Tin Việt Nam
- Viết bởi Pv.VRNs Ảnh: Phạm Đức Hiệp
VRNs (15.04.2015) – Chuyển từ miền Đông Nam Bộ sang miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tiếp xúc với một nền văn hóa, tập tục khác hẳn. Người miền Tây (Miền Nam – Đồng Bằng Sông Cửu Long) vồn vã hiếu khách, tính tình khoáng đạt và luôn lạc quan vui tươi. Xem ra do định cư lâu năm nên tình làng nghĩa xóm có phần nồng thắm.
Mỗi lần chúng tôi đến một nơi nào dừng lại để hỏi đường đi, không chỉ một người được hỏi trả lời nhưng những người khác biết được cũng chạy ra và vui vẻ nhiệt tình trả lời. Mỗi lần chúng tôi đến nhà của một vị TPB thì ngay từ đầu xóm, người ta đã bàn tán xì xầm và dõi mắt theo bước chân của chúng tôi. Có những người còn lớn tiếng kêu gọi chúng tôi giúp đỡ người TPB ấy vì hoàn cảnh quá khó khăn. Họ kêu gọi như kêu gọi cho chính những người thân của họ.
Nhưng công cuộc tìm kiếm địa chỉ của nền văn hóa này cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì chúng tôi chỉ có tên tuổi của người TPB theo hồ sơ, nhưng người dân địa phương thì không bao giờ gọi tên của người TPB ấy, mà họ chỉ nói và nói một cách lành mạnh về một ông khuyết tật nào đó có tên gọi là ‘Sáu Nhỏng, Tư Em, hoặc Năm Đen…” vì thế chúng tôi cứ phải liên lạc bằng điện thoại với người thân của TPB này và xin cho biết tên mà người trong xóm thường gọi.
Một khó khăn khác đó là đường xá nông thôn và việc xây dựng nhà cửa trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Nhất là con đường cao tốc Trung Lương đã làm thay đổi bản đồ giao thông của Long An – Tiền Giang (Mỹ Tho). Nhưng hình ảnh trong đầu của người TPB mù mắt, cụt hai chân hơn 40 năm không ra khỏi nhà, nay không còn chính xác nữa, những con lộ mà các ông hướng dẫn chúng tôi đi đã thay đổi rất nhiều, hài hước hơn là những cọc mốc mà các ông hướng dẫn chỉ toàn là: đi qua ba cây dừa quẹo phải, căn nhà màu xanh (chúng tôi đang đứng trước cả một chục căn nhà màu xanh, chạy dọc theo một con lộ), hàng rào dâm bụt (cái hàng rào hơn 40 năm trước nay còn đâu!), cái lộ lót đan nhỏ (nay là con đường rộng cán xi măng ngang 4 mét),…
Chúng tôi khởi sự chuyến đi về Đồng Bằng Sông Cửu Long từ những địa chỉ gần nhất với Sài Gòn: tỉnh Long An. Người TPB chúng tôi gặp gỡ đầu tiên là ông TPB Nguyễn Văn Một, SN 1942, 73 tuổi, Địa Phương Quân, Tiểu khu Long An. Ông bị thương ở Cai Lậy, Tiền Giang, bị tật ở bàn tay và nhiều vết thương trên đầu. Sức khỏe suy yếu theo năm tháng cùng với tuổi già ông liên tiếp bị tai biến nên nói rất khó khăn, không thể di chuyển được, quanh quẩn trên chiếc xe lăn với sự trợ giúp của gia đình. Sau khi để lại cho ông một phần quà, chúng tôi mời gia đình lên SG để nhận chiếc xe lăn mới cho ông. Và ngay sau đó bà đã đến nhận về chiếc xe lăn mới để thay thế chiếc xe lăn cũ đã hư hỏng. Hy vọng chuyến viếng thăm, món quà nhỏ bé và chiếc xe lăn sẽ làm cho ông được vui mừng, sống những ngày tháng còn lại. Chúng tôi nhận được sự tiếp đãi chân tình và nồng hậu của gia đình ông.
Một địa chỉ khác mà chúng tôi tìm đến đúng là một địa chỉ vùng sâu vùng xa, sau khi vượt qua những bờ ruộng chông chênh mà bước chân của những người thành phố khó mà có thể đi vững vàng. Vào cuối một xóm nhỏ sát bên bờ kênh có một căn nhà nhỏ, ấm cúng, hạnh phúc. Chúng tôi nói ấm cúng và hạnh phúc vì người TPB có tên là Nguyễn Văn Ngộ, SN 1954, 61 tuổi, đã có trong cuộc đời của mình một mối tình hết sức thi vị và kiên vững. Chúng tôi nghe bà Nguyễn Thị Phượng Hồng -vợ ông TPB Ngộ chia sẻ với chúng tôi: “Lúc đầu sống với nhau là cả một vấn đề. Nhờ ơn Chúa mà chúng tôi mới vượt qua được tất cả các khó khăn. Nếu như tôi chọn cuộc sống bon chen thì tôi sẽ không thương anh ấy suốt cuộc đời đâu.” Theo như ông bà kể, bà gặp ông ở Tổng y viện Cộng Hòa khi đi thăm nuôi một người anh của bà, tình yêu nảy nở giữa một người em gái của người bạn nằm cạnh giường bệnh với người TPB tên Ngộ cụt cả hai chân, đã bắt đầu một cuộc tình đầy sóng gió mà chỉ có tình yêu thực sự mà họ dành cho nhau mới có thể vượt qua được.
Bây giờ, 43 năm qua rồi, kể từ ngày gặp nhau ở Tổng y viện Cộng Hòa, căn nhà nhỏ của ông bà đầy ắp tiếng cười sau những giọt mồ hôi. Người con gái gốc Bắc năm xưa giã từ gia đình, xóm làng để về làm dâu của bà con người miền Nam, học ăn, học nói, học sống kiểu phóng khoáng miền Nam nhưng tràn trề tình cảm.
Bà Hồng cho biết: “Anh ngồi trên xuồng giăng lưới, đánh bắt cá được mười mấy năm rồi để nuôi con ăn học. Nghề giăng lưới cắn câu là nghề chính của ông ấy.” Bây giờ, chiếc xuồng cũ đã hư hỏng, ước mong của ông là có một chiếc xuồng mới đẩy ra con rạch sau nhà để bắt con tôm, con cá phụ với bà bữa cơm hằng ngày. Chúng tôi rất vui mừng vì có thể chia sẻ một cách cụ thể và làm cho ước mong ấy được trọn vẹn. Một tuần sau, người đàn ông ấy đã có thể bơi chiếc xuồng nhỏ của mình cùng với một tấm lưới mới tinh và lại tiếp tục sự nghiệp với mớ tôm, con tép.
Cùng với chiếc xuồng, chúng tôi cũng gửi cho ông một chiếc xe lăn để dùng làm phương tiện di chuyển trên đất liền thăm bà con lối xóm.
Có những tình huống hết sức bất ngờ hoàn toàn không tiên liệu được, chúng tôi khó nhọc, vất vả để tìm ra địa chỉ nhà của ông TPB Trần Văn Kiểm, SN 1945, 70 tuổi. Cuối cùng thì cũng tìm ra nhưng người đưa chúng tôi đến nhà ông lại là công an xã. Chả là khi chúng tôi đến gần địa chỉ, đang khi hỏi người địa phương bà con nhiệt tình dẫn chúng tôi vào thẳng công an xã và người công an xã cũng rất nhiệt tình bảo chúng tôi lên xe hai bánh của anh ta và chở thẳng lên nhà ông. Không biết người công an xã đơn sơ hay cố tình theo dõi cuộc thăm viếng. Ông ta cứ ngồi đối diện với chúng tôi và ông Kiểm quan sát và lắng nghe. Chúng tôi không nói năng gì được cả chỉ nói rằng, một nhóm từ thiện biết ông bị khuyết tật và nghèo nên đến thăm cùng biếu quà. Nhanh trí chúng tôi xin số điện thoại của con trai ông. Sau khi ra khỏi nhà, đi một quãng đường xa và bảo đảm rằng không bị theo dõi, chúng tôi gọi điện thoại ngược lại gia đình ông và nói sự thật về cuộc viếng thăm của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Thật đáng tiếc, cuộc trao đổi rất khách sáo và đầy tính tự vệ thiếu hẳn sự thân tình.
Chúng tôi lần lượt thăm viếng các ông TPB Bùi Văn Chẳng, SN 1953, 62 tuổi, Nghĩa quân tiểu khu Long An. Ông bị gẫy mất một chân vào năm 1970. Nay sức khỏe yếu, bị khớp và bị lao phổi, phải uống thuốc thường xuyên. Và ông ông TPB Trần Văn Thảnh, SN 1950, 65 tuổi. Ông là lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9 Hoa Kỳ. Ông bị cụt mất hai chân. Chúng tôi thăm viếng và gửi quà đến các ông.
Chúng tôi tìm ra địa chỉ nhà ông TPB Phạm Văn Quang, SN 1953, 62 tuổi. Rất thú vị. Đến nơi hỏi ông Phạm Văn Quang cụt chân không ai biết, nhưng người dân miền Tây nhiệt thành cho chúng tôi biết: “ở đây có ông ‘Sáu Nhòng cụt’ nhà ở tút trong ruộng”. Và theo sự chỉ dẫn của bà con, ông Phạm Văn Quang chính là ông ‘Sáu Nhòng cụt’.
Hoàn toàn trái ngược với khung cảnh sống, một căn nhà vách tôn tồi tàn, không có đến một cái ghế để tiếp khách. Chiếc bàn Thiên được dựng bằng một khúc cây khô. ‘Sáu Nhòng cụt’ lại rất lạc quan vui vẻ, trong trò chuyện ông không hề buồn bã hay ta thán về thân phận của mình một tí nào. Bà -người bạn đời của ông- đã ra đi 16 năm. Duy nhất có giây phút nói về điều này giọng ông xúc động khựng lại. Ông sống đơn giản với mảnh vườn vài cây dừa, vài cây mận sai trái. Ông ngỏ ý đãi chúng tôi nước dừa và chúng tôi hoàn toàn không ngờ được là ông nói ông vẫn thường leo cây để hái. Dân thành phố mê những trái mận ngọt lịm của ông hơn.
Ông đã từng lên tham dự các buổi tri ân và tầm soát sức khỏe của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Mỗi lần đi lên SG là cả một vấn đề về tài chánh và sức khỏe, nhưng ông vẫn muốn tham dự để được gặp gỡ anh em. Chúng tôi, tất cả mọi người khi chia tay ông đều nhận ra rằng, ông thật dễ mến bởi sự đơn sơ, vui vẻ và thân tình của ông. Thật là một nhân cách đáng quý trọng của người lính VNCH.
Tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang đã khép lại một ngày buồn vui lẫn lộn của chúng tôi. Đêm nay, nghỉ chân tại Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Mỹ Thuận. Ngài mai, chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình đến một tỉnh xa nhất trong chuyến đi này là An Giang.
Pv. VRNs
- Viết bởi Đức Thiện, VRNs tổng hợp
VRNs (13.4.2015)- Hà Nội – Sáng Chúa nhật 12/4 vừa qua, hàng trăm người dân Hà Nội tiếp tục tuần hành yêu cầu chính quyền thủ đô minh bạch dự án chặt và thay thế 6.700 cây xanh trong 3 năm (2015-2017).
Đây là lần thứ 4 người dân Hà Nội xuống đường tuần hành, sau khi giới chức thủ đô cho chặt và thay thế cùng lúc hàng trăm cây xanh hồi tháng 3/2015.
Tuy nhiên số người tham gia sự kiện có sự giảm sút so với lần trước. Những người tham gia tuần hành nói hôm 12/4, có gần 200 người tham dự, trong khi cuộc tuần hành 29/3 có tới gần 1000 người tham dự.
Việc chặt hạ cây xanh vừa qua đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều nhà khoa học, trí thức với câu hỏi “Có nơi nào duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt hàng loạt?.” Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng chính quyền không tham vấn ý kiến người dân và các nhà khoa học khiến vụ việc trở nên thiếu minh bạch.
Trong một diễn biến khác, một nhóm luật sư đã kêu gọi những người quan tâm tham gia ký tên vào một văn bản, để yêu cầu chính quyền giải trình về vụ việc.
Dựa trên hiến pháp VN năm 2013, nhóm 5 luật sư này cho biết, “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận, kiến nghị” về các vấn đề trong xã hội.
Với các biểu ngữ “Tôi yêu cây”, “Cây yêu tôi”, “Yêu cầu minh bạch” v.v… đoàn người tuần hành xung quanh hồ Hoàn Kiếm, và đi tiếp một vòng nữa đến trước trụ sở UBND thành phố Hà Nội. Cũng có các tình nguyện viên theo sau để nhặt rác trên đường tuần hành.
Chính quyền thay đổi thái độ với các cuộc tuần hành?
Blogger Phạm Đoan Trang, một người tham gia tuần hành, nhận xét trên facebook cá nhân: “Cuộc tuần hành diễn ra rất tốt đẹp, khi tất cả mọi người tham dự đều giữ tinh thần ôn hòa, văn minh, lịch sự. Lực lượng công an, cảnh sát, dân phòng cũng đã cư xử theo hướng tôn trọng quyền tụ tập và biểu tình của người dân.”
Blogger này cũng cáo buộc lực lượng công quyền đã “ngăn chặn một số người từ sáng sớm để họ không ra Bờ Hồ [tuần hành]. Họ cũng liên tục gọi loa giục mọi người giải tán ‘để đảm bảo an ninh trật tự’.”
Tuy nhiên, blogger Đoan Trang ghi nhận “cách đối xử của lực lượng công quyền đối với người biểu tình đã khác rất nhiều” so với những năm trước và cho rằng, đây là “một sự thay đổi tốt từ phía chính quyền”.
Thái độ “của nhân viên công quyền về cơ bản là tốt đẹp. Tôi tin như vậy, cũng như tin chắc là nếu họ muốn giải tán đám đông, ngăn chặn mọi cuộc tụ tập, thì họ hoàn toàn có thể làm điều đó.”
Trong khi đó, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, một người tham gia tuần hành khác lại nhận xét, với cách hành xử của lực lượng công quyền kể trên vẫn chưa thể khẳng định là chính quyền thay đổi thái độ với các cuộc tuần hành.
Ông Vinh nói đó là chỉ là những thay đổi ở bờ Hồ Gươm, trong khi “Tôi biết một số người vẫn bị chặn ở cửa ngõ, vẫn bị theo dõi, vẫn bị rất nhiều người lạ mặt vây quanh nhà.”
“Ngay cả bản thân tôi cũng vậy, tôi bị 5-6 người vây trước ngõ từ sớm. Rồi nhiều cuộc điện thoại và hành động không bình thường trong ngày hôm đấy. Rất nhiều người bị công an, cảnh sát vào nhà đe dọa.
Ông Vinh nói tiếp: “Duy nhất có điều thay đổi là khi người ta lên tuần hành ở bờ thì không có lực lượng còi hụ [như những lần trước], không có hiện tượng công an đi hàng loạt rồi làm ầm ĩ.”
“Điều này cũng dể hiểu thôi bởi vì họ nhìn thấy hiệu quả của việc thay đổi [cách ứng xử] như thế… Trong lúc người ta căm phẫn như vậy mà việc cố tình đưa những hành động [] sẽ làm kích thích sự việc mà thôi.”
Blogger này cũng cho rằng “cách hành xử [của lực lượng công quyền] như vậy tốt cho cả hai bên, những người diễu hành cũng cảm thấy rất hài lòng.”
“[Cuộc tuần hành] rất là tốt đẹp, thể hiện ý chí và nguyện vọng của người dân đối với môi trường, cây xanh. Mọi người rất đoàn kết và rất là ôn hòa. Không có những hành động quá khích, không có sự xô xát nào.”
Nhóm vận động tuần hành cho biết thêm, mục đích của sự kiện còn nhằm thể hiện tình yêu môi trường, ‘góp tiếng nói bảo vệ cây xanh Hà Nội’, kêu gọi các bên liên quan đến việc chặt cây phải chịu trách nhiệm pháp luật và không để xảy ra những sự việc tương tự.
Đức Thiện, VRNs tổng hợp
- Viết bởi Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R
VRNs (15.04.2015) – Sài Gòn – Kính thưa quý TPB VNCH đang sống tại các tỉnh/thành phố Sài Gòn, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Tây Ninh.
Trước hết, Ban tổ chức chúng tôi thành thật xin lỗi quý anh em đã được gọi về DCCT Sài Gòn ngày 17.04.2015 sắp tới để được kiểm tra sức khoẻ đợt 7 vì chương trình này đã bị huỷ.
Kế đến chúng tôi xin gửi lời xin lỗi sâu xa đến quý y, bác sĩ thiện nguyện, quý vị hảo tâm xa gần, quý anh chị em tình nguyện viên, tổ phục vụ cơm trưa, 4 Phòng khám Đa khoa mà chúng tôi đã làm hợp đồng xét nghiệm cận lâm sàng.
Nguyên nhân tạm thời lúc này chúng tôi không được phép tổ chức.
Quyết định được thông báo quá gần ngày tổ chức. Chúng tôi biết việc huỷ bỏ ngày kiểm tra sức khoẻ này gây ra cho anh em nhiều hụt hẫng và bất tiện vì anh em đã chuẩn bị mọi sự để lên đường. Chúng tôi biết rằng quý y, bác sĩ và các tình nguyện viên cũng rất buồn lòng. Chúng tôi sẽ cố gắng thông tin đến từng người.
Ban tổ chức chúng tôi thành thật xin lỗi tất cả quý vị về sự việc đáng tiếc này.
Trong tương lai, với tư cách cá nhân Tu sĩ, Linh mục DCCT, chúng tôi sẽ tìm cách để quý anh em TPB VNCH được phục vụ tiếp tục, vì lương tâm chúng tôi xác tín rằng quý anh em chính là những người bơ vơ tất bạt, những người bị bỏ rơi hơn cả, là đối tượng của Tu sĩ DCCT chúng tôi.
TM. nhóm phục vụ TPB VNCH
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R
- Viết bởi Bảo Giang
Mấy hôm trước tôi định viết bài, CHÀO MỪNG PHÁI ĐOÀN BÁN NƯỚC LÊN ĐƯỜNG, nhưng lại thôi. Thôi, không phải vì không biết họ sẽ bán nốt những gì của nước ta còn xót lại. Nhưng thôi vì nghe lòi người xưa dặn bào “ mừng người về chứ ai mừng người đi bào giờ”. Nay, phái đoàn bán nước do Nguyễn phú Trọng cầm đầu, với 4 ủy viên trong bộ chính trị, cùng với nhiều bộ trưởng, ủy viên trung ương tháp tùng đã về. Lại mang về những thành quả rực rỡ trong chương bán nước của nhà nước CHXHCN, nên chẳng lẽ không viêt bài… mừng!
Sự kiện … mừng này có ít nhất hai lý do: Thứ nhất, phải “nhiệt liệt chào mừng” phái đoàn bán nước trở về là vì ở nước ta, từ xưa đến nay đã có nhiều phái đoàn đi xứ nước người. Nhưng có nhiều đoàn bán nước đã phải bỏ xác ở nơi xứ người như đoàn của Lê chiêu Thống, đoàn của Trần ích Tắc, có đi mà không có về. Rồi mới đây, vào năm 1942, là đoàn của thiếu tá Hồ Quang, đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, sau khi xâm nhập vào Việt Nam thành lập đảng cộng sản Đông Dương, khi về hay sang Tàu trình báo kết qủa thì bị quan quân của Tưởng giới Thạch chịt cổ, đẩy vào trại lao động, nghe nói là ăn mặc đói rách lắm, lại còn bị bọn Tầu Tưởng dần cho mềm người vì bị nghi là Hán gian. May nhờ có anh em bên Quốc dân Đảng Việt Nam tưởng nhầm là người mình, nên xin Trương Phát Khuê tha mạng cho. Tuy nhiên, trước khi ra khỏi nhà tù, Hồ chí Minh lại ngứa nghề, thò tay chôm một tập thơ của người tù nào đó. Dấu kỹ lắm, mãi đến khoảng năm 1960 mới dám để lộ ra ngoài và nhận là do mình sáng tác để cho văn thi nô thổi ống đu đủ. Thật là toát mồ hôi hột, nghề tuy quen, nhưng lúc chôm chỉ sợ có người nom thấy. May mà tác giả thật đã chết lâu rồi, nếu không là rầy rà lớn. Đến sau khi ra khỏi tù, Hồ Quang biến thành Hồ chí Minh (đúng ra là Hồ Quang đã khai láo cái tên Hồ chí Minh ngay khi bị bắt) lại được lệnh sang Việt Nam mở kháng chiến lừa bịp ngưòi Việt Nam theo chiêu bài “giải phóng Dân Tộc và Độc Lập đất nước” .
Kết quả, dân nam vì khát khao Độc Lập mà bị lừa và Việt Minh cướp được chính quyền vào ngày 02-9-1945, sau này thành nhà nước VNDCCH là tiền thân của nhà nưóc “ cộng huề xã hội chí ngu” hôm nay. Chính nó đã tạo nên muôn ngàn thống khố điêu linh cho người dân Việt Nam. Theo đó, cứ mỗi lần phái đoàn của đảng cộng sang Tàu ký thoả ước bán thêm ít mặt hàng như đất đai, bờ biển, sông ngòi của Việt Nam là toàn đảng mất ăn, mất ngủ. Chỉ sợ có đi mà không có về. Nay đoàn ta đã về. Thế là lại mồ yên mả đẹp thôi! Gọi là có mồ yên mả đẹp là vì nếu phen này Tập cẩm Bình mở lòng xót thương, nhất trí bảo vệ băng nhóm của đảng ta do bí thư Trọng đưa đi, và nhất trí xắp sếp các đồng chí ấy vào vai lãnh đạo cho vài khóa tới thì các lãnh đạo của đảng ta dĩ nhiên là sẽ có mồ yên mả đẹp xuốt! Nhờ đó, toàn đảng lại ăn trên ngồi trốc. Lo gì cái thế lực thù địch đạp đổ thành quả của “cách mạng”. Đã thế, cả nước đều được phát chữ hạnh phúc. Cứ bước ra đường là đụng mặt tiến sĩ! Theo đà này mà tiến chả mấy chốc các đồng chí quét đường, làm công tác chặt cây xanh cũng phải nhét cái bằng tiến sĩ vào túi mới có việc làm. Phần dân chúng thì tự do… sướng!
Chuyện đi xứ nhìn chung là thế. Riêng về thành tích của phái đoàn bán nước kỳ này, theo đài, ngay khi phái đoàn của ta xuống phi trường, và chân ướt chân ráo bước vào đại sảnh đường ở TC là cả đoàn mắt trước mắt sau, ký một lúc đến 7 thỏa ước có sẵn. Nghe báo, việc ký kết 7 thỏa ước này đã diễn ra trong một bầu không khí rất phấn khởi, đầy hợp tác và không thắc mắc. Lý do, có lệnh ký là ký. Có giờ đâu mà đọc, mà tham khảo. Hơn thế, có đọc thì cũng chẳng hiểu trong đó nó nói những gì. Nếu chẳng may có hiểu được đôi ba ý thì nó lại rất hợp với ý đoàn đi bán. Theo đó, phái đoàn của đảng ta ký ngay. Ký như là một thủ tục cần thiết của người xin nhập cảnh vậy!
Thật ra, việc phái đoàn bán nước do Nguyễn phú Trọng cầm đầu đi chầu TC đạt được thành quả to lớn và sớm sủa như thế là vì theo truyền thống đã có sẵn từ thời thiếu tá Hồ Quang, sau đổi là Hồ chí Minh, để lại. Mỗi khi chính thức hay lén lút về thăm quê Tàu thì Hồ chí Minh đều mắt trước mắt sau ký kết vào đủ mọi loại giấy tờ do Mao và Chu đưa ra. Việc ký kết chẳng ai biết, nên không có trở ngại gì. Tuy nhiên, không thể ký quá nhiều, quá lộ liễu vì sợ lộ kế hoạch “ve sầu thoát xác” của Hồ. Theo đó, một kế hoạch được đề ra. HCM chỉ đạo cho Đặng xuân Khu, nhân danh tổng bí thư đảng cộng viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc tễ của Tàu để xin làm chư hầu cho TC.(1951) Kế đến, đẩy Khu vào kế hoạch giết 172000 người Việt Nam trong mùa đấu tố. Sau đó thay ngựa, Hồ chí Minh đẩy Lê Duẫn lên nắm bí thư, đưa sang chầu Mao để Duẫn có dịp quỳ gối tạ ơn và bày tõ lòng trung thành với Mao là ” cuộc chiến này là chúng tôi đánh cho Trung quốc, liên sô…” Hoặc giả “ chúng tôi kiên cường chiến đấu là hoàn toàn phụ thuộc vào công việc của Mao chủ tịch” Lời khuyển mã nó thống thiết làm sao chứ!
Ở ngoài ai biết đây chính là độc kế của Tàu, dùng Hồ Quang để trói buộc Khu, Duẫn và tập đoàn Việt cộng vào trong cái thòng lọng của Tàu. Có muốn tháo ra cũng không thể tháo được. Bởi vì dân chúng Việt Nam mà biết kế hoạch này thì chúng chết không kịp trối. Nên sau Khu, Duẫn là tới Đồng, HCM đã chỉ thị cho Đồng ký công hàm về Trường Sa và Hoàng Sa vào năm 1958 để Y thiên thu mang tội bán nước với dân nam. Riêng Võ nguyên Giáp thì đã tuyệt đối trung thành và tuân lệnh Trần Canh, ném binh lính Việt Nam vào cuộc chiến để bảo vệ và mở rộng biên cương cho nước Tàu về phương nam rồi. Từ đó, tất cả những chuyến đi xứ sang Tàu của Việt cộng đều theo một truyền thống bất biến. Bất cứ TBT nào muốn được TC bao che, chấp thuận, khi đến chầu Trung cộng đều phải có lễ vật như đất đai, bờ biển, sông ngòi của Việt Nam đâng lên cho TC để tỏ lòng thành với chủ nhân.
Theo truyền thống này, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh, sau khi học được bài học của kẻ thù từ biên giới vào năm 1979, thay vì nhận ra lỗi lầm, tạ tội với dân với nước vì đã gây ra tại họa cho nước và gây ra qúa nhiều tội ác với đồng bào, rồi quyết một lòng sống chết với quân thù ở đầu sóng ngọn gió và đốc thúc quân Nam chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương. Việt cộng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh lại vội vã xin sang Thành Đô để tạ tội và ký mật ước với Giang Trạch Dân và quân dân TC. Vì mới ở rừng về, nên mật ước ở Thành Đô không có nhiều điều khoản rườm rà. Nghe nói là chỉ có vài điểm chính, noi theo Đăng xuân Khu trước kia vlà lạm dụng vị thế cầm quyền, xin cho Việt Nam thành một vùng đất tự trị thuộc Trung cộng vào năm 2020. Đổi lại, các quan cán của Việt Nam xin TC bảo vệ và nâng lên hàng Thài Thú. Kết quả, vì quyết tâm phản bội Tổ Quốc Việt Nam, nên ngay sau khi trở về, các quan cán Việt cộng đã thúc nhau xây đài đắp tượng dựng nghĩa trang, lập mộ bia cho quân cưóp nước. Phần binh lính Viêt Nam, bị coi như những tội phạm. Những người đã chết trong cuộc chiến thì không có nấm mồ yên nghỉ. Kẻ còn sống thì đi vào dòng sử Việt theo bài ca: “đầu đường đại tá và xe cuối đường thiếu táccụt què xni ăn”. Cũng may là họ chưa bị nhà nước Việt cộng lên án bằng văn bàn là những kẻ chống lại chủ nghĩa bành trướng Bắc kinh mà thôi.
Đến Lê khả Phiêu, Lê dức anh, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải… thì đường biên giới Trung - Việt đã được phân định rõ ràng từ thời Mãn Thanh, 1884. Nay nhờ những viên cán bán nước có tay nghề này mà Việt Nam mất luôn Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bờ biển Tục Lãm và phân nửa vịnh bắc bộ theo cái hiệp ước và hiệp thương biên giới 1999 và 2000. Kế đến Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng, Trương tấn Sang, Nguyễn sinh Hùng, Hoàng Trung Hải… nhất định không chịu thua những người đi trước, nên đã ký thỉnh nguyện thư mời TC vào thẳng trong đất liền, nằm giữa lòng đất Viêt Nam ở Tân Rai, Nông Cơ, cửa Việt, Vũng Áng, Bình Dương… và các khu rừng đầu nguồn mà quản trị từ 50 đến 100 năm! Từ đó dân Việt chỉ còn lại đôi mắt trắng, nước Việt thì trong cơn dẫy chờ chết!!
Trước cảnh trâu buộc ghét trâu ăn, Nguyễn phú Trọng liền dẫn sang Tàu một phái đoàn hùng hậu. Trước là xin bên ấy chuẩn nhận cho một số công tác nhân sự để đảm bảo cho việc thi hành mật ước Thành Đô đến đích vào năm 2020. Bàng cách đặt Phùng quang Thanh, kẻ rất sợ người gìa cũng như em bé Việt Nam có tư tưởng chống Tàu làm hại cho nước… Tàu sẽ được vào vai TBT. Cái ghế chủ tịch nưóc và chủ tịch cái gọi là quốc hội của đảng cộng thì sẽ do Nguyễn thị Kim Ngân và Nguyễn thế Huynh nắm giữ. Vai thủ tướng thì một là giao cho Phạm bình Minh, người được coi là chống Tàu thân mỹ để làm con mồi đánh lạc hướng chủ trương triệt để theo Tàu của nhà nưóc. Trường hợp cần đến một cái búa tạ thì dùng Nguyễn đại Quáng vào ghế thủ tướng. Đã quật ngã được phe của Nguyễn tấn Dũng, lại còn có thể ca lại bài “ chống mỹ cứu nước” để triệt hạ hai tên mang quốc tịch Mỹ trong nhà Nguyễn tấn Dũng để làm gương cho mọi cấp quyền. Riêng về phía nhân dân, đặc biệt đối với những kẻ đòi dân quyền, nhân quyền, công lý thì cánh của lao tù mở rất rộng để chào đón. Đón vào. Mỹ xin thì tống đi! Phần các nhân sự khác thì cứ tính theo lòng trung thành với phương bắc mà xắp xếp. Với thành phần cốt cán này thì đến năm 2020, vỏ bọc dầu còn có tên Việt Nam nhưng bảo đảm là ruột Tàu!
Đổi lại phái đoàn bán nưóc do Nguyễn phú Trọng cầm đầu đã ký ngay 7 “ thỉnh ưóc” viết sẵn mà chẳng cần biết bên trong nội dung thế nào. Tuy nhiên, qua những cái tựa đề của Thoả hay Hiệp Ước, người ta có thể hiểu được toàn bộ những nội dung chứa bên trong như sau:
1. “Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng cộng sản giai đoạn 2016-2020.”
Nói toạc ra, đây là một trong những kế hoạch quan trọng nhất mà PQT hay bầt cứ ai có thể phải thực hiện trong thời gian tới nếu vồ được chức vụ TBT đảng CSVN. Chữ hợp tác nói cho nó sang vậy, thực chất là trong giai đoạn này phải khai triển nhiều công tác để biến đảng CSVN thành một chi bộ của đảng CSTQ. Với kế hoạch này, rồi ra sẽ có nhiều cán bộ đảng từ TC sang xây dựng và nắm các công tác điều hành đảng cộng sản VN từ trung ương cho đến các quận huyện, địa phương. Dĩ nhiên, nó là cơ sở để chuyển dần sang lĩnh vực hành chánh. Mặt khác, những quan cán cộng Việt Nam xem ra đối chọi với kế hoạch sẽ được điều sang công tác tại các phân chi khu bộ ở bên Tàu thay vì bị thanh trừng?
2. “Hiệp định hợp tác dẫn độ.”
Đây chẳng qua chỉ là cái bánh vẽ, cứ làm như là hai nước độc lập trong tương quan ngoại giao cho nó vui cửa vui nhà. Thực chất, Tàu cộng chỉ huy Việt cộng thì cần gì phải có cái thoả ước này. Tuy nhiên, nó cũng có ý răn đe cán cộng tại Việt Nam không nên bao cho cho những thành phần tham nhũng cũa Trung cộng thay hình đổi dạng dạng trốn sang Việt Nam.
“
3. “Bản ghi nhớ giữa hai bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của LHQ.”
Đây là một cánh tay rắn chắc tước đoạt cái công quyền Độc Lập của phái đoàn quân sự của Việt cộng khi thi hành công tác giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Gọi là cánh tay rắn chắc, vì nó đã triệt buộc phải đoàn Việt cộng phải tuyệt đối tuân thủ theo lênh của quốc phòng Trung cộng khi thi hành nhiệm vụ ở ngoại quốc. Ai cũng biết, một khi các phái đoàn quân sự của các quốc gia thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc có phài đoan quân sự tham gia bảo vệ hòa bình thế giới thí phải tuân thủ theo những chỉ dẫn của Liên HIệp Quốc, không bao giờ phải nghe lệnh của bất cứ một quốc gia nào khác. Nay Trung cộng đặt ra cái bản chỉ dẫn này có khác gì tước đoạt hay buộc phái đoàn Việt cộng vào cái thế làm nô dịch, chư hầu cho TC ngay cả khi bước vào sinh hoạt của thế giới. Nghĩa là phải theo hướng dẫn của TC thay vì bản chỉ dẫn của Liên Hiệp Quốc! Đây là một điều khoản vô cùng tủi nhục cho Việt Nam, xét trên diện quốc té và thể diện quốc gia, nhưng phái đoàn bán nước do Trọng cầm đầu vì thuộc diện “Xã Hội Chí Ngu” nên cho rằng đó là một vinh dự được đi bên cạnh và nghe chỉ dẫn của TC, nên họ ký ngay! Như thế, khi ra ngoài, đoàn quân của Việt cộng đã đương nhiên bị tước bỏ cái vị thế Độc Lập khi thi hành nhiệm vụ Quốc tế, bên trong lại do PQ Thanh điều khiển thì chả mấy chốc thành quân Việt thành quân … Tàu ô! Ô hô!
4. “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ ( MOU) giữa bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam và Ủy ban cải cách phát triển quốc gia Trung cộng.”
Đây là bộ nhớ có tính cách thi hành tiếp theo thỏa ước (1) và (3) ở trên. Nó đi vào chi tiết hơn, và đi vào hệ cơ sở hạ tầng. Thật là khủng khiếp, cả một bộ gọi là Kế Hoạch và Đầu Tư, một bộ đem lại sự sống chết cho tương lai của một dân tộc, của một nước giờ được Việt cộng Nguyễn phú Trọng đem đặt dười quyền điều hành của một Nhóm thuộc “ủy ban Cải Cách phát triển quốc gia của Trung Cộng” ư? Quyền lợi của Việt Nam còn không? Hãy nhớ, theo thỏa ưóc này, cái Nhóm này sẽ làm việc theo lệnh của Ủy Ban cái cách phát triển quốc gia Trung Cộng, chư không phải là phát triển cả hai nước. Nghĩa là, nền kinh tế dịch vụ và đầu tư của Việt Nam từ thượng tầng cho đến hạ tầng đều phải lệ thuộc dười sự chỉ chỉ đạo trực tiếp của TC và tuân thủ tầm nhìn để phát triển quốc gia Trung Cộng. Nói trắng ra là phục vụ cho quyền lợi phát triển của Trung cộng. Nghĩa là bất cứ nước tư bản nào muốn đầu tư vào Việt Nam thì trước hết Nhóm sẽ nghiên cứu xem cái vụ đầu tư ấy có phát triển quốc gia TC hay không, hay nó sẽ cạnh tranh với quyền lợi của TC. Nếu nó phù hợp với sự phát triển của quốc gia TC thì Yes nếu không thì NO. Hỡi ơi là “ Hiệp Ước”! Hỏi xem, dân ta còn gì để ăn, để làm. Hỡi ơi, những hoạt động về Kế Hoạch- Đầu Tư tại Vệt Nam không nhắm cho quyền lợi và phát triển kinh tế cho Việt Nam nhưng lại phải phù hợp với phát triển quốc gia của TC thì còn đề tên cái bộ ấy làm gì? Về Quân sự đã mất theo thỏa ước số (3). Nay kế hoạch đầu tư phát triển của quốc gia cũng không còn. Việt Nam tôi về đâu?
5. “Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa ngân Hàng nhà nước Việt Nam và Ngân Hàng nhân dân Trung cộng.”
Câu chuyện về tài chính đến đây coi như đã được định đoạt. Chữ Nhóm viết hoa ở đoạn này nhắc nhở rằng một ủy ban định chế về Tài Chánh và tiền tệ sẽ ra đời và đặt đưới sự điều động và điều kiện hoạt động sẽ do Trung cộng đề ra. Nói cách khác, trong tương lai, tiền tệ Trung quốc sẽ là ngoại tệ cho Việt Nam và tiền Trung quốc sẽ có thể được lưu dụng song hành trong thị trường tại Việt Nam giống như đồng URO đang được phát triển và lưu hành tại Âu Châu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia ở Âu Châu có bản sắc riêng của mình, trong khi đó Việt Nam sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào những điều khoản do Nhóm công tác tài chính của TC định đoạt ( dù trong Nhóm có một số người Việt Nam). Kế đến, ở đây tuy có chữ giữa hai ngân hàng, nhưng xem ra thực tế thì cái ngân hàng nhà nước Việt cộng sẽ hoàn toàn không có tiếng nói, nó chỉ được coi như một chi nhánh để thi hành công tác tiền tệ của TC mà thôi. Theo đó, trong bước đầu, tiền Hồ rác còn được phép lưu hành theo hai dòng tiền khác nhau. Nhưng nó chỉ là khoảng thời gian tập cho dân Việt quen mặt và cất giữ tiền Tàu ( vì nó có gía hơn). Sau đó, theo thời gian tiền Việt cộng sẽ dần dần biến mất trên thị trường. Dân ta là người Việt Nam nhưng lại dùng tiền TC làm cơ sở buôn bán, tiêu dùng. Hỏi xem Nước có còn không?
6. “Thoả thuận về các vấn đề thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa hai Bộ Tài Chánh”.
Điều cần ghi nhận ngay ở đây là. Trung cộng không hề nhắc gì đến chữ Biễn Đông nữa. TC tư coi như đã hoàn toàn là của họ, chẳng làm gì có tranh chấp và phái đoàn bán nưóc của Trọng cũng không dám có một câu về chuyện này. Đã tệ hại như vậy, nay Trung cộng còn trực tiếp tiếm đoạt luôn quyền định lệ về thuế khoá trong việc thăm tìm dầu khí ở vịnh Bắc Bộ. Nghĩa là họ có quyền vào đến xát Hải Phòng, Quảng Ninh để tìm dầu khí, nhưng quyền thiết lập thuế khóa lại do TC định đoạt, dù ở đây họ có nói đến chữ giữa hai bộ tài chánh. Như thế, nay mai ngư dân ở Hải Phòng, Quảng Ninh và những chuyến du thuyền ra vịnh Hạ Long chắc cũng sẽ nằm trong quy chế này và phải có giấy phép về thuế của TC? Một nước mà không có quyền định đoạt về các sắc thuế trên phần đất của mình thì đó là nước gì?
7. “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình TUTQ.”
Trước hết, chẳng làm gì có chuyện hợp tác làm phim chuyên để giữa hai đài tryền hình này. Bởi lẽ chuyên đề trên các đài truyền hình quốc gia thường bao gồm những chuyện liên quan như tin tức. sinh hoạt và lịch sử, đời sông, văn hóa của quốc dân của mỗi quốc gia. Đó là ngành riêng biệt của mỗi một quốc gia. Nay có thoả ước này thì có khác gì việc TC có kế hoạch trói buộc các đài truyền hình của Việt Nam phải trình chiếu những chuyên đề về tin túc, lịch sữ và sinh hoạt văn hóa TC do đài truyền hình TU của Tàu chuyển đến. Chuyển đến trình chiếu để người dân Việt Nam tập quen dần với nếp sống, ngôn ngữ và lịch sử đời sống, văn hóa của TC? Rồi trẻ nghe từ lúc mới mở mắt khi lớn lên thì cho đó là lịch sử, là tin tức, là văn hóa, sinh hoạt của mình? Ai còn cảm nhận đến nền văn hóa, phong tục, tập quán và lịch sử Việt Nam? Rồi những thế hệ kế tiếp còn biết gì đến dân tộc và văn hóa nòi giống của mình? Liệu có ai còn biết đến Nhị Trưng, Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung của nước nào nữa hay không? Liệu đây có phải là sách lược cuối cùng của chương Hán Hóa mà TC muốn đổi máu của ngưòi Việt, thay văn hóa Việt, lịch sử Việt bằng một chừ Tàu hay không? Và liệu đây có phải là đoạn kết trong việc thi hành lời kêu gọi người Việt Nam là hãy bỏ chữ quốc ngữ học tiếng Tàu, uống thuộc Tàu để được làm chư hầu cho TC của tập đoàn cộng sản HCM hay không?
Đọc đến đây, bạn nghĩ gì? (xin cho ý kiến trong phần phản hồi). Đây có là bức tranh ảm đạm và bi quan mà tôi cố tình phóng đại sau khi đọc những cái tựa đề của 7 thoả hiệp do phái đoàn bán nước của Trọng vừa ký không?
Phần cá nhân, tôi xin xác định là không hề tô màu cho những luận cứ này. Trái lại, nếu đó chưa phải là những luận chứng chuẩn xác từ 7 thỏa hiệp này thì sự sai biệt của những chứng luận này với thực tế trong tương lai khi CS bắt đầu thực hiện 7 thoả hiệp này không có một khoảng cách qúa xa, nếu như không muốn nói là rất rất gần nhau. Bởi vì theo tôi, tập đoàn CS từ HCM cho đến thế hệ hôm nay, và nhất là những kẻ đã từng ký vào những văn bản bán nước Việt Nam cho TC đều là những kẻ không có liêm sỷ và tự trọng Việt Nam. Đơn giản, họ là Việt cộng! Thành phần phản quốc hại dân. Cuộc sống của chúng được bao che bằng tội ác và gian trá. Theo đó, những chứng luận trong bài viết này có thể còn là quá đơn giản, như một dấu phẩy nếu đem so với đích điểm mà tập đoàn cộng sản đã nhắm tới trong việc thực hiện 7 thoả ước này. Nó chỉ khả dĩ nêu lên được một vài nét đại cương của 7 thỏa hiệp này. Như thế, tuyệt đối không phải là một bi quan. Trái lại, tôi cho rằng, 7 thoả hiệp này sẽ là một bước nhảy vọt mà tập đoàn cộng sản sẽ đem ra thi hành để mong đạt đến cái mốc thời gian làm chư hầu cho Trung Cộng theo mật ước ở Thành Đô vào năm 2020 mà thôi. Noí cách khác, nó là những thoả thuận triệt buộc Việt cộng phải thực hiện những điều đã ghi chép trong Mật Ước Thành Đô!
Đứng trước viễn tượng Việt Nam sẽ rơi vào vòng nô lệ cho bắc phương, người dân Việt Nam phải làm gì? Phải tỏ rõ thái độ và lập trường của mình ra sao?
Thứ nhất. Bạc nhược và tiếp tục giữ thái độ bạc nhược trước kẻ thù của đất nước là tập đoàn cộng sản, nhưng lại rất mạnh mẽ chỉ trích nhau, chia rẽ nhau theo sự bạc nhược đã ăn sâu vào sinh hoạt của chúng ta từ mấy chục năm qua chăng? Nếu ai chọn con đường này, dĩ nhiên, kể cả dân chúng và hàng ngũ cán bộ CS, nên thúc dục con cái học tiếng Tàu để xem phim Tàu, nghe tin tức Tàu và nếu cần, xin vào đảng cộng sản Tàu ngay kẻo nhỡ. Và đừng bao giờ kêu khổ dưới gông cùm cộng sản nữa. Thay vào đó là hãy tập cho mình và con cháu mình kiếp sống làm nô lệ. Hãy quên đi quyền làm người mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta. Hãy quên đi mình là con cháu của giống Rồng Tiên, với lịch sử 5000 dựng nước và giữ nước. Nói cách khác, hãy làm tôi cho tội ác và gian trá của cộng sản mà sống!
Thứ hai, trong hơi thở, tiếng nói của anh, của em, của chị của tôi, của đồng bào ta còn dòng máu Việt Nam, được luân chuyển từ ý chí hào hùng của quốc tổ Hùng Vương chuyển qua các thế hệ với Nhi Trưng, với Đức Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Bình đình Vương, rồi đến Quang Trung Nguyễn Huệ, Ngô đình Diệm hay Ngụy văn Thà và những ngưòi chiến binh nằm xuống trong chiến dịch biên giời thì hãy cùng đứng dậy, nhìn thẳng vào một thực tế mà nhận lấy một sự thật là: Chúng ta đã bị cộng sản lợi dụng và tập đoàn CS HCM đã bán rẻ không phải chỉ chúng ta và con cái chúng ta, nhưng còn là cả giang sơn và tương lai Việt Nam cho kẻ thù của dân tộc đến từ phương bắc lâu rồi. Và nay đã đến lúc chúng phải thanh toán phần cuối trong khế ước buôn dân bán này để nhận lấy những đặc ân cho chúng và con cái chúng, trong đó có cả việc bảo đảm cho chúng có được phần mồ yên mả đẹp bên cạnh những nghĩa trang “liệt sỹ” Trung cộng trên đất Việt, hay trên đất Trung hoa. Phần chúng ta những con dân Việt Nam, không kể riêng ai, chẳng trừ ra quân và cán bộ CS, tha thiết với tương lai của đất nước chỉ là một thứ nô lệ không tên tuổi để cho chúng xử dụng và bóc lột.
Theo đó, chúng ta, tất cả mọi người, không loại trừ một ai, còn mang dòng máu Việt Nam, dù là người ở hải ngoại hay trong nưóc, là dân hay là cán, tuy có khác biệt, nhưng không phân biệt tôn giáo, phái tính, tuổi tác, phải khẳng định là: Chúng ta chỉ có một quê hương duy nhất là Việt Nam. Việt Nam chính là tương lai của chúng ta và của con cháu chúng ta. Thế hệ tuổi trẻ của chúng ta sẽ qua đi, nhưng ở nơi đó nhất định phải là nơi thuộc về con cháu chúng ta, dòng dõi của Việt Nam chúng ta. Nơi đó sẽ vĩnh viễn tồn tại màu cờ Độc Lập của Tổ Quôc Việt Nam. Nơi đó vĩnh viễn ghi lại dòng máu bất khuất hào hùng của tiền nhân và của chính chúng ta. Nời sẽ vĩnh viễn là phần đất Tự Do, ở đó chúng ta và con cháu chúng ta có cuộc sống sinh hoạt Dân Chủ, Nhân Quyền và Công lý. Nời tình nghĩa đòng bào và nền văn hóa nhân bản của dân tộc, cũng như nền văn hóa bác aí, hỉ xả của tôn giáo phải được tự do phát triển và tôn trọng.
Để có thể đạt được một tương lai chung này trên phần đất của Việt Nam, chúng ta không van nài, không cẩu khẩn riêng ai, nhưng phải tự quyết bằng chính sự hy sinh của chúng ta. Cái chết ai cũng sợ. Nhưng đây là lúc buộc chúng ta phải vưọt qua cái chết để tìm cuộc sống cho tương ai của dân tộc, cũng chính là tương lại của chúng ta và của con cháu chúng ta. Để đạt được ước nguyện này, chúng ta chỉ còn có một con đường duy nhất để đi. Hay đứng thẳng dậy. Hãy trao gởi niềm tin cho nhau từ ánh mắt. Cha nắm lấy tay con, vợ nắm lấy tay chống. anh nắm lấy tay em, cùng vững bước ra khỏi nhà. Hãy lên đường. Hãy thân ái nắm lấy tay người đồng hương, ngưòi chung lối xóm. Hãy tin tưởng, nắm chặt lấy cánh tay của tất cả mọi ngưòi đang đồng hành trên đường. Hãy vượt qua mọi rào cản, mọi sợ hãi để đạt đến mục đích sau cùng. Chúng ta quyết cùng nhau xóa bỏ sổ bộ của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản sài lang để xây dựng cho Việt Nam một tưong lai mới. Tương lai của một xã hội có nhân bản, có đạo hạnh và có văn hóa.
Bảo Giang
- Viết bởi Pv. VRNs Ảnh: Phạm Đức Hiệp
VRNs (15.04.2015) – Tại tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đến gặp ông TPB NHV, sinh năm 1946, 69 tuổi. Trong hồ sơ của chúng tôi ghi nhận rằng, ông không thể đến dự các buổi họp mặt. Khi tìm đến nơi chúng tôi mới hiểu tại sao ông không thể đi. Cuộc thăm viếng của chúng tôi rất vội vã vì tuy ông vui mừng đón tiếp nhưng rất sợ sệt khi chúng tôi hiện diện trong căn nhà của ông. Thấy bất thường chúng tôi trao quà và ra đi ngay. Qua những người gần đấy chúng tôi được biết, con rể ông là một công an viên, chính người này đã có những tác động về tâm lý để ông không đi họp mặt và gây căng thẳng trong gia đình khi chúng tôi đến.
Những rắc rối không dừng ở đó, trong chặng đường kế tiếp khi ghé vào một quán nước dừng chân, người chủ quán quen với chúng tôi đã kín đáo nhắc chúng tôi biết về một vị khách lạ mặt đã vào quán sau khi chúng tôi vào, khi chúng tôi rời quán này mới cắt được đuôi theo dõi. Chiều về người chủ quán quen qua điện thoại xác nhận với chúng tôi người khách lạ ấy chính là công an theo dõi chúng tôi kể từ khi rời khỏi nhà ông TPB NHV. Ông chủ quán cho biết, sau khi bị cắt đuôi người khách lạ đã trở lại quán và thẩm vấn ông về chúng tôi.
Cuộc nghỉ chân ở quán nước quen là cơ hội cho chúng tôi được gặp gỡ một vị TPB VNCH khác. Ông chủ quán khi biết được chuyến đi của chúng tôi đã báo cho chúng tôi biết có một người TPB VNCH, ông này trước đây hay đứng hát ở một ngôi chợ quê gần đấy, lâu nay thỉnh thoảng mới gặp ông, nghe biết sức khỏe của ông đã bị suy sụp nên không thể tiếp tục thường xuyên có mặt ở ngôi chợ cất tiếng hát kiếm sống qua ngày. Khách chợ quê vẫn còn nhớ giọng ca ngọt ngào của ông qua những bài lính chiến.
Ông chủ quán đích thân đi tìm nhà và chở người thương binh ấy đến gặp chúng tôi. Ông xuất hiện trước mặt chúng tôi với một thân hình tiều tụy, giọng nói yếu ớt, ông là TPB Hoàng Đức Long, sinh năm 1952, 63 tuổi, sĩ quan Bộ Binh. Sau này, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, ông được bổ nhiệm về Tiểu khu Quảng Ngãi. Những cuộc hành quân nơi xứ dân gầy, dầy đặc những cơ sở của cộng sản, người sĩ quan trẻ đã bị thương trong một lần tác chiến vào ngày 26.03.1972, chiếc chân bên trái cụt gần đầu gối và một phần mắt bị phá hủy hoàn toàn. Thương tật đã cất đi khả năng lao động của ông, mọi gánh nặng gia đình oằn trên vai người vợ hiền lành cam chịu và thủy chung. Bà đã vượt qua mọi nghịch cảnh của chính bản thân và gia đình để hai ông bà chung sống với nhau. Mỗi ngày, bà đi gánh ve chai rong ruổi mọi nẻo đường quê, nhẫn nhục để yêu thương và phục vụ chồng con. Hiện nay, bà bị những căn bệnh nan y và rơi vào bế tắc của cuộc sống… Nên, ông đành ôm cây đàn mang lại tiếng hát cho mọi người nơi các ngõ ngách của chợ quê, kiếm cơm qua ngày khi vợ ông sức đã tàn.
Vô cùng khâm phục những người phụ nữ sống giản đơn, quả cảm, chấp nhận và đón nhận các thương tật của người lính trẻ để gắn kết cả cuộc đời cho tình yêu đã thề nguyền. Bài học quý giá cho giới trẻ ngày nay.
Tâm sự qua lại, chúng tôi nhận ra hoàn cảnh của ông thật bi đát nhưng đồng thời chúng tôi cũng nhận ra nhân cách tuyệt vời của người sĩ quan Quân Lực VNCH. Ông không hề ta thán hay xin bất cứ cái gì, rất khiêm tốn ông nhỏ nhẹ trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi ngỏ ý muốn ông gửi hồ sơ của ông đến chúng tôi sớm nhất và chúng tôi muốn ông được tầm soát sức khỏe trong đợt kế tiếp gần đây. Có lẽ qua cuộc tầm soát sức khỏe, sau khi các bác sĩ cho ý kiến, chúng tôi mới có thể đồng hành với ông một cách cụ thể hơn.
Nhận quà từ chúng tôi như mọi người TPB khác, ông Long bùi ngùi chia sẻ: “Hôm nay, tôi nhận được món quà của tất cả các anh em có tấm lòng hảo tâm đã giúp đỡ qua hai cha. Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết xin cám ơn tất cả quý ân nhân.”
“Bất ngờ chúng ta tìm thêm một người nữa trong chương trình này. Hy vọng trong chuyến rong ruổi này chúng tôi sẽ kiếm thêm được những người đã hy sinh tuổi thanh niên của mình cho sự tự do của đất nước, sự yên ổn của hậu phương”. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành bày tỏ nỗi niềm này với ông Long.
Thay mặt các cha, hai tình nguyện viên anh Cao Hà Trực và anh Phạm Nhật Thịnh đến thăm viếng ông TPB Phạm Đình Dưỡng, SN 1942, Tiểu đoàn 11 Dù (Song Kiếm Trấn Ải – vang danh một thời với người hùng Trung tá Nguyễn Đình Bảo – Người ở lại Charlie). Ông bị thương trong chiến dịch Nam Sơn 719 – Hạ Lào năm 1971. Chiến tranh đã lấy đi của ông một con mắt và để lại rất nhiều vết đạn trên thân thể người thanh niên Mũ đỏ ngày ấy. Nhà ông ở trong xóm nghèo bên cạnh một chung cư vừa được xây mới khá khang trang, có lẽ xóm nhỏ ấy là cư dân còn sót lại của một vùng đất bị quy hoạch làm dự án nhà ở cao tầng.
Sở dĩ anh Trực và anh Thịnh đến viếng thăm ông vì qua hồ sơ và với nguyện vọng của ông, chúng tôi muốn xây dựng cho ông một căn nhà mới thay cho ngôi nhà quá rách nát của ông. Hai anh Trực và Thịnh có nhiệm vụ bàn bạc với gia đình về cách thức và tài chánh để xây dựng. Cuối cùng, chúng tôi thỏa thuận rằng, chương trình ‘Tri ân Anh – Người TPB VNCH’ sẽ đảm nhận kinh phí vật liệu (25 triệu), gia đình ông có hai người con làm thợ hồ sẽ lo phần nhân công.
Công trình được khởi công ngay vì mùa mưa đã đến gần. Khi biết được chương trình ‘Tri ân Anh – Người TPB VNCH’ giúp ông có ngôi nhà mới, hàng xóm láng giềng chung tay mỗi người một chút để ông có được một bộ cửa đẹp mặt tiền, cái hè được lát gạch và cái vuông sân nhỏ trước nhà được tráng xi măng. Một đốm lửa yêu thương thắp lên sẽ lôi cuốn nhiều đốm lửa khác hợp sức thắp sáng cuộc đời.
Khi các cha đến thăm công trình đã gần xong, đang vào những ngày cuối, hai ông bà không giấu được những giọt nước mắt, họ loay hoay vụng về với ly nước và đĩa bánh, niềm vui dâng trào trong những con người quá đơn sơ gây cho chúng tôi niềm xúc động lớn. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ: “Chỉ một chút quan tâm chăm sóc của chúng mình mà làm cho hai ông bà và gia đình vui mừng, hạnh phúc, nhất là với ông niềm vui đến trong những năm cuối đời. Thật là thiếu sót, nếu chúng ta vô cảm và bỏ quên những trường hợp như vậy.”
Cảm kích trước sự đóng góp của bà con nghèo trong xóm nhận thấy, ngôi nhà mới tuy đã khang trang nhưng hơi nóng qua tấm mái tôn vẫn còn hầm hập trong nhà. Các cha quyết định trợ cấp thêm 4.000.000 VNĐ để hoàn thành trần nhà, kịp ngày vui mừng đã ấn định với bà con.
29 triệu đồng nhưng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cả một gia đình, nhất là cho người đã hiến cả cuộc đời của mình, cả tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và sự bình an của người khác. 29 triệu đồng ấy thật đánh giá ngàn vàng. 29 triệu đồng sẽ trở thành vô nghĩa và sẽ là án phạt cho những người quăng nó vào những cuộc truy hoan, phù phiếm, vô bổ.
Pv. VRNs
- Viết bởi Pv. VRNs
VRNs (12.04.2015) – “Hiện nay, tôi đang đứng trên nóc nhà cách mặt đất khoảng 7m và cầm một can xăng, nếu nhà cầm quyền địa phương tháo dỡ cờ Phật giáo Hòa hảo (PGHH), vào băng rôn có hàng chữ ‘Toàn thể tín đồ PGHH tưởng niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt’ của chúng tôi, thì tôi sẽ tự thiêu để bảo vệ Đạo pháp”, tín đồ Nguyễn Văn Cường sống ở xã Thới An Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ -cho VRNs biết vào lúc 15 giờ 45 phút, ngày 12.04.2015.
Hôm nay, các tín đồ PGHH tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt tại nhà ông Cường, nhưng nhà cầm quyền địa phương đã huy động trên dưới 50 công an, an ninh mặc thường phục xuống tư gia uy hiếp, sách nhiễu gia đình và các tín đồ đang có mặt ở đó.
Ông Cường nói: “Họ không cho chúng tôi tổ chức lễ, bắt chúng tôi tháo cờ của đạo pháp và băng rôn nhưng chúng tôi kiên quyết phản đối. Trong thời gian qua, nhiều tín đồ đã nằm xuống khi nhà cầm quyền ngăn cản chúng tôi thực hành các lễ nghi tôn giáo. Họ cho chúng tôi là vi phạm pháp luật và bỏ tù nhiều tín đồ, nhưng thực tế họ vi phạm quyền tự do tín nguỡng tôn giáo của công dân.”
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Tháp cũng gây khó khăn cho các tín đồ PGHH sống ở vùng này trong ngày lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt. Ông Kiết thuộc xã Tân Hòa, Huyện Lai Vung, cho hay: “Sáng nay gia đình tôi đi mua bông để chuẩn bị cho nghi lễ nhưng công an mặc thường phục đã ngăn cản ngay đầu đường. Tôi nói các anh là ai mà lại ngăn cản tôi, họ nói là chúng tôi là công an nên có quyền ngăn cản ông. Họ yêu cầu gia đình tôi tháo dỡ cờ PGHH và băng rôn nhưng gia đình tôi không đồng ý. Bây giờ, họ vẫn đứng canh trước cửa nhà tôi.”
Năm nào cũng vậy, nhà cầm quyền cs luôn tìm cách ngăn cản, gây khó khăn, thậm chí dùng bạo lực uy hiếp tín đồ PGHH tổ chức các ngày đại lễ, nhưng các tín đồ thà quyết sống chết để bảo vệ đạo pháp.
Pv. VRNs
- Viết bởi Đức Thiện, VRNs
VRNs (14.4.2015) – Sài Gòn – Một chức sắc Cao Đài độc lập cáo buộc nhà cầm quyền tỉnh Phú Yên hôm 14/4 đã cho san bằng một cơ sở của họ để nới rộng quốc lộ mà ‘không bồi thường’.
Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng, thuộc Cao Đài độc lập Tòa Thánh Tây Ninh, nói “Lúc 7 giờ sáng 14/4, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kết hợp với nhóm Cao Đài do nhà nước công nhận đến Thánh Thất Tuy An (Xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).”
“Họ đập cửa xông vào Thánh thất, phá tan nát, dùng xe ủi san bằng Thánh thất” để nới rộng quốc lộ 1A. “Mọi tài sản trong Thánh thất đều mất hết và không biết là đi về đâu”
“[Các tín đồ] đồng ý làm quốc lộ phải dời thánh thất đi nhưng phải bồi thường cho đồng đạo Cao Đài độc lập.”
Bà Phụng nói có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp mảnh đất trên, và theo luật pháp thì người đứng tên là Nữ Chánh Trị Sự Đoàn Thị Thân, người có quyền nhận lãnh tiền đền bù.
Tuy nhiên, vị chức sắc nói tiếp, “chính quyền không bồi thường cho các tín đồ Cao Đài độc lập ở đây nhưng lại bồi thường cho người do nhà nước dựng lên.”
Theo đó, chính quyền địa phương xã An Cư và phòng Nội Vụ Huyện Tuy An cho rằng bà Thân không có tư cách pháp nhân của tôn giáo do nhà nước nhìn nhận, bà không theo hệ thống của nhà nước nên số tiền đền bù giao cho người của Hội Đồng Chưởng Quản quốc doanh là ông Nguyễn Tu.
Anh Đoàn Công Danh, một người có mặt tại hiện trường cho biết thêm, đơn vị thi công đã “cho xe đất đổ lấp chân móng và coi như xóa sổ Thánh thất Tuy An. Khoảng 12 giờ, họ đóng cột mốc và rào lưới, đồng thời thông báo mảnh đất thuộc quản lý của xã An Cư.”
Trong một thông cáo hồi tháng 1/2015, các chức sắc thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh cho biết, chính quyền đồng ý đền bù cho Chánh Trị Sự Thân – đại diện cho Thánh Thất, nhưng không thực hiện.
Cũng theo thông cáo này, Thánh Thất Tuy An được xây dựng từ năm 1972 đến nay, sinh hoạt tôn giáo dưới hệ thống lãnh đạo của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh (Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh) trước năm 1975.
Đặc phái viên về tôn giáo thuộc Liên Hợp Quốc, ông Heiner Bielefeldt hồi tháng 7/2014 ghi nhận, Cao Đài độc lập bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam.
“Không có bất kỳ hoạt động thực hành tôn giáo nào của họ được cho phép. Những tín đồ của đạo Cao Đài gặp khó khăn thậm chí trong việc hành đạo ở nhà. Họ bị gây áp lực, bị sách nhiễu và tấn công về thể xác.”
Phía Việt Nam luôn bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ vi phạm tự do tôn giáo.
Theo Wikipedia, các nhóm Cao Đài ly khai khỏi Tòa Thánh Tây Ninh dù được nhà nước Việt Nam công nhận, nhưng Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh vẫn cho đây là tổ chức dị giáo, nằm ngoài hệ thống nguyên thủy đạo Cao Đài.
Đức Thiện, VRNs
- Viết bởi Đức Thiện, VRNs tổng hợp
VRNs (11.04.2015) – Sài gòn – Trong hai Chúa nhật liên tiếp 22/3 và 29/3, hàng trăm thậm chí có người cho rằng có hàng ngàn người dân Hà Nội đã xuống đường tuần hành yêu cầu minh bạch việc chặt và thay thế 6.700 cây xanh của thành phố.
Bênh cạnh đó là các hoạt động đạp xe, vận động ký tên để phản đối việc chính quyền thành phố Hà Nội cùng lúc cho chặt và thay thế hàng loạt cây xanh trong tháng 3/1025.
Cũng trong khoảng thời gian này tại Tp.HCM, báo chí trong nước ghi nhận có tới 90.000 công nhân thuộc công ty Pouyen đình công để phản đối luật Bảo hiểm Xã hội 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn được báo điện tử Một Thế Giới công bố hồi 2/2014 nhân dịp 84 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến sĩ Lê Kiên Thành con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nhận xét, “nếu người dân còn biết phẫn nộ [trước cái xấu] thì phúc của dân tộc vẫn còn”.
Lấy tham những như một cái xấu điển hình, ông Thành nói tiếp: “Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu… Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
“Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng!”
“Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu – điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội.”
Ông Thành còn cho rằng ‘sẽ là thảm họa nếu người dân chấp nhận [cái xấu trong xã hội]’, tuy vậy ông không đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê liệt này.
Hồi đầu tháng 3/2015, một tác giả của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng cảnh báo tình trạng, mà ông cho là người dân trong nước đang ‘im lặng đáng sợ’ trước một cái xấu khác. Tức việc TQ vi phạm chủ quyền biển đảo VN qua việc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Tác giả Nguyễn Vinh cho biết, việc TQ hồi tháng 5/2014 đặt giàn khoan dầu HD981 trên vùng biển VN “đã tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, từ truyền thông cho đến biểu tình trên đường phố.”
“Nhưng tuyệt nhiên, cái tình cảm, thái độ bày tỏ chính kiến công khai [để thể hiện lòng yêu nước] của dân chúng đã không mảy may bùng phát… trước câu chuyện thời sự Trung Quốc xây đảo “tiền đồn” trên quần đảo Trường Sa.”
Tác giả nhận xét tiếp, “điều đó nhìn trên khía cạnh trị an xã hội thì có vẻ tốt, song nó tiềm ẩn một sự nguy hiểm khó lường. Người dân phải chăng đã không còn quan tâm và thấy cần phải thể hiện chính kiến rõ ràng trước những sự biến liên quan đến chủ quyền đất nước?”
Ông Vinh băn khoăn, “Điều gì đã thúc đẩy, dẫn tới tâm lý đó? Đã đến lúc cần phải giải mã cho được nguyên nhân và hậu quả về sự lặng im đáng sợ đó.”
Gần đây, TQ tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo ở biển Đông cho mục đích quân sự. Đồng thời họ cho rằng, “việc xây dựng này hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, vì thế nó công bằng, hợp lý, hợp pháp.”
Như ông Thành nhận định “nếu người dân còn biết phẫn nộ [trước cái xấu] thì phúc của dân tộc vẫn còn”, vậy thì ai sẽ là người hỗ trợ người dân thể hiện sự ‘phẫn nộ’ ấy?
Đức Thiện, VRNs tổng hợp
- Viết bởi Pv. VRNs Ảnh: Phạm Đức Hiệp
VRNs (12.04.2015) – Chuyến đi được tiếp tục bằng một hành trình đến tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai. Tháp tùng cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và cha Giuse Đinh Hữu Thoại, ngoài các thiện nguyện viên cố hữu có thêm cha Giuse Trương Hoàng Vũ cùng chia sẻ chuyến đi.
Qua trung gian ông TPB Nguyễn Văn Chủ, SN 1943, 72 tuổi, bị thương vào năm 1968 Mậu Thân, người nhà ông dẫn chúng tôi đi tìm đến ông TPB Nguyễn Văn Vân, SN 1942, 73 tuổi, thuộc Biệt Động Quân. Rất tâm đắc với chương trình ‘Tri ân Anh – TPB VNCH’, ông Chủ cộng tác với chúng tôi tìm kiếm các TPB quanh vùng của ông và giúp họ nộp hồ sơ tham gia chương trình. Ông Vân là một trường hợp
Ông TPB Nguyễn Văn Vân tiếp chúng tôi trên chiếc xe lăn, người vợ hiền chung trinh của ông trao cho chúng tôi xem tấm hình thời trai trẻ của ông. Ông đứng hiên ngang trong bộ quân phục rằn ri, với dáng người cương nghị đã một thời làm say đắm con tim của bà. Ông bị thương năm 1970, vết đạn làm tổn thương cột sống gây liệt toàn bộ phần cơ thể phía dưới của ông. 45 năm rồi, bà vẫn đắm say con người ấy cho dù ông đã trở thành ‘bại tướng liệt chân’. Chúng tôi đề nghị ông cầm tấm hình cũ để chúng tôi ghi lại một tấm hình mới, một tấm hình của một con người nhưng cách nhau 45 năm. 45 năm của những thương đau và cũng là của hạnh phúc. Đáp lại sự thăm viếng và món quà chia sẻ, ông nói: “Tôi xin cám ơn tất cả các anh em trong Hội, quý cha và quý ân nhân.” Chúng tôi ngỏ ý muốn chuyển cho ông một chiếc xe lăn mới thay cho chiếc xe lăn cũ ông đang dùng. Ban đầu, ông vui lòng nhận nhưng sau đó không biết nghĩ thế nào ông từ chối, ông chỉ nói chiếc xe ông đang dùng vẫn còn dùng được và ông không có nhu cầu thay mới.
Chuyến đi được tiếp tục bằng cuộc viếng thăm TPB Phan Thanh Hồng, SN 1937, 78 tuổi, thuộc Địa phương quân, Tiểu khu Tây Ninh. Ông bị thương vào năm 1968 Mậu Thân, viên đạn trúng vào tủy sống làm ông bị liệt hai chân với thương tích hơn 90%. Thêm một lần nữa, chúng tôi chứng kiến sự anh hùng tràn ngập màu sắc tình yêu của người phụ nữ dành con tim của mình cho người yêu là lính VNCH. Bà (hiền thê của ông Hồng) đã vượt qua mọi áp lực từ nhiều phía để có thể kết hôn và chung sống với ông cho đến hôm nay. Hiện nay, cả hai ông bà đã rất yếu sức, chân tay run rẩy, ông cố gắng dùng chiếc xe lắc để kiếm tiền bằng nghề bán vé số. Chiếc xe tiều tụy như chính thân thể của ông và bệ rạc như chính ngôi nhà của ông đang sống.
Cùng với món quà chia sẻ, chúng tôi ngỏ ý muốn thay cho ông chiếc xe lắc mới để di chuyển dễ dàng hơn, ông cảm động dành những lời cám ơn chân thành đến quý vị hảo tâm và những người phụ tá. Bà chỉ còn biết đứng ngẩn người ra trước những diễn biến bất ngờ dồn dập của cuộc viếng thăm, hẳn rằng vài phút trước bà không thể ngờ bà có món tiền 5.000.000 VNĐ mà bà đang cầm trên tay, gói quà từ mãi đất nước xa xôi bên kia bờ đại dương gửi về mà ông đang đặt trong lòng trên chiếc xe lắc, và lời hứa một chiếc xe lắc mới cho ông đi bán vé số từ cuộc viếng thăm của các cha. Nhìn gương mặt ngạc nhiên của bà, chúng tôi cảm thấy ấm lòng, vì mùa Chay năm nay chúng tôi có một hương vị thật tuyệt vời.
Một tiếng đồng hồ sau, vượt qua hơn 30 cây số, chúng tôi có mặt trên một bờ kênh và ngồi trên tấm ván của một túp lều Dân oan, ông TPB Bùi Văn Dìa, SN 1951, 64 tuổi, thuộc Địa phương quân Tiểu khu Tây Ninh. Sở dĩ chúng tôi gọi ông là dân oan TPB vì ông đang tham gia một cuộc đấu tranh với nhà cầm quyền địa phương về việc ông bị mất đất. Ông cho biết, 10 ha đất do ông khai phá ở vùng hoang hóa này đã phải dâng cho nhà nước, để thực hiện con kênh thủy lợi mà hiện nay ông đang che tạm túp lều bên dòng kênh ấy. Hai trong mười hecta còn lại trong năm qua người ta quy hoạch biến thành đất của khu công nghiệp, ông được đền bù với giá rẻ mạt, không đủ để xây dựng lại một cái nền nhà mới trong một khu định cư khác, thế là ông trắng tay hoàn toàn 10ha.
Ông cương quyết đấu tranh, mất đất, ông dựng lều che nắng che mưa để sống cùng với vợ con bên dòng kênh đã xẻ vào đất của mình. Ông đã từng bị đánh đập, bị bắt bớ, ông lê chân từ Hà Nội vào Sài Gòn, hồ sơ dân oan của ông đã có thể cân được hàng chục ký nhưng mọi cánh cổng quan vẫn cứ im lặng, khép kín và cuộc đời của người TPB vẫn cứ trôi dạt bên bờ kênh.
Chúng tôi kiên nhẫn lắng nghe nỗi thống khổ của ông, xem từng tấm hình về đất cát mà ông chắt chiu gìn giữ cả những tấm hình ghi những thương tật mới gây ra từ những cuộc bắt bớ dân oan, bên cạnh những thương tật cũ và chiếc chân cụt của ông một thời chiến tranh đã cướp mất. Ông tâm sự, ông sẵn sàng đổi mạng sống của mình để đi đến cùng của sự công bằng và vạch mặt chỉ tên những kẻ tham nhũng hà hiếp dân. Chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi chia sẻ với ông, cầu mong ông đủ nghị lực và sức khỏe để tiếp tục con đường của mình. Đá vẫn tiếp tục cứng không biết đến bao giờ mềm, chân ông còn đâu để chúng tôi chúc nó cứng, chỉ biết nguyện cầu.
Thêm một ngày nữa trải nghiệm với đường dài và gió nắng, trải nghiệm về tình thương và thân phận con người. Cám ơn Chúa và cám ơn cuộc đời, cám ơn những con người đã lấy chính cuộc đời của mình làm những bông hoa đơn sơ âm thầm tôn tạo vẻ đẹp của tình thương, của sự thủy chung và của nhân cách làm người.
Pv. VRNs
- Viết bởi VRNs
VRNs (11.04.2015) – Sài Gòn – Chúng tôi tiếp tục hành trình thăm viếng những ông TPB VNCH mà trong danh sách ghi chú không thể về dự các buổi họp mặt. Ít là đối với những người không về dự buổi họp mặt, chúng tôi được một lần tiếp xúc gặp gỡ, tìm hiểu và chia sẻ những gì có thể. Trong danh sách những người đi thăm lần này vùng Bà Rịa Vũng Tàu, chúng tôi ghi nhận còn có các ông TPB Nguyễn Văn Tạo, số quân 65/404854, SN 1945, 70 tuổi. Ông TPB Lê Văn Nê, số quân 59/141661, SN 1939, 76 tuổi.
Hoàn cảnh gia đình chung của hai vị này tương đối ổn định, mặc dầu cùng mang những vết thương và thiếu sót những bộ phận trên cơ thể từ cuộc chiến tranh, nhưng các ông đã được chính gia đình ruột thịt của mình tận dụng những cơ hội tốt để kiến tạo một cuộc sống ổn định cho đến ngày hôm nay. Các ông vì tuổi lớn và bệnh tật nên không thể di chuyển về dự các buổi họp mặt.
Chúng tôi thăm hỏi và gửi quà như các ông TPB khác. Các vị bày tỏ nỗi vui mừng về việc được viếng thăm và gửi lời cám ơn tấm lòng của các vị hảo tâm gần xa.
Một cuộc tìm kiếm nhà khá thú vị, địa chỉ xem ra dễ kiếm vì có tên đường và số nhà nhưng trong thực tế không dễ một tí nào vì tìm đến phường, rồi đến hẻm chúng tôi vẫn không thể mò ra. Sau một hồi, loanh quanh tìm kiếm và hỏi han nhiều người, chúng tôi lần vào một con hẻm chỉ vừa đủ cho một người đi, con hẻm ngoằn ngoèo đến độ chúng tôi mất hẳn phương hướng định vị. Không liều sẽ không thể tìm ra. Chúng tôi quyết tâm liều theo những lời chỉ dẫn rất ngô nghê của dân địa phương, vẫn con hẻm nhỏ hẹp uốn lượn muốn hướng dẫn chúng tôi đến một cảng cá nhỏ và chúng tôi đã tìm ra nhà ông – TPB Nguyễn Văn Bé, số quân NQ/320962, SN 1939, 76 tuổi.
Ông cụt một chân và sống với gia đình trong một ngôi nhà nhỏ bé trong con hẻm kì dị mà chúng tôi vừa đi qua. Nhận được quà của chúng tôi, ông bà vui mừng lí nhí trong miệng lời cám ơn. Chúng tôi không dừng lại được lâu vì chỉ có ba người thôi mà chúng tôi đã bít lối hoàn toàn con hẻm của địa phương.
Chuyến đi hôm nay, kết thúc ở một địa điểm mà không ai trong chúng tôi ngờ tới. Theo địa chỉ, chúng tôi tìm đến một cánh đồng ở cuối một khu phố. Vượt qua một cánh đồng rộng lớn, trước mắt chúng tôi là một trại giam cổng cao tường kín với những hàng kẽm gai giăng mắc khắp nơi. Chúng tôi bỡ ngỡ lần mò đi vòng hết một nửa chu vi trại giam. Một khu nhà ổ chuột, lụp xụp, màu xám ngắt hiện ra trước mắt chúng tôi, cùng với mùi xú uế hôi hám của một bãi rác đang bốc lên cùng với những ngọn khói bạc lững lờ trong một không gian nắng gay gắt không một ngọn gió.
Xuyên qua ‘khu phố’ ổ chuột, trượt theo những ánh mắt tò mò của cư dân vùng bãi rác, nghe tiếng hướng dẫn trong điện thoại chúng tôi đến một bờ cạnh bên kia của bãi rác. Người TPB mang tên Phạm Văn Em, SN 1953, 62 tuổi, thuộc Sư Đoàn 7, đã đứng chờ chúng tôi ở cửa căn lều của ông. Dáng người gầy guộc nhưng đầy lạc quan vui vẻ, ông gây ấn tượng gần gũi ngay phút ban đầu gặp gỡ chúng tôi. Mời chúng tôi vào ‘nhà’, cái nhà được che bằng những tấm nhựa làm poster quảng cáo đã bạc phếch, vách nhà là những tấm ván siêu vẹo hở dọc hở ngang. Hơi nóng hầm hập trong căn lều cộng thêm mùi hôi nồng của bãi rác, chúng tôi khó khăn lắm mới có thể thở được, nhưng không dám tỏ lộ ra bên ngoài. Chúng tôi thấy làm lạ là một không gian sống như thế mà người cư trú trong không gian ấy vẫn cứ cười vui và trong suốt buổi tiếp chuyện không hề có một lời ta thán, hay mở miệng bày tỏ mong muốn xin xỏ một điều gì. Nơi ông nhân cách người quân nhân VNCH như còn nguyên vẹn.
Ông mời chúng tôi gồm 4 người trên ba cái ghế nhựa hình như cũng là sản phẩm từ bãi rác. Còn ông, dĩ nhiên một người trong chúng tôi nữa ngồi trên chiếc giường ọp ẹp của ông. Nhìn thấy một đoàn dê chạy trong khu bãi rác, chúng tôi hỏi ông về nhu cầu sinh sống và ngỏ ý muốn giúp một cặp dê, vì qua câu chuyện chúng tôi được biết với tuổi già ông đã không thể kiếm nhiều vật phế thải từ đống rác, để có thu nhập, nhưng ông lại xin con bê để nuôi, chúng tôi ngạc nhiên và hỏi ông tại sao lại không nhận dê, vì với dê thì giá rẻ chúng tôi dễ giải quyết hơn. Ông phản ứng rất nhanh, một cách bộc phát: “Tui già rồi, mất một mắt, cụt một giò, cụt một tay làm sao mà rượt được con dê?”. Chúng tôi nhận ra rằng, cho đến phút ấy, chúng tôi vẫn chưa hòa nhập, cảm thông được thân phận khuyết tật và sức khỏe tồi tệ của những người TPB như ông.
Trong câu chuyện, ông chia sẻ với chúng tôi một cảm xúc rất chân thành đơn sơ và trở thành một dấu ấn không phai trong đời lính. Ông kể, khi bị thương nằm tại Tổng y viện Cộng Hòa, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Sư Đoàn 7 đã đến tận giường bệnh gắn Chiến thương Bội tinh cho ông. Khi gắn Tướng Nam nói: “Bây giờ, em nghỉ ngơi không lội nữa, để đứa khác nó lội”. Ông bảo: “Tui thương Thầy Nam cho tới bây giờ.” Tình huynh đệ chi binh của người lính VNCH luôn trong sáng và bền vững.
Trước khi chia tay, chúng tôi gặp được người con dâu út của ông trong căn lều đối diện. Một người phụ nữ rất trẻ, nét mặt xinh lành, ông cho biết con trai út của ông vừa mới qua đời do tai nạn giao thông khi đi giao hàng nhặt từ bãi rác, để lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Ông tâm sự: “Tui suy xụp từ ngày nó chết”, gánh nặng bản thân càng thêm đau khi có thêm hai đứa cháu nội mồ côi. Chúng tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên gương mặt lam lũ khắc khổ của ông. Chúng tôi chia sẻ với người góa phụ trẻ ấy một chút quà để an ủi phần nào nỗi mất mát đau thương.
Câu chuyện ông biết đến với Chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’ rất thú vị. Trong một lần ông bị đau nặng, phải về SG khám chữa bệnh, có một vị bác sĩ hảo tâm khi khám bệnh cho ông thấy hoàn cảnh khó khăn cùng với những khuyết tật trên người, vị bác sĩ này hỏi thăm và biết được ông là TPB VNCH. Vị bác sĩ hướng dẫn ông đến Nhà thờ DCCT mang theo những hồ sơ cần thiết, để ghi danh cho chúng tôi trong chương trình này. Khi kể lại, ông cũng không nhớ vị bác sĩ ấy tên gì và đã lâu ông không gặp người ấy. Thế mới biết, đằng sau của chương trình này có biết bao nhiêu người đã yêu mến, đóng góp cách này cách khác và ủng hộ các ông.
Cuộc gặp gỡ với người TPB Phạm Văn Em trên bãi rác đã để lại cho chúng tôi rất nhiều cảm xúc. Điều chúng tôi nhận thấy, qua những cuộc viếng thăm này, chúng tôi gặp được cụ thể con người, gia đình và hoàn cảnh sống của các ông. Chúng tôi nhận ra rằng, dù sức khỏe yếu kém, dù thân thể không nguyên vẹn, dù tình trạng kinh tế yếu kém, những người lính VNCH trở về sau chiến tranh hơn 40 năm bị đày đọa vẫn giữ y nguyên cái nhân cách đáng kính đáng phục của một người lính. Các ông đã tự lực mưu sinh không sống bám víu và không đánh mất nhân cách của mình. Thật đáng kính phục!
Nguồn: DCCT