Dân Chúa Âu Châu

BrusselHàng chục người chết và hơn một trăm người bị thương trong cuộc khủng bố tự sát tại phi trường và tàu điện ngầm

Châu Âu lại bị đặt vào tình trạng khiếp đảm, lo sợ. Các cuộc tấn công lần này nhắm vào thành phố Brussels, biểu tượng của Âu Châu và là trung tâm huyết mạch của quá trình hội nhập từ sáu mươi năm nay. Do đó, đây là cuộc khủng bố có mục tiêu, chỉ bốn tháng sau cuộc tàn sát đẩm máu tại Paris.

Sáng nay vào khoảng 8:00 giờ, hai vụ nổ đã xảy ra tại phi trường quốc tế Zaventem, Brussels, trong đó có ít nhất 11 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương. Các vụ nổ xảy ra gần quầy check-in của hảng hàng không Mỹ American Airlines. Vài khẩu hiệu bằng tiếng Á Rập, nghe được ngay trước thảm kịch, đã loại bỏ tất các nghi ngờ: Đây là cuộc tấn công tự sát.

Trong lúc cảnh sát Bỉ đang lo sợ, có thể tất cả quân khủng bố chưa rời khỏi phi trường, thì một trái bom nổ từ một kiện hàng khả nghi. Các cơ quan truyền thông Bỉ cho biết đó là trái nổ từ chiếc áo gi-lê của tên khủng bố thứ ba trước đó chưa nổ.

Cuộc khủng bố này không phải là cuộc tấn công đầu tiên tại phi trường Zaventem. Vào ngày thứ hai Phục Sinh năm 1979, ba tên khủng bố Palestine, từ lối đi, đã ném một quả lựu đạn vào đám hành khách của chuyến bay hảng hàng không Do Thái El Al, đi từ Tel Aviv vừa hạ cánh, làm 12 người bị thương.

 

Khoảng sau 9:00 giờ một quả bom phát nổ trong chiếc xe điện ngầm gần ga Maalbeek, nằm trong khu phố Âu Châu, gần Berlaymont, tòa nhà biểu tượng, nơi làm việc của Ủy Ban Âu Châu. Theo bản tổng kết tạm thời có ít nhất là 15 người tử vong.  

Vụ thảm sát đã diễn ra sau hơn 48 tiếng, từ khi bắt giữ Salah Abdeslam, một trong những người chịu trách nhiệm về thảm họa tại Paris vào ngày 13 tháng 11 năm vừa qua. Tên nầy đã bị thương và bị bắt trong khu phố Molenbeek sau khi bị truy nã từ 4 tháng qua. Trong văn bản đòi hỏi được công bố, nhà nước Hồi Giáo (IS) đã cho biết, hành động này nhằm trả đũa việc bắt giữ người đàn ông nói trên.

Trong bài thông cáo báo chí, các Giám Mục Bỉ đã tỏ lòng đau buồn, chia sẻ sự sợ hãi với hàng ngàn hành khách và gia đình của họ, với các chuyên viên hàng không, với dân chúng và các đoàn cứu cấp. Các vị Hồng Y đã dâng lời cầu nguyện cho tất cả nạn nhân và mọi người trong tình huống nguy kịch nầy và nhắc nhở rằng, các Tuyên úy phi trường sẵn sàng giúp đỡ , hỗ trợ những điều tinh thần cần thiết. Các ngài bày tỏ lòng mong muốn, toàn đất nước có thể trải qua ngày này với ý thức cộng đồng mạnh mẽ.

Những thông điệp chia buồn, cảm thông đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.

BP chuyển dich

 

 

Brüssel: Ein Angriff auf das Herz Europas

Dutzende von Todesopfern und mehr als hundert Verletzte infolge eines Selbstmordanschlags am Flughafen und in der U-Bahn

22. März 2016RedaktionKrieg und Terrorismus

Wikimedia Commons - Brussels Airport, CC BY-SA 2.0

Europa wird erneut in Angst und Schrecken versetzt. Diesmal richtet sich der Angriff gegen die Stadt Brüssel, das Wahrzeichen des Kontinents und neuralgisches Zentrum eines sechzigjährigen Integrationsprozesses. Es handelt sich somit um einen gezielten Terrorakt, der nur vier Monate nach dem Blutbad von Paris verübt wurde. 

Heute Morgen gegen 8.00 Uhr ereigneten sich am internationalen Flughafen von Brüssel, in Zaventem, zwei Explosionen, bei denen mindestens 11 Menschen ums Leben kamen und etwa 30 verletzt wurden. Die Explosionen ereigneten sich nahe der Abfertigungsschalter der Fluggesellschaft American Airlines. Einige kurz vor der Tragödie vernommene Ausrufe in arabischer Sprache beseitigten jeglichen Zweifel: Es handelte sich um einen Selbstmordanschlag.

Während die belgische Polizei die Befürchtung hegte, dass nicht alle Terroristen den Flughafen verlassen hatten, lösten die Bomber noch die Explosion eines verdächtigen Paketes aus. Den belgischen Medien zufolge handelte es sich um eine nicht detonierte Weste eines dritten Terroristen.

Dieses Attentat war nicht das erste am Flughafen von Zaventem. Am Ostermontag des Jahres 1979 schleuderten drei palästinensische Terroristen von einem Laufgang Granaten auf von einem Flug der israelischen Fluggesellschaft El Al aus Tel Aviv angelandete Passagiere, wobei 12 Menschen verletzt wurden.

Kurz nach 9 Uhr explodierte dann ein Sprengkörper in einem U-Bahn-Waggon nahe der Station Maalbeek im europäischen Viertel unweit von Berlaymont, des Symbol-Gebäudes, in dem die Europäische Kommission untergebracht ist. Die noch provisorische Bilanz liegt bei mindestens 15 Todesopfern.

Das Blutbad ereignete sich etwas mehr als 48 Stunden nach der Verhaftung von Salah Abdeslam, einer der Verantwortlichen der Katastrophe von Paris am vergangenen 13. November. Der Mann wurde nach einer 4-monatigen Suche in der Brüsseler Gemeinde Molenbeek verletzt und festgenommen. Im Rahmen einer Forderung bezeichnet der Islamische Staat die Handlung als Antwort auf die Verhaftung des Mannes.

„Bestürzt“ erweisen die Bischöfe Belgiens in einer Pressemitteilung ihr Mitgefühl und teilen „die Angst von Tausenden Reisenden und deren Familien, von Fachleuten der Luftfahrt, von Bürgern und Rettungsteams“. Die Kardinäle vertrauen die Opfer „den Gebeten aller in dieser neuen dramatischen Situation“ an und erinnern daran, dass die Flughafenkapläne „im Dienst aller stehen und die notwendige geistliche Unterstützung bereitstellen“. Sie bekunden den Wunsch, „dass das gesamte Land diese Tag mit einem ausgeprägten Gemeinsinn verbringen möge“.

Botschaften des Mitgefühls kamen aus aller Welt, unter anderem von Papst Franziskus und Kardinal Reinhard Marx, dem Präsidenten der deutschen Bischofskonferenz.