Dân Chúa Âu Châu

rts.ch, Mélanie Ohayon, Marcel Mione, 2018-06-02

Đài truyền hình Thụy Sĩ Géopolitis mời nhà báo Arnaud Bédat đến nói chuyện nhân chuyện di của Đức Phanxicô đến Geneva ngày 21 tháng 6 sắp tới, được hỏi “Đức Phanxicô có cách mạng không?”, nhà báo xác nhận: “Ngài đi nhanh hơn tất cả các giáo hoàng họp lại”. Buổi nói chuyện sẽ được phát hình vào ngày chúa nhật 3 tháng 6-2018.

Nhà báo Arnaud Bédat giải thích, trong vòng năm năm, Đức Phanxicô không phải chỉ có toàn bạn. Từ khi được bầu chọn năm 2013, cựu Tổng Giám mục Buenos Aires tiếp tục sứ mạng cải cách Giáo hội công giáo. Cải cách tài chánh của Tòa Thánh, cải cách hội nhập người ly dị tái hôn hay cuộc chiến chống nạn lạm dụng tình dục, ngài áp đặt phong cách của mình và tính cách của một người “vội vã”.

 

 

Nhà vatican học nồng nhiệt, nhà báo Thụy Sĩ đã gặp Đức Phanxicô sáu lần. Ông nói: “Ngài cách mạng trong phương pháp và trong cách làm việc của ngài. Ngài đi nhanh hơn tất cả các giáo hoàng họp lại. Vì gần như mỗi tuần ngài đều có một sự kiện, nên chúng ta khá sốt ruột, chúng ta thích các chuyện đi nhanh hơn”.

Nhà báo Arnaud Bédat với Đức Phanxicô, ông đã viết hai tác phẩm về Đức Phanxicô.

Nhất là phương pháp của ngài đụng với chính chính quyền của mình, giáo triều La Mã, cự lại với một vài tiến hóa của Giáo hội công giáo. Nhà báo cho biết: “Trước đây, Giáo triều La Mã rất Ý, rất cắm rễ và đã có rất nhiều quyền thời gian Đức Gioan-Phaolô II bị bệnh. Đức Bênêđictô XVI thì hơi bị tràn ngập do tuổi và do vấn đề sức khỏe. Khi Đức Phanxicô bắt đầu dùng biện pháp quyết liệt để đặt mọi sự vào thứ trật thì người ta không thích”. Theo nhà báo thì chỉ có khoảng một phần tư giáo triều La Mã là hoàn toàn đồng ý với ngài.

Quyền lực ảnh hưởng duy nhất và toàn cầu hóa

Dù cho phần đóng góp của những người lính Thụy Sĩ cầm mộc bảo vệ giáo hoàng vừa được tăng lên con số 135, nhưng dĩ nhiên Vatican không dựa trên khả năng thiện chiến của quân đội mình để xây dựng quyền uy của mình. Cũng không nhờ đến diện tích đất nước chưa đầy 44 hếc-ta của mình. Tuy vậy quyền uy của Tòa Thánh đúng thật là quyền uy, trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của Tòa Thánh qua 5300 giám mục, thêm vào đó là đội binh hàng hà sa số linh mục, không kể đến các sứ thần tòa thánh, các nhà truyền giáo ở tận hang cùng ngõ hẻm, những nơi xa xuôi hẻo lánh nhất thế giới. Mạng lưới này là mạng lưới hiệu năng để giảng dạy. Kín đáo nhưng hiệu quả, nền ngoại giao Vatican can thiệp mạnh vào việc xích lại gần nhau của hai nước Cuba và Mỹ.  Một thỏa hiệp được ký kết giữa Cô-lông-bi và Lực lượng Cách Mạng Vũ Trang sau 52 năm nội chiến, là kết quả của vai trò trung gian hòa giải tế nhị và kiên nhẫn của các chức sắc Giáo hội. Một cách không mệt mỏi, đâu đâu Đức Giáo hoàng cũng xin mọi người hạ nhiệt.

Chúng ta không còn ở trong một Giáo hội lên án

Nhà báo Arnaud Bédat giải thích: “Ngài lật nhào bàn. Dĩ nhiên ngài được bầu chọn là để xếp đặt lại thứ trật trong Giáo triều, các tài khoản ngân hàng Vatican, các hồ sơ ấu dâm, nhưng ngài còn làm hơn thế nữa. Ngài luôn đi ra vùng ngoại vi tìm con chiên lạc, tìm tâm hồn cần giúp đỡ. Bây giờ chúng ta không còn ở trong một Giáo hội lên án, chúng ta ở trong một Giáo hội chữa lành, một Giáo hội thông hiểu”.

Giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh đầu tiên, nhưng ngài cũng là “giáo hoàng đầu tiên trong thời buổi toàn cầu hóa và cũng là giáo hoàng thành thị đầu tiên, đứng mũi đối đầu với tất cả các vấn đề của xã hội ngày nay”.

Cho tới lúc nào?

Nhà báo Arnaud Bédat tin chắc: “Chúng ta có thể cho rằng, đến năm 2020 ngài sẽ từ nhiệm”. Đức Phanxicô cũng đã cho biết triều giáo hoàng của mình sẽ ngắn.

Theo nhà báo Arnaud Bédat, thừa kế ngôi giáo hoàng của mình, di sản của ngài, ngài đã đặt vào trọng tâm hoạt động của mình: “Một cách cẩn thận và khéo léo, ngài đã phong các tân hồng y để có thể làm thuận lợi cho một ứng viên theo tinh thần “bergoglio”. Chắc chắn đó là cách ngài tính toán”.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc: Arnaud Bédat hay niềm đam mê Đức Phanxicô