Tin Việt Nam
- Viết bởi Pv. VRNs tổng hợp
VRNs (10.04.2015) – Báo chí trong nước cho biết, chỉ trong một tuần từ ngày 2 đến ngày 8/4 đã có 2 trường hợp tử vong sau khi đến trụ sở công quyền ở Hà Nội và Hưng Yên.
Trong cùng thời điểm này, tại Phú Yên diễn ra phiên xét xử 5 công an ‘dùng nhục hình’ đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều.
Trường hợp thứ nhất do tờ Tuổi Trẻ đưa tin, bà Nguyễn Hồng Lương (62 tuổi, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội) hôm 2/4 tử vong vì “sốc bỏng không hồi phục” sau khi đến trụ sở UBND phường Điện Biên hôm 1/4.
Gia đình cho rằng bà Lương bị sát hại, trong khi chủ tịch UBND phường Điện Biên cho rằng bà Lương gây hỏa hoạn tự thương.
Kết quả khám nghiệm sơ bộ đọc cho biết bà Lương bị gãy năm xương sườn, tay chân bầm tím, bỏng tay chân và nửa người trên, đỉnh đầu bị rạn, phù nề mặt. Giấy chứng tử của bà Lương ghi nguyên nhân chết là “sốc bỏng không hồi phục”.
Ông Trần Mạnh Quân, chủ tịch UBND phường Điện Biên được Tuổi Trẻ dẫn lời nói, bà Lương hôm 1/4 đến UBND đòi gặp chủ tịch nhưng không gặp được. Sau đó bà xin vào nhà vệ sinh và “dùng xăng đổ xuống nền nhà đốt”.
Ông Quân nói tiếp: “Khi được [cán bộ] đưa ra ngoài, bà Lương lại vùng chạy vào nhà vệ sinh và đập đầu vào bồn vệ sinh, đó là lý do vì sao có vết thương trên đầu”.
Trường hợp thứ hai do báo Pháp Luật đưa tin, bị can Nguyễn Đức Duân (33 tuổi, trú tại thôn Tân Tiến, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tử vong tại nơi tạm giam là trụ sở công an huyện Khoái Châu vào trưa ngày 8/4.
Bị can này đang bị tạm giam khoảng một tháng nay vì liên quan đến vụ “cố ý gây thương tích” tại địa phương.
Gia đình anh Duân cho biết thi thể anh Duân có nhiều vết tím bất thường giống như bị đánh đập.
Trong khi đó, Đại tá Đỗ Ngọc Cự, Trưởng Công an huyện Khoái Châu nói Duân không có bất cứ biểu hiện nào bất thường trong thời gian tạm giam.
Ông Cự khẳng định “không có sự đánh đập, tra tấn đối với Duân” và cho biết, Dân tử vong hôm 8/4 khi đang trên đường được cán bố đưa đến trung tâm y tế, sau khi ăn cơm.
Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Khoái Châu, Hưng Yên cho biết, nạn nhân được xác định đã tử vong trước khi đưa đến bệnh viện.
Cả hai vụ việc trên đang được điều tra làm rõ.
Nhiều bạn đọc thắc mắc, “tại sao thời gian gần đây dân chúng lại hay vào cơ quan công quyền tự tử là sao? Có phải vào cơ quan công quyền vì tình thương mến thương?”
Trung tướng Trần Trọng Lượng thuộc Bộ Công an hôm 19/3 vừa qua cho biết, trong 3 năm từ 2011 đến 2014, đã có 226 phạm nhân chết tại nơi tạm giữ, trại tạm giam; nguyên nhân chủ yếu do bị bệnh, tự sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện cùng ngày cho biết, số người tử vong trong nhà tạm giữ, trại tạm giam gia tăng nhiều hơn trước. Tuy nhiên, ông nghi ngờ về ‘nguyên nhân chủ yếu được cho là do bị ốm.’
Pv. VRNs tổng hợp
- Viết bởi Bài & Ảnh: Pet. Minh Sơn
WGPSG -- Tọa lạc trên đường Tô Ngọc Vân, P. Thạnh Xuân, Q. 12, thuộc địa bàn giáo xứ Ba Thôn, có một khu đất đặt tượng đài Đức Mẹ. Cư dân quanh vùng và đông đảo tín hữu thập phương quen gọi là Đài Đức Mẹ Cô Đơn. Ai đến cầu xin điều gì cũng được Mẹ đón nhận. Những mẩu chuyện về sự linh thiêng của Mẹ nhậm lời cầu nguyện, để cầu bầu cùng Chúa Giêsu đoái thương ban cho kẻ khổ đau những điều tốt lành, những thành đạt toại lòng vẹn ý trong cuộc sống đầy khó khăn gian khổ, không chỉ là giáo dân mà còn rất nhiều lương dân cũng được nhiều ơn phúc. Lâu dần, sự hiển linh của Mẹ được đồn đãi vang xa.
Năm 1968, chính quyền Sài Gòn giao cho ông Nguyễn Văn Vững (Hai Vững) một mảnh đất rất lớn, chừng hơn 5 hecta, một vùng đất hoang, có nhiều chỗ trũng sình lầy. Mục đích dùng để lập những nhà nuôi người già đau yếu tàn tật và các trẻ mồ côi. Hiện nay, vẫn còn một cơ sở rất lớn còn sót lại, được Nhà nước xây cất lại và quản lý, mang tên: Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc. Khi những người này qua đời, ông mang chôn cất tại nhiều khu vực. Ông là người Công giáo, nên cứ mỗi nghĩa địa ông lại lập một tượng đài để cầu nguyện. Ngoài đài Đức Mẹ Cô đơn, còn 2 đài Đức Mẹ khác và 1 đài Thánh Giuse cũng ở gần đó.
Lúc trước, nơi đây rất hoang vắng, xa xa có vài chòi lá của cư dân canh tác dựng tạm để trú nắng tránh mưa. Dân quanh vùng hầu hết là lương dân nên nghĩ tượng ấy của đạo Chúa, và chẳng ai đoái hoài đến việc hương khói phụng thờ. Mồ mả không có người thân đến viếng. Mẹ chỉ đứng nơi đây cùng hài nhi Giêsu như bị quạnh hiu lạc lõng nơi thanh vắng, với những nấm mộ dưới chân Mẹ được phủ bằng những bãi cỏ trông kém mỹ quan, có lẽ vì thế mà hình thành tên gọi là “Đức Mẹ Cô Đơn”.
Nghe đồn Mẹ rất thiêng, một số giáo dân từ các xứ đạo bên Gò Vấp thường rủ nhau đến đây cầu nguyện. Họ đi bộ ven quốc lộ 1A, từ ngã tư Tân Thới Hiệp qua khỏi cầu Bến Cát một đoạn, rồi sang trái men theo bờ ruộng lúa và những con đường mòn dẫn tới đài Đức Mẹ. Lâu dần, những người đến đây viếng Mẹ xong ra về, bỏ lại những bó hoa tàn úa thành đống rác vun vãi, bình lư đầy ngập chân nhang, tượng và đài bụi bám chờ mưa làm sạch, không người quản lý chăm sóc. Những điều này đã góp phần làm nên sự “Cô Đơn” của Mẹ như danh gọi. Mặc dù khu vực đài Đức Mẹ nằm tại một vị trí thuận lợi ngay mặt tiền đường.
Thánh danh Mẹ tại đây là Mẹ Thiên Chúa, theo như dòng chữ khắc trên tấm bia đá cũ xưa từ khi có tượng đài: “Sancta Maria Mater Dei ora pro nobis”. (Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con). Sở thích của ông Hai Vững là sưu tầm các ảnh tượng Công giáo, hầu hết các tượng Mẹ và các Thánh đặt trong vùng này, cũng như rải rác trong các nhà giáo dân, đều được ông mang về từ bên Pháp. Điều này minh chứng bằng bố cục điêu khắc hình tượng Đức Mẹ Cô Đơn, hầu như chưa ai được nhìn thấy mẫu tượng này trưng bày nơi các nhà thờ, cũng như các cơ sở sản xuất ảnh tượng Công giáo tại Việt Nam. Mẹ đứng trên đài cao giữa lô đất, trên vai có Chúa Hài Đồng, gương mặt Mẹ dịu hiền cúi nhìn xuống thật trìu mến. Chiêm ngưỡng tượng Mẹ, trong lòng mọi người đều có cảm nhận sâu xa về một tình thương bao la của người mẹ đối với con yêu dấu. Với bố cục hình tượng này, càng nhìn càng thấy nơi bức tượng toát lên một tình cảm mãnh liệt của lòng yêu thương sâu thẳm dạt dào nơi Mẹ dành cho tất cả con cái loài người. Bức tượng như nói lên được niềm tâm sự: “Ta luôn yêu thương các con như yêu thương Con yêu dấu của ta vậy”.
Từ năm 2005 đến nay, nhà cửa mọc lên san sát, đường xá thuận lợi, nhiều người đi lại tiện đường ghé qua chiêm bái nguyện cầu ngày càng đông đảo. Năm 2011, nơi đây được dọn dẹp và trải lên mặt sân bằng một lớp đá mi tương đối sạch sẽ, tuy vậy trên 20 ngôi mộ trước tượng đài vẫn còn đó. Có hôm người người tấp nập chen chân nhộn nhịp; đủ sắc màu hoa ngạt ngào tươi thắm, nhang khói nghi ngút ngát hương được dâng lên Mẹ suốt mỗi ngày. Lại cũng có nhiều người đến đây cúng vái cầu cơ, tạo thành những điều mê tín dị đoan.
Ông Hai Vững trước khi qua đời có để lại một di chúc trao khu đất có tượng đài cho nhà thờ Ba Thôn quản lý. Mãi đến cuối năm 2014, khu vực tượng đài Đức Mẹ Cô Đơn mới được trùng tu. Trong 23 ngôi mộ được bốc dở, thực sự chỉ có 7 ngôi mộ thật. Còn lại là những mô đất cao cao mà hằng năm người tảo mộ cứ ngỡ là ‘mả lạng’ nên bồi thêm đất dùm. Công trình chỉnh trang đã hoàn thành trước ngày đại lễ Giáng Sinh 2014. Khu đất được bao bọc bởi tường cao 2 mét phía sau và bên phải tượng đài. Bên trái là hàng rào đặt trên tường cao 1 mét. Mặt tiền trên đường Tô Ngọc Vân được lắp đặt bằng 4 cánh cổng sắt kiên cố. Sân đài lót bằng đá tảng 50x20cm bề dầy trên 10cm và được phủ lên bằng một lớp bê-tông. Những dãy ghế đá cẩm thạch được kê ngay ngắn trên sân trước tượng đài thật hài hòa, tạo nên sự nghiêm trang và ấm cúng. Tượng Đức Mẹ được đặt trên tòa tháp cao 2 mét giữa sân, trước tượng Thánh giá chuộc tội. Chúa Hài Đồng được Mẹ đặt trên vai tựa người vào bên má, bàn tay Mẹ nâng tay con đặt trên đùi con trẻ như âu yếm vuốt ve và bảo vệ Người bằng một nụ hôn ngọt ngào. Những tấm biển bằng mica, bằng đồng thau, hoặc bằng đá granit nho nhỏ có ghi những dòng chữ Tạ ơn Đức Mẹ được gắn trên tường rào đủ để chứng minh về sự linh thiêng của Mẹ ngót 50 năm qua.
Giờ đây, nơi Đức Mẹ ngự đã được trùng tu khang trang sạch sẽ, chắc chắn Mẹ sẽ không còn cô đơn nữa. Những người con của Mẹ, cũng như những ai còn lạc loài nhưng đặt trọn niềm tin nơi Mẹ, sẽ ngày đêm đến đây khẩn cầu nài van dưới chân Mẹ. Theo ước tính, mỗi ngày hiện nay có ít nhất trên 300 lượt khách đến hành hương, suốt từ mờ sáng đến nửa đêm. Nhân ngày Tết dương lịch 01/01/2015, lễ Thánh Maria – Mẹ Thiên Chúa, cha Vinh sơn – chánh xứ Ba Thôn – đã đến cử hành nghi thức làm phép tượng và khuôn viên đài. Tham dự còn có cha Giám đốc Cộng thể Don Bosco, các cha trong dòng và nhiều giáo dân trong giáo xứ.
Nếu ai có dịp đi ngang qua quận 12, trên quốc lộ 1A đoạn từ cầu vượt Ngã tư Ga đến cầu vượt Tân Thới Hiệp, có ngã ba rẽ phải vào đường Tô Ngọc Vân theo hướng về nhà thờ giáo xứ Ba Thôn, qua cầu Bà The khoảng 400m sẽ thấy đài Đức Mẹ bên trái. Hãy dừng lại, chào Mẹ và nguyện cầu. Chắc chắn: “Xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bàu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời” (Kinh Hãy nhớ).
Nguồn: TGP SàiGòn
- Viết bởi Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi
VRNs (05.04.2015) – Melbourne, Úc Đại Lợi – Các cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… khiến nhiều người tin rằng “Phong trào công nhân Việt Nam đã trưởng thành”.
Xin đừng quên cuối năm 2005 cũng đã diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự.
Việc công nhân khi ấy đấu tranh đòi tăng mức lương tối thiểu không khác gì đình công phản đối chính sách bảo hiểm xã hội lần này. Cả 2 đều là phản đối các chính sách đã được Quốc Hội thông qua và đã thành luật.
Lần trước Phan Văn Khải nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu lên 40 phần trăm. Khi được đáp ứng yêu cầu các cuộc đình công chấm dứt, cuộc đấu tranh lặng xuống, các công nhân đứng ra tổ chức bị sa thải, một số người sau đó bị bắt và có người hiện vẫn đang trong tù.
Các cuộc đình công sau năm 2005 thường ở mức độ nhỏ, tự phát và nhanh chóng chấm dứt. Nhiều người khởi xướng sau đó bị sa thải, có người bị an ninh theo dõi. Quyền lợi của công nhân mỗi ngày bị cắt bớt và đời sống của họ ngày trở nên tồi tệ hơn.
Việc công nhân đình công rồi kéo nhau ra đường lộ với những biểu ngữ tự làm tại công ty Pou Yuen cho thấy việc tổ chức khá lỏng lẻo và tự phát. Đương nhiên có người đứng ra khởi xướng nhưng cuộc đình công xảy ra do sự bất mãn cùng cực của công nhân. Các cuộc biểu tình khác là sự đồng thanh đáp ứng, tức nước vỡ bờ.
Lần này, sau khi Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ kiến nghị lên Quốc Hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội nhằm đáp ứng nguyện vọng công nhân các cuộc biểu tình cũng lặng xuống. Mặc dù Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn và cuộc biểu tình rất ôn hòa đã có 7 công nhân tích cực và tiên phong trong những ngày đình công bị bắt giữ.
Bài học năm 2005 cho thấy nếu những người khởi xứơng không biết nuôi dữơng cuộc đấu tranh thì đâu lại vào đó, quyền lợi chính đáng của công nhân lại tiếp tục bị cắt dần và đời sống của công nhân sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn.
Trên thực tế cuộc sống của công nhân đã quá eo hẹp, thực lực đấu tranh hết sức hạn chế, vì thế để đấu tranh cho đến khi đạt được kết quả họ cần giảm thiểu mọi thiệt hại và cần sự hỗ trợ từ trong cũng như ngòai nước.
Về lâu dài Công Đòan là phương tiện để đấu tranh cho quyền lợi công nhân. Công đòan đại diện cho công nhân đấu tranh đòi giới chủ tôn trọng luật pháp quốc gia, thương lượng với chủ bảo vệ và gia tăng quyền lợi tại mỗi xí nghiệp hay mỗi nghành nghề.
Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay một công đoàn độc lập với nhà nước cũng sẽ là một phương tiện vận động Quốc Hội đề ra các đạo luật có lợi cho công nhân và vận động Quốc Tế để quyền lợi công nhân được bảo đảm.
Công đoàn còn mang một vai trò khác là nâng cao trình độ nhận thức của công nhân về quyền làm người, về quyền công dân và về quyền lợi của người công nhân.
Một công đòan đúng nghĩa cũng lo cho từng cá nhân công nhân và gia đình khi bị lâm vào những hòan cảnh rủi ro hay phải tranh tụng với giới quản lý hay giới chủ.
Tại các quốc gia dân chủ, công đoàn còn thương lượng với các đảng chính trị để đề ra những chính sách có lợi cho công nhân. Tại Úc, đảng Lao động được nhiều công đoàn ủng hộ cả về tài chánh lẫn nhân lực để đảng Lao Động một mặt bảo vệ quyền lợi của người Lao động mặt khác đưa ra chiến lược và chính sách có lợi cho tầng lớp Lao Động.
Hiện nay tại Việt Nam tồn tại hai dạng công đoàn nhưng cả hai đều mang nặng tính chính trị và không thực sự đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân.
Công đoàn do đảng Cộng sản lãnh đạo thì có mặt tại hầu hết các xí nghiệp. Nhiệm vụ của họ chỉ nhằm thực hiện những chủ trương và nghị quyết do đảng cộng sản đề ra.
Ngược lại, Công Đoàn Độc Lập là một nhóm nhỏ được thành lập nhằm đấu tranh chính trị đòi đảng Cộng sản trả lại quyền lao động cho người công nhân. Việc làm của họ rất cần nhưng chưa đủ. Vì muốn đấu tranh cho quyền lợi công nhân cần có nhiều công đoàn thực sự phát xuất từ người công nhân, phải do người công nhân lập ra, được người công dân nuôi dưỡng và phải đấu tranh cho quyền lợi công nhân.
Những người lãnh đạo công đòan phải là người được công nhân thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ. Họ phải có khả năng đại diện công nhân thương lượng với cả chủ nhân lẫn nhà nước. Các công đòan lớn người lãnh đạo cần có khả năng làm việc với các công đòan, chính phủ và tổ chức quốc tế.
Như thế nuốn bảo đảm cho cuộc đấu tranh thực sự vì quyền lợi của người công nhân, những người khởi xướng cần tìm và đào tạo một tầng lớp lãnh đạo công đòan độc lập trong số những người hiện đang đấu tranh.
Mục tiêu trước mắt là mỗi công ty trung bình và lớn cần có một chi nhánh của công đoàn độc lập. Theo Hiệp Định Đối Tác Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu, Việt Nam phải có những công đòan độc lập với nhà nước cộng sản. Vì thế mục tiêu này khả thi và nên được xem như ưu tiên hàng đầu.
Công nhân cũng cần sự trợ giúp của truyền thông báo chí, của tầng lớp trí thức và nhất cần một số luật sư sẵn sàng đứng ra cố vấn hay bảo vệ cho công nhân và công đòan. Vì thế các cuộc đình công phải thuần khiết vì quyền lợi của người công nhân, tránh bị “chính trị hóa” hay bị các đảng chính trị lèo lái sang các mục tiêu khác.
Hiện Việt Nam là một quốc gia độc đảng, nên chưa có một đảng không cộng sản nào đưa ra một cương lĩnh với một đường lối đấu tranh rõ ràng cho quyền lợi của người công nhân. Việt Nam sẽ có đa đảng vì vậy nhu cầu thành lập đảng chính trị phục vụ cho tầng lớp công nhân là một nhu cầu cần được quan tâm.
Nói tóm lại Việt Nam hiện có 5 triệu công nhân, đóng góp của họ cho xã hội cho đất nước vô cùng to lớn. Con số này càng ngày càng tăng nhưng đến nay tầng lớp công nhân vẫn chưa có được tiếng nói chính thức vì thế đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của họ càng ngày càng suy giảm.
Đấu tranh cho quyền lợi công nhân là cuộc đấu tranh lâu dài luôn tiếp diễn hằng trăm năm nay và trên toàn thế giới. Việc bùng phát các cuộc đình công trong tuần qua cho thấy tức nước vỡ bờ, vì thế cần nhận định đúng để quan tâm hơn đến nhu cầu lâu dài và thiết yếu của tầng lớp công nhân.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Pv.VRNs Ảnh: Phạm Đức Hiệp
VRNs (04.04.2015) – “Quý TPB VNCH yếu liệt và gia đình ở vùng sâu vùng xa không thể về Sài Gòn (SG) họp mặt hoặc tham dự các đợt thăm khám sức khỏe” là nỗi trăn trở của Quý cha Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT). Làm sao để những ông này không bị thua thiệt so với những ông TPB VNCH khác còn có điều kiện để tham dự các sinh hoạt chung. Các cha DCCT xây dựng một chương trình viếng thăm các ông.
Càng ở vùng sâu vùng xa hoàn cảnh của quý ông càng bi đát. Bi đát do thương tật, bi đát do nghèo túng, bi đát do sự phân biệt đối xử khắc nghiệt của những nhà cầm quyền địa phương xa. Càng xa thành phố, người ta càng dễ dàng bao vây và phân biệt đối xử với các ông. Vì thế, những cuộc viếng thăm phải được thực hiện một cách nhanh chóng và bất ngờ, để thoát khỏi sự đeo bám của những nhân viên an ninh.
Chuyến đi được giữ khá kín đáo, những liên lạc bằng điện thoại chỉ được thực hiện khi Đoàn viếng thăm tiếp cận sát địa chỉ, vì thế những cuộc viếng thăm bất ngờ này mang lại cho người viếng thăm và người được viếng thăm nhiều cảm xúc. Các ông TPB VNCH hoàn toàn không thể ngờ rằng các cha và những anh chị em thiện nguyện lại có thể đặt chân đến những nơi trú ngụ hết sức khiêm tốn của mình.
Phần chúng tôi -Đoàn viếng thăm thực hiện một chuyến đi đường dài thật vất vả. Đường xa đã đành, địa phương xa lạ, những thông tin có được qua các chi tiết ghi danh của các ông có khi không chính xác. Chỉ cần sai một lỗi chính tả tên của địa phương, hoặc sai một con số trong chuỗi số điện thoại của các ông, cũng đủ hành chúng tôi ít là một buổi vật vã với nắng nôi và bụi đường.
Khi đã bắt liên lạc được với các ông qua điện thoại, đa phần các ông hướng dẫn chúng tôi một cách hết sức sai lệch, chi tiết này cũng được tiếp tục đóng góp vào việc quần thảo chúng tôi thêm một thời gian nữa. Khi gặp rồi, chúng tôi mới hiểu rằng, với một hoàn cảnh như các ông, hơn 40 năm rồi, kể từ ngày thương tật, nhiều ông hoàn toàn không thể ra khỏi nơi cư ngụ sâu tít sau những nương ruộng, hoặc những con hẻm hun hút, những bãi rác hoang tàn thay đổi từng ngày. Hình ảnh của những con đường hơn 40 trước trong trí các ông khi hướng dẫn đã khiến chúng tôi không khỏi bật cười trên những khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi vì nó không thực một tí nào cả.
Nhưng đã nguyện với nhau, dù vất vả mấy chúng tôi vẫn phải đi thăm các ông, được người nào hay người ấy, nhất là trong Mùa Chay.
Thăm quý ông tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chúng tôi khởi sự chuyến viếng thăm các ông TPB VNCH bằng chuyến đi đến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chúng tôi cố gắng tính toán thế nào để đường đi được thuận lợi nhất và tốc độ viếng thăm nhanh nhất.
Ngày đầu tiên, chúng tôi thăm ông TPB Lê Văn Mười, sinh năm 1946, 69 tuổi, thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ông bị thương vào năm 1968, mất một con mắt và nhiều thương tích trên cơ thể. Hôn nhân của ông sau ngày bị thương tật được thực hiện bởi chính trái tim của người phụ nữ chung trinh, bất chấp những khó khăn bên người chồng tật nguyền. Chúng tôi nghiêng mình bái phục người bạn đời của ông khi gặp gỡ bà hôm đó.
Sau 1975, gia đình ông cư ngụ trong một túp lều nhỏ tại một vùng quê nghèo xa xôi của huyện Xuyên Mộc để trồng trọt, chăn nuôi và sinh dưỡng những đứa con của ông bà nên người. Túp lều nhỏ năm xưa, nay đã trở thành một ngôi nhà cấp 4 giản dị, đơn sơ do chính mồ hôi nước mắt của ông bà gầy dựng. Hiện nay, sức khỏe ông suy kiệt do bị suyễn và phổi, đi lại khó khăn, mọi sự vẫn là người phụ nữ chung trinh ấy lo liệu.
Cả hai ông bà không giấu được sự xúc động trước sự viếng thăm bất ngờ của chúng tôi, bà đã sụt sùi suốt buổi nói chuyện và ông bày tỏ sự vui mừng. Ông nói, cuộc viếng thăm như một liều thuốc bổ tiếp sức cho ông sống những ngày còn lại. Các cha đã gửi lại một phong bì 1.000.000 đồng (quà chung cho mọi người TPB VNCH). Cùng với phong bì này, chúng tôi nhận được những thùng hàng do Đài Little Sài Gòn, Hoa Kỳ – Chương trình Cà Phê Sáng quyên góp gửi về. Chúng tôi chia thành những gói quà nhỏ để mỗi ông có thể nhận lãnh một gói quà.
Cũng trong huyện Xuyên Mộc, chúng tôi tìm đến nhà ông TPB Lê Trọng Phượng, sinh năm 1938, 77 tuổi. Ông phục vụ trong Tiểu đoàn 1 Chiến tranh Chính trị. Bị thương ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong trận chiến Mùa hè Đỏ lửa năm 1972. Ông cụt mất một chân. Gia đình ông được ba người con và đang sống với người con trai. Hiện nay, ông đang điều trị bệnh thiếu máu cơ tim và sức khỏe của ông không được tốt.
Ông Phượng bật khóc khi quý cha đến thăm, cũng như các TPB khác ông được nhận một phần quà (trước đây ông đã nhận được 1.000.000 đồng quà chung cho mọi quý ông). Ông mếu máo khóc và nói: “Từ khi bị thương khổ lắm. Hôm nay, được quý cha đến thăm, tôi như sống lại vậy. Tôi chỉ biết cám ơn quý cha đã thăm tôi và quý ân nhân cho tôi quà. Tôi chẳng sống được bao lâu nữa nhưng tình cảm này tôi trân quý lắm.”
Khi đang trò chuyện với ông Phượng thì có ông TPB khác tên là Trần Hưởng, sinh năm 1941, 74 tuổi, thuộc Địa phương quân, Tiểu khu Phước Tuy. Ông là bạn thân của ông Phượng và bất ngờ đến thăm ông. Ông Hưởng bị thương vào năm 1969, do đạp phải mìn, mất ngón chân cái bên chân phải và bị thương tật, ông không thể đi bằng lòng bàn chân mà phải đi bằng mép bàn chân, khiến cho việc đi lại của ông gặp nhiều khó khăn. Tuy đã lớn tuổi nhưng ông vẫn còn phải phụ người con trai làm rẫy, đi nhặt trái điều… để tự nuôi sống bản thân. Chúng tôi có dịp được thăm thêm một người TPB khác ngoài danh sách dự định. Cùng với lời thăm hỏi, các cha gửi cho ông một phần quà.
Vượt qua hơn 30 cây số từ nhà ông Phượng, chúng tôi đến thăm ông TPB Dương Hiền, sinh năm 1954, 61 tuổi, thuộc Binh chủng Nhảy dù. Ngồi trong căn nhà lụp xụp nóng nảy với người mẹ già 83 tuổi, chúng tôi không ngăn được nước mắt khi ông được tin từ xa về gặp chúng tôi. Một người đàn ông mù cả hai mắt, cụt cả hai chân hơn 40 năm qua, hình thể của ông không giấu được nét đẹp điển trai và vạm vỡ của một thời trai trẻ. Con người ấy đã đi qua 43 năm trong tăm tối, trong tật nguyền cùng với sự chịu đựng hy sinh của người mẹ mà ngày ông bị thương người phụ nữ ấy mới chỉ 40 tuổi. 43 năm, bà lặng lẽ chấp nhận thân phận bên người con thân yêu, cũng vẫn chấp nhận thân phận tật nguyền của mình, mà vui sống.
Ông bị thương vào năm 1972, trái lựu đạn oan nghiệt đã làm cho ông mù cả hai mắt, cụt hai chân, cùng nhiều vết thương trên cơ thể. Ông sống độc thân với mẹ già trong căn nhà bốn vách làm bằng gỗ, mái lợp tôn, hừng hực nóng dưới cái nắng của miền cát trắng. Người mẹ già mỗi ngày với tấm lưng gầy còm kiếm cơm trên mảnh vườn nhỏ nho được trồng một tí rau củ quả và nuôi vài con vịt, con gà để có lương thực dùng đủ. Riêng ông sống bằng nghề ‘ru võng’. Ông Hiền hài hước chia sẻ: “Lúc nhỏ, người ta thuê tui ru võng, lớn lên nó chạy mất, tui thất nghiệp”.
Sau khi để lại một phần quà, chúng tôi rời địa chỉ này với một cảm giác bâng khuâng khó tả. Chiến tranh đã gây ra những mảnh đời quá bất hạnh, những mảnh đời ấy cứ âm thầm chôn vùi mà mấy ai biết đến, hình ảnh của người mẹ suốt cả một cuộc đời lam lũ âm thầm hy sinh cho đứa con thân yêu của mình, cứ đeo đuổi chúng tôi trên đoạn đường kế tiếp và vào cả giấc ngủ đêm ấy với giai điệu nhẹ nhàng êm đềm nhưng vô cùng tha thiết: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình…”.
Quá mệt mỏi vì là ngày đầu tiên chưa nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên mới chỉ một ngày chúng tôi đã tích lũy được một cách giàu có những tình cảm yêu thương.
Xin mời quý vị xem video ở đây.
Pv.VRNs
Ảnh: Phạm Đức Hiệp
- Viết bởi VRNs
VRNs (01.04.2015) – Vĩnh Long – “chúng tôi Chức Sắc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam xin tố cáo nhà cầm quyền csvn đã xâm phạm quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại, quyền tự do làm từ thiện của công dân, nhứt là công dân có tôn giáo một cách có hệ thống từ trung ương tới địa phương trước HĐNQLHQ.
Nhà cầm quyền csvn đã xem thường 14 điều cam kết khi tham gia vào HĐNQLHQ, xem thường lời cam kết tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo với một vị Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ”.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Cửu Thập Niên
TOÀ THÁNH TÂY NINH
*******
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Số: 05/27-03-2015
V/v Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế Trấn Áp Không Cho Chức Sắc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Biếu Quà Tri Ân TPB VNCH tại chùa Phước Thành ngày 15-03-2015 –thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế
Kính gởi: – Ngài Heiner Bielefeldt – Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng – Geneva – Switzerland.
- Bà Jenifer Neidhart de Ortiz – Viên Chức Chính Trị Đại Sứ Quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ – Hà Nội – Việt Nam.
- Ngài Charles Sellers – Trưởng Phòng Chính Trị Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ – Sài Gòn – Việt Nam.
Chúng tôi:
1-Chánh Trị Sự Hứa Phi – Trưởng Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài – Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam .
2-Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân – Quyền Đầu Tộc Đạo Châu Thành – Châu Đạo Vĩnh Long – Phó Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài – Thành Viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.
3-Nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng – Q. Nữ Đầu Tộc Đạo Châu Thành – Châu Đạo Vĩnh Long – Từ Hàn (Thư Ký) Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài – Thành Viện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.
Kính tường trình đến Quí Ngài một sự việc như sau:
Nhân dịp đầu năm Ất Mùi (2015), Chức Sắc HĐLTVN tổ chức một chuyến hành hương đi thăm các Chùa, Nhà Thờ, Nhà Nguyện, Thánh Thất còn gìn giữ đúng theo chơn truyền chính thống của tôn giáo mình để chúc xuân đầu năm và nhân tiện Biếu quà Tri Ân TPB VNCH tại chùa Phước Thành ngày 15 – 03 – 2015 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phái đoàn của Chức Sắc HĐLT gồm có: HT Thích Không Tánh (GHPGVNTN), MS Đinh Thanh Trường, MS Đinh Diêm (Hội Thánh Tin Lành Mennonite và Lutheren – Việt Nam Hoa Kỳ), Chánh Trị Sự Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Thành Nghiệp, CTS Nguyễn Bạch Phụng, CTS Nguyễn Hà, CTS Lê Thị Nho (Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh), cô Lê Thị Kim Thu, 2 tài xế xe, tổng cộng 12 người.
Chuyến xe được hợp đồng từ tỉnh Vĩnh Long, lên đường đi lúc 4g sáng ngày 12-03-2015, trước đó 2 ngày, công an tỉnh Vĩnh Long đã đóng chốt, giăng võng ngày đêm canh giữ CTS Kim Lân và nữ CTS Bạch Phụng kiểm soát mọi sự đi lại. Tuy vậy hai vị vẫn lên xe và đi đến huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng để đón CTS Hứa Phi. Xe vừa ra khỏi Thôn Bồng Lai khoảng 300 mét, công an giao thông kết hợp với công an cơ động chặn xe lại xét giấy tờ xe, xét người trên xe tạo khó khăn…
Chúng tôi ra đến Bình Định rước Hoà Thượng Thích Không Tánh và nghỉ lại nhà nghỉ một đêm, qua hôm sau ngày 13, đoàn đi thăm chùa Tổ Đình Thập Tháp thuộc Tăng Đoàn GHPGVNTN toạ lạc tại huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ Đình Thập Tháp đã có trên 350 năm, hiện do Hoà Thượng Thích Viên Định trụ trì, ngôi chùa rất cổ kính, trang nghiêm, đây là nơi Tổ Đình đầu tiên của dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam.
Chúng tôi đến thăm viếng và chúc xuân đầu năm, công an mật vụ luôn bám sát quay phim, chụp hình… Rời Tổ Đình Thập Tháp chúng tôi đến thăm Văn Phòng Tộc Đạo Nam Hoài Ân thuộc Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh tỉnh Bình Định. Do Thánh Thất Hoài Ân bị nhà nước chiếm lấy giao cho Cao Đài quốc doanh nên đồng đạo bảo thủ chơn truyền nơi đây mượn tạm nhà Chánh Trị Sự Huỳnh Minh Trường làm nơi Văn Phòng Tộc Đạo để sinh hoạt đạo sự như cúng kính, lo tang tế sự cho đồng đạo không riêng nơi địa phận Bình Định mà bất cứ nơi đâu có sự yêu cầu. Đặc biệt chỉ giúp cho nơi nào gìn giữ đúng chơn truyền chính thống của đạo, không giúp cho Cao Đài của nhà nước csvn.
Đoàn thăm viếng Tộc Đạo Nam Hoài Ân vào lúc 13g trưa ngày 13-03-2015, công an mật vụ bám sát theo dõi quay phim… Chúng tôi nghỉ ngơi , dùng cơm chay cùng Tộc Đạo. Sự hiện diện của đồng đạo nơi đây để đón phái đoàn khoảng 20 người.
Đi vào chương trình buổi gặp gỡ đầu năm của HĐLTVN đối với đồng đạo Hoài Ân, HT Thích Không Tánh phát biểu: “Thay mặt cho Chức Sắc HĐLTVN thăm viếng Quí Tín Hữu Cao Đài nơi đây, chúng tôi kêu gọi tất cả chúng ta phải đoàn kết với nhau trong tinh thần liên tôn giáo để vận động cho quê hương Việt Nam có Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo thật sự, chúc mừng nơi Tộc Đạo Nam Hoài Ân một năm mới An Khang – Thịnh Vượng.
Hiền huynh CTS Hứa Phi trao đổi với đồng đạo, chúng ta hành đạo theo lời dạy của Đức Chí Tôn – Ngọc Hoàng Thượng Đế, đó là trách nhiệm của tôn giáo, còn công dân có quyền lên tiếng những sai trái của nhà nước đó là trách nhiệm của mọi người.
Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng đọc và phân tích Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc – Giáo Chủ Đạo Cao Đài để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với trách nhiệm của Hội Thánh Em nơi địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Hoà Thượng Thích Không Tánh cùng phái đoàn tiếp tục thăm viếng Thánh Thất Nam Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định, nơi đây còn một vị Chức Sắc của Hội Thánh Cao Đài trước 1975, là nữ Lễ Sanh Hương Đành. Qua sự thăm hỏi, chúc xuân của HĐLTVN, một Chức Việc nơi đây cho chúng tôi biết công an báo cho họ là sẽ có phái đoàn đến thăm Thánh Thất. Như vậy mỗi bước chân của phái đoàn đi đến đâu đều có công an mật vụ bám sát.
Rời khỏi Thánh Thất Nam Hoài Nhơn, chúng tôi lên đường ra đến tỉnh Quảng Ngãi, Trời tối, chúng tôi tìm nhà nghỉ qua đêm và luôn tiện rước 2 Mục Sư Đinh Thanh Trường và MS Đinh Diêm cùng đi với đoàn. Sáng 14-03-2015, chuẩn bị lên đường ra Huế, công an mật vụ ngồi trước quán cà phê theo dõi quay phim, xe chúng tôi vẫn cứ lăn bánh đi theo chương trình đã định.
Đặt chân đến tỉnh Thừa Thiên Huế lúc 21g đêm 14-03-2015, chúng tôi mướn phòng nghỉ, Đoàn Chúng tôi có đem theo nồi để nấu cơm, từ cái chén, đôi đũa và những thức ăn làm sẵn mang theo cho đở tốn chi phí, hơn nữa cả đoàn đa số đều ăn chay. Dùng cơm xong chúng tôi ai về phòng nấy nghỉ sớm để sáng hôm sau đi thăm Linh Mục Phan Văn Lợi (Thành viên của HĐLTVN) và thăm Chùa Phước Thành cũng như Biếu Quà Tri Ân anh em TPB VNCH tại đây. Vừa nghỉ được một lúc, khoảng 11 giờ hơn thì rất đông công an Thừa Thiên Huế ập tới nhà nghỉ áp lực, sách nhiểu, đàn áp Phái đoàn như sau :
Bước 1: Áp lực 2 em tài xế, khủng bố tinh thần, cứ 2 công an dẫn một em về đồn công an để tra tấn, lấy hết giấy tờ xe, bằng lái xe và buộc cam kết không được chở những Chức Sắc Liên Tôn đi phát quà cho TPB VNCH và đi thăm đồng đạo miền Bắc,…
Bước 2: Áp lực chủ nhà nghỉ, lập biên bản phạt hành chánh.
Bước 3: Áp lực người đăng ký tạm trú qua đêm là Cô Lê Thị Kim Thu, buộc cô Thu ký vào biên bản làm chứng, lý do 12 người tạm trú mà chủ nhà trọ chỉ nhận có một chứng minh thư của cô Thu, để họ phạt chủ nhà trọ.
Bước 4: Áp lực CTS Nguyễn Bạch Phụng (Người hợp đồng xe) phải thương lượng những người đi trong đoàn rời khỏi nhà nghỉ tức khắc, không được đến địa điểm chùa Phước Thành để phát quà cho TPB VNCH và buộc phải trở về Nam.
Chánh Trị Sự Bạch Phụng hỏi lý do gì công an đuổi chúng tôi đi nửa đêm?
Công an trả lời: Đoàn của chị có HT Thích Không Tánh và các Chức Sắc Liên Tôn ra phát quà cho TPB VNCH tại chùa Phước Thành vào ngày mai, chính quyền ở đây không đồng ý vì nhà chùa không xin phép chính quyền và HĐLTVN không hợp pháp, nhà nước không chấp nhận nên không được phát quà và phải rời khỏi Thừa Thiên Huế ngay trong đêm .
Bước 5: Huy hiếp, cưỡng chế nếu không chịu ra đi. Công an đập cửa từng phòng kêu gọi tất cả mọi người phải rời khỏi nơi đây tức khắc. Chánh Trị Sự Hứa Phi cho rằng chúng tôi đồng ý rời khỏi đây nhưng các anh cho biết lý do gì trục xuất chúng tôi?
Công an trả lời: Không cần giải thích, đem dùi cui vô đây, nếu không ra khỏi nhà trọ trong đêm nay chúng tôi sẽ cưỡng chế.
Hoà Thượng Thích Không Tánh bảo: Chuyện gì mà các anh làm ồn ào quá vậy, chúng tôi là các Chức Sắc Tôn Giáo đi làm từ thiện có tội lỗi gì đâu mà các anh đối xử chúng tôi như những phạm nhân…! Công an không cần nghe giải thích, họ ùa lên lầu càng ngày càng đông áp lực chúng tôi phải ra khỏi nhà nghỉ giữa đêm khuya lúc 12g.
Bước 6: Áp tãi trên đường về Nam.
Công an hứa sẽ đưa chúng tôi ra khỏi địa phận Huế (Qua đèo Hải Vân), họ sẽ trả lại giấy tờ xe. Chúng tôi lên xe rời khỏi cổng nhà nghỉ, nhìn thấy 2 bên đường công an mật vụ, thường phục, sắc phục, côn đồ… khoảng 100 người, họ áp tãi đưa chúng tôi đi bằng 2 xe ô tô mang biển số trắng, xe ô tô đi phía trước bản số 75A – 02070, xe ô tô đi phía sau bản số 75A – 02756. Qua đèo Hải Vân, tại trạm thu phí Hoà Vang – thành phố Đà Nẵng rồi mà công an vẫn không chịu trả giấy tờ xe, buộc chúng tôi phải dừng lại, xuống xe giữa đêm khuya trời lạnh , những Chức Sắc lớn tuổi như HT Thích Không Tánh, CTS Nguyễn Thành Nghiệp, mệt mỏi, lạnh run người. Chúng tôi yêu cầu công an phải thực hiện đúng lời hứa, nếu không chúng tôi huỷ hợp đồng xe không đi nữa, đón xe khác về. Công an tiếp tục khống chế không cho đi xe khách, họ buộc chúng tôi phải lên chiếc xe đã hợp đồng để trở về Vĩnh Long.
Chúng tôi ngồi bên vệ đường nói chuyện phải trái với công an khoảng hơn 30 phút, sau đó họ kéo đến rất đông và áp sát chúng tôi định huy hiếp, cưỡng chế lên xe, họ tắt đèn tối thui, lúc bấy giờ HT Thích Không Tánh biết được ý đồ của họ nên cùng nhau đi bộ khoảng một cây số. Trời rạng sáng các quán cà phê bắt đầu mở cửa, chúng tôi vào quán uống nước cho ấm vì trời lạnh, phần mất ngủ, phần khát nước lả người, công an áp lực vây quán cà phê không cho bán, chúng tôi đi đến một quán khác họ cũng hành xử y như vậy đến 4 lần.
Trời sáng, chúng tôi đón xe Buýt về Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, riêng Hoà Thượng Thích Không Tánh đón xe đò về Bình Định một mình, công an bám theo xe đò và áp lực tài xế không được để Hoà Thượng xuống xe dọc đường mà phải đưa về tới Bình Định mới cho xuống, họ sợ Hoà Thượng trở lại Huế.
Chúng tôi về tới Tam Kỳ, vừa xuống xe công an bảo rằng đã trả một bằng lái cho tài xế rồi, còn giữ lại một, khi nào đến Bình Định họ sẽ trả hết, chúng tôi nhứt quyết đi xe khác về và không liên quan gì đến xe hợp đồng, công an nghe vậy gọi điện thoại cho tài xế trả lại hết giấy tờ xe. Lúc bấy giờ chúng tôi lên xe về Nam.
Riêng chùa Phước Thành sáng ngày 15-03-2015, rất đông công an thường phục, sắc phục vây chặt chùa từ trong ra ngoài áp lực Hoà Thượng Thích Chí Thắng không được tổ chức phát quà cho TPB VNCH và các chùa thuộc Tăng Đoàn GHPGVNTN cũng bị giám sát chặt chẽ.
Quí anh em TPB bị công an lấy thơ mời của Hoà Thượng Thích Không Tánh và ép làm cam kết không được đến chùa Phước Thành nhận quà.
Qua sự việc trên, chúng tôi Chức Sắc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam xin tố cáo nhà cầm quyền csvn đã xâm phạm quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại, quyền tự do làm từ thiện của công dân, nhứt là công dân có tôn giáo một cách có hệ thống từ trung ương tới địa phương trước HĐNQLHQ.
Nhà cầm quyền csvn đã xem thường 14 điều cam kết khi tham gia vào HĐNQLHQ, xem thường lời cam kết tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo với một vị Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ.
Chúng tôi yêu cầu Quí Ngài cần lên tiếng mạnh mẽ cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam và phải có biện pháp mạnh đối với nhà cầm quyền csvn, buộc họ phải chấm dứt hành vi khống chế, cưỡng bức xâm phạm đến nhân phẩm của những Chức Sắc tu hành thuần tuý.
Chân thành cảm ơn Quí Ngài.
Trân trọng kính chào.
Việt Nam ngày 08 tháng 02 năm Ất Mùi (dl 27 – 03 – 2015)
Đồng Tường Trình
Chánh Trị Sự Hứa Phi
Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân
Nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng
Nguồn: DCCT
- Viết bởi Pv.VRNs tổng hợp
VRNs (31.3.2015) – Sài Gòn – Tờ Dân trí dẫn lời Bộ Công Thương khẳng định, dự án bauxite Tây Nguyên ở Tân Rai lỗ kế hoạch 4 năm đầu, Nhân Cơ lỗ 5 năm đầu do phải trả nợ các khoản vay đến hạn nên việc năm 2015 và một vài năm tiếp theo, đồng thời thời gian thu hồi vốn là 11-12 năm.
Đây là phản hồi từ Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) công bố hôm 29/3 liên quan đến hiệu quả các dự án ở bauxite Tây Nguyên.
Theo tờ Người Lao Động, trước đó hôm 28/3, một “cựu binh” Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin – chủ đầu tư dự án khai thác bauxite Tây Nguyên) đã cho rằng “nếu sản xuất đủ 660.000 tấn bauxite sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD”.
Tại buổi tọa đàm về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc New Technology Solutions Vietnam tính toán, “Theo công bố của Vinacomin, năm 2015, cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4.900 tỉ đồng; giá bán khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn.”
“Cứ cho chi phí từ năm 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao thì giá thành phải là 8,6 triệu đồng/tấn, khoảng 403 USD/tấn, lỗ 56,7 USD/tấn. Nếu công suất đạt thấp hơn thì lỗ sẽ lớn hơn. Như vậy, tổng lỗ năm 2015 nếu sản xuất đủ 660.000 tấn sẽ khoảng 37,4 triệu USD.”
Tuy nhiên, trong văn bản dài 7 trang Bộ Công Thương nói những đánh giá này là “vội vã, thiếu cơ sở.”
Cơ quan này khẳng định, “dự án alumin Tân Rai có hiệu quả” với thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4 năm và thời gian thu hồi vốn là 11,5 năm. Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ thì có thời gian lỗ kế hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn 12 năm.
Cũng theo Bộ Công Thương, dự án cập nhật hiệu quả tháng 4/2014, các thông số đầu vào dự án cơ bản ổn định, không có thay đổi nhiều, giá bán alumin trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng: Đầu năm 2014 giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300-310 USD/tấn, cuối năm ở mức 350-360 USD/tấn, bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của Dự án là 325 USD/tấn.
Mức giá trên đã vượt mức dự báo tăng giá alumin trong tính toán hiệu quả kinh tế, do vậy, hiệu quả kinh tế của dự án tăng lên; thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm dưới 4 năm, thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo.
Với xu thế tăng giá alumin như cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Bộ quả quyết: hiệu quả dự án sẽ được tăng lên đáng kể, giảm thời gian lỗ kế hoạch và rút ngắn thời gian thu hồi vốn dự kiến.
Nhiều bạn đọc tỏ vẻ không đồng tình với khẳng định của Bộ Công Thương. Bạn đọc Viet Vu (
Bạn đọc Lê Ngọc Anh (
Bạn đọc Tài Hoàng (
Bạn đọc pham ngoc lan (
Bên cạnh vấn đề kinh tế, một số nhà khoa học đã quan ngại về việc môi trường có thể bị hủy hoại bởi dự án bauxite Tây Nguyên. Nhiều người cũng lo lắng khi nhà thầu TQ hiện diện ở vị trí chiến lược Tây Nguyên.
Tuy nhiên, cũng theo Bộ Công Thương, những lo ngại về hoàn nguyên, xử lý bùn đỏ đều được giải tỏa bởi kiểm tra các thông số về môi trường đều đáp ứng được tiêu chuẩn cho phép. “Những kết quả này đã khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước về khai thác bôxit để sản xuất Alumin, nhôm là đúng đắn”.
Pv.VRNs tổng hợp
- Viết bởi PV. VRNs
VRNs (31.03.2015) – Sài Gòn – Ông Lê Đức Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định số 676/QĐ-UBND thu hồi gần 11.000m2 đất thuộc khách sạn Hải Yến (Nha Trang), giao Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang thực hiện dự án XD khu phức hợp, hôm 24.03.2015.
Trong Quyết định này, ông Lê Đức Vinh cho biết lý do thu hồi đất là do “Người xử dụng đất tự nguyện trả lại đất”, nhưng ông Vinh lại không cho biết “người xử dụng đất” ở đây là ai?
Ai là chủ đất thật?
Ngày 05.07.1957, Nha Trang được tách ra khỏi Giáo Phận Quy Nhơn, lập thành Giáo Phận mới. Ðức Cha Marcel Piquet được cắt đặt về quản nhiệm Giáo Phận mới này. Trong năm đó, ngài xin Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) tới lập Tu Viện trong Ðịa Phận của ngài. Lời đề nghị này đã được DCCT hân hoan đón nhận, vì phù hợp với dự án tách Nhà Tập (trường đào tạo các thanh niên trở thành tu sĩ) ra khỏi Học Viện (như Đại chủng viện, là trường đào tạo các tu sĩ thành linh mục) Ðà Lạt và thiết lập một trung tâm mục vụ, giúp các thừa sai dễ dàng tỏa đi khắp mọi miền đất nước.
Khách sạn Beau Rivage đã được xây dựng từ 30 năm trước, với ngôi nhà chính đang được dùng làm phòng tiếp tân và quán bar và dẫy nhà gồm 9 căn biệt thự. DCCT VN đã quyết định mua khách sạn này để sửa thành Tu Viện. Ngày 09.02.1959, hợp đồng mua bán đã được đôi bên thỏa thuận và ký kết. đến ngày 05.03.1959, DCCT VN chính thức nhận nhà và xử dụng.
DCCT VN là pháp nhân tập thể, do Cha bề trên giám tỉnh là đại diện theo mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Trụ sở DCCT VN đặt tại số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn, cho biết cho đến bây giờ chưa có vị đại diện hợp pháp nào về tài sản nhà và đất tu viện DCCT VN đặt tại Nha Trang đã ký giấy bàn giao cho nhà đương cục. Các vị đại diện từ 1975 đến nay có thể kể ra là các cha Henri Bạch Văn Lộc, Lêô Lê Trung Nghĩa, Giuse Trần Ngọc Thao, Giuse Cao Đình Trị, Tôma Phạm Huy Lãm, Vinh Sơn Phạm Trung Thành và hiện nay là cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích.
DCCT VN là tổ chức tôn giáo đã bỏ tiền ra mua và tái tạo lại cơ sở rộng tới hơn 23.000 m2, hiện nay đang bị nhà cầm quyền thu giữ bất hợp pháp để xử dụng làm khách sạn Hải Yến và Viễn Đông, trên đường Trần Phú, Nha Trang hiện nay.
Tại sao trong một quyết định quan trọng như 676/QĐ-UBND có ghi đủ tên các nơi nhận đất mà không hề nêu danh người xử dụng đất tự nguyện giao nộp đất vậy Ông phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa?
Biến hóa từ công ra tư
QĐ 676 cho biết, đất sau khi thu hồi sẽ trao cho công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang (Tropicana Nha Trang). Công ty Tropicana Nha Trang là kết quả của sự liên doanh tốt đẹp giữa Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Toàn Hải Nam (Sài Gòn) và Công ty Du lịch Khánh Hòa, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4201469800 ngày 20.04.2012 do Sở KHĐT tỉnh Khánh Hòa cấp.
Một chút thông tin VRNs tìm được xin tiếp tục cung cấp để quý độc giả được rõ:
Công ty TNHH MTV du lịch Khánh Hòa (Khanhhoa Tours) được thành lập theo quyết định số 1572/QĐ – UBND ngày 21.06. 2010 do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp. Trụ sở của công ty này tại số 01 Trần Hưng Đạo, Nha Trang, Khánh Hòa. Tel: (84-58) 3528100 – Fax: (84-58) 3525206. Email:
Còn công ty TNHH đầu tư và phát triển Toàn Hải Nam được cấp giấy phép thành lập ngày 02.11.2009 do ông Trần Xuân Toàn làm Đại diện pháp luật. Trụ sở công ty tại số 171-173 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Sài Gòn. Hiện nay công ty Toàn Hải Nam đã trả mặt bằng ở Đa Kao để di chuyển đến nơi khác.
Như vậy, ban đầu nhà đương cục Khánh Hòa trao tài sản (nhà theo luật là tài sản vĩnh viễn của chủ sở hữu) và đất DCCT VN cho ngành du lịch để thành lập ra công ty nhà nước. Tài sản của DCCT VN vẫn còn được bảo quản là của công do nhà nước tạm quản lý (không hề có giấy hay quyết định thu hồi hợp luật nào). Nhưng với QĐ 676 thì UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao nhà và đất này cho một công ty tư nhân sử dụng đến tháng 12.2062, tức 47 năm.
Luật gia Nguyễn Viết Hùng đặt vấn đề: “Nếu QĐ của UBND tỉnh Khánh Hòa nói rằng ‘người xử dụng đất tự nguyện trả lại đất’ thì phải có bằng chứng minh DCCT tự nguyện trả đất chứ?”
Có thể hình dung cách đơn giản từ tài sản hợp pháp của tôn giáo, nhà đương cục đã chiếm đoạt làm của công, nay không biết vì lợi ích của ai lại hồ biến nó lần nữa thành tư nhân.
Dự án hoạt động bất hợp pháp?
Trên một website quảng cáo, Tropicana đã tự giới thiệu về mình như sau:
“Công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang là chủ sở hữu của dự án Tropicana Nha Trang Complex, theo giấy chứng nhận đầu tư số 37121000404 ngày 18.12.2012 bởi UBND tỉnh Khánh Hòa, tọa lạc tại 40 Trần Phú, P. Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa.
Dự án Tropicana Nha Trang gồm khách sạn 4-5 sao và khu căn hộ dịch vụ cao cấp được kết nối với nhau bằng một Trung tâm Thương mại – Dịch vụ ngay tại trung tâm thành phố Nha Trang, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi tại Nha Trang ngắn và dài hạn ngày càng tăng, cũng như nhu cầu về phòng nghỉ cao cấp cho các sự kiện, hội nghị, lễ hội… ngày càng được tổ chức thường xuyên ở thành phố Nha Trang”.
Quy mô dự án Tropicana: Được quy hoạch xây dựng trên khu đất có diện tích 10.497,3 m2, Khu phức hợp Tropicana Nha Trang gồm 2 khối nhà cao 50 tầng, mô phỏng hình cánh buồm vươn ra biển Nha Trang. Khối đế 04 tầng kinh doanh thương mại và dịch vụ, khu khách sạn năm sao với 400 phòng, khu căn hộ cao cấp có quy mô 900 căn hộ có diện tích từ 45 -250 m2.
Phòng khách sạn và căn hộ được chia thành nhiều loại khác nhau như: loại tiêu chuẩn, cao, cao cấp, và đặc biệt. Các loại phòng khác nhau về kích cỡ, trang thiết bị và tiêu chuẩn phục vụ để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Chi phí cho dự án này lên tới 200 triệu USD.
Điều này cho thấy Dự án Tropicana Nha Trang đã hoạt động thực tế trên nhà và đất DCCT VN từ năm 2012, nhưng mãi đến tháng 03.2015 mới được nhà đương cục cấp đất. Vậy Tropicana Nha Trang đã chiếm dụng đất công hơn 2 năm qua?
Dấu hiệu vi phạm pháp luật ở đây chắc chắn không chỉ có một mình công ty Tropicana, mà của chính UBND tỉnh Khánh Hòa.
Những gì UBND tỉnh Khánh Hòa đang làm đã vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Việt Nam qua mọi thời, và hiện nay.
Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, thường trực Truyền thông Chúa Cứu Thế cho biết: “DCCT VN không chịu trách nhiệm đền bù tất cả các công trình xây dựng trên đất tu viện, mà không có phép bằng văn bản của Cha bề trên giám tỉnh. Chúng tôi lưu ý các cá nhân và tổ chức trực tiếp hay góp vốn đầu tư phải biết quý vị đang tham gia một dự án cướp đất tôn giáo, và đến lúc quý vị sẽ phải trả lời chất vấn của các Thầm phán ở Việt Nam và của chính lương tâm mình”.
Tu viện DCCT VN tại Nha Trang là Tu Viện thứ 8 được thiết lập tại Việt Nam, sau tại các nơi Huế, Hà Nội, Sài Gòn, Nam Ðịnh, Ðà Lạt, Vũng Tàu, Fyan. DCCT đến Việt Nam ngày 30.11.1925, năm nay tròn 90 năm.
PV. VRNs
- Viết bởi Pv.VRNs
VRNs (29.3.2015) – Sài Gòn – Giữa những vấn nạn tiêu cực về nền giáo dục Việt Nam như nạn quay cóp, hối lộ xin điểm, sai sót trong sách giáo khoa, thầy đánh trò, trò đánh lại thầy, cô giáo hành hung nhau, học sinh đánh nhau, nạn bằng giả, học giả bằng thật… gây bức xúc cho dư luận suốt thời gian dài. Nhưng khi đọc bản tin “Thầy Giáo 64 tuổi trốn viện lên giảng đường” chúng tôi dường như nhận được một niềm vui và có chút hy vọng.
Thông tin trên tờ Vnexpress cho biết: “Đang điều trị ở bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thầy Bùi Quý Lực trốn viện về giảng đường ĐH Bách khoa Hà Nội để dạy sinh viên vì “các em sắp thi, cần giải đáp một số câu hỏi quan trọng”.
Hình ảnh người thầy mặc áo bệnh nhân đứng trên bục giảng vừa được Nguyễn Xuân Chiến (sinh viên lớp Kỹ thuật Cơ khí 5 – khoá 56, ĐH Bách khoa Hà Nội) đưa lên mạng xã hội. Sinh viên Chiến viết: Tôi chưa thấy người thầy nào như thế từ khi còn đi học mẫu giáo. Người thầy ấy vẫn mặc quần áo bệnh nhân, đi dép trong viện lên lớp. Giọng thầy còn run run chưa khoẻ, mặt thì nhợt nhạt, từ bệnh viện về trường rồi leo lên tầng 5 để dạy chúng tôi. Tự dưng cảm thấy hổ thẹn với thầy, với mình”.
Hai bức ảnh Chiến chụp thầy giáo sau đó được đăng lại ở diễn đàn của sinh viên Bách khoa, nhận được 6.000 like, hàng trăm lượt bình luận. Nhiều sinh viên nhận ra thầy Bùi Quý Lực (64 tuổi) ở Bộ môn Máy và ma sát thuộc Viện cơ khí. Cảm phục thầy, có bạn viết: “Người thầy đúng nghĩa là người thầy tận tâm nhất. Mong thầy sớm khoẻ lại”.
Chia sẻ với VnExpress, thầy Bùi Quý Lực cho rằng việc mặc quần áo bệnh nhân lên giảng đường là bất đắc dĩ, không đúng với phong cách của người thầy nhưng ông chấp nhận vì bác sĩ chưa cho ra viện. “Tôi bị nhồi máu não phải điều trị nên nhờ đồng nghiệp lên lớp. Nhưng sinh viên sắp thi cuối kỳ rồi, một số câu hỏi cần phải giải đáp trực tiếp cho các em. Tôi định khi ra viện sẽ dạy nhưng chờ đến lúc đó thì các em đã nghỉ ôn thi. Đành trốn viện về trường”, thầy Lực nói”.
Rất nhiều người đã bình luận ca tụng Thầy giáo Bùi Quí Lực. Bạn Qui Nguyễn viết: “Em đã không cầm được những giọt nước mắt khi đọc và nhìn thấy hình ảnh của một thầy giáo tận tâm, tận tình với cái nghề của mình. Em mong thầy nhanh chóng hồi phục sức khỏe, vì sinh viên bách khoa luôn chờ đợi những tiết học của thầy”. Bạn XL nhận xét: “Thầy quả là một người thầy tốt, hết lòng vì học trò của mình. Những ai được học thầy phải tự hào lắm. Chúc thầy mau chóng khỏe lại”. Đinh Thao.pt19 thì ước ao: “Đất nước này cần nhiều lắm những tấm gương như thầy!!!! chúc thầy sẽ mau khỏi bệnh!!!!”.
Thế nhưng, cũng không phải không có người phản đối. Một người có nick bacsonatmui viết: “Tôi cũng là giảng viên già. Tôi cho rằng trốn bệnh viện đi giảng không phải là giải pháp hay. Bộ ông muốn giảng lần cuối hay sao? Thương học trò thì sẽ dạy bù khi bác sỹ cho ra viện. Nếu không kịp kỳ thi thì nhờ đồng nghiệp giảng thay. Mà nghĩ cũng lạ sao bảo vệ trường đại học lại cho người mặc áo bệnh nhân lên giảng đường nhỉ?!”.
Đặc biệt, có người “hoài cổ” tên là Phuong7345 khi cho rằng “40 năm rồi mới thấy người thầy đúng nghĩa tận tâm với nghề với trò. Cám ơn thầy cho em niềm vui mới. Chúc thầy mau khỏe và hạnh phúc. Một người thầy đáng kính.” Hay “Lâu quá mới thấy lại hình ảnh người THẦY của thời xưa, xã hội ngày nay ai cũng cơm áo gạo tiền nên mấy ai hiểu cho nghề giáo để có cái nhìn và cái nghĩ thâm sâu cho mầm non đất nước” là dòng tâm sự của bạn Hanh Le.
Thực sự, “vai trò và trách nhiệm của Nhà giáo” đã được Điều 15 Luật Giáo dục qui định rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”. Vì vậy, việc làm của Thầy Bùi Quí Lực cũng sẽ chỉ là thực hiện tốt “vai trò và trách nhiệm của nhà giáo”. Thế nhưng, dưới chế độ đầy dẫy những dối gian, tiêu cực, việc làm của Thầy Bùi Quí Lực trở thành “40 năm rồi mới thấy lại”!
Pv.VRNs
- Viết bởi Tin và ảnh Hà Vân, VRNs
VRNs (29.3.2015) – Hà Nội – Có đến hơn 1000 người đã tham gia vào cuộc tuần hành phản đối việc chặt cây xanh của chính quyền Hà Nội tại bờ hồ Hoàn Kiếm vào lúc 9h30 phút sáng nay ngày 29/3.
Với hàng loạt những khẩu hiệu yêu cầu chính quyền Hà Nội phải dừng ngay việc chặt cây xanh, những người dân đã cùng hô những khẩu hiệu như: “Tôi yêu cây – Cây yêu tôi – Phản đối chặt cây – Bảo vệ sự sống”… Cuộc tuần hành ban đầu chỉ có khoảng hơn 100 người, sau ít phút con số đã tăng dần lên, ước tính có khoảng hơn 1000 người tham gia.
Mọi người đi vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm hô vang khẩu hiệu và giơ những biểu ngữ phản đối việc chặt cây xanh.
Trong những ngày qua, người dân Hà Nội rất bức xúc với việc chính quyền ra quyết định chặt 6700 cây xanh trong nội đô. Đây là cuộc xuống đường lần thứ 3 và là cuộc xuống đường đông nhất.
Một bạn sinh viên trẻ đang học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết: bạn có mặt ở đây hôm nay để lên tiếng bảo vệ cây xanh ở thành phố Hà Nội. Bạn cũng cho biết trên tuyến đường Nguyễn Trãi cây đã bị chặt hết, bạn rất xót xa và muốn chính quyền phải dừng lại.
Cũng bức xúc và nuối tiếc về những hàng cây cổ thụ ở Hà Nội, một bác lớn tuổi chia sẻ: Việc chặt cây khiến tôi cảm thấy rất bức xúc. Tôi là người dân sống ở Hà Nội hơn 60 năm qua, những hàng cây này gắn liền với đời sống của chúng tôi, giữ cho Hà Nội một bầu khí trong lành. Chính quyền phải dừng việc chặt cây lại và phải minh bạch đối với những hàng cây đã bị chặt.
Đoàn tuần hành dừng lại và tập trung trước tượng đài vua Lý Thái Tổ dành thời gian tưởng niệm cho những nạn nhân vụ sập giàn giáo ở Hà Tĩnh.
Kết thúc buổi tuần hành vì cây xanh Hà Nội lúc 11h10 phút.
Tin và ảnh Hà Vân, VRNs
- Viết bởi Nhóm phóng viên RFA tường trình từ VN
Trồng cây mỡ là một giải pháp không tốt
Một bạn trẻ tên Nguyên, sống ở quận Hoàng Kiếm, Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi: “Rất là chán, thấy họ bầy hầy quá. Tôi nghĩ đằng sau cái chuyện này là câu chuyện chia chác. Nó quá vô cảm, quá tự tin và nghĩ rằng người dân không biết gì. Phía xâm phạm họ nghĩ rằng người dân không biết gì nhưng không ngờ người dân rất quan tâm. Và cứ thế mà chặt, mà chia chác, hút chích với nhau… Có người nói đây là cây mỡ, nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề chính, vấn đề vẫn là xem thường đời sống của người dân, vô cảm mà!”.
Theo Nguyên, một khi hàng xà cừ lâu năm bị bứng gốc và thay vào đó là những hàng cây mỡ trơ trọi, ít nhất cũng ba năm sau mới có thể cho bóng mát thì Hà Nội sẽ rơi vào tình trạng nóng nực trong mùa hè sắp tới. Bởi Hà Nội thường lạnh cắt da cắt thịt vào mùa Đông nhưng lại nóng nực đến độ ngộp thở vào mùa Hè. Thời tiết hai mùa phân biệt rất rõ ở Hà Nội.
Hà Nội trong năm năm trở lại đây có đến hai lần bị nắng hạn đến mức người dân phải chạy ra các bờ hồ để hóng gió. Trong khi đó, lưu lượng xe máy, xe hơi và xe tải trên đường Hà Nội ngày càng tăng, vấn đề thải nhiệt, thải khói làm nóng bầu không khí thành phố là chuyện khó tránh khỏi. Những hàng cây lâu năm đóng vai trò như những cái máy hút bụi, điều hòa không khí, làm mát cho thành phố. Bây giờ bị chặt trụi, nắng nóng và ô nhiễm sẽ nặng nề hơn trong mùa Hè tới.
Bên cạnh đó, cây mỡ là một loại cây ưa thích của sâu bọ, đặc biệt là sâu róm, một loại sâu gây ngứa và bụi phấn của nó có thể làm nổi mụn bỏng đối với người có làn da nhạy cảm. Trong khi đó, một cây mỡ trưởng thành, đến mùa sâu bọ có thể chứa vài ngàn con sâu trong tán lá và thân cây. Với số lượng hàng trăm cây trên đường phố thì sẽ khó mà lường được số lượng người bị sâu bọ gây ngứa, gây mẩn đỏ và phỏng da vì sâu bọ. Không có gì đáng sợ hơn cho cư dân thành phố một khi họ phải luôn phòng tránh sâu bọ và sâu bọ có thể rơi lên người bất kể giờ nào khi ra đường.
Cũng theo bạn Nguyên, cây mỡ là loài rễ cọc, rễ ở dạng chìm ăn sâu xuống lòng đất, đặc tính này khá hợp khi trồng nó trong môi trường chống bão, tránh bão, tránh nguy cơ bật gốc ở các thành phố. Tuy nhiên, đặc tính chứa sâu bọ của cây mỡ không cho phép người ta trồng nó ở nơi có dân cư và khi bứng cây mỡ từ rừng về thành phố, người ta đã chặt mất rễ cọc để dễ bó bồn, vận chuyển. Chính vì vậy, với thân cây cao chót vót, lại không có rễ cọc, cây mỡ sẽ là mối nguy cho người đi đường trong mùa mưa bão.
Và thay thế cây xanh trong thành phố không phải là một dự án đơn phương của bất kì một cơ quan chủ quản nào được bởi nó liên quan đến sức khỏe và đời sống của cư dân thành phố đó. Đứng trên một nghĩa khác, cây xanh là tài sản của toàn dân bởi khi trồng cây xanh, nhà nước đã dùng tiền từ ngân sách thành phố, ngân sách quốc gia để trồng cây nên khi khai thác cây, thay thế cây cũng cần phải có một sách lược rõ ràng, công khai, thậm chí phải thông qua ý kiến đóng góp của nhân dân. Có như thế mới khỏi rơi vào tình trạng chủ quan, cục bộ và bất minh.
Số gỗ khai thác sẽ dùng làm gì?
Một người làm nghề thợ mộc, tên Vinh, sống tại phố Yết Kiêu, Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi vấn đề làm anh và nhiều bạn trẻ khác quan tâm nhất hiện nay là số gỗ xà cừ khai thác được sẽ về đâu? Vì sao lại không bán cho người dân? Bởi nhiều lần anh liên hệ để mua số gỗ này nhưng không được, những người trực tiếp khai thác cây cho anh biết là gỗ đã có chủ.
Anh Vinh đặt dấu hỏi là có nhiều cây mọc sát nhà dân, được người dân chăm sóc, che chắn trong suốt quá trình trưởng thành, nhiều gia đình đã có thâm niên ba, bốn đời chăm sóc, che chắn cho cây xanh trước mặt nhà của họ, xem cây xanh là một thành viên không thể thiếu trong gia đình họ. Như vậy tại sao nhà nước không có kế hoạch khoán cho nhà đó khai thác cây, trồng cây mới hoặc tổ chức thăm dò nhân dân trước khi khai thác, đến khi thăm dò xong thì tổ chức đấu giá để người dân được mua gỗ theo nhu cầu xử dụng?
Hiện tại, số gỗ xà cừ đã khai thác trên thành phố vẫn là một bí mật đối với người dân. Chưa có người dân nào được mua bất kì tấc gỗ nào để sử dụng. Là một thợ mộc chuyên đóng những sản phẩm có tính mỹ nghệ, anh Vinh mong muốn được mua vài khối gỗ xà cừ để đóng nhưng điều này nằm ngoài khả năng.
Cũng theo anh Vinh, nhu cầu về gỗ ở thành phố Hà Nội rất cao, từ ốp tường, đóng tủ, tạc tượng cho đến đóng những chiếc hộp nhỏ đựng trang sức, các thợ mộc ở Hà Nội đều phải lên tận các cửa hàng ở Tây Bắc để mua gỗ hoặc mua gỗ với giá rất cao tại các cửa hàng gỗ trong thành phố. Nếu như số gỗ xà cừ khai thác được đem bán đúng với giá thị trường để tạo nguồn cho ngân sách thành phố, anh Vinh dự đoán nó sẽ lên đến tiền tỉ. Trong khi đó, người dân Hà Nội khỏi phải hụt hẫng trong chuyện mua gỗ để đóng đồ dùng gia đình.
Nhưng đó mới chỉ là chuyện của những thợ mộc, theo một bạn trẻ tên Hằng, sống ở quận Ba Đình: “Đau đớn lắm, nó có nhiều cái điên rồ đang xảy ra ở Hà Nội. Mình cảm thấy như một cơn giận lớn đang xảy ra vậy. Gần đây không chỉ là chuyện cây xanh mà môi trường Hà Nội đang ngày một xấu đi. Người nước ngoài họ cũng nhìn thấy điều này. Sự xuống cấp về môi trường cũng làm ngạt thở rồi, ô nhiễm rất nặng. Chính quyền họ vẫn ‘khôn’ như vậy nên người dân họ nổi giận”.
Với cái nhìn của một người trẻ như Hằng thì việc hạ cây xanh một cách gấp gáp để rồi sau đó trồng hàng loạt cây mỡ vàng tâm mà lại nói là cây vàng tâm, sau đó, khi bại lộ, trong đêm, tại nhiều nơi đã bứng bỏ cây mỡ và trồng cây vàng tâm thay vào, sáng ra, người dân chỉ biết tròn mắt ngạc nhiên… Theo Hằng, sự ngạc nhiên này chứa một nỗi thất vọng rất lớn của nhân dân trước kiểu làm việc thiếu khoa học và bất minh của chính quyền Hà Nội, nó không chỉ là vấn đề môi trường mà còn liên quan đến vấn đề chính trị.
Hằng lấy làm thất vọng về những gì đang xảy ra tại thành phố cô đang sống!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nguồn: RFA