Dân Chúa Âu Châu

Katsuzo Ishimaru là người phụ trách tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Thành phố Hiroshima và là một nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế. Một nạn nhân sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử năm 1945, ông Ishimaru đã theo dõi cuộc hành trình của ĐTC Phanxicô đến Nhật Bản. Đối với ông, các chính trị gia cần phải lắng nghe thông điệp của ĐTC Phanxicô về hòa bình.

Ông Katsuzo Ishimaru, người phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Hiroshima và là một nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế, đã sống sót sau vụ đánh bom hạt nhân năm 1945. Lúc đó, ông chỉ mới 2 tuổi.

Phát biểu với AsiaNews về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản, ông Ishimaru cho biết rằng “thực sự mang lại sự khích lệ, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về Nhật Bản và các vấn đề của nó. Giờ đây, các chính trị gia cần phải lắng nghe thông điệp của Phanxicô về hòa bình, bởi vì họ thường nói một đằng và làm một nẻo”.

“Tôi đã có thể theo dõi thông điệp của ĐTC Phanxicô ở cả Nagasaki và Hiroshima và những điều Ngài nói đã gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ đối với tôi. Đặc biệt khi Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải chân thành khi nói đến việc xây dựng tòa nhà hòa bình”.

“Đây chính là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là bởi vì một số nhà lãnh đạo chính trị, trong khi nói về hòa bình, lại làm điều ngược lại. Họ là những người đặc biệt cần phải lắng nghe ĐTC Phanxicô”.

ĐTC Phanxicô cũng đã đề cập đến một vấn đề nhạy cảm đối với người Nhật Bản. ĐTC Phanxicô đã mạnh mẽ phê phán ‘nguyên tắc hàng đầu của đất nước của tôi’. Ngài đã so sánh Trái đất với một ngôi nhà, và đồng thời khuyến khích chúng ta sống trong tình yêu huynh đệ cùng với các quốc gia khác”.

“ĐTC Phanxicô làm cho chúng ta nhận ra rằng nếu như chúng ta không sống tôn trọng hòa bình và sự sống, chúng ta có nguy cơ tạo ra một nền văn minh của sự chết”.

Những điều Ngài phát biểu về bom nguyên tử chính là nền tảng. “Tại sao các loại vũ khí lại được tạo ra dựa trên năng lượng nguyên tử? Tôi hết sức mong muốn rằng các tình huống vốn dẫn đến việc sử dụng quân sự cần phải được làm rõ để chúng ta không rơi vào sự sai lầm của việc tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền cảm hứng cho chúng ta để phản đối chống lại năng lượng hạt nhân”.

Vấn đề này, ông Ishimaru nhấn mạnh, “quả thực vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể quên các vấn đề khác của Nhật Bản, bao gồm kỹ thuật di truyền, trí tuệ nhân tạo và nhiều vấn đề khác”.

“Thậm chí ngay cả trong các lĩnh vực này, chúng ta đã đạt đến một mức độ vốn dễ dàng vượt qua những ranh giới mà chúng takhông được vượt qua. Trừ khi chúng ta muốn tạo ra một nền văn minh của sự chết”.

Hoàng Thịnh (theo Asia News)