liêu, và phiên xử Facebooker Đinh Nhật Uy ở Long An. Không chỉ tôi, mà tất cả các phóng viên công khai của chúng tôi đều bị đối xử như vậy. Khó khăn này khiến chúng tôi tiếp cận thông tin qua trung gian là chính. Chỉ có những nhân chứng dám tìm đến với chúng tôi thì chúng tôi mới có nguồn trực tiếp.
Ba là khả năng làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi. Mặc dù đã cố gắng cải thiện bằng huấn luyện trường kỳ hàng tuần và ngắn hạn từng khóa, nhưng kỹ năng làm việc của chúng tôi cũng chỉ mới ở bước khởi đầu, vì tất cả những khóa huấn luyện của chúng tôi luôn luôn phải thực hiện trong tiêu chí nhanh gọn, nếu ê a kéo dài sẽ bị cấm và thậm chí bị bắt. Nhiều người trong chúng tôi bị cấm xuất cảnh ra nước ngoài để tham dự các Hội nghị và các khóa huấn luyện về báo chí.
Lm. Antôn LÊ NGỌC THANH, CSsR
- Viết bởi PV. VRNs
VRNs (23.03.2015) – Sài Gòn – Tù nhân lương tâm [TNLT] Trần Vũ Anh Bình bị cán bộ trại giam K3 Xuyên Mộc ‘kỷ luật nóng’ và ‘cưỡng bức, còng tay đưa đi đâu không rõ và không cho mang theo đồ đạc’ vào ngày 19.03.2015.
Ba TNLT khác là Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đặng Xuân Diệu tuyệt thực, chỉ uống nước đường từ ngày 19.03, để phản đối chế độ giam giữ bất nhân của cán bộ trại giam K3 Xuyên Mộc.
Thông tin trên được TNLT Đinh Nguyên Kha thông báo cho gia đình biết trong chuyến thăm nuôi vào ngày 22.03.2015.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên – mẹ Nguyên Kha – cho biết: “Kha đã vượt qua mọi sự nguy hiểm để thông báo tình trạng của anh Bình cho gia đình. Hiện nay, Đặng Xuân Diệu là người yếu nhất, anh Trần Vũ Anh Bình bị khủng bố về tinh thần và thể xác. Trại giam cắt thăm nuôi của gia đình, không cho cháu Kha mua đồ ở căn tin. Cán bộ trại giam luôn tìm mọi cách hành hạ các tù nhân trong này”.
Anh Trần Văn Việt – anh trai Trần Vũ Anh Bình – cho hay: “Gia đình rất bức xúc khi nghe các thông tin của cô Liên kể lại. Đầu tháng 3 [trong chuyến thăm nuôi], gia đình nghe Bình nói là ngày 03.02 có tuyệt thực, để kiến nghị cán bộ mở cửa cho anh em được đi ra bên ngoài. Cán bộ trại giam [tự ý] vào phòng giam khám xét đồ và tịch thu cỗ tràng hạt của Bình nhưng không lập biên bản. [Với hành vi này] cán bộ trại giam đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo [của công dân]. Bình nói rằng có gửi cho gia đình tổng cộng 22 bài hát nhưng gia đình chỉ nhận được 4 bài hát thôi”.
Về tình trạng sức khỏe của Đinh Nguyên Kha, bà Liên xót xa: “Cháu Kha ốm yếu và mệt mỏi lắm”.
“Cán bộ giam 20 người trong một căn phòng 12m2. Trong đó có 10 người vụ Công Án Bia Sơn và 2 người tù Khmer được đi ra ngoài lao động, được họp hành riêng, 8 người còn lại bị giam suốt. Đây là chiêu trò họ muốn chia rẽ anh em [khi] không bình đẳng trong giam giữ nên các TNLT đã phản đối, làm đơn khiếu nại gửi VKS Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, bà Liên cho biết them như vậy.
Trước đó, vào tháng 01.2015, các TNLT này đã làm đơn khiếu nại và gửi cán bộ với yêu cầu cải thiện chế độ lao tù, nhưng không được đáp ứng. Anh Đinh Nhật Uy – anh trai Nguyên Kha – cho biết ba yêu cầu mà các tù nhân này đưa ra là “Thứ nhất, được tiếp nhận thông tin, báo chí theo đúng quy định của pháp luật; Thứ hai, bình đẳng trong giam giữ; Thứ ba, yêu cầu được cung cấp thức ăn nước uống tử tế, bởi vì hiện nay, trại giam cung cấp cơm ‘ba tầng’ – nghĩa là một lớp cơm sượng, một lớp cơm nhão và một lớp cơm khét – cá để nguyên ruột không đánh vẩy, rau luộc có cả rác và rễ cây… Do đó, không còn cách nào khác anh em phải tuyệt thực. Nhưng cán bộ lại cho rằng, hành vi tuyệt thực của anh em vi phạm quy định của trại giam, nên họ quyết định kỷ luật anh em bằng cách không cho mua các nhu yếu phẩm ở căn tin. Khi đưa ra quyết định kỷ luật này, anh em không chịu ký vào biên bản, thì họ lại cho rằng, anh em chống lại cán bộ trại giam, nên các anh em tiếp tục bị kỷ luật”.
Bà Liên mong muốn: “Các gia đình của Bình, Hùng, Diệu và chúng tôi phải đoàn kết lại với nhau và mạnh mẽ lên, nếu mình không lên tiếng thì những người ở bên trong đó sẽ như thế nào?”
Còn gia đình TNLT Trần Vũ Anh Bình mong rằng: “Gia đình muốn kiến nghị đến các tổ chức Nhân quyền Quốc tế giúp cho anh em được tốt hơn. Tôi mong muốn giới chức trách [thi hành] Luật pháp phải có công bằng, chính sách nhà nước phải dung hòa với anh em tù nhân lương tâm, không được dùng bạo lực đối với họ”.
PV. VRNs
Nguồn: DCCT
- Viết bởi VRNs
VRNs (23.03.2015) – Sài Gòn – Thư ngỏ gửi Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế họp tại Hà Nội, Việt Nam (28.03-01.04.2015)
Kính gởi
- Quý Đại biểu tham dự Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế lần thứ 132 tại Hà Nội.
Đồng kính gởi
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các Chính phủ Dân chủ và các Cơ quan Nhân quyền khắp thế giới.
Kính thưa Quý vị Đại biểu
Chúng tôi -các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại VN- được biết Liên minh Nghị viện Quốc tế của Quý vị chủ trương bảo vệ và cổ xúy Nhân quyền, vì Nhân quyền là yếu tố cốt lõi để có dân chủ trong mọi nghị viện và phát triển trong mọi quốc gia. Chúng tôi cũng được biết rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ đã ra Nghị quyết ngày 23-06-2014 về tầm quan trọng bảo vệ NQ của LMNVQT. Chúng tôi hân hoan tán đồng tất cả những điều đó.
Nhưng tiếc thay, Quốc hội của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản độc tài thì lại chỉ là bình phong che đậy cho đảng vi phạm Nhân quyền. Thật vậy:
a- Xét về nguồn gốc: Quốc hội khóa XII hiện hành (và mọi khóa trước) đã hình thành từ những cuộc bầu cử giả tạo, hình thức. Mọi ứng cử viên đều là thành viên hay cảm tình viên của đảng Cộng sản, do Mặt trận Tổ quốc là cơ quan ngoại vi của đảng giới thiệu. Không có ứng cử viên độc lập mà nếu có thì cũng bị gạt ngay từ giai đoạn giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc. Nhân dân chúng tôi châm biếm gọi đó là lối “đảng cử dân bầu” và gọi các đại biểu Quốc hội là “đảng biểu” thay vì “dân biểu”, vì họ chẳng được toàn dân tự do chọn lựa và chẳng bao giờ đại diện thực sự cho toàn dân. Ngoài ra, các cuộc bầu cử Quốc hội (5 năm một lần) luôn mang tính cưỡng bức, ai không đi bỏ phiếu sẽ gặp rất nhiều rắc rối sau đó trong cuộc sống và trong công việc. Vì thế, tỷ lệ cử tri đi bầu luôn rất cao, từ 95% đến 100%. Quý vị nào từng sống trong hay từng biết rõ các quốc gia theo chế độ CS tại Liên Xô và Đông Âu trước đây hẳn quá hiểu điều này.
b- Xét về hoạt động: Vì là người của đảng Cộng sản và thấy mình như nhận được ân huệ đảng ban cho, các thành viên Quốc hội Việt Nam từ trước tới nay luôn vâng lời đảng, làm luật theo ý đảng để đem cả nền lập pháp phục vụ sự thống trị của đảng. Thành ra họ không bao giờ bảo vệ và cổ xúy Nhân quyền, coi Nhân quyền như mục tiêu cho hoạt động của mình và như điều kiện cho sự phát triển đất nước của mình. Chúng tôi xin nêu ra vài sự việc cơ bản để minh chứng:
– Ngày 28-11-2013, bản Hiến pháp mới của Việt Nam -mà theo tuyên bố không úp mở của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là sự thể chế hóa cương lĩnh đảng Cộng sản- đã được 488 đại biểu phê chuẩn với đa số tuyệt đối (486 phiếu thuận). Việc phê chuẩn này đã chà đạp mọi góp ý mang tính dân chủ hóa của nhân dân, từ các cá nhân đến các tập thể suốt một năm dài trước đó, cũng như đã gây nên thất vọng lẫn phẫn nộ nơi mọi ai mong muốn nhân quyền cho Việt Nam chúng tôi.
Bởi lẽ, dù trong Hiến pháp ấy có dành chương II, từ điều 14 đến điều 49, nói về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, nhưng rõ ràng tất cả đều phải lệ thuộc, hay đúng ra bị đè bẹp bởi các độc quyền và ưu quyền của đảng Cộng sản do chính Hiến pháp khẳng định. Trước hết là độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội (bằng Điều 4). Tiếp đó là độc quyền sở hữu tài nguyên quốc gia (bằng điều 54), độc quyền sử dụng lực lượng truyền thông (bằng điều 96) và lực lượng vũ trang (bằng điều 65), độc quyền giáo dục (bằng điều 96), rồi ưu quyền về văn hóa (bằng điều 4 lấy chủ nghĩa Mác-Lênin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng), và ưu quyền về kinh tế (bằngđiều 51 khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo).
Nay thì toàn dân chúng tôi chẳng những không được quyền phúc quyết Hiến pháp mới mà còn bị buộc phải chấp nhận, phải học tập để làm theo và sống theo.
– Trước đó, Quốc hội VN, dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản, cũng đã soạn thảo rồi phê chuẩn nhiều bộ luật bất chấp ý kiến toàn dân và đi ngược quyền lợi toàn dân nhưLuật Báo chí, Luật Giáo dục, Luật Đất đai, Luật Hình sự… Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 hoàn toàn bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, cấm hẳn báo chí tư nhân dưới mọi hình thức. Các loại báo chí công khai và chính thức tại VN hiện thời đều nằm trong tay đảng Cộng sản. Luật Giáo dục năm 2005 dành độc quyền giáo dục cho đảngCộng sản, đào tạo công dân dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cấm hẳn mọi tư thục (ngoại trừ lớp mẫu giáo) nằm dưới sự điều hành của các Giáo hội. Luật Đất đai 2003 hoàn toàn tước bỏ quyền tư hữu đất đai của toàn dân, chỉ cho dân quyền sử dụng, để thâu tóm tất cả tài nguyên quốc gia vào trong tay nhà nước, một nhà nước hoàn toàn nằm trong tay đảng Cộng sản. Luật Hình sự bổ sung sửa đổi năm 2013 (với các điều 79, 88, 258) là công cụ đàn áp các tiếng nói đối lập với nhà cầm quyền.
Như thế thì còn đâu các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội của con người vốn được ghi trong các Công ước Quốc tế Nhân quyền mà nhà cầm quyền CSVN đã ký tham gia từ năm 1982? Cụ thể là quyền tự do ứng cử và bầu cử, tự do hội họp và lập hội lập đảng, tự do ngôn luận và truyền thông, tự do tôn giáo và tư tưởng, tự do đi lại và cư trú, tự do tư hữu đất đai và kinh doanh bình đẳng… Thực tế đã chứng minh cho thấy các nhân quyền cơ bản và thiết thực này đã và đang bị hạn chế hay tước đoạt tại VN. Vô số vụ chà đạp nhân quyền đã và đang xảy ra (xin xem Bản Báo cáo vi phạm NQ 2014 của 24 tổ chức XHDS) nhưng Quốc hội VN (vốn có cả Ủy ban Nhân quyền) vẫn bình chân như vại, không lên tiếng cũng chẳng tìm cách giải quyết cho tốt đẹp. Hậu quả là đất nước chúng tôi luôn đứng hàng cuối thế giới về phát triển quốc gia xã hội cũng như về đóng góp cho nhân loại trong mọi mặt.
Kính thưa Quý Đại biểu,
Nhân Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế lần thứ 132 tại Hà Nội sắp tới, trong đó nhà cầm quyền Cộng sản VN sẽ ra sức tuyên truyền với Quý vị rằng Quốc hội VN là của dân, do dân và vì dân, luôn phục vụ nhân quyền, chúng tôi gởi tới Quý vị lá thư ngỏ này để Quý vị nắm được bản chất và nhiệm vụ của định chế chính trị quan trọng ấy: một công cụ ngoan ngoãn của đảng Cộng sản, một con dấu cao su cho nhà cầm quyền Cộng sản…
Xin những Quý vị nào còn trung thành với lý tưởng phát huy Nhân quyền của LMNVQT hãy mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi Bộ Chính trị đảng CSVN phải chấm dứt khống chế Quốc hội, đòi hỏi Quốc hội VN phải tu chính Hiến pháp và các bộ Luật theo các tiêu chuẩn văn minh của nhân loại. Xin Quý vị hãy tìm mọi cách giúp đất nước chúng tôi có được một Quốc hội đúng nghĩa như tại các Quốc gia dân chủ của Quý vị. Chỉ có thế, Quốc hội VN mới xứng đáng được ngồi họp ở LMNVQT trong những lần tới. Và như vậy,Quý vị sẽ nhận được lòng biết ơn vô bờ của Dân tộc chúng tôi.
Làm tại Việt Nam ngày 22 tháng 03 năm 2015
Các Tổ chức Xã hội dân sự đồng ký tên:
1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Ts Phạm Bá Hải.
2- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
3- Giáo hội Cao đài Chân truyền. Đại diện: Chánh trị sự Hứa Phi.
4- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
5- Giáo hội Phật giáo HH Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm.
6- Giáo hội Tin lành Mennonite Thuần tuý. Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng.
7- Hiệp hội Công nông Đoàn kết. Đại diện: Ms Đoàn Văn Diên.
8- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
9- Hội Bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện:Cô Hà Thị Vân.
10- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Nga, Trần Thị Hài.
11- Hội thánh Tin lành Chuồng Bò. Đại diện: Mục sư Lê Quang Du.
12- Khối Tự do Dân chủ cho Việt Nam 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
13- Lao Động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
14- Mạng lưới blogger Việt Nam. Đại diện: Cô Nguyễn Hoàng Vi.
15- Nhóm Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: Anh Huỳnh Trọng Hiếu.
16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải.
17- Phong trào Con Đường Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Công Huân.
18- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
19- Phòng Công lý-Hoà bình DCCT Sài Gòn. Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.
20- Tăng đoàn GHPGVNTN. Đại diện: Ht. Thích Không Tánh.
Nguồn: DCCT