Dân Chúa Âu Châu

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐓𝐮̛ - 𝐓𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐈𝐕 - 𝐏𝐒
𝐁𝐚̀𝐢 đ𝐨̣𝐜: 𝐂𝐯 𝟏𝟐, 𝟐𝟒-𝟏𝟑:𝟓; 𝐆𝐚 𝟏𝟐, 𝟒𝟒-𝟓𝟎.
vâng lời Thiên Chúa
Lời Thiên Chúa khác xa lởi con người. Lời Thiên Chúa bất biến, vĩnh cửu, đúng cho mọi thời đại, đầy chân lý làm cho con người hạnh phúc và được cứu độ. Lời con người thay đổi theo thời gian, có khi đúng lúc này nhưng không đúng 5 hay 10 năm nữa. Vì thế, con người cần vâng lời Thiên Chúa, xem Lời Chúa là ánh sáng soi dẫn đường cho ta sống. Trong bài đọc 1, sách Công vụ cho chúng ta biết cộng đoàn An-ti-ô-ki-a tuy mới mẽ, nhưng luôn lắng nghe Thánh Thần, sẵn sàng hy sinh Ba-na-ba và Phao-lô rời khỏi cộng đoàn, dù họ rất yêu mến hai ông này, đến rao giảng ở đảo Sýp. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su cho người Do thái biết chính Chúa Cha truyền lệnh cho Ngài phải nói gì, tuyên bố gì. Vì vậy, ai nghe Đức Giê-su là nghe Chúa Cha vậy.

𝟏. 𝐗𝐞𝐦

Khi ấy, Đức Giê-su lớn tiếng nói rằng : “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi ; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi. Tôi là ánh sáng, tôi đã đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối. Ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan toà xét xử người ấy : chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết : mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi.”

𝟐. 𝐗𝐞́𝐭

Bài Tin Mừng hôm nay là kết thúc chương 12 của Tin Mừng Gioan. Vào đầu thánh Gioan viết: “Đức Giê-su lớn tiếng”, vì sao Ngài phải lớn tiếng? Lần về trước 2 câu 42 và 43 ta sẽ hiểu: “Tuy nhiên, ngay cả trong giới lãnh đạo Do-thái cũng có nhiều người đã tin vào Đức Giê-su. Nhưng họ không dám xưng ra, vì sợ bị nhóm Pha-ri-sêu khai trừ khỏi hội đường. Thật thế, họ chuộng vinh quang của người phàm hơn là vinh quang của Thiên Chúa.” Không phải tất cả giới lãnh đạo Do thái đều không tin Đức Giê-su, như Gioan cho biết có nhiều người đã tin nhưng không dám tuyên xưng vì sợ nhóm Biệt phái khai trừ khỏi hội đường. Đây là hình phạt cao nhất của người Do thái lúc bấy giờ, sau này những Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai cũng mang nỗi sợ này nên họ nhút nhát và dễ đi đến chỗ bỏ Đạo. Các tông đồ đã mạnh dạn tách ra khỏi Do Thái Giáo, có nghĩa tách ra khỏi hội đường để thành lập Giáo hội của Chúa Giêsu. Chính thái độ nhút nhát của những người đã tin vào Chúa Giêsu nên Ngài phải lớn tiếng để vực dậy tinh thần của họ, vì có Ngài đang đứng trước mặt họ đây, việc gì họ phải sợ.

Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta thấy những cặp từ và động từ thật sống động, gây ấn tượng cho độc giả: Tin – Thấy và Ánh sáng – Bóng tối. “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi ; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi.” Vì “Tôi và Chúa Cha là một”. Đó là lời khẳng định của Đức Giê-su mà chúng ta đã nghe hôm qua. Thật vậy, có ai thấy Thiên Chúa bao giờ. Ai thấy thỉ phải chết, vì Thiên Chúa rất thánh thiện, tuyệt mỹ, cao cả nên con người không nhìn thấy Chúa mà còn sống. Qua Chúa Giê-su, chúng ta thấy được Chúa Cha, như D(ức Giê-su đã nói với Phipphê: “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy, vì Thấy và Cha Thầy là một”

Khi Đức Giê-su nói Ngài là ánh sáng, nghĩa là Ngài đối nghịch bóng tối, biểu tượng cho thế lực ma quỷ. Ánh sáng luôn xé tan bóng tối, đẩy lui bóng tối. Đức Giê-su đi đến đâu thế lực ma quỷ bị khống chế và bị đẩy lui đến đó. Bởi thế, ai tin vào Đức Giê-su, Ánh Sáng chiếu tỏa, sẽ không đi trong bóng tối. Một khi đã tin thì phải nghe Lời Chúa và thực hành. Nghe suông không chưa đủ. Một tiến trình đi liền nhau: Tin-Nghe-Tuân giữ (thực hành) để ánh sáng được chiếu tỏa, dung mạo Thiên Chúa rõ ràng rạng rỡ. Làm sao bóng tối lấn lướt được.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦

Đức Giê-su, ánh sáng trần gian, không tự ý đến thế gian nhưng chính Chúa Cha sai đến; Ngài không tự ý nói ý riêng mình nhưng nói theo ý Chúa Cha truyền; Ngài không tự ý làm nhưng làm theo ý Chúa Cha muốn. Vì thế, ai tin và làm theo Đức Giê-su dạy, người ấy đã tin và làm theo Chúa Cha.

Noi gương Đức Giê-su, luôn làm theo ý Cha chứ không làm theo riêng mình, để thực hiện công cuộc truyền giáo hôm nay. Khi thực hiện truyền giáo mà chỉ làm theo ý mình, để có danh tiếng, cuộc truyền giáo đó không ổn, nhiều xáo trộn thêm. Tốt nhất nên bỏ ý riêng, làm theo ý Chúa và Giáo hội của Người. Phải quy về một điểm chung, vì đây là mệnh lệnh của Chúa và ngài đã trao phó cho Giáo hội.

@ 𝐋𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧

𝑳𝒂̣𝒚 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒂́𝒄 𝒕𝒊́𝒏 𝒉𝒖̛̃𝒖, 𝒍𝒂̀ 𝒗𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒖̛̣ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒌𝒆̉ 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑 𝒉𝒆̀𝒏, 𝒍𝒂̀ 𝒉𝒂̣𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖́𝒄 𝒄𝒖̉𝒂 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉, 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂𝒐 𝒌𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̛̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒉𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒂̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒉𝒖̛́𝒂, 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒈𝒉𝒆 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒉𝒂 𝒕𝒉𝒊𝒆̂́𝒕 𝒏𝒂̀𝒊 𝒗𝒂𝒏 𝒎𝒂̀ 𝒃𝒂𝒏 𝒄𝒉𝒐 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒉𝒐𝒂̉ 𝒍𝒐̀𝒏𝒈 𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏. 𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒙𝒊𝒏 𝒏𝒉𝒐̛̀ Đ𝒖̛́𝒄 𝑮𝒊𝒆̂-𝒔𝒖 𝑲𝒊-𝒕𝒐̂, 𝑪𝒐𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒍𝒂̀ 𝑻𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒖́𝒂, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖́𝒂 𝑻𝒉𝒂́𝒏𝒉 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 đ𝒐̛̀𝒊. 𝑨𝒎𝒆𝒏.

Lm. Nhân Quang