Dân Chúa Âu Châu

religionnews.com, Charles C. Camosy, 2022-04-29

Trong thế giới thần học luân lý công giáo, một số tội ác bị xem là sự ác từ bản chất.

Alexander, người đào mộ tại nghĩa trang Irpin, ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày thứ tư 27 tháng 4 – 2022. (Ảnh AP / Emilio Morenatti)

Tôi hy vọng quý vị chưa quên chiến tranh vẫn còn diễn ra ở Ukraine.

Dĩ nhiên đây không phải là cuộc chiến như bất cứ một cuộc chiến nào, nhưng là cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành, xâm lược một quốc gia có chủ quyền. Và đây là cuộc chiến đã cho chúng ta chứng kiến một số lượng lớn tội ác chiến tranh không thể kể xiết.

Nhưng trong số các chuyện, những tội ác chiến tranh này có chủ đích và có hệ thống nhắm vào thường dân. (Các bức hình chụp ở thành phố Mariupol cho thấy hình ảnh “giải phóng” tan hoang, không còn người dân, không còn cơ sở hạ tầng. Bằng chứng là các ngôi mộ tập thể, là cố ý phá hủy bệnh viện, các vụ bắn giết người dân thường và, đúng, còn thêm bạo lực tình dục khủng khiếp .

Bạo lực tình dục rõ ràng được dùng như một vũ khí chiến tranh, không những khuyến khích kẻ xấu hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái tàn bạo, nhưng trong ngắn hạn là để áp đảo người dân và trong dài hạn là ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh của người dân Ukraine. Các binh sĩ Nga, rõ ràng với hy vọng “những người bị họ giam giữ, trong tương lai sẽ không có quan hệ tình dục và như thế là không thể sinh sản”.

Tôi hy vọng tất cả những ai đọc các dòng chữ này sẽ bị xúc phạm vì không ai có thể có những hành vi xấu xa đến như vậy (lại càng không làm những chuyện này). Tôi hầu như không thể viết những lời này mà không cảm thấy uất hận trong lòng. Mức độ xấu xa hiện diện trong các hành vi quá tràn ngập, quá lớn đến mức người ta tự hỏi liệu có bao giờ có người nào làm những chuyện này, hay chỉ là một suy nghĩ quá lố.

Nhưng đó là lý do vì sao các lập luận hàn lâm về lý thuyết đạo đức, dù đôi khi bí truyền và bị tách khỏi thực tế một cách sâu đậm, lại có thể quan trọng như vậy đối với thế giới thực.

Lý thuyết đạo đức thống trị rất nhiều trong văn hóa thế tục của chúng ta – dù trong lãnh vực y học, tài chánh, và, đúng, ngay cả khi chúng ta nói về chính sách đối ngoại – luôn là chủ nghĩa vị lợi. Đó là lý thuyết nói rõ ràng, rằng tất cả các hành vi, về nguyên tắc đều được chấp nhận về mặt đạo đức, nếu chúng có thể tạo ra điều tốt đẹp nhất (khoái cảm, sở thích-thỏa mãn, hạnh phúc, v.v.) cho số lượng người lớn nhất.

Bây giờ, có một số vấn đề sâu sắc với lý thuyết đạo đức này. Chẳng hạn, không có cách nào để nhìn vào tương lai xa để xác định điều gì trên thực tế sẽ tạo ra lợi ích lớn nhất cho một số người nhiều nhất. Nhân loại khét tiếng là dở khi đưa ra những tính toán này – chỉ cần nhìn vào những lo lắng siêu tự tin và lâu dài (nhưng lại sai lầm sâu sắc) về cái gọi là “số lượng người lớn nhất”.

 Các nhân viên và tình nguyện viên cấp cứu Ukraine khiêng một phụ nữ mang thai bị thương từ bệnh viện phụ sản ở Mariupol, Ukraine, ngày thứ tư 9 tháng 3 – 2022. (Ảnh AP / Evgeniy Maloletka)

Ngoài ra một số điều thiện không thể đơn thuần bị so sánh với nhau theo kiểu làm cho phù hợp với cách tính toán thực dụng. Các nhà đạo đức học gọi đây là “vấn đề không tính toán được”. Chúng ta vừa sống một số ví dụ về vấn đề này trong thời kỳ đầu của đại dịch.

Chẳng hạn chúng ta nên so sánh lợi ích giữa việc các em bé học cách giao tiếp qua nét mặt với lợi ích của việc mang khẩu trang ở trường như thế nào? Hoặc chúng ta nên so sánh lợi ích của việc không để người lớn tuổi chết một mình với lợi ích giữ cho người khỏe mạnh tránh xa người bị nhiễm Covid không?

Câu trả lời là những chuyện tốt này không thể bị so sánh theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa – vì những điều tốt là vô cùng lớn. Nhưng so sánh chúng chính xác là những gì chủ nghĩa vị lợi đòi hỏi.

Tuy nhiên, có lẽ vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa vị lợi là nó không thể chỉ đơn giản nói một hành động là sai, vì đó là một hành động bất công đối với người khác. Vì vậy, việc binh lính Nga hành quyết hoặc hiếp một bé gái 12 tuổi có thể là sai lầm trong quan điểm này, nhưng trước tiên cần phải chứng minh cho thấy hành động này ít lợi ích hơn.

Bây giờ, những người ủng hộ tốt nhất cho chủ nghĩa vị lợi là những gì đôi khi được gọi là những người thực dụng theo “nguyên tắc”. Họ thật ngớ ngẩn khi so sánh lợi ích ròng cho mỗi hành động, nhưng lại nhấn mạnh, theo thời gian, chúng ta đã học được quy tắc nào tạo ra lợi ích nhiều nhất. Việc hành quyết hoặc hãm hiếp một bé gái 12 tuổi là điều xấu xa, không phải vì nó vi phạm công lý cơ bản mà vì – về lâu dài – nó sẽ tạo ra ít lợi ích hơn nếu chúng ta không có quy định chống lại nó.

Nhưng đơn thuần cách làm này không “chạy” theo những cách rất giống với các loại chiến thuật thời chiến đã được thử nghiệm và thực tế khác. Thật vậy, nước Nga đã được dạy rằng những cách làm này “chạy” trong nhiều trường hợp, kể cả màn trình diễn kinh dị trong cuộc chiến ở Chechnya, trong đó họ thảm sát thường dân trong “chiến dịch có chủ ý để khủng bố dân chúng phải phục tùng”.

Tuy nhiên, cuối cùng, câu hỏi cần biết, liệu giết người vô tội và quan hệ tình dục không có sự đồng ý là sai không phải là câu hỏi về việc liệu chúng có “chạy” hay không. Một số hành vi vừa ghê tởm, vừa xấu xa, hoàn toàn không phù hợp với điều tốt mà chúng không bao giờ có thể được thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Trong thế giới thần học luân lý công giáo của tôi, chúng tôi gọi chúng là “những hành động xấu xa về bản chất”, những hành động có tính chất xấu xa, tội ác nghiêm trọng, ở trong trái tim hoặc trong đối tượng của chúng đến nỗi không bao giờ có thể có ngoại lệ. Công lý cơ bản, nền tảng và phẩm giá con người đòi hỏi hành động đó luôn luôn và ở mọi nơi là đáng chê trách một cách sâu đậm.

Điều này không có nghĩa là loại bỏ sự phức tạp và các vùng xám. Nhiều nhà thần học đạo đức công giáo từ chối thuyết vị lợi vẫn tham gia vào các câu hỏi đạo đức khó khăn về nhiều vấn đề, từ phá thai để cứu sống người mẹ đến việc dùng liều lượng lớn thuốc giảm đau vào cuối đời cho đến khi nào người ta có thể thấy trước điều đó một cách hợp pháp, rằng các hành động của họ sẽ dẫn đến cái chết của người vô tội mà không có ý định muốn cái chết này.

Nhưng những tội ác chiến tranh khủng khiếp do Nga gây ra phải là lời nhắc nhở khác về tầm nhìn nghèo nàn về mặt đạo đức của chủ nghĩa vị lợi. Chúng ta phải bảo vệ công lý cơ bản theo cách xem một số các hành động nào đó luôn và trong mọi hoàn cảnh đều là xấu xa sâu sắc. Và điều này có nghĩa là từ chối chủ nghĩa vị lợi để ủng hộ công lý cơ bản, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn