Dân Chúa Âu Châu

Vatican News | Robin Gomes | 22-09-2018

Ngày 22-9, Đức Giáo hoàng mở đầu chuyến tông du đến các nước Baltic là Lithuania, Latvia, và Estonia.  Bằng buổi gặp các giới chức, đại diện dân sự và các đoàn ngoại giao Lithuania tại dinh tổng thống ở thủ đô Vilnius. Đức Giáo hoàng nhắc rằng chuyến tông du lần này của ngài trùng dịp kỷ niệm một trăm năm tuyên bố độc lập của đất nước này, năm 1918, sau khi kết thúc Thế chiến I.

Lithuania sau đó lại bị Liên bang Xô-viết chiếm đóng vào năm 1940.  Sau đó, họ lại rơi vào tay Đức Quốc xã cho đến tận năm 1944, rồi lại tiếp tục bị Xô-viết chiếm đóng. Đến khi Liên bang Xô-viết sụp đổ vào năm 1990, Liên bang Xô-viết mới giành lại được tự do.

Bài học từ quá kh

Đức Giáo hoàng Phanxicô chỉ ra rằng, “đã một thế kỷ trôi qua với vô số gian nan và đau khổ, với những chuyện giam cầm, trục xuất, và thậm chí cả tử đạo.  Mừng kỷ niệm một trăm năm độc lập, có nghĩa là dành thời gian để dừng lại và hồi sinh ký ức về những trải nghiệm này, để có thể gắn bó với những gì gắn kết anh chị em thành một quốc gia, và tìm được chìa khóa để đối diện các thách thức cũng như hướng về tương lai trong tinh thần đối thoại và hiệp nhất với tất cả những người sống trong quốc gia này, bảo đảm không một ai bị loại trừ.”

Sự hiếu khách của Lithuania

Đức Giáo hoàng thấy được “sự hiếu khách của Lithuania nơi việc đón nhận, cho chỗ nương náu, và chấp nhận những người thuộc nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau.  Họ sống yên bình với nhau cho đến khi những hệ tư tưởng chuyên chế đến và gieo rắc bạo lực, bất tín và xói mòn năng lực đón nhận và hòa hợp của họ.

Tôi mong muốn người dân Lithuania hãy khoan dung, hiếu khách, tôn trọng, và đoàn kết, hãy nâng lên những phẩm chất của dân tộc mình trong quá khứ chứ đừng co cụm lại.  Tôi mong anh chị em hãy khao khát mưu cầu công ích và đấu tranh vì nó. Người dân Lithuania đã chịu nhiều đau khổ khi những hệ tư tưởng chuyên chế cố gắng áp đặt hình mẫu duy nhất của họ, muốn loại trừ mọi sự khác biệt dưới chiêu bài tuyên truyền muốn mọi người tin rằng đặc quyền đặc lợi của một số người thì quan trọng hơn phẩm giá của những người khác, hơn cả công ích.

Mọi cuộc xung đột đang xảy ra chỉ có thể đi đến được giải pháp bền vững nếu như giải pháp đó đặt trên sự công nhận rõ ràng phẩm giá của con người, nhất là của những người yếu đuối nhất, cũng như nhìn nhận rằng tất cả chúng ta có một thách thức là phải mở rộng tầm mắt và thấy được điều tốt đẹp có lợi cho tất cả mọi người.”

Tuổi tr

Đức Giáo hoàng Phanxicô thúc giục người dân Lithuania “chú ý đặc biệt đến giới trẻ, thăng tiến những chính sách cho phép người trẻ tham gia tích cực hơn trong việc xây dựng xã hội và cộng đồng. Đó sẽ là hạt giống hy vọng nảy sinh sự hiếu khách đối với người lạ, thân thiện với người trẻ, quan tâm người già và trẻ em, và cuối cùng là cởi mở với tương lai.”

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn: phanxico.vn