Dân Chúa Âu Châu

𝐂𝐡𝐮́𝐚 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐋𝐞̂̃ 𝐌𝐢̀𝐧𝐡 𝐌𝐚́𝐮 𝐂𝐡𝐮́𝐚, 𝐍𝐚̆𝐦 𝐁
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐗𝐡 𝟐𝟒, 𝟑-𝟖; 𝐇𝐫 𝟗, 𝟏𝟏-𝟏𝟓; 𝐌𝐜 𝟏𝟒, 𝟏𝟐-𝟏𝟔. 𝟐𝟐-𝟐𝟔.
192225344 4367680523262484 8424665958595311109 nCon người là một tổng thể duy nhất có xác có hồn. Về xác, cần lương thực để thân thể phát triển lớn lên. Con người ăn để sống, sống để làm gì đó giúp ích cho tha nhân và cho xã hội; Về hồn, cần có lương thực bổ dưỡng đó là Lời Chúa và bí tích Thánh Thể, mà Giáo Hội hôm nay trọng thể tôn kính ‘Lễ Mình Máu Chúa Ki-tô’. Thánh lễ này được Đức Giáo Hoàng Urbano IV thiết lập vào 1264, cử hành vào thứ năm sau tuần bát nhật lễ Thánh Thần Hiện Xuống, nhằm xác định thứ năm ngày Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể và được Thánh Thần soi dẫn các tông đồ. Sau này, thánh lễ dời vào chúa nhật để toàn thể Giáo Hội cung kính bí tích nhiệm mầu này.

𝟏. 𝐗𝐞𝐦

Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : ‘Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào ?’ Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta.” Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy.” Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.” Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.

𝟐. 𝐗𝐞́𝐭

Giờ đã đến, Đức Giê-su bắt đầu bước vào tuần Thương Khó để cứu độ nhân loại. Việc làm trước tiên, đó là chuẩn bị cho lễ Vượt Qua trong tuần lễ Bánh Không Men. Ngài đã chuẩn bị cách chu đáo cho mình và trò có phòng ăn lễ Vượt Qua. Điều này chứng tỏ Ngài tự nguyện và sẵn sàng thực hiện ý của Cha, dùng cái chết cực hình trong dịp lễ Vượt Qua đầy ý nghĩa của người do thái. Như thế, Lễ Vượt Qua của Đức Kitô nằm trong bối cảnh lịch sử từ Lễ Vượt Qua của người Do-thái. Trong biến cố Vượt Qua này, Thiên Chúa giải thoát dân tộc Do-thái khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập, và đem họ vào vùng Đất Hứa tràn trề sữa và mật. Chúa Giêsu cũng ví Cuộc Thương Khó của Người như một vượt qua: "khi biết đã đến giờ Người sắp sửa từ giã cuộc đời này để về với Thiên Chúa" (Ga 13, 1). Trong Lễ Vượt Qua cũ, bánh không men và chiên vượt qua là hai thứ không thể thiếu để mừng lễ: máu chiên dùng để bôi trên cửa nhà, để thiên thần vượt qua mà không vào sát hại như sát hại các con đầu lòng của người Ai-cập (máu súc vật chỉ cứu cho dân do thái mà thôi). Trong lễ Vượt Qua mới của Chúa Ki-tô, Ngài chính là Bánh Không Men và Máu Ngài trào ra từ cạnh sườn cứu thoát cho cả nhân loại.

Rõ ràng Chúa Giêsu thiết lập Bí-tích Thánh Thể trong Lễ Vượt Qua mới, bánh không men chính là Mình Chúa Giêsu, như trình thuật kể: "Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Chiên Vượt qua mới là máu của Đức Kitô: "Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu giao ước, đổ ra vì muôn người."

Trong Cuộc Vượt Qua mới, Đức Kitô cũng giải thoát con người khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết bằng chính Mình và Máu của Ngài. Sau khi ăn Lễ Vượt Qua, người Do-thái phải lên đường bắt đầu cuộc hành trình qua Biển Đỏ. Chúa Giêsu và các môn đệ cũng thế, sau khi đã thiết lập Bí-tích Thánh Thể, Chúa Giêsu và các môn đệ hát thánh vịnh, Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi Olive để cầu nguyện và chịu thử thách.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦

Cuộc sống của mỗi người cũng thế, sau khi đã lãnh nhận thần lương của Bí-tích Thánh Thể, chúng ta cũng phải vào cuộc đời để đương đầu với những khó khăn và thử thách hằng ngày của cuộc sống như: bệnh tật; học hành và công ăn việc làm; bất đồng, hiểu lầm, chia rẽ, và hận thù đến từ các mối liên hệ với tha nhân, cộng thêm vào những lo lắng tương lai... Chính sự sống thần linh nhận được từ Bí-tích Thánh Thể sẽ giúp chúng ta có đủ sức mạnh và nghị lực, để vượt qua tất cả các khó khăn này. Nếu không năng lãnh nhận thần lương, làm sao chúng ta tìm được sức mạnh để vượt qua các khó khăn của cuộc sống?

Bí tích Thánh Thể là bí tích Tình Yêu và Hiệp Nhất. Mỗi chúng ta cần yêu và được yêu, hãy lãnh nhận Thánh Thể; mỗi chúng ta cần tâm đầu ý hợp để sống hòa nhã, nân đỡ nhau, hãy lãnh nhận Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn sức sống của Hội thánh, là món quà quý báu Thiên Chúa tặng cho nhân loại. Tạ ơn Chúa mãi và quyết tâm năng lãnh nhận Thánh Thể mỗi ngày!

@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧

𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖, 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒕𝒓𝒐̂́𝒊 𝒍𝒂̣𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒃𝒊́ 𝒕𝒊́𝒄𝒉 𝑴𝒊̀𝒏𝒉 𝒗𝒂̀ 𝑴𝒂́𝒖 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑪𝒉𝒖́𝒂, đ𝒆̂̉ 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒐̛̀𝒊 đ𝒐̛̀𝒊 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒐̛́ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 đ𝒂̃ 𝒄𝒉𝒊̣𝒖 𝒌𝒉𝒐̂̉ 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒗𝒂̀ 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒍𝒂̣𝒊 𝒗𝒊𝒏𝒉 𝒒𝒖𝒂𝒏𝒈. 𝑿𝒊𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒏𝒊𝒆̂̀𝒎 𝒔𝒖̀𝒏𝒈 𝒌𝒊́𝒏𝒉 𝒎𝒆̂́𝒏 𝒚𝒆̂𝒖 𝒃𝒊́ 𝒕𝒊́𝒄𝒉 𝒌𝒚̀ 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒏𝒂̀𝒚, đ𝒆̂̉ 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒕𝒉𝒂̂́𝒚 𝒐̛𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏. 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑪𝒉𝒂, 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒐̛̉ 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏. 

Lm. Nhan Quang