Tin Thế Giới
Tin Thế Giới
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P.
Thêm một bang ở Australia ban hành luật buộc các linh mục phải báo cáo với nhà nước những vụ lạm dụng tính dục trẻ em, kể cả những điều đã biết được qua tòa giải tội.
Hôm 6/7/2021 vừa qua, bắt đầu có hiệu lực đạo luật do nghị viện bang Queenland thông qua luật bó buộc mọi người lớn phải trình bày cho cảnh sát những tội lạm dụng tính dục trẻ em, trừ khi họ có lý do chính đáng để không thi hành nghĩa vụ này. Luật cũng áp dụng cho các cha giải tội khi biết được các tội lạm dụng khi thi hành bí tích này.
Dự luật này đã được sự thông qua hồi tháng Chín năm ngoái (2020), với sự ủng hộ của hai đảng lớn, mặc dù các vị lãnh đạo Công giáo mạnh mẽ bênh vực bí mật tòa giải tội. Trong bản điều trần gửi nghị viện bang Queenland, Đức cha Mark Coleridge, Tổng giám mục giáo phận Brisbane giải thích rằng “tước bỏ bí mật tòa giải tội của các tín hữu Công giáo làm cho các linh mục trở thành một nhân viên nhà nước hơn là một tôi tớ của Thiên Chúa”.
Luật mới là kết quả của đề nghị do Ủy ban hoàng gia điều tra về tội lạm dụng tính dục trẻ em. Nếu ai vi phạm luật này, sẽ bị phạt tối đa ba năm tù.
Trước bang Queenland, đã có bốn bang khác ở Australia ban hành luật tương tự, đó là các bang Nam Austalia, Victoria, Tasmania và thủ đô Canberra.
Tòa Tổng giám mục giáo phận đã gửi thư cho mọi nhân viên của các giáo xứ giải thích những thay đổi phải được mọi người dân ở bang Queenland ghi nhận, kể cả những người ở trong các giáo xứ, trường học và các tổ chức tương tự”.
Trong các cuộc tranh luận về vấn đề này, nhiều người ghi nhận rằng việc chính quyền ban hành luật buộc các linh mục phải vi phạm bí mật tòa giải tội để tố cáo với nhà chức trách hối nhân phạm tội lạm dụng tính dục trẻ em, là điều vô ích vì không ai đi xưng tội như vậy, nếu họ biết mình sẽ bị tố cáo với cảnh sát. Ngoài ra, đạo luật này có thể làm thương tổn chính nghĩa bảo vệ các trẻ em chống lại nạn lạm dụng.
G. Trần Đức Anh, O.P.Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi Văn Yên, SJ - Vatican News

Đề ra giải pháp cho khủng hoảng tại Myanmar, giám sát viên đặc biệt về nhân quyền tại Myanmar trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Thomas Andrews đề nghị các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với lĩnh vực dầu khí của Myanmar, nhằm làm tê liệt quân đội, nắm quyền trong cuộc đảo chính ngày 1/2 vừa qua.
Ông Andrews phát biểu: “Tôi nói về áp lực kinh tế, cắt giảm doanh thu mà chính quyền quân sự cần để tiếp tục nắm giữ quyền lực. Tôi nói về việc cắt giảm khả năng tiếp cận vũ khí và công nghệ.”
Ông Andrews kêu gọi thành lập một “liên minh khẩn cấp cho người dân Myanmar”, về cơ bản là một nhóm các nước, cấm xuất khẩu vũ khí cho quân đội. Nhân viên Liên Hợp Quốc giải thích, chưa có nhà nước nào áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí của Myanmar, mặc dù một số quốc gia đã áp dụng các biện pháp này đối với các công ty do quân đội kiểm soát và đối với nguồn thu từ đá quý, gỗ và khai thác mỏ.
Trước đó, quan chức nhân quyền hàng đầu của Liên hợp quốc, bà Michelle Bachelet, đã hối thúc các nước ASEAN tham gia đối thoại chính trị với chính quyền quân sự và lãnh đạo được bầu một cách dân chủ ở Myanmar. Bà Bachelet nói Liên Hợp Quốc muốn có thể cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Myanmar, theo thỏa thuận với ASEAN, mà không bị quân đội “lợi dụng”.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình và đàn áp quân sự trong nước vẫn không lắng dịu. Các cuộc biểu tình bắt đầu từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi cách đây 5 tháng. Theo các nguồn tin quốc tế, việc đàn áp tàn bạo các cuộc đình công và biểu tình đã dẫn đến khoảng 900 người chết và 5.200 người bị giam giữ. Giao tranh giữa quân đội chính phủ và dân quân dân tộc thiểu số ủng hộ biểu tình cũng đang diễn ra dữ dội trong nước.
Hôm 7/9, một hành động bạo lực của quân đội đã diễn ra chống lại thị trấn nông nghiệp Depayin. Quân đội đã can thiệp để vô hiệu hóa một lực lượng dân quân địa phương chống lại chính quyền đảo chính. Theo Reuters, các xe tải quân đội đã đến Depayin vào rạng sáng thứ Sáu tuần trước; thanh niên địa phương tập trung chống trả nhưng nhanh chóng bị áp đảo. Các bác sĩ địa phương cho biết 41 thi thể đã được tìm thấy. Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Myanmar (PDF) cho biết họ đã mất 26 thành viên, nhưng cam kết sẽ tiếp tục chiến đấu. Hàng ngàn người chạy khỏi thành phố, mang theo bất cứ thứ gì họ có thể mang theo. Truyền thông đưa tin về tình trạng bất ổn trên khắp Myanmar với các báo cáo thường xuyên về các cuộc đụng độ tại các địa phương và việc bắt giữ đối thủ. Các cuộc tấn công cũng gia tăng tần suất, đặc biệt là ở Yangon, thủ đô cũ và vẫn là một trung tâm kinh tế. Theo thống kê của Reuters, ít nhất 12 cuộc tấn công như vậy đã xảy ra trên khắp đất nước trong tháng Bảy.
Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, ông Giuseppe Gabusi, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế và Đông Á tại Đại học Turino của Ý, giải thích: “Chính quyền có lợi ích lớn trong lĩnh vực khí đốt, dầu mỏ và nguyên liệu thô nói chung, vì vậy giải quyết vấn đề này là cần thiết, và chúng ta phải nhớ rằng các công ty đa quốc gia phương Tây đang tham gia vào các lĩnh vực này”. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt thường không mang lại kết quả nào và đã làm trầm trọng thêm tình trạng của người dân: “Cần phải hết sức thận trọng và can thiệp theo phương thức phẫu thuật; chắc chắn các lĩnh vực như dệt may liên quan đến dân sự nhiều hơn và phải được tiết chế''.
Văn Yên, SJ - Vatican News
- Viết bởi G. Trần Đức Anh OP
Shopper has temperature checked in a shop in Harare, Zimbabwe | ANSA
03/07/2021
Trong khi số người bị lây nhiễm Covid-19 giảm sút mạnh tại nhiều nơi trên thế giới thì Phi châu đang phải đối phó với sự thiếu thốn trầm trọng trong khả năng truy tìm các ca nhiễm mới: tuần qua có thêm 180.000 ca, và xu hướng này đang gia tăng.
Trần Đức Anh, O.P.
Các nhân viên hoạt động trong lãnh vực y tế khẩn cấp và tổ chức từ thiện Oxfam ở Anh quốc báo động về sự thiếu các giường bệnh, thiếu dưỡng khí và phí tổn chữa trị tư nhân chống Covid-19 tăng vọt. Ví dụ tại Sudan, trong 18 bang chỉ có 110 máy thở và số lượng dưỡng khí chỉ là một phần rất nhỏ. Các cơ quan này kêu gọi chia sẻ ngay các bằng sáng chế để tiếp tục chiến dịch chích vắcxin ngừa dịch. Tại Phi châu hiện nay chỉ có 2.6% được chích liều vắcxin thứ I, trong khi tại Liên hiệp Âu châu tỷ số này là hơn 50%. Tại Uganda chỉ có 1% dân chúng được chích ngừa, tại Sudan hơn 1,5%.
Nhiều nước Phi châu đang phải đương đầu với đợt dịch thứ ba mà không hề được chuẩn bị thích hợp: nguyên trong tuần vừa qua, các ca nhiễm mới tăng 33% cứ 10.000 người dân, và số tử vong tăng 42%. Tổng số ca nhiễm mới là gần 180.000, con số này chắc chắn ít hơn so với thực tế, vì những khó khăn trong việc truy tầm các ca nhiễm và chẩn bệnh.
Các chuyên gia trong lãnh vực y tế và tổ chức Oxfam đặc biệt nói đến tình hình tại hai nước Uganda và Sudan.
Theo tổ chức Sức khỏe thế giới, những chủng biến thể Covid-19 đang gia tăng và đẩy nhanh làn sóng lây nhiễm mới và nếu không có sự tăng cường thích hợp việc cung cấp vắcxin, thì Phi châu không thể ngăn chặn sự lan lây. Cả Quỹ Tiền Tệ quốc tế cũng nhấn mạnh rằng nếu không có trợ viện trợ quóc tế thì trong tương lai gần đây Phi châu nam Sahara có nguy cơ bị những làn sóng lây nhiễm vùi dập, làm tê liệt việc đầu tư, khả năng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
(huffingtonpost.it 2-7-2021)
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi Văn Yên, SJ - Vatican News

Đức Thánh Cha đã có mặt tại bàn tròn dành cho triết gia, nhà xã hội học người Pháp Edgar Morin, với bút danh là Edgar Nahoum, qua một sứ điệp do ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin ký. Hội nghị này, cùng với nhiều sáng kiến khác do UNESCO tổ chức, cho ngày sinh nhật lần thứ 100 của ông Edgar Morin vào 8/7 sắp tới, vì sự dấn thân không mệt mỏi của ông với tinh thần trách nhiệm cho vận mệnh của nhân loại trong thế kỷ qua.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức ông Francesco Follo, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh, đọc tại cơ quan Liên hợp quốc chuyên trách về văn hóa. Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha gọi ông Edgar Morin, sinh tại Paris trong một gia đình Do Thái, không chỉ là nhân chứng đặc biệt về những thay đổi xã hội sâu sắc và nhanh chóng, mà còn là một nhà phân tích tận tâm, sáng suốt của thời đại này. Ông đã chỉ ra “hy vọng” và cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra cho nhân loại. Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhấn mạnh vai trò của ông Edgar trong việc kêu gọi tiến bộ về đạo đức và trí tuệ – chẳng hạn với khái niệm “khoa học với lương tâm”, để cùng với tiến bộ về khoa học và công nghệ, con người có thể tránh được những thảm hoạ.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc nhận thức về số phận mong manh của nhân loại, học giả người Pháp đã thúc đẩy nhu cầu về một “chính trị của nền văn minh”, lấy con người chứ không phải tiền bạc làm trung tâm. Nhưng trên hết, cùng với nhiều nhà trí thức lỗi lạc khác, Đức Thánh Cha ghi nhận, ông Edgar đã làm việc cho “sự hợp tác giữa các dân tộc”, “xây dựng một xã hội công bằng hơn và nhân đạo hơn” và cho việc “đổi mới nền dân chủ”.
Sứ điệp kết thúc với những lời chúc tốt đẹp và lời của ơn của Đức Thánh Cha dành cho ông, với ký ức sống động về cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và ông Edgar tại Vatican hai năm trước, ngày 27/06/2019. (CSR_4782_2021)
Văn Yên, SJ - Vatican News
- Viết bởi dịch sang Việt Ngữ Hiền Hòa.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Hiền Hòa.
Tuần trước, Hương Cảng đã phải chứng kiến không chỉ việc đóng cửa một tờ báo mà còn là cái chết của tự do báo chí. Tờ báo nổi tiếng nhất của thành phố, và là ấn phẩm hàng ngày ủng hộ dân chủ bằng tiếng Hoa duy nhất còn lại, tờ Apple Daily, đã xuất bản ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6. Tòa soạn đã cho in một triệu bản, và chỉ trong vòng vài giờ đã bán sạch.
Cái chết của Apple Daily không phải vì tờ báo này cạn tiền hoặc thị trường tiêu thụ. Ngược lại, tờ báo hiện có 600,000 độc giả đăng ký dài hạn và hơn 50 triệu đô la Mỹ trong ngân hàng - đủ để trang trải thêm 18 tháng nữa. Apple Daily đóng cửa vì nhà cầm quyền Hương Cảng đóng băng tài khoản ngân hàng của tòa báo, khiến tòa soạn không thể trả lương và hóa đơn, sau khi chúng đã bắt giam tổng biên tập Ryan Law và bốn giám đốc điều hành cấp cao khác.
Người sáng lập và chủ nhân Công Giáo của tờ báo, ông Jimmy Lai, đã bị tống giam với nhiều cáo buộc chụp mũ là có động cơ chính trị và đang phải đối mặt với một bản án chung thân nặng nề theo luật an ninh quốc gia hà khắc của thành phố. Mark Simon, cựu giám đốc điều hành tại Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, đã viết một bài xã luận trên tờ Washington Post vào ngày 26 tháng 6, xác quyết rằng tờ báo “không chỉ chết. Nó đã bị giết chết.” Nó bị sát hại bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát trực tiếp Hương Cảng và đang bóp nghẹt tự do.
Apple Daily vẫn là biểu tượng cho sự tự do của Hương Cảng. Vì can đảm và liên tục đăng tải những câu chuyện và ý kiến chỉ trích chế độ ở Bắc Kinh và không ngừng tranh đấu bảo vệ những đặc quyền ở Hương Cảng, tờ báo không sợ hãi trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Kết cục bi thảm là, nhà cầm quyền thù ghét nó và, trong suốt năm qua, đã quyết tâm giết chết nó.
Tháng Tám năm ngoái, hơn 100 công an đã đột kích tòa soạn và bắt giữ ông Lai. Sau đó, vào ngày 17 tháng 6, khoảng 500 sĩ quan công an một lần nữa đột kích tờ báo, thu giữ máy tính và sổ ghi chép và bắt giữ năm nhân viên cấp cao, buộc tội họ vi phạm luật an ninh quốc gia. Một tuần sau, người Hương Cảng phải nói lời tạm biệt với Apple Daily, 26 năm sau khi tờ báo được thành lập.
Nhiều người lo sợ ngày đau buồn này sẽ đến nhưng ít người có thể ngờ rằng nó xẩy đến sớm như thế. Có lẽ lý do cho thời gian dứt điểm nà là các ngày kỷ niệm trùng hợp quan trọng đang đến gần. Ngày 1 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hương Cảng cho Trung Quốc, kỷ niệm đầu tiên của việc áp đặt luật an ninh quốc gia và kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với bất kỳ người dân chủ và yêu tự do nào, ngày 1 tháng 7 sẽ là một ngày đại tang, chứ không phải lễ kỷ niệm; và Bắc Kinh không muốn Apple Daily lại nhắc nhở mọi người về điều đó.
Một số ít các cơ quan truyền thông trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ chắc chắn đã được đánh số.
Cái chết của Apple Daily chắc chắn là nhát búa tiêu biểu đang đóng một chiếc đinh khác vào quan tài của các quyền tự do, tự chủ và pháp quyền của Hương Cảng. Trong nhiều năm, các quyền tự do của lãnh thổ đã liên tục bị xói mòn và phá hoại, nhưng trong 12 tháng qua, chúng đã bị tháo dỡ hoàn toàn với tốc độ đáng báo động.
Chế độ ở Bắc Kinh hiện đang vi phạm hoàn toàn, liên tục và lặp đi lặp lại hiệp ước quốc tế mà họ đã ký với Vương quốc Anh – thường được gọi là Tuyên bố chung Trung-Anh - trong đó họ hứa sẽ duy trì “một quốc gia, hai hệ thống” và “mức độ tự trị cao” cho Hương Cảng trong ít nhất 50 năm kể từ khi bàn giao, cho đến năm 2047. Chưa đầy nửa chặng đường, Bắc Kinh đã xé bỏ những lời hứa đó!
Khi Hương Cảng chuyển sang trở thành một thành phố khác của Trung Quốc đại lục dưới quyền cai trị độc đoán trực tiếp và toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quỹ đạo cho tự do báo chí quả là quá rõ ràng. Một số ít các cơ quan truyền thông trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại chắc chắn phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ đã được đánh số.
Ngay cả các phóng viên nước ngoài, những người cho đến gần đây đã hoạt động ở Hương Cảng với sự tự do và bình thường mà các đồng nghiệp của họ ở đại lục chưa bao giờ được hưởng, cũng có lý do để lo ngại. Một số người, như biên tập viên tin tức Á châu của tờ Financial Times Victor Mallet, đã bị trục xuất. Những ký giả khác đang cảm thấy khó khăn hơn để có được thị thực, và những biên tập viên nào còn được phép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều hạn chế và đe dọa theo kiểu cách Bắc Kinh hơn trong tương lai.
Nhưng không chỉ là tự do báo chí đã bị ảnh hưởng. Chính là Pháp quyền - mà Hương Cảng được nhiều đặc quyền rộng rãi – đã bị hủy hoại. Đừng bao giờ quên rằng các tài khoản ngân hàng của Apple Daily đã bị đóng băng bởi Bộ trưởng An ninh John Lee mà không cần lệnh của tòa án hoặc bất kỳ quy trình tư pháp nào. Những người bị bắt bị buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài để phá hoại an ninh quốc gia, trên cơ sở các báo cáo do họ viết. Vẫn chưa rõ liệu đó có phải là những bài báo được xuất bản trước luật an ninh quốc gia hay không - nhưng nếu vậy, thì việc áp dụng luật hồi tố là một nguyên nhân còn đáng báo động hơn nữa.
Thật lạnh lùng khi một ngày sau khi tờ báo đóng cửa, Lee được thăng chức bí thư trưởng, trở thành nhân vật số hai trong chính quyền Hương Cảng và chỉ huy công an Hương Cảng tiếp quản chức vụ bộ trưởng an ninh của ông Lee. Chỉ huy công an Hương Cảng đã là tay điều động chiến dịch bạo lực của cảnh sát chống lại người biểu tình vào năm 2019 mà không bị trừng phạt. Hương Cảng bây giờ thực sự là một nhà nước công an trị.
Khi tự do nói chung bị phá hủy, chắc chắn tự do tôn giáo, như một thành phần của tự do và quyền cơ bản của con người, cũng sẽ bị vạ lây. Bạn không thể tách rời tự do tôn giáo khỏi các quyền con người khác. Chúng tôi đã thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm đối với việc đóng cửa Nhà thờ Good Neighbor North District và đóng băng tài sản của giáo xứ, tiếp theo những lời cảnh báo từ Đức Hồng Y Gioan Thang Hán gửi đến các giáo sĩ là phải “giữ mồm, giữ miệng” trong các bài giảng.
Chúng ta cũng đừng quên rằng Jimmy Lai là một người Công Giáo sùng đạo và là một nhà vô địch đấu tranh không biết mệt mỏi về tự do tôn giáo. Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình với tư cách là người đóng góp hàng tuần cho Apple Daily rằng tờ báo đã cho tôi tự do viết về đức tin và tôn giáo theo cách mà không có ấn phẩm thế tục, hàng ngày, trong thị trường đại chúng nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới đã làm. Vào Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi đã viết rõ ràng về các chủ đề tôn giáo trong bối cảnh bình luận về các vấn đề rộng lớn hơn.
Tôi không nói rằng việc đóng cửa Apple Daily hoặc bỏ tù Jimmy Lai là những vấn đề mấu chốt của tự do tôn giáo - đó sẽ là một sự đơn giản hóa quá mức - nhưng tôi đang khẳng định rằng việc giết chết tờ báo này, việc giam giữ Lai và cái chết của tự do truyền thông có gốc rễ từ tự do tôn giáo. Khi bạn phải câm nín không còn được tự do ngôn luận, chắc chắn rằng bạn cũng làm suy yếu tự do tôn giáo.
Hai tuần qua đã thực sự đau lòng khi phải tận mắt chứng kiến biến cố tang thương này. Là một ký giả chuyên mục hàng tuần cho ấn phẩm trực tuyến tiếng Anh của Apple Daily, tôi không chỉ mất một nền tảng mà còn quan trọng hơn nhiều, tôi lo sợ cho an nguy của những người mà tôi từng tiếp xúc hàng tuần. Tôi lo lắng liệu một cái gì đó tôi đã viết có khiến mọi người gặp rắc rối hay không, mặc dù tôi biết rất nhiều người đóng góp và phóng viên khác cũng đang viết một cách nguy hiểm. Nhiều lần trong năm qua, tôi tự hỏi liệu họ có thể yêu cầu tôi dừng lại không, nhưng họ đã thể hiện sự can đảm, quyết tâm và kiên trì đáng chú ý.
Nếu chế độ cho rằng họ không phải gánh chịu gì vì tội ác của mình gây ra, họ sẽ tiếp tục gây tội ác
Khi tòa soạn bị công an đột kích lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, tôi đã hỏi liệu họ có muốn tôi dừng lại không. “Tất nhiên là không,” một trong những biên tập viên trả lời vào ngày diễn ra cuộc đột kích ấy. “Và công việc vẫn diễn tiến như bình thường.”
Ngay cả khi 500 cảnh sát đến tòa soạn và bắt giữ biên tập viên và giám đốc điều hành trong tháng này, trưởng phòng liên lạc của tôi nói với tôi: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường.” Chỉ ngày hôm sau, thứ Sáu tuần trước, khi bài viết của tôi trong tuần đó không xuất hiện, rõ ràng là những nỗ lực can đảm của họ đã thất bại. Thòng lọng của luật an ninh quốc gia đang thắt chặt quanh cổ tờ báo.
Viết cho tờ báo can đảm này quả là một trong những vinh dự đặc quyền lớn nhất trong cuộc đời tôi. Như tôi đã nói trong một tờ báo phản đối nhà cầm quyền Hương Cảng được xuất bản độc lập với Apple Daily vào ngày 26 tháng 6, để tưởng nhớ các nhân viên của họ: “Tôi viết cho nhiều ấn phẩm trên khắp thế giới. Chủ yếu là tôi phải trình ý tưởng cho một biên tập viên và họ nói Yes hay No, hoặc họ ủy thác cho tôi viết về một chủ đề cụ thể, với số lượng từ nghiêm ngặt. Với Apple Daily, thật khác xa. Họ cho tôi hoàn toàn tự do để chọn chủ đề và những gì để phát biểu. Tiêu chí duy nhất của nó là bài báo nên liên quan đến Hương Cảng, Trung Quốc hoặc khu vực Á châu rộng lớn hơn. Chưa bao giờ các biên tập viên thay đổi bài viết của tôi, chưa bao giờ họ kiểm duyệt tôi, chưa bao giờ họ giới hạn số lượng từ của tôi và chưa bao giờ họ nói với tôi phải viết về đề tài gì. Đó là tinh thần của Apple Daily - tinh thần tự do. Và trong khi tờ báo đã chết, linh hồn của tờ báo vẫn còn sống trong trái tim của nhiều người.
Cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ trước tên sát nhân Trung Quốc này mà không ra tay cản trở. Bây giờ là lúc để vượt ra ngoài những tuyên bố mạnh mẽ và phải có hành động cụ thể. Điều đó có nghĩa là phải có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, có mục tiêu và phối hợp với nhau chống lại những người chịu trách nhiệm, ở Bắc Kinh và Hương Cảng, đang ra tay phá hủy các quyền tự do của Hương Cảng. Thất bại trong hành động sẽ không chỉ có nghĩa là bảo họ cứ đàn áp thêm nữa đi ở Hương Cảng, không bị trừng phạt gì đâu - nó cũng sẽ khuyến khích Bắc Kinh xâm lược ngoài biên giới. Nếu chế độ nghĩ rằng họ không phải gánh chịu hậu quả cho tội ác của mình, họ sẽ tiếp tục thực hiện chúng. Với Đài Loan trong tầm ngắm của mình, thế giới tự do không được cho phép Bắc Kinh thoát khỏi những gì chúng đã làm với Hương Cảng.
- Viết bởi Nam Điền chuyển dịch
Cuộc đàn áp nhật báo Apple Daily đã làm suy yếu pháp quyền và thách thức cộng đồng quốc tế
LTS. Nhân ngày đảng cộng sản Trung quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập và trùng vào ngày ký kết Hiệp định Mở rộng ranh giới Hồng Kông vào ngày 01.07.1998. ghi dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hồng Kông cho Trung … Xin được gửi đến quý độc giả bài của cây bỉnh bút gạo cội Benedict Rogers là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch đã được đăng trên trang mạng UCAN News…để gióng lên HỒI CHUÔNG BÁO TỬ cho tự do báo chí tại Hồng Kông nói riêng và cho công luận thế giới nói chung, nếu thế giới cứ « ngoảnh mặt làm ngơ » cứ để cho chế độ toàn trị của cộng sản Trung Quốc mặc sức tung hoành mà không bị trừng phạt…thì hậu quả thật khôn lường cho tương lai của toàn thể nhân loại ?!!!
Nam Điền chuyển dịch
Tuần trước, Hồng Kông đã phải chứng kiến không chỉ việc đóng cửa một tờ báo mà còn là cái chết của tự do báo chí. Tờ báo nổi tiếng nhất của thành phố và ấn phẩm hàng ngày ủng hộ dân chủ, tiếng Trung quốc duy nhất còn lại, tờ Apple Daily, đã xuất bản ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6. Tòa soạn đã cho in một triệu bản, và chỉ trong vòng vài giờ đã bán sạch…
Cái chết của Apple Daily không phải vì tờ báo này cạn tiền hoặc thị trường tiêu thụ. Ngược lại, tờ báo hiện có 600.000 độc giả đăng ký trả phí và hơn 50 triệu đô la Mỹ trong ngân hàng - đủ để trang trải thêm 18 tháng nữa. Apple Daily đóng cửa vì nhà cầm quyền Hồng Kông đóng băng tài khoản ngân hàng của tòa báo, khiến tòa soạn không thể trả lương và hóa đơn, sau khi bắt giam tổng biên tập Ryan Law và bốn giám đốc điều hành cấp cao khác.
Người sáng lập và chủ nhân Công giáo của tờ báo, ông Jimmy Lai, đã bị tống giam với nhiều cáo buộc có động cơ chính trị và đang phải đối mặt với một bản án chung thân nặng nề theo luật an ninh quốc gia hà khắc của thành phố. Nói tóm lại, cũng tương tự như trường hợp của Mark Simon, cựu giám đốc điều hành cấp cao tại Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, đã đăng tải một bài xã luận trên tờ Washington Post vào ngày 26 tháng 6, khi xác quyết rằng tờ báo "không chỉ chết. Nó đã bị giết chết." Bị sát hại bởi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát trực tiếp Hồng Kông và đang bóp nghẹt tự do.
Formularende
Apple Daily vẫn là biểu tượng cho sự tự do của Hồng Kông. Vì can đảm và liên tục đăng tải những câu chuyện và ý kiến chỉ trích chế độ ở Bắc Kinh và không ngừng tranh đấu bảo vệ những đặc quyền ở Hồng Kông, tờ báo không sợ hãi trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Kết cục bi thảm là, nhà cầm quyền thù ghét nó và, trong suốt năm qua, đã quyết tâm giết chết nó.
Tháng Tám năm ngoái, hơn 100 công an đã đột kích tòa soạn và bắt giữ ông Lai. Sau đó, vào ngày 17 tháng 6, khoảng 500 sĩ quan công an một lần nữa đột kích tờ báo, thu giữ máy tính và sổ ghi chép và bắt giữ năm nhân viên cấp cao, buộc tội họ vi phạm luật an ninh quốc gia. Một tuần sau, người Hồng Kông phải nói lời tạm biệt với Apple Daily, 26 năm sau khi tờ báo được thành lập.
Nhiều người lo sợ ngày đau buồn này sẽ đến nhưng ít người có thể ngờ rằng nó xẩy đến sớm hơn dự liệu. Có lẽ lý do cho thời gian dứt điểm nà là các ngày kỷ niệm trùng hợp quan trọng đang đến gần. Ngày 1 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc, kỷ niệm đầu tiên của việc áp đặt luật an ninh quốc gia và kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với bất kỳ người dân chủ và yêu tự do nào, ngày 1 tháng 7 sẽ là một ngày đại tang, chứ không phải lễ kỷ niệm và Bắc Kinh không muốn Apple Daily lại nhắc nhở mọi người về điều đó .
Một số ít các cửa hàng trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ chắc chắn được đánh số
Cái chết của Apple Daily chắc chắn là nhát búa tiêu biểu cho một chiếc đinh khác trong quan tài của các quyền tự do, tự chủ và pháp quyền của Hồng Kông. Trong nhiều năm, các quyền tự do của lãnh thổ đã liên tục bị xói mòn và phá hoại, nhưng trong 12 tháng qua, chúng đã bị tháo dỡ hoàn toàn với tốc độ đáng báo động.
Chế độ ở Bắc Kinh hiện đang vi phạm hoàn toàn, liên tục và lặp đi lặp lại hiệp ước quốc tế mà họ đã ký với Vương quốc Anh - Tuyên bố chung Trung-Anh - trong đó họ hứa sẽ duy trì "một quốc gia, hai hệ thống" và "mức độ tự trị cao" cho Hồng Kông trong ít nhất 50 năm kể từ khi bàn giao, cho đến năm 2047. Chưa đầy nửa chặng đường, Bắc Kinh đã xé bỏ những lời hứa đó!
Khi Hồng Kông chuyển sang trở thành một thành phố khác của Trung Quốc đại lục dưới quyền cai trị độc đoán trực tiếp toàn của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc, quỹ đạo cho tự do báo chí quả là quá rõ ràng. Một số ít các cửa hàng trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại chắc chắn phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ đã được đánh số.
Ngay cả các phóng viên nước ngoài, những người cho đến gần đây đã hoạt động ở Hồng Kông với sự tự do và bình thường mà các đồng nghiệp của họ ở đại lục chưa bao giờ được hưởng, cũng có lý do để lo ngại. Một số người, như biên tập viên tin tức châu Á của tờ Financial Times Victor Mallet, đã bị trục xuất. Những ký giả khác đang cảm thấy khó khăn hơn để có được thị thực, và những biên tập viên nào còn được phép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều hạn chế và đe dọa theo kiểu cách Bắc Kinh hơn trong tương lai.
Nhưng không chỉ là tự do báo chí đã bị ảnh hưởng. Chính là Pháp quyền - mà Hồng Kông được nhiều đặc quyền rộng rãi – đã bị hủy hoại. Đừng bao giờ quên rằng các tài khoản ngân hàng của Apple Daily đã bị đóng băng bởi Bộ trưởng An ninh John Lee mà không cần lệnh của tòa án hoặc bất kỳ quy trình tư pháp nào. Những người bị bắt bị buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài để phá hoại an ninh quốc gia, và tham khảo các bài báo ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Vẫn chưa rõ liệu đó có phải là những bài báo được xuất bản trước luật an ninh quốc gia hay không - nhưng nếu vậy, thì việc áp dụng luật hồi tố là một nguyên nhân cho báo động hơn nữa.
Thật lạnh lùng khi một ngày sau khi tờ báo đóng cửa, Lee được thăng chức bí thư trưởng, trở thành nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông và viên công an trưởng tiếp quản chức vụ bộ trưởng an ninh của ông , dù viên công an này đã là tay điều động chiến dịch bạo lực của cảnh sát chống lại người biểu tình vào năm 2019 mà không bị trừng phạt. Hồng Kông bây giờ thực sự là một nhà nước công an trị.
Khi tự do nói chung bị phá hủy, chắc chắn tự do tôn giáo, như một thành phần của tự do và quyền cơ bản của con người, cũng sẽ bị vạ lây. Bạn không thể tách rời tự do tôn giáo khỏi các quyền con người khác. Chúng tôi đã thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm với việc đóng cửa Nhà thờ Good Neighbor North District và đóng băng tài sản của giáo xứ, tiếp theo những lời cảnh báo từ Hồng y John Tong đến các giáo sĩ để "canh giữ miệng lưỡi " trong các bài giảng.
Chúng ta cũng đừng quên rằng Jimmy Lai là một người Công giáo sùng đạo và là một nhà vô địch đáu tranh không biết mệt mỏi về tự do tôn giáo. Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình với tư cách là người đóng góp hàng tuần cho Apple Daily rằng tờ báo đã cho tôi tự do viết về đức tin và tôn giáo theo cách mà không có ấn phẩm thế tục, hàng ngày, thị trường đại chúng nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới đã làm. Vào Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh và Lễ Ngũ Tuần, tôi đã viết rõ ràng về các chủ đề tôn giáo trong bối cảnh bình luận về các vấn đề rộng lớn hơn.
Tôi không nói rằng việc đóng cửa Apple Daily hoặc bỏ tù Jimmy Lai là những vấn đề mấu chốt của tự do tôn giáo - đó sẽ là một sự đơn giản hóa quá mức - nhưng tôi đang khẳng định rằng việc giết chết tờ báo này, việc giam giữ Lai và cái chết của tự do truyền thông có gốc rễ từ tự do tôn giáo. Khi bạn phải câm nín không còn được tự do ngôn luận, chắc chắn rằng bạn cũng làm suy yếu tự do tôn giáo.
Hai tuần qua đã thực sự đau lòng khi phải tận mắt chứng kiến biến cố tang thương này. Là một ký giả chuyên mục hàng tuần cho ấn phẩm trực tuyến tiếng Anh của Apple Daily, tôi không chỉ mất một nền tảng mà còn quan trọng hơn nhiều, tôi lo sợ cho an nguy của những người mà tôi từng tiếp xúc hàng tuần. Tôi lo lắng liệu một cái gì đó tôi đã viết có khiến mọi người gặp rắc rối hay không, mặc dù tôi biết rất nhiều người đóng góp và phóng viên khác cũng đang viết một cách nguy hiểm. Nhiều lần trong năm qua, tôi tự hỏi liệu họ có thể yêu cầu tôi dừng lại không, nhưng họ đã thể hiện sự can đảm, quyết tâm và kiên trì đáng chú ý.
Nếu chế độ cho rằng họ không phải gánh chịu gì vì tội ác của mình gây ra, họ sẽ tiếp tục gây tội ác
Khi tòa soạn bị công an đột kích lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, tôi đã hỏi liệu họ có muốn tôi dừng lại không. "Tất nhiên là không," một trong những biên tập viên trả lời vào ngày diễn ra cuộc đột kích ấy. "Và công việc vẫn diễn tiến như bình thường."
Ngay cả khi 500 cảnh sát đến tòa soạn và bắt giữ biên tập viên và giám đốc điều hành cấp cao trong tháng này, trưởng phòng liên lạc của tôi nói với tôi: "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường." Chỉ ngày hôm sau, thứ Sáu tuần trước, khi bài viết của tôi trong tuần đó không xuất hiện, rõ ràng là những nỗ lực can đảm của họ sẽ không đủ. Thòng lọng của luật an ninh quốc gia đang thắt chặt quanh cổ tờ báo.
Viết cho tờ báo can đảm này quả là một trong những vinh dự đặc quyền lớn nhất trong cuộc đời tôi. Như tôi đã nói trong một tờ báo phản đối được xuất bản độc lập với Apple Daily vào ngày 26 tháng 6, để tưởng nhớ nhân viên của họ: "Tôi viết cho nhiều ấn phẩm trên khắp thế giới. Chủ yếu là tôi phải trình ý tưởng cho một biên tập viên và họ nói có hoặc không, hoặc họ ủy thác cho tôi viết về một chủ đề cụ thể, với số lượng từ nghiêm ngặt. Với Apple Daily, thật khác xa. Họ cho tôi hoàn toàn tự do để chọn chủ đề và những gì để phát biểu. Tiêu chí rộng duy nhất là nó nên liên quan đến Hồng Kông, Trung Quốc hoặc khu vực châu Á rộng lớn hơn. Chưa bao giờ các biên tập viên thay đổi bài viết của tôi, chưa bao giờ họ kiểm duyệt tôi, chưa bao giờ họ giới hạn số lượng từ của tôi và chưa bao giờ họ nói với tôi phải viết gì. Đó là tinh thần của Apple Daily - tinh thần tự do. Và trong khi tờ báo đã chết, linh hồn của tờ báo vẫn còn sống trong trái tim của nhiều người.
Cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ trước tên sát nhân này mà không ra tay cản trở. Bây giờ là lúc để vượt ra ngoài những tuyên bố mạnh mẽ và phải có hành động cụ thể. Điều đó có nghĩa là phải có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, có mục tiêu và phối hợp với nhau chống lại những người chịu trách nhiệm, ở Bắc Kinh và Hồng Kông, đang ra tay phá hủy các quyền tự do của Hồng Kông. Thất bại trong hành động sẽ không chỉ có nghĩa là đàn áp thêm mà không bị trừng phạt ở Hồng Kông - nó cũng sẽ khuyến khích Bắc Kinh xâm lược ngoài biên giới. Nếu chế độ nghĩ rằng họ không phải gánh chịu hậu quả cho tội ác của mình, họ sẽ tiếp tục thực hiện chúng. Với Đài Loan trong tầm ngắm của mình, thế giới tự do không được cho phép Bắc Kinh thoát khỏi những gì họ đã làm với Hồng Kông.
https://www.ucanews.com/news/newspapers-murder-marks-death-of-press-freedom-in-hong-kong/93046
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P.
Trong năm đại dịch 2020 vừa qua, số người tị nạn trên thế giới tăng 4% và hiện lên tới 82 triệu 400.000 người. Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc công bố con số trên đây, nhân Ngày Thế giới người tị nạn, 20/6/2021 này và kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới ngưng các cuộc xung đột và thăng tiến sự cộng tác.
Mặc dù đại dịch và những lời kêu gọi ngưng chiến trên hoàn cầu, các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, khiến cho nhiều người phải bỏ gia cư đi lánh nạn. Hiện nay, có 48 triệu người di tản trong nội địa các nước của họ. Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, ông Filippo Grandi nói rằng: “Đằng sau mỗi con số có một người. Họ đáng được chúng ta quan tâm và nâng đỡ, không những bằng những trợ giúp nhân đạo, nhưng còn bằng những giải pháp cho tình cảnh của họ”.
Theo phúc trình của Cao Ủy tị nạn, trong số những người tị nạn hiện nay, có 42% là những người trẻ nam nữ dưới 18 tuổi, trong khi giữa năm 2018 và 2020 có gần một triệu trẻ em sinh ra, như người tị nạn, tình trạng này ngày càng xảy ra và sẽ kéo dài trong nhiều năm trời. Hai phần ba những người tị nạn ra nước ngoài là những người xuất xứ từ 5 quốc gia là Siria: 6,7 triệu, Venezuela 4 triệu, Afghanistan 2,6 triệu, Nam Sudan 2,2 triệu và Myanmar 1 triệu 100.000 người.
G. Trần Đức Anh, O.P.
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi G. Trần Đức Anh OP
Image by Mark Thomas from Pixabay
19/06/2021
Hôm 17/6/2021 vừa qua, Tối cao Pháp viện Liên bang Mỹ đã đồng thanh xử cho dịch vụ xã hội Công giáo thắng kiện, chống lại thành phố Philadelphia.
- Trần Đức Anh, O.P.
Hồi năm 2018, chính quyền thành phố Philadelphia quyết định ngưng ký hợp đồng với cơ quan xã hội Công giáo giúp nhận con nuôi, vì cơ quan này không chứng nhận các cặp đồng phải là cha mẹ nuôi, vì lý do tôn giáo. Việc ngưng ký hợp đồng như thế có nghĩa là chính quyền không tài trợ cho các cơ quan xã hội Công giáo trong vấn đề này.
Với 9 phiếu thuận và không có phiếu chống, Tối cao pháp viện Mỹ phán quyết rằng: “Sự từ chối của chính quyền thành Philadelphia không ký hợp đồng với cơ quan xã hội Công giáo giúp nhận con nuôi, nếu không nhận các cặp đồng phái là cha mẹ nuôi, hành động này vi phạm việc tự do thi hành điều luật đầu tiên về tự do tôn giáo. Cơ quan xã hội Công giáo giúp nhận con nuôi chỉ tìm kiếm sự thu xếp để có thể tiếp tục phục vụ các trẻ em ở Philadelphia phù hợp với xác tín tôn giáo của mình, và không tìm cách áp đặt tín ngưỡng cho bất kỳ một ai”.
(CNA 17-6-2021) * Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi G. Trần Đức Anh, O.P.
Chúa nhật 13/6/2021 vừa qua, Đức Thánh cha Phanxicô tái lên tiếng về thảm trạng của dân chúng tại miền Tigray, miền bắc Etiopia, đang bị khủng hoảng trầm trọng về nhân đạo và những người nghèo nhất phải chịu nạn hạn hán và đói kém.
Ngỏ lời với các tín hữu trong buổi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện để bạo lực chấm dứt tức khắc và việc cứu trợ lương thực và y tế được bảo đảm, cũng như sớm tái lập sự hòa hợp xã hội. Tôi cũng cám ơn tất cả những người đang hoạt động để thoa dịu đau khổ của dân chúng.”
Từ ngày 4/11 năm ngoái, quân đội chính phủ Etiopia tấn công vào miền Tigray, miền bắc nước này, vì có sự tranh chấp với lực lượng “Mặt trận giải phóng nhân dân miền Tigray”. Từ đó đến nay đã có hàng ngàn người chết, gần hai triệu người di tản, và bốn triệu 500.000 người đang cần trợ giúp nhân đạo, 5.000 trẻ vị thành niên bị xa lìa cha mẹ và có nguy cơ bị lạm dụng. Gần 1.000 phụ nữ và thiếu nữ bị hãm hiếp.
Hồi năm ngoái, Đức Thánh cha Phanxicô cũng đã từng bày tỏ lo âu vì tình hình từ miền Tigray và nói: “miền này vì hậu quả của cuộc xung đột từ ngày 4/11 năm 2020 giữa quân đội chính phủ và lực lượng “Mặt trận giải phóng nhân dân miền Tigray... Tôi lo âu theo dõi những tin tức đến từ Etiopia, trong khi tôi khuyên hãy tránh xa cám dỗ đụng độ võ trang, tôi mời gọi tất cả mọi người cầu nguyện, tôn trọng nhau như anh chị em, đối thoại và giải quyết những bất thuận bằng đường lối ôn hòa”.
Tin mới nhất cho biết, 90% dân chúng tại Tigray đang cần được cứu trợ, các cơ cấu y tế bị hư hại tới 80%, các đoàn cứu trợ nhân đạo bị quân đội ngăn chặn tại nhiều nơi. Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Mark Lowcock, đặc trách các vấn đề nhân đạo và phối hợp các công tác cứu trợ khẩn cấp tuyên bố rằng “nạn đói kém đang hoành hành và tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn”.
Trong khi đó tổng thống Abiy Ahemed Ali, người đã được giải Nobel hòa bình, tuyên bố: Những kẻ phản bội trong và ngoài nước là một đe dọa, và ông tuyên bố quyết tâm bài trừ các kẻ thù này”.
G. Trần Đức Anh, O.P.
Nguồn: Đài Chân Lý Á Châu
- Viết bởi Ngọc Yến - Vatican News

Trong thông cáo kết thúc Hội nghị toàn thể, được tổ chức từ ngày 7 đến 12/6 tại Ouagadougou, các Giám mục nói đến vụ thảm sát, và dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân, đồng thời lên tiếng báo động về "bóng ma khủng bố đang đe dọa người dân ngày càng trầm trọng”.
Các Giám mục cho biết, hơn bao giờ hết, tình hình hiện nay rất đáng lo ngại, do lạm dụng khủng bố. Người dân cảm thấy bất an về tương lai của khu vực. Các Giám mục yêu cầu chính quyền quản lý tình tình hình một cách cương quyết và chặt chẽ hơn, bởi vì "tương lai và sự sống còn của Giáo hội địa phương phụ thuộc vào điều này".
Hai Hội đồng Giám mục nhấn mạnh rằng: "Các nỗ lực đã được thực hiện trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng sự kiện bi thảm ở Solhan, làm cho mọi người bị sốc, hoạt động khủng bố đã bóp chết sự lạc quan mới bắt đầu được phục hồi trong dân chúng. Thực tế, "đêm kinh hoàng" ngày 4/6 chứng tỏ rằng các hoạt động khủng bố đang ngày càng đe dọa người dân, mặc dù đây là khu vực được lực lượng quân sự quốc gia và nước ngoài bảo vệ.
Vì lý do này, Giáo hội Công giáo Burkina Faso và Niger đặt câu hỏi về hiệu quả sự hiện diện của rất nhiều thế lực nước ngoài trên lãnh thổ, với những kết quả ngày càng gây thất vọng của những lời hứa. Người dân đang rất lo lắng, và các Giám mục chia sẻ mối quan tâm này.
Từ đây, các Giám mục lên án mạnh mẽ về "tình huống kinh hoàng không thể chấp nhận được xảy ra ở Solhan", đồng thời khích lệ lực lượng quốc phòng và an ninh để với sự giúp đỡ của mọi người, quyết tâm lập lại hòa bình ở những khu vực đang bị khủng hoảng.
Khi bắt đầu Hội nghị, Đức Tổng Giám mục Michael Francis Crotty, Sứ thần Tòa thánh tại Burkina Faso và Niger, đã mang sứ điệp chia buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô tới các giám mục, và nhắc lại những gì Đức Thánh Cha đã nói tại buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa nhật 6/6: “Tôi muốn đảm bảo cầu nguyện cho các nạn nhân vụ thảm sát trong đêm thứ Sáu rạng sáng ngày thứ Bảy 5/6 vừa qua, tại một thị trấn ở Burkina Faso. Tôi gần gũi với những ai đang chịu đau khổ nhiều vì các vụ tấn công diễn ra nhiều lần như thế. Châu Phi đang cần hòa bình chứ không cần bạo lực!". (CSR_4335_2021)
Ngọc Yến - Vatican News
- Giáo Hội đối mặt với khoảnh khắc của sự thật về cuộc đàn áp tại Hồng Kông
- Chính phủ Canada tưởng niệm các học sinh thiệt mạng
- Phong trào phụ nữ cấp tiến ở Đức phê bình hình luật mới
- Một giám mục Camerun lên án tham nhũng trong việc phân phối vắcxin
- Công giáo Ai Cập ủng hộ việc dành 500 triệu Mỹ kim tái thiết Gaza
- Đức Thượng phụ Pizzaballa lo ngại căng thẳng nội bộ ở Israel
- Israel mở cửa ải cho cứu trợ nhân đạo dân chúng tại Gaza
- LHQ lên án sự giết hại trẻ em trong xung đột Israel-Palestines
- Trong 14 năm, hơn 200 ngàn thai nhi dưới 12 tuần bị phá bỏ tại Mexico City
- Chính phủ Croatia tặng học bổng cho các Kitô hữu trẻ ở các quốc gia bị bách hại