Dân Chúa Âu Châu

Biến Cố Trong Tháng

 

BY: ĐỖ ĐỨC THỐNG

 

 

Ngày 26.12.2004, ngay sau Lễ Giáng Sinh, một trận động đất đã gây nên những đợt sóng thần có tốc độ nhanh chưa từng thấy. Sóng thần đã tràn vào một số vùng gần bờ biển tại Á Châu và Phi Châu và nhận chìm khoảng 150.000 người.
 Tại sao lại có trận sóng thần khủng khiếp này? 
 Đây là thắc mắc mà chúng tôi muốn cùng quí vị độc giả tìm hiểu. 


I-CHẤN ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC ĐỘNG ĐẤT


 Mỗi khi trái đất bị rạn nứt tại một khu vực, nó báo hiệu bằng phát ra các chấn động. Chấn động càng mạnh, tổn thất về nhân mạng và vật chất càng lớn. Để đo các chấn động của các trận động đất, người ta dựa vào hai phương pháp:
-Phương pháp Charles F Richter được phát minh vào năm 1934 và được tính bằng toán học (Logarith). Cách đo bề mặt của chấn động của phương pháp này được tính công thức ML = log10 A (mm) + Distance Correction factor). 
-Phương pháp Giuseppe Mercalli được phát minh vào năm 1902. Phương pháp này không dùng toán học mà dựa vào kỹ thuật kiến trúc, khoảng cách từ trung tâm chấn động, vật dụng bề mặt như đá, bụi và vật chất sau trận động đất.


 Từ các trận động đất đã xẩy ra trong quá khứ, người ta ghi nhận được sức phá hủy tùy theo mức độ của chấn động như sau:
-Dưới 3,5: không gây thiệt hại. 
-Từ 3,5–5,4: gây sụp đổ nhưng không thiệt hại lớn.
-Dưới 6,0: thường làm sụp đổ các công trình xây cất không vững chắc. 
-Từ 6,1–6,9: làm sụp đổ một vùng rộng khoảng 100 cây số.
-Từ 7,0–7,9: làm sụp đổ một vùng rộng lớn hơn 100 cây số.
-Từ 8,0 trở lên: gây tại họa lớn lao cho khu vực rộng hàng trăm cây số. 
Trận động đất gây nên sóng thần tại Nam Dương vừa qua có mức chấn động lên tới 9,0. Vì thế, tại họa thật khủng khiếp so với các trận động đất trước đây. 
Ngoài ra, người ta cũng có thể so sánh sức mạnh của các chấn động như sau:
- Chấn động 2,0: có sức mạnh bằng 1 tấn than đá - 2,5 bằng 4,6 tấn - 3,0 bằng 29 tấn - 3,5 bằng 73 tấn - 4,0 bằng 1.000 tấn, hay bằng một trái bom nguyên tử nhỏ - 4,5 bằng 5.100 tấn, hay bằng trận bão (Tornado) cấp trung bình - 5,0 bằng 32.000 tấn - 5,5 bằng 80.000 tấn - 6,0 bằng 1 triệu tấn - 7,0 bằng 32 triệu tấn, hay bằng trái bom nguyên tử - 7,5 bằng 160 triệu tấn - 8,0 bằng 1 tỷ tấn hay bằng 6 triệu tấn thuốc nổ TNT - 8,5 bằng 5 tỷ tấn - 9,0 bằng 32 tỷ tấn - 10,0 bằng 1.000 tỷ tấn - 12,0 bằng 160 ngàn tỷ tấn 
 Những trận động đất và sóng thần trên thế giới gây thiệt hại về nhân mạng lớn trên 100.000 người, được ghi nhận như sau:
-22.12.856 tại Damghan, Iran. Chấn động 8,6, có 200.000 người chết.
-23.3.893 tại Ardabil, Iran. Có 150.000 chết. 
-9.8.1138 tại Aleppo, Syria. Có 230.000 người chết. 
-9.1290 tại Chihli, Tàu. Có 100.000 người chết.
-23.1.1556 tại tỉnh Shansi, Tàu. Chấn động 8, có 830.000 người chết.
-28.12.1908 tại Messina, Ý Đại Lợi. Chấn động 7,2 có 70.000 - 100.000 người chết.
-16.12.1920 tại Gansu, Tàu. Chấn động 8,6, có 200.000 người chết, thiệt hại lớn. 
-1.9.1923 tại Kanto (Kwanto), Nhật Bản. Chấn động 7,9 có 143.000 người chết, hỏa hoạn lớn ở Kyoto.
-22.5.1927 tại Xining, Tàu. Chấn động 7,9 có 200.000 người chết và thiệt hại khá lớn.
-5.10.1948 tại Ashgabat, Turkme-nistan. Chấn động 7,3
-27.7.1976 tại tỉnh Tangshan, Tàu. Chấn động 7,5, có 255.000 - 655.000 chết.
-26.12.2004 tại Sumatra Nam Dương. Chấn động 9,0 tạo nên sóng thần với tốc độ gần 800 cây số giờ, tràn ngập không chỉ tại các khu vực gần biển của một số nước Đông Nam Á mà tới cả Somalia, Phi Châu. Luồng sóng thần đã gây nên cái chết cho hơn 150.000 người và sự tàn phá lãnh thổ ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

 
II-THIỆT HẠI VỀ NHÂN MẠNG DO SÓNG THẦN GÂY NÊN NGÀY 26.12.2005


2.1- Về nhân mạng:

 
 Khoảng 150.000 người bị thiệt mạng tại các quốc gia Á Châu và nhiều khách du lịch từ các nước trên thế giới. Vì sự khó khăn trong việc tìm kiếm và kiểm kê của các quốc gia, cho tới nay số lượng người chết và mất tích các hãng thông tấn và báo chí đưa ra không thống nhất. Ở đây chúng tôi chỉ tạm ghi lại con số do đài truyền hình CNN ghi nhận ngày 10.1.2005 như sau: 
-Nam Dương: 95.000 chết, 7.000 mất tích, phần lớn tại quần đảo Sumatra và khu vực Banda Aceh, nơi Hải quân Mỹ phải dùng trực thăng để cứu trợ. 
-Sri Lanka: hơn 29.650 chết và 4.707 mất tích. 
-Ấn Độ: 10.022 chết và 5.617 mất tích tại hai đảo Andaman và Nicobar Islands. 
-Thái Lan: 5.305 chết và 3.498 mất tích. 
-Somalia: theo liệt kê của Liên Hiệp Quốc có 114 chết. 
-Maldives: 82 chết và 26 mất tích. 
-Mã Lai: 68 chết và 6 mất tích. 
Miến Điện: Theo Hồng Thập Tự Quốc Tế và LHQ có 59 chết. 
-Tanzania: theo LHQ có 10 chết. 
-Bangladesh: theo LHQ có 2 chết. 
-Kenya: theo báo chí có 1 chết. 
-Úc Đại Lợi: 12 chết 950 chưa kiểm chứng được. 
-Áo: 6 chết và gần 500 mất tích. 
-Bỉ: 6 chết. 
-Anh: 41 chết và 159 mất tích. 
-Gia Nã Đại: 4 chết, 13 mất tích và 74 chưa kiểm chứng được. 
-Trung Cộng: 13 chết trong đó có 8 từ Hương Cảng, 3 từ lục địa và 2 người không có quốc tịch Hương Cảng. Theo báo chí có 29 mất tích. 
-Tiệp Khắc: 1 chết, 7 mất tích. 
-Đan Mạch: 7 chết, 66 mất tích. 
-Phần Lan: 5 chết, 214 mất tích. 
-Pháp: 22 chết. 
-Đức: 60 chết và hơn 1.000 mất tích. 
-Do Thái: 4 chết và 6 mất tích. 
-Ý Đại Lợi: 20 chết, 436 mất tích. 
-Nhật Bản: 8 chết. 
-Hòa Lan: 6 chết, 30 mất tích. 
-Tân Tây Lan: 2 chết, 64 mất tích. 
-Na Uy: 16 chết, 88 mất tích; theo Ritzau có 153 mất tích. 
-Singapore: 9 chết, 12 mất tích. 
-Nam Hàn: 11 chết. 
-Thụy Điển: 52 chết, 702 mất tích, 1.201 chưa kiểm chứng; theo hãng thông tấn Ritzau có 52 chết và 827 mất tích. 
- Thụy Sĩ: 23 chết. 
- Đài Loan: 3 chết, 45 mất tích. 
- Hoa Kỳ: 32 chết và 2.377 mất tích.
 Ngoài số lượng người bị thiệt mạng, hiện có khoảng 500.000 người bị thương trong đó có hơn 150.000 bị thương nặng cần một ngân khoản 60 triệu Mỹ-kim để chữa trị. Hơn 1 triệu người vô gia cư và hơn 2 triệu người thiếu thực phẩm.


2.2- Như một phép lạ:


 Trong số những người được coi như đã chết, có hai người Nam Dương đã sống sót như một phép lạï. 
 -Người thứ nhất: Malawati khoảng 20 tuổi, đang mang thai 18 tuần, cùng với chồng bị sóng thần cuốn từ bán đảo Aceh Nam Dương ra biển, trôi tới đảo Penang ở phía Bắc Mã Lai. Sau 5 ngày cô ta được cứu sống trong khi chồng vẫn được ghi nhận là mất tích. Malawati kể lại rằng, cô bị sóng cuốn ra biển, hai lần kể như sắp bị chết chìm vì không biết bơi. Cô ta đã phải vùng vẫy và cố gắng ngoi đầu lên khỏi mặt nước và may mắn bám được thân cây dừa đang trôi nổi bên cạnh. Malawati sống sót nhờ ăn trái và vỏ cây dừa. Cô ta cũng kể cho phóng viên của hãng Reuters là có gặp đàn cá mập bơi chung quanh và cô ta đã cầu nguyện xin chúng đừng ăn thịt mình. 
 -Người thứ hai: Rizal Shah Shahputra, 23 tuổi bị cuốn ra biển, trôi lênh đênh 9 ngày giữa biển cả cách bán đảo Aceh 100 cây số. Anh ta không bị chết chìm vì nhờ bám vào được một chùm cây. Cuối cùng Shahputra được một chiếc tầu buôn chuyên chở các kiện hàng của Mã Lai cứu vớt. 


2.3- Về tài chánh trợ cấp cho các quốc gia bị thiên tai:

 
 Ngày thứ năm, 6.1.2005, trong cuộc họp Thượng đỉnh tại thủ đô Jakarta, Tổng Thư ký LHQ, Kofi Annan đã kêu gọi các quốc gia trợ giúp khẩn cấp một ngân khoản khoảng 977 triệu Mỹ-kim trong sáu tháng tới. Cộng đồng thế giới cũng ước tính cần phải có ngân khoản 3 tỷ Mỹ-kim để trợ cấp cho các quốc gia bị thoạn nạn. Ngân Hàng Thế Giới và các chính phủ hứa trợ cấp (tính theo triệu Mỹ-kim) cho các nạn nhân và các quốc gia Á Châu được ghi nhận như sau: (cơ quan từ thiện tư nhân ghi trong ngoặc đơn)
 Liên Hiệp Châu Phi: 0,10 - Algeria: 2 - Úc: 810 - Áo: 10,88 (13,60) – Bahrain: 2 - Bỉ: 16,32 - Anh quốc: 96 (146,00) - Bulgaria: 0,14 - Gia Nã Đại: 66 - Trung Cộng: 60,42 - Cyprus: 0,37 - Tiệp Khắc: 0,668 (2,68) - Đan Mạch: 76,83 – Liên Hiệp Châu Âu: 31,29 - Phần Lan: 6,12 (17,68) - Pháp: 66,38 (49) - Đức: 680,20 (200) - Hy Lạp: 1,34 (14,70) - Hung Gia Lợi: 1,20 - Aùi Nhĩ Lan: 13,62 - Ý Đại Lợi: 95 - Nhật Bản: 500 - Kuwait: 10 - Libya: 2 - Lục Xâm Bảo: 6,80 - Hòa Lan: 34 - Tân Tây Lan: 3,60 - Na Uy: 181,90 - Ba Lan: 1 (1,30) - Bồ Đào Nha: 10,88 (2,72) - Qatar: 25 - Saudi Arabia: 30 - Tân Gia Ba: 3,10 - Slovakia: 0,23 - Slovenia: 0,11 - Nam Hàn: 50 - Tây Ban Nha: 68,02 - Thụy Điển: 80 - Thụy Sĩ: 23,81 (39,24) - Đài Loan: 50,25 - Thổ Nhĩ Kỳ: 1,25 – Ả Rập Thống Nhất Emirat: 20 - Hoa Kỳ: 350 - Venezuela: 2 - Ngân Hàng Thế Giới: 250 - Tổng cộng: 3.695.328,00 triệu Mỹ-kim (503,36). 


Người ta hy vọng số tiền cứu trợ sẽ gia tăng, vì các quốc gia và cơ quan từ thiện còn đang tiếp tục quyên góp. Người ta cũng hy vọng các quốc gia và các hội từ thiện đừng quên lời hứa của mình. Lý do: trong các thiên tai trước đây, lời hứa trợ giúp các khu vực bị thiên tại đã bị giảm đi khá nhiều. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
-Trận động đất tại Bam, Iran năm 2003, lời hứa trợ giúp khoảng 1 tỷ Mỹ-kim. Thực tế cho tới nay nạn nhân khu vực mới nhận được 1,6%, khoảng 16 triệu Mỹ-kim! 
-Trận bão Mitch năm 1998 tại Trung Mỹ, lời hứa trợ giúp khoảng 2,5 tỷ Mỹ-kim; nhưng thực tế nạn nhân mới nhận được 25%, khoảng 625 triệu Mỹ-kim. 
Cơ quan truyền thông trên khắp thế giới đóng một vai trò rất quan trọng. Tới ngày nào đó, các hãng truyền thanh, truyền hình và báo chí không còn đả động gì tới thiên tai, các nạn nhân sẽ bị quên lãng. Sự quên đi lời hứa sẽ được giải thích với nhiều lý do!


IV-THIÊN TAI SÓNG THẦN TẠI Á CHÂU PHẢI CHĂNG LÀ CƠN "ĐẠI HỒNG THỦY THỨ HAI?"


Nhìn khung cảnh hãi hùng do thiên tai sóng thần gây nên tại Á Châu, ai trong chúng ta không liên tưởng đến trận "Đại Hồng Thủy" đã tiêu diệt không biết bao nhiêu người và thú vật, được nói đến trong Cựu Ước? Chỉ có gia đình ông NO-EL và các đôi thú vật sống sót, nhờ được đem vào chiếc thuyền khổng lồ.
Nhìn cảnh tượng hoang tàn, chết chóc của hàng trăm ngàn người, ai trong chúng ta không thương tiếc và suy tư: phải chăng thế giới sẽ đi đến ngày tận diệt?
-Nếu người ta không biết bảo vệ môi trường, cứ thả đại hơi độc lên không gian, làm thay đổi thời tiết: mưa lụt, bão táp bất thường; … sẽ có ngày con người bị chôn vùi dưới lòng biển. Nếu người ta cứ làm cho lỗ hổng Ozon ngày càng lớn thêm, đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị tiêu diệt bởi tia tử ngoại của mặt trời!
-Nếu người ta cứ tiếp tục thử bom nguyên tử trong lòng đất, hay dưới biển sâu … biết đâu, đến một ngày nào đó trái đất sẽ nổ tung và những người sống sót lại được chứng kiến một cảnh "Tạo thiên lập địa" lần thứ hai?


Phải chăng đây là một điềm báo cho trận "Đại Hồng Thủy thứ ba?