Dân Chúa Âu Châu

𝗧𝗵𝘂̛́ 𝗧𝘂̛ 𝘁𝘂𝗮̂̀𝗻 𝗫𝗩𝗜 𝗧𝗡 - 𝗡𝗮̆𝗺 𝗹𝗲̉.
𝗕𝗮̀𝗶 đ𝗼̣𝗰: 𝗫𝗵 𝟭𝟲, 𝟭-𝟱. 𝟵-𝟭𝟱; 𝗠𝘁 𝟭𝟯, 𝟭-𝟵.
175730680 4500004303363438 3971589484624538751 nĂn uống là một trong những nhu cầu căn bản của con người. Người ta ăn để sống, sống để làm gì đó cho lý tưởng cho lợi ích của xã hội và cộng đoàn. Miếng ăn thức uống chỉ là đáp ứng đói khát của con người, chứ không là tất cả, nó không là cứu cánh của đời người. Thế mà có nhiều người vì miếng ăn mà mất tình nghĩa già đình, chòm xóm nhau. Nhất là trong mủa dịch bệnh này, ai cũng cần thức ăn, nhưng không biết nhường nhịn nhau khi có người giúp kẻ được người không, số lượng có hạng cần nhường cho người kém hơn mình chứ. Các Bài Đọc hôm nay cho hai ví dụ tương phản của những người tìm vật chất và người tìm Chúa. Trong Bài Đọc I, chỉ mới một tháng sau biến cố xuất hành qua Biển Đỏ, dân Israel đã quên tình thương và uy quyền của Thiên Chúa, và họ nhớ những đồ ăn thức uống bên Ai-cập. Họ than phiền với ông Mô-sê: "Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!" Trong Tin Mừng, Đức Giêsu nói với dân một dụ ngôn quan trọng về tiềm năng và sức mạnh của Lời Chúa.

𝟭. 𝗫𝗲𝗺

Khi ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói : “Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất ; nó mọc ngay, vì đất không sâu ; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả : hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe.”

𝟮. 𝗫𝗲́𝘁

Hôm nay, chúng ta bắt đầu đọc chương 13 của Tin Mừng Mat-thêu kể những dụ ngôn về Nước Trời, mỗi dụ ngôn Đức Giê-su diễn tả một khía cạnh Nước Trời khác nhau. Có tất cả những dụ ngôn tuần tự như sau:
+ Dụ ngôn Người Gieo Giống (Mt 13, 1-23)
+ Dụ ngôn Cỏ lùng (Mt 13, 24-30)
+ Dụ ngôn Hạt cải (Mt 13, 31-32)
+ Dụ ngôn Men trong bột (Mt 13, 33)
+ Dụ ngôn Kho báu và Ngọc quý (Mt 13, 44-45)
+ Dụ ngôn Chiếc lưới (Mt 47-50)
Trong đó, dụ ngôn Người Gieo giống là dụ ngôn dài nhất và cũng quan trọng nhất vì nó được chính Chúa Giêsu giải thích nên ý nghĩa của nó thật rõ ràng, ta không thể hiểu khác được.

Khung cảnh Bài Tin Mừng hôm nay là bãi biển hồ Ga-li-lê, vì người ta quá đông không thể nào tập trung trong hôi đường được. Số người tham dự quá đông đến nỗi Đức Giê-su phải ngồi trên thuyền, còn dân chúng đứng trên bãi biển. Như vậy, giữa Đức Giê-su và dân chúng có một khoảng cách để khỏi chen lấn và dễ giự trật tự. Đức Giê-su bắt đầu giảng dạy với dụ ngôn đầu tiên “Người gieo giống”. Mục đích của Dụ ngôn muốn nhắm đến, đó là sức mạnh tiềm năng của Lời Chúa và tâm hồn đón nhận của con người, đó là những mảnh đất tiếp nhận hạt giống. Đức Giê-su nói về người gieo giống ra đi gieo hạt lúa, hạt lúa ấy chính là Lời Chúa, như thế người gieo giống ấy chính là Đức Giê-su vì Ngài đang nói Lời Chúa cho dân chúng nghe.

Trong dụ ngôn “Người Gieo Giống” cho chúng ta thấy cách rõ ràng về tình yêu Thiên Chúa. Ngài luôn yêu thương con người, Ngài quảng đại với hết mọi người không trừ một ai. Ngài gieo vãi Lời Chúa khắp nơi, phung phí đến độ cả những nơi không cần Ngài cũng gieo, để mọi người dù sống trong môi trường nào, hoàn cảnh nào, đất nước nào đều có dịp tiếp xúc với Lời Chúa. Thiên Chúa chủ trương, chẳng thà gieo lầm còn hơn bỏ sót. Vấn đề còn lại, Lời Chúa có đơm hoa kết trái trong lòng mỗi người không, điều đó do họ quyết định. Cũng như hạt giống nó có sức mạnh nội tại, khi gặp môi trường thuận tiện, hạt giống tự nảy mầm, đơm hoa kết trái. Vâng, Lời Chúa cũng có một sức mạnh nội tại, khi gặp đúng người biết đón nhận, Lời Chúa sẽ biến đổi họ nên tốt hơn. Trái lại, khi gặp người từ chối, Lời Chúa không thể phát triển, không thể thay đổi con người của họ. Như vậy, cùng một Lời Chúa, nhưng do thái độ của con người mà kết quả sẽ khác nhau.

𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺

Chúng ta nhớ, Đức Giê-su chay tịnh trong sa mạc 40 đêm ngày trước khi thi hành sứ vụ rao giảng, chiêu đầu tiên ma quỷ cám dỗ Ngài là ‘cái bụng’, cái ăn. Đức Giê-su đã chiến thắng cơn đói và Ngài nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”(Mt 4, 4). Như thế, mục đích đời người là phải đạt đến cao đẹp nhất, đó là chính Chúa chứ không phải miếng ăn. Con người hơn con vật ở chỗ đó.

Trong thời gian sống giãn cách vì dịch bệnh, con người rất dễ bị cám dỗ về miếng ăn thức uống. Ai cũng khổ, không chỉ người nghèo khóc mà ngay cả người giàu cũng khóc. Mọi sự đều đảo lộn và thiếu thốn, làm con người dễ bực bội, nóng nảy. Điều cần thiết lúc này là hết sức bình tĩnh, noi gương lòng nhân hậu của Chúa Giê-su mà ứng xử nhau. Hãy nhớ rằng, Lời Chúa, Đức Giê-su Ki-tô, có một sức mạnh nội tại mãnh liệt có quyền năng biến đổi con người chúng ta thành khí cụ bình an trong môi trường đang sống, môi trường thiếu thốn trong dịch bệnh, để ta sống hòa nhã yêu thương, chia sẻ và tha thứ. Các bạn hãy mở lòng trí để Lời Chúa đi vào và đơm hoa trái.

@ 𝗟𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻

𝙇𝙖̣𝙮 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙭𝙪̛𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙩𝙝𝙞𝙚̂́𝙩 𝙡𝙖̣̂𝙥 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙢𝙤̛́𝙞 𝙫𝙤̛́𝙞 𝙡𝙤𝙖̀𝙞 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞, 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙪̛𝙤̛́𝙘 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙠𝙮́ 𝙠𝙚̂́𝙩 𝙗𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙢𝙖́𝙪 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙝 Đ𝙪̛́𝙘 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝙭𝙞𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 đ𝙪̛̀𝙣𝙜 𝙦𝙪𝙚̂𝙣 𝙡𝙖̃𝙣𝙜 𝙤̛𝙣 𝙩𝙝𝙖 𝙩𝙝𝙪̛́ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 đ𝙖̃ 𝙧𝙤̣̂𝙣𝙜 𝙗𝙖𝙣, 𝙫𝙖̀ 𝙭𝙞𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 đ𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙫𝙪𝙞 𝙢𝙪̛̀𝙣𝙜 𝙫𝙞̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙩𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙘𝙪̛́𝙪 đ𝙤̣̂. 𝘾𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣 𝙘𝙖̂̀𝙪 𝙭𝙞𝙣 𝙣𝙝𝙤̛̀ Đ𝙪̛́𝙘 𝙂𝙞𝙚̂-𝙨𝙪 𝙆𝙞-𝙩𝙤̂, 𝘾𝙤𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙡𝙖̀ 𝙏𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙫𝙖̀ 𝙡𝙖̀ 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙘𝙝𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙤𝙣, 𝙉𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞 𝙝𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙝𝙞𝙚̂̉𝙣 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙘𝙪̀𝙣𝙜 𝘾𝙝𝙪́𝙖, 𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̣ 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙪̉𝙖 𝘾𝙝𝙪́𝙖 𝙏𝙝𝙖́𝙣𝙝 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 đ𝙚̂́𝙣 𝙢𝙪𝙤̂𝙣 đ𝙤̛̀𝙞. 𝘼𝙢𝙚𝙣. 

Lm. Nhan Quang