Dân Chúa Âu Châu

religion-gaulmyn.blogs.la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2018-09-12

Và đúng: phim của điện ảnh gia Wim Wenders, “Đức Phanxicô, người của lời” hơi dài và đôi khi buồn cười. Rốt cuộc, người xem cảm thấy khó chịu khi đứng trước tiểu sử tô hồng như thế, toát ra một loại tôn thờ cá nhân mà Giáo hội công giáo thường dễ dàng vướng vào. Dù người xem đoán được rõ ràng Đức Phanxicô hoàn toàn chống lại chuyện này…

Lời được nghe

Dù vậy phải đi xem phim này, nhất là bây giờ khi Giáo hội bị chấn động nặng bởi các vụ lạm dụng tình dục và đôi khi chúng ta nghi không biết làm sao Giáo hội thoát ra được vụ này. Phải xem phim, vì cuốn phim nói lên thế nào mà Jorge Bergoglio, một cụ già ngoài 80, Dòng Tên, linh mục, giáo hoàng lại là một nhân vật phi thường. Chắc chắn, đây là một trong các chuyện phi thường nhất của thế kỷ 21. Và chính xác là để thấy, đây là giáo hoàng của người công giáo, như thế, là người công giáo lại càng phải đi xem phim để nghe ngài.

Sự giận dữ của giáo hoàng

Vì sức mạnh của phim này, đó là lời của ngài và xét cho cùng, chính các lời này chính nó đã đủ lớn lao, không cần các hình ảnh đám đông vui mừng chào đón ngài, làm “cải lương hóa” lời của ngài, làm cho lời của ngài như lời tuyên truyền. Một lời la mắng, đôi khi gằn rất mạnh, dứt khoát, thậm chí còn tàn nhẫn. Vì cái nhìn của ngài về thế giới là một cái nhìn sáng suốt đến rợn người, như thử đàng sau nụ cười tươi được nhiều người mến mộ là một cơn giận vô cùng. Không chỉ giận không mà thôi, nhưng còn là các lý do của sự giận dữ, và đó là khởi đầu của một giải pháp: giáo hoàng tố cáo trong những chữ mang tác động rất cao của ngài về tiền bạc, về tính ích kỷ, về sự nhanh chóng, về sự sợ hãi và nhất là: sợ người khác, sợ chính mình, sợ cái chết… Đức Phanxicô không phải lúc nào cũng thuyết phục, chẳng hạn về vấn đề phụ nữ, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ, nhưng người ta chờ mãi chưa thấy ngài hành động nhằm tái quân bình tỷ lệ đàn ông/phụ nữ trong Giáo hội. Nhưng về vấn đề công chính xã hội, về thoái hóa môi sinh, về người di dân, về chiến tranh, người xem bị đánh động bởi sự chẩn đoán chính xác của ngài, nhất là cách ngài khơi dậy sự khẩn cấp phải hành động nơi người có lòng tin, nơi người tin ở Chúa. Sức mạnh của Đức Phanxicô, đó là đưa chúng ta, người tín hữu về điều thiết yếu: nhân tính chúng ta, quả đất chúng ta, nơi mà chúng ta phải làm chứng cho Đấng vượt quá chúng ta. Chắc chắn đây chỉ là một tiếng nói, nhưng tiếng nói có sức mạnh sứ ngôn.

Marta An Nguyễn dịch

Xin quý độc giả đọc các bài về cuốn phim “Đức Phanxicô, người của lời”:

Wim Wenders: “Tôi rụt rè trước giáo hoàng”

Wim Wenders: “Cuốn phim về Đức Phanxicô sẽ không thay đổi thế giới”

Wim Wenders: “Tôi thán phục ngài từ khi ngài xuất hiện ở ban-công đền thờ Thánh Phêrô”

“Chúng tôi đùa rất nhiều với Đức Phanxicô”

Wim Wenders: “Đức Phanxicô không hành động cho mình mà cho lợi ích chung”

“Người trung thành với lời”, phim tài liệu về Đức Phanxicô

Điện ảnh gia Wim Wenders quay một cuốn phim tài liệu về Đức Phanxicô

Cuốn phim Đức Phanxicô đóng vai của mình được chiếu ở Liên hoan phim Cannes

Phim tài liệu: Phanxicô, lòng thương xót

Nguồn: phanxico.vn